Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý khu xử lý chất thải rắn đá mài, xã tân cương, thành phố thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LƢU THỊ PHƢƠNG DUNG

QUẢN LÝ KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÁ MÀI
XÃ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------------

LƢU THỊ PHƢƠNG DUNG
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÁ MÀI
XÃ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PSG. TS. CÙ HUY ĐẤU

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------------

LƢU THỊ PHƢƠNG DUNG
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÁ MÀI
XÃ TÂN CƢƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PSG. TS. CÙ HUY ĐẤU


XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PSG. TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trƣờng Đại
học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học, cùng các thầy, cô giáo và các đơn vị
liên quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập, hoàn thành
nội dung luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Cù Huy Đấu, ngƣời thầy đã
nhiệt tâm hƣớng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm, những phƣơng pháp nghiên cứu
quý báu trong quá trình thực hiện Luận văn và giúp tôi có một góc nhìn đầy đủ,
hoàn thiện hơn về lĩnh vực quản lý chất thải rắn, khu xử lý chất thải rắn trong
công tác quản lý đô thị.
Cuối cùng tôi xin đƣợc vày tỏ lòng biết ơn đến cơ quan, các bạn bè đồng
nghiệp và ngƣời thân đã chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu, lý luận khoa học và thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6/2019
Tác giả luận văn

Lƣu Thị Phƣơng Dung


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý khu xử lý chất thải rắn Đá
Mài, xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của riêng tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận
văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lƣu Thị Phƣơng Dung


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
* Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................3
* Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................3
* Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................................4
* Những khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn ........................................4
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................5
CHƢƠNG 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI
KHU XỬ LÝ ĐÁ MÀI, XÃ TÂN CƢƠNG.............................................................6
1.1. Giới thiệu về khu xử lý Đá Mài, xã Tân Cƣơng ..............................................6
1.1.1. Vị trí địa lý, quy mô diện tích, công suất xử lý hiện tại ....................................6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực khu xử lý ..............................7

1.2. Hiện trạng khu xử lý Đá Mài, xã Tân Cƣơng .................................................9
1.2.1. Hiện trạng các công trình (dự án đầu tƣ) trong khu xử lý và quá trình đầu tƣ
xây dựng tại khu xử lý Đá Mài ...................................................................................9
1.2.2. Công nghệ đang sử dụng tại các cơ sở xử lý trong khu xử lý Đá Mài, xã Tân
Cƣơng ........................................................................................................................16
1.2.3. Bộ máy quản lý, vận hành tại khu xử lý Đá Mài ............................................24
1.3. Đánh giá thực trạng quản lý tại khu xử lý Đá Mài, xã Tân Cƣơng ............26
1.3.1. Đánh giá về công tác đầu tƣ trong khu xử lý ..................................................26


1.3.2. Đánh giá công nghệ đang sử dụng tại các cơ sở trong khu xử lý Đá Mài, xã
Tân Cƣơng .................................................................................................................28
1.3.3. Đánh giá bộ máy quản lý - vận hành và cơ chế chính sách tại khu xử lý Đá
Mài ............................................................................................................................34
1.4. Thực trạng công tác xã hội hóa trong đầu tƣ và sự tham gia của cộng đồng
trong công tác quản lý khu xử lý Đá Mài .............................................................36
1.5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý tại khu xử lý Đá Mài,
xã Tân Cƣơng ..........................................................................................................38
1.5.1. Thuận lợi .........................................................................................................38
1.5.2. Khó khăn, tồn tại .............................................................................................39
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ KHU XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN ..................................................................................................40
2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................40
2.1.1. Sự phát sinh CTR đô thị và nhu cầu xử lý CTR .............................................40
2.1.2. Đặc điểm thành phần và tính chất CTR đô thị ................................................41
2.1.3. Tác động của CTR đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng .....................44
2.1.4. Khu xử lý chất thải rắn – các thành phần chức năng cơ bản của khu xử lý
CTR ...........................................................................................................................46
2.1.5. Các phƣơng pháp cơ bản xử lý CTR ...............................................................47
2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................51

2.2.1. Các văn bản pháp luật của Trung ƣơng...........................................................51
2.2.2. Các văn bản do UBND tỉnh / thành phố Thái Nguyên ban hành ....................54
2.2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành về quản lý môi trƣờng khu xử lý
CTR ...........................................................................................................................55
2.2.4. Quy hoạch xử lý CTR tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và Quy hoạch chung
thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 .....................................................................56
2.3. Kinh nghiệm quản lý khu xử lý chất thải rắn của các nƣớc trên thế giới và
Việt Nam...................................................................................................................57
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế .......................................................................................57


