1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
CAO ĐỨC THẮNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
HÀ NỘI – 2019
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
CAO ĐỨC THẮNG
KHÓA 2017 - 2019
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN CÔNG KHỐI
HÀ NỘI - 2019
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và sự tận tình giảng dạy của các thầy, cô
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận
tình của TS. Nguyễn Công Khối đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND thành phố,
Phòng quản lý đô thị và các phòng, ban trong việc thu thập số liệu và các tài
liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Cao Đức Thắng
4
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày
tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Cao Đức Thắng
5
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Dang mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của Đề tài
Cấu trúc của luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ,
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN
1.1. Thành phố Phúc Yên
1.1.1. Sự hình thành và phát triển
1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
1.2. Phòng Quản lý đô thị - thành phố Phúc Yên
1.2.1. Tình hình hoạt động tại phòng Quản lý đô thị (số cán bộ,
máy móc, trang thiết bị, phần mềm áp dụng,…)
1. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng Quản lý đô thị
1.2.3. Mối quan hệ công tác
1.3. Tình hình đầu tư xây dựng sử dụng trên địa bàn thành
phố Phúc Yên
1.3.1. Tình hình đầu tư xây dựng giai đoạn 2016 - 2020
1.3.2. Nguyên tắc phân bổ vốn giai đoạn 2016 - 2020
1.4. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại
phòng Quản lý đô thị
1.4.1. Tình hình công tác thẩm định các dự án đầu tư xây sử dụng
1
1
2
2
3
3
3
3
5
5
5
7
9
9
9
11
11
12
12
13
14
14
6
vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2018
1.4.2. Phân cấp thẩm định dự án đầu tư xây dựng
1.4.3. Thực trạng quy trình, thời gian thẩm định
1.4.4. Thực trạng năng lực cán bộ
1.4.5. Thực trạng công tác phối hợp của các đơn vị liên quan trong
công tác thẩm định
1.4.6. Thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác
thẩm định
1.4.7. Thực trạng phương pháp thẩm định
1.4.8. Thực trạng thẩm định các nội dung của DADTXD
1.4.9. Thực trạng về cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ công tác
thẩm định
1.5. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng của
phòng Quản lý đô thị
1.5.1. Kết quả đạt được
1.5.2. Tồn tại, hạn chế
1.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về đầu tư
2.1.2. Khái niệm Dự án đầu tư
2.1.3. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
2.1.4. Phân loại và phân cấp dự án đầu tư xây dựng
2.1.5. Lập dự án đầu tư xây dựng
2.2. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng
2.2.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu, của công tác thẩm định
DADTXD
2.2.2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư xây dựng
2.2.3. Nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư xây dựng
2.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng
2.2.5. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng
2.2.6. Hồ sơ và thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
2.2.7. Trình tự thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
15
16
19
21
21
23
23
27
28
28
28
29
31
31
31
31
32
32
46
47
47
51
52
53
54
58
60
7
2.2.8. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thẩm định dự án đầu
tư xây dựng công trình.
2.2.9. Các quy định khác có liên quan đến công tác thẩm định dự
án đầu tư xây dựng.
2.3. Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
2.4. Quy định hiện hành có liên quan
2.4.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính
phủ và các Bộ ngành chuyên ngành ban hành.
2.4.2. Văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN
3.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng
công trình của phòng Quản lý đô thị trong thời gian tới.
3.1.1. Định hướng chức năng nhiệm vụ và cơ cấu ề nhân sự của
phòng Quản lý đô thị trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng.
3.1.2. Mục tiêu của phòng Quản lý đô thị trong công tác thẩm
định dự án đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
xây dựng của phòng Quản lý đô thị trong thời gian tới.
3.2.1. Hoàn thiện quy trình công tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng.
3.2.2. Hoàn thiện về phân cấp thẩm định dự án đầu tư xây dựng
công trình.
3.2.3. Hoàn thiện chất lượng của đội ngũ làm công tác thẩm định
dự án đầu tư xây dựng.
3.2.4. Hoàn thiện về hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ
công tác thẩm định.
3.2.5. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
3.2.6. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây
dựng.
3.2.7. Một số giải pháp khác để hoàn thiện
3.3. Đề xuất cơ quan thẩm quyền để thực hiện các giải pháp
61
64
64
65
65
66
68
68
68
69
71
71
77
78
79
81
84
85
89
8
3.3.1. Về số lượng và chất lượng nhân sự
3.3.2. Cơ chế và chính sách
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89
89
93
93
94
9
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Để góp phần quản lý tốt hoạt động đầu tư và xây dựng cần thiết phải
quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư trong đó có lập, thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng.
