Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thoát nước phường cửa đông, quận hoàn kiếm, hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

ĐỖ DŨNG HIỆP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỐT NƯỚC
PHƯỜNG CỬA ĐƠNG, QUẬN HỒN KIẾM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

ĐỖ DŨNG HIỆP
KHOÁ 2017-2019

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỐT NƯỚC
PHƯỜNG CỬA ĐƠNG, QUẬN HỒN KIẾM, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS HỒNG VĂN HUỆ

Hà Nội– 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ quý báu của GS.TS. Hồng Văn Huệ, người đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn tơi
trong suốt q trình nghiên cứu đề tài.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa sau Đại học
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy cô trong Hội đồng Khoa học đã cho tôi
những chỉ dẫn quý giá, đã nhiệt tình hướng dẫn và giảng dạy những kiến thức bổ
ích cho tơi trong q trình học tập và tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
lãnh đạo đơn vị đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Dũng Hiệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung

thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Dũng Hiệp


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh, sơ đồ

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3
* Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỐT NƯỚC
PHƯỜNG CỬA ĐƠNG, QUẬN HỒN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI........ 4
1.1. Khái quát chung về quận Hồn Kiếm và phường Cửa Đơng.................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý: .................................................................................................... 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên: ....................................................................................... 6
1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội: .............................................................................. 7
1.1.4. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật. ........................................................................... 8
1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước quận Hồn Kiếm và phường Cửa Đơng
...................................................................................................................................... 8

1.2.1. Hiện trạng hệ thống thốt nước quận Hồn Kiếm. ..................................... 8
1.2.2. Hiện trạng hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng.................................... 9
1.3. Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước phường Cửa Đông ..................15


1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thốt nước phường Cửa
Đơng. ......................................................................................................................15
1.3.2. Thực trạng quản lý kỹ thuật hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng .....23
1.3.3. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống thốt nước
phường Cửa Đơng .................................................................................................28
1.4. Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và thực trạng quản lý hệ thống thốt nước
phường Cửa Đơng...................................................................................................31
1.4.1 Đánh giá hiện trạng hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng. ..................31
1.4.2 Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng......34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỐT NƯỚC PHƯỜNG CỬA ĐƠNG, QUẬN HỒN KIẾM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ..............................................................................................................37
2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................37
2.1.1. Các yêu cầu trong quản lý hệ thống thốt nước đơ thị..............................37
2.1.2. Hồ điều tiết ngầm trong hệ thống thoát nước. ...........................................38
2.1.3. Tách mỡ trong hệ thống thoát nước ...........................................................44
2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý .................................................46
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................47
2.2.1 Hệ thống văn bản phápluật do Quốc hội, Chính phủ ban hành ................47
2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm cấp Bộ ..........................................................48
2.2.3. Hệ thống văn bản do thành phố Hà Nội ban hành ....................................48
2.2.4. Quy hoạch không gian phường Cửa Đông đến năm 2030.......................49
2.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................53
2.3.1. Kinh nghiệm thế giới...................................................................................53
2.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam...............................................................................55

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THOÁT NƯỚC PHƯỜNG CỬA ĐƠNG, QUẬN HỒN KIẾM, HÀ NỘI. .58


3.1. Đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật để nâng cao hiệu quả thốt nước
phường Cửa Đơng, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội..............................58
3.1.1. Giải pháp quản lý nạo vét bùn căn, rác thải trên hệ thống thoát nước .....58
3.1.2. Giải pháp quản lý cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước ..........................63
3.1.3. Giải pháp quản lý đấu nối thoát nước ........................................................64
3.1.4. Giải pháp quản lý tách dầu mỡ ...................................................................65
3.1.5. Giải pháp quản lý hồ điều tiết ngầm. .........................................................66
3.2. Đề xuất giải pháp điều chỉnh cơ cấu tổ chức và bổ sung cơ chế, chính
sách quản lý hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng, quận Hồn Kiếm,
thành phố Hà Nội ....................................................................................................66
3.2.1. Giải pháp điều chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thốt nước phường
Cửa Đơng ...............................................................................................................66
3.2.2. Điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách trong quản lý thốt nước
phường Cửa Đơng .................................................................................................72
3.2.3. Đề xuất nâng cao năng lực cán bộ thoát nước phường Cửa Đông. .........73
3.3. Đề xuất giải pháp tham gia của cộng đồng trong quản lý thốt nước
phường Cửa Đơng...................................................................................................76
3.3.1. Các tổ chức xã hội tham gia quản lý thoát nước .......................................76
3.3.2. Tham vấn cộng đồng trong các dự án liên quan đến thoát nước phường77
3.3.3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức người dân về thốt nước và vệ
sinh mơi trường ......................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................82
Kết luận: .................................................................................................................82
Kiến nghị: ...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BQLDA

