Tải bản đầy đủ (.doc) (267 trang)

Quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 267 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này!
Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2019
Tác giả luận án

ĐÀO THỊ HƯƠNG


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG
LẬP.................................................................................................................26
1.1. TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 26
1.1.1. Cơ sở giáo dục đại học công lập...........................................................26
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập. .28
1.1.3. Phân loại tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập..................33
1.1.4. Vai trò của tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập................35
1.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP

.............................................................................................37

1.2.1. Khái niệm quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập...37


1.2.2. Các yêu cầu quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập 40
1.2.3. Nội dung quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập.....43
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học
công lập .........................................................................................................61
1.3 . KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀI BÀI HỌC CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM....................................................................66

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập
của một số nước trên thế giới..........................................................................66
1.3.2. Bài học cho các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam..............72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................75


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM...................................76
2.1. CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ TÀI SẢN CÔNG
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM............76
2.1.1. Khái quát về hệ thống các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.....76
2.1.2. Thực trạng tài sản sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập.........78
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM...............................................88
2.2.1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công..........................................88
2.2.2. Thực trạng quản lý quá trình hình thành tài sản công...........................91
2.2.3. Thực trạng quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công.............113
2.2.4. Thực trạng quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công...............128
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài sản công.........131
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
133

2.3.1. Các kết quả đạt được...........................................................................133
2.3.2. Những hạn chế.....................................................................................136
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế....................................................................140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................153
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở
VIỆT NAM...................................................................................................154
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN HIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM..........................154
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài sản công........................................154
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý tài sản công các cơ sở giáo dục đại học
công lập..........................................................................................................156


3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CÁC CƠ
SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM...........................158
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.................................................158
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện..................................................166
3.3. KIẾN NGHỊ.......................................................................................179
3.3.1. Tăng cường hiệu quả tự chủ đại học, đặc biệt là tự chủ tài chính..179
3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý tài sản công.......................................181
3.3.3. Cơ sở giáo dục đại học công lập cần thực hiện kiểm kê tài sản thường
xuyên và thực chất.........................................................................................184
3.3.4. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt
động quản lý, sử dụng tài sản công..........................................................185
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................186
KẾT LUẬN..................................................................................................188
PHỤ LỤC.....................................................................................................191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................224



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQNN : Cơ quan nhà nước
CSDL : Cơ sở dữ liệu
ĐVSN

: Đơn vị sự nghiệp

GDĐH : Giáo dục đại học
HCSN

: Hành chính sự nghiệp

NCS

: Nghiên cứu sinh

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NCKH : Nghiên cứu khoa học
PTĐL

: Phương tiện đi lại

QLCS

: Quản lý công sản


TAND

: Tòa án nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSC

: Tài sản công

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSNN

: Tài sản nhà nước

TSLV
XDCB

: Trụ sở làm việc
: Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Phân loại TSC các cơ sở GDĐH công lập theo công dụng của tài sản
................................................................................................................................. 34

Bảng 2.1: Biến động về số lượng TSC 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ giai đoạn
2014 – 2018............................................................................................................. 79
Bảng 2.2: Cơ cấu số lượng TSC 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ giai đoạn 2014 –
2018......................................................................................................................... 81
Bảng 2.3: Diện tích TSC là nhà 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ giai đoạn 2014 –
2018......................................................................................................................... 83
Bảng 2.4: Nguyên giá TSC 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ giai đoạn 2014 – 2018.......85
Bảng 2.5: Tỷ lệ các hạng mục đầu tư 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ...................96
Bảng 2.6: Tỷ lệ ngân sách cấp so với nguyên giá TSC 12 cơ sở GDĐH công lập tự
chủ giai đoạn 2014 – 2018.....................................................................................109
Bảng 2.7: Kinh phí duy tu, bảo dưỡng TSC 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ giai đoạn
2014 – 2018............................................................................................................126
Bảng 3.1: Phân loại chi phí đào tạo theo mức độ hoạt động.........................179
Biểu đồ 2.1: Số lượng các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng giai đoạn 2013 – 2017
................................................................................................................................. 76
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu theo giá trị tài sản là nhà 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ.....86
giai đoạn 2014 – 2018..............................................................................................86
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu theo giá trị tài sản là khác trên 500 triệu 12 cơ sở GDĐH công
lập tự chủ giai đoạn 2014 – 2018.............................................................................87
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu các hạng mục đầu tư tài sản 12 cơ sở GDĐH công lập tự chủ
giai đoạn 2010 – 2018..............................................................................................97
Biểu đồ 2.5: Kinh phí duy tu, bảo dưỡng đối với từng loại tài sản 12 cơ sở GDĐH
công lập tự chủ......................................................................................................127
Sơ đồ 3.1: Tập hợp chi phí và tính giá dịch vụ theo bộ phận chức năng và loại hoạt
động....................................................................................................................... 178


