Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ MẠNH CƯỜNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------

VŨ MẠNH CƯỜNG
KHÓA: 2017 - 2019

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý đô thị và công trình
60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ NGỌC HÙNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập tại Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội, tôi và các học viên đã được các thầy cô giáo trong khoa tận tình
hướng dẫn, truyền cho những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa
học vô cùng quý báu. Điều này giúp tôi tự tin và vững vàng hơn để tiếp tục
nghiên cứu, tìm tòi và phát triển sự nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn từ đáy
lòng tới các thầy cô.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
Phó Giáo sư, TS. Hồ Ngọc Hùng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và
cung cấp cho tôi nhiều thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình tôi
thực hiện luận văn này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Xây dựng Vĩnh
Phúc; Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc;
UBND thành phố Phúc Yên; Phòng Quản lý đô thị thành phố Phúc Yên đã
cung cấp cho tôi những thông tin chi tiết cụ thể cũng như các số liệu chính
xác, sơ đồ bảng biểu … để tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019

Vũ Mạnh Cường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ đề tài “Giải pháp quản lý mạng
lưới đường đô thị thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Mạnh Cường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài: .................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu:............................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 2
* Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 2
* Kết quả nghiên cứu: ................................................................................. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................. 2
* Các khái niệm về Mạng lưới đường đô thị, thuật ngữ liên quan ............... 3
* Cấu trúc luận văn: .................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ..... 6
1.1. Khái quát chung về thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .............. 6
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ....................................................... 6
1.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội ................................................................ 9
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc ...................................................................................................... 16
1.2. Thực trạng mạng lưới đường đô thị thành phố Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc ............................................................................................. 19
1.2.1. Thực trạng giao thông đô thị thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
.............................................................................................................. 19
1.2.2. Thực trạng quy hoạch mạng lưới đường đô thị thành phố Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................... 22
1.3. Thực trạng quản lý đường đô thị thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc ...................................................................................................... 26


1.3.1. Thực trạng quản lý quy hoạch giao thông thị thành phố Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc. ...................................................................................... 26
1.3.2. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng đường đô thị thành phố Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................. 28
1.3.3. Thực trạng bộ máy quản lý, công tác quản lý khai thác, bảo trì
mạng lưới đường đô thị thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ............... 28
1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý đường đô thị .... 30
1.4. Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm trong quản lý mạng lưới
đường đô thị thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ........................... 31
1.4.1. Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm trong quản lý quy hoạch giao
thông đô thị ........................................................................................... 31
1.4.2. Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm trong quản lý đầu tư xây dựng
đường đô thị .......................................................................................... 34

1.4.3. Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm trong quản lý, khai thác và bảo
trì đường đô thị ...................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ...... 38
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ... 38
2.1. Về quản lý đường đô thị ............................................................... 38
2.1.1. Về quy hoạch giao thông trong đô thị .......................................... 38
2.1.2. Về thiết kế đường đô thị ............................................................... 41
2.1.3. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý đường đô thị .................. 45
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý mạng lưới đường đô thị .. 46
2.1.5. Vai trò của cộng đồng trong quản lý mạng lưới đường đô thị ...... 47
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý mạng lưới đường đô thị ...................... 48
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương ........................ 48
2.2.2. Các văn bản pháp quy của tỉnh Vĩnh Phúc ban hành .................... 50


2.2.3. Định hướng quy hoạch và xây dựng mạng lưới đường đô thị thành
phố Phúc Yên ........................................................................................ 52
2.3. Kinh nghiệm quản lý của một số đô thị trên thế giới và đô thị trong
nước ...................................................................................................... 56
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý tại một số đô thị trong nước ....................... 58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG
LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH
PHÚC....................................................................................................... 62
3.1. Quan điểm, nguyên tắc của quản lý mạng lưới đường đô thị
thành phố Phúc Yên ............................................................................ 62
3.2. Giải pháp về quản lý kỹ thuật ...................................................... 63
3.2.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch giao thông đô thị ........................ 63
d. Giải pháp về quản lý thiết kế đường đô thị ......................................... 68
3.2.3. Giải pháp quản lý đầu tư xây dựng đường đô thị .......................... 72
3.2.4. Giải pháp về quản lý, khai thác, bảo trì đường đô thị ................... 75

