BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TRẦN HOÀNG TRUNG
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH NHÀ THIẾU NHI THÁI NGUYÊN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TRẦN HOÀNG TRUNG
KHOÁ: 2017-2019
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH NHÀ THIẾU NHI THÁI NGUYÊN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRƯỜNG HUY
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2019
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo,
Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện.
Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn - TS.
Nguyễn Trường Huy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tiểu ban luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
thành phố Thái Nguyên, gia đình và bạn bè đồng nghiệp của tôi đã quan tâm,
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Hoàng Trung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Hoàng Trung
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: ...................................... 3
* Mục đích nghiên cứu của luận văn: ........................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu của luận văn: .................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: ............................................ 3
* Cấu trúc của luận văn: ................................................................................ 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH NHÀ THIẾU NHI THÁI NGUYÊN .................................. 5
1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam [13] ................ 5
1.2. Giới thiệu sơ lược về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên [7] ....... 8
1.3. Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái
Nguyên và công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên 12
1.3.1. Giới thiệu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái
Nguyên [5] .................................................................................................. 12
1.3.2. Thông tin chung về Công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, thành
phố Thái Nguyên [6] ................................................................................... 18
1.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình Nhà
thiếu nhi Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên qua các giai đoạn .................... 22
1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án .................................................................. 22
1.4.2. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư ...................................................... 25
1.4.3. Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng
một số hạng mục thi công hoàn thành............................................................ 37
1.5. Đánh giá các kết quả đạt được, một số hạn chế và nguyên nhân trong
công tác quản lý chất lượng công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, thành
phố Thái Nguyên ........................................................................................... 38
1.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 38
1.5.2. Những mặt hạn chế vướng mắc ........................................................ 40
1.5.3. Nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác quản
lý chất lượng của dự án ............................................................................... 42
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ........................................................ 46
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 46
2.1.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng ............................... 46
2.1.2. Biện pháp kiểm soát và quản lý đảm bảo chất lượng công trình xây
dựng ............................................................................................................. 50
2.1.3. Đặc điểm của công trình xây dựng và các ảnh hưởng tới chất lượng
..................................................................................................................... 52
2.1.4. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng.... 53
2.1.5. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng ................ 54
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng ............. 55
2.1.7. Quản lý chất lượng công trình xây dựng theo từng giai đoạn thực
hiện của quá trình đầu tư ............................................................................. 61
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 74
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng .......................................................................... 74
2.2.2. Các văn bản do các Bộ chuyên ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên ban hành......................................................................................... 81
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH NHÀ THIẾU NHI THÁI NGUYÊN, THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN........................................................................................................ 84
3.1. Đề xuất giải pháp chung cho công tác quản lý chất lượng xây dựng
công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên ............. 84
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cho Ban quản lý dự án ......................... 85
3.2.1. Sắp xếp, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ................... 85
3.2.2. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho Ban QLDA ...................... 86
3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ .... 87
3.2.4. Áp dụng các công cụ hiện đại trong quản lý chất lượng công trình . 87
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu ................................................................................................................. 88
3.4. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia dự án .... 92
3.4.1. Đối với đơn vị khảo sát xây dựng ..................................................... 92
3.4.2. Đối với đơn vị tư vấn thiết kế ........................................................... 94
3.4.3. Đối với Tư vấn giám sát.................................................................... 94
3.4.4. Đối với Tư vấn thẩm tra .................................................................... 97
3.4.5. Đối với các Nhà thầu thi công............................................................... 98
3.5. Giải pháp cụ thể về công tác quản lý chất lượng ................................ 99
3.5.1. Đối với công tác khảo sát .................................................................. 99
3.5.2. Đối với công tác lập hồ sơ dự toán, thiết kế của dự án ................... 101
3.5.3. Đối với công tác thi công của nhà thầu........................................... 102
3.5.4. Đối với công tác tư vấn giám sát của đơn vị TVGS ....................... 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên đầy đủ
ATLĐ
An toàn lao động
BQLDA
Ban quản lý dự án
BXD
Bộ Xây dựng
CĐT
Chủ đầu tư
CLCT
Chất lượng công trình
CTXD
Công trình xây dựng
GĐ
Giám đốc
GPMB
Giải phóng mặt bằng
HTQLCL
Hệ thống quản lý chất lượng
NT
Nghiệm thu
PGĐ
Phó Giám đốc
QLCL
Quản lý chất lượng
QLDA
Quản lý dự án
QLNN
Quản lý nhà nước
TKBVTC
Thiết kế bản vẽ thi công
TVGS
Tư vấn giám sát
TVTK
Tư vấn thiết kế
UBND
Ủy ban nhân dân
VSMT
Vệ sinh môi trường
XDCT
Xây dựng công trình
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Bản đồ tỉnh Thái Nguyên
9
Hình 1.2.