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
TSC là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia, là nguồn lực của đất nước

do Nhà nước làm chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu quản lý, sử dụng nhằm thực thi
có hiệu lực và hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý xã hội. Ở mỗi quốc gia, TSC
có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và quản lý xã hội, đồng thời
việc quản lý tốt TSC luôn được coi là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất
lượng quản lý nhà nước của quốc gia đó.
Cơ sở GDĐH công lập là cơ sở GDĐH do nhà nước (trung ương hoặc địa
phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ
yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi.
Sự ra đời và hoạt động của các cơ sở GDĐH công lập thể hiện vai trò của Nhà nước
đối với GDĐH.
Nhà nước là chủ thể đặc biệt của xã hội, là người đại diện cho tất cả các thành
viên trong cộng đồng, do đó nhà nước có chủ quyền đối với tài sản quốc gia, là
người đại diện chủ sở hữu TSC. Với vai trò là đại diện chủ sở hữu đối với TSC, Nhà
nước có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu về tài sản và giao cho các cơ sở GDĐH công lập quản lý và sử dụng để
phục vụ công tác cho bộ máy của Nhà nước. Việc hoàn thiện quản lý TSC các cơ sở
GDĐH công lập là cần thiết vì các lý do sau:
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, quản lý TSC tốt góp phần kích thích quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia. Những yếu kém trong quản lý và sử dụng TSC dẫn đến thất thoát,
lãng phí, từ đó làm suy giảm nội lực của đất nước. Do đó cần thiết phải hoàn thiện
quản lý TSC, từ đó hướng hoạt động sử dụng TSC phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia.
Thứ hai, Chính phủ là đại diện chủ sở hữu của tất cả TSC, tuy nhiên Chính
phủ giao quyền quản lý và sử dụng những TSC cho các cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp sử dụng, do vậy các cơ quan, đơn vị được giao quyền quản lý và sử dụng

1



những TSC để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước phải đảm
bảo quản lý chặt chẽ TSC theo đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm và hiệu quả.
Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện quản lý TSC theo hướng phân cấp cho các cơ quan
chủ quản các cơ sở GDĐH công lập ở trung ương và địa phương cũng như các cơ
sở GDĐH công lập nhằm quản lý chặt chẽ và hiệu quả công tác quản lý TSC các cơ
sở GDĐH công lập.
Thứ ba, TSC các cơ sở GDĐH công lập là tiền đề, là yếu tố vật chất để Nhà
nước có thể tổ chức thực hiện các mục tiêu giáo dục – đào tạo đề ra. Nguồn kinh phí
ban đầu của các cơ sở GDĐH công lập được Nhà nước cấp bằng nguồn vốn NSNN,
do vậy công tác quản lý TSC các cơ sở GDĐH công lập cần đảm bảo quản lý chặt
chẽ các khoản kinh phí bằng nguồn NSNN cho các cơ sở GDĐH công lập; đồng
thời đảm bảo cơ chế quản lý các khoản kinh phí bằng nguồn kinh phí khác tại các
cơ sở GDĐH công lập vừa tạo ra sự tự chủ, vừa bảo đảm cung cấp các dịch vụ về
giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã
hội.
Thứ tư, quản lý tốt TSC các cơ sở GDĐH công lập sẽ đảm bảo việc thực hiện
tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho các cơ sở GDĐH công lập. Do
TSC hình thành chủ yếu từ nguồn chi tiêu công, do vậy việc sử dụng tiết kiệm,
chống thất thoát lãng phí là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan quản lý cũng như
bản thân các cơ sở GDĐH công lập.
Về mặt thực tiễn:
Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 là văn bản pháp luật cao nhất lần đầu
tiên được ban hành ở Việt Nam về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Qua thời gian
triển khai thực hiện từ 1/1/2009, công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của
nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đạt được, Luật Quản lý, sử dụng TSNN và công tác quản lý, sử dụng TSNN cũng đã
bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: cơ chế quản lý tài sản nhà nước còn phân tán,
được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, chưa có luật chung để quy định những
nguyên tắc thống nhất trong quản lý, sử dụng, khai thác tài sản; quy trình đầu tư,
mua sắm, xử lý tài sản nhà nước bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm,


2


tính chuyên nghiệp thấp, còn nặng về hành chính, bao cấp; hiệu lực, hiệu quả quản
lý chưa cao; vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý TSC hạn chế nên còn tình
trạng nơi thừa, nơi thiếu tài sản, việc sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích
gây lãng phí, thất thoát vẫn diễn ra; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về TSNN
và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; việc quản lý, sử
dụng một số loại tài sản nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, chậm đổi mới,
chưa đồng bộ với cơ chế quản lý tài chính, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình
hình mới về khai thác nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát,
tham nhũng; các cơ quan quản lý chưa nắm được tổng thể về TSNN, công tác hạch
toán chưa đầy đủ, thống nhất, chưa gắn quản lý về giá trị với quản lý về hiện vật…
Với những hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Luật số 15/2017/QH14. Thời
gian triển khai Luật mặc dù chưa dài nhưng cũng đã cho thấy một số hạn chế nhất
định. Đặc biệt, quản lý, sử dụng TSC các cơ sở GDĐH công lập ở Việt Nam vẫn
còn tình trạng như: áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC chưa
đồng bộ, chưa thống nhất; cơ chế phân cấp quản lý chưa rõ ràng, dẫn đến việc lập
hồ sơ tài sản, quản trị tài sản, kế toán tài sản, báo cáo thống kê tăng giảm tài sản,
công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới, thay thế tài sản chưa được tiến hành một
cách thường xuyên; công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng TSC chưa thật sự
được coi trọng; công tác chỉ đạo hướng dẫn, cập nhật văn bản quy định mới chậm
so với yêu cầu quản lý... Những hạn chế, bất cập đó một mặt làm giảm hiệu quả sử
dụng của TSC, mặt khác chưa đáp ứng yêu cầu quản lý TSC theo Hiến pháp sửa đổi
2013 về việc tăng cường công tác quản lý TSC ở các ĐVSN công lập nói chung.