2.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam ...................................................................................61
2.3.3. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong công tác quản lý khu xử lý
Đá Mài .......................................................................................................................62
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN ĐÁ MÀI, XÃ TÂN CƢƠNG .........................................................................65
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải rắn tại khu xử lý
Đá Mài ......................................................................................................................65
3.1.1. Đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn .......................................65
3.1.2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật và công nghệ chôn lấp của bãi chôn lấp CTR Đá
Mài, xã Tân Cƣơng ...................................................................................................69
3.1.3. Giải pháp kỹ thuật và công nghệ nhà máy xử lý CTR bằng phƣơng pháp đốt
...................................................................................................................................70
3.1.4. Các giải pháp kỹ thuật quản lý nƣớc rác, khí rác ............................................75
3.2. Giải pháp bộ máy quản lý và cơ chế chính sách quản lý khu xử lý Đá Mài,
xã Tân Cƣơng ..........................................................................................................82
3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý ....................................................................................82
3.2.2. Cơ chế chính sách quản lý...............................................................................84
3.3. Giải pháp xã hội hóa đầu tƣ và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
khu xử lý CTR Đá Mài, xã Tân Cƣơng .................................................................86

3.3.1. Giải pháp xã hội hóa nguồn vốn đầu tƣ ..........................................................86
3.3.2. Giải pháp nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong quản lý khu xử lý CTR
Đá Mài .......................................................................................................................88
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .....................................................................................91
Kết luận .....................................................................................................................91
Kiến nghị ...................................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

QHCT

Quy hoạch chi tiết

HTKT


Hạ tầng kỹ thuật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TMĐT

Tổng mức đầu tƣ

CFB

Circulation fluidized bed – công nghệ đốt tầng sôi

GF

Grate Furnaces - Lò đốt rác

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Hình 1.1

Tên hình

Trang


Vị trí khu xử lý rác thải Đá Mài, xã Tân Cương (ảnh
vệ tinh)

6

Rác đang được chôn lấp tại ô số 2-3 và ô số 1 sau
Hình 1.2

cải tạo chưa đổ rác mới

11

Hình 1.3

Trạm xử lý nước thải tại bãi chôn lấp rác

12

Hình 1.4

Phối cảnh tổng thể Nhà máy xử lý rác thải Đá Mài
Lò đốt rác trực tiếp đốt rác thải công nghiệp nguy
hại của HTX Phúc Lợi gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng

13

Hình 1.5


16

Hình 1.6

Quang cảnh khu xử lý nước thải và hồ sinh học tại
Bãi chôn lấp rác Đá Mài

17

Hình 1.7

Trạm cân điện tử đầu vào nhà máy

20


Hình 1.8

Sơ đồ đảo trộn và vận chuyển các khối ủ

22

Hình 1.9

Rác tại nhà ủ giảm ẩm

23

Hình 1.10


Sơ đồ bộ máy quản lý, vận hành bãi chôn lấp hiện
nay

24

Hình 1.11

Ô chôn lấp số 1 sau khi cải tạo và đập chắn giữa ô ố
1 và ô số 2-3

27

Hình 1.12
Hình 1.13

Một Module lò đốt tại nhà máy
Thiết bị khử mùi và phun hóa chất ở Nhà ủ giảm ẩm
khá sơ sài và vận hành chưa hiệu quả

31
33

Hình 2.1

Nhà máy đốt rác phát điện Tekniska Verken tại
thành phố Linköping - Thụy Điển

58

Hình 2.2


Lò đốt rác trong công nghệ đốt CFB

59

Hình 2.3

Một nhà máy đốt rác tại Nhật Bản

61

Hình 2.4

Nhà máy đốt rác phát điện Nam Sơn - Hà Nội

62

Hình 3.1

Phương án đổ dạng núi để tăng khả năng tiếp nhận
của các ô chôn lấp tại Bãi chôn lấp Đá Mài

70

Sàng tuyển quay kiểu tang trống
Một thiết bị sấy dạng lồng với thể tích lớn đề xuất
thay thế

72


75

Hình 3.5

Sơ đồ công nghệ một lò đốt tầng sôi
Hệ thống xử lý khí và khói thải từ lò đốt

Hình 3.6

Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý Khu xử lý Đá Mài

84

Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4

73

80


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Trang


Bảng 1.1

Kết quả đo, phân tích môi trường không khí trong khu
vực bãi rác

29

Bảng 1.2

Kết quả phân tích mẫu tro xỉ thải tại Nhà máy

32

Bảng 2.1

Định nghĩa thành phần của CTR sinh hoạt

42

Bảng 2.2

Tỷ lệ thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

63

Bảng 3.1

So sánh lựa chọn công nghệ cho khu xử lý Đá Mài


68

Bảng 3.2

Thông số kỹ thuật của thiết bị lồng sấy

73

Bảng 3.3

Kết quả đo, phân tích nước thải của Nhà máy xử lý rác Đá
Mài

75


1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, đƣợc xác định là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch
của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó thành phố còn là một trong những trung
tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nƣớc, là đầu mối giao thông quan
trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, có vị trí
quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ khu vực.
Cùng với đà phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Thái Nguyên trong
những năm gần đây, nhiệm vụ phát triển đô thị cũng đƣợc chính quyền thành
phố xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đi đầu, làm tiền đề thúc đẩy
phát triển kinh tế. Các giải pháp phát triển đô thị bền vững đƣợc đƣa ra, trong

