Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường cách mạng tháng tám, thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM XUÂN TRƯỜNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM XUÂN TRƯỜNG
KHÓA: 2017 – 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ KIM DUNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian được học tập nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy, cô,
gia đình, bạn bè cùng các tổ chức, cơ quan để có được thành quả là luận văn
nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên TS. Ngô Thị Kim Dung,
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý kiến quý báu và luôn động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, các quý thầy cô
đang công tác tại Khoa Sau đại học, các quý thầy cô tham gia giảng dạy đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gian đình, bạn bè, đồng nghiệp và các tổ
chức, cơ quan đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện cũng như cung cấp
các số liệu nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất!


Tác giả

Phạm Xuân Trường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Xuân Trường


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục kí hiệu, các chứ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
* Lý do và sự cần thiết nghiên cứu đề tài ..................................................... 1
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................2
* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài............................................. 4
* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn ...................... 5

* Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 7
NỘI DUNG................................................................................................... 8
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG........................................................... 8
1.1. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Cách mạng
Tháng Tám, thành phố Sông Công............................................................ 8
1.1.1. Giới thiệu chung tuyến đường Cách mạng Tháng Tám ............. 8
1.1.2. Vai trò của trục đường Cách mạng Tháng Tám đối với thành phố
Sông Công ..................................................................................................... 11
1.1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Cách
mạng Tháng Tám, thành phố Sông Công ..................................................... 11


1.2. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục đường
Cách mạng Tháng Tám, thành phố Sông Công ....................................... 17
1.2.1. Các văn bản quản lý KGKTCQ trục đường Cách mạng Tháng
Tám, thành phố Sông Công........................................................................... 17
1.2.2. Thực trạng bộ máy quản lý KGKTCQ trục đường Cách mạng
Tháng Tám, thành phố Sông Công ............................................................... 17
1.2.3. Thực trạng quản lý KGKTCQ trục đường Cách mạng Tháng Tám,
thành phố Sông Công .................................................................................... 20
1.2.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
KGKTCQ trục đường Cách mạng Tháng Tám, thành phố Sông Công ....... 22
1.3. Thực trạng các công trình nghiên cứu về quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan của các trục đường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...... 23
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết ..................................... 25
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM ................................................................................ 29

2.1. Cơ sở lý thuyết trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan .............................................................................................................. 29
2.1.1. Cơ sở lý thuyết của không gian kiến trúc cảnh quan .................. 29
2.1.2. Cơ sở lý thuyết và nội dung của công tác quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan ............................................................................................... 30
2.1.3. Những nguyên tắc chung về công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan tuyến đường Cách mạng tháng Tám ............................................ 34
2.1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan ............................................................................................... 35
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Cách mạng tháng Tám ................................................................... 38


2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan....................................................................................................... 38
2.2.2. Định hướng quy hoạch và quy chế quản lý quy hoạch không gian
kiến trúc cảnh quan tuyến đường Cách mạng tháng Tám............................. 40
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường Cách mạng tháng Tám ................................................................... 44
2.3.1. Yếu tố tự nhiên ............................................................................ 44
2.3.2. Yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội................................................. 44
2.3.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật – công nghệ........................................ 45
2.4. Các bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác quản lý
kiến trúc cảnh quan tuyến đường .............................................................. 46
2.4.1. Các bài học kinh nghiệm trong nước .......................................... 46
2.4.2. Các bài học kinh nghiệm nước ngoài.......................................... 49
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH
PHỐ SÔNG CÔNG ..................................................................................... 52
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh

quan .............................................................................................................. 52
3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 52
3.1.2. Mục tiêu ...................................................................................... 52
3.1.3. Nguyên tắc .................................................................................. 53
3.2. Giải pháp chung về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trục
đường Cách mạng tháng Tám ................................................................... 54
3.2.1. Phân khu vực quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .............. 54
3.2.2. Quản lý kiến trúc công trình ....................................................... 57
3.2.3. Giải pháp về tổ chức hoạt động đường phố ................................ 63
3.3. Quản lý kiến trúc .................................................................................. 64