3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý ........................................................ 76
3.3.1. Phân công, phân cấp quản lý đường đô thị. .................................. 76
3.3.2. Nâng cao năng lực của cơ quan thực hiện công tác quản lý, bảo trì
đường đô thị .......................................................................................... 77
3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý đường đô thị.. 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 83
Kết luận ................................................................................................ 83
Kiến nghị .............................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 85


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BOT

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT

Xây dựng - chuyển giao

BTO

Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

BXD


Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

ĐĐT

Đường đô thị

ĐT

Đô thị

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GTVT

Giao thông vận tải

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


HTGT

Hệ thống giao thông

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KTXH

Kinh tế - xã hội



Nghị định


Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

NXB

Nhà xuất bản

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QCXDVN


Quy chuẩn xây dựng Việt nam



Quyết định

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHXD

Quy hoạch xây dựng

QLDA

Quản lý dự án

QLĐT

Quản lý đô thị

QLQH

Quản lý quy hoạch

QPPL

Quy phạm pháp luật


SXD

Sở Xây dựng

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND


Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Bảng 1.1.

Tên bảng, biểu
Bảng thống kê các tuyến đường giao thông nội thị chính
thành phố Phúc Yên

Bảng 2.1.

Quy định về các loại đường trong đô thị

Bảng 2.2.

Số chỗ đỗ xe ô-tô con tối thiểu

Bảng 2.3.


Phân cấp đường ô tô đô thị

Bảng 2.4.

Các trị số giới hạn thiết kế bình đồ và mặt cắt dọc đường

Bảng 2.5.

Giảm độ dốc trên đường cong

Bảng 2.6.

Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình

Tên hình

Hình 1.1.

Sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chức năng

Hình 1.2.

Sơ họa mối liên hệ vùng tỉnh Vĩnh Phúc và TP Phúc Yên


Hình 1.3.

Sơ đồ địa giới hành chính thành phố Phúc Yên

Hình 1.4.

Ảnh Công ty Honda Việt Nam

Hình 1.5.

Ảnh Công ty Toyota Việt Nam

Hình 1.6.

Ảnh trung tâm thương mại Đồng Sơn

Hình 1.7.

Ảnh trung tâm thương mại Phúc Yên

Hình 1.8

Ảnh Khu nhà ở thành phố Phúc Yên

Hình 1.9

Ảnh Trụ sở Thành ủy Phúc Yên

Hình 1.10 Ảnh Bệnh viện Trung ương 74
Hình 1.11 Ảnh Bệnh viện Phúc Yên

Hình 1.12 Ảnh trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
Hình 1.13 Ảnh trường THPT Phúc Yên
Hình 1.14 Ảnh trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Hình 1.15 Ảnh trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên
Hình 1.16 Sơ đồ quy hoạch xây dựng thành phố Phúc Yên
Hình 1.17 Sơ đồ quy hoạch giao thông vận tải thành phố Phúc Yên
Hình 1.18. Sơ đồ QLQH giao thông đô thị tại SXD Vĩnh Phúc
Hình 1.19. Sơ đồ QLQH giao thông đô thị tại UBND TP Phúc Yên
Hình 1.20. Sơ đồ tổ chức quản lý ĐĐT của Sở GTVT Vĩnh Phúc
Hình 1.21. Sơ đồ tổ chức quản lý ĐĐT của UBND thành phố Phúc Yên
Hình 1.22. Ảnh đường Trần Phú sau khi mở rộng không còn vỉa hè
Hình 1.23. Ảnh xe ô tô đỗ dưới lòng đường do thiếu bãi đỗ xe tĩnh tại


Số hiệu
hình

Tên hình
thành phố Phúc Yên

Hình 1.24.
Hình 1.25.
Hình 1.6.