đó nhấn mạnh về đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo diện
mạo đô thị khang trang, sạch đẹp, từng bƣớc hiện thực hóa quy hoạch chung
thành phố đến năm 2035 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Một trong
các lĩnh vực quản lý về hạ tầng kỹ thuật đƣợc quan tâm là công tác xử lý chất
thải rắn và vệ sinh môi trƣờng đô thị.
Công tác xử lý CTR tại thành phố Thái Nguyên đã đƣợc chính quyền các
cấp quan tâm, hiện đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong thu gom, vận chuyển và
xử lý, tuy nhiên nhƣng vẫn còn những bất cập cần quan tâm giải quyết, đặc
biệt là một số tồn tại ở khu xử lý CTR chung của toàn thành phố.
Theo số liệu ƣớc tính hiện nay, tổng khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên khoảng 250 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom trên
địa bàn thành phố ƣớc đạt khoảng hơn 90%.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có một Khu xử lý chất thải
rắn đang hoạt động, là Khu xử lý Đá Mài nằm tại xóm Hồng Thái, xã Tân
Cƣơng, cách trung tâm thành phố khoảng 15km với vai trò xử lý chất thải rắn


2
sinh hoạt cho toàn bộ thành phố. Khu xử lý với diện tích theo quy hoạch
khoảng 43ha, gồm 02 cơ sở xử lý hiện đang vận hành (là một bãi chôn lấp
hợp vệ sinh và một nhà máy xử lý theo công nghệ đốt), công suất xử lý hiện
tại của toàn khu xử lý Đá Mài vào khoảng 200-250 tấn/ngày.
Khu xử lý Đá Mài, xã Tân Cƣơng mặc dù đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, cải tạo
nhiều hạng mục nhƣng vẫn tiềm ẩn những hạn chế trong công tác quản lý, vận
hành, dẫn đến tình trạng ô nhiễm về mùi, nƣớc thải, khói từ lò đốt ảnh hƣởng
không nhỏ đến môi trƣờng xung quanh. Nhiều năm qua UBND thành phố Thái
Nguyên và các cơ quan chức năng thƣờng xuyên nhận đƣợc các đơn thƣ kiến
nghị, phản ảnh của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng xung quanh khu xử lý, đỉnh
điểm là thời gian từ 2012-2013 đã có hiện tƣợng phản ứng quá mức của ngƣời
dân địa phƣơng, dẫn đến mất an ninh trật tự tại khu vực, ảnh hƣởng đến hoạt

động xử lý chất thải rắn và hoạt động thu gom trên địa bàn toàn thành phố.
Trong hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị thì khu xử lý CTR là công
trình đầu mối quan trọng sẽ tiếp nhận và xử lý rác thải đô thị, nhằm đảm bảo
vệ sinh và môi trƣờng sống cho dân cƣ toàn đô thị. Khu xử lý chất thải rắn là
công trình phức tạp bao gồm nhiều hợp phần với chức năng xử lý khác nhau,
đồng thời cũng có nhiều vấn đề về môi trƣờng cần quan tâm. Vì vậy việc
nghiên cứu của đề tài nhằm phục vụ công tác quản lý khu xử của thành phố
đƣợc hiệu quả hơn, trong đó đặc biệt quan trọng là nội dung về quản lý môi
trƣờng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp để phát huy
đƣợc các nguồn lực trong đầu tƣ nâng cấp, cải tạo khu xử lý cũng nhƣ nâng
cao vai trò giám sát, tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý khu xử
lý, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Do vậy Đề tài “Quản lý khu xử lý
chất thải rắn Đá Mài, xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên” là cần thiết,
đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi thực tiễn về công tác quản lý chất thải rắn của