3.4. Quản lý không gian tuyến phố ............................................................ 69
3.5. Hoàn thiện, bổ sung các cơ sở pháp lý ............................................... 77
3.5.1. Lập thiết kế đô thị riêng .............................................................. 77
3.5.2. Rà soát và lập quy hoạch chi tiết ................................................ 77
3.5.3. Xây dựng quy chế quản lý KGKTCQ trục đường Cách mạng
Tháng Tám .................................................................................................... 78
3.6. Giải pháp hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý ............................... 79
3.6.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý ......................................................... 79
3.6.2. Phân giao trách nhiệm quản lý .................................................... 82
3.6.3. Giải pháp về cơ chế quản lý ........................................................ 83
3.6.4. Tổ chức thực hiện........................................................................ 88
3.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan trục đường Cách mạng tháng Tám có sự tham gia của cộng
đồng............................................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 93
1. Kết luận ..................................................................................................... 93
2. Kiến nghị ................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA

Ban quản lý dự án

BXD

Bộ xây dựng

CQ

Cảnh quan

CĐT

Chủ đầu tư

CTXD

Công trình xây dựng

DAXD

Dự án xây dựng

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


HTXH

Hạ tầng xã hội

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

NĐ - CP

Nghị định – Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam



Quyết định

QLĐT

Quản lý đô thị

QL


Quản lý

TK

Thiết kế

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

XD

Xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí trục đường CMT8 trong tổng thể
thành phố Sông Công

9

Hình 1.2

Sơ đồ ranh giới nghiên cứu đường CMT8

10

Hình 1.3

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trục đường CMT8

13

Hình 1.4

Hình ảnh một số công trình kiến trúc trục đường

14

Hình 1.5

Một số công trình nhà ở của trục đường CMT8 (điển

hình về sự không đồng nhất về chiều cao)

14

Hình 1.6

Hình ảnh hiện trạng một số công trình tiện ích đô thị,
vỉa hè

16

Hình 1.7

Chính quyền đô thị buông lỏng quản lý, sử dụng lòng
đường vỉa hè

22

Hình 2.1

Lý thuyết kevin lynch (tầm nhìn của tuyến)

33

Hình 2.2

Bản đồ định hướng phát triển không gian tuyến
đường CMT8

41


Hình 3.1

Phân khu vực quản lý KGKTCQ trục đường CMT8

55

Hình 3.2

Mặt cắt ngang điển hình trục đường CMT8

57


Hình 3.3

Giải phóng mặt bằng để chỉnh trang đô thị theo quy
hoạch

58

Hình 3.4

Vị trí và ranh giới Khu vực KV1 (đầu tuyến)

60

Hình 3.5

Vị trí và ranh giới Khu vực KV2


61

Hình 3.6

Vị trí và ranh giới Khu vực KV3

62

Hình 3.7

Tổ chức giao thông vỉa hè có rào ngăn, lát gạch rỗng
ken cỏ

64

Hình 3.8

Quy định độ nhô ra ban công, bậc thềm đối với của
công trình nhà ở mặt phố trùng chỉ giới đường đỏ

65

Hình 3.9

Giải pháp đồng bộ kích thước biển hiệu quảng cáo,
mái che

67


Hình 3.10

Xây dựng cây xanh cảnh quan theo nhóm và theo
tuyến

70

Hình 3.11

Trang thiết bị tại hố trồng cây đô thị phù hợp cảnh
quan, đi lại

71

Hình 3.12 Mô hình quảng cáo kết hợp với cảnh quan đường phố

71

Hình 3.13

73

Thiết kế điển hình không gian vỉa hè, lát gạch vỉa hè


Hình 3.14

Sử dụng gạch lát vỉa hè và nắp hố ga thẩm mỹ

73


Hình 3.15

Thiết kế cảnh quan điển hình vỉa hè đường CMT8

74

Hình 3.16

Thiết kế lối đi dành cho người khuyết tật

75

Hình 3.17 Nghiên cứu tiện ích đô thị đồng bộ, thẩm mỹ, hiện đại

76

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Mô hình tổ chức hành chính trong công tác quản lý

