Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá không gian kiến trúc các trường trung học cơ sở tại quận tây hồ, hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.99 MB, 115 trang )

I O

V

OT O

Â

N

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TÔ THỊ VÂN ANH

ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI

N V N TH

KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


I O

V

OT O


Â

N

----------------------------------

TÔ THỊ VÂN ANH
KHOÁ: 2017 - 2019

ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kiến trúc công trình
Mã số: 60.58.01.02

N V N TH
N

IH
P

KIẾN T
N

ÔN T NH

N KHOA H

.T . THIỀ V N HOAN

NH N

ỦA HỦ TỊ H H I ỒN

HẤM

Hà Nội - 2019

NV N


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp
lãnh đạo và nhà trường, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dậy tại khóa Cao học Kiến
trúc 2017 trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đến nay em đã chuẩn bị hoàn thành
luận văn tốt nghiệp với những vốn kiến thức của bản thân và sự chỉ dạy, giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại
học Kiến trúc, Khoa đào tạo sau Đại học.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Thiều Văn Hoan trong suốt
thời gian nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn các thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Kiến Trúc 2017 đã
tạo điều kiện và cung cấp những kiến thức quý báu cho em trong quá trình thực hiện
luận văn cũng như quá trình công tác sau này.
Em xin cảm ơn Viện Tiêu chuẩn – Điển hình hoá Xây dựng, Viện Kiến trúc
Quốc gia đã giúp đỡ em trong suốt quá trình sưu tầm tài liệu.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.

Học viên

Tô Thị Vân Anh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tô Thị Vân Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu .............................................................................................1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
* Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................2
* Các thuật ngữ và khái niệm: .................................................................................2
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................3
NỘI DUNG
Chƣơng 1. THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI ..........................................4
1.1 Quận Tây Hồ và mạng lƣới các trƣờng trung học cơ sở tại quận Tây Hồ Hà

Nội.. ................................................................................................................................. 4
1.1.1 Vị trí địa lý và dân số quận Tây Hồ Hà Nội .....................................................4
1.1.2 Tình hình Kinh tế - Xã hội và Văn hoá của quận Tây Hồ ................................7
1.1.3 Tình hình giáo dục các trường trung học cơ sở tại quận Tây Hồ Hà Nội ......11
1.2 Quy hoạch hệ thống các trƣờng trung học cơ sở của quận Tây Hồ Hà Nội . 16
1.2.1 Đặc điểm mạng lưới các trường trung học cơ sở tại quận Tây Hồ Hà Nội ....16
1.2.2 Khảo sát một số trường trung học cơ sở tại quận Tây Hồ Hà Nội .................18
1.3 Những nội dung cần đánh giá ............................................................................. 32


Chƣơng 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ VỀ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI .......33
2.1 Cơ sở khoa học ..................................................................................................... 33
2.1.1 Định hướng phát triển giáo dục trung học ......................................................33
2.1.2 Những tiêu chí đánh giá trường trung học đạt chuẩn quốc gia. .....................34
2.2 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 36
2.2.1 Tâm lý học sinh trung học cơ sở .....................................................................36
2.2.2 Đặc điểm thể chất, nhân trắc học của học sinh trung học ..............................38
2.2.3 Các yếu tố tác động đến không gian kiến trúc trường trung học cơ sở quận
Tây Hồ Hà Nội ..........................................................................................................42
2.3 Kinh nghiệm trong nƣớc về xây dựng trƣờng trung học ................................ 45
2.3.1 Trường Marie Curie Hà Nội ...........................................................................45
2.3.2 Trường phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark - Hưng Yên ..............................49
2.3.3 Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi Academy .................................................54
2.4 Những nghiên cứu về đánh giá không gian kiến trúc các trƣờng THCS tại
quận Tây Hồ Hà Nội đã công bố ............................................................................... 57
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC TRƢỜNG THCS
QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI .......................................................................................58
3.1 Quan điểm, mục tiêu đánh giá không gian kiến trúc trƣờng trung học Quận
Tây Hồ .......................................................................................................................... 58

