Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch cho thành phố thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

MÃ KIỀU NGA

QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH
CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

MÃ KIỀU NGA
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH
CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình


Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

MÃ KIỀU NGA
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH
CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình

Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN


Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận
lợi của nhiều cá nhân và tập thể để có thể hoàn thành khóa học.
Tác giả xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Sơn và các
thầy cô trong Khoa sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu của chuyên ngành Quản lý đô thị &
công trình và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cám ơn các cơ quan liên quan đã giúp đỡ trong quá
trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cám ơn các anh chị em học viên trong lớp đã có sự
hỗ trợ trong suốt thời gian học tập khóa học này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình, những người thân,
đồng nghiệp, bạn bè đã luôn tin tưởng, động viên, khuyến khích trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Mã Kiều Nga



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
Một số khái niệm có liên quan ...................................................................... 3
Cấu trúc luận văn........................................................................................... 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN ......................... 6
1.1GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.............6
1.1.1Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ......................................................... 6
1.1.2Đặc điểm dân số và đất đai ............................................................... 9
1.1.3Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................... 10
1.1.4Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ............................................................... 11
1.2HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN.........................................................14
1.2.1Hiện trạng nguồn cung cấp nước ...................................................... 14


1.2.2Hiện trạng các nhà máy nước ........................................................... 18

1.2.3Hiên trạng mạng lưới đường ống cấp nước ...................................... 22
1.2.4Hiện trạng dịch vụ cấp nước và thất thoát nước sạch trên mạng
lưới............................................................................................................23
1.3THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ...........................................29
1.3.1Mô hình tổ chức quản lý mạng lưới cấp nước .................................. 29
1.3.2Thực trạng cơ chế chính sách ........................................................... 34
1.3.3Các dự án đã và đang triển khai........................................................ 37
1.3.4 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý mạng lưới cấp nước ...... 39
1.4

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG

LƯỚI CẤP NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH......40
1.4.1Điểm mạnh ........................................................................................ 41
1.4.2Điểm yếu ........................................................................................... 41
1.4.3Cơ hội................................................................................................ 43
1.4.4Thách thức ........................................................................................ 43
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................. 45
2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH ĐÔ THỊ
......................................................................................................................45
2.1.1Các văn bản có liên quan do Chính phủ ban hành ........................... 45
2.1.2Các văn bản có liên quan do cấp Bộ ban hành ................................. 53
2.1.3Các văn bản của địa phương ............................................................. 56
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
SẠCH ..........................................................................................................56
2.2.1Các nguyên nhân dẫn đến thất thoát nước sạch. ............................... 56



2.2.2Các yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở quản lý chống thất thoát nước
sạch............................................................................................................58
2.2.3Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát
nước...........................................................................................................63
2.2.4Xã hội hóa công tác quản lý chống thất thoát nước sạch ................. 66
2.3KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...............................................68
2.3.1Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước sạch trên thế giới. ....... 68
2.3.2Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước sạch của một số địa
phương trong nước. ................................................................................... 71
CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP
NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCH CHO THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN .................................................................................. 79
3.1 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC................79
3.1.1.Đề xuất thành lập phòng quản lý an toàn cấp nước và cơ chế hoạt
động trong cơ cấu tổ chức của công ty cấp nước........................................79
3.1.2.Đề xuất xây dựng chương trình phòng chống thất thoát nước sạch.80
3.1.3.Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kỹ thuật
trong công ty ............................................................................................. 80
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KỸ THUẬT..............82
3.2.1 Đề xuất giải pháp quản lý khai thác hiệu quả mạng lưới cấp nước. 82
3.2.2 Đề xuất phân vùng, chia tách mạng mạng lưới cấp nước................ 82
3.2.3 Đề xuất giải pháp quản lý rò rỉ trên mạng ....................................... 84
3.2.4 Đề xuất ứng dụng phần mềm GIS, SCADA trong quản lý mạng
lưới............................................................................................................86
3.2.5 Đề xuất giải pháp quản lý đồng hồ đo nước .................................... 90


3.3ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÓ SỰ THAM GIA
CỦA CỘNG ĐỒNG...................................................................................91

3.3.1 Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất thoát nước
sạch............................................................................................................91
3.3.2Nâng cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý chống thất
thoát nước sạch ......................................................................................... 91
3.3.3Xây dựng mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng .............. 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận………………………………………………………………… ..94
Khuyến nghị………………………………………………………………96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Thứ tự

Ký hiệu, chữ viết tắt

1

ATK

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3


PTNT

Phát triển nông thôn

4

TWACO

5

TNHH

6



Quyết định

7

TTg

Thủ tướng

8

QH

Quốc hội


9



Nghị định

10

BXD

11

CP

12

DMA

An Toàn Khu

Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên
Trách nhiệm hữu hạn

Bộ Xây dựng
Chính phủ
Khu vực đặt đồng hồ đo


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Số hiệu

Tên bảng

Bảng 1.1 Mẫu kiểm nghiệm nước sông Cầu tháng 1/2016
Bảng 1.2

Tổng chiều dài mạng lưới đường ống cấp
nướcThành phố Thái Nguyên

Trang
16
23

Giới hạn 13 chỉ tiêu chất lượng thường xuyên kiểm
Bảng 1.3 tra (theo QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Phụ lục 3
Quốc gia về chất lượng nước ăn uống)
Bảng 1.4

Bảng 1.5

Bảng 3.1

Các đồng hồ tổng trong khu vực thành phố Thái
Nguyên hiện nay
Tổng hợp số liệu cung cấp và tiêu thụ nước sạch từ
năm 2012 đến 2018
Phân vùng mạng lưới cấp nước thành phố Thái
Nguyên


27

27

83


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Hình 1.1

Sơ đồ mối quan hệ liên hệ vùng

Hình 1.2

Hình 1.3

Trang
7

Sơ đồ hiện trạng mạng lưới cấp nước và phân vùng
thất thoát nước
Sơ đồ quy hoạch mạng lưới cấp nước thành phố
Thái Nguyên

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Hình 1.4

Sơ đồ công nghệ nhà máy nước Túc Duyên

19

Hình 1.5

Sơ đồ công nghệ trạm cấp nước Quang Vinh

20

Hình 1.6

Nhà máy nước Tích Lương

20

Hình 1.7

Sơ đồ công nghệ nhà máy nước Tích Lương

21

Hình 1.8

Tỉ lệ nước thất thoát của TWACO qua các năm


29

Hình 1.9

Sơ đồ tổ chức Công ty CP nước sạch Thái Nguyên

32

Hình 1.10

Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

Sơ đồ công tác bảo dưỡng, sửa chữa mạng lưới cấp
nước
Nhân viên Công ty CP Cấp Nước Nhà Bè đang thực
hiện công tác dò bể ban đêm
Công ty CP Cấp Nước Nhà Bè sửa chữa điểm bể

Phụ lục 4

78
78


404A Huỳnh Tấn Phát - Quận 7
Đề xuất sơ đồ phân vùng tách mạng - mạng lưới cấp
nước thành phố Thái Nguyên
Thiết bị Correlator nghe rò rỉ
Ứng dụng phần mềm GIS trong quản lý mạng lưới
cấp nước
Phần mềm SCADA giám sát mạng lưới cấp nước

Phụ lục 5
85
87
89


1

MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Vấn đề nước sạch đang là một thách thức lớn trên thế giới có tác động
trực tiếp đến sức khỏe, môi trường, công cuộc xóa đói giảm nghèo của mỗi
quốc gia. Tài nguyên nước ở nhiều nơi đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô
nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử
dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác… Một trong những
tác động xấu ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước chính là việc nước sạch
bị sử dụng một cách lãng phí, khai thác kém hiệu quả.Trên thế giới, ở bất kỳ
một hệ thống cấp nước nào cũng đều bị thất thoát một lượng nước nhất định.
Ở Việt Nam, tỷ lệ bình quân thất thu, thất thoát nước sạch là 30%, cao
hơnnhiều so với các nước phát triển. Vì vậy, chống thất thoát nước là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch cấp nước an toàn, nhằm cung
cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất

lượng nước theo quy chuẩn quy định.
Tỷ lệ thất thoát nước sạch của hệ thống cấp nước thành phố Thái
Nguyên hiện nay trên 20%. Mặc dù những năm gần đây công ty cổ phần nước
sạch Thái Nguyên không ngừng đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống, nhưng
hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố, ảnh hưởng tới
chất lượng sống của người dân. Điều đó cho thấy ngoài việc đầu tư xây dựng
cải tạo, mở rộng mạng lưới cấp nước cần chú trọng tới các giải pháp quản lý
hệ thống cấp nước nhằm giảm tỷ lệ thất thoát, đảm bảo chất lượng nước, chất
lượng dịch vụ cấp nước, tính hiệu quả đầu tư cho hệ thống cấp nước thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Đây là lý do học viên lựa chọn đề tài:"Quản lý mạng lưới cấp nước
nhằm giảm thất thoát nước sạch cho thành phố Thái Nguyên".


2

Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quan về thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước sạch
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Bao gồm: thực trạng quản lý tổ chức,
thực trạng quản lý kỹ thuật.
- Tổng quan các cơ sở khoa học quản lý mạng lưới cấp nước nhằm
giảm thất thoát nước sạch.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp quản lý mạng
lưới cấp nước thành phố Thái Nguyên nhằm đáp ứng các yêu cầu quy chế,
giảm thiểu nước thất thoát cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên góp
phần tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, bảo đảm tính hiệu quả đầu tư lĩnh vực
cấp nước,đáp ứng nhu cầu dùng nước và sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý mạng lưới cấp nước

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
+ Về thời gian: từ 2010 đến 2035.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: kế thừa tài liệu, kết quả đã
nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, chụp ảnh hiện trạng,thu thập
tài liệu: việc khảo sát lấy số liệu tại công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên
(TWACO), và thực địa tại khu vực các phường trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên;
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: từ tổng quan các tài liệu, văn bản
pháp lý có liên quan: các văn bản, nghị định, quyết định của Nhà nước, Chính


3

phủ và cấp Bộ; tài liệu kỹ thuật: Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành, sách tham
khảo, tài liệu TWACO…;
- Phương pháp so sánhđối chiếu,vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo các
kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp: từ
các nhà quản lý, các kỹ sư chuyên ngành… thu nhận các ý kiến góp ý để từ
đó đưa ra các giải pháp chống thất thoát nước sạch;
- Phương pháp sử dụng sơ đồ, bản đồ;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý hữu hiệu nhằm giảm thất thoát, thất thu nước.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu luận văn là đề xuất phương
pháp luận để quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất thoát nước sạch
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Ý nghĩa thực tiễn: luận văn đề xuất được các giải pháp có tính thực tế
cao, có thể áp dụng được cho công tác quản lý của TWACO vànhân rộng.
Một số khái niệm có liên quan
- Khái niệm nước sạch: Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng Quy
chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.[16]
Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của
mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch cho xã
hội, nhất là ở các khu công nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính
quyền địa phương đô thị. [15]
- Hoạt động cấp nước: là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế,
đầu tưxây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và
sử dụng nước. [9]


4

- Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch. [9]
- Mạng lưới cấp nước: là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III
và các công trình phụ trợ có liên quan.
Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển
nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử
dụng nước lớn.
Mạng cấpII là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu
lượng cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống
cấp nước.
Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các
đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sở dụng nước. [9]

- Cấp nước an toàn: là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực,
liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định.
[3]
- Khái niệm về thất thoát nước sạch: Thất thoát nước sạch là sự chênh
lệch giữa lượng nước sản xuất được và lượng nước tiêu thụ được thu phí.
- Khái niệm về quản lý nhằm giảm thất thoát nước sạch: là việc sử dụng
các biện pháp hữu hiệu nhằm cung cấp nước sạch đảm bảo giảm thiểu việc
thất thoát nước và việc kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty cấp nước và
lợi ích của khách hàng. Việc này có được là sự phối hợp chặt chẽ trong việc
quản lý kỹ thuật hệ thống mạng lưới cung cấp nước và quản lý bộ máy hành
chính của cơ quan cấp nước.
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Giới thiệu, Kết luận và khuyến nghị, Phần chính yếu
của Luận văn gồm Ba chương:


5

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm
thất thoát nước sạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm thất
thoát nước sạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý mạng lưới cấp nước nhằm giảm
thất thoát nước sạch thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI CẤP
NƯỚC NHẰM GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC SẠCHCHO
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên[20]
a. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên,
có tọa độ địa lý từ 210 đến 220 27’ Vĩ độ Bắc và từ 105025’ đến 106014’ Kinh
độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay quốc
tế Nội Bài khoảng 50km. Trong mối quan hệ vùng Trung du và Miền núi phía
Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội, thành phố Thái Nguyên có nhiều tiềm năng và lợi
thế để phát triển đô thịvà có tầm ảnh hưởng quan trọng trong vùng Thủ đô Hà
Nội.
b. Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa hình:
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với
các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm
địa hình tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành 3 vùng địa hình là: Vùng địa hình
vùng núi, vùng địa hình đồi cao núi thấp, vùng địa hình trung du và đồng
bằng.
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng địa hình trung du và đồng bằng.
Thành phố có địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là
các khu vực đất bằng thấp trũng.
- Cao độ trung bình dao động từ 26m đến 27m.
- Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20m đến 21m.



7

Hình 1.1.Sơ đồ mối quan hệ liên hệ vùng[19]
- Khu vực đồi núi có cao độ từ 50m đến 60m.
Hướng dốc chính của thành phố có hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ dốc
thường dưới 4%. Do địa hình đặc thù bát úp nên việc tiêu thoát nước sẽ phụ
thuộc nhiều đến các khe, suối tự nhiên và các vệt trũng của địa hình. Giải
pháp thiết kế quy hoạch cần triệt để tận dụng các yếu tố này để phục vụ công
tác thoát nước cho đô thị. Hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống hạ tầng của
đô thị theo tiêu chí của hệ thống hạ tầng xanh, đảm bảo cho một hệ thống hạ
tầng phát triển bền vững.
Đặc điểm thuỷ văn :


8

Thành phố Thái Nguyên nằm giữa sông Cầu và sông Công do đó chịu ảnh
hưởng của chế độ thuỷ văn của hai sông này, đặc biệt là sông Cầu - trục thoát
nước chính của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên.
1. Sông Cầu:
Bắt nguồn từ núi Văn Ôn (105037’40”- 21015’40”) ở độ cao 1.175m, thuộc
huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Diện tích lưu vực 6.030km2, với chiều dài sông
288,5km (tính từ đầu nguồn về đến Phả Lại). Phía Bắc lắm thác nhiều ghềnh,
mùa mưa lũ nước chảy dữ dội, mùa kiệt nhiều đoạn lội qua dễ dàng. Đoạn từ
Thái Nguyên đến hết tỉnh, lòng sông mở rộng, dòng sâu và có vận tốc nhỏ
hơn thượng lưu nhưng có tình trạng úng ngập khi có lũ lớn.
Từ thượng lưu đến xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới) sông chảy trên đất Bắc
Kạn, dòng chính chảy theo hướng Bắc - Nam, độ cao trung bình lưu vực 300 400 m, lòng sông hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, độ uốn khúc lớn. Độ dốc đáy
sông khoảng 10000; Từ xã Văn Lăng (Huyện Đồng Hỷ) về Thác Huống, đoạn
này nằm trọn vẹn trên đất Thái Nguyên, thoạt đầu dòng sông đổi hướng từ

Bắc - Nam sang Tây Bắc - Đông Nam chừng được 15 km tới chỗ nhập lưu
của sông Nghinh Tường vào sông Cầu thì dòng chính lại chảy theo hướng cũ
Bắc - Nam cho tới tận Thái Nguyên. Đoạn này sông chảy qua vùng địa hình
thấp, độ dốc đáy sông khoảng 0,05000. Lòng sông về mùa cạn rộng từ 80 
100 m; từ hạ lưu đập Thác Huống sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Độ cao trung bình lưu vực từ 10  25m, độ dốc đáy sông giảm còn
0,1000. Về mùa cạn lòng sông rộng từ 70150m. Sông Cầu chảy tới chỗ nhập
lưu của sông Công và sau đó chảy ra khỏi đất của Thái Nguyên. Chiều dài
sông Cầu chảy trên tỉnh Thái Nguyên khoảng 110km (đoạn qua thành phố
Thái Nguyên khoảng 22km), diện tích lưu vực xấp xỉ 3.480km2 (không kể lưu
vực sông Công) chiếm 1/2 diện tích lưu vực sông.
2. Sông Công:


9

Bắt nguồn từ núi Ba Lan thuộc huyện Định Hoá, diện tích lưu vực F =
951Km2 có độ dốc bình quân i = 1,03%. Chiều dài L = 96km. Trên sông Công
có hồ núi Cốc dùng để điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh
hoạt của thành phố Thái Nguyên, đồng thời là khu du lịch của Thành phố.
Đặc điểm địa chất công trình:
Thành phố Thái Nguyên nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, có đặc điểm địa
chất thuộc dạng đệ tứ bồi tích, trầm tích sỏi, cát, đất thịt.Căn cứ vào tài liệu
địa chất công trình xây dựng như: Trường Đại học Y khoa, các khách sạn, khu
công nghiệp gang thép Thái Nguyên, các công trình trong khu trung tâm hành
chính, chính trị có thể kết luận địa chất công trình khu vực thành phố Thái
Nguyên tương đối tốt, phù hợp cho việc đầu tư xây dựng các công trình nhà
cao tầng, các công trình công nghiệp...
Đặc điểm địa chất thuỷ văn:
Mực nước ngầm nằm sâu, ở các khu đồi xuất hiện từ độ sâu 23m đến 25m,

nước chỉ ăn mòn HCO3 và pH đối với xi măng thường. Các chỉ tiêu khác
không ăn mòn.
1.1.2 Đặc điểm dân số và đất đai [20]
a. Dân số
Thành phố Thái Nguyên: Dân số trung bình năm 2014 là 296.000 người. Dân
số nội thành là 236.800 người - chiếm 80% tổng dân số toàn thành phố, dân
số ngoại thành là 59.200 người - chiếm 20%. Tỷ lệ tăng tự nhiên 0,96%, tăng
cơ học khoảng 2,5%. Số sinh viên, học sinh, khách du lịch, người đến tạm trú
để làm việc và khám chữa bệnhhiện khoảng 100.000 người.
Cơ cấu lao động và nguồn lực lao động:
a. Thành phố Thái Nguyên: Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là
141.651 người, bằng 49,2% tổng dân số toàn thành phố. Số lao động trong


10

khu vực nội thành là 104.982 người, trong đó có 99.418 lao động phi nông
nghiệp, bằng 95% tổng số lao động khu vực nội thành.
b. Khu vực nghiên cứu mở rộng: Dân số trong độ tuổi lao động là 28.514
người, bằng 68% tổng dân số trong khu vực nghiên cứu mở rộng. Trong đó số
lao động phi nông nghiệp trong khu vực là 6.076 người, bằng 21,3% tổng số
lao động.
3. Tốc độ phát triển dân số của Thành phố không đều qua các năm, cao hơn
nhiều so với mức bình quân của Tỉnh. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và
tỷ lệ lao động tham gia các hoạt động kinh tế cao, chất lượng & năng suất lao
động khá cao.
1.1.3 Đặc điểm kinh tế, xã hội [20]
Thành phố Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đang tăng
trưởng theo hướng hiện đại của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014
đạt 13,45%.

Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2014 (theo giá so sánh 2010) đạt 13.518 tỷ
đồng, tăng 13,45% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó: ngành Dịch vụ Thương mại đạt 6.869 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2013; ngành Công
nghiệp - Xây dựng đạt 6.129 tỷ đồng, tăng 13,04% so với năm 2013, ngành
Nông lâm nghiệp đạt 520 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2013.
Cơ cấu kinh tế: GDP (giá thực tế) đạt 15.796 tỷ đồng, trong đó: Ngành dịch
vụ thương mại đạt 7.671 tỷ đồng, chiếm 48,56%; ngành công nghiệp - xây
dựng đạt 7.572 tỷ đồng, chiếm 47,94%; ngành nông lâm nghiệp đạt 533 tỷ
đồng, chiếm 3,5%.
GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 53,28 triệu đồng/năm (tăng 5,28
triệu đồng so với năm 2013).
2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế:
a. Các ngành dịch vụ:


11

Thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải,
bưu chính viễn thông, chứng khoán khá phát triển. Hệ thống các cửa hàng tự
chọn, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành cùng các trung tâm mua bán
hàng hóa lớn, khai thác có hiệu quả.
b. Công nghiệp:
Các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố bao gồm:
Chế biến khoáng sản, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng may
mặc, tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung, trên địa bàn thành phố, ngoài ngành
luyện kim thì chưa có phân ngành công nghiệp nào là trung tâm công nghiệp
của vùng, một số xí nghiệp công nghiệp nhỏ lẻ trong khu vực nội thành có
nguy cơ ô nhiễm cao.
c. Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Nhiều mô hình sản xuất mới như
trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an

toàn, cây cảnh, hoa tươi, ... được hình thành và sản xuất có hiệu quả, đặc biệt
cây chè tiếp tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Hiện tại, ngoại trừ chè, ngành nông nghiệp của thành phố không có các
sản phẩm hàng hóa lớn.
1.1.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật [20]
a. Hiện trạng giao thông
Giao thông nội thị:
Mạng lưới đường:
+ Đường trục chính: gồm 10 đường.
+ Đường khu vực: gồm 56 đường.
- Hệ thống các công trình phục vụ bao gồm hệ thống điểm đỗ xe nội thị, hệ
thống cung cấp nhiên liệu, sửa chữa, bảo dưỡng, đăng kiểm … và hệ thống
đèn tín hiệu đảm bảo an toàn giao thông còn thiếu và chưa hoàn chỉnh.


12

Tổ chức giao thông công cộng:
Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, loại hình phương tiện tham gia
giao thông công cộng gồm xe buýt và xe taxi. Trong đó có 3 tuyến thành phố
Thái Nguyên đi nội tỉnh. Chất lượng các tuyến tương đối tốt, tuy nhiên nhu
cầu đi lại của người dân và sinh viên ngày càng tăng, cần bổ sung thêm một
số tuyến mới.
b. Hiện trạng thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước hiện nay là hệ thống thoát chung (cả nước mưa và các
loại nước bẩn khác), chưa hoàn chỉnh. Các tuyến thoát nước đều là tự chảy.
- Hướng thoát nước: Các mương cống thoát nước trên địa bàn thành phố đều
xả ra các suối tự nhiên chảy trong thành phố (Suối Tân Long, Vó Ngựa, Mỏ
Bạch, Cống Ngựa, Xương Rồng, suối Loàng, Lưu Xá) và thoát ra sông Cầu
và sông Công qua các cống dưới đê.

c. Hiện trạng cấp điện
Tỉnh Thái Nguyên hiện được liên kết với hệ thống điện quốc gia qua 4
tuyến/7 đường dây 220KV trong đó 3 tuyến tải điện từ nguồn điện Việt Nam
(Sóc Sơn-Thái Nguyên, Tuyên Quang-Thái Nguyên & Thái Nguyên-Bắc
Giang) và 2 mạch tải điện Trung Quốc: Hà Giang-Tuyên Quang-Thái Nguyên
& Tuyên Quang-Bắc Cạn-Thái Nguyên. Trong trường hợp một trong các
đường dây này bị sự cố, trạm 220KV Thái Nguyên sẽ được cấp điện từ đường
dây kia nên độ an toàn cung cấp điện cao.
d. Hiện trạng thông tin liên lạc và bưu chính
Hiện trạng mạng Bưu chính khá tốt, 100% số phường xã có điểm phục vụ, các
chỉ tiêu về bán kính phục vụ bình quân và số dân bình quân phục vụ bởi một
điểm phục vụ đã rút ngắn đạt mức trung bình của cả nước. Dịch vụ cơ bản;
Chuyển phát nhanh; Bưu chính uỷ thác; Chuyển tiền nhanh; Tiết kiệm Bưu
điện,… đã được cung cấp và đáp ứng tốt nhu cầu của người sử dụng. Tuy


13

nhiên dịch vụ Internet băng rộng chưa được phổ cập, hiệu quả sử dụng chưa
cao, chủ yếu dùng cho giải trí (chat, nghe nhạc, đọc tin…) các dịch vụ liên
quan đến ứng dụng Chính phủ điện tử, thương mại điện tử hầu như người dân
chưa tiếp cận.Có tổng đài hoà mạng quốc gia đáp ứng yêu cầu thông tin liên
lạc trong và ngoài nước.
e. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
Thoát nước thải:
* Nước thải sinh hoạt:
Thành phố Thái Nguyên đã triển khai dự án thoát nước và xử lý nước thải do
cộng hòa Pháp tài trợ. Dự án đang trong giai đoạn thi công: Sử dụng lại, cải
tạo và xây mới một số giếng thu, tuyến cống thoát nước mưa. Xây thêm các
tuyến cống thu nước thải, hố ga tách nước thải đồng thời xây dựng nhà máy

xử lý nước thải có công suất 8000 m3/ngđ, trên diện tích 19 ha, thuộc phường
Gia Sàng phục vụ cho khoảng 100.000 dân của 9 phường khu trung tâm phía
Bắc thành phố.
* Nước thải công nghiệp:
Hiện nay nước thải của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp như khu luyện
cán thép Gia sàng, nhà máy gang thép, nhà máy giấy... đều chưa được xử lý,
nếu có chỉ xử lý cục bộ nhưng chưa đạt yêu cầu. Lượng nước thải này đều xả
trực tiếp ra các sông suối. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra ô
nhiễm môi trường nước.
* Nước thải bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã có trạm xử lý nước thải sử
dụng công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng (Aerroten) kết hợp với khử trùng bằng
Clo và xử lý triệt để bằng hồ sinh học. Các cơ sở y tế khác không có hệ thống
xử lý nước thải hoàn chỉnh. Nước thải chỉ được xử lý bằng các bể tự hoại, một
phần nước thải được xả thẳng ra nguồn.


×