3



Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Quản lý tài
sản công các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến
sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1. Bond Sandy và Dent Peter (1998), “Efficient management of public sector
assets - The call for correct evaluation criteria and techniques” (Quản lý hiệu quả
TSC, yêu cầu về chỉ tiêu và kỹ thuật đánh giá chính xác), Journal of Property
Valuation & Investment [71].
Các tác giả đã nêu vấn đề tại Anh cũng như nhiều nước khác, cho đến nay vẫn
nhiều cơ quan Chính phủ thất bại trong việc lưu trữ hồ sơ sở hữu nhà đất. Theo các
tác giả, để thực hiện quản lý chủ động các tài sản loại này, cải cách chế độ kế toán
và thông tin đủ chi tiết về các danh mục đầu tư chính là ưu tiên hàng đầu cần thực
hiện. Điều này cần được hỗ trợ đầy đủ bởi các phương tiện truy cập thông tin.
Ngoài ra, việc hài hoà giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội trong việc quản lý
TSC cũng cần được tập trung xử lý bằng cách xác định rõ các mục tiêu cuối cùng,
đảm bảo việc tối đa hoá lợi ích từ TSC nhưng không từ bỏ lợi ích xã hội của chúng.
2. Đinh Học Đông (2000), “Quản lý tài sản công”, Nxb Kinh tế tài chính
Trung Quốc [74].

4


Cuốn sách này đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về TSC, mối quan hệ
giữa TSC và tài chính công; hiện trạng TSC và khái quát về cải cách thể chế quản lý
TSC, đặc trưng cơ bản của quản lý TSC trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung
Quốc trong 3 thời kỳ: thời kỳ quản lý tài sản quốc hữu trong thể chế kinh tế kế
hoạch hóa tập trung 1949 - 1978, thời kỳ cải cách thể chế quản lý tài sản quốc hữu
1979 - 1998 và thời kỳ hoàn thiện thể chế quản lý TSC 1998 - 2000. Trên cơ sở
phân tích mục tiêu và hiện trạng quản lý của hai loại TSC (bao gồm TSC mang tính

kinh doanh, TSC mang tính HCSN), tác giả đã nêu định hướng cải cách quản lý
TSC ở Trung Quốc trong những năm tiếp theo. Trong đó, đối với quản lý TSC ở
đơn vị HCSN có ba mục tiêu: sở hữu thống nhất TSC của nhà nước; quản lý trên cơ
sở phân cấp của Chính phủ đối với TSC của các đơn vị HCSN và làm rõ quyền
chiếm hữu và sử dụng đối với TSC. Nghiên cứu này cũng chỉ ra 3 thực trạng về
quản lý TSC tại các đơn vị HCSN ở Trung Quốc là: quản lý TSC thiếu hiệu quả, tài
sản tồn tại không rõ ràng; thiếu chế độ quản lý, việc bố trí tài sản chưa thống nhất
với quy định; thiếu sự quản lý có hiệu quả đối với TSC mang tính HCSN phi kinh
doanh chuyển sang kinh doanh. Từ đó, tác giả đề xuất 6 vấn đề cần cải cách quản lý
TSC tại các đơn vị HCSN ở quốc gia này.
3. Conway Francisand, Charles Undelan, George Peteson, Olga Kaganova và
James Mckellar (2006), “Managing Government Property Assets: International
Experiences (Quản lý tài sản Chính phủ: những kinh nghiệm quốc tế)”, The Urban
Institute Press, Washington DC [73].

5


Các tác giả đã tập trung nghiên cứu đánh giá cơ chế quản lý TSC trong khu
vực công ở tầm vĩ mô ở một số nước trên thế giới như Úc, Pháp, Canada, Thụy sĩ,
Mỹ, New Zealand, Trung Quốc… Kết quả của các nghiên cứu đó là: đã đánh giá
được những hạn chế trong cơ chế quản lý TSC ở khu vực HCSN ở các nước nêu
trên trước khi cải cách; tổng kết được những kết quả khi tiến hành việc hoàn thiện
cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN; chỉ ra những thách thức và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong thời gian tới, bao
gồm: (i) mối quan hệ giữa cải cách kế toán và cải cách cơ chế quản lý TSC trong
khu vực HCSN; (ii) mức độ phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý TSC
trong khu vực HCSN; (iii) hệ thống thông tin quản lý TSC trong khu vực HCSN.
4. Yiu C Y; Wong S K và Yau Y (2006), “Property management as property
rights governance: Exclusion and internal conflict resolution” (Quản lý tài sản như

là quản trị quyền sở hữu tài sản: giải pháp ngăn chặn và giải quyết các mâu thuẫn
bên trong), Property Management [83].
Các tác giả đã đánh giá vai trò của quản lý tài sản từ góc độ thể chế kinh tế vĩ
mô. Tác giả cũng nêu ra việc quản trị đối với quyền tài sản nên được chia theo 3
phương thức: tài sản dùng chung, tài sản sở hữu công - tư và tài sản cá nhân. Từ đó
đưa ra những ý kiến phân tích đối với từng phương thức quản lý tài sản nêu trên,
cách thức vận hành trong nền kinh tế vĩ mô.
5. Hentschel John và Olga Kaganova (2007), “Government Property
Resources: A Case for Asset Management” (Nguồn lực tài sản Chính phủ: Nghiên
cứu đối với lĩnh vực quản lý tài sản), PM. Public Management [76].
Công trình trên đã nghiên cứu, phân tích sự liên quan vai trò của cả lĩnh vực tư
nhân và của Chính phủ trong việc tham gia quản lý TSC (tạo lập, hỗ trợ tài chính và
quản lý tài sản); đồng thời khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả, minh
bạch hóa vai trò của các bên tham gia mô hình công tư hợp doanh (public - private
partnerships) trong lĩnh vực quản lý tài sản.
6. Grubisic Mihaela, Nusinovic Mustafa và Roje Gorana (2009), “Towards
efficient public sector asset management” (Hướng tới quản lý hiệu quả tài sản khu
vực công), Financial Theory and Practice [75].