3.1.1 Quan điểm ........................................................................................................... 58
3.1.2 Mục tiêu ............................................................................................................... 58
3.1.3 Nguyên tắc ........................................................................................................... 59
3.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá không gian kiến trúc các trƣờng trung học cơ sở
tại quận Tây Hồ Hà Nội ............................................................................................. 59
3.2.1 Tiêu chí về vị trí và quy mô ................................................................................ 59
3.2.2 Tiêu chí về kiến trúc ngoài nhà ........................................................................... 61
3.2.3 Tiêu chí về phòng học, phòng chức năng .......................................................... 63
3.2.4 Tiêu chí về thẩm mỹ phù hợp với lứa tuổi trung học ........................................ 68


3.2.5 Tiêu chí về môi trường học tập cho học sinh ..................................................... 69
3.3 Đánh giá về hiện trạng mạng lƣới các trƣờng trung học cơ sở tại quận Tây
Hồ Hà Nội hiện nay ..................................................................................................... 70
3.3.1 Về hiện trạng phân bố ......................................................................................... 70
3.3.2 Về hiện trạng quy hoạch mạng lưới ................................................................... 72
3.4 Đánh giá hiện trạng quy mô trƣờng THCS ở các quận nội thành Hà Nội ... 72
3.5 Đánh giá về kiến trúc các trƣờng trung học cơ sở tại quận Tây Hồ Hà Nội
hiện nay ......................................................................................................................... 75
3.5.1 Về địa điểm phù hợp ........................................................................................75
3.5.2 Về quy hoạch, mặt bằng tổng thể ....................................................................77
3.5.3 Về không gian hoạt động ngoài trời ...............................................................79
3.5.4 Về hình thức kiến trúc .....................................................................................80
3.5.5 Về nội thất phòng học, phòng chức năng ........................................................84
3.5.6 Về vật liệu xây dựng công trình ......................................................................89
3.6 Đánh giá không gian kiến trúc trường THCS Tứ Liên ................................89
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................................................94
* Kết luận ....................................................................................................................... 94
* Kiến nghị .................................................................................................................... 95


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

CNTT

Công nghệ thông tin

HS

Học sinh

MN

Mầm non

THCS

Trung học cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học


CVA

Chu Văn An

TL

Tứ Liên

XL

Xuân La

NT

Nhật Tân

AD

An Dương

ĐT

Đông Thái

PT

Phú Thượng

QA


Quảng An


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ, bảng biểu

Trang

sơ đồ
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ đánh giá về giáo dục của người dân quận Tây

11

Hồ
Sơ đồ 1.1 Hệ thống giáo dục quốc dân

14

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ và tác động qua lại giữa nhà trường và xã

15

hội
Sơ đồ 2.1 Các yếu tố tác động đến kiến trúc trường Trung học cơ

44

sở trên địa bàn quận Tây Hồ – Thành phố hà nội

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố mạng lưới trường THCS ở các phường
trong quận Tây Hồ Hà Nội

72


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên sơ đồ, bảng biểu

Trang

bảng, biểu
Bảng 1.1

Dữ liệu khí hậu của Hà Nội [18]

6

Bảng 1.2 Chỉ số phát triển con người ở Việt Nam đến năm 2020

9

Bảng 1.3 Số lượng trường, giáo viên học sinh trung học cơ sở

18

quận Tây Hồ Hà Nội năm 2017-2018
Bảng 1.4 Danh sách các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận


21

Tây Hồ
Bảng 1.5 Thống kê diện tích sử dụng đất các trường THCS trong

29

Quận Tây Hồ
Bảng 1.6 Thống kê cơ sở vật chất các trường THCS Quận Tây Hồ
Bảng 3.1 Bảng số liệu thống kê tổng hợp về trường THCS trong

30-31
71

quận Tây Hồ Hà Nội[18]
Bảng 3.2 Bảng so sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật[18]

71

Bảng 3.3 So sánh chỉ tiêu kỹ thuật trung bình quận với TCVN

73

Bảng 3.4 So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật trung bình các trường

74

THCS trong quận với TCVN thiết kế trường trung học
Bảng 3.5 Các dạng bố cục cơ bản của trường THCS quận Tây Hồ

