Tải bản đầy đủ (.pptx) (28 trang)

Thi hành án kinh doanh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.6 KB, 28 trang )

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI

LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THADS


VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1- Luật Doanh nghiệp
2- Luật Thương mại
3- Luật Chứng khoán
4- Các văn bản hướng dẫn thi hành


NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

1. Một số khái niệm cơ bản
Kinh doanh; Thương mại; Doanh nghiệp; Thương nhân; Chứng khoán; Những tranh chấp KDTM; Những yêu
cầu về KDTM….

2. Các loại hình doanh nghiệp

3. Ý nghĩa


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Kinh doanh
Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 16, Điều 4, Luật DN 2015)
2. Hoạt động thương mại


Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1, Điều 3, Luật TM 2005).
KDTM đó là quá trình đầu tư tiền của, công sức, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…. của một cá nhân hay tổ
chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ… nhằm mục đích kiếm lời.


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
3. Doanh nghiệp
Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh
4. Thương nhân
Bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

5. Chứng khoán
Là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện
dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các
loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán,
hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
6. Tranh chấp kinh doanh thương mại (Điều 30 BLTTDS)

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích
lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công
ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.


I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
7. Yêu cầu về kinh doanh thương mại…. (Điều 31 BLTTDS)
- Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật
về doanh nghiệp.
- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại VN giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài
thương mại.
- Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng VN, về hàng hải VN, trừ trường
hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN hoặc không công nhận bản án, quyết định KDTM của Tòa án nước ngoài
hoặc không công nhận bản án, quyết định KDTM của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại VN.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại VN phán quyết KDTM của Trọng tài nước ngoài.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN

Trong các đơn vị kinh doanh của nền kinh tế, nhóm chủ thể kinh doanh quan trọng
nhất, là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật KDTM là DN.
Theo quy định của pháp luật hiện nay tại Việt Nam tồn tại các loại hình DN sau:

công ty TNHH, DNNN, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DNTN (5)


II. CÁC LOẠI HÌNH DN

1. Công ty TNHH
Công ty TNHH hạn được chia làm hai loại, bao gồm: Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên. Loại công ty TNHH
một thành viên được chia làm hai loại, bao gồm: Công ty TNHH một thành viên là tổ chức và loại công ty TNHH một thành viên là cá nhân.
1.1. Về bản chất pháp lý của công ty TNHH
1.1.1. Bản chất pháp lý của công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên
Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên là DN, trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN, trừ trường hợp quy định
pháp luật;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Luật DN.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN
1.1.2. Bản chất pháp lý của công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty TNHH một thành viên không được
quyền phát hành cổ phần.
1.2. Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty
1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên,
nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

công ty.
Giám đốc, tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của mình.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN
1.2.2.Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên
* Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật.
* Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm
hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao
động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN

2. Doanh nghiệp nhà nước
DN nhà nước là quy định hoàn toàn mới trong Luật DN năm 2014.

Luật DN quy định DN nhà nước là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thay vì trên 50% như Luật DN năm
2005.

Nội dung chủ yếu quy định về quản trị nội bộ DN nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý
DN nhà nước dưới hình thức…………………………



II. CÁC LOẠI HÌNH DN
3. Công ty cổ phần (CTCP)
3.1. Bản chất pháp lý của CTCP
Theo quy định tại Điều 110 của Luật DN năm 2014 thì công ty cổ phần là DN trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và
khoản 1 Điều 126 của Luật này.
- CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN.
- CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN

3.2. Quy chế pháp lý về vốn trong CTCP
Vốn điều lệ CTCP là tổng giá trị mệnh giá CP đã bán các loại. Vốn điều lệ của CTCP tại thời điểm đăng ký thành lập DN là tổng giá
trị mệnh giá CP các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
CTCP phải có CP phổ thông. Người sở hữu CP phổ thông là cổ đông phổ thông. Ngoài CP phổ thông, CTCP có thể có CP ưu đãi.
Người sở hữu CP ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. CP ưu đãi gồm các loại sau đây: CP ưu đãi biểu quyết; CP ưu đãi cổ tức; CP ưu đãi hoàn lại;
CP ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số CP của
công ty đó.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP: CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:


Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông
họp……………...
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có từ ………………
Giám đốc, Tổng giám đốc: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc là người…………………..


II. CÁC LOẠI HÌNH DN
4. Công ty hợp danh
4.1. Bản chất pháp lý của công ty hợp danh
Theo quy định tại Điều 172 của Luật DN năm 2014 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên
hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN
4.2. Quy chế thành viên hợp danh trong công ty hợp danh
Thành viên hợp danh có quyền điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền và trách nhiệm chặt chẽ với công ty. Thành viên
hợp danh công ty hợp danh có một số hạn chế:
- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc..................
- Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người...................
- Không được quyền chuyển một phần ...................


4.3. Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc). Chủ tịch
Hội đồng thành viên có thể kiểm Giám đốc (Tổng giám đốc) nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN
5. Doanh nghiệp tư nhân

5.1. Bản chất pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 183 Luật DN năm 2014:
- DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
- DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp
danh.
- DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty cổ phần.