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng là một yêu cầu không thể thiếu và là
cơ sở để quyết định đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng là một công cụ
quản lý góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Nghị định 59/2015/NĐCP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng đã quy định cụ thể về thẩm quyền, nội
dung, hồ sơ và quy trình thẩm định dự án nhằm kiểm soát các dự án đầu tư
xây dựng theo nguyên tắc tiền kiểm của Nhà nước. Thẩm định dự án được
tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh
tế như: Vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn ngân sách Nhà nước (vốn của
các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, yêu cầu
thẩm định đối với các dự án này khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, tính chất,
nguồn vốn và các chủ thể có thẩm quyền thẩm định.
Ngân sách Nhà nước là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để hiệu quả sử dụng nguồn vốn
này đúng mục đích, hợp lý,…công tác thẩm định đánh giá các dự án đầu tư
xây dựng là rất quan trọng.
Phúc Yên đã được công nhận là thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc tại
Nghị quyết số 484/NQ- UBTVQH14 ngày 07/02/2018 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội. Giai đoạn tới đây, tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như thành phố Phúc Yên
đặc biệt quan tâm, tập trung, ưu tiên nguồn lực cho đầu tư xây dựng; sẽ có
nhiều dự án đầu tư về hạ tầng kỹ thuật - xã hội đô thị được thực hiện nhằm
đáp ứng, hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn về đô thị.
10
Phòng Quản lý đô thị với tư cách là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân
thành phố quản lý nhà nước về Quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hoạt động đầu
tư xây dựng luôn chú trọng tới công tác thẩm định, làm cơ sở quan trọng để
Chủ tịch UBND các xã, phường, UBND thành phố xem xét quyết định đầu tư
các dự án.
Công tác thẩm định phải kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, tính hợp lý,
mức độ chuẩn xác nhiều nội dung của dự án được trình bày, giúp cho việc lựa
chọn những dự án có hiệu quả, có tính khả thi cao. Việc hoàn thiện công tác
thẩm định dự án đầu tư xây dựng là một trong những yêu cầu cần thiết.
Qua quá trình làm việc tại phòng Quản lý đô thị thành phố Phúc Yên
được tiếp cận, kiểm tra hồ sơ, thủ tục pháp lý các dự án đầu tư xây dựng, học
viên nhận thấy công tác thẩm định các dự án đầu tư trên địa
bàn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, cần hoàn thiện: Chưa ban hành quy
trình thẩm định cụ thể; nhiều dự án thẩm định bị chậm muộn, nhầm lẫn đơn
giá khối lượng; chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh tài chính, kinh tế, một số
dự án phải điều chỉnh nhiều lần, thực hiện dở dang,...
Từ những lý do nêu trên, tôi đã tập trung, đi sâu tìm hiểu công tác thẩm
định đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và
quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị, thành phố Phúc Yên”.
Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu về công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng và đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định do phòng Quản lý đô thị
thực hiện.
Nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về
công tác thẩm định các thủ tục, văn bản dự án đầu tư xây dựng.
11
Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư xây
dựng.
Phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại
phòng Quản lý đô thị.
Đề xuất biện pháp để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng tại phòng Quản lý đô thị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu
tư dưới 10 tỷ (chỉ yêu cầu lập Báo cáo KT - KT), thuộc nguồn vốn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn thành phố Phúc Yên [20, Đ1].
Phạm vi nghiên cứu: Thẩm định dự án từ giai đoạn phê duyệt chủ
trương đầu tư đến giai đoạn phê duyệt DA ĐTXD.
Phương pháp nghiên cứu.
Phân tích hệ thống để kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên
quan đến chất lượng công tác thẩm định DA ĐTXD.
Phương pháp chuyên gia và tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của những
người đã thực hiện thẩm định DA ĐTXD.
Thu thập tài liệu, điều tra thực tế, xử lý thông tin.
Phân tích tổng hợp, so sánh, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài.
- Ý nghĩa về mặt khoa học: Hệ thống lý luận cơ bản về công tác thẩm
định DA ĐTXD, vận dụng để hoàn thiện công tác thẩm định DA ĐTXD tại
phòng Quản lý đô thị thành phố Phúc Yên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn
thiện công tác thẩm định DA ĐTXD tại phòng Quản lý đô thị trong các giai
đoạn tiếp theo; là mô hình nhân rộng đối với các huyện, thành, thị khác trên
12
địa bàn tỉnh.
Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn có cấu trúc 03 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại
phòng Quản lý đô thị, thành phố Phúc Yên.
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự án đầu tư xây dựng và
thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
Chương III: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị, thành phố Phúc Yên.
13
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DA
ĐTXD TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC.
1.1. Thành phố Phúc Yên [18].
1.1.1. Sự hình thành và phát triển.
- Ngày 31/10/1905, toàn quyền Bờ - Rô - Ni ký quyết định thành lập thị
xã Phúc Yên gồm phạm vi đất của 3 làng Đạm Xuyên, Tháp Miếu và Tiền
Châu. Đô thị Phúc Yên được hình thành từ đó.
- Trong kháng chiến chống Pháp, Phúc Yên chuyển thành thị trấn rồi
được tái lập thành thị xã vào thời điểm ngày 01/02/1955. Qua nhiều lần thay
đổi đến ngày 01/01/2004, Phúc Yên được tái lập và mở rộng, là thị xã thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị định số 153/NĐ- CP ngày 9/12/2003 của Chính
phủ.
- Phúc Yên được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh vào tháng
01/2013 theo Quyết định số 93/QĐ-BXD ngày 21/01/2013 của Bộ Xây dựng;
trở thành thành phố vào thời điểm ngày 07/02/2018, theo Nghị quyết số
484/NQ- UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Thành phố Phúc Yên là đô thị lớn thứ 2 của Vĩnh Phúc được thành lập
từ rất sớm (năm 1905), có vị trí địa chính trị rất quan trọng trong tỉnh, vùng
núi phía Bắc cũng như trong vùng thủ đô Hà Nội. Được xác định trong quy
hoạch vùng Thủ đô hỗ trợ cho Thủ đô trong các lĩnh vực đào tạo, phát triển
đô thị, dịch vụ du lịch và thương mại, nhằm tránh tập trung quá tải về thủ đô,
các đô thị quanh Hà Nội (như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân
Mai..) cần phát triển và liên kết để hình thành nên hành lang tăng trưởng bao
quanh Hà Nội thì Phúc Yên đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi đô thị
trên.
14
Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất [18].
Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ đô thị Phúc Yên
trong hệ thống đô thị Vĩnh Phúc [18]
15
1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý: Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh
Phúc, có tuyến Quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua; cách sân bay
quốc tế Nội Bài 8 km, cách thành phố Hà Nội 30 km. Địa giới hành chính
được xác định như sau:
- Phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội;
- Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên;
- Phía Nam giáp huyện Mê Linh;
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
Thành phố Phúc Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi: gần với thủ đô Hà
Nội, các khu công nghiệp của Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài; có thị trường
rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá; có hệ thống giao thông thuận tiện:
quốc lộ 2, quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, có đường cao tốc xuyên Á
đi cảng Cái Lân Quảng Ninh và Côn Minh Trung Quốc.
Điều kiện tự nhiên: Thành phố Phúc Yên có tổng diện tích là
12.029,55ha; có 10 đơn vị hành chính (trong đó có 08 phường là Hùng
Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Phúc Thắng, Xuân Hòa, Đồng Xuân, Tiền
Châu, Nam Viêm và 02 xã là Cao Minh, Ngọc Thanh).
Thành phố Phúc Yên, có địa hình đa dạng, có cả nông thôn và đô thị,
có vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng, có hồ Đại Lải diện tích 525
ha bước đầu đã định hình là khu du lịch; ngoài ra còn có các đầm hồ khác như
đầm Láng, đầm Rượu, sông Cà Lồ,... có thể phát triển các loại hình du lịch
vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng
thuỷ sản. Phường Tiền Châu và Nam Viêm có địa hình tương đối bằng phẳng,
quỹ đất dồi dào, thuận lợi để xây dựng, phát triển đô thị.
Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ bình quân năm là 23oC, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều mùa hè,
16
hanh khô, lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp đa dạng. Nhiệt độ không khí có đặc trưng sau: Cực đại
trung bình 20,5; Cực đại tuyệt đối 41,6o C; Cực tiểu tuyệt đối 3,1o C. Độ ẩm
không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.
Nhìn chung, thời tiết trên địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa,
sương muối, kết hợp với điều kiện địa hình một số nơi trũng, thấp gây ngập
úng cục bộ vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.