Hà Nội

77-78


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
Hình 1.1

Bản đồ thành phố Hà Nội

5

Hình 1.2

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của quận Tây Hồ

9

Hình 1.3

Thu ngân sách trên địa bàn của quận

9


Hình 1.4

Đầu tư cơ sở kỹ thuật hạ tầng của quận

9

Hình 1.5

Bản đồ quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn

18

Quận Tây Hồ
Hình 1.6

Vị trí trường trung học cơ sở Phú Thượng

19

Hình 1.7

Mặt bằng tổng thể trường THCS Phú Thượng

19

Hình 1.8

Ảnh khảo sát Trường THCS Phú Thượng


Hình 1.9

Vị trí trường trung học cơ sở Xuân La

20

Hình 1.10

Mặt bằng tổng thể trường THCS Xuân La

20

Hình 1.11

Ảnh khảo sát Trường THCS Xuân La

21

Hình 1.12

Vị trí trường trung học cơ sở Đông Thái

22

Hình 1.13

Mặt bằng tổng thể trường THCS Đông Thái

22


Hình 1.14

Ảnh khảo sát Trường THCS Đông Thái

Hình 1.15

Vị trí trường trung học cơ sở Chu Văn An

19-20

22-23
23


Hình 1.16

Ảnh khảo sát Trường THCS Chu Văn An

24

Hình 1.17

Vị trí trường trung học cơ sở An Dương

24

Hình 1.18

Ảnh khảo sát Trường THCS An Dương


25

Hình 1.19

Vị trí trường trung học cơ sở Tứ Liên

25

Hình 1.20

Mặt bằng tổng thể trường THCS Tứ Liên

25

Hình 1.21

Ảnh khảo sát Trường THCS Tứ Liên

26

Hình 1.22

Vị trí trường trung học cơ sở Quảng An

27

Hình 1.23

Mặt bằng tổng thể trường THCS Quảng An


27

Hình 1.24

Ảnh khảo sát Trường THCS Quảng An

27

Hình 1.25

Vị trí trường trung học cơ sở Nhật Tân

28

Hình 1.26

Mặt bằng tổng thể trường THCS Nhật Tân

28

Hình 1.27

Ảnh khảo sát Trường THCS Nhật Tân

28

Hình 2.1

Các kích thước tiêu chuẩn của con người


41

Hình 2.2

Một số kích thước nhân trắc học cơ thể học sinh

41

Hình 2.3

Phối cảnh trường Marie Curie Hà Nội

45

Hình 2.4

Phòng học bộ môn trường Marie Curie Hà Nội

46

Hình 2.5

Sân chơi bóng rổ và nhà tập đa năng trường Marie Curie

47

Hà Nội
Hình 2.6

Phòng học,hội trường đa năng trường Marie Curie Hà Nội


47


Hình 2.7

Khu căng tin hiện đại trường Marie Curie Hà Nội

Hình 2.8

Mặt bằng các tầng trường Marie Curie Hà Nội

Hình 2.9

Mặt cắt các tầng trường Marie Curie Hà Nội

49

Hình 2.10

Trường phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark

50

Hình 2.11

Khuôn viên trong trường phổ thông Đoàn Thị Điểm

51


47
48-49

Ecopark
Hình 2.12

Khoảng không xanh giữa các dãy nhà học trường phổ

51

thông Đoàn Thị Điểm Ecopark
Hình 2.13

Hành lang nối giữa các khối chức năng

51

trường phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark
Hình 2.14

Không gian bên trong lớp học trường phổ thông Đoàn Thị

52

Điểm Ecopark
Hình 2.15

Phòng học bộ môn trường phổ thông Đoàn Thị Điểm

52


Ecopark
Hình 2.16

Thư viện trường phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark

53

Hình 2.17

Sân bóng đá đạt chuẩn FIFA cho sân bóng đá 7 người

53

Hình 2.18

Khu nhà ăn, nhà vệ sinh cho học sinh

54

Hình 2.19

Khu phòng ngủ cho các học sinh bán trú

54

Hình 2.20

Phối cảnh khối lớp học Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi


55

Academy
Hình 2.21