6


Các tác giả đã nghiên cứu thách thức trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
TSC tại Croatia như một biện pháp nâng cao hiệu quả cải cách lĩnh vực quản lý
công của Chính phủ. Bằng việc tập trung nghiên cứu, phân tích mô hình quản lý
TSC tại Croatia, phân tích các ưu nhược điểm và cuối cùng nhấn mạnh các yêu cầu
chính của việc cải cách quản lý TSC tại Croatia gồm: (1) tăng cường hệ thống thông
tin TSC, đăng ký tài sản đảm bảo nguyên tắc minh bạch ; (2) có sự phân loại rõ ràng
các loại TSC; (3) sự ghi nhận và đo lường TSC; (4) phải có danh mục đầu tư TSC;
(5) đảm bảo tính thể chế và chuyên nghiệp trong quản lý TSC; và (6) sử dụng

phương pháp đánh giá chi phí và kết quả đầu ra trong quản lý TSC.
7. Muhammad Hasbi Hanis, Trigunarsyah Bambang và Susilawati Connie
(2011), “The application of public asset management in Indonesian local
government” (Việc áp dụng cơ chế quản lý TSC tại chính quyền địa phương
Indonesia), Journal of Corporate Real Estate [78].
Tác giả đã xác định những thách thức chính quyền địa phương tại Indonesia
phải đối mặt khi đưa ra một khung quản lý TSC. Trong đó, chính quyền địa phương
Nam Sulawesi là đối tượng của việc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi
đưa ra một mô hình quản lý TSC, các khó khăn chính quyền địa phương gặp phải
là: sự thiếu hụt khung pháp lý hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình quản lý tài sản;
nguyên tắc phi lợi nhuận đối với TSC; sự chồng chéo về pháp lý đối với quy trình
quản lý TSC; sự phức tạp của mục tiêu chính quyền địa phương; sự thiếu hụt dữ
liệu đối với TSC và sự giới hạn về nguồn lực con người.
8. Olga Kaganova (2011), “Government Property Assets in the Wake of the
Dual Crisis in Public Finance and Real Estate: An Opportunity to Do Better Going
Forward?” (Tài sản Chính phủ trong điều kiện khủng hoảng kép về tài chính công
và bất động sản: Cơ hội ở phía trước?), Real Estate [79].

7


Tác giả đã đánh giá vai trò của Chính phủ (cả ở trung ương và địa phương) tại
Mỹ và Liên minh Châu Âu trong quản lý các tài sản là bất động sản, công trình hạ
tầng. Theo đó, đối với công tác quản lý TSC, mặc dù các tài sản trên chiếm phần
lớn trong giá trị TSC nói chung nhưng lại rất ít được ghi nhận trong hệ thống chính
quyền. Chúng thường có liên hệ trực tiếp tới hoạt động tài chính công bằng nhiều
cách thông qua việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính và ngân sách của Chính phủ mà
chưa có sự giới hạn tương ứng giữa số lượng và nhu cầu sử dụng TSC cho các hoạt
động công ích của các cơ quan chính phủ. Trên cơ sở các phân tích thực tế, tác giả
nêu ra các quan điểm cho một chính sách quản lý TSC hiệu quả trong điều kiện

khủng hoảng, đó là: xem xét, đánh giá lại các quy định đã lạc hậu gây cản trở
hiệu quả và hiệu năng quản lý TSNN, bao gồm cả việc dỡ bỏ các rào cản việc tư
nhân cùng tham gia quản lý TSC; quy định thêm các nội dung có thể làm tăng cơ
hội làm cho giá trị kinh tế của TSNN được ghi nhận và sử dụng đúng đắn; quy
hoạch lại các các tài sản và có chiến lược sử dụng TSC phù hợp có tính đến tất cả
nguồn vốn và tài sản vô hình tại tất cả các cấp chính quyền; chính phủ cần đưa ra
các hướng dẫn cụ thể hoá về lĩnh vực quản lý tài sản tới các cơ quan, đơn vị.
9. Malawi Makaranga Ngwira; Parsa Ali và Manase David (2012),
“Effectiveness of property asset management in Scottish councils” (Hiệu quả quản
lý tài sản tại Hội đồng Scottland), Journal of Corporate Real Estate [77].
Công trình đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của quản lý tài sản là bất động
sản của Hội đồng Scottland so với mục tiêu đặt ra nhằm đạt giá trị cao nhất. Trong
đó đã nêu và phân tích một số nhân tố chính để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản là bất động sản nói chung và áp dụng riêng đối với đối tượng của nghiên cứu
gồm: giảm mức độ bảo dưỡng cần thiết, giảm chi phí vận hành hàng năm, cải thiện
cơ sở cung cấp dịch vụ, giới thiệu tập quán làm việc mới, tăng không gian sử dụng,
cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ, tăng việc sử dụng dịch vụ, mở rộng phạm vi
của các dịch vụ tăng cường tính bền vững của các tài sản.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
2.2.1. Các luận án tiến sĩ