Ảnh bãi đỗ xe tĩnh trên đường Hoàng Quốc Việt chưa hợp lý
nên không có xe vào đỗ
Ảnh đào đường để đặt cống thoát nước thải trên đường Trần
Phú
Ảnh đầu tư không đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật


Hình 1.27. Ảnh đường thi công dở dang do vướng mắc BT, GPMB
Hình 2.1.

Minh họa quy hoạch các tuyến LRT và BRT đô thị Vĩnh Phúc

Hình 2.2.

Ảnh ga tàu điện ngầm của Singapore (MRT)

Hình 2.3.

Ảnh tàu điện bánh sắt tốc độ cao tại Brussels

Hình 2.4.

Ảnh cầu sông Hàn, thành phố Đà Nẵng

Hình 2.5.

Sơ đồ mạng lưới đường chính thành phố PleiKu

Hình 3.1.

Mẫu bố trí HTKT trên vỉa hè rộng ≤3m và 4,5m

Hình 3.2.

Mẫu bố trí HTKT trên vỉa hè rộng 5,0m và 6,0m

Hình 3.3.


Mẫu bố trí HTKT trên vỉa hè rộng 5,0m và 6,0m

Hình 3.4.

Thiết kế mẫu bó vỉa hè, đan rãnh

Hình 3.5.

Thiết kế mẫu hố trồng cây


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Mạng lưới đường đô thị là một trong những vấn đề trọng yếu nhất và có ảnh
hưởng trực tiếp đối với chất lượng của đô thị. Một đô thị là trung tâm chính trị,
hành chính, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục có các hoạt động dịch vụ, thương
mại sầm uất thì không thể thiếu một mạng lưới đường phát triển đồng bộ, hiện đại.
Mạng lưới đường đô thị đô thị đóng vai trò liên kết giữa giao thông bên
ngoài đô thị với đô thị, giữa các khu chức năng khác nhau trong đô thị và nội bộ
trong từng khu chức năng đó bằng các phương tiện giao thông và người đi bộ.
Lịch sử phát triển đô thị cho thấy mạng lưới đường đô thị là một trong những
yếu tố quyết định để hình thành và xây dựng đô thị. Mạng lưới đường đô thị có ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế nói chung và của đô thị nói riêng. Với vai trò quan trọng như thế, có
thể ví giao thông đô thị như là hệ thống huyết mạch của cơ thể sống.
Thành phố Phúc Yên là thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc. Những năm gần đây,

cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, bộ mặt đô thị của thành phố Phúc
Yên đang dần khởi sắc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dần được đầu tư theo quy
hoạch để đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại III và tương lai là đô thị loại II. Trong
quá trình xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố Phúc
Yên nói chung và mạng lưới đường đô thị nói riêng, ngoài những mặt tích cực thì
vẫn còn tồn tại những bất cập trong các công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản
lý, khai thác và bảo trì, cần được nghiên cứu và có giải pháp để khắc phục.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá, xác định các tồn tại, hạn chế và đề xuất
các giải pháp quản lý khắc phục các tồn tại, hạn chế của mạng lưới đường đô thị
hiện hữu của thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là cần thiết để có giải pháp quản
lý mạng lưới đường đô thị của thành phố hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tham gia giao
thông ngày càng tăng của các phương tiện giao thông, đồng thời tăng cường mỹ
quan đô thị cho thành phố.


