Tải bản đầy đủ (.docx) (212 trang)

Tư tưởng hồ chí minh với xây dựng con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.46 KB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Bùi Thục Anh

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Bùi Thục Anh

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học
GS.TS Trần Văn Bính

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận án tiến sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người
Việt Nam hiện nay là do tôi viết và chưa công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2019
Tác giả luận án

Bùi Thục Anh


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................v
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................................................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................7

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí
Minh................................................................................................................. 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng, phát triển con người22

1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây
dựng con người Việt Nam............................................................................... 25
1.1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu........................................27
1.2. Cơ sở lý luận.................................................................................................. 31
1.2.1. Một số khái niệm liên quan................................................................... 31
1.2.2. Lý thuyết về con người, phát triển con người, xây dựng con người......37
Tiểu kết.................................................................................................................. 53
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CON
NGƯỜI VIỆT NAM............................................................................................ 55
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất con người............................................ 55
2.1.1. Vấn đề phẩm chất, đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh......................55
2.1.2. Phẩm chất, đạo đức, giá trị con người Việt Nam hiện nay.....................60
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược xây dựng con người............................66
2.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người.......................66
2.2.2. Hồ Chí Minh với việc “trồng người”..................................................... 90
Tiểu kết...............................................................................................................100
Chương 3: NHỮNG BÀN LUẬN VỀ VIỆC KẾ THỪA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH TRONG XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY..........103
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội đặt ra với việc xây dựng con người Việt Nam......103


iii

3.1.1. Tác động của bối cảnh kinh tế - xã hộiđến hệ giá trị con người Việt Nam103
3.1.2. Tác động đến việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay................108
3.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng con người trong bối cảnh hiện

nay....................................................................................................................... 112
3.2.1. Chủ trương của Đảng về vấn đề xây dựng, phát triển con người........112
3.2.2. Định hướng xây dựng con người Việt Nam hiện nay..........................118
3.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần kế thừa trong xây dựng con người Việt
Nam hiện nay......................................................................................................125
3.3.1. Con người có sức khỏe........................................................................127
3.3.2. Con người có lòng yêu nước...............................................................128
3.3.3. Con người có gia đình chuẩn mực.......................................................129
3.3.4. Con người ham học hỏi.......................................................................130
3.3.5. Con người sống có mục đích...............................................................131
3.3.6. Con người tôn trọng pháp luật............................................................132
3.3.7. Con người đảm bảo yếu tố “thiện”......................................................133
3.3.8. Con người kết hợp đức và tài, trong đó đức là cái gốc của nhân cách . 134
3.3.9. Con người trung với nước và có tinh thần quốc tế trong sáng.............135
3.3.10. Con người biết yêu thương đồng loại, sống có tình nghĩa.................136
3.3.11. Con người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.............................136
3.3.12. Con người có lòng tự trọng...............................................................137
3.3.13. Đoàn kết, ý thức tập thể....................................................................137
Tiểu kết...............................................................................................................138
KẾT LUẬN........................................................................................................141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ..........................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................147
PHỤ LỤC...........................................................................................................156


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCNVN


: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CT

: Chỉ thị

GS

: Giáo sư

GS.TS

: Giáo sư Tiến sĩ

GS TSKH

: Giáo sư tiến sĩ khoa học

GSVS

: Giáo sư viện sĩ


KHXH

: Khoa học xã hội

NQ

: Nghị quyết

Nxb

: Nhà xuất bản

TW

: Trung ương

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thứ tự quan trọng của các giá trị xếp từ cao xuống thấp..............61
Bảng 2.2. Mức độ cần thiết của các giá trị....................................................62
Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết về các giá trị mà Hồ Chí Minh nói tới..............63
Bảng 2.4. Tính truyền thống và biến động của các giá trị.............................64
Bảng 3.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng con người Việt Nam
hiện nay....................................................................................................... 108