3
thành phố nói chung, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối - khu xử lý
nói riêng.
Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chính: Nâng cao hiệu quả quản lý tại khu xử lý Đá Mài, xã
Tân Cƣơng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt của nhà máy đốt CTR, giảm
tỷ lệ chôn lấp tại bãi chôn lấp CTR trong khu xử lý Đá Mài.
- Quản lý môi trƣờng của khu xử lý gồm: giải pháp quản lý môi trƣờng
đất, nƣớc, không khí trong khu xử lý Đá Mài.
- Tăng cƣờng bộ máy quản lý, đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp
đáp ứng nhu cầu quản lý và vận hành khu xử lý.
- Đề xuất các hình thức đầu tƣ phù hợp đối với phần đất dự trữ chƣa xây

dựng trong khu xử lý.
- Quản lý vận hành các khu chức năng trong khu xử lý.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý vận hành công trình đầu đầu mối khu
xử lý chất thải rắn Đá Mài, xã Tân Cƣơng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Ranh giới nghiên cứu thuộc quy hoạch Khu xử lý đƣợc
xác định trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến
năm 2035 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2016.
+ Thời hạn nghiên cứu: đến năm 2035 tầm nhìn đến 2050 (theo quy
hoạch chung thành phố Thái Nguyên).
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu liên quan;


4
- Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp;
- Phƣơng pháp chuyên gia;
- Phƣơng pháp so sánh.
Kết quả đạt đƣợc
- Đánh giá đƣợc thực trạng đầu tƣ xây dựng và vận hành của Khu xử lý
Đá Mài.
- Đề xuất các giải pháp áp dụng công nghệ nhằm giảm thiểu tác động
xấu gây ô nhiễm môi trƣờng (công nghệ xử lý nƣớc rỉ rác, đốt rác).
- Đề xuất giải pháp về quản lý khu xử lý gồm bộ máy quản lý, cơ chế
chính sách.
- Đề xuất giải pháp xã hội hóa công tác đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng khu
xử lý.
- Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của ngƣời dân trong giám sát môi

trƣờng khu vực khu xử lý.
Những khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
- Chất thải rắn (CTR): Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn
gọi là bùn thải) đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
các hoạt động khác. [Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính
phủ về quản lý chất thải và phế liệu].
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác
sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con
ngƣời. [Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu].
- Quản lý CTR: Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động
quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động
phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải
rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và


5
sức khoẻ con ngƣời. [Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn].
- Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất
thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải
rắn. [Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn].
- Cơ sở xử lý CTR: là cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà xƣởng, dây
chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ đƣợc sử
dụng cho hoạt động xử lý CTR [QCVN 07-9:2016 - Công trình xử lý chất thải
rắn và nhà vệ sinh công cộng]
- Khu liên hợp xử lý CTR: là tổ hợp của một số hoặc nhiều hạng mục
công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng CTR và bãi chôn lấp CTR. [Quy chuẩn

QCVN 07-9:2016 - Công trình xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng]
- Quản lý môi trƣờng: là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội,
có tác động điều chỉnh các hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận có
hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trƣờng
có liên quan đến con ngƣời, hƣớng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp
lý tài nguyên.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận - Kiến nghị, nội dung chính của luận văn
gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng I: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại khu xử lý Đá
Mài, xã Tân Cƣơng
Chƣơng II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý khu xử lý chất thải rắn
Chƣơng III: Đề xuất giải pháp quản lý khu xử lý chất thải rắn Đá Mài, xã
Tân Cƣơng


6
CHƢƠNG 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI KHU XỬ LÝ ĐÁ MÀI, XÃ TÂN CƢƠNG
1.1. Giới thiệu về khu xử lý Đá Mài, xã Tân Cƣơng
1.1.1. Vị trí địa lý, quy mô diện tích, công suất xử lý hiện tại
- Vị trí địa lý: Khu xử lý chất thải rắn Đá Mài vị trí nằm tại khe Đá Mài,
thuộc xóm Hồng Thái, xã Tân Cƣơng, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
khoảng 15km về phía Tây. Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi về phía
Tây theo đƣờng tỉnh lộ 267, qua UBND xã Tân Cƣơng 2km thì rẽ trái, đi qua
đập tràn Hồng Thái 2km thì đến khu xử lý (cách UBND xã Tân Cƣơng
4km).[7]
Vị trí, sơ bộ ranh giới khu xử lý đƣợc thể hiện trong bản vẽ.

Hình 1.1: Vị trí khu xử lý rác thải Đá Mài, xã Tân Cương [28]

- Quy mô diện tích mở rộng của khu xử lý đến năm 2025 theo quy hoạch
quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Thái Nguyên và điều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 là 43ha. Hiện nay có bãi chôn lấp
khoảng 17ha, nhà máy đốt rác 7,8 ha (tính cả diện tích đất dự trữ và cây