2

* Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quản lý
mạng lưới đường đô thị hiện hữu của thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng mạng lưới đường đô thị của thành phố
Phúc Yên; các hoạt động quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới đường đô
thị của thành phố Phúc Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi địa giới hành chính của thành phố
Phúc Yên.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng, số liệu thống kê;
- Sử dụng phương pháp kế thừa dựa vào thành quả nghiên cứu của những
người đi trước;

- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp tổng hợp phân tích so sánh.
* Nội dung nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá thực trạng mạng lưới đường đô thị của thành phố Phúc
Yên; xác định các tồn tại, hạn chế cần khắc phục;
- Tìm hiểu cơ sở khoa học, thực tiễn kinh nghiệm của các thành phố khác
trong nước, các thành phố trên thế giới và các quy định pháp lý hiện hành để đề
xuất các giải pháp quản lý nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế của mạng lưới
đường đô thị, góp phần nâng cao chất lượng giao thông đô thị của thành phố Phúc
Yên.
* Kết quả nghiên cứu:
Đề xuất được các giải pháp quản lý nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế
trong quản lý mạng lưới đường đô thị, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý mạng
lưới giao thông đô thị của thành phố Phúc Yên.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:


3

- í ngha khoa hc: H thng húa v c th cỏc cn c khoa hc trong qun
lý quy hoch, u t xõy dng, khai thỏc s dng v bo trỡ mng li ng ụ th,
xut iu chnh nhng bt cp trong cụng tỏc qun lý ca cỏc c quan nh nc
nhm qun lý mng li ng ụ th ca thnh ph Phỳc Yờn mt cỏch hiu qu.
- í ngha thc tin: a ra cỏc gii phỏp khc phc cỏc tn ti, hn ch nhm
nõng cao hiu qu qun lý mng li ng ụ th thnh ph Phỳc Yờn, gúp phn
tng cng m quan ụ th, ng thi cú th ỏp dng cho cỏc thnh ph khỏc cú iu
kin tng t nh thnh ph Phỳc Yờn.
* Cỏc khỏi nim v Mng li ng ụ th, thut ng liờn quan
- ụ th l khu vc tp trung dõn c sinh sng cú mt cao v ch yu hot
ng trong lnh vc kinh t phi nụng nghip, l trung tõm chớnh tr, hnh chớnh, kinh

t, vn hoỏ hoc chuyờn ngnh, cú vai trũ thỳc y s phỏt trin kinh t - xó hi ca
quc gia hoc mt vựng lónh th, mt a phng, bao gm ni thnh, ngoi thnh
ca thnh ph; ni th, ngoi th ca th xó; th trn [10]
- ng ụ th l ng trong phm vi a gii hnh chớnh ni thnh, ni th.
[11]
- Mng li ng ụ th phi quy hoch thnh h thng liờn hon nhm
m bo kh nng liờn h nhanh chúng v an ton gia tt c cỏc khu chc nng
trong ụ th; kt ni liờn hon vi cỏc cụng trỡnh giao thụng i ngoi, cỏc khu chc
nng ngoi thnh v vi cỏc im dõn c khỏc. [3]

đ-ờng cao tốc đô thị

đ-ờng phố gom

nút giao thông khác mức

đ-ờng phố chính đô thị

đ-ờng phố nội bộ

khác mức không liên thông

Hỡnh 1.1. S nguyờn tc ni liờn h mng li ng theo chc nng [1]


4

- Đường đô thị (hay đường phố): Là đường bộ trong đô thị bao gồm phố,
đường ôtô thông thường và các đường chuyên dụng khác [1]
- Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây

dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình
kỹ thuật hạ tầng. [3]
- Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình
trên lô đất. [3]
- Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. [3].
- Khái niệm sự tham gia của cộng đồng [6]: Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham
gia của cộng đồng” Theo Clanrence Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư
của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc
duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạch động. Các hoạt động cá nhân
không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng
cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các
dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng
của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng
đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả
kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Mạng lưới đường đô thị: Là tất cả các đường bộ nằm trong phạm vi địa giới
hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Đối với công tác quản lý mạng lưới đường giao thông đô thị trong luận văn nay
đề cấp đến các vấn đề về quản lý quy hoạch, vỉa hè, chỉ giới xây dựng, đầu tư xây
dựng, mạng lưới đường giao thông đô thị thành phố Phúc Yên.