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về con
người và xây dựng con người mới chiếm một vị trí rất quan trọng, thể hiện
chiều sâu tư duy lý luận của Người, chứa đựng những giá trị khoa học vô
cùng to lớn. Thực tế, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của con người, con
người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Bởi
vậy, thực hiện chủ trương đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta càng phải nghiên cứu bài bản, toàn diện tư
tưởng của Bác về con người và xây dựng con người.
Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam, thể hiện
đậm “chất Việt”, mang “phong cách Việt” cả về mặt ưu điểm lẫn nhược điểm,
giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua mỗi thế hệ. Do vậy, trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi phải xây dựng văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tích cực, chủ động hội nhập
quốc tế, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn lúc nào hết, phải
đặt con người vào vị trí trung tâm, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển đất nước.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiều giá trị cốt lõi phù hợp với xây
dựng con người Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, việc nghiên cứu đầy đủ tư tưởng
Hồ Chí Minh, chỉ ra những luận điểm nổi bật trong tư tưởng của Bác về con
người và xây dựng con người, đặc biệt là những phẩm chất đạo đức, giá trị
nhân cách con người Việt Nam; phân tích chiến lược “trồng người” và thực
hành hoạt động “trồng người” của Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa khoa học
sâu sắc.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam
trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người, vừa tiếp thu các giá trị tiến

bộ, tinh hoa của nhân loại, vừa phải bảo vệ và giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Đặc biệt là dưới tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu sắc,
quan niệm về giá trị con người cũng có sự thay đổi nhất định, hoặc là không


2
có sự thống nhất. Cùng với sự biến đổi của bối cảnh lịch sử và tình hình,
nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới, giá trị con người Việt Nam truyền thống
có sự biến động mạnh mẽ. Có nhiều yếu tố truyền thống bị thay đổi hoặc mất
đi, xuất hiện yếu tố mới. Trong đó, các giá trị tinh thần vẫn tiếp tục được coi
trọng hơn các giá trị vật chất; giá trị tinh thần xã hội vẫn tiếp tục được coi
trọng hơn giá trị tinh thần cá nhân. Bên cạnh đó, tệ nạn vẫn gia tăng, trong đó
nghiêm trọng nhất là nạn tham nhũng, tiếp theo là quan liêu, cửa quyền, hối
lộ, bạo hành, cướp giật, cờ bạc, ma túy, mại dâm; cùng với đó là âm mưu
chống phá của các thế lực thù địch.
Xuất phát từ giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
đối với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam hiện nay, việc đẩy mạnh
nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là yêu
cầu cấp thiết đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng ban hành Chỉ thị số
23-CT/TW, ngày 27/3/2003 về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”; Chỉ thị 06-CT/TW, ngày
7/11/2006 về “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 05-CT/TW, ngày
15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh”.
Việc tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào
xây dựng con người Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, có ý nghĩa thiết thực
phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh sự nghiệp CNH,

HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.Nghiên cứu giá trị con người Việt Nam
theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực đối với thực hiện Nghị quyết
Trung ương 9 (khóa XI) về“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết Trung ương
(4 khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;


3
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”…
2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích

Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người;
chỉ ra những giá trị cốt lõi về nhân cách con người, đề xuất một số vấn đề về
việc kế thừa, phát triển trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra các nhiệm vụ chính sau đây:
án;
-

Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài luận

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh


về con người và xây dựng con người; nêu lên những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu;
Xác định nội dung cơ bản, vai trò, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với xây dựng con người Việt Nam hiện nay;
-

Bàn về quan điểm, nội dung kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây

dựng con người Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người và việc vận
dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam hiện
nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: điều tra, khảo sát, số liệu từ 2013 đến nay

-

Không gian: trong lãnh thổ Việt Nam
4.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1.