Ban quản lý dự án

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trường

BXD

Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

GIS

Hệ thống thơng tin địa lý

GPRS

Dịch vụ vơ tuyến gói tổng hợp


GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTTN

Hệ thống thoát nước

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản



Nghị định

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết định

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TXL

Trạm xử lý

TNT

Thoát nước thải

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình


Tên hình

Hình 1.1

Quận Hồn Kiếm và phường Cửa Đơng
Biểu đồ ngày có lượng mưa lớn nhất năm 2018 tại
Hoàn Kiếm.
Bản đồ hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng
những năm 1960
Sơ họa thốt nước phường Cửa Đơng những năm
1990
Bản đồ thốt nước phường Cửa Đông năm 2018
Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống thốt nước phường
Cửa Đơng
Sơ đồ tổ chức Cơng ty TNHH MTV Thốt nước Hà
Nội.
Hệ thống giám sát lượng mưa

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9

Trang
5
7

9
10
11
15
20
25
26

Hình 2.3

Hệ thống giám sát mực nước
Ứng dụng HSDC maps với cảnh báo điểm ngập,
theo dõi lượng mưa, tìm đường giao thơng tránh
các điểm ngập
Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước
Ngập tại ngã 5 Đường Thành – Bát Đàn – Nhà
Hỏa
Ngập tại phố Phùng Hưng
Các hình ảnh về tác hại của dầu mỡ thải với hệ
thống thốt nước
Biến đổi khí hậu
Vật liệu Crosswave và mơ hình lắp đặt bể điều tiết
ngầm
Cấu tạo bể tách dầu mỡ tại các nhà hàng

Hình 2.4

Cấu tạo bể tách dầu mỡ từ các cửa hàng sửa xe

45


Hình 2.5

46

Hình 2.7

Bể tách dầu mỡ ngoài thực tế
Quy hoạch sử dụng đất phường Cửa Đơng đến
năm 2030
Quy hoạch thốt nước phường Cửa Đơng

Hình 2.8

Hồ điều tiết ngầm tại tỉnh Ishikawa, Nhật Bản

53

Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 2.1
Hình 2.2

Hình 2.6

27
28

33
34
34
39
41
45

50
51


Hình 2.9

Hồ điều tiết ngầm tại tỉnh Kanazawa, Nhật Bản

54

Hình 2.10

Thiết bị tách dầu mỡ do hang Parco sản xuất

55

Hình 2.11

Hồ điều tiết ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Lắp đặt thiết bị tại bếp ăn cơng ty Thốt nước Hà
Nội
Lắp đặt thiết bị tại hộ gia đình
Quy trình thu gom xử lý, làm khô và sử dụng bùn

cặn
Cấu kiện rãnh 3 trong 1
Đề xuất bổ sung cơ cấu tổ chức cơng ty Thốt
nước Hà Nội