8


1. Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực
hành chính sự nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội [45].
Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu về cơ chế quản lý nhà nước đối với
TSC bao gồm: trụ sở làm việc, phương tiện đi lại và các tài sản khác trong khu vực
HCSN từ khâu hình thành, sử dụng đến khâu kết thúc. Cụ thể:

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về TSC trong khu vực HCSN; luận giải
khái niệm TSC trong khu vực HCSN với tư cách là đối tượng nghiên cứu cơ bản
xuyên suốt trong toàn bộ luận án. Luận án cũng đưa ra khái niệm và phân tích
những nội dung cơ bản của cơ chế quản lý nhà nước đối với TSC trong khu vực
HCSN. Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản lý TSC trong
khu vực HCSN.
Luận án đã đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý nhà nước đối với TSC trong
khu vực HCSN ở nước ta từ năm 1995 đến năm 2008, đặc biệt là từ sau khi có Luật
quản lý, sử dụng TSNN; từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được cần phát huy,
những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của nó; phân tích đánh giá thực trạng
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của cơ chế quản lý TSC trong khu
vực HCSN.
Cuối cùng, tác giả đề xuất những quan điểm, yêu cầu và các giải pháp chủ yếu
nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN ở Việt Nam giai đoạn
2009 - 2020. Các giải pháp đề xuất được dựa trên những luận cứ khoa học và thực
tiễn cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN ở Việt Nam và tiếp thu những kinh
nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý TSC
trong khu vực HCSN.

9


Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu toàn bộ khu vực HCSN (bao gồm CQNN,
ĐVSN công lập và các tổ chức) mà không có mục đích nghiên cứu chuyên sâu về
ĐVSN công lập nên tác giả chỉ phân tích cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN
nói chung. Ngoài ra, luận án giới hạn về thời gian: từ năm 1995 (thời điểm thành
lập Cục QLCS - Bộ Tài chính) đến năm 2008, trong khi đó tính đến nay, đã có
nhiều thay đổi liên quan đến TSC và công tác quản lý TSC, đặc biệt là về hệ thống
văn bản chính sách.
2. Phan Hữu Nghị (2009), “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
[53].
Tác giả đã trình bày tổng quan về cơ quan hành chính nhà nước và TSC, quản
lý TSC trong các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm
quản lý TSC của Trung Quốc, Austrailia, Pháp và của bang Quécbec - Canada trong
việc quản lý TSC là trụ sở làm việc, từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Mặt khác, trên cơ sở phân tích quy định chung về quản lý TSC và thực trạng
quản lý trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam, tác
giả đã tổng kết các kết quả đạt được, phân tích những tồn tại và nguyên nhân, từ đó
đề ra mục tiêu, yêu cầu đổi mới và hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý trụ sở làm
việc của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Như vậy có thể thấy, đề tài chỉ
nghiên cứu TSC của CQNN, không nghiên cứu đối với ĐVSN công lập.
3. Lê Thị Việt Hà (2016), “Quản lý tài sản nhà nước tại ngành Tòa án nhân
dân ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Hậu cần [38].

10


Về mặt lý luận: Luận án đã đưa ra 3 mô hình quản lý TSC trong các CQNN
bao gồm: mô hình quản lý tập trung, mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp và mô hình
hợp tác nhà nước tư nhân. Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của từng mô hình,
cơ chế quản lý TSC hiện nay với ngành TAND nên áp dụng mô hình quản lý tập
trung. Ngoài ra, luận án cũng đã xây dựng khái niệm về hiệu quả quản lý, sử dụng
TSNN trong các CQNN, đưa ra 4 tiêu chí đánh giá hiệu quả làm cơ sở đánh giá hiệu
quả quản lý sử dụng TSNN trong các CQNN nói chung và ngành TAND nói riêng.
Để đánh giá kết quả công tác quản lý TSC, luận án xây dựng hệ thống chỉ tiêu bao
gồm 15 chỉ tiêu. Trong đó đã xác định tên gọi, ý nghĩa và công thức tính của từng
chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này phản ảnh tất cả các khâu của quản lý tài sản từ quá trình
hình thành tài sản, khai thác sử dụng đến quá trình kết thúc của tài sản.
Về mặt thực tiễn: Tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện khung khổ pháp lý về

quản lý TSNN tại ngành TAND, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định
mức sử dụng TSNN. Trên cơ sở định mức và biên chế tổ chức xây dựng đề án trang
bị phương tiện làm việc tại ngành TAND giai đoạn 2015-2020; nghiên cứu ứng
dụng phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Kiến nghị với Chính phủ
cần có tổng kết và sửa đổi luật quản lý TSNN. Trên cơ sở những bất cập trong công
tác quản lý TSNN tại ngành TAND, kiến nghị một số vấn đề cần phải thay đổi, bổ
sung trong luật để tạo khung khổ pháp lý phù hợp với công tác quản lý TSNN trong
giai đoạn hiên nay.
Từ những phân tích trên có thể thấy, luận án này chỉ nghiên cứu TSNN và
quản lý TSNN tại CQNN, cụ thể là tòa án nhân dân các cấp, không nghiên cứu về
ĐVSN công lập.
4. Trần Việt Phương (2016), “Quản lý TSC tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính [56].

