Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý mạng lưới đường giao thông thành phố thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NÔNG NHẬT HUY

QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG GIAO THÔNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NÔNG NHẬT HUY
KHÓA 2017 - 2019

QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG GIAO THÔNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số:
60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ THỊ VINH



XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý mạng lưới đường giao thông
thành phố Thái Nguyên ” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, có nguồn trích dẫn
rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nông Nhật Huy


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập tại Khoa Sau đại học - Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội, tôi và các học viên đã được các thầy cô giáo trong khoa tận tình hướng
dẫn, truyền cho những kiến thức và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô
cùng quý báu. Điều này giúp tôi tự tin và vững vàng hơn để tiếp tục nghiên cứu,
tìm tòi và phát triển sự nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô
giáo. PGS.TS. Vũ Thị Vinh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp
cho tôi nhiều thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình tôi thực hiện
luận văn này.
Đồng thời tôi xin cảm ơn phòng Quản lý Quy hoạch Kiến trúc thuộc Sở
Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, phòng Quản lý Giao thông thuộc Sở Giao thông

Vận tải tỉnh Thái Nguyên, Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND thành phố Thái
Nguyên đã cung cấp cho tôi những thông tin chi tiết cụ thể, cập nhật những số
liệu chính xác, sơ đồ, bảng biểu ...để tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm và vốn kiến thức hiểu biết của bản thân còn hạn
chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Tôi mong nhận
được ý kiến đóng góp, chia sẻ của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn chân thành đến bạn bè đồng nghiệp và gia đình
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Nông Nhật Huy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIÊU ............................................................................. x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
* Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu:............................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 4
* Một số khái niệm về thuật ngữ có liên quan đên đề tài: ................................ 4

* Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN..................................................................................... 7
1.1 Giới thiệu khái quát TP Thái Nguyên: ........................................................ 7
1.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển TP Thái Nguyên: ............. 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................. 8
1.1.3. Tình hình kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên: ..................................... 11
1.1.4. Khái quát hiện trạng cơ sở hạ tầng thành phố Thái Nguyên: .............. 15
1.2. Hiện trạng mạng lưới đường TP Thái Nguyên: ....................................... 15
1.2.1. Mạng lưới đường đối ngoại: ................................................................. 15
1.2.2. Mạng lưới đường nội thị: ..................................................................... 17


1.2.3. Hệ thống giao thông công cộng của thành phố: .................................... 20
1.3. Thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường TP Thái Nguyên ............ 21
1.3.1. Thực trạng về công tác quy hoạch mạng lưới đường thành phố Thái
Nguyên: ........................................................................................................... 21
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý vỉa hè, chỉ giới xây dựng mạng lưới đường
đô thị TP Thái Nguyên: ................................................................................... 24
1.3.3. Thực trạng công tác tổ chức GT đường đô thị TP Thái Nguyên: ......... 26
1.3.4. Thực trạng về bộ máy quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Thái
Nguyên: ............................................................................................................ 28
1.3.5. Thực trạng về thực hiện chính sách, các quy phạm trong công tác quản
lý mạng lưới đường thành phố Thái Nguyên: ................................................. 32
1.3.6. Sự tham gia của cộng đồng với công tác quản lý mạng lưới đường
thành phố Thái Nguyên. .................................................................................. 33
1.4. Đánh giá chung: ....................................................................................... 34
CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI
ĐƢỜNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.................................................. 36

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý mạng lưới đường TP Thái Nguyên: ................. 36
2.1.1. Chức năng của mạng lưới đường đô thị:............................................... 36
2.1.2. Vai trò của mạng lưới đường trong đô thị . ................................................ 36
2.1.3. Một số yêu cầu kỹ thuật của mạng lưới đường đô thị: ................................ 37
2.1.4. Những yếu tố đặc thù của TP Thái Nguyên có tác động tới công tác
quản lý mạng lưới thành phố: ........................................................................ 43
2.1.5. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý và khai thác sử dụng đường đô
thị:.................................................................................................................... 45
2.1.6. Vai trò của cộng đồng trong quản lý mạng lưới đường đô thị: ............ 46
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý mạng lưới đường đô thị: ................................ 47