56

Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3

57
57
61
63
67


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não của Việt Nam, hệ thống thoát
nước khu vực trung tâm cơ bản được xây dựng từ thời Pháp thuộc bằng các hệ
thống cống vòm xây gạch đã trải qua hơn 100 năm. Qua quá trình vận hành
đưa vào sử dụng, gần đây nhất dự án thốt nước và cải thiện mơi trường thành
phố Hà Nội giai đoạn 1 và 2 được triển khai với sự hợp tác của JICA và
UBND Thành phố Hà Nội. Dự án triển khai phần nào giảm bớt được căng

thẳng mỗi khi có mưa.
Tuy nhiên trong thời gian qua, tốc độ phát triển đơ thị hố diễn ra bùng
nổ với một tốc độ lớn trong một thời gian ngắn, công tác quản lý quy hoạch
không sát sao, không đồng bộ với hạ tầng, các sơng hồ bị lấp hoặc lấn
chiếm.Vì vậy diện tích mặt nước các hồ điều hịa bị sụt giảm đáng kể so với
trước đây.Việc đơ thị hóa dẫn đến nhiều khu vực trước đây là đồng ruộng đã
biến thành các khu đô thị mới, sự phát triển của các khu đô thị nhưng chưa
chú trọng đến phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật nên không đáp ứng yêu cầu
cần thiết. Mặt khác, khi xây dựng đô thị, bê tơng hóa bề mặt càng làm giảm
khả năng tự thấm của nước xuống đất, mặt khác do khí hậu biến đổi qua từng
năm, thời tiết ngày càng bất thường, các trận mưa với lưu lượng lớn diễn ra
ngày càng dày đặc gây áp lực lớn lên khả năng thoát nước của thành phố Hà
Nội.
Phường Cửa Đông thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm là khu vực trung
tâm của Thành phố Hà Nội. Đây là khu vực có hệ thống thốt nước tương đối
đầy đủ với các tuyến cống thoát nước được xây dựng và bổ sung qua các dự
án thoát nước, tuy nhiên do là thượng lưu của hệ thống thốt nước, khoảng
cách tới hai nguồn xả là sơng Tơ Lịch và sông Kim Ngưu là tương đối dài,
mặt khác khu vực có cốt cao độ tự nhiên thấp hơn các khu vực xung quanh từ


2

(0,9-1,9)m tạo thành lòng chảo thu nước từ các lưu vực khác nên trong một
khu vực với diện tích khoảng 14ha có tới điểm úng ngập cố hữu chưa giải
quyết được trong nhiều năm. Tình hình nước thải khu vực phường Cửa Đông.
Để giải quyết vấn đề này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả thốt
nước thành phố, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý thoát nước phường Cửa Đơng, quận Hồn Kiếm, Hà
Nội”.

* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả thốt nước, giải
quyết tình trạng ngập và cải thiện mơi trường phường Cửa Đơng, quận Hồn
Kiếm, Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng, Quận
Hồn Kiếm.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin tài liệu về
hiện trạng kỹ thuật và thực trạng hệ thống thốt nước.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá so sánh và nghiên cứu đề
xuất giải pháp quản lý hệ thống.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết để xây dựng cơ sở khoa học cho
các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đi trước về
quản lý hệ thống thoát nước.
- Phương pháp chuyên gia thơng qua các hội thảo để góp ý cho hồn
thiện luận văn.


3

- Phương pháp bản đồ.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước dược đề
xuất trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn
có thể làm cơ sở cho quản lý hiệu quả hệ thống thoát nước của Phường Cửa
Đơng, Quận Hồn Kiếm, và có thể sử dụng trong nghiên cứu khoa học và đào

tạo chuyên ngành cấp thoát nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp được hồn thiện sẽ giúp cho chính
quyền Phường Cửa Đơng cũng như đơn vị thoát nước quản lý hệ thống thoát
nước của Phường được hiệu quả, góp phần xây dựng một khu vực thân thiện,
hài hịa với thiên nhiên và mơi trường, đem lại cho cư dân khu vực cuộc sống
tốt hơn và tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản lý hệ thống thốt nước phường Cửa
Đơng, quận Hồn Kiếm, Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nâng cao hiệu quả thốt nước
phường Cửa Đơng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả thốt nước phường Cửa Đơng, quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
PHƯỜNG CỬA ĐƠNG, QUẬN HỒN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái quát chung về quận Hoàn Kiếm và phường Cửa Đơng [25][26].
Quận Hồn Kiếm nằm ở trung tâm của Thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp
quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam
giáp quận Hai Bà Trưng. Dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sơng Hồng, bên
kia sơng (phía Đơng) là Quận Long Biên. Quận tập trung nhiều đầu mối giao
thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm
với các quận, các tỉnh, thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu
phát triển kinh tế - văn hoá và du lịch.
Đây là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý

Nhà nước (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên địa bàn tồn
Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà
riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các
văn phịng đại diện nước ngồi, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã
hội - tơn giáo, Hồn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của
Thành phố.
Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối
giao lưu hàng hố của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như:
Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như
Hàng Gai, Hàng Bơng, Hàng Ngang, Hàng Đào... Hồn Kiếm đã và đang trở
thành trung tâm thương mại lớn của Thủ đơ Hà Nội.
Chợ đêm Đồng Xn - một hình thức dịch vụ thương mại mới - tuy
đang trong giai đoạn hình thành nhưng nếu phát huy có hiệu quả thì khơng
những khẳng định vị trí trung tâm thương mại của Hồn Kiếm mà cịn là một
nhân tố thu hút khách du lịch.


5

Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trị trung tâm hành chính, chính
trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hồn Kiếm có nhiều điều kiện cho
phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1. Vị trí địa lý.

Hình 1.1.Quận Hồn Kiếm và phường Cửa Đơng [25]
Phường Cửa Đơng thuộc quận Hồn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Phường Cửa Đơng nằm ở phía Tây quận Hồn Kiếm, phía bắc giáp
phường Hàng Mã, phía đơng bắc giáp phường Hàng Bồ, phía đơng nam giáp
phường Hàng Gai, phía nam giáp phường Hàng Bơng, phía tây giáp phường
Điện Biên, quận Ba Đình.

Phường Cửa Đơng có 7 tuyến phố: Cửa Đơng, Hàng Điếu, Hàng Da,
Đường Thành, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Tố, Nhà Hỏa, 4 đoạn phố đi


6

qua Bát Đàn, Hàng Gà, Lý Nam Đế, Phùng Hưng và 01 chợ Hàng Da (nay là
Trung tâm thương mại Hàng Da).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.
a. Diện tích:
Đây là một phường nằm trong khu vực phố cổ có diện tích: 0,14km2.
b. Địa hình:
Địa hình tại phường có cao độ mặt đường khơng đồng đều tạo thành
lịng chảo trũng cục bộ, thấp hơn cao độ xung quanh khoảng 0,85-1,9m (điểm
thấp nhất trên phố Đường Thành có cao độ 8,08m, trên phố Phùng Hưng có
cao độ 7,96, cao độ tại phố Hàng Bông tại ngã tư Quán Sứ là 9,95m, cao độ
tại phố ngã năm Hàng Gà - Nhà Hỏa là 8,99m, cao độ tại phố Lý Nam Đế là
8,98m);
c. Điều kiện khí hậu.
Phường Cửa Đơng có điều kiện khí hậu chung của Thành phố Hà Nội,
thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh và có thể phân ra
thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt độ trung bình cao nhất là 38C, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến
tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ
8C đến 10C.Độ ẩm trung bình trong năm: 84,5%., Lượng mưa trung bình năm
2018 của Hà Nội là 1700mm và lượng mưa năm 2018 tại Hoàn Kiếm là
1540mm với lượng mưa lớn nhất vào tháng 7 là 370mm trong đó có 5 ngày
có lượng mưa lớn hơn 60mm/ngày vào các ngày 12/5(69mm), 20/7(88,3),
12/8(62,3mm), 28/8(74,5mm), 18/9(78mm)