11


Luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống những lý luận cơ bản
TSC tại CQNN và ĐVSN công lập như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSC trong
đời sống kinh tế; Nội dung quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập; Hiệu quả
quản lý TSC CQNN và ĐVSN công lập, với các chỉ tiêu để đánh giá và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập. Luận án cũng
nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để rút ra bài học kinh
nghiệm cho việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN
công lập ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đã khái quát về cơ chế quản lý TSC tại
CQNN và ĐVSN công lập ở Việt Nam qua các thời kỳ và tập trung phân tích, đánh
giá thực trạng quản lý, sử dụng TSNN từ năm 2009 đến nay (theo Luật Quản lý, sử
dụng TSNN năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009).
Luận án đã đánh giá về kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
để làm tiền đề cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại CQNN

và ĐVSN công lập trong thời gian tới.
Tác giả đã đưa ra hai nhóm giải pháp để quản lý TSC hiệu quả bao gồm:
(i) Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý TSC thông qua việc khắc phục
những tồn tại, hạn chế trong hệ thống chính sách hiện nay.
(ii) Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện như tuyên truyền, phổ biến cơ chế
chính sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực cán bộ
quản lý TSC.
Đề tài này mặc dù có nghiên cứu về ĐVSN công lập nhưng chỉ chung các
ĐVSN công lập, không nghiên cứu riêng về ĐVSN công lập là các cơ sở GDĐH
công lập.
5. Phạm Thị Thanh Vân (2016), “Quản lý tài chính nội bộ các trường đại học
công lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính [69].
Tác giả đã làm rõ bản chất của quản lý tài chính nội bộ trong các trường
ĐHCL, đưa ra các mục tiêu của quản lý tài chính nội bộ các trường ĐHCL, phân
tích các công cụ thường sử dụng trong quản lý tài chính nội bộ các trường ĐHCL và
làm rõ việc áp dụng các công cụ quản lý tài chính nội bộ được áp dụng cụ thể vào
từng nội dung quản lý thu, quản lý chi và quản lý tài sản như thế nào.

12


Trên cơ sở lý luận về quản lý tài chính nội bộ, tác giả đã tiến hành phân tích
thực trạng quản lý tài chính nội bộ các trường ĐHCL ở Việt Nam, trong đó tập
trung trên 3 khía cạnh: quản lý thu, quản lý chi và quản lý tài sản. Đánh giá những
kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý tài chính nội
bộ các trường ĐHCL; từ đó đưa ra một số giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn
thiện quản lý tài chính nội bộ các trường ĐHCL ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học
1. Nguyễn Văn Xa (2000), “Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý TSC giai đoạn
2001-2010”, Đề tài NCKH cấp Bộ [70].

Đề tài đã nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng TSC ở nước ta từ năm 1995
(sau khi thành lập Cục QLCS thuộc Bộ Tài chính) đến năm 2000; đánh giá những
kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, trên cơ sở đó kiến nghị
những quan điểm, giải pháp để đổi mới cơ chế quản lý TSC tại các đơn vị HCSN
giai đoạn 2001 - 2010. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện từ năm 2000, các số liệu
đề tài sử dụng chỉ được thống kê đến năm 2000 nên các kết quả nghiên cứu của đề
tài cơ bản chỉ có giá trị đóng góp ở thời điểm thực hiện, khi mà lĩnh vực quản lý
TSC ở nước ta đang ở giai đoạn xác định đối tượng quản lý, xác định chủ thể quản
lý và bước đầu thiết lập hệ thống các công cụ quản lý. Mặt khác đề tài chưa thực sự
phân biệt quản lý TSC trong cơ quan quản lý nhà nước và quản lý TSC trong các
ĐVSN để phù hợp với chủ trương phân định rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà
nước và CQNN cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng.
2. Phạm Đức Phong (2002), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại
đơn vị sự nghiệp”, Đề tài NCKH cấp Bộ [54].

13


Trong đề tài này, tác giả đã chú trọng nghiên cứu sâu về cơ chế quản lý TSC
được Nhà nước giao cho các ĐVSN trực tiếp sử dụng để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được Nhà nước giao. Trong đó, đề tài chủ yếu đi sâu hệ thống hóa các cơ
chế, chính sách đang áp dụng đối với quản lý TSC tại các ĐVSN, đánh giá những
kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại khi thực hiện các cơ chế, chính sách
đó để kiến nghị các giải pháp hoàn thiện, đổi mới. Tuy nhiên, trong điều kiện văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TSC còn thiếu, chưa đồng bộ thì đề
tài chưa thực sự quan tâm đánh giá đến hiệu quả của các cơ chế chính sách đó để có
những giải pháp giúp các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có hiệu lực pháp
lý cao hơn.
3. Cục Quản lý công sản (2013), “Đổi mới cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại
đơn vị sự nghiệp công lập”, Đề tài NCKH cấp Bộ [21].