19

bảng
Sơ đồ 1.1


KGKTCQ trục đường CMT8 thành phố Sông Công
Sơ đồ 3.1

Sơ đồ cơ chế phối hợp quản lý KGKTCQ trục đường

82

CMT8 thành phố Sông Công
Bảng 3.1

Danh mục các công trình, khu đất đề xuất đấu giá

91


1
MỞ ĐẦU
* Lý do và sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Sông Công là thành phố trung du, nằm phía Nam tỉnh Thái Nguyên, cách
thủ đô Hà Nội 65 km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 15 km về
phía Nam, cách sân bay Quốc tế nội bài 45km, cách hồ Núi Cốc 17km, có các
tuyến đường Quốc lộ 3, cao tốc Quốc lộ 3 mới và đường sắt Hà Nội – Quán
Triều chạy qua phía Đông thành phố. Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, thành
phố Sông Công đã sớm được nhìn nhận là địa điểm thu hút đầu tư lý tưởng
khu vực phía Nam của tỉnh. Chính vì vậy, trong Nghị quyết số 04-NQ/TU
ngày 02/8/2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Thái Nguyên về xây dựng và phát
triển thành phố Sông Công trở thành đô thị loại II vào năm 2020 và được xác
định là cực kinh tế phía Nam của tỉnh Thái Nguyên.
Theo định hướng phát triển không gian đô thị thành phố Sông Công, trục

đường Cách mạng tháng Tám nằm trong trục Bắc – Nam nối khu hành chính,
thương mại, các khu đô thị mới ở phía Tây và khu vực đô thị mới ở phía
Đông thành phố, là khu vực đang phát triển mạnh mẽ, với các khu giáo dục, y
tế, dịch vụ, thương mại, văn hóa, TDTT của thành phố. Trục đường Cách
mạng tháng Tám hiện đang có tốc độ đô thị hóa rất cao, nhiều dự án đã và
đang được đầu tư xây dựng, trở thành một trong những trục đường sầm uất và
năng động nhất Thành phố Sông Công, đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ kiến
trúc, cảnh quan đô thị, đồng thời khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật
với các khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, do công tác quản lý còn lỏng lẻo, không có định hướng rõ
ràng bằng hệ thống các quy định chi tiết, quy chế quản lý đô thị để hiện thực
hóa đồ án quy hoạch nên chưa tạo được diện mạo kiến trúc cảnh quan của trục
đường. Cùng với sự trải dài của tuyến đường qua các địa phận hành chính của


2
các phường, khu đô thị…là bộ máy quản lý còn chưa thống nhất, chồng chéo,
thiếu sự phối kết hợp trong thực hiện quản lý. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển
mau lẹ về hạ tầng, kinh tế, xã hội đã tạo ra nhiều áp lực cho công tác quản lý
đô thị tại thành phố Sông Công. Các đơn vị sản xuất kinh doanh và các hộ dân
sống ở hai bên đường chưa có ý thức cao, xây dựng tùy tiện làm cho bộ mặt
kiến trúc cảnh quan của tuyến đường còn những tồn tại sau: các công trình
trên trục đường có nhiều loại hình thức kiến trúc, một số công trình có hình
thức kiến trúc lai căng, pha tạp, không phù hợp với kiến trúc của các công
trình trên cùng tuyến phố, chiều cao tầng của công trình không thống nhất
trên toàn tuyến; hệ thống dây điện, dây cáp thông tin chưa được đồng bộ,
không gian đô thị, cảnh quan môi trường các tuyến đường còn lộn xộn, biển
quảng cáo được lắp dựng tự phát, rác thải sinh hoạt để tập trung xuống lòng
đường mà không có phương án sử dụng thùng rác tập trung, ý thức cộng đồng
chưa cao trong công tác quản lý cảnh quan đô thị,…Một phần nguyên nhân

còn những tồn tại đó cũng là do chưa được các cấp chính quyền có thẩm
quyền quan tâm.
Xuất phát từ thực trạng trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: Quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Cách mạng tháng Tám, thành
phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết, nhằm khắc phục các
nhược điểm, bổ sung về mặt lý luận, đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp,
đồng thời đảm bảo sự đồng bộ về kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố,
góp phần xây dựng và phát triển đô thị bền vững tại địa phương.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác quản lý KGKTCQ tuyến đường Cách mạng tháng Tám thành
phố Sông Công.


3
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian:
Chiều dài tuyến đường Cách mạng tháng Tám dài 2,4km, điểm đầu giao
với đường Cách mạng tháng 10, điểm cuối giao với đường Thống Nhất, chiều
rộng 2 bên đường lấy từ chỉ giới đường đỏ 20-300m tùy từng khu vực cụ thể,
tổng diện tích nghiên cứu 20ha.
+ Phạm vi thời gian:
Theo định hướng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các phường Mỏ Chè,
Thắng Lợi, Cải Đan, thành phố Sông Công.
Theo khảo sát thực tế tại thời điểm nghiên cứu luận văn.
* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
- Đề xuất các giải pháp quản lý KGKTCQ trục đường Cách mạng tháng
Tám, thành phố Sông Công vừa đảm bảo đúng theo quy hoạch phân khu được
phê duyệt, tuân thủ các quy định của pháp luật đồng thời tạo dựng KGKTCQ

tuyến phố đẹp, có bản sắc, văn minh, hiện đại xứng đáng là tuyến phố trung
tâm của thành phố Sông Công.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng công tác Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Cách mạng tháng Tám, thành phố Sông Công.
- Phân tích các cơ sở lý luận khoa học về kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Cách mạng tháng Tám, thành phố Sông Công theo các yếu tố thiên nhiên, môi
trường đô thị, không gian sống của dân cư và tác động của kiến trúc cảnh quan
tới các khu vực xung quanh, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Đề xuất các quan điểm và định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan
tuyến đường Cách mạng tháng Tám, thành phố Sông Công.


4
- Đề xuất các giải pháp về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến
đường dựa trên các phân tích và đánh giá thực trạng khu vực tuyến đường.
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập thông tin:
- Thu thập các văn bản, nghị định, quyết định pháp lý có liên quan đến
công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan, làm tiền đề cho công tác
quản lý.
- Khảo sát hiện trạng kiến trúc cảnh quan tuyến đường để có thông tin
chính xác về hiện trạng kiến trúc cảnh quan của tuyến đường.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có trong đó tập trung chủ yếu vào
các tài liệu nghiên cứu trực tiếp về kiến trúc cảnh quan tuyến đường.
- Tổng hợp, đánh giá các kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về
công tác Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường nói riêng, và
đô thị nói chung.
Phương pháp phân tích, đánh giá những thông tin, số liệu, dữ liệu, hình

ảnh thu được nhằm xác định các nhân tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến
công tác Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường.
Phương pháp SWOT, so sánh, hội thảo để đưa ra nhận định.
Phương pháp tiếp cận hệ thống, xin ý kiến chuyên gia về khu vực nghiên
cứu và các bài học từ địa phương khác nhằm đưa ra các đề xuất giải pháp.
Chuẩn bị các câu hỏi có tính chuyên môn cao để tiến hành trao đổi,
phỏng vấn với các chuyên gia về kiến trúc cảnh quan đô thị...
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần hoàn thiện các lý thuyết về quản lý không gian, kiến trúc,
cảnh quan trục đường phố.


5
+ Là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo quản lý đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn:
- Các giải pháp luận văn đề xuất là phương án tham khảo cho UBND
thành phố, UBND các phường để quản lý KGKTCQ trục đường Cách mạng
tháng Tám nói riêng và KGKTCQ chung của thành phố Sông Công.
* Những khái niệm khoa học, thuật ngữ dùng trong luận văn
- Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn. (Theo Điều 3, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12).
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,

rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị (Theo Điều 3,
Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12).
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị (Theo
Điều 3, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12).
+ Cảnh quan nhân tạo: Công viên, vườn hoa, Ao, hồ, suối, tiểu cảnh, cây
xanh, giả sơn,... được xây dựng đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi trường và
phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính chất của đô thị, khu vực đô
thị góp phần vào tạo dựng cảnh quan đô thị.


6
+ Cảnh quan tự nhiên: Khu vực cảnh quan tự nhiên, thảm thực vật, hệ sinh
thái tự nhiên, gò, đồi, bờ biển, cửa sông, mặt nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến chất lượng môi trường và sự phát triển bền vững của đô thị.
- Thiết kế đô thị: Gồm việc xác định tầng cao xây dựng cho từng công
trình; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định
màu sắc, vật liệu, hình thức, chi tiết kiến trúc của các công trình và các vật thể
kiến trúc khác; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và
mặt nước (Theo Điều 33, Luật Quy hoạch Số: 30/2009/QH12).
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.
- Quản lý KGKTCQ là một nội dung trong “Tổ chức thực hiện và quản
lý phát triển đô thị theo quy hoạch” (chương V, Luật Quy hoạch Số:
30/2009/QH12).
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo
quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị (Điều 3 của Nghị định 38/2010/NĐ-CP).

- Sử dụng, khai thác KGKTCQ đô thị: Mọi tổ chức, cá nhân sinh sống,
hoạt động thường xuyên và không thường xuyên trong đô thị có quyền hưởng
thụ không gian, cảnh quan, kiến trúc đô thị; đồng thời phải có nghĩa vụ và
trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và chấp hành pháp luật liên quan về khai thác, sử
dụng không gian, cảnh quan, kiến trúc đô thị (Điều 3 của Nghị định
38/2010/NĐ-CP).
- Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để
xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các
công trình kỹ thuật hạ tầng (Khoản 1.2 QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).


7
- Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công
trình trên lô đất (Khoản 1.2 QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).
- Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
- Tầng cao tối đa, tối thiểu: là quy định số tầng cao tôi đa, tối thiểu của
công trình xây dựng đối với từng khu vực hoặc lô đất cụ thể (Khoản 1.2
QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).
- Cốt xây dựng khống chế: là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải
tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ
thuật (Khoản 1.2 QCXDVN Quyết định 01/2008/BXD).
- Công trình (hoặc đất sử dụng) hỗn hợp: là công trình (hoặc quỹ đất) sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ,
và/hoặc kết hợp sản xuất…), (Khoản 1.2 QCXDVN Quyết định
01/2008/BXD).
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị, phần Tài liệu tham
khảo, phần Phụ lục; luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
trục đường Cách mạng tháng Tám, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2: Cơ sở khoa học của công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan trục đường Cách mạng tháng Tám, thành phố Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
trục đường Cách mạng tháng Tám, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.


8
NỘI DUNG

CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRỤC ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG

1.1. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan trục đường Cách
mạng tháng Tám, thành phố Sông Công.
1.1.1. Giới thiệu chung tuyến đường Cách mạng tháng Tám:
a) Lịch sử hình thành:
Trục đường Cách mạng tháng Tám thành phố Sông Công là trục đường
được hình thành từ khi thành lập thị xã Sông Công và được xác định là trục
đường kết nối quan trọng của thành phố và là trục đường chính của thành phố.
Trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Sông Công (nay là thành
phố Sông Công) vào năm 2010 xác định lộ giới trục đường quy hoạch là
25,5m, theo đồ án trên trục đường Cách mạng tháng Tám chạy dọc trục Bắc
Nam của thành phố, điểm đầu tuyến giao với đường CMT10, điểm cuối tuyến
giao với đường Thống Nhất, chiều dài tuyến khoảng 2,4km, mặt cắt 25,5m
(lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 7,5m).
Năm 2012, năm 2014 UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Cải Đan, phường Mỏ Chè và phường Thắng
Lợi, trục đường Cách mạng Tháng Tám đi qua địa phận của 03 phường vẫn

đóng vai trò là trục chính trong đô thị với mặt cắt giữ nguyên 25,5m
[24],[25],[26].
Giai đoạn này, các công trình xây dựng chủ yếu là nhà ở của nhân dân
được xây dựng thành từng nhóm rải rác bám theo lớp mặt đường từ 15-20m.
Cùng với sự phát triển KTXH của thành phố Sông Công, tuyến đường Cách


9
mạng tháng Tám được định hướng là trục đường quan trọng, trục giao thông
chính đô thị. Từ đó các dự án công cộng đô thị phục vụ cho nhân dân thành
phố Sông Công được đầu tư như chợ, quảng trường, nhà văn hóa, trung tâm y
tế, ngân hàng, trung tâm thương mại, nhà ở mới được đầu tư xây dựng nhanh
và mạnh, tuy nhiên chỉ giới xây dựng mỗi công trình này khác nhau không
đồng nhất tạo ra nhiều vấn đề phức tạp trong việc quản lý đất đai cũng như
KGKTCQ của trục đường.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí trục đường Cách mạng tháng Tám trong tổng thể
thành phố Sông Công.
b) Vị trí địa lý:
- Tuyến đường Cách mạng tháng Tám, thành phố Sông Công thuộc các
phường Mỏ Chè, Thắng Lợi, Cải Đan.
- Ranh giới nghiên cứu trục đường Cách mạng tháng Tám.
+ Phía Bắc: Giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 10.
+ Phía Nam: Giới hạn bởi đường Thống Nhất.


10
+ Phía Đông : Giới hạn các chức năng đô thị, dân cư hiện hữu và đất
chưa xây dựng.
+ Phía Tây : Giới hạn các chức năng đô thị, dân cư hiện hữu và đất chưa

xây dựng.

Hình 1.2. Sơ đồ ranh giới nghiên cứu đường CMT8
c) Điều kiện tự nhiên
- Địa hình, địa mạo: Nằm trên cốt ngập lụt, mặt bằng cơ bản thoát nước
tốt, địa hình bằng phẳng.
- Khí hậu, thuỷ văn: Khu vực quy hoạch nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, có mưa, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm là 180c  230c ,
tháng cao nhất TB là là 50c - 150c., tháng thấp nhất TB là 50c  100c, độ ẩm
tăng cao về mùa xuân, mùa hạ.
- Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình:


11
+ Nước ngầm ở độ sâu từ 5-15m so với cốt hiện trạng khu vực quy
hoạch, nên không ảnh hưởng đến điều kiện khai thác quỹ đất quy hoạch, ít
ảnh hưởng đến địa chất công trình, kết cấu móng các công trình xây dựng.
+ Cấu tạo địa chất khu vực thường có 5 lớp: Đất màu, không chịu lực
(dày TB 0,5-1,5m) sỏi sạn, cát pha cường độ thấp 1,5-2kg/cm2 (dày TB2,53m) đá bột kết cường độ TN 2-2,5kg/cm2- chịu lực (dày TB 2-3m) đối với
công trình thấp tầng, đá phong hoá - chịu lực (độ sâu 5-25m) cục bộ có khu
vực đá phong hoá ở độ sâu 30-40m, tầng giữa có đá xen kẹp. Nhìn chung, khu
vực xây dựng điều chỉnh thuận lợi, kể cả những công trình cao tầng.
d) Điều kiện kinh tế xã hội
- Hiện trạng về dân số: Các khu dân cư trong khu vực ở xen kẹp nhiều
đối tượng dân cư dao động cơ học không ổn định (buôn bán, dịch vụ, sinh
viên, bệnh nhân, công nhân...) lại là trục thương mại chính của Thành phố nên
mật độ dân cư khu vực này ở mức độ cao, mức độ giao động lớn.
- Hiện trạng lao động: Lao động trong khu vực hoạt động trong nhiều
lĩnh vực, từ lao động phổ thông đến buôn bán, đào tạo, khám chữa bệnh,
nghiên cứu khoa học...

1.1.2. Vai trò của trục đường Cách mạng tháng Tám đối với thành phố
Sông Công:
Đây là một tuyến đường trục chính, quan trọng của thành phố Sông
Công, kết nối các trục chính của khu vực trung tâm thành phố cụ thể: trục
đường Cách mạng tháng Mười, trục đường Thắng Lợi, trục đường Thống
Nhất, ngoài ra trục đường chính kết nối giữa các đơn vị hành chính xã,
phường trên địa bàn của thành phố Sông Công.
1.1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Cách
mạng Tháng Tám, thành phố Sông Công:
a) Hiện trạng không gian đô thị


12
- Theo đồ án Quy hoạch phân khu của 3 phường, đường Cách mạng
tháng Tám có lộ giới 25,5m, không gian công cộng tập trung khu vực phường
Mỏ Chè (gồm Chi cục thuế Sông Công, ngân hàng chính sách xã hội, trường
THCS Nguyễn Du, chợ Mỏ Chè, ngân hàng Công thương Vietin Bank, Siêu
thị hợp tác xã Chiến Công), phường Thắng Lợi gồm (VNPT Sông Công, cây
xăng số 14 Sông Công, tòa án thành phố Sông Công, cây xăng thành phố
Sông Công, quảng trường 01/7, đài tưởng niệm liệt sỹ, trung tâm hội nghị
thành phố, trung tâm y tế thành phố) [24],[25],[26].
- Một số không gian đô thị chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch,
hiện trạng vẫn là đất trống hoặc không gian đô thị bị lấn chiếm, cơi nới xây
dựng trái phép.
b) Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất của quy hoạch trục đường Cách mạng tháng Tám
khá đa dạng gồm cả đất công cộng, đất ở (chiếm tỷ trọng lớn), đất cây xanh
cảnh quan (quảng trường), đất hạ tầng kỹ thuật (bãi đỗ xe quảng trường), đất
cảnh quan tự nhiên và đất ruộng.



×