2.2.1. Các văn bản pháp quy của nhà nước trong quản lý mạng lưới đường đô
thị:.................................................................................................................... 47
2.2.2. Các văn bản của Tỉnh Thái Nguyên và của TP Thái Nguyên trong quản
lý mạng lưới đường đô thị TP Thái Nguyên: ................................................. 51
2.2.3. Định hướng quy hoạch chung xây dựng TP Thái Nguyên đến năm 2020
và đến 2035 đã được phê duyệt:...................................................................... 51
2.2.4. Định hướng phát triển giao thông TP Thái Nguyên: ............................ 53
2.3. Kinh nghiệm quản lý mạng lưới đường đô thị của một số đô thị trên thế
giới và trong nước: .......................................................................................... 57
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý mạng lưới đường ở Singapore: .......................... 57
CHƢƠNG III : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG TP THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2035.63
3.1. Đề xuất một số giải pháp trong quản lý mạng lưới đường TP Thái
Nguyên: ........................................................................................................... 63
3.1.1. Giải pháp về quy hoạch: ........................................................................ 63
3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý MLĐ TP Thái Nguyên
theo quy hoạch: ............................................................................................... 64
3.1.3. Quản lý vỉa hè, lòng đường và chỉ giới xây dựng:................................ 66

3.1.4. Các giải pháp tổ chức giao thông:. ........................................................ 75
3.2. Đề xuất giải pháp cải tiến bộ máy quản lý mạng lưới đường TP TN. ..... 83
3.2.1. Hoàn thiện về chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý: ..................... 83
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đơn vị cơ
quan quản lý: ................................................................................................... 86
3.2.3. Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ quản lý:......... 88
3.2.4. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý: ................................ 88
3.3. Giải pháp về Cơ chế chính sách, quản lý mạng lưới đường giao thông: . 89


3.3.1. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý xây dựng mạng lưới đường giao
thông: ............................................................................................................... 89
3.3.2. Giải pháp về tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng mạng lưới đường giao
thông: ............................................................................................................... 91
3.3.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: ............................................. 93
3.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng: ..................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 96
Kết luận .......................................................................................................... 96
Kiến nghị ........................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Tên đây đủ

BXD


Bộ Xây dựng

CP

Chính Phủ

ĐT

Đô thị

GTVT

Giao thông vận tải

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

UBND

Uỷ ban nhân dân

GT

Giao thông


HTGT

Hệ thống giao thông

CSHT

Cơ sở hạ tầng

KTXH

Kinh tế - xã hội

MLĐ

Mạng lưới đường

QCXD
VN

Quy chuẩn xây dựng Việt nam



Nghị định



Quyết định


TT

Thông tư

TP

Thành phố

TTg

Thủ tướng

NXB

Nhà xuất bản


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ mối liên hệ vùng . ................................................................... 8
Hình 1.2: Sơ đồ cao độ địa hình toàn tỉnh Thái Nguyên . ................................ 9
Hình 1.3: Sơ đồ địa giới hành chính TP Thái Nguyên . ................................. 11
Hình 1.4: Sơ đồ hiện trạng mật độ dân số theo các đơn vị hành chính. ......... 12
Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất theo các đơn vị hành chính .. 14
Hình 1.6 : Sơ đồ hiện trạng mạng lưới đường TP Thái Nguyên .................... 19
Hình 1.7 :Hình ảnh giao thông công cộng xe buýt tại TP Thái Nguyên ........ 20
Hình 1.8: Hình ảnh Cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật Cầu Bến
Tượng, Thành phố Thái Nguyên. .................................................................... 22
Hình 1.9: Đường Đội Cấn và đường Hoàng Văn Thụ được đầu tư xây dựng
và quản lý chặt chẽ theo quy hoạch ................................................................ 23
Hình 1.10: Đường Việt Bắc đã được phê duyệt dự án đầu tư từ năm 2014

nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc chưa thể hoàn thiện. ................................... 23
Hình 1.11: Thực trạng quản lý vỉa hè tại tuyến đường Lương Ngọc Quyến
và đường Lê Quý Đôn, TP Thái Nguyên ........................................................ 26
Hình 1.12: Thực trạng công tác xây dựng dự án thoát nước và xử lý nước thải
TP Thái Nguyên gây ảnh hướng đến kết cấu vỉa hè, lòng đường- tại các tuyến
đường Bắc Kạn, Lương Ngọc Quyến. ............................................................ 26
Sơ đồ 1.13: Sơ đồ tổ chức quản lý MLĐ TP Thái Nguyên ............................ 28
Hình 1.14: Sơ đồ tổ chức phòng Quản lý đô thị TP Thái Nguyên ................. 31
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chức năng .... 38
Hình 2.2: Sơ đồ định hướng các phân vùng phát triển [8]. ............................. 52
Hình 2.3: Sơ đồ quy hoạch mạng lưới đường TP Thái Nguyên ..................... 56
Hình 2.4:. Đường dành riêng cho xe đạp ở Singapore.................................... 59
Hình 2.5: Kinh nghiệm quản lý mạng lưới đường ở TP Đà Nẵng:................ 60