14


Đề tài đã tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá đề xuất nhiều giải pháp đổi
mới công tác quản lý TSNN tại ĐVSN với mục tiêu: trao quyền tự chủ cho các
ĐVSN công lập để phát triển các hoạt động sự nghiệp, thực hiện xã hội hoá, giảm
sức ép chi từ NSNN, trên cơ sở thực hiện thông qua các phương thức: đi thuê và
cho thuê tài sản; cho phép sử dụng TSNN để sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên
doanh, liên kết... Theo đó, cơ chế tài chính đối với một số lĩnh vực, một số đối
tượng cũng có những thay đổi quan trọng. Trên cơ sở các mục tiêu đó, đề tài đã đề
xuất 05 nhóm giải pháp cơ bản: 1- Phân định rõ cơ chế quản lý TSNN của CQNN
với ĐVSN công lập, đảm bảo sự tách biệt giữa mô hình quản lý nhà nước với các
đơn vị công lập cung cấp dịch vụ công. 2- Đề xuất nghiên cứu, ban hành và hoàn
thiện quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng TSNN theo hướng
có sự phân biệt giữa ĐVSN công lập và cơ quan quản lý nhà nước: Quy định “mở”
hơn về việc sử dụng nguồn thu sự nghiệp để đầu tư, mua sắm tài sản; phân cấp
mạnh hơn cho các ĐVSN trong việc quyết định đầu tư, mua sắm, xử lý TSNN. 3Đổi mới cơ chế quản lý khấu hao TSCĐ tại ĐVSN công lập: Cần thống nhất một cơ
chế khấu hao TSCĐ, khấu hao TSCĐ sẽ được xác định đầy đủ như đối với doanh
nghiệp vào giá thành các sản phẩm, trong đó có cả dịch vụ công. Trước mắt, khi
hiện nay cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động của ĐVSN công lập chưa đổi mới và
đồng bộ với cơ chế quản lý TSNN, chưa thể tính khấu hao tài sản vào giá thành dịch
vụ công thì Bộ Tài chính cần có hướng dẫn việc hạch toán khấu hao và hao mòn áp
dụng chung tại một ĐVSN. 4 - Đổi mới cơ chế quản lý đất đai tại ĐVSN công lập:
Hiện nay, hầu hết các ĐVSN công lập đang được Nhà nước “bao cấp” về đất đai, sử
dụng đất nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (không
phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất), dẫn đến còn trình trạng sử dụng đất chưa
thực sự hiệu quả. Mặt khác, Nhà nước cũng đã quy định, khi các ĐVSN sử dụng tài
sản trên đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết thì phải
nộp tiền thuê đất, tuy nhiên, quy định này vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung

để thực sự đi vào cuộc sống theo hướng cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế quản
lý đất đai đối với ĐVSN công lập từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, trong đó
các ĐVSN phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với đất đai và các chi phí sử dụng

15


đất (tiền thuê đất) đồng thời ĐVSN được xác định vào giá thành các sản phẩm, bao
gồm cả dịch vụ công do Nhà nước đặt hàng. 5- Nhóm giải phải về tăng cường công
tác quản lý. Bên cạnh đó, đề tài đề xuất 2 nhóm giải pháp cần thiết để đảm bảo thực
hiện đổi mới quản lý TSNN tại ĐVSN một cách có hiệu quả, đó là: (i) Đổi mới tổ
chức, hoạt động, nâng cao quyền tự chủ; (ii) Đổi mới chính sách và phương thức
quản lý tài chính.
2.2.3. Các bài báo khoa học
1. Tào Hữu Phùng (2006), “Đổi mới và tăng cường công tác giám sát tài sản
nhà nước của Quốc hội là biện pháp rất quan trọng”, Tạp chí Tài chính [55].
Bài báo này đã cho rằng một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều
vụ việc tham nhũng, lãng phí, thất thoát liên quan đến TSNN là việc buông lỏng
công tác quản lý, kiểm tra và giám sát sử dụng TSNN, nhất là công tác giám sát.
Tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Quốc hội - cơ
quan giám sát tối cao trong việc giám sát quản lý và sử dụng TSNN; đồng thời
khẳng định việc đổi mới và tăng cường công tác giám sát TSNN của Quốc hội là
biện pháp rất quan trọng để quản lý và sử dụng TSNN có hiệu quả.
2. Lê Ngọc Khoa (2006), "Hoàn thiện, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, định mức
sử dụng tài sản nhà nước”, Tạp chí Tài chính [47].
Tác giả một mặt khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống tiêu chuẩn, định
mức sử dụng tài sản trong quản lý, sử dụng TSNN; mặt khác đánh giá hệ thống tiêu
chuẩn, định mức hiện hành còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được
yêu cầu của công tác quản lý. Vì vậy, nhằm tăng cường chống lãng phí trong quản
lý, sử dụng TSC tại các cơ quan HCSN, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu

nhằm hoàn thiện, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSNN đối với
một số loại tài sản trong đó nhấn mạnh việc cần có sự phân biệt tiêu chuẩn, định
mức sử dụng tài sản của các cơ quan hành chính nhà nước và ĐVSN công.
3. Ngọc Hương (2006), “Kinh nghiệm quản lý và chống lãng phí tài sản công
ở Anh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương [46].

16


Bài báo đã trình bày khái quát về hệ thống quản lý TSC ở Anh, một trong
những quốc gia có hệ thống quản lý TSNN hiệu quả, hạn chế được tình trạng thất
thoát, lãng phí trong công tác quy hoạch, sử dụng TSC. Cụ thể, bài báo tập trung
trình bày những biện pháp quản lý, giám sát đầu tư, quy hoạch và phân bổ TSC mà
chính phủ Anh tăng cường triển khai từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Trên cơ sở
nghiên cứu hệ thống quản lý TSC của Anh, tác giả đã rút ra một số bài học tham
khảo cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung trong quản lý
TSC ở trung ương và địa phương, trong đó đề nghị Chính phủ nên xem xét mối
quan hệ giữa đầu tư và quản lý TSCĐ ở mức chiến lược, đảm bảo cân bằng giữa kế
hoạch đầu tư vốn trong tương lai (cả đầu tư công lẫn đầu tư tư nhân) với việc mở
rộng và duy trì các tài sản hiện có; cần thực hiện một cách thống nhất, minh bạch
quản lý TSC của trung ương và chính quyền địa phương (bao gồm hồ sơ, trình tự,
thủ tục, thẩm quyền quyết định, xử lý kết quả tài chính…) trong việc đầu tư mới, tái
đầu tư, chuyển nhượng mục đích sử dụng, phân bổ và sắp xếp lại tài sản; các cơ
quan, đơn vị sử dụng tài sản nên phát triển các chiến lược quản lý tài sản phù hợp
với các trách nhiệm về tài chính của mình.
4. Trần Văn Giao (2006), “Góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công
trong các đơn vị sự nghiệp”, Tạp chí Quản lý nhà nước [36].