7
xanh), cơ sở xử lý tái chế dầu thải của HTX Phúc Lợi 3,5ha, còn lại khoảng
15ha đất chƣa sử dụng. Theo đánh giá trong báo cáo quy hoạch quản lý chất
thải rắn vùng tỉnh Thái Nguyên thì vị trí nói trên là phù hợp các tiêu chí lựa
chọn khu xử lý chất thải rắn, cụ thể là:
+ Không gần khu di tích lịch sử, tôn giáo, văn hóa có giá trị cao; khu
nghỉ dƣỡng lớn, nguồn cấp nƣớc lớn và các địa điểm công trình nhạy cảm.
+ Khoảng cách đến khu vực trung tâm thành phố khoảng 15km, đƣờng
giao thông cơ bản thuận tiện cho việc vận chuyển CTR đến khu xử lý.
+ Khu vực không nằm trong hay ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái nhạy cảm.
+ Khu vực cách xa khu dân cƣ (tuy nhiên hiện nay một số hộ dân đã xây
dựng tịnh tiến gần về phía khu xử lý, có những vị trí nhà dân cách bãi chôn
lấp khoảng 500m).
+ Nằm trong vùng địa hình gò đồi, địa chất công trình tốt, không ảnh
hƣởng đến tài nguyên khoáng sản, không nằm trong vùng Kast.
- Công suất xử lý hiện tại: Hiện nay khu xử lý Đá Mài đảm nhiệm vai trò
xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho toàn bộ thành phố Thái Nguyên với công
suất từ 200-250 tấn/ngày.
- Phƣơng thức xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh tại Bãi chôn lấp với công suất
tối đa 150 tấn/ngày và đốt tiêu hủy tại Nhà máy đốt rác với công suất 100
tấn/ngày.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực khu xử lý
Khu xử lý Đá Mài nằm tại xã Tân Cƣơng, thành phố Thái Nguyên.
Trung tâm xã Tân Cƣơng nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng

11km về phía Tây, có tọa độ 21029- 21031vĩ độ Bắc; 105044 - 105046 kinh độ
Đông; phía Bắc giáp xã Phúc Trìu, Đông giáp xã Thịnh Đức, phía Nam giáp
xã Bình Sơn của thành phố Sông Công, phía Tây giáp xã Phúc Trìu và Phúc
Tân (thị xã Phổ Yên). Diện tích tự nhiên của xã khoảng 15km2, diện tích


8
trồng lúa 200ha, diện tích chè 450ha. Xã có 16 xóm, 1.398 hộ, với hơn 6.000
nhân khẩu [6]
Địa hình Tân Cƣơng chủ yếu là dạng gò đồi và bát úp, độ cao trung bình
từ 30m-100m so với mực nƣớc biển, rải rác có một số đồi cao khoảng 150m.
Địa hình tiêu biểu là Núi Guộc và Sông Công. [28]
Loại đất chủ yếu ở Tân Cƣơng là Feralit vàng đỏ. Đất phù sa đƣợc bồi
hàng năm, trung tính, ít chua, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp, đặc
biệt là cây chè. Tuy nhiên về mùa khô, đất Tân Cƣơng không có mạch nƣớc
ngầm, do đó bị khô hạn, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, vì vậy ở khu
vực này chủ yếu thích hợp trồng cây chè và một só cây ăn quả, cây gỗ nhỏ.
Tân Cƣơng mang đặc trƣng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, chia làm hai
mùa rõ rệt. Mƣa mƣa bão tập trung vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm. Nhiệt
độ trung bình hàng năm 23,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 1; nhiệt độ cao nhất
là 37oC, nhiệt độ thấp nhất 7oC. Tần suất sƣơng muối thƣờng xảy ra vào cuối
tháng 12 và tháng 1 hàng năm. [6]
Giao thông Tân Cƣơng có tỉnh lộ 267 chạy qua, mặt đƣờng trải nhựa
rộng khoảng 12m, chạy từ Thịnh Đán qua xã Thịnh Đức và Phúc Trìu, chạy
dọc giữa xã lên đập chính Hồ Núi Cốc.
Cở sở hạ tầng Tân Cƣơng khá phát triển. Ngày càng có nhiều công trình
đƣợc xây dựng tại Tân Cƣơng nhƣ: Đƣờng Tân Cƣơng, không gian văn hóa
trà, chợ chè Tân Cƣơng …
Về sông suối: Tân Cƣơng có Sông Công chảy qua địa bàn xã theo hƣớng
Tây Bắc - Đông Nam. Sông Công là nhánh chính của sông Cầu, dài 96km, bắt

nguồn từ vùng núi Ba Lá (Định Hóa) chảy qua Đại Từ vào Tân Cƣơng, chia
địa bàn Tân Cƣơng thành hai vùng. Vùng phía tây Sông Công là khu rừng
nguyên sinh, diện tích khoảng 630ha; phía đông Sông Công là những đồi, gò
thấp, xen kẽ là những dải đất bằng phẳng. [28]