Cách tiếp cận

Luận án sử dụng cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, liên ngành của Văn

hóa học…
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí


4
Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người.
-

Tiếp cận từ thực trạng xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay qua các điều tra, phỏng vấn trực tiếp và các số liệu phỏng vấn, điều
tra thứ cấp từ các đề tài khác.
-

Tiếp cận từ định hướng mục tiêu, chiến lược, quan điểm xây dựng con

người Việt Nam hiện nay của Đảng, Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra xã hội học để làm rõ sự biến đổi các giá trị văn

hóa con người, trong đó nghiên cứu sinh khảo sát thực tế bằng hình thức
phiếu hỏi.
Phương pháp phân tích văn bản, hồi cứu tài liệu thực tế từ các
tài liệu
có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh, liên quan đến hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như về vấn đề xây dựng con người từ trước đến nay. Góp phần chỉ
ra những giá trị quý báu của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và

xây dựng con người, cũng như việc kế thừa, phát huy các giá trị đó trong giai
đoạn hiện nay.
-

Phương pháp điền dã, quan sát, phỏng vấn trực tiếp các nhà nghiên

cứu, các nhà quản lý văn hóa cũng như người dân về tư tưởng Hồ Chí Minh,
về hệ giá trị con người Việt Nam.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: Phương pháp

này cho phép người viết nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể qua các nghiên
cứu đi trước, cũng như qua thực tiễn đời sống, từ đó rút ra những kết luận,
những tổng kết, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
5.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1.

Câu hỏi nghiên cứu

- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người cần được kế
thừa trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay là gì?


5
-

Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng con


người Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Gặp những khó khăn,
thách thức gì?
-

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người được biểu

hiện, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam hiện nay?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người có nhiều
giá trị đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có thể tiếp tục kế thừa trong xây
dựng con người Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của
đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
-

Đề tài chỉ ra những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về

con người; đưa ra quan điểm, nội dung, giải pháp kế thừa nội dung đó trong
xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
-

Luận án cung cấp một số vấn đề lý luận cho việc xây dựng con người

Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội
nhập quốc tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-


Đề tài có ý nghĩa nhất định đối với nghiên cứu của ngành văn hóa

học, đặc biệt là việc nghiên cứu gắn tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn xây
dựng văn hóa, con người hiện nay. Đồng thời, đây cũng là việc làm thiết thực,
cụ thể góp phần thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị
(khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh. Đồng thời, đây còn là tài liệu góp phần khẳng định nhiệm vụ
xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay đang chiếm vị trí vô
cùng quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Mặt khác, luận án có
thể làm cứ liệu cho việc tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện


6
nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đề tài còn làm tư liệu tham khảo phục vụ
việc nghiên cứu văn hóa, con người Việt Nam.
6.3. Những đóng góp mới của luận án
-

Làm rõ những điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

và xây dựng con người, bao gồm những quan điểm và thực hành của Hồ Chí
Minh về sự nghiệp trồng người.
-

Chỉ ra những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

cần tiếp tục kế thừa xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay.
-


Đề xuất quan điểm, nội dungtư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng

con người Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận liên quan
đến đề tài(48 trang).
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn xây dựng con người
Việt Nam (47 trang).
Chương 3: Những bàn luận về việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh
trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay (64 trang).


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng
Hồ Chí Minh
Riêng nghiên cứu về Hồ Chí Minh, tính đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về con người, cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh trên các khía cạnh như: về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; về kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối
đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây

dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hoá,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức
cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng
Đảng; về đạo đức cách mạng; về phong cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn
gắn chặt lý luận với thực tiễn, làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể,
tới nơi, tới chốn, ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh
thần yêu dân, trọng dân, vì dân; nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và
viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; sống thanh cao, trong sạch, giản dị;
nêu gương,...
Từ những năm 20 thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở
Việt Nam và trên thế giới chủ yếu biết đến Hồ Chí Minh với tư cách nhà cách
mạng - lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, chiến sĩ của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc chống ách áp bức của chủ


8
nghĩa thực dân. Đến Đại hội II của Đảng năm 1951, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh được ghi nhận như một giá trị văn hóa, ngọn cờ tập hợp quần chúng
và động lực tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Lúc đó, chúng ta chưa có
điều kiện nghiên cứu tư tưởng, lý luận như là những đóng góp của Người vào
kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế
giới.
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh
được thế giới đánh giá cao: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hợp quốc (UNESCO) công nhận và tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc Danh nhân văn hóa thế giới. Còn trong nước, tại Đại hội VII (1991), Đảng ta
đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và xác
định, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Đảng và Nhà nước có
nhiều chương trình, đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, đoàn thể... nghiên

cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ Đại hội IX của Đảng năm 2001, trên cơ sở các
kết quả nghiên cứu, Đảng ta đưa ra một quan niệm tương đối đầy đủ về tư
tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả
của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của
nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây
dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không


9
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách
mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ,
đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân. Bên cạnh đó, chúng ta còn đặt vấn đề và nghiên cứu về đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Đó chính là cơ sở mấu chốt để các nhà nghiên cứu
tìm hiểu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trên các phương diện khác nhau.
Việc đẩy mạnh nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ không thể
tiến triển được nếu các nhà nghiên cứu không tìm ra các phương pháp tiếp cận
phù hợp với từng vấn đề cụ thể trong hoàn cảnh cụ thể. Trong thực tế, đã nảy
sinh một số khuynh hướng nghiên cứu chưa mấy thuyết phục. Như đặt ra giả
thuyết trước rồi tìm câu chữ trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh để chứng
minh một cách gò ép. Thực chất đây là sự hạ thấp và tầm thường hóa tư tưởng
của Người theo kiểu “kê đơn, bốc thuốc”. Cũng có khuynh hướng muốn nhấn

mạnh cái gọi là tính độc đáo, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh để cố gắng
tìm sự khác biệt giữa Người với C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lênin nên đã rơi
vào siêu hình, đơn giản, xơ cứng. Có khuynh hướng suy diễn, lý giải một
chiều trong nghiên cứu dẫn đến thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Cũng có người
muốn chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh thoát ly chủ nghĩa Mác - Lênin,
thậm chí còn cao hơn cả chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thực hiện chủ trương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016, công tác nghiên
cứu, biên soạn các tài liệu, giáo trình về tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy
mạnh một bước. Theo đó, căn cứ theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung
ương, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tích cực
chỉ đạo các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán


10
bộ, tổ chức biên soạn giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Riêng Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn cuốn Những nội dung cơ
bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2016), Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng chống suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ
(2017) và hiện đang biên soạn cuốn Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, đảng
viên, người đứng đầu (2018) làm tài liệu cơ bản cho công tác tuyên truyền
trong toàn quốc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là một vấn đề rất lớn, bao gồm
nhiều nội dung phong phú, có một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từng
bước sâu sắc và hoàn thiện thêm, từ phạm vi dân tộc vươn tới tầm nhân loại,
hướng tới việc giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho mọi người.
Trên thực tế, đã có không ít công trình đề cập tới vấn đề này. Tuy không
trực tiếp nhưng ở từng khía cạnh khác nhau, có một số tác giả nghiên cứu tư

tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa, con người, nhất là tư tưởng về đạo
đức cách mạng, rèn luyện nhân cách cán bộ đảng viên, rèn luyện sức khỏe,
tinh thần yêu nước, yêu lao động, sống có mục đích, tôn trọng pháp luật, về
bồi dưỡng đào tạo cán bộ cho đời sau, về những lời dạy đối với công nhân,
nông dân, phụ nữ, trí thức, thầy giáo, bác sĩ, bộ đội, công an... Tiêu biểu như
cuốn sách Hồ Chí Minh - ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam của tác giả
Vũ Khiêu viết năm 2012; Chương trình KHXH 04.01 năm 2005, Hồ Chí
Minh về phát triển văn hóa, xây dựng con người của Đặng Xuân Kỳ; Văn hóa
Hồ Chí Minh và Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh của tác giả Hoàng Chí
Bảo; Hồ Chí Minh về những phẩm chất cần có của Đảng Cộng sản của tác giả
Phùng Hữu Phú...


11
Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước (đề tài KX.02.05,
1995): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con
người do Lê Sỹ Thắng làm chủ nhiệm đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người với 12 nội dung, tiêu biểu như: kính trọng nhân dân, khoan
dung, cách mệnh là sự nghiệp của nhân dân, trân trọng sinh mệnh con người,
tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của con người...; đồng thời
tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội đối với con người với 8
vấn đề, tiêu biểu như: nhiệm vụ và chức năng của chính sách xã hội, mối quan
hệ giữa chính sách xã hội và cơ cấu xã hội, quản lý xã hội, chính sách kinh tế,
văn hóa, công bằng xã hội, chính sách “trồng người”...
Đặc biệt là tác phẩm Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một
thời đại, một sự nghiệp của đồng chí Phạm Văn Đồng công bố năm 1990
(Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990). Tác phẩm viết với tầm khoa học cực kỳ uyên
bác, phân tích, khái quát hết sức sâu sắc của một nhà lãnh đạo Đảng và Nhà
nước vừa là người học trò, lại là người cộng sự, về vị lãnh tụ với lòng kính
trọng vô hạn; tác giả là một người đã sống và làm việc với Hồ Chủ tịch trên

dưới một phần tư thế kỷ (từ giữa những năm 40 đến năm 1969, đấy là không
kể năm 1926 tác giả đã tham dự một lớp học do Nguyễn Ái Quốc tổ chức và
trực tiếp giảng dạy ở Quảng Châu), nhiều khi hằng ngày cùng ăn, cùng
chuyện trò tâm tình với Chủ tịch, có dịp quan sát rất kỹ lưỡng, tinh tế, tình
cảm rất sâu nặng, theo quan niệm nhân cách là hành động, phương pháp đánh
giá nhân cách qua hành động, căn cứ vào chỗ“Suốt đời mình, trong việc lớn
cũng như việc nhỏ, Hồ Chí Minh bao giờ cũng chân thực” - Phạm Văn Đồng
nhận xét như vậy và kể thêm rằng, từ những ngày học năm 1926 đến những
lần gặp giữa những năm 1940, rồi suốt 24 năm (1945-1969) cùng công tác, ấn
tượng về con người Hồ Chí Minh không có gì thay đổi. Tác phẩm vừa là công
trình khoa học vừa là hồi ức kể lại các quan sát, nhận xét. Trong tác phẩm của


12
mình ông dành hẳn một mục lớn (mục IV) viết về “Hồ Chí Minh, Con người”
và một mục nhỏ (III, 4) về Phong cách của Hồ Chí Minh, đã nói lên khá toàn
diện, chính xác nhân cách Hồ Chí Minh.
Bài viết “Nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Văn
Giàu [72] đã “nghiên cứu Cụ Hồ như một con người”. Nếu như Phạm Văn
Đồng nghiên cứu con người Hồ Chí Minh để nói lên nhân cách thì Trần Văn
Giàu nghiên cứu nhân cách để nói lên con người, đưa ra thuật ngữ“nhân cách
đạo đức” và đặt lên hàng đầu khi nói về con người, nói đến con người là nói
đến nhân cách. Tác giả nhấn mạnh: “Người mình xem Cụ Hồ là bậc tái tạo
lương tri, xây dựng phẩm chất nhân cách cho các thế hệ cách mạng, kháng
chiến”, đồng thời nêu lên 7 “phẩm chất nhân cách” Hồ Chí Minh: Tấm gương
đạo đức, Tận tụy quên mình, Kiên trì bất khuất, Khiêm tốn giản dị, Sự kết hợp
hài hòa, Thương người, quý người, nâng đỡ con người, lý và tình, Yêu thiên
nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Các phẩm chất ấy đã được nuôi dưỡng, phát
huy thành sức mạnh tinh thần của cả một dân tộc, thế hệ nối tiếp thế hệ, chiến
thắng kẻ thù, giữ gìn non sông, xây dựng đất nước đổi mới phát triển. Hơn

bao giờ hết, trong bối cảnh hiện nay, dòng chảy của tinh thần ấy cần nâng lên
tầm cao mới.
Bài viết “Nhân cách Hồ Chí Minh - những giá trị thiết yếu trong hệ giá
trị Việt Nam” của Phạm Minh Hạc đã phân tích nhiều vấn đề. Tác giả chỉ ra
cấu trúc nhân cách bao gồm “tâm, tài, lực”, như Bác viết trong bài thơ “Hãy
yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết” ngày 25-8-1925. Với chữ “tâm” lên
đầu, có thể hiểu là nhân cách, hay như Phạm Văn Đồng gọi là “chất người”,
về sau khái quát thành lý thuyết “cấu trúc vĩ mô của nhân cách bao gồm tài và
đức”, trong đó đức là gốc. Đây là 3 giá trị bao trùm bảo đảm sự sống và phát
huy năng lực nói chung của con người. Mười hai năm sau, vào tháng 10-1947,
trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Bác cụ thể hóa đạo đức cách mạng bao


13
gồm “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” - coi là 5 thành tố trong tiểu cấu trúc nhân
cách. Đây là 5 giá trị chung, tạo ra năng lực cụ thể, có khi đạt đến tầm cao
được gọi là tài năng, nhân tài… phát huy sức mạnh đời người. Hai năm sau,
trong tháng 5 và tháng 6-1949, Bác viết 4 bài báo: “Thế nào là cần?”, “Thế
nào là kiệm?”, “Thế nào là liêm?”, “Thế nào là chính?”, sau gộp lại in thành
một cuốn sách Cần kiệm liêm chính, xác định rõ nội dung của các thành tố
tiểu cấu trúc nhân cách, mà mỗi một cán bộ Đảng, Nhà nước cần phải có - vấn
đề hết sức thời sự đối với đợt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh hiện nay nên tập trung vào nội dung này, coi đây là một điểm tựa khắc
phục các vấn nạn của thời kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập.
Tác giả khẳng định nhân cách là hệ thống thái độ của con người và dẫn
ra từ tác phẩm Đường Kách mệnh công bố năm 1927 ở mục “Tư cách người
cách mệnh”, Bác viết:
Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay
nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không

kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít
lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối với người phải: Với từng
người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho
người. Trực mà không táo bạo. Hãy xem xét người. Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng
đoàn thể [54, tr.280-281].
Các tác giả Hoàng Tuấn Anh - Nguyễn Chí Bền - Từ Thị Loan - Vũ
Anh Tú có tác phẩm Xây dựng nhân cách văn hóa, những bài học kinh
nghiệm trong lịch sử Việt Nam (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2012), ở đề
mục Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhân cách văn hóa, đã đề cập đến
một số giá trị nhân cách con người Việt Nam. Trong đó, xác định nhân cách


14
con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh có cấu trúc gồm các yếu tố
nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; đối với đảng viên còn phải cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư; đặc biệt nhấn mạnh quan điểm trồng người [3, tr.39-46].
Tại Hội thảo khoa học quốc tế Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày
nay nhân dịp Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2010), tập hợp nhiều bài viết về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con
người Việt Nam hiện nay. Các bài viết tập trung vào ba chủ đề chính:
(1)

Di sản Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với

những bài viết tiêu biểu như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên” của Nguyễn Văn Chi; “Cống hiến to lớn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Tô Huy Rứa;“Triết
lý hành động Hồ Chí Minh - Cơ sở lý luận và những nội dung chủ yếu” của
Nguyễn Hùng Hậu; “Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền trẻ em, bình

đẳng và sự tiến bộ phụ nữ” của Nguyễn Thị Thanh Hoà; “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc” của Vũ Đình Hoè;
“Góp phần tìm hiểu phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh” của Vũ Dương
Huân; “Triết lý phát triển xã hội Hồ Chí Minh - một đóng góp quan trọng cho
triết lý phát triển hiện đại” của Nguyễn Văn Huyên; “Đào tạo người cán bộ
trong Di sản Hồ Chí Minh” của Nguyễn Hữu Khiển; “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về bình đẳng dân tộc - cơ sở quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam” của Hà Thị Khiết; “Giá trị thời
đại trong di sản Hồ Chí Minh” của Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phong…
(2)

Những vấn đề văn hóa, đạo đức, nhân cách trong di sản Hồ Chí

Minh với các bài viết tiêu biểu như: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu -


15
chân lý của thời đại” của Nguyễn Thị Doan; “Vấn đề văn hóa trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển đất nước” của Tạ Ngọc Tấn; “Chủ nghĩa nhân văn
Hồ Chí Minh” của Phạm Minh Hạc; “Văn hóa Hồ Chí Minh - giá trị và ý
nghĩa”của Hoàng Chí Bảo; “HồChí Minh về mối quan hệ con người - thiên
nhiên với phát triển xã hội và tiến bộ nhân loại” của Chu Văn Cấp; “Xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh” của Dương Văn Sao; “Con đường tiếp biến văn hoá
nhân loại của Hồ Chí Minh - giá trị và bài học” của Song Thành; “Đạo đức
Hồ Chí Minh một cách nhìn đương đại” của Mạch Quang Thắng; “Khoan
dung Hồ Chí Minh” của Phùng Đức Thắng; “Phong cách làm việc của Hồ Chí
Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Văn Thế; “Đạo đức là cái gốc của
người cách mạng - giá trị của luận điểm này đối với việc rèn luyện đạo đức

của cán bộ, đảng viên trước thử thách của kinh tế thị trường” của Nguyễn
Tiến Quốc; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa lối sống với việc xây dựng lối
sống hiện nay” của Trương Minh Dục…
Đỗ Huy trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người,
phát triển giáo dục, nâng cao dân trí” khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
luôn coi các vấn đề của con người, các công việc của con người, sự nghiệp
trồng người là mục tiêu, là mối quan tâm thường trực, là trách nhiệm vẻ vang
trong cuộc đời hoạt động của mình.
Chưa có thống kê chính thức, nhưng chúng ta đều biết có rất nhiều
công trình của người nước ngoài nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ
năm 1923, lần gặp đầu tiên với Nguyễn Ái Quốc, nhà thơ Xôviết Nhà báo,
Osip Emilyevich Mandelstam đã có ấn tượng sâu sắc, viết ra lời nhận xét:
“một thứ văn hóa không phải là văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa
của tương lai”. Gần 10 năm sau, đầu những năm 30, luật sư Lôdơbai cũng


16
có nhận xét như vậy: Tống Văn Sơ (tên của Bác năm ấy) là một người văn
hóa cao (E. Côbêlép, 1985). Kỷ niệm 100 năm (1890-1990) ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã xét theo quyết định số 18C 4351 “về
việc tổ chức kỷ niệm những vĩ nhân và những sự kiện đã để lại dấu ấn trong
quá trình phát triển của nhân loại…, những nhà trí thức lỗi lạc và danh nhân
văn hóa…”.
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tên Chủ tịch Hồ
Chí Minh là một “ẩn số” của báo chí nước ngoài thời bấy giờ. Tạp chí Time
số ngày 9-9-1946 có bài “Hồ Chí Minh là ai?” (Ho Chi Minh, Who are You?)
cho rằng, Bác là một nhân vật “rất kỳ lạ”. Bài báo đã tóm tắt cuộc đời họat
động tìm đường cứu nước của Bác từ năm 1911 đến những năm 1930. Cũng
trên tờ Time, Stanley Karnow - nhà báo và là tác giả cuốn Việt Nam - Một lịch
sử viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc

áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh
Bác Hồ hiền lành giản dị”. Tác giả cho rằng bề ngoài giản dị như vậy, nhưng
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm, suốt đời
đấu tranh cho một mục đích duy nhất: Mang lại độc lập tự do cho dân tộc
mình. Sau này, cũng chính Tạp chí Time đã bình chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh
là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20 [107].
Khi Bác qua đời, Bưu điện Washington-một trong những tờ báo có số
phát hành và ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ có bài viết cho rằng: “Không một nhà
hoạt động lớn nào trong thập kỷ cách mạng dân tộc đầy sôi động này lại sống
lâu, có ảnh hưởng lớn trên thế giới, thực hiện nhiều sách lược đường lối với
nhiều thách thức to lớn” giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một nhà thơ nổi
tiếng người Haiti sinh sống tại Cuba, từng sang thăm Việt Nam năm 1961 và
được Bác Hồ tiếp đón, khi trở về Cuba đã viết:


17
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đem lại tự do cho Việt Nam, là nhà
tư tưởng đã biết vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ
thể của đất nước mình, Người còn là một nhà thơ lớn thực sự...
Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của
thế giới ở đâu, sự chiến thắng của chân lý trên Trái đất ở đâu, ở đâu
có mùa xuân, xin hãy đến thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
sự tồn tại điển hình của một anh hùng trong thời đại chúng ta...
[107].
Etmong Misơlê (người được ủy nhiệm tiếp Hồ Chí Minh ở Paris năm
1946), nhận định về Hồ Chí Minh: Đó là một người cộng sản theo lý tưởng.
Ông chắc chắn là một người chấp nhận cách mạng cộng sản chủ nghĩa…
nhưng trong tự do. Năm 1946, qua sự kiện Hội nghị Fontainebleau, danh họa
Picasso đã gặp gỡ khi Bác là thượng khách của Chính phủ Pháp. Ông Vũ
Đình Huỳnh (thư ký riêng của Bác) đã kể lại lời Picasso thích thú nói về bức

tranh Bác vẽ người phu xe gầy gò kéo một người Âu bụng phệ trên tờ Le
Paria (Người cùng khổ) là: “Chỉ mấy nét vẽ này, ta đã thấy một tư tưởng lớn,
một tâm hồn lớn tàng ẩn bên trong. Nếu như anh (Bác Hồ) tiếp tục con đường
hội họa thì cũng có thể là một danh họa. Nhưng, hôm nay anh Nguyễn đã là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đi đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập, tự
do của một dân tộc”.
Cố Tổng thống Chile Xanvado Agiende đã phát biểu về Bác:
Đằng sau vẻ bề ngoài mềm mỏng của Ông là một tinh thần quật
cường, dũng cảm, bất khuất… Lúc đầu người phương Tây chỉ cười
bộ quần áo của Ông, song rồi nhiều người nhận rõ rằng bộ quần áo
đặc biệt của Ông chứng tỏ cho dù bất cứ ở đâu, giữa những người
thượng lưu hay giữa đám đông quần chúng, không bao giờ Ông
quên mình là người trong quần chúng của đất nước Việt Nam yêu


18
quý của mình… Nếu ai muốn tìm một từ có thể tóm gọn tất cả cuộc
đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là một sự hết sức giản dị và
hết sức khiêm tốn của Ông.
Nhà báo Mỹ Harrison S.Salisbury sau khi được gặp Bác, đã viết: Cụ
sống giản dị và khắc khổ tại căn buồng phụ nhỏ và đơn sơ sau dinh toàn
quyền cũ ở Hà Nội, rất lịch thiệp khi uống trà với khách (tặng một bông hồng
đối với khách nữ, nói một câu đùa hài hước đối với khách nam), tất cả đều là
nhân tố của thần thoại và truyền thuyết… Nghiên cứu về 60 năm hoạt động
cách mạng của Bác Hồ, nhà báo Mỹ viết: “Người Mỹ thường nghĩ về Hồ Chí
Minh qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam và qua những dính líu của Mỹ… Cụ
đã bằng phương pháp nào đó, đưa toàn bộ kỹ thuật quân sự Mỹ đến đường
cùng trong một cuộc chiến đấu không tiền khoáng hậu giữa chàng David và
tên khổng lồ Goliath thời hiện nay”. Ông Houari Boumediene (Chủ tịch hội
đồng Bộ trưởng nước Cộng Hòa nhân dân Algeria) đã viết: Chủ tịch Hồ Chí

Minh là người mở đầu cho cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trong thế
giới thứ ba để tự giải phóng mình khỏi ách kìm kẹp của chủ nghĩa thực dân và
chủ nghĩa đế quốc. Tổng thống Sekou Toure của Guinea cũng viết: Xuất sắc
và dũng cảm người anh Hồ Chí Minh là tấm gương tốt đẹp đối với các dân tộc
Á

- Phi trong cuộc đấu tranh cao cả chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ

nghĩa thực dân cũ và mới [108].
Trong bài viết “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” trên Tạp chí
In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng sự ngưỡng mộ của ông với
Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc
ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước
và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam,
một người có phẩm chất phi thường. Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại
trong bài “Con phượng hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến


×