Hình 1.3. Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên [18].
17
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Phúc Yên liên tục đạt mức cao,
đạt bình quân là 11,29%/năm (giai đoạn 2016 - 2017). Cơ cấu kinh tế chuyển
biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của
toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Năm 2017, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 80.394,9 tỉ
đồng, trong đó: Sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 74.023,3 tỷ đồng (Trên
địa bàn có nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài như Toyota, Honda,...), giá
trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chiếm trên 80% toàn tỉnh), thương mại
dịch vụ đạt 5.980 tỷ đồng, nông lâm thủy sản đạt 391,6 tỷ đồng. Cụ thể cơ cấu
kinh tế của thành phố như sau:
- Thương mại - Dịch vụ: 7,44%;
- Công nghiệp - xây dựng: 92,07%;
- Nông, lâm nghiệp: 0,49%;
Nhìn chung, thành phố Phúc Yên đã có những bước thay đổi đáng kể
về cơ cấu ngành và đang từng bước xây dựng, điều chỉnh sự phát triển các
ngành phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
- Năm 2017, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 15.772 tỷ đồng; trong
đó thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 12.000 tỷ đồng, thuế xuất
nhập khẩu là 2.941 tỷ đồng. Chi ngân sách địa phương là 420,5 tỷ đồng, trong
đó chi đầu tư phát triển là 145.5 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đô thị chỉ còn 2%.
1.2. Phòng Quản lý đô thị - thành phố Phúc Yên.
1.2.1. Tình hình hoạt động tại phòng Quản lý đô thị.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật các chức danh
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc phòng Quản lý đô thị do Chủ tịch
UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chức danh theo quy định của
pháp luật và quy trình bổ nhiệm cán bộ.
18
Biên chế công chức, số lượng người làm việc của phòng Quản lý đô thị
được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi
hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp của
thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Việc bố trí sử dụng công
chức, viên chức của phòng phải phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch
công chức, viên chức và vị trí việc làm theo quy định của pháp luật, đảm bảo
tinh gọn và hoạt động có hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức: Phòng quản lý đô thị có 08 đồng chí, gồm: Đồng chí
Trưởng phòng, 02 đồng chí Phó trưởng phòng, 01 công chức, 02 viên chức và
02 đồng chí hợp đồng.
Trưởng phòng phụ trách chung. Các phó Trưởng phòng phụ trách các
lĩnh vực chuyên môn do Trưởng phòng giao. Các chuyên viên làm việc thông
qua sự chỉ đạo của Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng. Cơ cấu của
phòng thể hiện theo sơ đồ:
TRƯỞNG PHÒNG
Phụ trách chung
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Phụ trách các lĩnh vực đc giao
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Phụ trách các lĩnh vực đc giao
CÁC CHUYÊN VIÊN
CÁC CHUYÊN VIÊN
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý đô thị.
Máy móc trang thiết bị: Được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị
phục vụ công việc. Mỗi thành viên đều sử dụng riêng 01 máy tính để bàn.
19
Áp dụng các phần mềm trong công việc: Word, Excel, Google map,
Autocad, Nova, G8,...
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ.
Chức năng: Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố
thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc;
hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao
gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu
sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản
lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn
thành phố; giao thông vận tải và các lĩnh vực khác được giao theo quy định
của pháp luật.
Phòng Quản lý đô thị có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu ngạch công chức và công
tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải và Sở Xây
dựng.
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Phòng Quản lý đô thị gồm 22 nhiệm vụ chủ
yếu, trong đó có: Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng hoặc để Ủy ban
nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện
thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định
của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2.3. Mối quan hệ công tác.
Đối với Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành: Phòng Quản lý đô thị
20
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây
dựng và các Sở chuyên ngành; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo tình
hình hoạt động của phòng theo quy định.
Đối với Ủy ban nhân dân thành phố: Chấp hành sự chỉ đạo và thực hiện
các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố giao; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp
giải quyết trong quá trình thực thi nhiệm vụ đồng thời tuân thủ quy chế làm
việc của Ủy ban nhân dân thành phố.
Đối với các phòng, Ban, Ngành cấp huyện: Là mối quan hệ cùng cấp,
phối hợp thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý về chuyên môn trên tinh
thần hợp tác nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh và thực hiện các
nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
UBND các xã, phường: Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Ủy ban
nhân dân xã, phường xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển về
lĩnh vực xây dựng trên địa bàn và triển khai hướng dẫn tổ chức thực hiện. Chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng công chức làm công tác xây dựng cho các huyện, thị xã, thành phố.