9
Trên địa bàn Tân Cƣơng có hai con suối lớn. Suối thứ nhất bắt nguồn từ
giữa xã Phúc Trìu, dòng chảy tạo thành ranh giới tự nhiên giữa xã Tân Cƣơng
với xã Phúc Trìu và xã Thịnh Đức (gọi là suối Cầu Tây). Suối thứ hai cũng
bắt nguồn từ xã Phúc Trìu, chảy qua xóm Gò Pháo, Đội Cấn, Soi Vàng đổ vào
Sông Công. Dòng suối này cùng với Sông Công tạo ra một dải đất phù sa
bằng phẳng, ngày nay là xóm Soi Vàng. [28]
Có thể nói, hệ thống sông, suối, đặc biệt là Sông Công có đủ điều kiện
ổn định để tƣới tiêu phát triển nông nghiệp cho Tân Cƣơng.
1.2. Hiện trạng khu xử lý Đá Mài, xã Tân Cƣơng
1.2.1. Hiện trạng các công trình (dự án đầu tƣ) trong khu xử lý và quá trình
đầu tƣ xây dựng tại khu xử lý Đá Mài
Hiện tại ở khu vực khu xử lý có 03 cơ sở xử lý đã xây dựng, trong đó có
02 cơ sở đang hoạt động và 01 cơ sở đang tạm thời đóng cửa. Mặt bằng hiện
trạng khu xử lý Đá Mài đƣợc thể hiện ở Phụ lục 1.
a) Bãi chôn lấp rác thải Đá Mài:
Bãi chôn lấp rác Đá Mài với quy mô diện tích theo quy hoạch là 17ha,
đƣợc đầu tƣ từ năm 2001, tuy nhiên thời điểm năm 2001 thì bãi rác mới đƣợc
đầu tƣ sơ khai chỉ với một ô chôn lấp (ô chôn lấp số 1) diện tích bề mặt ô là
2,3ha còn lại là diện tích sân đƣờng, hồ sinh học, trạm xử lý nƣớc thải và diện
tích cây xanh cách ly. Rác chôn lấp tại ô số 1 đƣợc áp dụng quy trình chôn lấp
hợp vệ sinh, đến năm 2011 thì chính thức đóng cửa ô số 1, mặt ô đƣợc phủ
một lớp đất dày 30-50cm do ô số 1 lúc đó đã hết khả năng nhận rác.
Năm 2007 tại vị trí bãi rác Đá Mài tiếp tục đầu tƣ ô chôn lấp số 2 và số 3

với thiết kế tƣơng tự ô số 1 (diện tích mặt bãi của hai ô số 2 và số 3 vào
khoảng 3,7ha). Hai ô chôn lấp này hàng ngày tiếp nhận lƣợng rác thải với
công suất khoảng 128 tấn/ngày, đến tháng 1/2017 thì ô chôn lấp số 2 và số 3
cơ bản đã đầy đến cao độ đóng bãi. Trong thời gian đang thực hiện chôn lấp


10
rác tại sô số 2 và số 3, để có phƣơng án tiếp tục chôn lấp rác thải cho thành
phố trong khi Nhà máy xử lý rác thải chƣa đƣợc đầu tƣ xong, năm 2016 bãi
chôn lấp rác Đá Mài đƣợc đầu tƣ cải tạo, nâng cấp tổng thể để đáp ứng việc
xử lý rác thải trƣớc mắt trong thời gian tới khi ô số 2 và số 3 đã đầy đến cao
độ thiết kế và không tiếp nhận đƣợc thêm rác.
Dự án cải tạo, nâng cấp bãi chôn lấp rác và hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác tại
bãi rác Đá Mài, xã Tân Cƣơng đã đƣợc UBND thành phố Thái Nguyên phê
duyệt tại Quyết định số 17404/QĐ-UBND ngày 31/10/2016, với tổng mức đầu
tƣ là 28 tỷ đồng (đến thời điểm năm 2018 dự án đƣợc điều chỉnh nâng tổng mức
đầu tƣ thành 37 tỷ đồng), chủ đầu tƣ là Ban quản lý dịch vụ công ích thành phố
Thái Nguyên. Dự án chia thành hai giai đoạn, với các nội dung chính gồm:
- Cải tạo ô chôn lấp số 1: Ô số 1 đƣa vào hoạt động từ năm 2001, đã
đƣợc đóng bãi vào năm 2011 với diện tích mặt bãi là 22.953m2, chu vi hố
trung bình là 608m, đã đƣợc phủ một lớp đất dày trung bình 30cm trên cùng
bề mặt bãi. Mép của lớp vải HDPE thành ô chôn lấp cũ có hình dạng phức
tạp, nhiều vị trí vải bị lấp sâu trong lớp rác do đƣợc xây dựng từ lâu.
Công tác cải tạo ô chôn lấp số 1 gồm các công đoạn: [1]
+ Tiến hành bóc lớp đất phủ cũ trên bề mặt ô sau thay bằng lớp đất mới
dày trung bình 35cm, san gạt tạo phẳng, rồi trải lớp vải HDPE mới loại dày
1,5mm trên mặt hố để chống thấm đáy ô. Sau khi trải lớp vải HDPE tiến hành
đắp tiếp lớp đất đồi dày 35cm và trải lớp đá dăm 1x2 dày 25cm làm đáy ô
chôn lấp mới.
+ Thay thế hệ thống ống thu nƣớc xƣơng cá đáy hố, xây dựng thêm các