Hạng mục Nhà thi đấu đa năng
19
Hình 1.3.
Hạng mục bể bơi
20
Hình 1.4.
Hạng mục xây dựng mới Nhà điều hành
21
Sơ đồ 1.1.
Cơ cấu tổ chức BQLDA đầu tư xây dựng thành
16
phố Thái Nguyên
Sơ đồ 2.1.
Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng
49
Sơ đồ 2.2.
Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án
60
đầu tư xây dựng công trình
Sơ đồ 3.1.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án
83
Sơ đồ 3.2.
Đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công
101
Sơ đồ 3.3.
Quy trình quản lý vật liệu, thiết bị đầu vào
104
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Từ nhiều năm nay, sân chơi cho trẻ em đã luôn trở thành vấn đề quan
tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh trên địa bàn thành phố. Sau những giờ
học miệt mài trên ghế nhà trường, có được một sân chơi rộng rãi, thoáng mát
để trẻ giải tỏa những áp lực, những căng thẳng là điều cần thiết, nhất là dịp
hè, nhu cầu đó lại tăng lên. Thế nhưng, thực tế cho thấy, ngoài địa điểm tại
Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, các công trình văn hóa vui chơi cho trẻ em trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên còn rất hạn chế.
Các điểm vui chơi chủ yếu là của tư nhân đầu tư, phát triển manh mún,
tự phát và số lượng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, chất lượng chưa đảm
bảo, thiếu hấp dẫn, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, đó là chưa kể
những dịp nghỉ lễ, khi trẻ em ở các vùng phụ cận lên thành phố vui chơi càng
khiến các điểm vui chơi tự phát này quá tải, lộn xộn.
Nhà thiếu nhi Thái Nguyên đang hoạt động trên diện tích 13.000m2; có
các khu vui chơi giải trí - dịch vụ phục vụ - bể bơi - nhà đa năng, sân tennis,
rạp măng non và các phòng học chức năng; có 16 phòng học năng khiếu, thư
viện. Tại đây, giảng dạy các bộ môn năng khiếu thuộc các lĩnh vực như: nghệ
thuật, mỹ thuật, thể dục thể thao, ngoại ngữ tin học, âm nhạc, võ thuật…
Tuy nhiên, do đã được đầu tư xây dựng từ lâu nên đến nay cơ sở vật chất
của Nhà thiếu nhi đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu học tập, vui
chơi của các cháu; phòng học thiếu và không đáp ứng được các tiêu chuẩn
chung; các trang thiết bị dạy học còn thiếu và hỏng; bể bơi có tình trạng nứt
lún đáy bể dẫn đến thất thoát nước và không có mái che nên gây khó khăn
trong hoạt động vui chơi của trẻ; sàn sân khấu và hệ thống âm thanh của Rạp
măng non đã hư hỏng nhiều.
2
Do đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định đầu tư công trình Nhà
thiếu nhi thành phố Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi cho con em
trong địa bàn và bồi dưỡng những tài năng trẻ cho tỉnh Thái Nguyên.
Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên là cơ quan chuyên
môn được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư, giám sát và quản lý chất lượng
công trình Nhà thiếu nhi, thành phố Thái Nguyên.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng thực tế
công tác quản lý chất lượng các công trình vẫn còn nảy sinh những tồn tại,
hạn chế nhất định về chất lượng.
Công tác bồi thường GPMB phục vụ dự án xây dựng còn gặp nhiều khó
khăn. Các gói thầu thiết kế vẫn còn thiếu sót, gây khó khăn trong công tác thi
công và giám sát dẫn đến tăng vốn đầu tư ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của
Nhà nước, công tác thi công xây dựng chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Qua thực tế thực hiện dự án có thể nhận thấy mô hình và phương thức
quản lý chất lượng cũng như kinh nghiệm năng lực quản lý còn nhiều hạn chế
cần phải rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp phù hợp để khắc phục và hoàn
thiện công tác quản lý chất lượng công trình trên đạt chất lượng, hiệu quả tốt
hơn.
Là cán bộ đang trực tiếp thực hiện công tác QLDA tại Ban QLDA đầu tư
xây dựng thành phố Thái Nguyên, với mong muốn tìm hiểu, nâng cao năng
lực chuyên môn và đề xuất một số giải pháp về quản lý chất lượng áp dụng
cho các công trình xây dựng được đầu tư sau này tại Ban quan lý dự án đầu tư
xây dựng thành phố Thái Nguyên, do đó học viên đã chọn đề tài: “Đề xuất
giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình Nhà thiếu nhi Thái
Nguyên, thành phố Thái Nguyên” làm đề tài luận văn của mình.
3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất lượng công trình
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào các vấn đề cơ bản trong
công tác quản lý chất lượng công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, thành phố
Thái Nguyên
* Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng các hạng mục đã thi
công và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các hạng mục đang tiếp tục
được triển khai tại công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, đồng thời áp dụng
cho các công trình đang chuẩn bị đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thành
phố Thái Nguyên trong thời gian tới.
* Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn.
- Phương pháp thu thập dữ liệu, thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích và so sánh đối chiếu.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế công tác quản lý chất lượng
xây dựng tại công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên do Ban QLDA đầu tư xây
dựng thành phố Thái Nguyên làm CĐT.
- Đưa ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác
quản lý chất lượng từ đó đề xuất giải pháp kiện toàn công tác quản lý chất
lượng xây dựng công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên.
- Hệ thống và hoàn thiện một số lý luận khoa học phù hợp và có tính khả
thi về quản lý chất lượng xây dựng công trình.
4
* Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung chính luận văn được cấu trúc thành 03 chương:
Chương I. Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công trình Nhà
thiếu nhi Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên.
Chương II. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
Chương III. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công trình Nhà thiếu
nhi Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH NHÀ THIẾU NHI THÁI NGUYÊN
1.1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam [13]
Chất lượng công trình xây dựng là một trong những yếu tố cơ bản và
quan trong tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của dự án và hiệu
quả kinh tế mà dự án đem lại. Nhận thức được vấn đề đó, công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng hiện nay tại Việt Nam luôn được sự quan tâm,
chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà nước cùng các cấp, các ngành có liên quan.
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng được coi trọng và
đi vào nền nếp. Qua đó đã phát huy hiệu quả trong đầu tư, góp phần phát triển
kinh tế chung của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Bản chất của chất lượng công trình xây dựng hiện nay phụ thuộc vào
chất lượng của các khâu khảo sát, thiết kế, thi công, điều kiện năng lực của
các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác vận hành, bảo trì
và sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Theo báo cáo của các Bộ ngành, địa phương, hàng năm trung bình có
khoảng 39.000 công trình được thi công xây dựng trên phạm vi cả nước. Chất
lượng các công trình xây dựng về cơ bản là đảm bảo, chất lượng công trình có
xu hướng ngày một nâng cao.
Chất lượng các công trình trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia về
cơ bản đã được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tuân thủ các
tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng và đưa vào vận hành, khai thác an toàn, hiệu
quả. Nhiều công trình xây dựng mới, được đưa vào sử dụng có chất lượng tốt,
phát huy hiệu quả kinh tế xã hội như Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,
Thủy điện Sơn La...
6
Sự cố công trình xây dựng có xu hướng giảm, chiếm tỷ lệ thấp từ 0,1%
đến 0,2% trong tổng số công trình được xây dựng hàng năm (năm 2013 có 70
sự cố được ghi nhận; năm 2014 có 47 sự cố - chiếm khoảng 0,1% tổng số
công trình đang xây dựng; năm 2015 có 58 sự cố - chiếm khoảng 0,15%). Tuy
nhiên, vẫn còn tình trạng một số ít công trình xây dựng có chất lượng xây
dựng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong
đã xuống cấp, hư hỏng thậm chí sập đổ, gây bức xúc trong xã hội như: cầu
song Ô Rô, Cà Mau, khu nhà ở xã hội Đồng Tàu, Hà Nội,...
