Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thiết kế đô thị tuyến đường dốc hội thị trấn trâu quỳ huyện gia lâm hà nội (đoạn từ cổng đại học nông nghiệp đến đê sông đuống)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC QUÝ

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN ĐƯỜNG DỐC HỘI THỊ TRẤN
TRÂU QUỲ HUYỆN GIA LÂM HÀ NỘI
(ĐOẠN TỪ CỔNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐÊ
SÔNG ĐUỐNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------NGUYỄN ĐỨC QUÝ
KHÓA 2017-2019

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN ĐƯỜNG DỐC HỘI THỊ TRẤN
TRÂU QUỲ HUYỆN GIA LẦM HÀ NỘI
(ĐOẠN TỪ CỔNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐÊ SÔNG
ĐUỐNG)


Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số:

60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.LƯƠNG TÚ QUYÊN

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục hỉnh ảnh
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
*Lý do chọn đề tài. ............................................................................................. 1
*Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 2
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................. 2
*Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................... 2
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ...................................................... 2
*Cấu trúc luận văn............................................................................................. 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN ĐƯỜNG DỐC

HỘI .......................................................................................................................... 5
1.1. Giới thiệu về tuyến đường Dốc Hội [15] ................................................ 5
1.2. Thực trạng về thiết kế đô thị tuyến đường Dốc Hội ............................. 9
1.2.1. Không gian tổng thể tuyến Đường:.........................................................9
1.2.2. Kiến trúc công trình : ........................................................................... 10
1.2.3. Cây xanh mặt nước và không gian mở: ............................................... 16
1.2.4. Các công trình tiện ích đô thị và hạ tầng kĩ thuật ................................ 17
1.2.5. Các hoạt động của con người trên tuyến đường .................................. 18
1.3. Đánh giá hiện trạng và các vấn đề cần giải quyết............................... 20
CHƯƠNG II : CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN ĐƯỜNG
DỐC HỘI .............................................................................................................. 22
2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 22
2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật.................................................................... 22


2.1.2. Các quy hoạch đô thị được duyệt và quy định quản lý quy hoạch liên
quan....... ............................................................................................................. 24
2.2.Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 27
2.2.1. Nội dung thiết kế đô thị[10] ..................................................................... 27
2.2.2. Lý luận về hình ảnh đô thị [10] ................................................................ 28
2.2.4. Lý luận về hình thái đô thị [6] ................................................................. 33
2.2.5. Phương pháp phân tích hình thái học đô thị [6]....................................... 34
2.2.6. Các Xu hướng thiết kế đô thị trên Thế Giới ............................................ 36
2.3. Các bài học kinh nghiệm ....................................................................... 36
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN ĐƯỜNG DỐC
HỘI ........................................................................................................................ 48
3.1. Quan điểm mục tiêu và nguyên tắc thiết kế đô thị ............................. 48
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................... 48
3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 49
3.1.3. Nguyên tắc .............................................................................................. 49

3.2. Giải pháp thiết kế đô thị dọc tuyến đường Dốc Hội ........................... 50
3.2.1. Hình ảnh thiết kế đô thi tổng thể............................................................. 50
3.2.2. Giải pháp thiết kế đô thị các công trình kiến trúc ................................... 52
3.2.3. Cây xanh và không gian mở ................................................................... 66
3.2.4. Biển báo biển quảng cáo .......................................................................... 75
3.2.5.Giải pháp trang thiết bị tiện ích đô thị ...................................................... 76
3.2.6.Chiếu sáng nghệ thuật ............................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 83
Kết luận ............................................................................................................. 83
Kiến nghị ........................................................................................................... 83


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Lương Tú Quyên đã tận tình
hướng dẫn, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và những
tài liệu liên quan đến lĩnh vực của luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Quý


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

TKDT

Thiết kế đô thị

KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1

Vị trí nghiên cứu trong quy hoạch phân khu N11

Hình 1.2


Ranh giới tuyến đường nghiên cứu

Hình 1.3

Hình ảnh một số công trình đoạn từ đê song Đuống đến QL5

Hình 1.4

Hình ảnh một số công trình trên tuyến đường đoạn QL5 - ĐHNN

Hình 1.5
Hình 1.6

Hình ảnh một số công trình thương mại, dịch vụ, chợ trên tuyến
đường
Trường mầm non Cổ Bi và trường tiểu học Cổ Bi

Hình 1.7

Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm và Kho bạc nhà nước huyện Gia
Lâm

Hình 1.8

Nhà máy cơ khí Gia Lâm và Công ty bao bì 277

Hình 1.9

Nhà xưởng, kho tang cũ xuống cấp


Hình 1.10

Hình ảnh một số màu sắc công trình trên tuyến đường

Hình 1.11

Hình ảnh chiều cao một số công trình trên tuyến đường

Hình 1.12

Chùa Vàng

Hình 1.13

Nhà ở dân cư xung quanh chùa Vàng

Hình 1.14

Trụ sở Công an huyện Gia Lâm

Hình 1.15

Hình ảnh đất trống bỏ hoang.

Hình 1.16

Hình ảnh cột điện, dây điện hiện trạng

Hình 2.1


Minh họa yếu tố lưu tuyếN [10]

Hình 2.2

Minh họa yếu tố khu vực [10]

Hình 2.3

Minh họa yếu tốcạnh biên [10]

Hình 2.4

Minh họa yếu tố nút [10]

Hình 2.5

Minh họa yếu tố cột mốc [10]

Hình 2.6

Tuyến phố Towanda, Pennsylvania, Mỹ


Hình 2.7

Tuyến phố Washington, Hoboken, Mỹ

Hình 2.8

Các công trình và không gian đô thị được bảo tồn nguyên vẹn trên

tuyến phố Hill, Thorndon, Wellington, Newzelang

Hình 2.9

Phố cổ Sawara, tỉnh Chi Ba, Nhật Bản

Hình 2.10

Phố cổ Kawagoa, Nhật Bản

Hình 2.11

Cải tạo tuyến phố ở Jakarta - Indonesia

Hình 2.12

Cải tạo tuyến phố ở Bogota - Clombia

Hình 2.13

Vườn giữa các tòa nhà - ánh sáng khu Time City

Hình 2.14

Cảnh quan tuyến phố khu đô thị Ciputra

Hình 2.15

Thiết kế khu đô thị khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí
Minh


Hình 3.1

Sơ đồ phân vùng cảnh quan tuyến đường

Hình 3.2

Mặt bằng minh họa không gian Khu vực 1

Hình 3.3

Mặt bằng minh họa không gian Khu vực 2

Hình 3.4

Khu vực cần bảo tồn trên tuyến đường Dốc Hội

Hình 3.5

Minh họa cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện có

Hình 3.6

Minh họa mẫu nhà xây mới

Hình 3.7

Minh họa chiều cao nhà ở thấp tầng

Hình 3.8


Minh họa chiều cao công trình công cộng khu ở

Hình 3.9

Minh họa chiều cao công trình công cộng đơn vị ở

Hình 3.10

Minh họa chiều cao công trình nhà trẻ, trường tiểu học

Hình 3.11

Hình 3.6: Hình ảnh quy định khoảng lùicủa các công trình

Hình 3.12

Vị trí các công trình điểm nhấn trên tuyến đường

Hình 3.13

Mặt bằng tổng thể các công trình điểm nhấn 1


Hình 3.14

Mặt bằng tổng thể các công trình điểm nhấn 2

Hình 3.15


Mặt bằng tổng thể các công trình điểm nhấn 3

Hình 3.16

Mặt bằng tổng thể các công trình điểm nhấn 4

Hình 3.17

Mặt bằng tổng thể các công trình điểm nhấn 5

Hình 3.18

Mặt bằng tổng thể các công trình điểm nhấn 6

Hình 3.19

Sơ đồ mặt đứng toàn tuyến đường

Hình 3.20
Hình 3.21

Hình ảnh một số màu sắc và các chi tiết mặt đứng không được sử
dụng
Vị trí các cụm điểm nhấn cây xanh trên tuyến đường

Hình 3.22

Mặt bằng tổng thể điểm nhấn cây xanh 1,2

Hình 3.23


Mặt bằng tổng thể điểm nhấn cây xanh 3,4

Hình 3.24

Mặt bằng tổng thể điểm nhấn cây xanh 5,6

Hình 3.25

Mặt cắt bố trí cây xanh trên tuyến đường khu vực.

Hình 3.26

Mặt cắt bố trí cây xanh trên tuyến đường nội bộ.

Hình 3.27

Đề xuất hình thức bồn hoa trang trí vỉa hè

Hình 3.28

Minh họa hình ảnh không gian mở

Hình 3.29

Hình ảnh minh họa gạch lát vìa hè

Hình 3.30

Một số hình thức tấm trang trí gốc cây


Hình 3.31

Hình ảnh vỉa hè có lối đi cho người tàn tật

Hình 3.32

Hình ảnh minh họa đặt biển quảng cáo

Hình 3.33

Hình ảnh minh họa ghế ngồi công cộng

Hình 3.34

Minh họa một số hình thức thùng rác

Hình 3.35

Minh họa một số hình thức nhà vệ sinh công cộng

Hình 3.36

Hình ảnh minh họa đèn chiếu sáng

Hình 3.37

Hình thức chiếu sáng tầng thấp – chiếu sáng hắt



Hình 3.38

Hình thức chiếu sáng nhiều tầng

Hình 3.39

Hình thức chiếu sáng nhiều theo nhiều lớp


1
MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài.
Hiện nay sự phát triển của các công trình trên các tuyến đường ở các
tỉnh thành phố trong nước ta thường hình thành theo xu hướng tự phát.Hầu
hết các công trình xây dựng thiếu thống nhất về chiều cao, lộn xộn về kiến
trúc cảnh quan, màu sắc,làm xấu hình ảnh đô thị. Đó cũng là tình trạng
chung của cả nước, trong đó có tuyến đường Dốc hội.
Tuyến đường Dốc Hội có vị trí nằm tại trung tâm thị trấn Trâu Quỳ có
nhiều tuyến giao thông đầu mối đi qua (đường Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải
Phòng, tuyến đường sắt Quốc gia Hà Nội Hải Phòng, hệ thống đường liên
huyện, liên xã) trong đó tuyến đường đê sông Đuống là tuyến đường liên xã
quan trọng, còn có vai trò là phương tiện kiểm soát lũ lụt. Các tuyến giao
thông đô thị liên vùng, liên tỉnh theo quy hoạch sẽ rút ngắn khoảng cách giữa
khu vực nghiên cứu với trung tâm Hà Nội và các vùng lân cận.Có khả năng
thu hút các dự án phát triển quy mô lớn.
Tuy nhiên,hiện nay trên tuyến đường Dốc Hội còn nhiều vấn đề bất
cập,các công trình xây dựng có kiến trúc không đồng nhất,tỉ lệ về tầng
cao,màu sắc chưa hợp lý, thiếu các công trình tiện ích, công trình làm điểm
nhấn cho khu vực, tồn tại các căn nhà xuống cấp đã xây dựng từ lâu.., nên
cần phải có các đề xuất giải pháp thiết kế đô thị cho tuyến đường, góp phần

xây dựng bộ mặt đô thị hiện đại, đáp ứng nhu cầu và xu hướng phát triển
trong tương lai.
Chính vì các lí do trên nên chọn đề tài Giải pháp thiết kế đô thị dọc
tuyến đường Dốc Hội – Học viện Nông Nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp
thiết kế đô thị góp phần xây dựng cải thiện bộ mặt của tuyến đường, nâng
cao đời sống người dân.


2
*Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra giải pháp thiết kế đô thị dọc tuyến đường nhằm mục đích tạo
được bộ mặt kiến trúc hiện đại, đẹp, văn minh :
+ Giải pháp về các công trình kiến trúc.
+ Giải pháp về cây xanh và không gian mở.
+ Giải pháp về biển báo, biển quảng cáo.
+ Giải pháp về trang thiết bị tiện ích đô thị.
+ Giái pháp về chiếu sáng nghệ thuât.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế đô thị tuyến đường Dốc Hội.
- Phạm vị nghiên cứu: Tuyến đường Dốc Hội đoạn từ đầu cổng Học
viện Nông nghiệp Việt Nam –đê sông Đuống - thị trấn Trâu Quỳ xã Cổ Bi,
huyện Gia Lâm, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
*Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát hiện trạng lập cơ sở dữ liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, tài liệu.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia – những người có chuyên
môn trong lĩnh vực thiết kế đô thị và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học:

+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thiết kế đô thị trên cơ sở khoa học
và thực tiễn để tỏ chức không gian đô thị của tuyến đường
+ Góp phần bổ xung,giải pháp thiết kế đô thị, tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan tuyến đường.
- Ý nghĩa thực tiễn:


3
+ Làm cơ sở tham khảo cho chính quyền địa phương và các cá nhân
quan tâm
+ Đề xuất các giải pháp thiết kế đô thị trên cơ sở khoa học mang tính
khả thi có thể áp dụng cho toàn tuyến
*Cấu trúc luận văn.
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương I: Thực trạng thiết kế đô thị tuyến đường Dốc Hội
- Chương II: Cơ sở khoa học thiết kế đô thị tuyến đường Dốc Hội
- Chương III: Giải pháp thiết kế đô thị tuyến đường Dốc Hội
*Khái niệm thiết kế đô thị.[9]
Hiện nay, việc lý giải và diễn giải khái niệm thiết kế đô thị rất khác
nhau và muôn hình muôn vẻ, các chuyên ngành khác nhau có nhận thức khác
nhau, nhiều khi ý kiến không nhất quán.Nhìn một cách tổng thể có các quan
điểm sau đây:
Môi trường hình thể luận Thiết kế đô thị là thiết kế môi trường hình
thể đô thị dưới góc độ không gian ba chiều hoặc thiết kế môi trường công
cộng.
Kiến trúc luận Thiết kế đô thị là sự sáng tạo trật tự không gian, về cơ
bản là một vấn đề kiến trúc, là thiết kế kiến trúc đại quy mô hoặc sự mở rộng
của thiết kế kiến trúc.
Quy hoạch luận Thiết kế đô thị là một giai đoạn của quy hoạch đô thị

hoặc một ngành của quy hoạch đô thị, là sự đi sâu hơn và cụ thể hóa của quy
hoạch đô thị.
Quản lý luận Thiết kế đô thị là một bộ phận của công việc nhà nước,
là sự vận dụng pháp luật để khống chế tổng hợp sự phát triển đô thị.


4
Các quan điểm trên đây đều tỏ ra không toàn diện, nhưng ít nhất có
thể cho thấy, thiết kế đô thị là một lĩnh vực của nhiều bộ môn khoa học, nó
bao hàm một phạm vi rất rộng, đang ở vào giai đoạn phát triển chưa thành
thục và muốn có một nhận thức toàn diện cần phải có cả một quá trình.


5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN ĐƯỜNG
DỐC HỘI
1.1.

Giới thiệu về tuyến đường Dốc Hội [15]
Gia Lâm - vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi giao thoa của dòng văn hoá Thăng
Long và Kinh Bắc. Nhân dân Gia Lâm giàu truyền thống yêu nước và cách
mạng với nhiều đức tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, anh hùng, thông minh,
sáng tạo. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhất là sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 lịch sử, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, nhân dân Gia
Lâm cùng Thủ đô và đất nước lập thêm bao kỳ tích để xây dựng và bảo vệ
quê hương góp phần làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bất khuất của Thủ
đô Hà Nội anh hùng và dân tộc Việt Nam quang vinh.
Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự

chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều
tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc
lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường
ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181...;
đường thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt
ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải phòng. Trên địa bàn
Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại
được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương
trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ,
chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Đây chính là những động lực và tiềm năng
to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu
hàng hoá hiện nay và và trong tương lai.


6
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của
Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên
kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp
với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam
giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Thị trấn Trâu Quỳ nằm ở trung tâm huyện. Phía Bắc tiếp giáp với xã
Cổ Bi; phía Đông giáp các xã Dương Xá, Đặng Xá, Phú Thị; phía Nam giáp
hai xã Đa Tốn và Kiêu Kỵ; phía Tây giáp xã Đông Dư, Phường Cự Khối và
Thạch Bàn quận Long Biên.
Tuyến đường Dốc Hội có vị trí nằm tại trung tâm thị trấn Trâu Quỳ tại
vị trí giữa tuyến đường tính từ đê sông Đuống tới Học viện Nông Nghiệp tạo
thành trung tâm hành chính theo định hướng QHCHN2030.Khu vực nghiên
cứu lập quy hoạch có nhiều tuyến giao thông đầu mối đi qua (đường Quốc lộ
5 Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường sắt Quốc gia Hà Nội Hải Phòng, hệ
thống đường liên huyện, liên xã) trong đó tuyến đường đê sông Đuống là

tuyến đường liên xã quan trọng, còn có vai trò là phương tiện kiểm soát lũ
lụt.
Các tuyến giao thông đô thị liên vùng, liên tỉnh theo quy hoạch sẽ rút
ngắn khoảng cách giữa khu vực nghiên cứu với trung tâm Hà Nội và các
vùng lân cận.Có khả năng thu hút các dự án phát triển quy mô lớn.
Là tuyến đường nằm trong vùng đô thị phát triển mạnh mẽ đối trọng
với đô thị lõi trung tâm. Đồng thời có Sông Đuống là cơ sở phát triển hành
lang xanh và phát triển đô thị bền vững, sinh thái.
Ngoài ra tuyến đường còn có chức năng kết nối khu vực Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, hình thành các chức năng dịch vụ công cộng chất
lượng cao như thương mại, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng


7
khoán,giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, các trung tâm đào tạo nghề, y tế
chuyên sâu .v.v....

Hình 1.1: Vị trí nghiên cứu trong quy hoạch phân khu N11 [15]

- Ranh giới:
+ Chiều dài toàn tuyến: khoảng 3,2 km.
+ Điểm đầu cổng Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
+ Điểm cuối là đê sông Đuống.

Hình 1.2: Ranh giới tuyến đường nghiên cứu

Địa hình địa mạo:
Đường Nguyễn Đức Thuận (Quốc lộ 5) đi Hải Phòng, chiều dài đoạn
tuyến đi qua tuyến đường khoảng: 0,325km, mặt cắt gồm hai làn xe mỗi làn
rộng 10,5m, dải phân cách trung tâm rộng 0,5m.



8
Tuyến đường Dốc Hội - Học viện Nông nghiệp, chiều dài đoạn tuyến
khoảng 3,2km. Điểm đầu là cổng Học viện Nông nghiệp điểm cuối là tuyến
đê Hữu Đuống. Tuyến đường được chia thành 2 đoạn tuyến cụ thể như sau:
+ Đoạn tuyến phố Ngô Xuân Quảng chiều dài khoảng 1,47km, mặt cắt
ngang rộng từ 18m-25m bao gồm lòng đường xe chạy từ 12-15m, hè hai bên
dao động từ 2,0m-5,0m.
+ Đoạn tuyến đường Cổ Bi, chiều dài đoạn tuyến khoảng 1,73km, mặt
cắt ngang rộng 22m-31m bao gồm lòng đường xe chạy rộng từ 12-15m, hè
hai bên rộng từ 5,0-8,0m.
Đoạn tuyến đường Cổ Bi vừa hoàn thành kết nối tuyến đường Cổ Bi
hiện có với tuyến đê Hữu Đuống chiều dài khoảng 0,8km, mặt cắt ngang
rộng 14m bao gồm lòng đường xe chạy rộng 7m, hè hai bên rộng 3,5m.
Đoạn tuyến đường đê Hữu Đuống qua khu vực nghiên cứu có chiều
dài khoảng 0,7km, mặt cắt ngang rộng 5,5-7,0m kết cấu mặt đường là bê
tông.
Ngoài ra trong khu vực nghiên cứu còn có hệ thống các tuyến đường
liên xã, liên thôn nối từ các điểm dân cư ra tuyến phố Ngô Xuân Quảng,
tuyến đường Cổ Bi và đường 5. Hệ thống này có mặt cắt ngang 3- 6m, kết
cấu mặt đường chủ yếu là bê tông và một phần là đường đá dăm.
Khu vực nghiên cứu có địa hình bằng phẳng. Cao độ tự nhiên khoảng
từ 3,5m đến 4,5m, các khu vực dân cư, đất phi nông nghiệp, thị trấn Trâu
Quỳ có cốt nền cao hơn khu vực đồng ruộng xung quanh khoảng 0,5-2m, cụ
thể như sau:
+ Cao độ nền trung bình khu vực ao, hồ: 1,5m-2,5m, có vài khu vực từ
-0,5m đến 0,5m.
+ Cao độ nền khu vực ruộng canh tác: 3m-4m.
+ Cao độ nền khu vực xây dựng hiện có: 4,5m-6m.



9
+ Riêng khu vực đầu Dốc Hội lên đê sông Đuống có cốt cao độ dốc
dần lên từ 6 – 12m.
1.2.

Thực trạng về thiết kế đô thị tuyến đường Dốc Hội

1.2.1. Không gian tổng thể tuyến Đường:
Khu vực xã Cổ Bi với các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của
vùng Bắc Bộ, đang trong quá trình đô thị hóa tự phát, chưa có sự quản lý
chặt chẽ. Thị trấn Trâu Quỳ với nhà ở mang dáng dấp nhà ở đô thị, với nhà ở
liên kế dọc theo tuyến đường Ngô Xuân Quảng. Một số khu vực lớp nhà bên
trong có phân lô, đường đi lối lại theo hình thái nhà ở đô thị.
Tuyến đường Dốc Hội nằm trong vùng cảnh quan của sông Đuống,
nhiều kênh mương, hồ, mặt nước nối kết, xen lẫn vùng cây xanh nông
nghiệp lúa và rau màu. Một số di tích, đình chùa nằm gắn liền với các thôn
xóm, tổ dân phố. Các cụm làng xóm với đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc
Bộ. Không gian cảnh quan thiên nhiên rất có giá trị, sẽ là cơ sở để tạo lập
không gian cây xanh mặt nước, cải tạo môi trường đô thị.
Tuyến phố kéo dài, mặt cắt đường lớn, dọc theo trục đường là các
công trình công sở, các công trình nhà ở, các trụ sở cơ quan dọc tuyến phố
Tuyến đường có nhiều tuyến giao thông đầu mối đi qua (đường Quốc
lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường sắt Quốc gia Hà Nội Hải Phòng, hệ
thống đường liên huyện, liên xã) trong đó tuyến đường đê sông Đuống là
tuyến đường liên xã quan trọng, còn có vai trò là phương tiện kiểm soát lũ
lụt.
Cả hai phố Ngô Xuân Quảng–Cổ Bi là một tuyến. Hoạt động sử dụng
chính trên tuyến là các công trình công sở, các công trình thương mại, nhà ở,

dịch vụ hỗn hợp. Đặc trưng của mặt phố là sự xen lẫn giữa các công trình
kiến trúc nhà ở, công sở mới và cũ.


10
1.2.2. Kiến trúc công trình :
Phạm vi khu vực nghiên cứu nằm hai bên tuyến đường Cổ Bi - Ngô
Xuân Quảng đoạn từ đê sông Đuống đến Học viện Nông nghiệp. Tuyến
đường Cổ Bi – Ngô Xuân Quảng mới được đầu tư xây dựng rộng rãi, sạch
đẹp.
Đoạn đường từ đê sông Đuống đến quốc lộ 5 chủ yếu là các dãy nhà
cũ tầng cao 1 – 2 tầng đã xuống cấp,mái lợp tôn, chất lượng kém, xây dựng
tự phát, lộn xộn. Tuy nhiên vẫn có một số công trình mới xây dựng tầng cao
2 – 4 tầng ,kiên cố, hình thức kiến trúc hiện đại.
Các công trình trong khu vực này chủ yếu đã trải qua cải tạo, màu
sơn không thống nhất , biển hiệu cơ quan, băng rôn cờ hiệu không thống
nhất.

Hình 1.3: Hình ảnh một số công trình đoạn từ đê song Đuống đến QL5

Đoạn đường từ quốc lộ 5 đến học viện Nông Nghiệp dân cư tập trung
đông hơn. Các công trình nhà ở cũng hiện đại và khang trang hơn. Chủ yếu
là nhà ở liền kề kết hợp buôn bán , tầng cao trung bình 3 – 5 tầng, chất
lượng tương đối tốt.
Mặt đứng tuyến phố lộn xộn, chắp vá về chiều cao, hình thức và
phong cách kiến trúc hiện đại nhưng không đồng nhất. Vật liệu sử dụng cho


11
mặt đứng công trình không đồng nhất, với màu sắc hình dáng, kích thước

không phù hợp.

Hình 1.4: Hình ảnh một số công trình trên tuyến đường đoạn QL5 - ĐHNN

Các công trình thương mại, dịch vụ, chợ, siêu thị, trạm y tế phần lớn
quy mô nhỏ chủ yếu phục vụ cấp xã chủ yếu xây dựng thấp tầng với chiều
cao từ 1-3 tầng, chưa có khu trung tâm công cộng thương mại văn phòng tài
chính lớn, thiếu các không gian công trình tạo điểm nhấn cho khu vực.

Hình 1.5: Hình ảnh một số công trình thương mại, dịch vụ, chợ trên tuyến đường

Trong phạm vi nghiên cứu gồm có 02 trường mầm non và 01 trường
tiểu học với chiều cao tầng từ 1-2 tầng ,01 trường trung học cơ sở và 01
trường phổ thông trung học với chiều cao tầng từ 2-3 tầng, hình thức kiến
trúc tương đối đẹp, phòng học khang trang.


12

Hình 1.6: Trường mầm non Cổ Bi và trường tiểu học Cổ Bi

Trong khu vực còn một số các công trình hành chính, cơ quan nhà
nước như : Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Ủy ban nhân dân Huyện Gia
Lâm,Chi cục thuế huyện Gia Lâm, kho bạc nhà nước huyện Gia Lâm.. Đều
được xây dựng khang trang, sạch đẹp, tầng cao từ 2 – 7 tầng .

Hình 1.7: Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm Kho bạc nhà nước huyện Gia Lâm

Các công trình công nghiệp như nhà máy cơ khí Gia Lâm nằm trên
đường Cổ Bi cơ sở tuy rộng nhưng nhà cửa khá cũ kỹ, nhà 1 tầng, mái tôn,

chưa có sự đầu tư thích đáng. Công ty Bao bì 277 tuy không có vị trí đẹp
như Nhà máy cơ khí Gia Lâm nhưng lại có cổng vào khang trang, bên trong
lại được sơn sửa, đẹp hơn. Tuy nhiên, các dãy nhà được thiết kế khá xiên xẹo
so với phần giao thông bên ngoài, mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra, còn 1 số
nhà xưởng, kho tàng nằm gần nút giao Ngô Xuân Quảng - Cổ Bi với Quốc lộ
5 vẫn còn tồn tại nhưng công trình theo kiểu cơi nới, kiến trúc không phù
hợp văn minh đô thị.


13

Hình 1.8: Nhà máy cơ khí Gia Lâm và Công ty bao bì 277

Hình 1.9: Nhà xưởng, kho tang cũ xuống cấp

Về màu sắc,các công trình trong khu vực nghiên cứu có màu sắc đa
dạng, màu sắc và vật liệu chưa có sự thống nhất, hài hòa.Các công trình cải
tạo hoặc xây mới sử dụng vật liệu và màu sắc lộn xộn,chắp vá không có sự
thống nhất.

Hình 1.10: Hình ảnh một số màu sắc công trình trên tuyến đường


14
Còn tồn tại một số công trình cải tạo xây mới tầng cao 3- 4 tầng nằm
cạnh những công trình cũ lâu năm tầng cao 1 – 2 tầng gây nên sự mất cân
bằng về tỉ lệ giữa các công trình. Làm xấu hình ảnh mỹ quan đô thị.
Tuy có 1-2 trụ sở cơ quan xây đến 7 tầng như Chi cục thuế huyện Gia
Lâm nhưng hầu hết chủ yếu vẫn là công trình 1-3 tầng. Toàn tuyến thiếu các
công trình cao tầng điểm nhấn tạo sự nổi bật trên toàn tuyến.

Chưa có công trình nhà ở cao tầng nổi bật.

Hình 1.11: Hình ảnh chiều cao một số công trình trên tuyến đường

Vật liệu xây dựng của các công trình đa dạng. Các loại vật liệu phổ biến
gồm :
+ Tường: xây, trát, sơn vôi thường.
+ Mái: Lợp ngói; mái bằng (bê tông cốt thép),lợp tôn
+ Ban công: xây tường, con tiện xi măng, hoa sắt
+ Cửa: gỗ, nhôm kính …
Công trình công cộng:
Tường: xây, trát, sơn vôi; cửa kính bao che.
Mái: Mái dốc; mái bằng.
Ban công: xây tường, con tiện xi măng, hoa sắt, inox ...
Cửa: gỗ, sắt, nhôm kính ...


×