Ủy ban nhân dân xã, phường bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng; đồng thời, thực hiện chế độ thông
tin báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
1.3. Tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Phúc Yên.
1.3.1. Tình hình đầu tư xây dựng giai đoạn 2016 – 2020 [21].
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa
bàn thành phố gồm: 146 công trình với tổng nhu cầu vốn khoảng 1.490 tỷ
đồng (chưa kể dự phòng) trong đó:
- Nguồn NSTW khoảng 150 tỷ đồng
- Nguồn NS tỉnh khoảng 663,871 tỷ đồng
21
- Nguồn NS thành phố (bao gồm cả xã, phường) khoảng 676,605 tỷ
đồng
- Dự phòng trong 5 năm khoảng 140 tỷ
Đầu tư theo lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực giao thông 691,680 tỷ đồng
- Lĩnh vực Giáo dục đào tạo 348,611 tỷ đồng
- Lĩnh vực Hạ tầng công cộng 253,996 tỷ đồng
- Lĩnh vực văn hoá - thể thao 155,689 tỷ đồng
- Lĩnh vực nông nghiệp thuỷ lợi 40,500 tỷ đồng
Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn thành phố Phúc Yên đã triển khai
đầu tư 86 dự án đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 860 tỷ đồng (nguồn vốn
ngân sách Nhà nước, gồm cả 3 cấp tỉnh, thành phố và xã, phường), trong đó:
- Lĩnh vực giao thông: 372 tỷ đồng
- Lĩnh vực Giáo dục đào tạo: 188 tỷ đồng
- Lĩnh vực Hạ tầng công cộng: 215 tỷ đồng
- Lĩnh vực văn hoá - thể thao: 43,5 tỷ đồng
- Lĩnh vực: Y tế, trụ sở, An Ninh, Quốc Phòng: 35 tỷ đồng
- Lĩnh vực nông nghiệp thuỷ lợi: 6,5 tỷ đồng
Dự kiến giai đoạn 2019 - 2020, trên toàn thành phố Phúc Yên dự kiến
triển khai đầu tư 60 công trình với tổng nhu cầu khoảng 630 tỷ đồng trong đó:
- Nguồn NSTW khoảng 60 tỷ đồng
- Nguồn NS tỉnh 270 tỷ đồng
Nguồn NS thành phố (bao gồm cả xã, phường) 300 tỷ đồng. Dự kiến
đầu tư theo lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực giao thông 120 tỷ đồng
- Lĩnh vực Giáo dục đào tạo 60 tỷ đồng
- Lĩnh vực Hạ tầng công cộng 80 tỷ đồng
22
- Lĩnh vực văn hoá - thể thao 25 tỷ đồng
- Lĩnh vực nông nghiệp thuỷ lợi 15 tỷ đồng
1.3.2. Nguyên tắc phân bổ vốn giai đoạn 2016 – 2020.
Trên cơ sở dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công giai đoạn
2016 - 2020, thành phố dành lại dự phòng khoảng 15% kế hoạch vốn mỗi loại
để xử lý các vấn đề phát sinh, cấp bách trong quá trình triển khai kế hoạch
trung hạn, dự kiến phương án phân bổ 85% tổng số vốn theo nguyên tắc sau:
- Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư để tổ chức lập, thẩm định, quyết định
chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án đầu tư
công khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Bố trí vốn thực hiện dự án (đầu tư theo ngành, lĩnh vực), cho từng dự
án để giải phóng mặt bằng, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự
toán của dự án hoặc hạng mục của dự án và tổ chức thi công cho các dự án
theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31
tháng 12 năm 2015 nhưng chưa bố trí đủ vốn.
- Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015 chuyển sang giai đoạn
2016 - 2020 thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.
Dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó: làm rõ số
dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020. Việc bố trí vốn kế
hoạch các dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020 phải đáp ứng các quy
định sau:
- Ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011 2015; thanh toán các khoản nợ đọng trong xây dựng tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2014.
- Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công và của Chính phủ.
23
- Bảo đảm bố trí đủ vốn giai đoạn 2016 - 2020 để hoàn thành dự án
theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
1.4. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại
phòng Quản lý đô thị.