giếng thu nƣớc rỉ rác mới. Hệ thống thu nƣớc rỉ rác dạng xƣơng cá dùng các
ống D200 đục lỗ so le với đƣờng kính lỗ D20 cách đều 100mm, mật độ lỗ
khoảng 20% diện tích măt ống, nƣớc rỉ rác sau khi đƣợc thu bởi các ống
xƣơng cá thì dẫn tới ống chính đi về phía trạm xử lý.


11
+ Cải tạo nâng cao độ thân đập chắn rác xung quanh hố và trải bờ bao
đập bằng vải địa kỹ thuật. Sau khi cải tạo thì ô số 1 tiếp tục có thể chôn lấp
rác với chiều cao đắp thêm ít nhất là 6m nữa.

Hình 1.2: Rác đang được chôn lấp tại ô số 2-3 và ô số 1 sau cải tạo
chưa đổ rác mới
- Cải tạo một phần ô chôn lấp số 2 và số 3: Ô chôn lấp số 2 và số 3 hiện
nay vẫn đang tiếp tục đổ rác và dự kiến sẽ đóng ô vào cuối năm 2019 để thực
hiện cải tạo nâng công suất bãi (thực hiện ở giai đoạn 2) theo dự án đã đƣợc
phê duyệt. Ô số 2 và số 3 sau khi đóng bãi sẽ tiếp tục đƣợc cải tạo nâng công
suất nhƣ đối với ô số 1, hàn nối lớp vải HDPE mới với mép lớp vải hiện trạng
nâng cao độ và gia cố mái tanuy thân đập chắn rác, cải tạo hệ thống ống thu
nƣớc rỉ rác đáy ô chôn lấp.
- Cải tạo hệ thống thu gom nƣớc rỉ rác của bãi chôn lấp: Cải tạo toàn bộ
hệ thống mƣơng thu nƣớc mƣa xung quanh các ô chôn lấp từ mƣơng xây gạch
đã cũ nát bằng mƣơng BTCT đúc sẵn khẩu độ B1000 để tăng khả năng thu
nƣớc từ các sƣờn đồi chảy về ô chôn lấp, do đặc điểm địa hình là bãi chôn lấp
nằm ở lòng chảo của khu vực, xung quanh 3 mặt tiếp giáp với các sƣờn đồi
cao, núi thoai thoải.
- Cải tạo hệ thống ống thoát khí rác: hệ thống thoát khí rác đƣợc xây dựng
trên toàn bộ phạm vi bãi chôn lấp, vi trí lắp đặt các ống thoát khí nằm dọc tuyến
ô chôn lấp, các nhau khoảng 50m. Ống thoát khí sử dụng ống HDPE-PN10,



12
đƣờng kính D=160 đục lỗ xung quanh ống, tiết diện lỗ d=20mm, khoan 4 hàng
lỗ dọc theo ống với khoảng cách a=100mm. Xung quanh ống thoát khí có chèn
sỏi 2x3cm và đƣợc bọc trong lƣới thép để tránh rác xâm lấn, lƣới thép dùng inox
sợi đan kích thƣớc mắt lƣới 15x15mm. Ống thoát khí rác đƣợc lắp đạt từ đáy ô
chôn lấp và nâng cấp dần lên theo cao độ đổ rác. Trong giai đoạn đầu, ống thoát
khí đƣợc lắp đặt đến chiều cao 3m tính từ đáy ô chôn lấp, trong quá trình vận
hành các ống thu khí sẽ đƣợc lắp đặt dần lên phía trên. Khi đóng bãi thì cao độ
đỉnh ống sẽ cao hơn cao độ mặt bãi rác tối thiểu 2m.
- Cải tạo hệ thống điện chiếu sáng xung quanh bãi rác; xây dựng thêm 01
cổng cân, cải tạo hệ thống cổng hàng rào các vị trí đã bị hƣ hỏng, xuống cấp.
- Cải tạo trạm xử lý nƣớc thải của bãi chôn lấp gồm các hạng mục: bổ
sung hố lắng bùn, xây dựng mới bể lắng thứ cấp; bổ sung sàn thao tác bể lắng,
bể kỵ khí, bể làm thoáng; thay thế thiết bị lồng pha vôi; thay thế đƣờng ống
công nghệ dùng ống µPVC D200...
Hiện nay bãi chôn lấp rác Đá Mài đang vận hành theo quy trình chôn lấp
hợp vệ sinh với công suất chôn lấp hiện tại khoảng 150 tấn/ngày (03 ô chôn
lấp và 01 trạm xử lý nƣớc thải, 01 hồ sinh học, khu vực sân bãi, nhà kho, nhà
điều hành, khu vực cây xanh cách ly).