II. CÁC LOẠI HÌNH DN
5.2. Vốn đầu tư và quyền quản lý của chủ DNTN
Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào
hoạt động kinh doanh của DN phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của DN theo quy định của pháp luật. Trong quá
trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của DN.
Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DN,............... Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người
khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý DN thì vẫn......................


III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DN TRONG HOẠT ĐỘNG THADS

So với chủ thể là các cá nhân, khi thực hiện hoạt động với DN đó là một chủ thể đặc biệt trong pháp luật kinh doanh:

1. Tên riêng
DN phải có tên riêng, tên DN là yếu tố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên xác định tư cách chủ thể của doanh nghiệp trên
thương trường và là cơ sở để nhà nước thực hiện quản lý đối với DN.
2. Tài sản
Mục đích của DN là hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận và tài sản. Do vậy, điều kiện đặc trưng của DN là phải có tài sản.
Ngay từ lúc thành lập, dù kinh doanh dịch vụ hay sản xuất, doanh nghiệp phải có tài sản ở hai dạng hữu hình hoặc vô hình dù ít hay nhiều.
Không thể nói đến việc thành lập, hoạt động của một doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào mà không cần đến tài sản.


Đối với một DN, tài sản ít nhất gồm: tài khoản, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý khác, giấy tờ có giá của DN, đất đai, nhà xưởng, vật
kiến trúc, máy móc, trang thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải, bằng phát minh………., bản quyền tác giả, nhãn, uy tín doanh nghiệp, các khoản
nợ có thể đòi từ các công ty......., hết thảy đều được xem là tài sản, chúng đều có thể dễ dàng quy đổi thành tiền.

Tài sản của DN thường có giá trị lớn và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau:
Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh
Căn cứ vào mức độ của việc chịu trách nhiệm về tài sản trong kinh doanh, khoa học pháp lý phân chia thành trách nhiệm vô hạn và
trách TNHH. Trách nhiệm vô hạn hay TNHH là tính chất của chế độ bảo đảm tài sản khi tham gia các quan hệ tài sản.


Trách nhiệm vô hạn: Được hiểu là sự tận cùng của việc trả nợ. Điều đó có nghĩa rằng, một chủ thể pháp luật nào đó khi không thực hiện
nguyên tắc tách bạch về tài sản trong mọi trường hợp vẫn phải trả hết số nợ mà nó có khi chủ thể đó bị vỡ nợ. Khi DN phải thực hiện nghĩa vụ trả
nợ, nếu tài sản của DN không đủ trả nợ, thì xử lý tài sản của cá nhân, các thành viên để trả cho bằng hết số nợ (bao gồm cả toàn bộ tài sản
thuộc sở hữu của chủ DN mà không tham gia vào quá trình kinh doanh). Sau khi xử lý tất cả tài sản mà cũng chưa trả hết nợ, các cá nhân những
thành viên này tiếp tục làm việc để trả nợ cho đến khi nào trả xong hoặc chết. Đó chính là tính vô hạn của nghĩa vụ trả nợ.
Theo pháp luật nước ta thì đó là những trường hợp của doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh.

Trong trường hợp này cần phải lưu ý đến tài sản chung của vợ, chồng (Điều 24, 25, 26, 27, 30, 36… Luật HNGĐ có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2015):



Trách nhiệm hữu hạn: Là giới hạn của việc chịu trách nhiệm về tài sản khi thanh toán nợ. Trong
quá trình kinh doanh, nếu DN phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì DN chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi vốn góp vào DN.
Tài sản riêng của cá nhân các thành viên, hoàn toàn không liên quan đến tài sản của DN và cá nhân
các thành viên này được pháp luật bảo vệ về tài sản riêng.
Theo pháp luật nước ta thì đó là những trường hợp của công ty cổ phần và công ty TNHH, thành
viên góp vốn trong công ty hợp danh.


3. Trụ sở giao dịch
Là nơi đặt văn phòng DN phục vụ hoạt động giao tiếp với các bạn hàng và các cơ quan chức năng và được ghi trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Còn địa điểm kinh doanh là nơi giao nhận hàng hóa.
Trên thực tế, có khi trụ sở giao dịch là địa điểm kinh doanh. Các DN có thể thường xuyên thay đổi kế hoạch kinh doanh và chiến
lược bán hàng, nhưng một khi đặt bút ký một hợp đồng thuê hay mua lại trụ sở giao dịch, địa điểm kinh doanh đồng nghĩa với một sự ổn
định lâu dài và không thể thay đổi dễ dàng vì liên quan đến quan hệ khách hàng.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp DN thành lập các chi nhánh, phân xưởng, văn phòng đại diện... Đây chỉ là các đơn vị phụ thuộc
của pháp nhân và không có tư cách chủ thể pháp lý độc lập.
4. Đăng ký thành lập
DN phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp kinh doanh. Luật Doanh nghiệp quy định thủ tục thành lập DN khá
đơn giản nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thành lập và kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.


×