17



Bài báo đã giới thiệu khái quát về ĐVSN và phân biệt giữa ĐVSN với cơ quan
quản lý nhà nước về chức năng, nhiệm vụ, kinh phí hoạt động và việc quản lý, sử
dụng TSC. Tác giả đã phân tích sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý TSC nói
chung và TSC trong các ĐVSN nói riêng, đưa ra những phương hướng cơ bản trong
quản lý, sử dụng, khai thác TSC thời gian tới. Từ đó, tác giả tập trung đề xuất 5
nhóm vấn đề chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong các
ĐVSN cho phù hợp với cơ chế tự chủ về tài chính và tính chất đặc điểm của từng
loại hình hoạt động sự nghiệp theo hướng quy định cụ thể và đa dạng hơn nguồn
kinh phí sử dụng để đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa tài sản; xác định và tăng
cường phân cấp thẩm quyền quyết định trang bị xử lý tài sản cho thủ trưởng ĐVSN;
nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của ĐVSN có thu trong sử dụng
TSC; xác định tiêu chuẩn và định mức sử dụng tài sản, cơ chế xác định giá trị quyền
sử dụng đất tính vào giá trị tài sản của các ĐVSN được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất. Cuối cùng, tác giả kiến nghị Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan
chức năng có liên quan nên sớm nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế quản lý TSNN trong các ĐVSN để áp dụng trong cả nước.
5. Trần Văn Giao (2007), “Đổi mới quản lý tài sản công trong các đơn vị sự
nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và phát triển [37].
Tác giả đã giới thiệu khái quát về TSC trong các ĐVSN (phạm vi, đặc điểm,
nội dung quản lý, cơ chế quản lý), đi sâu phân tích thực trạng quản lý TSC trong các
ĐVSN (gồm thực trạng về cơ chế quản lý và nội dung tổ chức quản lý) với những
kết quả đạt được, những tồn tại cơ bản, đồng thời rút ra nguyên nhân của những tồn
tại và đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính
sách về tổ chức quản lý, sử dụng TSC và đổi mới cơ chế, tăng cường công tác quản
lý TSC trong các ĐVSN.
6. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Cơ sở pháp lý cao nhất cho việc quản lý, sử
dụng tài sản công”, Tạp chí Tài chính [43].

18



Tác giả đã trình bày ngắn gọn về bối cảnh ra đời và ý nghĩa của Luật quản lý,
sử dụng TSNN ở Việt Nam; từ đó đi sâu vào phân tích những nội dung cơ bản của
Luật với ý nghĩa là cơ sở pháp lý cao nhất trong quản lý, sử dụng TSNN ở Việt
Nam. Trong đó, tác giả đã nêu, phân tích và đánh giá những nội dung chính của
Luật về phạm vi điều chỉnh, các nguyên tắc quản lý, sử dụng TSNN; các hành vi bị
nghiêm cấm và các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật; chế độ quản lý
TSNN đối với từng loại hình đơn vị: CQNN, các ĐVSN, các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội nghề nghiệp nhằm giúp các cơ quan, đơn vị xây dựng mô hình, phương
thức quản lý và sử dụng TSC phù hợp, hiệu quả.
7. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), “Quản lý tài sản công: Kinh nghiệm thế giới
và khả năng vận dụng vào Việt Nam”, Tạp chí Tài chính [44].
Tác giả đã phân tích những công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế về
quản lý TSC, kinh nghiệm quản lý TSC ở các nước phát triển trên thế giới và trình
bày một số đánh giá chung nhất về các công trình nghiên cứu này. Trong đó, tác giả
rút ra những tồn tại chủ yếu trong quản lý TSC ở giai đoạn trước khi các nước được
nghiên cứu có cải cách về quản lý tài sản và nhấn mạnh những thành quả đạt được
sau cải cách, nhất là việc đưa ra 3 mô hình tổng quát cơ bản về cơ quan quản lý TSC
có hiệu quả: (1) Một cơ quan Chính phủ chuyên về quản lý tài sản hoạt động trong
một môi trường mở đối với cạnh tranh từ khu vực tư nhân (mô hình chi nhánh quản
lý tài sản của Bộ Tài chính và Hành chính của Úc và Trung Quốc), (2) Tập đoàn
thuộc sở hữu nhà nước thực hiện toàn bộ các hoạt động và danh mục tài sản (mô
hình của Canada), (3) Các công ty thuộc khu vực tư nhân về quản lý tài sản trên cơ
sở hợp đồng. Từ đó, đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ
giữa cải cách kế toán và cải cách quản lý tài sản, mức độ phân chia giữa quyền sở
hữu và quyền quản lý tài sản, hệ thống thông tin quản lý TSC. Đặc biệt, từ kết quả
nghiên cứu kinh nghiệm quản lý TSC của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa
ra những nhận xét, đánh giá liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu, hoàn thiện

công tác quản lý TSC ở Việt Nam.

19


×