Nhà biểu diễn Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi Academy

55


Hình 2.22

Nhà thể thao đa năngTrường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi

56

Academy
Hình 2.23

Bể bơi Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi Academy

56

Hình 2.24

Các phòng học lí thuyết Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi

56

Academy

Hình 2.25

Các phòng học bộ môn Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi

56

Academy
Hình 2.26

Thư viện Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi Academy

57

Hình 2.27

Canteen Trường Song Ngữ Quốc Tế Hanoi Academy

57

Hình 2.28

Sơ đồ dây chuyền công năng trường trung học cơ sở

57

Hình 3.1

Một số dạng bố cục tổng mặt bằng

60


Hình 3.2

Minh họa mặt bằng bố trí nội thất, kích thước phòng học

64

Hình 3.3

Mặt bằng phòng giáo dục nghệ thuật, phòng ngoại ngữ

65

Hình 3.4

Mặt bằng bố trí nội thất phòng tin học

65

Hình 3.5

Minh họa mặt bằng bố trí nội thất phòng thiết bị giáo dục,

66

phòng hoạt động Đoàn, Đội
Hình 3.6

Minh họa mặt bằng bố trí nội thất thư viện


66

Hình 3.7

Minh họa mặt bằng bếp nấu + phòng ăn

67

Hình 3.8

Minh họa cách bố trí khu vệ sinh

68

Hình 3.9

Bảng màu [10]

69

Hình 3.10

Bán kính phục vụ trường THCS phường Phú Thượng

76


Hình 3.11

Bán kính phục vụ trường THCS phường Xuân La


76

Hình 3.12

Sân trường tại trường THCS Đông Thái

79

Hình 3.13

Sân trường tại trường THCS Phú Thượng

79

Hình 3.14

Môi trường ngoại thất trường THCS Chu Văn An

80

Hình 3.15

Môi trường ngoại thất trường THCS Xuân La

80

Hình 3.16

Hình thức kiến trúc một số trường THCS trong quận


81

Hình 3.17

Hình thức kiến trúc một số cổng trường THCS trong quận

82

Hình 3.18

Ví dụ minh hoạ về trường THCS

83

Hình 3.19

Một số phòng học, phòng chức năng các trường THCS

85

trong Quận
Hình 3.20

Phòng học xuống cấp tại trường THCS Chu Văn An

86

Hình 3.21


Hành lang có dấu hiệu rêu mốc trường THCS Chu Văn

87

An
Hình 3.22

Cổng trường chung cổng vào đình trường THCS Tứ Liên

90

Hình 3.23

Nhà để xe các em học sinh trường THCS Tứ Liên

90

Hình 3.24

Trường vào dịp ngày lễ

91

Hình 3.25

Sân trường Trường THCS Tứ Liên

92

Hình 3.26


Trường THCS Tứ Liên tận dụng hành lang chứa đồ dùng

92

học tập
Hình 3.27

Phòng học trường THCS Tứ Liên

92-93


1

MỞ ĐẦU
*

Lý do chọn đề tài
Giáo dục – đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn phát triển văn hóa

truyền thống và truyền bá văn minh nhân loại. Trong những thập kỷ qua, nền giáo
dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp
phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng,
bảo vệ và đổi mới đất nước. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kiến
trúc việt nam trong những năm gần đây, đã có sự quan tâm nhất định đến kiến trúc
trong trường học. Đối với cấp bậc trung học, lứa tuổi này đang trong giai đoạn
chuyển tiếp từ lứa tuổi bắt đầu hình thành rõ tính cách và có khả năng biểu lộ cảm
xúc mạnh mẽ, bên cạnh tiêu chí về kiến thức đơn thuần thì những yêu cầu về thể
chất, giao tiếp, nhận thức với cộng đồng cũng vô cùng quan trọng đối với các em.