Hình 2.6 : Giao thông TP Đà Nẵng (Mạng lưới đường bộ và thành phố an
bình tháng 4/2016) .......................................................................................... 61
Hình 3.1: Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tăng cường kiểm tra thực hiện theo quy
hoạch ............................................................................................................... 75
Hình 3.2: Các biện pháp tiêu biểu tại các giao lộ . ......................................... 76
Hình 3.3: tầng hầm đõ xe ở các Trung tâm thương mại và nhà cao tầng ....... 82
Hình 3.4: Mô hình tổ chức quản lý MLĐ TP Thái Nguyên ........................... 84


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất TP Thái Nguyên . ...................... 13
Bảng 2.1: Quan hệ giữa chiều dài đường theo chức năng và lưu lượng giao
thông. ............................................................................................................... 39
Bảng 2.2: Lựa chọn cấp kỹ thuật theo loại đường, loại đô thị, điều kiện địa
hình và điều kiện xây dựng . ........................................................................... 40

Bảng 2.3: Tương quan mật độ và qui mô thành phố....................................... 41
Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa mật độ và khoảng cách giữa các đường phố chính
. ........................................................................................................................ 42


1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi phía Bắc, là cửa
ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng
Bắc Bộ và là trung tâm kinh tế, chính trị của khu Việt Bắc nói riêng và của
vùng trung du miền núi đông bắc nói chung. Thành phố Thái Nguyên thuộc
tỉnh Thái Nguyên, là một Thành phố đã có sẵn các lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế,
chính trị, xã hội, tài nguyên khoáng sản...Với các lợi thế to lớn nói trên, Thành phố
Thái Nguyên đã sớm khẳng định được vị thế trong toàn vùng kinh tế các tỉnh
miền núi phía bắc Việt Nam.
Theo quyết định số 2486/2005/QĐ-TTg ngày 20/12/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Thái
Nguyên đến năm 2035 đã xác định TP Thái Nguyên là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh
Thái Nguyên; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo
của cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc
với các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Với định hướng quan trọng đã được vạch ra rõ ràng cùng với sự nổ lực phát
triển không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Ngày
01/9/2010 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số: 1645/QĐ-TTg công
nhận TP Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trở thành
đô thị loại I là điều kiện thuận lợi để TP Thái Nguyên thúc đẩy phát triển kinh
tế, đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà cũng sẽ là thách thức lớn, đòi
hỏi cao hơn với yêu cầu phát triển. Điều này phụ thuộc rất lớn vào công tác

quản lý của chính quyền cũng như sự góp sức của nhân dân TP Thái Nguyên.
Một trong các yếu tố quan trọng quyết đinh đến quá trình phát triển chung của
TP chính là mạng lưới đường - một trong các nhân tố tiền đề cơ bản nhất để


2
cải thiện, nâng cao các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, đời sống nhân dân…của
thành phố. Mạng lưới đường cũng chính là bộ mặt của đô thị, là một thước đo
để đánh giá sự phát triển của đô thị đó.
Trong những năm vừa qua, TP Thái Nguyên đã tập trung khai thác nhiều
nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thành phố,
công tác quản lý mạng lưới đường đô thị theo quy hoạch đã được quan tâm
chú trọng, diện mạo đô thị có nhiều thay đổi lớn, nhưng bên cạch đó vẫn còn
tồn các vấn đề cần phải khắc phục và giải quyết như là phân cấp quản lý; khai
thác có hiệu quả lộ giới, lòng đường; tạo cảnh quan các trục đường đô
thị….Chính vì lẽ đó công tác về quản lí giao thông đô thị, trong đó có quản lý
mạng lưới đường của TP Thái Nguyên cần được đưa ra nghiên cứu, tìm các
giải pháp để nhằm năng cao hiệu quả thực hiện. Đây là vấn đề không chỉ liên
quan tới cả sự chỉ đạo điều hành của bộ máy chính quyền TP mà còn liên
quan đến sự huy động tham gia của cộng đồng và nhiều bên liên quan khác.
Đồng thời cũng liên quan tới công tác lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung
của TP Thái Nguên đến năm 2035 đang thực hiện.
Vì vậy đề tài “Quản Lý Mạng lưới đường giao thông thành phố Thái
Nguyên “ là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách
quản lý mạng lưới đường trong tình hình thực tế cho TP Thái Nguyên.
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý mạng lưới đường thành
phố Thái Nguyên để đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển thành phố phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của người dân.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý mạng lưới đường đô thị
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Mạng lưới đường trên địa bàn TP Thái Nguyên.


3
Về thời gian theo định hướng quy hoạch thành phố Thái Nguyên đến
năm 2035.
* Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về công tác Quản lý mạng
lưới đường theo quy hoạch trên địa bàn TP Thái Nguyên. Điều tra thu thập
thông tin và đánh giá các số liệu về giao thông trên địa bàn TP Thái
Nguyên như số phương tiện, mức độ tăng trưởng, lưu lượng xe và thành
phần dòng xe trên một số tuyến đường đô thị, đánh giá hiện trạng mạng
lưới đường hiện có và phân loại mạng lưới đường giao thông.
- Nghiên cứu quy hoạch các tuyến đường trong đô thị, sự liên kết với các
tuyến đường trong khu vực như các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ qua thành phố,
từ đó đề ra các phương pháp quản lý mạng lưới đường trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị có
trách nhiệm trong công tác quản lý mạng lưới đô thị.
- Xây dựng cơ sở khoa học để quản lý mạng lưới đường thành phố
Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý mạng lưới đô thị.
* Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các vấn đề về mạng lưới đường thành phố Thái Nguyên,
luận văn cần tiến hành thực hiện các phương pháp khoa học sau:
- Phương pháp khảo sát điều tra: Khảo sát thực địa mạng lưới đường giao
thông, thu thập thông tin hình ảnh về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tổng hợp: Thu thập số liệu thực tế mạng lưới
đường của thành phố Thái Nguyên từ các phòng ban liên quan.

- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp chuyên gia.


4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài mang ý nghĩa thiết thực, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
của thành phố Thái Nguyên.
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và cụ thể các căn cứ khoa học trong
quản lý mạng lưới đường đô thị theo quy hoạch. Kiến nghị, đề xuất một số
giải pháp, cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả công tác Quản lý mạng
lưới đường đô thị theo qui hoạch.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Tham khảo ứng dụng vào thực tế các giải pháp đề xuất.
+ Từ công tác quản lý mạng lưới đường của thành phố Thái Nguyên có
thể là bài học để các đô thị khác tham khảo áp dụng.
* Một số khái niệm về thuật ngữ có liên quan đên đề tài:
a. Mạng lưới đường đô thị:
- Mạng lưới đường đô thị là bao gồm toàn bộ các tuyến đường nằm trong
phạm vi đô thị cho dù trên đó có hay không có xây dựng nhà cửa 2 bên.
- Thành phần mạng lưới đường: Các tuyến đường thuộc mạng lưới có
cấp hạng khác nhau, có liên quan chặt chẽ để cùng tham gia phục vụ nhu
cầu vận tải
b. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng:
- Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới được xác định trên bản đồ
quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây
dựng công trình và phần đất dành cho đường giao thông hoặc các công
trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác.Trong đô thị, thường
gặp lộ giới là chỉ giới đỏ của phần đất dành cho đường đô thị, bao gồm

toàn bộ lòng đường, lề đường và vỉa hè.
- Chỉ giới xây dựng: chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây
dựng nhà, công trình trên lô đất.


5
c. Đường đối ngoại, đường nội thị:
- Giao thông đối ngoại: Là các đầu mối giao thông đường bộ, đường
thủy, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ
thống giao thông quốc gia và quốc tế.
- Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới
hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Giao thông nội thị: Là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội
thị thuộc phạm vi địa giới hành chính của thành phố.
- Hành lang an toàn đường đô thị: Là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ
giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d. Giao thông công cộng:
Giao thông công cộng là HTGT trong đó người tham gia giao thông
không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân.
e. Tổ chức giao thông đường đô thị:
Tổ chức giao thông là sử dụng có hiệu quả hệ thống đường, các trang
thiết bị kỹ thuật trên đường để tăng khả năng thông qua của mạng lường
đường, tránh ùn tắc giao thông trong thành phố, với mục đích:
- Nâng cao chất lượng phục vụ cho người tham gia giao thông, đặc biệt
cho những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Đảm bảo an toàn giao thông, nhằm giảm số lượng các vụ tai nạn giao thông.
- Giảm tiêu hao nhiên liệu của phương tiện, giảm lượng khí thải, giảm
tiếng ồn, bụi trong không khí, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho nhân dân
thành phố.

- Tổ chức giao thông còn có nhiệm vụ góp phần thực hiện các mục tiêu
chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.


6
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
có 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan quản lý mạng lưới đường thành phố Thái
Nguyên.
- Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý mạng lưới đường đô thị thành
phố Thái Nguyên.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý
mạng lưới đường đô thị thành phố Thái Nguyên đến năm 2035.


7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI ĐƢỜNG THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN
1.1 Giới thiệu khái quát TP Thái Nguyên:
1.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển TP Thái Nguyên:
Năm 1831, thủ phủ của trấn Thái Nguyên được thành lập. Đến năm
1884, thực dân Pháp mở rộng thị xã Thái Nguyên; Cách mạng Tháng Tám
1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thị xã Thái
Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên; Năm 1956, khu Tự trị Việt Bắc được
thành lập, thị xã Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, vừa là Thủ phủ
của Khu tự trị Việt Bắc; Năm 1962, thị xã Thái Nguyên được nâng cấp thành
TP Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên khoảng
trên 10.000ha và với dân số khoảng 60.000 người.

Sau hơn 55 năm thành lập thành phố, xây dựng và phát triển đến nay
Sau khi điều chỉnh địa giới và thành lập các phường, thành phố Thái Nguyên
hiện có diện tích tự nhiên 223 km², dân số 420.000 người; có 32 đơn vị hành
chính cấp xã trực thuộc (gồm: 21 phường: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm,
Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú
Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành,
Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên
và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc
Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức).
- Ngày 01/9/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1615/QĐ-TTg
công nhận TP Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
- Ngày 20/12/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2486/QĐTTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Thái Nguyên đến năm 2035.


8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí và mối quan hệ liên vùng:
TP Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý từ
210 đến 220 27’ Vĩ độ Bắc và từ 105025’ đến 106014’ Kinh độ Đông, cách Thủ
đô Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng
50km. Trong mối quan hệ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô
Hà Nội, TP Thái Nguyên có nhiều tiềm năng & lợi thế để phát triển đô thị.
Về vị trí địa lý, TP Thái Nguyên tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông
quốc gia như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 3 mới (Cao tốc Hà Nội
- Thái Nguyên); đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Thái Nguyên - Kép - Lạng Sơn,
Thái Nguyên - Núi Hồng; đường thủy có sông Cầu, sông Công nối Thái Nguyên
với Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội, để phát triển giao thương trong nước & quốc
tế. Trong đó tuyến Quốc lộ 3 mới và sau này là tuyến Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà
Nội đóng vai trò quan trọng kết nối TP Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng Thủ
đô Hà Nội, hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng và

hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Hình 1.1: Sơ đồ mối liên hệ vùng [8].

Hình 1.1: Sơ đồ mối liên hệ vùng.


9
Những đặc điểm và lợi thế kể trên, nói lên vị thế nổi trội của TP Thái
Nguyên trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và có tầm ảnh hưởng quan
trọng trong vùng Thủ đô Hà Nội.
b. Đặc điểm địa hình:
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so
với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Đặc
điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành 3 vùng địa hình là: Vùng
địa hình vùng núi, vùng địa hình đồi cao núi thấp, vùng địa hình trung du và
đồng bằng.
TP Thái Nguyên nằm trong vùng địa hình trung du và đồng bằng. TP có
địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu vực đất
bằng thấp trũng.
- Cao độ trung bình dao động từ 26m đến 27m.
- Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20m đến 21m.
- Khu vực đồi núi có cao độ từ 50m đến 60m.

Hình 1.2: Sơ đồ cao độ địa hình toàn tỉnh Thái Nguyên.


10
c. Đặc điểm khí hậu:
TP Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm

bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông (mang tính chất khí hậu chung của
khí hậu miền Bắc nước ta).
- Mưa: TP Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm hàng
năm, có lượng mưa khá phong phú. Một năm bình quân có 198 ngày mưa.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10 và chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa hàng
năm.
- Gió, bão: TP Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vì nằm
xa biển. Theo tài liệu thống kê, cơn bão ngày 2/7/1964 là đổ bộ qua Bắc Thái
với sức gió tới cấp 9, có lúc giật tới cấp 10.
d. Thuỷ văn [8]:
TP Thái Nguyên nằm giữa sông Cầu và sông Công do đó chịu ảnh hưởng
của chế độ thuỷ văn của hai sông này, đặc biệt là sông Cầu - trục thoát nước
chính của TP Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên.
e. Địa chất công trình :
TP Thái Nguyên nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, có đặc điểm địa
chất thuộc dạng đệ tứ bồi tích, trầm tích sỏi, cát, đất thịt. Căn cứ vào tài liệu
địa chất công trình xây dựng như: Trường Đại học Y khoa, các khách sạn,
khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, các công trình trong khu trung tâm
hành chính, chính trị có thể kết luận địa chất công trình khu vực TP Thái
Nguyên tương đối tốt, phù hợp cho việc đầu tư xây dựng các công trình nhà
cao tầng, các công trình công nghiệp...
f. Địa chất thuỷ văn:
Mực nước ngầm nằm sâu, ở các khu đồi xuất hiện từ độ sâu 23m đến 25m,
nước chỉ ăn mòn HCO3 và PH đối với xi măng thường. Các chỉ tiêu khác không
ăn mòn.


11
g. Địa chấn:
Theo bảng phân vùng gia tốc nền của tỉnh Thái Nguyên, TP Thái Nguyên

có nguy cơ động đất cấp 7.
1.1.3. Tình hình kinh tế xã hội của TP Thái Nguyên:
TP Thái Nguyên hiện hữu, có có 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc
(gồm: 21 phường: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng,
Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang
Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán,
Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 11 xã: Cao Ngạn,
Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân,
Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức).

Hình 1.3: Sơ đồ địa giới hành chính TP Thái Nguyên.


12
a. Dân số & lao động:
- Dân số: TP Thái Nguyên: Dân số trung bình năm 2015 là 296.000
người. Dân số nội thành là 236.800 người - chiếm 80% tổng dân số toàn
thành phố, dân số ngoại thành là 59.200 người - chiếm 20%. Tỷ lệ tăng tự
nhiên 0,96%, tăng cơ học khoảng 2,5%. Số sinh viên, học sinh, khách du
lịch, người đến tạm trú để làm việc và khám chữa bệnh, vv… hiện khoảng
100.000 người.
+ Tốc độ phát triển dân số của TP không đều qua các năm, cao hơn nhiều
so với mức bình quân của Tỉnh. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tỷ lệ
lao động tham gia các hoạt động kinh tế cao, chất lượng & năng suất lao động
khá caohất lượng & năng suất lao động khá cao.

Hình 1.4: Sơ đồ hiện trạng mật độ dân số theo các đơn vị hành chính.
b. Sử dụng đất đai:



13
Bảng 1.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất TP Thái Nguyên.

TT

I
1.1

Mục đích sử dụng

Tổng
(ha)

Tỉ lệ
(%)

TỔNG DIỆN TÍCH

17.069,76

1.560,80 5.243,80 23.874,36 100,00

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

10.870,25

1.199,91 3.236,75 15.306,91

64,11


7.762,65

1091,57 2.509,98 11.364,20

47,60

Đất sản xuất nông
nghiệp

1.2 Đất lâm nghiệp
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.4 Đất nông nghiệp khác
II

Phƣờng
Khu
Lƣơng
vực
TP
Sơn, TP. nghiên
hiện hữu
Sông
cứu mở
(ha)
Công
rộng
(ha)
(ha)

ĐẤT PHI NÔNG

NGHIỆP

2.1 Đất ở
-

Đất ở tại nông thôn

-

Đất ở tai đô thị

2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa
địa

2.5

Đất sông, suối và
MNCD

2.6

Đất phi nông nghiệp
khác

III


ĐẤT CHƢA SỬ
DỤNG

2.821,07

76,55

672,86

3.570,48

14,96

283,12

31,79

53,91

368,82

1,54

3,41

0,00

0,00

3,41


0,01

341,32 1.907,87

8.100,90

33,93

5.851,71
1.487,38

91,14

395,41

1.973,93

8,27

414,21

91,14

340,99

846,34

3,54


1.073,17

0,00

54,42

1.127,59

4,72

225,89 1.099,68

4.400,57

18,43

3.075,00
13,12

0,59

6,60

20,31

0,09

137,68

13,03


22,29

173,00

0,72

1.135,23

10,67

335,04

1.480,94

6,20

3,30

0,00

48,85

52,15

0,22

347,80

19,57


99,18

466,55

1,95


×