1.4.1. Tình hình công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 – 2018.
Giai đoạn 201 6 - 2018, phòng Quản lý đô thị đã thẩm định tổng cộng
67 hồ sơ BCKT- KT dự án đầu tư xây dựng. Trong đó có 46 dự án ĐTXD do
các xã, phường quyết định đầu tư và 21 dự án ĐTXD do thành phố quyết định
đầu tư).
Bảng 1.1. Tổng hợp các dự án thẩm định giai đoạn 2016 – 2018 [21].
STT
I
1
2
II
1
2
III
1
2
IV
THẨM ĐỊNH
DAĐTXD
SỐ
LƯỢNG
Giá trị
trình
thẩm định
(tỷ đồng)
Giá trị
thẩm định
(tỷ đồng)
Giảm
trừ
(tỷ
đồng)
Năm 2016
Thành phố quyết
định đầu tư
UBND các xã,
phường quyết định
đầu tư
Năm 2017
Thành phố quyết
định đầu tư
UBND các xã,
phường quyết định
đầu tư
Năm 2018
Thành phố quyết
định đầu tư
UBND các xã,
phường quyết định
đầu tư
TỔNG CỘNG
20
130
120,2
7,8
05
43,2
39,5
15
84,8
79,1
24
140
135,7
07
61,5
59,2
17
78,1
75,1
23
170
156,5
09
87,3
78,4
14
81,8
78,3
67
440
414,4
4,3
13,5
25,6
24
1.4.2. Phân cấp thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
Thẩm định Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phòng Quản lý
đô thị thành phố Phúc Yên chủ trì thẩm định các nội dung của Báo cáo Kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng;
phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì thẩm định các nội dung khác của Báo cáo
Kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (ngoài các nội dung do cơ quan chuyên
môn về xây dựng thẩm định), sau đó tổng hợp kết quả thẩm định gửi Chủ tịch
UBND cấp xã (đối với dự án do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư)
hoặc trình Chủ tịch UBND cấp huyện (đối với dự án do Chủ tịch UBND cấp
huyện quyết định đầu tư) xem xét, quyết định, cụ thể như sau: Các dự án đầu
tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ (chỉ yêu cầu lập Báo cáo KT KT), thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND thành phố, UBND cấp
xã quyết định đầu tư.
Việc phân cấp giúp phân định rõ ràng thẩm quyền của các cơ quan đơn
vị trong công tác thẩm định, phần nào giảm tải khối lượng công việc của cơ
quan chuyên môn về xây dựng (Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành). Tuy
nhiên, UBND tỉnh phân cấp cho cơ quan chuyên môn cấp huyện (phòng Quản
lý đô thị đối với thành phố, thị xã; phòng Kinh tế - hạ tầng đối với huyện)
thẩm định các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ trong đó
bao gồm cả tiền sử dụng đất là chưa phát huy hết vai trò, hiệu quả trong quản
lý nhà nước về xây dựng ở cấp huyện. Ví dụ: Một số dự án có quy mô nhỏ,
tính chất rất đơn giản, chi phí xây lắp chỉ 2 tỷ, chi phí đền bù giải phóng mặt
bằng trên 8 tỷ, tức là tổng mức đầu tư trên 10 tỷ, theo phân cấp của UBND
tỉnh phải gửi các Sở chuyên ngành thẩm định trước khi UBND cấp huyện phê
duyệt.
Tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 07 huyện và 02 thành phố, mỗi huyện, thành
phố lại bao gồm trên 10 xã, phường. Trung bình hàng năm, trên địa bàn tỉnh,
25
chỉ tính riêng các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp xã quyết định
đầu tư đ ến môi trường, dân sinh,...
- Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo
công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, nếu khu vực
dự án chưa có quy hoạch được duyệt thì phải đảm bảo phù hợp với tổng
mặt bằng đã được phê duyệt, phù hợp với giấy phép quy hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, các quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo
dự án đạt yêu cầu và khả thi để thực hiện.
- Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự
án.
- Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công dự
án.
- Khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự
án, an toàn môi trường, phòng chống cháy nổ.
- Tuân thủ nghiêm các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo
quy định của địa phương.
- Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ đầu tư dự
án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ
của đội ngũ kỹ thuật.
- Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án: Ngoài các tiêu chí đã nêu
trên, người thẩm định còn cần nghiên cứu và áp dụng thêm các tiêu chí khác
để đánh giá chất lượng của dự án đầu tư xây dựng gồm: Sự cần thiết và chủ
trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử
dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
- Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng
tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật,