Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu đô thị h2 4 trên địa bàn quận hoàng mai, TP hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ
THỊ H2-4 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG
KHÓA: 2017-2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ
THỊ H2-4 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI, TP HÀ NỘI



Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG

Hà Nội - 2019


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
- PGS.TS. Nguyễn Lâm Quảng là người hướng dẫn khoa học có trình
độ cao và kinh nghiệm đã hướng dẫn tác giả tận tình, trách nhiệm, khoa học
và hiệu quả;
- Tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội cùng với các GS, PGS, TS đang công tác trong và ngoài trường đã tận
tình

giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành

Quản lý đô thị

và công trình trong suốt thời gian tác giả học tập, nghiên


cứu;
- Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ, động viên về tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý đô thị
và công trình.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hương


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học

độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận

văn

là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc tham khảo các

nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo quy
định.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hương



5

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời Cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2
* Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
* Các khái niệm: ............................................................................................ 3
* Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-4 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI. ....................................................................... 6
1.1. Khái quát chung phân khu đô thị H2-4 trên địa bàn quận Hoàng Mai
....................................................................................................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên [14] ......................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội [13] ............................................................ 10


6


1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân khu đô thị H2-4 trên địa
bàn Quận Hoàng Mai ................................................................................. 11
1.2.1. Hiện trạng giao thông ......................................................................... 11
1.2.2. Hiện trạng san nền [14]....................................................................... 17
1.2.3. Hiện trạng thoát nước ......................................................................... 18
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân khu đô
thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai .................................................... 25
1.3.1. Thực trạng về bộ máy tổ chức quản lý Phân khu đô thị H2-4 trên địa
bàn Quận Hoàng Mai ................................................................................... 25
1.3.2. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Phân
khu đô thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai ............................................. 33
1.3.3. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân
khu đô thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai ............................................. 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ
THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-4 TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI. ................................................ 36
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hạ tầng ................................................... 36
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật .............................. 36
2.1.2. Những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.... 37
2.1.3. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
..................................................................................................................... 44
2.1.4. Một số quy định về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật [12] ...................................................................................................... 48
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị .............................. 49


7

2.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

do Nhà nước ban hành .................................................................................. 49
2.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật do UBND Thành phố Hà Nội ban
hành ............................................................................................................. 51
2.3. Một số kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật
đô thị ........................................................................................................... 52
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý trong nước ........................................................ 52
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới ................................. 55
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-4
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI. ................................................... 61
3.1. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân khu đô thị
H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai.......................................................... 61
3.1.1. Hệ thống giao thông ........................................................................... 61
3.1.2. Hệ thống thoát nước ........................................................................... 67
3.2. Đề xuất giải pháp cơ chế quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân khu
đô thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai ............................................... 73
3.2.1. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật Phân khu đô thị H2-4
trên địa bàn Quận Hoàng Mai....................................................................... 73
3.2.2. Tăng cường đào tạo chuyên môn và nâng cao trách nhiệm cho các cán
bộ quản lý hành chính cấp phường trong lĩnh vực quản lý hạ tầng kỹ thuật .. 78
3.3. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hạ tầng
kỹ thuật quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ......................................... 79


8

3.3.1.Xã hội hóa đầu tư xây dựng hệ thống đường nội bộ, dịch vụ công và hệ
thống thoát nước trên địa bàn phường .......................................................... 79
3.3.2.Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo dưỡng HTKT
trên địa bàn phường ...................................................................................... 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 82
Kết luận........................................................................................................ 82
Kiến nghị...................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BOT

Build – Operate –Transfer

BT

Build –Transfer

BTCT

Bê tông cốt thép

BTO

Build –Transfer– Operate

GTVT


giao thông vận tải

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

ODA

Official Development Assistance

PPP

Public – Private - Partnership

QLĐT

Quản lý đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải


10


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình

hình
Hình 1.1.
Hình 1.2.

Sơ đồ vị trí phân khu đô thị H2-4
Địa giới hành chính quận Hoàng Mai thuộc phân khu
H2-4

Trang
6
7

Hình 1.3.

Mặt cắt ngang đường Vành đai 3

12

Hình 1.4.

Mặt cắt ngang đường Giải phóng

13

Hình 1.5.


Mặt cắt ngang đường Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

13

Hình 1.6.

Hiện trạng mặt đường Giải phóng

16

Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 1.9.

Hình 1.10.

Hiện trạng thoát nước mặt tại phân khu H2-4 trên địa
bàn quận Hoàng Mai
Hiện trạng thoát nước thải tại phân khu đô thị H2-4
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng QLĐT quận
Hoàng Mai
Sơ đồ quản lý hệ thống đường trên địa bàn quận
Hoàng Mai

23
25
31

31


Hình 1.11. Sơ đồ quản lý Xí nghiệp thoát nước số 3

32

Hình 2.1.

Hạ tầng giao thông tại Đà Nẵng

53

Hình 2.1.

Hạ tầng giao thông tại Singapore

56

Hình 3.1.

Hình ảnh minh họa hào kỹ thuật

65

Hình 3.2.

Xử lý nước thải tại chỗ bằng bể tự hoại Bastaf

67

Hình 3.3.


Áp dụng công nghệ xử lý nước thải Bastaf

70

Hình 3.4.

Mô hình tổ chức quản lý hệ thống HTKT quận Hoàng
Mai

75


11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng biểu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1.

Bảng tổng hợp khối lượng hiện trạng nước mưa

21

Bảng 1.2.


Bảng thống kê khối lượng hiện trạng thoát nước thải

24

Bảng 2.1.

Bảng vận tốc nhỏ nhất trong ống, cống, kênh mương
thoát nước thải, nước mưa

42


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Phân khu đô thị H2-4 nằm trong khu vực nội đô mở rộng ở cửa ngõ
phía Nam thành phố trung tâm, thuộc địa giới hành chính các quận: Hoàng
Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì. Khu vực có vị trí
giáp các trục đường xuyên tâm quan trọng của Thành phố (Quốc lộ 1A,
đường Tam Trinh) và các tuyến đường vành đai (Vành đai 2-2,5 và Vành
đai 3), là khu vực chuyển tiếp giữa nội đô lịch sử và khu vực Vành đai
xanh sông Nhuệ, có vị thế thuận lợi tạo điều kiện để phát triển đô thị. Theo
định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, phân khu đô thị H2-4 được xác
định là trung tâm văn hóa, hành chính tập trung, dịch vụ - thương mại cấp
Thành phố có chất lượng cao, trung tâm công viên cây xanh, văn hóa giải
trí TDTT, là khu vực phát triển các khu đô thị mới có kiến trúc hiện đại,

sinh thái đồng thời là khu vực để giảm tải cho khu vực nội đô lịch sử.
Quận Hoàng Mai nằm trong Phân khu đô thị H2-4 gồm 12 Phường:
Mai Động, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Hoàng Văn Thụ, Thịnh Liệt,
Trần Phú, Yên Sở, Hoàng Liệt, Tân Mai, Tương Mai và Giáp Bát với tổng
diện tích 2024,67 ha, dân số 183.182 người.
Hạ tầng kỹ thuật của Quận từ khi xây dựng cơ bản đồng bộ, từ đường
giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh.
Hiện nay, Quận Hoàng Mai là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, với các
công trình nhà chung cư cao tầng và các khu đô thị mới đang hoàn thiện như:
Bắc Linh Đàm, Đền Lừ, Đồng Tầu, Thịnh Liệt, Vĩnh Hoàng, The Manor
Central Park… sự gia tăng dân số (do tăng dân số tự nhiên lẫn cơ học) cũng
như các yếu tố khách quan khác, theo thời gian hệ thống này đã trở lên quá tải


2

và xuống cấp. Các vấn đề thoát nước mưa, nước thải, tình trạng úng ngập, an
toàn giao thông, vệ sinh môi trường... đang là những vấn đề bức xúc của quận
Hoàng Mai.
Đánh giá toàn diện về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật cũng như thực trạng
về công tác tổ chức quản lý để tìm ra giải pháp khắc phục cho từng lĩnh vực là
nhiệm vụ quan trọng hiện nay của các nhà quản lý cũng như của các cấp
chính quyền quận Hoàng Mai nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung,
tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân khu đô thị
H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội” làm Luận văn thạc sĩ khoa
học.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân khu đô thị
H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: Giao
thông, san nền, thoát nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân khu đô thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng
Mai, TP. Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, kế thừa.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; xử lý thông tin; bản đồ.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh; tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp.


3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Vận dụng khoa học quản lý Nhà nước và quản lý
HTKT đô thị để đề xuất giải pháp cụ thể trong công tác quản lý HTKT phân
khu H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai;
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp quản lý HTKT phân khu H2-4 trên địa
bàn quận Hoàng Mai có thể dùng làm tài liệu tham khảo, áp dụng cho công
tác quản lý HTKT đô thị tại các phân khu khác có hệ thống HTKT tương tự.
* Các khái niệm:
 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông
tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và
xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác. [8]
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu gồm: Mạng lưới đường, cầu,
hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch; các công trình đầu mối hạ
tầng kỹ thuật giao thông cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng thủy).
Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu gồm: các sông, hồ điều hòa, đê,

đập; các cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước; các trạm bơm cố định
hoặc lưu động; các trạm xử lý nước thải; cửa xả vào sông hồ.
 Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Quản lý hệ thống cơ sở HTKT đô thị là toàn bộ phương thức điều hành
phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định ...) nhằm kết nối và
đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới cơ sở HTKT đô thị.
Mục tiêu của nó là cung cấp và duy trì một cách tối ưu hệ thống cơ sở HTKT
đô thị và các dịch vụ liên quan đạt được các tiêu chuẩn quy định trong khuôn
khổ nguồn vốn được cấp và kinh phí được sử dụng. [6]


4

Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý cơ sở HTKT bao gồm hai nhóm:
quản lý kinh tế, kỹ thuật và quản lý tổ chức. Hai nhóm chức năng này có quan
hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt động của hệ thống HTKT. [6]
 Khái niệm về cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng: [12]
+ Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý
được chỉ rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung
để cùng theo đuổi một mục đích. Cộng đồng có thể là nhóm dân cư nhỏ như
cộng đồng dân cư phường, xã, tổ chức dân phố, thôn, xóm) hoặc có thể là
cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với nhau,
thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống và đều có chung nguyện vọng
được tham gia vào các hoạt động ở địa phương.
+ Tổ chức cộng đồng: là một khối liên kết của các thành viên trong cộng
đồng, vì cùng một mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi chung,
cùng nhau hợp sức để tận dụng tiềm năng, trí tuệ cùng tham gia vào các hoạt
động ở địa phương. Các đối tượng dân chúng trong cộng đồng thường ít chịu
sự điều tiết của các quy chế, quy định như đối với các tổ chức hoặc cá nhân
có tư cách pháp nhân. Chính vì vậy tổ chức cộng đồng có vai trò rất quan

trọng đối với các thành viên của mình thông qua các quy định của cộng đồng.
+ Sự tham gia của cộng đồng: Là một quá trình mà cả chính quyền và
cộng đồng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ
cho tất cả mọi người.
Mục tiêu sự tham gia của cộng đồng: Nhằm xây dựng năng lực cho đông
đảo người dân, để duy trì tốt việc quản lý khai thác, sử dụng công trình sau
khi bàn giao.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn
có ba chương:


5

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong
Phân khu đô thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai;
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Phân khu đô thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai;
Chương 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Phân khu đô thị H2-4 trên địa bàn Quận Hoàng Mai;


6

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ
TẦNG KỸ THUẬT PHÂN KHU ĐÔ THỊ H2-4 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI.
1.1. Khái quát chung phân khu đô thị H2-4 trên địa bàn quận Hoàng Mai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên [14]

a) Vị trí địa lý
Phân khu đô thị H2-4 nằm ở phía Nam đô thị trung tâm, trong khu vực
nội đô mở rộng, thuộc địa giới hành chính các quận: Hoàng Mai, Hai Bà
Trưng, Thanh Xuân, và huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Giới hạn cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp đường Vành đai 2 (phố Minh Khai).
+ Phía Nam giáp sông Tô Lịch, Phân khu đô thị S5.
+ Phía Đông, Đông Nam giáp đê sông Hồng (đường Nguyễn Khoái).
+ Phía Tây giáp Quốc lộ 1A (đường Giải Phóng).
- Quy mô diện tích nghiên cứu khoảng: 2.206,48 ha.

3
1

4
4

8
3

p

8

8

1

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí phân khu đô thị H2-4 [14]



7

Quận Hoàng Mai nằm trong Phân khu đô thị H2-4 gồm 12 Phường: Mai
Động, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Hoàng Văn Thụ, Thịnh Liệt, Trần
Phú, Yên Sở, Hoàng Liệt, Tân Mai, Tương Mai và Giáp Bát với tổng diện tích
2024,67 ha, dân số 183.182 người, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. Quận
Hoàng Mai nằm trong khu vực phát triển đô thị của trung tâm Thành phố.
+ Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng
+ Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân
+ Phía Nam giáp với huyện Thanh Trì
+ Phía Đông giáp sông Hồng.