Nguyên nhân chủ yếu của việc các công trình xây dựng chưa đảm bảo
chất lượng do một số chủ thể tham gia trực tiếp trong quá trình thi công xây
dựng công trình (CĐT và các nhà thầu), chủ quản lý sử dụng công trình chưa
tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công
trình xây dựng trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát
thi công, NT, bảo hành và bảo trì công trình. Đồng thời, năng lực của một số
nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng còn hạn chế, không đáp ứng yêu cầu và
chưa được kiểm soát chặt chẽ; năng lực QLDA của một số CĐT yếu, chưa
đáp ứng được yêu cầu.
Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện công tác bảo trì công trình (lập và phê
duyệt quy trình bảo trì, thực hiện quy trình bảo trì, nguồn vốn cho công tác
bảo trì công trình xây dựng còn thiếu), các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy
chưa được thực hiện thường xuyên, đối với nhiều công trình còn bị coi nhẹ.
Cụ thể, qua kiểm tra của ngành chức năng cho thấy, việc khảo sát đánh
giá xây dựng chưa được quan tâm chú trọng, còn tồn tại nhiều công trình phải
xử lý hiện trường, điều chỉnh lại thiết kế trong quá trình thi công, làm chậm
tiến độ và phát sinh chi phí đầu tư xây dựng so với dự án được duyệt, ảnh
hưởng rất nhiều đến các đơn vị có liên quan. Chất lượng hồ sơ thiết kế của
7
các đơn vị tư vấn không đồng đều, thống nhất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành, còn nhiều sai sót, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị đầu tư, cũng
như chất lượng công trình, nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán trong
quá trình thi công, làm tăng chi phí đầu tư xây dựng, thời gian thực hiện dự án
và giảm chất lượng công trình cũng như hiệu quả đầu tư. Đặc biệt, còn có
hiện tượng chủ động tăng quy mô, tăng tổng mức đầu tư vượt nhu cầu sử
dụng thực tế, lựa chọn các giải pháp thiết kế không phù hợp, không bám sát
yêu cầu sử dụng của các đơn vị được đầu tư nhằm tăng tổng mức đầu tư gây
thất thoát lãng phí chi phí dầu tư.
Bên cạnh những yếu kém trong khâu khảo sát, thiết kế thì công tác thi
công ngoài hiện trường cũng còn nhiều bất cập, không hợp lý, tồn tại nhiều
sai sót. Theo đánh giá của Sở Xây dựng, việc thi công chưa đúng hồ sơ thiết
kế, thường tập trung vào phần ngầm, phần dưới mặt đất do phần này sau khi
xây dựng sẽ bị che lấp nên các đơn vị thường lợi dụng để thi công ẩu và
không đảm bảo chất lượng; việc NT khối lượng và bản vẽ hoàn công đối với
các phần công trình bị che lấp trước khi chuyển bước thi công chưa được thực
hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng vật tư, vật liệu, cấu
kiện chế tạo sẵn tại một số công trình chưa được quản lý chặt chẽ; quy trình
kỹ thuật trong thi công xây dựng chưa được tuân thủ nghiêm túc, công tác
giám sát của CĐT, TVGS có nơi còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên. Việc cố ý
giảm phẩm cấp các vật liệu hoàn thiện so với hồ sơ thiết kế vẫn xảy ra, làm
ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thiện và thẩm mỹ công trình…
Những tồn tại, hạn chế và bất cập trên trong công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng cần phải có các biện pháp để khắc phục, nhất là kiên
quyết xử lý những sai phạm, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí đầu tư để
những công trình xây dựng mang lại hiệu quả thiết thực.
8
Vì vậy, hiện nay Nhà nước, các cấp, các ngành và các cơ quan quản lý
nhà nước đã ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chất
lượng công trình xây dựng nói riêng. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh
giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; theo dõi,
kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các công trỉnh quan trọng
quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá trình đầu tư xây
dựng và khai thác sử dụng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây
dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu
thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng
công trình xây dựng.
Đồng thời, để nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình xây dựng BXD
sẽ thực hiện các công tác như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng và an toàn trong thi công
xây dựng công trình; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống quy chuẩn, tiêu
chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Phối
hợp với các Bộ ngành, địa phương kiện toàn, nâng cao năng lực các cơ quan
chuyên môn về xây dựng đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật.