Trong những năm gần đây Hà Nội đẩy mạnh về phát triển xây dựng trường
học, nhưng thực trạng cho thấy các tiêu chí về không gian, kiến trúc, cảnh quan
mới chỉ đáp ứng về nhu cầu tối thiểu trong các trường học. Kiến trúc trường học và
không gian kiến trúc trường học, đặc biệt là trường trung học cơ sở tại quận Tây
Hồ Hà Nội có những ưu điểm, đồng thời lộ rõ sự cứng nhắc, máy móc, dập khuôn
cùng một mô tuýp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn mà chưa sáng tạo và linh hoạt cho
một đối tượng trung học cơ sở. Các công trình phụ trợ, không gian kiến trúc cảnh
quan… chưa có điều kiện thực hiện đồng thời, nên nhiều công trình trường trung
học cơ sở còn có kiến trúc chắp vá, thiếu đồng bộ.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Đánh giá không gian kiến trúc các trường
trung học cơ sở tại quận Tây Hồ, Hà Nội” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn,
rút ra bài học kinh nghiệm đối với loại hình trường trung học phù hợp với tâm sinh
lý học sinh và nhu cầu xã hội trong thời kỳ phát triển đô thị tại Hà nội hiện nay.
*

Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu đánh giá không gian kiến trúc trường trung học cơ sở tại quận
Tây Hồ Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng học tập tại các trường trung học cơ sở
đồng thời tác động tích cực đến các trường khác trong khu vực Hà Nội.


2

*

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc trường trung học cơ sở công
lập( gồm 8 trường công lập).


- Phạm vi nghiên cứu: Quận Tây Hồ, Hà Nội.
*

Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát,thu thập thông tin, số liệu.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp đánh giá, tổng hợp (đánh giá, tổng hợp nguồn tài liệu, số liệu
liên quan, đánh giá cơ sở hạ tầng của quận…).
*

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Góp phần nhận diện, rút ra bài học kinh nghiệm đối với loại hình trường
trung học phù hợp tâm sinh lý học sinh và nhu cầu của xã hội trong thời kỳ phát
triển đô thị tại Hà Nội.

- Đóng góp giá trị lý luận và thực tiễn nhằm chắt lọc kinh nghiệm thực tế xây
dựng và định hướng cho những giải pháp tổ chức không gian kiến trúc trường trung
học trong tương lai.
*

Các thuật ngữ và khái niệm:

Không gian kiến trúc: Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, “ Không gian
kiến trúc” có thể hiểu là chỉ những không gian được tạo lập có bàn tay can thiệp của
con người, do sự sáng tạo của kiến trúc sư, được giới hạn bởi không gian nội thất,
không gian ngoại thất, phục vụ cho những hoạt động công cộng của học sinh trung
học cơ sở.

Trường trung học cơ sở: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 6 đến lớp 9,
bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân
viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy
và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm
trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà
nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.


3

*

Cấu trúc luận văn

 Phần Mở đầu.
 Phần Nội dung gồm:
- Chương 1. Thực trạng về không gian kiến trúc các trường trung học cơ sở tại
Quận Tây Hồ Nà Nội.

- Chương 2. Cơ sở khoa học để đánh giá không gian kiến trúc các trường trung
học cơ sở quận Tây Hồ Hà Nội.

- Chương 3. Đánh giá không gian kiến trúc trường trung học cơ sở trên địa bàn
Quận Tây Hồ Hà Nội.

 Phần Kết luận & Kiến nghị: tóm tắt các kết quả đã đạt được và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu.



4

NỘI DUNG
Chƣơng 1. THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN TÂY HỒ HÀ NỘI
1.1

Quận Tây Hồ và mạng lưới các trường trung học cơ sở tại quận Tây Hồ

Hà Nội
1.1.1 Vị trí địa lý và dân số quận Tây Hồ Hà Nội
a.

Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Quận Tây Hồ có toạ độ địa lý 210415 vĩ độ Bắc, 1054843 kinh
Đông, nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích
khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận[23].
- Phía Đông giáp quận Long Biên;
- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy;
- Phía Nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ
có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.
- Phía Bắc và phía đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu
vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ
công truyền thống.
* Diện tích dân số: Tây Hồ là quận lớn thứ 4 về diện tích đất tự nhiên sau
quận Hà Đông, Long Biên và Hoàng Mai). Quận có khoảng 2.401 ha trong tổng số
hơn 17.878 ha (chiếm 13,4%) diện tích đất khu vực nội thành Hà Nội.
Dân số: Quận gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An,
Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng. Năm 2009 dân số Quận Tây Hồ là 130.639 người,

mật độ dân số 5.443,3 người /km2, quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất trong
các quận nội thành.
Quận được thành lập từ các phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo
Nghị định số 69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ Việt Nam và được
xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch – văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên
của Hà Nội.


5

Hình 1.1: Bản đồ thành phố Hà Nội [22].
Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều
nghề thủ công truyền thống.
b.

Yếu tố khí hậu

Quận Tây Hồ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết mang đặc thù
nóng ẩm, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
Do đặc điểm vị trí địa lý, Quận Tây Hồ thuộc Hà Nội có khí hậu đặc trưng của
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9: khí hậu nóng, ẩm, nhiệt độ cao có khi lên
tới 37 - 380C, năm cao nhất nhiệt độ lên đến 42°C.


6

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 của năm sau, khí hậu khô hanh, nhiệt độ
xuống thấp ở cuối mùa vào tháng 2, tháng 3, có mưa nhỏ kèm gió Đông Nam đem

theo khí hậu ẩm gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con người. Tuy nhiên do
nằm gần bờ biển phía đông nên mùa đông ấm áp hơn các vùng khác ở phía Bắc.
Bảng 1.1: Dữ liệu khí hậu của Hà Nội [20]
Tháng

Trung
bình cao
°C (°F)

1

2

3

19. 20. 22.
7

1

9

4

5

27.2 31.4

6


7

8

9

32. 33. 32. 31.
9

1

3

2

10

11

12

Năm

28.8 25.3 22.0 27.2

Trung
bình

16. 17.


ngày, °C 4

2

20 23.9 27.4

28. 29. 28. 27.
9

2

6

5

24.9 21.5 18.2 23.6

(°F)
Trung
bình
thấp, °C

14. 15. 18.
3

3

1

18


19

34

21.7 24.6

26. 26. 26. 24.
1

3

0

9

22.3 18.9 15.6 21.2

(°F)
Lƣợng
mƣa,
mm
(inches)

105

(0.7 (0.7 (1.3 (4.13
1)

5)


4)

)

165
(6.5)

266 253 274 243 156

59

20

(10. (9.9 (10. (9.5 (6.14 (2.32 (0.79
47) 6) 79) 7)

)

)

)

1.61
1
(63,4
3)

- Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (vào tháng 4, tháng 10) vì thế
có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa: xuân, hè, thu, đông.


- Thời gian dễ chịu nhất trong năm ở thành phố này là mùa thu (từ đầu tháng 9
đến cuối tháng 11), tiết trời thời gian này chuyển khô, mát. Bên cạnh những cơn


7

mưa ngắn đầu mùa thu mang lại sự sạch sẽ cho phố phường, bầu trời trong và nắng
nhẹ nhưng không chói chang [20].
Thời tiết giao mùa của Hà Nội phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe học tập của
học sinh, do vậy việc rèn luyện thể chất cho mỗi học sinh vô cùng quan trọng. Do
đó để phù hợp với thời tiết của Hà Nội, các công trình trong trường học cần phải
đảm bảo thông thoáng về không gian về mùa hè và ấm áp về mùa đông, tuy nhiên
vẫn cần đảm bảo che chắn tốt khi gặp thời tiết bất lợi.
1.1.2 Tình hình Kinh tế - Xã hội và Văn hoá của quận Tây Hồ
* Đặc điểm dân cƣ
Theo thống kê đến năm 2009 dân số Quận Tây Hồ là 130.639 người, mật độ
dân số 5.443,3 người /km2, khá thấp so với các đô thị khác ở Việt Nam[23].
Dân cư trong khu vực phân bố không đều, các phường thuộc nội thành cũ mật
độ dân số khá cao như: phường Bưởi; phường Yên Phụ; phường Thụy Khuê. Ở khu
vực này, nhà cửa, đường phố được xây dựng khang trang, hiện đại và nếp sống dân
cư đô thị đã hình thành từ lâu. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các
hoạt động thương mại - dịch vụ, phục vụ đời sống dân cư và thực tế hiện nay các
ngành thương mại - dịch vụ cũng phát triển tập trung ở các phường này. Một số
phường trước đây thuộc ngoại thành mật độ dân số thấp hơn, trong đó Xuân La,
Nhật Tân, Quảng An. Ở khu vực này, kiến trúc nhà ở, đường giao thông có sự pha
trộn giữa đô thị và nông thôn.
* Đặc điểm Kinh tế
Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh.
Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá

trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm;
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng
16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội II đề ra[23].
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch
vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành:
Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%[23].


8

Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ
thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây
Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện
đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn
nhân lực và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội
của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
Định hướng phát triển kinh tế xã hội 2020 chú trọng đến phát triển con người.
Về Giáo dục - Đào tạo và nghiên cứu khoa học: Nâng cao trình độ giáo dục phổ cập
toàn dân lên mức phổ thông trung học. Mạng lưới nhà trường phổ thông mở rộng
và nâng cấp nhằm trang bị tri thức và phương tiện nâng cao kĩ năng ứng dụng. Mức
chi tiêu công cộng cho giáo dục tăng lên, tới năm 2020 đạt 4,5%-5% GDP, khi đó
tác động của sự thay đổi này tới cơ sở vật chất, trường lớp là rất lớn.
Bảng 1.2: Chỉ số phát triển con người ở Việt Nam đến năm 2020 [19].
Các chỉ số

Năm 1997

Năm 2020

GDP/ đầu người (PPP,USD)


1.630

6.000-7.000

Tuổi thọ trung bình

67,4

75

Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở

25%

80%-85%

Chỉ tiêu công cộng cho giáo dục (% GDP)

2,7

4,5-5,0

19,5%

35%

Tỷ lệ dân đô thị



9

Hình 1.2: Tỉ lệ gia
tăng dân số tự
nhiên của quận
Tây Hồ[23].

Hình 1.3: Thu
ngân sách trên địa
bàn của quận[23].

Hình 1.4: Đầu tư
cơ sở kỹ thuật hạ
tầng của
quận[23].


10

Yêu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới không chỉ đòi hỏi về số lượng mà
còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua
ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát
triển các loại sản phẩm, dụch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao.
Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nguồn nhân lực có trình độ. Đất nước còn
thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo
chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục.
* Đặc điểm về văn hoá
Xưa kia vùng đất Tây Hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Trước năm
1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Đến năm

1961, vùng đất Tây Hồ một phần thuộc về khu phố Ba Đình và một phần đất thuộc
về huyện Từ Liêm cũ.
Tây Hồ là một vùng đất có bề dày lịch sử, luôn gắn liền với sự phát triển của
Thăng Long - Hà Nội. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, các thế hệ nhân
dân vùng Tây Hồ luôn mang trong mình truyền thống yêu nước, anh dũng chống
giặc ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động và xây dựng truyền thống văn hóa
mang đậm bản sắc quê hương.
Với tinh thần quyết tâm xây dựng Quận phát triển toàn diện vững chắc, phát
huy thành tích đã đạt được và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ
thống chính trị và các nguồn lực, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân quận Tây Hồ
luôn luôn nỗ lực, phấn đấu xây dựng phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành dịch vụ, du lịch gắn với lợi thế của Hồ Tây. Cùng với đó, tập trung xây dựng,
tôn tạo nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên, môi trường của Hồ
Tây và vùng phụ cận; tiếp tục xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại để
thực sự đưa Tây Hồ trở thành một trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô.
Tóm lại, trong thời kỳ Đổi mới, dân cư ở vùng ven Hồ Tây đã có nhiều thay
đổi. Gắn liền với lịch sử hình thành lâu đời của khu vực, vùng ven Hồ Tây có đặc
điểm là nguồn dân cư gốc chiếm khá đông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình


×