Hình 1.2. Địa giới hành chính Quận Hoàng Mai thuộc phân khu H2-4 [14]
b) Điều kiện tự nhiên
- Phân khu đô thị H2-4 thuộc vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ
chênh lệch địa hình không lớn, cao độ trung bình 5,2 - 6,5 m, hướng dốc


8

chung từ Bắc xuống Nam, khu vực phía Nam và Đông có khá nhiều hồ ao,
trong đó có những hồ lớn như Yên Sở, Trần Phú, Yên Duyên.
+ Trên địa bàn quận Hoàng Mai
- Khu vực phía Bắc quận thuộc các phường của quận Hai Bà Trưng là
khu vực xây dựng cũ khu vực làng xóm cũ, khu vực các khu nhà ở tập thể và
các cơ quan, xí nghiệp công nghiệp có cao độ nền tương đối cao, khoảng từ
+6,0 đến +6,2m.
- Khu vực các làng xóm cũ thuộc các phường phía Nam có cao độ nền
thấp hơn khoảng từ +5,20 đến +5,80m. Khu vực ruộng canh tác của các

phường có cao độ thấp hơn khoảng +4,2m đến +5,20m.
- Khu vực ao hồ, ruộng trũng thuộc địa bàn các phường Yên Sở, Thịnh
Liệt, Trần Phú có cao độ thấp khoảng dưới +3,50m.
- Địa hình có sự khác biệt giữa khu vực trong đê và ngoài đê, cốt cao độ
mặt đê từ +14 đến +14,5m. Khu vực ngoài đê vào mùa nước lên có vùng bị
ngập lụt.
c) Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có chung khí hậu với Thành phố Hà nội, một năm
có 02 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh.
- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là gió
Đông Nam. Nhiệt độ trung bình 27oC - 29oC. Mùa nóng đồng thời cũng là
mùa mưa, tập trung từ thàng 7 đến tháng 9, lượng mưa trung bình trong năm
là 1.676mm.
- Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đén tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo:
Đông Bắc, trời lạnh, hanh khô. Nhiệt độ trung bình mùa này khoảng 23oC,
thấp nhất có lúc tới 6oC - 8oC.
- Độ ẩm không khí tương đối thấp, thấp nhất trung bình năm là 84%, độ
ẩm không khí tương đối cao.


9

- Bão thường xuyên xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, cấp gió
mạnh từ cấp 8 đến cấp 10 và đôi khi lên tới cấp 12.
d) Thủy văn
+ Phân khu đô thị H2-4
- Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của hệ thống Sông Sét, Sông Kim
Ngưu, sông Tô Lịch và sông Hồng, các kênh mương hồ đầm mặt nước nối
kết, xen lẫn vùng trũng nông nghiệp.
Nước mưa được thoát ra sông Sét, Sông Kim Ngưu và các hồ, ao đầm tự

nhiên hiện có, một phần thoát vào hồ Yên Sở và thoát ra sông Hồng.
Ngoài hệ thống các sông thoát nước, chế độ thủy văn còn chịu ảnh
hưởng của các hồ điều hòa tiêu thoát nước chính: Hồ Yên Sở, Yên Duyên,
Trần Phú… Tổng diện tích mặt nước trong khu vực nghiên cứu khoảng
374,03 ha, trong đó diện tích mặt nước lớn (sông, hồ) khoảng 276,95ha chiếm
12,55% tổng diện tích phân khu.
+ Quận Hoàng Mai
- Chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hồng, lưu lượng nước trung
bình hàng năm 2710m3/giây, mực nước sông lên xuống có biên độ dao động
lớn: 9-12m.
- Quận Hoàng Mai có sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim
Ngưu chảy qua, các tuyến sông này đồng thời là các tuyến sông thoát nước
chủ yếu cho thành phố và quận Hoàng Mai.
- Quận Hoàng Mai là khu vực đầu mối thoát nước của thành phố, tập
trung các hồ điều hòa lớn như Yên Sở, Linh Đàm, Định Công và hệ thống
kênh mương, trạm bơm tiêu Yên Sở, vào mùa mưa lớn nước không tiêu thoát
kịp gây ngập một số khu vực.
e) Địa chất công trình


10

Căn cứ vào tài liệu địa chất khu vực Hà Nội, khu vực nghiên cứu nằm
trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có
mức độ cho xây dựng vùng đất II-2B và II-2C), và một phần trong vùng đất
thuận lợi cho xây dựng vùng I-1B, I-1D, I-2A và I-3A). Phần đất ngoài đê
sông Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng
năm (vùng III).
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội [13]
+ Phân khu đô thị H2-4

Tổng quy mô dân số hiện trạng khoảng: 211.450 người
Mật độ dân số khu vực trung tâm khoảng 14.500- 32000 người/km2
Tỷ lệ nữ chiếm 49%, nam 51%.
Tỷ lệ tăng tự nhiên: khoảng 1.11%/năm.
Số người trong độ tuổi lao động: chiếm khoảng 56.7%.
Số người trong tuổi lao động chưa có việc làm: chiếm 2,75%
+ Lao động dịch vụ, công nghiệp XD chiếm : 85%.
+ Lao động Nông nghiệp : 15%.
Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp, xây dựng: 55%
+ Thương mại, dịch vụ: 43,2%
+ Nông nghiệp, thủy sản: 1,8%
Quận Hoàng Mai nằm trong phân khu đô thị H2-4 có dân số 183.182
người (tính đến năm 2012).
Trong những năm qua, kinh tế của quận tiếp tục tăng trưởng đạt tốc độ
khá trong lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ và công nghiệp. Tổng giá trị
sản xuất các ngành kinh tế bình quân trong 15 năm tăng 15,25%/năm.
Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai, xây dựng công trình,
cơ sở hạ tầng, môi trường đã được UBND quận tập trung chỉ đạo triển khai tổ


11

chức thực hiện. Báo cáo UBND TP cho phép điều chỉnh cục bộ Quy hoạch
chi tiết 1/500 các dự án, đảm bảo tính khả thi trong công tác GPMB: Khu đô
thị Đại Kim, Trũng Kênh, Thịnh Liệt, Kim Văn Kim Lũ, Tây Nam hồ Linh
Đàm, Nam hồ Linh Đàm, Khu đô thị Nam Vành Đai 3, khu đô thị Ao Sào, Ao
Mơ, cây xanh Định Công... Chỉ đạo thực hiện giải tỏa các điểm trông giữ
phương tiện trái phép lấn chiếm gầm cầu đường Vành đai 3 trên địa bàn
phường Hoàng Liệt, Đại Kim, Thịnh Liệt; các bến bãi đỗ xe không phép, trái

phép. Cải tạo, nâng cấp dốc Đoàn Kết, dốc Thương Binh, dốc Lĩnh Nam, lắp
đặt đưa vào sử dụng cầu thép khu vực cầu Đền Lừ để giải quyết tình trạng ùn
tắc giao thông tại nút giao đường 2,5 - Tam Trinh, lắp đặt cầu thép đường bộ
trên cao trước cửa trường Tân Mai; đầu tư trên 500 tỷ đồng để cải tạo, nâng
cấp 75km đường và hệ thống thoát nước các cụm đường ngõ, ngách trên địa
bàn 14 phường thuộc quận. Hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường 2,5
nối tiếp từ khu Đền Lừ 2 đến đường Trương Định - Giáp Bát với chiều dài
trên 1km với tổng mức đầu tư 688,6 tỷ đồng.
1.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Phân khu đô thị H2-4 trên địa
bàn Quận Hoàng Mai
1.2.1. Hiện trạng giao thông
Quận Hoàng Mai thuộc Phân khu đô thị H2-4 nằm ở cửa ngõ phía Nam
thành phố, tập trung đầu mối đường giao thông đối ngoại và đường giao
thông vành đai của thành phố, từ đây các tuyến giao thông dẫn hướng trực
tiếp vào thành phố.
a) Giao thông đối ngoại
 Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy song song với tuyến quốc lộ 1A đường Giải Phòng và ga Giáp Bát trên quận Hoàng Mai là tuyến đường đơn,
khổ đường sắt 1m. Trên tuyến đường sắt này có các ga: Ga Giáp Bát ở


12

phường Giáp Bát vừa là ga lập tàu hàng vừa là ga hành khách. Hiện tại diện
tích ga hiện tại khoảng 11ha, chiều dài ga khoảng 800m, có 14 đường ray
phục vụ lập tầu.
 Đường bộ:
+ Giao thông đối ngoại và đường vành đai:
Trên địa bàn quận có các tuyến đường quan trọng là đường 1A (đường Giải
Phóng), đường Vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ.

- Đường Vành đai 3 được xác định là tuyến đường Cao tốc Vành đai đô
thị với quy mô mặt cắt ngang B= 71 ÷ 80m, có chiều dài qua khu vực nghiên
cứu khoảng 6,6km đã xây dựng hoàn thiện theo dự án của Bộ Giao thông Vận
tải.

i = 0,02
i = 0,015

3.5M

i = 0,02

i = 0,02

11.0M

i = 0,02

20.0M

2.0M

20.0M

11.0M

i = 0,015

3.5M


71.0M

Hình 1.3. Mặt cắt ngang đường Vành đai 3 [14]
-Tuyến quốc lộ 1A (đường Giải Phóng) mặt cắt ngang đường rộng 46m,
mặt đường bê tông nhựa rộng B= 34 ÷ 36m (hai chiều xe chạy). Trên tuyến đã
có chiếu sáng và thoát nước cho đường. Hè phía Đông rộng 4,0 - 6,0m, có
chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 3,5km,


13

i = 0,02

0.25M

7.0M

i = 0,02

i = 0,02

11.25M

1.0M

11.25M

i = 0,015

i = 0,02


0.25M

7.0M

8.0M

46.0M

Hình 1.4. Mặt cắt ngang đường Giải phóng [14]
- Tuyến đường Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ: có bề rộng mặt cắt ngang
đường B= 25 ÷ 34m, gồm hai lòng đường có tổ chức giải phân cách giữa, có
chiều dài qua khu vực nghiên cứu khoảng 1,6km.

0.75M

3.0M

11.25M

0.75M 0.75M
2.0M

11.25M

3.0M

0.75M

33.5M


Hình 1.5. Mặt cắt ngang đường Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ [14]
 Bến xe:
- Bến xe tải Yên Sở nằm trên mặt đường Pháp Vân- Khuyến Lương diện tích
hiện tại khoảng 1,5ha, cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh nhưng chưa khai thác hết
công suất.


14

- Bến xe liên tỉnh phía Nam (bến xe Giáp Bát) với quy mô rộng khoảng
3,6ha. Đây là bến xe đã được đầu tư xây dựng tương đối tốt đã sử dụng hết
công suất.
- Bãi đỗ xe tải Kim Ngưu ở phường Hoàng Văn Thụ với quy mô diện
tích khoảng 3,3 m2. Đây là bến xe mới được đầu tư xây dựng.
- Bến xe Nước ngầm : quy mô khoảng 1ha nằm trong phạm vi nút giao
đường vành đai 3 với đường Giải Phóng, sẽ di chuyển theo quy hoạch.
b) Giao thông đô thị
 Tuyến đường cấp đô thị:
- Phố Trương Định có chiều dài khoảng 1600m, mặt cắt ngang rộng 10,0
- 13,0m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7,0- 8,0m. Trên tuyến đã có chiếu sáng
và thoát nước. Hè hai phía rộng 2,0 - 3,0m, cao độ mặt đường 5,6 - 6,0m.
- Đường Vành đai 2,5:
+ Đoạn phố Kim Đồng nằm ở phường Thịnh Liệt có chiều dài khoảng
300m, mặt cắt ngang rộng 40,0m, mặt đường bê tông nhựa rộng 21,0m. Trên
tuyến đã có chiếu sáng và thoát nước. Hè hai phía mỗi bên rộng 7,25m.
+ Phố Tân Mai từ phố Trương Định đến hồ Đền Lừ dài khoảng 580m
đang giải phóng mặt bằng.
+ Đoạn từ Hồ Đền Lừ đến khu Lò Ngói- Ngà Kéo đã xây dựng hoàn
thiện theo quy hoạch.

+ Đoạn đường Lĩnh Nam có chiều dài khoảng 3200m (nối từ phố Vĩnh
Hưng đến Vành đai 3), mặt cắt ngang rộng 11,5 - 14,5m, mặt đường bê tông
nhựa mới cải tạo rộng 7,0- 8,0m. Trên tuyến đã có chiếu sáng và thoát nước.
Hè mỗi bên rộng 2,0 - 3,0m, cao độ mặt đường 5,6 - 6,0m.
- Đường Nguyễn Tam Chinh có chiều dài khoảng 4800m, mặt cắt ngang
rộng 11,0 - 13,0m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7,0- 8,0m. Trên tuyến đã có
chiếu sáng, đa số chiều dài tuyến chưa có hệ thống thoát nước (Riêng đoạn


×