1.2. Giới thiệu sơ lược về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên [7]
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu
kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía
Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp
giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
9
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị
xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa,
Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và
miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Thái Nguyên [22]
10
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km,
cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng
Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành,
đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam –
Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ
thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội Lạng Sơn.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái
Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài
nước. Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng),
trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng
trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên
15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm.
Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha,
có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt…
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh
lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng…
Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả
tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2
huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn,
trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương
đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú
về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng
sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các
11
ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung
tâm luyện kim lớn của cả nước.
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông
(kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận
lợi.
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ
yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và
Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6
Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm
dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động;
Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa
TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có
những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng
tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa
– Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều
thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm
đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng
trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong
nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các
ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành
sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ
tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện
nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao
12
thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng
giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành
và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng
kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...
1.3. Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái
Nguyên và công trình Nhà thiếu nhi Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên
1.3.1. Giới thiệu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái
Nguyên [5]
a) Thông tin chung
- Tên cơ quan: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thái
Nguyên
- Địa chỉ: Tầng 3 - Trụ sở Khối hành chính sự nghiệp thành phố - Phố
Đội Giá, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên.
- Các căn cứ thành lập:
+ Quyết định số 156/UB-QĐ ngày 06/9/1993 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Thái về việc thành lập Ban quản lý công trình XDCB thành phố Thái
Nguyên;
+ Quyết định số 240/QĐ-UB ngày 26/10/1995 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Thái về việc chuyển Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản thành Ban
quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trực thuộc thành phố Thái Nguyên;
+ Quyết định số 7565/QĐ-UBND ngày 03/08/2017 của UBND thành
phố Thái Nguyên về việc thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố
Thái Nguyên.
b) Chức năng, nhiệm vụ được giao
13
Ban QLDA Đầu tư xây dựng thành phố Thái Nguyên có chức năng
nhiệm vụ Quy định tại Khoản 2 Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 16/2016/TTBXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2016 của Chính phủ về hình thức tổ
chức QLDA đầu tư xây dựng và theo quy định hiện hành. [1, 11]
Cụ thể:
* Chức năng:
- Làm CĐT một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài
ngân sách khi được giao. Căn cứ Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương,
doanh nghiệp, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban
QLDA thực hiện chức năng CĐT đối với từng dự án cụ thể;
- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định
của pháp luật;
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của CĐT, Ban QLDA quy định tại Điều 68,
Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập
Ban QLDA giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ QLDA theo quy định tại
Điều 8 của Thông tư này;
- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho CĐT, chủ quản lý sử
dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử
dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
- Nhận ủy thác QLDA của các CĐT khác khi được yêu cầu và có đủ
năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự
án đã được giao.
* Nhiệm vụ:
14
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của CĐT gồm:
- Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng
năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời
hạn hoàn thành, Mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
- Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ
tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ
thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến
xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo
quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị
dự án khác;
- Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế
xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt
thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ
chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, GPMB và tái định cư (nếu có)
và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký
kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán
theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;
- Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử
dụng: tổ chức NT, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết
toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
và bảo hành công trình;
- Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn
theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực
hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban QLDA theo quy định;
- Các nhiệm vụ hành chính, Điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức
văn phòng và quản lý nhân sự Ban QLDA; thực hiện chế độ tiền lương, chính
15
sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi
quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp
thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban QLDA theo
yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
- Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh
giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực
hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền.
Thực hiện các nhiệm vụ QLDA gồm:
- Tổ chức thực hiện các nội dung QLDA theo quy định tại Điều 66 và
Điều 67 của Luật Xây dựng [18];
- Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để
bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi
trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ QLDA khác do người quyết định đầu tư, CĐT
giao hoặc ủy quyền thực hiện.
- Nhận ủy thác QLDA theo hợp đồng ký kết với các CĐT khác khi được
yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ điều kiện năng lực hoạt
động theo quy định của pháp luật.
c) Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Ban QLDA đầu tư xây dựng thành phố
Thái Nguyên
* Sơ lược về cơ cấu tổ chức của BQLDA:
- Bộ máy lãnh đạo gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.