5

Công tác quản lý mạng lưới đường đô thị, bao gồm: Quản lý quy hoạch
mạng lưới đường đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư, quản lý công tác bảo

trì, khai thác sử dụng mạng lưới đường đô thị.
* Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần MỞ ĐẦU VÀ KẾT LUẬN, phần NỘI DUNG của luận văn có 3
chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ
THỊ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Khái quát chung về thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý: Thành phố Phúc Yên trải dài 24 km theo trục bắc – nam, nằm
ở phía đông nam tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp huyện Sóc Sơn và huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội; phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía
Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên; cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 8
km. [21]

Hình 1.2. Sơ họa mối liên hệ vùng tỉnh Vĩnh Phúc và TP Phúc Yên [21]



7

Hình 1.3. Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên [21]
Thành phố Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 phường Đồng
Xuân, Hùng Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắc,


8

Xuân Hòa và 02 xã Cao Minh, Ngọc Thanh; với tổng diện tích tự nhiên là 120,13
km2.
Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi
tập trung các đầu mối giao thông như đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 2
(nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội;
liền kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài; liên kết với cảng biển Hải Phòng qua
Quốc lộ 5 và cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) qua Quốc lộ 18. Những năm gần
đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên
quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố Phúc Yên xích gần hơn với các trung tâm
kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: Hành lang kinh tế
Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. Vai
trò quan trọng của Phúc Yên trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ ngày càng được khẳng định. Tuy vậy, để trở thành một điểm “sáng” hơn
nữa, thành phố cần có những quyết sách mới để đô thị phát triển, một địa bàn chiến
lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đảm bảo một vị thế mới cho thành
phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế. [21]
b) Đặc điểm địa hình, địa chất công trình
Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng, tổng diện tích là 12.029,55 ha,
chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc Thanh, Cao Minh, Xuân
Hoà), diện tích 9.700 ha; vùng đồng bằng gồm các xã, phường: Nam Viêm, Tiền

Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, diện tích 2.300 ha, có hồ
Đại Lải và nhiều đầm hồ khác có thể phát triển các loại hình du lịch.
Nhìn chung, đất đai của Phúc Yên không nhiều, không giàu chất dinh dưỡng
nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội cho nên tài nguyên đất của Thành phố đã trở
thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên khoáng sản quý hiếm của Thành
phố hầu như không có gì ngoài đá granit, nước mặt và nước ngầm phong phú đáp
ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. [21]


9

c) Đặc điểm về khí hậu
Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
bình quân năm là 23oC, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô
và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp đa dạng.
Nhiệt độ không khí có các đặc trưng sau: Cực đại trung bình năm là 20,5oC;
Cực đại tuyệt đối 41,6 oC; Cực tiểu tuyệt đối 3,1 oC. Độ ẩm không khí tương đối
trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.
Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông - Bắc, về mùa hè là Đông - Nam,
vận tốc gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo chu kỳ
thời gian 5 năm là 25 m/s; 10 năm là 32 m/s, 20 năm là 32 m/s. [21]
d) Đặc điểm về thủy văn
Thành phố có sông Ba Hanh, sông Cà Lồ và hồ Đại Lải diện tích 525 ha đã định
hình là khu du lịch; ngoài ra còn có các đầm hồ khác như đầm Láng, đầm Rượu, hồ
Đồng Đầm, hồ Đồng Câu, … có thể phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du
lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. [21].
1.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
a) Dân số:
Thành phố Phúc Yên có 12.013,05 ha diện tích tự nhiên và dân số 155.435

người (tính đến 12/2017).
Mật độ dân số của thành phố đạt khoảng 1.294 người/km2, tốc độ tăng dân
số tự nhiên khoảng 1,1‰ (năm 2017). Dân số của thành phố trong những năm qua
có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị và tăng không nhiều ở nông thôn.
Dân số thường trú khu vực nội thành là 77.835 người, tổng số lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn khu vực
nội thành là 64.436 người; số lượng lao động phi nông nghiệp đang làm việc trong
ngành nghề thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng là 54.642 người; tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp đạt 84,8%. [21]
b) Tình hình kinh tế:


10

Trong quy hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050, thành phố Phúc Yên được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh
Vĩnh Phúc. Hiện nay, thành phố là trung tâm kinh tế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc
với đóng góp ngân sách chiếm 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Năm 2015, tổng
thu ngân sách trên địa bàn là 20.731 tỷ đồng. Trong đó, thu từ doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài là 16.739 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu là 3.719 tỷ đồng. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Phúc Yên là 6,0-6,5%/năm (giai đoạn
2013- 2015). Năm 2015, giá trị sản xuất theo giá hiện hành trên địa bàn đạt
87.328,8 tỷ đồng trong đó: Sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 80.405,5 tỷ đồng,
thương mại dịch vụ đạt 6.467,4 tỷ đồng, nông lâm thủy sản đạt 456 tỷ đồng. Cụ thể
cơ cấu kinh tế của thành phố như sau: Công nghiệp - xây dựng: 90,15%; Thương
mại - Dịch vụ: 9,38%; Nông, lâm nghiệp: 0,47%;
Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đạt 75,2 triệu
đồng/người/năm, cao gấp 1,55 lần bình quân cả nước (cả nước năm 2016 là 48,6
triệu đồng/người/năm), vượt so với quy định từ 1,05 trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo bình
quân 3 năm (2014-2016) của thành phố: 2,57%, thấp hơn so với bình quân của tỉnh

Vĩnh Phúc (3,35%).
b1) Công nghiệp - xây dựng:
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2013 - 2015 đạt
2,84%; tổng giá trị gia tăng theo giá hiện hành đạt 92.673,4 tỷ đồng năm 2015.
Công nghiệp - xây dựng là ngành kinh tế chính của thành phố, chiếm tỷ trọng rất
cao trong cơ cấu kinh tế (91,15%), đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Hiện nay, giá trị sản xuất ngành công nghiệp
thành phố chiếm tới trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (tiếp
theo là thành phố Vĩnh Yên 11,2%, huyện Bình Xuyên 7,4%.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, với cơ chế thu hút đầu tư
đúng đắn, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ ... Phúc Yên đã tận dụng
được tiềm năng, lợi thế, trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư của nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nước; đặc biệt là của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó


11

có những tập đoàn kinh tế nổi tiếng hàng đầu thế giới về sản xuất ôtô, xe máy như
Toyota, Honda... hàng hóa của các công ty này có sức cạnh tranh rất cao, lượng tiêu
thụ hàng hóa vẫn vượt chỉ tiêu đề ra của các nhà máy, sản phẩm cung cấp nhu cầu
cho người dân trong cả nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của thành phố
trong những năm vừa qua rất phát triển, đóng góp tỷ trọng lớn vào giá trị sản xuất
công nghiệp của thành phố Phúc Yên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc, khu vực này chiếm
tới 96% tổng giá trị công nghiệp của thành phố. [16]

Hình 1.4: Công ty HONDA Việt Nam

Hình 1.5: Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam

b2) Thương mại - dịch vụ - du lịch:

Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành thương mại - dịch vụ - du lịch giai đoạn
2013 - 2015 đạt 4%; tổng giá trị gia tăng theo giá hiện hành đạt 8.695.3 tỷ đồng
năm 2015, chiếm 9,38% trong cơ cấu ngành kinh tế. Hoạt động kinh doanh vận tải
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Tỷ lệ các hộ kinh
doanh buôn bán ngày càng gia tăng, tính đến nay trên địa bàn có trên 6.000 đơn vị
đang hoạt động gồm các cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh cá thể. Giá
cả, vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống ổn định, hàng hóa lưu thông, các
dịch vụ xã hội phát triển mạnh. [16]


12

Nhiều trung tâm thương mại, siêu
thị được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn
của nhân dân như: trung tâm thương
mại Phúc Yên Plaza, trung tâm thương
mại Đồng Sơn, trung tâm VLXD và nội
thất Tùng Chi, siêu thị điện máy kết
hợp với mạng lưới chợ thành phố bao
gồm các chợ khu vực trung tâm nội thị
và các xã ngoại thị hầu hết các chợ này
được hình thành từ lâu đáp ứng nhu cầu
mua sắm người dân, tạo nên hoạt động

Hình 1.6: Trung tâm thương mại Đồng Sơn

mua bán khá nhộn nhịp.

Hình 1.74: Trung tâm thương mại Phúc Yên


Với vị trí thuận lợi về giao thông, cùng với sự phát triển của mạng lưới
đường giao thông liên vùng, liên tỉnh qua đô thị. Thành phố có hồ Đại Lải với diện
tích 525 ha là điểm du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh Vĩnh Phúc và vùng thủ đô Hà Nội,
kết hợp với các di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia như: Đền Ngô Miễn,
Đình Đạm Xuyên, Chùa Bảo Sơn, Đình Khả Do, Đình Cao Quang, Chiến khu cách
mạng Ngọc Thanh và cảnh quan sinh thái của các đầm như: Đầm Diệu, Đầm Láng,
sông Cà Lồ ... là điều kiện tốt để phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du
lịch thắng cảnh nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái khi kết hợp với các điểm thăm quan du
lịch khác trong tỉnh. Nhiều dự án đã và đang được đầu tư, khai thác có hiệu quả như
sân golf Đại Lải, khu nghỉ dưỡng Flamingo đạt tiêu chuẩn 5 sao. Trong năm 2018


13

đã thu hút trên một lượng lớn người đến Thành phố tham quan, nghỉ dưỡng, chủ yếu
là khách trong nước và ở các vùng lân cận. [16]
b3) Nông, lâm nghiệp, thủy sản:
Nhìn chung sản xuất nông - lâm - thủy sản trong toàn thành phố đã được quan
tâm đầu tư phát triển, đạt mức tăng trưởng khá. Tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng
tốt trong sản xuất cây trồng, vật nuôi. Mô hình kinh tế trang trại bước đầu hình
thành và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2013 - 2015
đạt 4,0%, tổng giá trị gia tăng theo giá hiện hành đạt 543.8 tỷ đồng năm 2015,
chiếm 0,47% trong tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế. [16]
c. Hiện trạng hệ thống các công trình hạ tầng đô thị và văn hóa - xã hội:
Nhiều công trình trọng điểm đã và đang được thi công và đưa vào sử dụng góp
phần tạo nên bộ mặt mới cho Thành phố trong giai đoạn phát triển và hội nhập.
Điển hình là công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn một số dự án như: cải
tạo nâng cấp tuyến đường nội thị Xuân Hòa, mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Thành phố
Phúc Yên, cải tạo nâng cấp đê sông Cà Lồ, cải tạo các tuyến điện chiếu sáng công

cộng Thành phố, hoàn thành việc thảm nhựa mặt đường tuyến đường khu vực ngoại
thị, xây mới hệ thống cống thoát nước....
- Hiện trạng về nhà ở và công trình công cộng:
* Nhà ở: Trong thời gian gần
đây, chất lượng sống đô thị ngày
một nâng cao, một số dự án khu
nhà ở và công trình nhà dân được
xây dựng mới với hình thức kiến
trúc hiện đại, đẹp mắt, đảm bảo
công năng và tiện nghi góp phần
làm tăng tính thẩm mỹ công trình,
bộ mặt đô thị và chất lượng cuộc
sống người dân từng bước được
nâng cao.

Hình 1.8: Khu nhà ở thành phố Phúc Yên


×