7

Hình 1.2: Biểu đồ ngày có lượng mưa lớn nhất năm 2018 tại Hoàn Kiếm[19]
1.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội:
Phường Cửa Đông là một trong 10 phường của quận Hoàn Kiếm nằm
trong khu vực khu phố cổ Hà Nội (gồm các phường Cửa Đông, Hàng Bạc,
Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một
phần của hai phường Lý Thái Tổ và Hàng Bông).
Cùng các phường khu phố cổ, Cửa Đơng có các cơng trình xây dựng
chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa hàng, mật độ xây dựng cao,đan xen hỗn hợp
giữa kiến trúc truyền thống, kiến trúc thuộc địa và hiện đại. đường giao thơng
nhỏ và ngắn, có nhiều di tích lịch sử, văn hố, kiến trúc cổ cịn được lưu giữ,
bảo tồn thể hiện nét đặc trưng văn hoá Thăng Long nghìn năm văn hiến…
Phường có 22 tổ dân phố, 12 khu dân cư.
Dân số (đến cuối năm 2017) có 7.926 nhân khẩu [11]
Về kinh tế: Cửa Đông phát triển kinh tế theo xu hướng đẩy mạnh hoạt
động thương mại, dịch vụ, du lịch.
Trên địa phận phường Cửa Đơng có 2 di tích được Bộ Văn hố - Thể
thao – Du lịch cấp bằng cơng nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia là
Chùa Kim Cổ (73 phố Đường Thành và Đền Hoả Thần số 30 phố Hàng Điếu.


8

1.1.4. Giao thông đô thi.
Phường Cửa Đông thuộc khu vực trung tâm Thành phố Hà Nội, nơi đây
đã được đầu tư khá đầy đủ các hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật
Đối với hệ thống giao thơng, gồm có:
- Đường sắt quốc gia:Tuyến đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc

và Đơng Bắc chạy song song với phố Phùng Hưng là tuyến đường đơn, khổ
đường sắt 1m. Đây là đoạn đường sắt từ ga Trần Quý Cáp đến ga Long Biên.
- Đường bộ:Trên địa bàn phường có 7 tuyến phố bao gồm: Cửa Đông,
Hàng Điếu, Hàng Da, Đường Thành, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Tố,
Nhà Hỏa và 3 đoạn phố đi qua Hàng Gà, Bát Đàn, Lý Nam Đế, Phùng Hưng
Đây là khu vực phố cổ nên các tuyến phố có chiều dài ngắn, mặt cắt
ngang đường 7-12m trải bê tông nhựa. Trên các tuyến phố đã có đầy đủ hệ
thống thốt nước, chiếu sáng.
1.2. Hiện trạng hệ thống thốt nước quận Hồn Kiếm và phường Cửa
Đơng [19]
1.2.1. Hiện trạng hệ thống thốt nước quận Hồn Kiếm.
Đặc điểm hệ thống thốt nước hiện trạng tại quận Hồn Kiếm là hệ
thống thoát nước chung (bao gồm thoát nước chung cho cả nước thải và nước
mưa). Nhưng xét về thực chất là hệ thống thốt nước mưa có tiếp nhận cả các
loại nước thải sinh hoạt, dịch vụ.
Đây là khu vực trung tâm của Thủ đô nên hệ thống thoát nước đa số
được xây dựng từ thời Pháp và được cải tạo qua một số dự án thoát nước của
Hà Nội.
Hướng thốt chính ra sơng Tơ Lịch và sơng Kim Ngưu, trong đó
khoảng 20% lưu vực thốt về sơng Tơ Lịch và 80% thốt về lưu vực sơng
Kim Ngưu.


9

Trong địa bàn quận có duy nhất hồ Hồn Kiếm với diện tích 11ha. Hiện
trạng hồ Hồn Kiếm có 5 tuyến cống thoát nước mưa đổ vào với tiết diện nhỏ
(BxH=0,3x0,3 ÷ D400). Các tuyến cống chỉ phần nào giải quyết một phần
nhỏ nước mưa từ tuyến đường xung quanh hồ đổ vào.
1.2.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước phường Cửa Đơng.