Hình 1.3: Trạm xử lý nước thải tại bãi chôn lấp rác
b) Nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài:


13
Dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn Đá Mài đƣợc UBND
tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ số 1712100026 ngày
04/8/2014 cho Công ty cổ phần Môi trƣờng và Công trình đô thị Thái Nguyên
với diện tích theo quy hoạch Tổng mặt bằng là 7,8ha, trong đó phần diện tích

xây dựng các công trình là 3,07ha, còn lại là cây xanh cách ly. Công suất xử
lý rác của Nhà máy khi đƣa vào hoạt động là 100-150 tấn/ngày, loại CTR xử
lý là CTR sinh hoạt, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
Tổng mức đầu tƣ của dự án là gần 100 tỷ đồng, hoàn toàn bằng nguồn
vốn đầu tƣ của công ty CP Môi trƣờng và Công trình đô thị Thái Nguyên (vốn
ngoài ngân sách nhà nƣớc).

Hình 1.4: Phối cảnh tổng thể Nhà máy xử lý rác thải Đá Mài
Từ tháng 10/2017 Nhà máy đã chính thức đi vào vận hành chạy thử với
công suất giai đoạn này là 100 tấn/ngày. Sau thời gian vận hành chạy thử,
hiện nay nhà máy đã vận hành với công suất trung bình từ 100-150 tấn/ngày.
Trên cơ sở Tổng mặt bằng đƣợc phê duyệt, mặt bằng nhà máy đƣợc chia
thành hai khu chức năng chính: Khối văn phòng và công trình phụ trợ; Khối
sản xuất. [8]
- Khối văn phòng và công trình phụ trợ: Bao gồm Nhà bảo vệ, Nhà làm
việc hành chính, Nhà ăn ca công nhân, Nhà kho, Nhà để xe của cán bộ nhân


14
viên, Nhà vệ sinh, Nhà ở công nhân, Hệ thống hàng rào, hệ thống thoát nƣớc,
hệ thống điện, hệ thống đƣờng nội bộ và sân bãi, hệ thống cây xanh.
- Khối công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình phụ trợ gồm các hạng
mục: san nền, đƣờng giao thông nội bộ, hệ thống thoát nƣớc, cấp nƣớc, hạng
mục cấp điện, cổng hàng rảo, sân vƣờn.
- Các công trình nhà xƣởng phục vụ sản xuất gồm:
+ Nhà tiền xử lý - tiếp nhận và phân loại rác: Nhà xƣởng đƣợc ngăn làm
hai khu riêng biệt: Khu tiếp nhận kín diện tích 18x48 = 864m2 bố trí cầu trục
có sức nâng 3 tấn, sàn đổ bê tông dày 150mm, bố trí rãnh thu nƣớc có nắp
gang và các hố ga để thu nƣớc rỉ rác. Khu phân loại tách lọc trƣớc ủ có diện
tích 18x36m= 648m2, sàn nhà đổ bê tông dày 100mm.

+ Nhà ủ và giảm ẩm đốt rác: Kiến trúc dạng nhà xƣởng, diện tích 18x96m.
Kết cấu móng đơn bằng bê tông cốt thép, cột BTCT 300mmx500mm cao 3m,
tƣờng xây gạch cao 3m, cột BTCT; dầm cầu trục thiết kế thép tổ hợp hàn với trụ
hãm; Mái nhà lợp fibro ximăng.
Nhà ủ đƣợc chia thành hai khu: Khu nhà kín nơi đảo ủ rác có cầu trục
sức nâng 3 tấn và khu đốt đƣợc bố trí hở ba mặt thuận tiện cho việc lấy tro xỉ,
khu bể chứa rác thô bố trí cần trục dọc ngang nhà để gắp rác vào lò đốt.
+ Kho chứa chất thải tái chế và vật tƣ: xây dựng nhà xƣởng diện tích
12x18= 216m2, kiến trúc nhà cấp 4, kết cấu móng đơn, cột bê tông cốt thép
kết hợp giằng móng chịu lực; tƣờng xây gạch; Mái vì kèo thép hình, xây
tƣờng thu hồi chịu lực, lợp mái bằng fibro ximăng.
+ Xƣởng chứa tro xỉ: xây dựng nhà cấp 4 diện tích 10x20= 200m2, kết
cấu móng đơn, cột bê tông cốt thép kết hợp giằng móng chịu lực; tƣờng xây
gạch; Mái vì kèo thép hình, xây tƣờng thu hồi chịu lực, lợp mái bằng fibro
ximăng.


×