Hình 1.3.Bản đồ hệ thống thốt nước phường Cửa Đông năm 1960 [19]


10

Hình 1.4. Sơ họa thốt nước phường Cửa Đơng những năm 1990 [19]


11

Hình 1.5.Bản đồ thốt nước phường Cửa Đơng năm 2018


12

Hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng bao gồm hệ thống thốt nước
tại các tuyến phố:
Cửa Đơng: Tuyến cống D600, D800 chiều dài 174m chạy giữa đường
từ trước cửa số nhà 57A phố Cửa Đơng đổ vào tuyến cống vịm
BxH=(1,0x1,5)m trên phố Hàng Gà. Vị trí ga bể tại ngã tư Cửa Đơng - Phùng
Hưng Từ có các hướng tuyến thoát ra phố Đường Thành, Phùng Hưng. Đoạn
cống D600 từ ngã tư Cửa Đông - Phùng Hưng đến số nhà 37 phố Phùng Hưng
có chiều dài 38m bị sập tắc được bổ sung thêm một làn bên trái đảm bảo khả
năng thốt nước cho tồn tuyến. Sát hai bên vỉa hè của tuyến phố đã có hệ
thống rãnh B=0,4m thu nước mặt đường, hệ thống rãnh được đổ vào cống
chính giữa đường bằng các tuyến cống ngang D400.
Nhà Hỏa: Tuyến cống D600 chiều dài 120m chạy giữa đường từ trước
cửa số nhà 31 phố Nhà Hỏa đổ vào tuyến cống vòm BxH=(1,0x1,5)m trên
phố Hàng Gà. Sát hai bên vỉa hè của tuyến phố đã có hệ thống rãnhB=0,25m

thu nước mặt đường, hệ thống rãnh được đổ vào cống chính giữa đường bằng
tuyến cống ngang D400.
Bát Đàn: Trên phố sát hai bên vỉa hè có hệ thống rãnh B=0,25m thu
nước mặt đường, hệ thống rãnh được thoát nước đổ vào tuyến cống D600,
cống vòm trên phố Đường Thành.
Trục Hàng Gà – Hàng Điếu – Hàng Da: Đây là trục thoát nước chính
của khu vực. Tuyến cống vịm BxH=(1,0x1,5)m thốt nước từ lưu vực
phường Hàng Mã, Hàng Bồ chạy qua khu vực phường Cửa Đơng với chiều
dài khoảng 80m. Tuyến cống vịm được xây dựng từ thời Pháp đã có tuổi thọ
khoảng 100 năm. Năm 2011 khi xây dựng Trung tâm thương mại Hàng Da
vướng tuyến cống vòm, tuyến cống được phá dỡ và thay thế nắn tuyến bằng


13

tuyến cống D1500 với hướng thoát nước ra phố Hàng Da và đổ vào tuyến
cống vòm trên phố Tràng Thi.
Khi cải tạo thoát nước theo dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, trên
trục thoát nước này, được bổ sung tuyến cống với tiết diện D600 từ số 58 phố
Hàng Gà đến ngã tư Hàng Nón – Hàng Điếu với chiều dài 180m, D1000 từ
ngã tư Hàng Nón – Hàng Điếu đến trước cửa Chợ Hàng da với chiều dài 95m,
D1250 từ trước cửa Hàng Da đổ vào tuyến cống vòm trên phố Tràng Thi với
chiều dài khoảng 550m. Trục thoát nước này chủ yếu thoát nước cho lưu vực
phường Hàng Gai và một phần nhỏ phường Cửa Đông.
Trên trục thốt nước này, đã có hệ thống rãnh gom hai bên hè thốt
nước vào trục chính thơng qua các tuyến cống ngang D400
Đường Thành: Tuyến cống D600 có chiều dài 35m bắt đầu từ ngã tư
Cửa Đông -Phùng Hưng đổ vào tuyến cống vịm BxH=(0,6x0,6)m có chiều
dài 73m tới ngã 5 Đường Thành – Bát Đàn, từ ngã 5 Đường Thành – Bát Đàn
tuyến cống vòm tăng tiết diện BxH=(0,6x1,0)m và đổ vào cống vòm

BxH=(1,0x1,5)m trước cửa chợ Hàng Da.
Tại ngã 5 Đường Thành - Bát Đàn có thêm tuyến cống D600 chạy dọc
phố bên phía nhà lẻ đổ ra phố Hàng Nón và thốt vào tuyến cống vịm
BxH=(1,0x1,5)m trên phố Hàng Điếu
Trên phố đã có hệ thống rãnh gom hai bên hè thốt nước vào trục chính
thơng qua các tuyến cống ngang D400.
Phùng Hưng: Tuyến cống bản (1,2x0,8)m bắt đầu từ ga bể tại ngã tư
Phùng Hưng – Cửa Đông chạy dọc trên vỉa hè sát đường tàu, tuyến cống có
chiều dài 530m thốt vào tuyến cống vịm BxH=(1,3x1,1)m trên phố Trần
Phú.


14

Phía bên số nhà lẻ có hệ thống rãnh B=0,25m thu gom nước mưa thoát
vào tuyến cống giữa đường bằng các tuyến cống ngang D300, cống hộp
BxH=(0,6x0,7)m.
Nguyễn Quang Bích: Trên phố hai bên vỉa hè có hệ thống rãnh
B=0,4m thu nước mặt đường, hệ thống rãnh được thoát nước đổ vào cống trên
phố Phùng Hưng.
Nguyễn Văn Tố: Trên phố có tuyến cống hộp BxH=(0,6x0,4)m chạy
giữa đường với chiều dài 180m, đây là tuyến cống thốt nước chính cho khu
vực chợ Hàng Da. Hai bên hè đã có hệ thống rãnh gom hai bên hè thốt nước
vào trục chính thơng qua các tuyến cống ngang D300, D400.
Lý Nam Đế: Trên phố có tuyến cống D600 chạy giữa đường đổ vào
tuyến cống trên phố Trần Phú. Hai bên hè đã có hệ thống rãnh gom hai bên hè
thốt nước vào trục chính thông qua các tuyến cống ngang D300, D400.
Qua đánh giá hiện trạng HTTN khu vực thuộc 02 lưu vực thoát nước
chính của Thành phố Hà Nội: lưu vực sơng Kim Ngưu và sông Tô Lịch cụ thể
như sau:

Hướng xả sông Kim Ngưu:
* Phố Đường Thành:
- Tuyến cống vịm kích thước (BxH=0,6x0,6)m bắt đầu từ ngã 5 Cửa
Đông – Đường Thành→ BxH=0,6x1,0m→ cống D1500 trước chợ Hàng Da
→ cống vòm (1,0x1,5) phố Hàng Da → Quán Sứ → Tràng Thi → Quang
Trung → Lý Thường Kiệt → Hàng Bài → Trần Hưng Đạo → Phan Chu
Trinh → Lị Đúc → sơng Kim Ngưu;
* Phố Hàng Gà, Hàng Điếu:
- Tuyến cống vòm kích thước BxH=1,0x1,5m chạy dọc phố Hàng Gà,
Hàng Điếu nằm sát bên phía SN chẵn → cống D1500 trước chợ Hàng Da nói
trên → sơng Kim Ngưu;


15

- Tuyến cống mới lắp đặt theo dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2:
D600 chạy giữa đường bắt đầu từ ngã ba Hàng Gà – Nhà Hỏa → D600,
D1000 Hàng Điếu → D1250 Đường Thành → Phủ Doãn → Tràng Thi →
sông Kim Ngưu;
Hướng xả sông Tô Lịch:
- Tuyến cống bản BxH=(1,2x0,8)m chạy trên vỉa hè bên phía đường sắt
bắt đầu từ ngã năm Phùng Hưng – Cửa Đơng → cống vịm phố Trần Phú →
cống Trịnh Hồi Đức → cống hóa mương Hào Nam → sơng Tơ Lịch.
1.3. Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước phường Cửa Đông
1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thốt nước phường Cửa
Đơng.
Theo Quy định phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực Kinh tế Xã hội trên địa bàn TP Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội ban hành theo
Quyết định số 11/2011/QÐ-UBND thì cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thốt nước được thống nhất quản lý từ trên xuống dưới như sau :
Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống thốt nước phường Cửa Đơng [21]


Các cấp quản lý nhà nước quản lý nhà nước quản lý về mặt tài sản, các
cơng trình thốt nước nước và xử lý nước thải, phân cấp quản lý từ UBND


×