Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phường trưng trắc, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH, HÀ NỘI
NGUYỄN QUỐC BÌNH

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
PHƯỜNG TRƯNG TRẮC, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH
VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC BÌNH
KHÓA 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
PHƯỜNG TRƯNG TRẮC, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN,


TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ BÍCH THUẬN

Hà Nội - 2019


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh minh họa
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các bảng, biểu

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài ......…………………………………….…..… 01
Mục đích nghiên cứu……………………………………………….…… 04
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….… 05
Phương pháp nghiên cứu………………………………………….…….. 05
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………....…….. 06
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn…………………........ 06
Cấu trúc luận văn………………………………………………………... 07


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG TRƯNG TRẮC THÀNH PHỐ
PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC…………………………………………..…...09
1.1: Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Trưng
Trắc Thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc…………………………… . 09
1.1.1. Giới thiệu và khái quát chung Thành phố Phúc Yên..………... 09
1.1.2. Giới thiệu và khái quát chung Phường Trưng Trắc…..…….... 13
1.1.3. Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan phường Trưng
Trắc………………………………………………………………………… 14


1.2. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực
phường Trưng Trắc …………………………………………………….…..29
1.2.1. Thực trạng quản lý không gian,kiến trúc, cảnh quan ……….. 29
1.2.2. Thực trạng quản lý kiến trúc, cảnh quan….…………………... 31
1.2.3. Thự trạng bộ máy quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan … 32
1.2.4. Thực trạng vai trò và sự tham gia của cộng đồng …………..... 33
1.2.5. Đánh giá tổng hợp………………………………………..…… 35
1.2.6. Những vấn đề cần nghiên cứu………………………………. 39

CHƯƠNG II : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC PHƯỜNG TRƯNG TRẮC,
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC……………………...…42
2.1. Cơ sở lý thuyết…………………………………….…………… 42
2.1.1. Lý luận về đô thị, hình ảnh đô thị và không gian đô thị........... 42
2.1.2. Lý luân về thiết kế đô thị …………………..……………….. 48
2.1.2. Lý luận về quản lý nhà nước đối với không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị………………………………………………………………….. 49
2.2. Cơ sở pháp lý………...……………………………………...… 52

2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ………………….……..52
2.2.2. Các văn bản pháp lý của Vĩnh Phúc …………………………...54
2.2.3. Đồ án quy hoạch có liên quan……...…………………...…….. 56
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kiến trúc cảnh quan khu
đô thị……………………………………………………………………….. 58
2.3.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………….. 58
2.3.2. Yếu tố cơ chế chính sách……………………………………… 60
2.3.3. Yếu tố văn hóa - xã hội………………..………………….….. 61
2.3.4. Yếu tố quy hoạch -kiến trúc…………………………………... 63
2.3.5. Yếu tố cộng đồng ………………………………………….… 63


2.3. Kinh nghiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên thế
giới và Việt Nam…………………………………..……………………… 65
2.3.1. Kinh nghiệm tại Canada…………………………………… 65
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh tại nhật bản..67
2.3.3. Kinh nghiệm quản lý của thành phố Hồ Chí Minh………… 68
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU VỰC PHƯỜNG TRƯNG TRẮC –
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC………………….… 71
3.1. Quan điểm, mục tiêu, …………..………………………….… 71
3.1.1. Quan điểm…………………………………………………...…71
3.1.2. Mục tiêu………………………………………………….…….72
3.2. Nguyên tắc và tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan ............................................................................................................. 73
3.3. Giải pháp về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh đô thị
………...………………………………………………………………..……74
3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Quản lý không gian kiến trúc chung
…………………………………………………………………………….…74
3.3.2. Nhóm giải pháp 2 - Phân vùng quản lý không gian, kiến trúc,

cảnh quan Phường Trưng Trắc …………………………………………..…77
3.3.3. Giải pháp tổ chức hoạt động:…………………………....……102
3.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách :…… ……………………..…103
3.3.5. Huy động các nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, dân cư
………………. …………………………………………………………… 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………...……………. 107
Kết Luận:………………………………..………………………….. 107
Kiến nghị :………… …………………..……………..………….… 109


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới:
TS. Lê Thị Bích Thuận là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và
kinh nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Khoa Sau Đại học - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng
dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt khóa học và luận văn Thạc
sỹ.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã giảng
dạy, giúp tác giả tiếp thu được những kiến thức quý báu về chuyên ngành
Quản lý đô thị và công trình trong thời gian học tập tại Trường.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu
của Hội đồng khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô
giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!


Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập


của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hình

Tên hình

Trang

Hình a
Hình b
Hình c
Hình 1.1
Hình 1.2

Các khu cải tạo chỉnh trang đô thị
Phối cảnh minh họa phường Trưng Trắc
Bản đồ hiện trạng phường Trưng Trắc
Sơ đồmối liên hệ vùng tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

3
4
5

11
12

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10

16
13
17
19
19
20
20
20

Hình 1.16
Hình 1.17

Sơ đồ vị trí phường Trưng Trắc
Chợ Phúc Yên
Bản đồ hiện trạng SDĐ
Tuyến đường Trần Hưng Đạo
Nhà thiếu nhi Thành Phố Phúc Yên
Nút giao Trần Hưng Đạo và đường Sóc Sơn

Cảnh quan hồ Bán Nước
Mặt đứng điển hình tuyến đường Trần Hưng
Đạo
Tuyến đường Trưng Trắc
Hình ảnh nhà ở trên tuyến đường Trưng
Trắc
Hình ảnh nút giao đường Trưng Trắc và
đường Sóc Sơn
Hình ảnh mặt đứng điển hình đường Trưng
Trắc
Hình ảnh biển quảng cáo tại phường Trưng
Trắc
Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên
Ngân hàng viettinbank Phúc Yên

Hình 1.18
Hình 1.19

Nhà văn hóa tổ dân phố
Chợ Phúc Yên

24
25

Hình 1.20
Hình 1.21

Sơ đồ vị trí chợ phúc yên
Bách hóa thành phố Phúc Yên


25
25

Hình 1.22

Chợ Phúc Yên

25

Hình 1.23

Quảng Trường Phúc Yên

26

Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15

21
21
21
22
22
23
23



Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.24

Sơ đồ vị trí cây xanh mặt nước

26

Hình 1.25

Sơ đồ vị trí các trường học trên địa bàn

26

phường
Hình 1.26

Trường tiểu học Lưu Quý An

26

Hình 1.27

Phối cảnh minh họa khu quy hoạch mới

27


Hình 1.28

Hiện trạng tầng cao tại phường Trưng Trắc

28

Hình 1.29

Khu dân cư cũ tại phường Trưng Trắc

28

Hình 1.30

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật phường Trưng

29

Trắc
Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu tầng bậc theo lý thuyết quy

45

hoạch khu ở bền vững.
Mô hình không gian công cộng trong một
Hình 2.2


đơn vị ở hiện đại

46

Hình 2.3

Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc

56

Hình 2.4

Quy hoạch phân khu C2

57

Hình 2.5

Quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu vực 1

58

phường Trưng Trắc
Hình 2.6

Hình ảnh khu ở tại thành phố Montreal

68

Hình 2.7


Cải tạo đô thị tại Nhật Bản

69

Hình 3.1

Phân vùng tuyến chính và trọng điểm

80

phường Trưng Trắc
Hình 3.2

Nút giao đường Trần Hưng Đạo và đường

82

Sóc Sơn
Hình 3.3

Nút giao đài phun nước thành phố Phúc Yên

83

Hình 3.4

Sơ đồ cảnh quan tuyến Trần Hưng Đạo

83



Số hình

Tên hình

Trang

Hình 3.5

Hiện trạng và định hướng cải tạo trên tuyến

84

Trần Hưng Đạo
Hình 3.6

Quy cách chiều cao và biển quảng cáo trên

84

tuyến phố
Hình 3.7

Mặt cắt tuyến đường Trần Hưng Đạo

86

Hình 3.8


sơ đồ kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trưng

86

Trắc
Hình 3.9

Cảnh quan hàng cây xà cừ trên tuyến Trưng

86

Trắc
Hình 3.10 Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên

88

Hình 3.11

mẫu cổng hàng rào điển hình

89

Hình 3.12 Vị trí chợ Phúc Yên trong sơ đồ cảnh quan

90

phường Trưng Trắc
Hình 3.13 Đề xuất phương án phối cảnh chợ Phúc Yên

90


Hình 3.14 quy hoạch khu dân cư mới

91

Hình 3.15 Mẫu mặt đứng công trình nhà ở

92

Hình 3.16 Hiện trạng vị trí, ô đất đầu nút giao thông

96

Hình 3.17 Đề xuất: Thu hồi, mở rộng nút giao thông

96

Hình 3.18 Khu vực cải tạo khu dân cư cũ làm mẫu điển

97

hình
Hình 3.19 Mẫu nhà điển hình dành cho khu ở

97

Hình 3.20 Mẫu nhà điển hình dành cho khu ở

98


Hình 3.21 Sơ đồ vị trí trường học nằm trên phường

99

Trưng Trắc


Hình 3.22 Mẫu trường trung học điển hình

100

Hình 3.23 Sơ đồ cây xanh công viên, mặt nước phường

101

Trưng Trắc
Hình 3.24 Phối cảnh khu cây xanh tại phường Trưng

102

Trắc
Hình 3.25 Quy định trồng cây xanh hè phổ

103

Hình 3.26 Hàng cây xanh kết hợp trang trí.

104

Hình 3.27 thể hiện một vài mẫu thùng rác có thể lựa


104

chọn.
Hình 3.28 Thể hiện tuyến phố chiếu đèn đường

105


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Bảng thống kê nhà văn hóa

24

Bảng 1.2

Bảng thống kê trường học

27

Bảng 1.3


Bảng đánh giá hiện trạng Phường Trưng

Bảng 2.1

Trắc, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

30

2.1 Các chỉ tiêu khống chế hạng mục công

60

trình
Bảng 2.2

Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất

52

quận Ba Đình
Bảng 3.1

Các yếu tố đánh giá giá trị kiến trúc công

76

trình
Bảng 3.2


Tổng hợp các chỉ tiêu khống chế đối với các

78

hạng mục công trình
Bảng 3.3

Độ vươn tối đa của ban công, mái đua, ô văng

94

Bảng 3.4

Độ nhô ra của các bộ phận công trình

94

Sơ đồ 1.1

Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về
không gian, kiến trúc cảnh quan

34


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Viết tắt


Đô thị mới

ĐTM

Kiến trúc cảnh quan

KTCQ

Nhà xuất bản
Nghị định – Chính phủ
Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
Quy hoạch
Quy hoạch chi tiết

NXB
NĐ-CP
QCXDVN
QH
QHCT

Thành phố

TP

Thông tư

TT

Ủy ban nhân dân


UBND

Vệ sinh môi trường

VSMT


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Vĩnh Phúc một tỉnh thuộc đồng bằng trung du Bắc bộ, với vị trí nằm ở
cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, Vĩnh Phúc đang có những
bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước chuyển dịch
mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp.
Ngoài các điều kiện thuận lợi sẵn có về vị trí địa lý, Vĩnh Phúc đã đẩy
mạnh công tác quy hoạch xây dựng các đô thị, các khu công nghiệp, chuẩn bị
quỹ đất, nguồn nhân lực, đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng như: đường giao
thông, điện, nước, viễn thông, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư trong
và ngoài nước.
Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa tại
các đô thị lớn tại Vĩnh Phúc đang rất nhanh, điển hình là 2 trung tâm của tỉnh
Vĩnh Phúc là Thành Phố Vĩnh Yên và Thành Phố Phúc Yên.
Theo định hướng, Phúc Yên sẽ là trung tâm phát triển kinh tế xã hội trọng
điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, là đô thị công nghiệp, nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí,
thương mại và du lịch nhằm phục vụ nhu cầu ở và làm việc cho dân cư tỉnh
Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lận cận; làm cơ sở lập các quy hoạch
chi tiết xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
Phường Trưng Trắc nằm trong quy hoạch phân khu C3 là một trong

những khu vực có ý nghĩa quan trọng là trung tâm kinh tế , văn hóa, chính trị
của phân khu và của đô thị Vĩnh Phúc. Hiện nay, trong phường có nhiều dự án
đang được đầu tư xây dựng, nhiều quy hoạch được lập và nhiều dự án đang
được chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên việc lập và quản lý quy hoạch chưa thực sự
được quan tâm. Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tại khu vực còn


2
gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, hạn chế .
Quy hoạch chậm đưa vào triển khai, xây dựng trái phép , xây dựng sai quy
hoạch còn tồn tại nhiều.
Hiện nay trong các khu dân cư cũ tại thành phố Phúc Yên, do tốc độ đô
thị hóa cao, dân số tăng nhanh dẫn đến việc tách thửa bán đất ồ ạt. Các công
trình xây dựng theo đó mọc lên thiếu thống nhất , mất mỹ quan đô thị . Đường
đi vào các khu dân cư rất nhỏ , và có nhiều tuyến hết sức phức tạp. Người dân
xây dựng tự phát dẫn tới các tuyến phố, các khu dân cư muôn vẻ phong cách
kiến trúc, màu sắc không đồng nhất, công trình xuống cấp, cây xanh bị chặt
hạ thay thế không đồng bộ..vv.. Bên cạnh đó là vấn đề về bộ máy quản lý đô
thị còn chưa thống nhất, chồng chéo,thiếu sự phối kết hợp trong công tác..
Tốc độ phát triển quá nhanh về hạ tầng - kinh tế - xã hội và mối liên hệ của
các địa bàn lân cận đã không ít tạo áp lực cho công tác quản lý đô thị.
Với mục đích phát triển Vĩnh Phúc bền vững, quy hoạch phường Trưng
Trắc và các khu đô thị trực thuộc phường đã được UBND tỉnh quy hoạch và
phê duyệt. Quy hoạch phường Trưng Trắc thành phố Phúc Yên , tỉnh Vĩnh
Phúc đã được phê duyệt từ cuối năm 2016 với quy mô 64,12 ha , gồm có 2260
hộ dân với dân số 9127 người .
Theo đó , phường Trưng Trắc thành phố Phúc yên được định hướng:
- Đối với các tuyến phố chính: Mở rộng mặt cắt theo đúng quy hoạch và
định hướng đã được xác định. Có biện pháp thực hiện theo các giai đoạn.
- Các trục đường liên thông trong khu dân cư đạt tối thiểu mặt cắt 5,5m; các

đường nhánh vào nhà tối thiểu 3-3,5m;
- Đối với các khu vực không có quỹ đất mở rộng đường giao thông: khống
chế khoảng lùi, chỉ giới cụ thể theo từng tuyến.
- Ưu tiên sử dụng các quỹ đất trống, chưa sử dụng để xây dựng các công


3

trình công cộng (cây xanh, bãi đỗ
xe, trường học, nhà trẻ,...).
- Hệ thống cây xanh, tường rào,
công trình phụ trợ tại các hộ gia đình
khuyến khích tự đầu tư xây dựng
theo định hướng riêng của từng khu
vực.
- Hình thức kiến trúc, khoảng lùi,
mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng,
cốt nền xây dựng được khống chế
theo từng tuyến phố cụ thể.

Hình a : Các khu cải tạo chỉnh
trang đô thị

Hình b: Phối cảnh minh họa phường Trưng Trắc


4

- Các hệ thống HTKT khác: xây dựng đồng bộ theo các tuyến phố, ưu
tiên hạ ngầm theo từng giai đoạn.

- Để đáp ứng từng bước cụ thể hoá các định hướng phát triển nói trên, cùng
với mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị văn minh, hiện đại, thân thiện với
môi trường để phát triển bền vững. Vì vậy việc “Quản lý kiến trúc khu vực
phường Trưng Trắc- thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” là vấn đề cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp hợp lý nhất để thành phố Phúc
Yên trở thành một thành phố có không gian kiến trúc hài hòa , đồng bộ , một
thành phố đáng sống .

Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu các giải pháp quản lý , cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý

nghiên cứu.
- Nghiên cứu các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu
vực phường Trưng Trắc- thành phố Phúc Yên - tỉnh Vĩnh phù hợp với thực
tiễn phát triển đô thị. trên cơ sở kế thừa và bảo tồn giá trị di sản kiến trúc cảnh
quan; nhằm mục đích hoàn thiện kiến trúc cảnh quan, để tuyến phố trở thành
tuyến phố kiểu mẫu, dân cư hai bên tuyến phố có chất lượng sống tốt, tạo nên
một quần thể kiến trúc thống nhất, hài hòa, khang trang, hiện đại xứng đáng
với tầm vóc của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý kiến trúc cảnh
quan đô thị trong phạm vi khu vực phường Trưng Trắc - thành phố Phúc Yên -


5


tỉnh Vĩnh Phúc .
- Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực phường Trưng Trắc - Thành phố Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Thuộc địa phận hành chính phường Trưng Trắc, thành phố Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc:

- Phía Đông giáp khu dân
cư phường Hùng Vương;
- Phía Tây giáp khu đô thị
đầm Rượu;
- Phía Nam giáp khu dân
cư hiện có;
- Phía Bắc giáp khu dân cư
hiện có;
Diện tích Quy hoạch:
64,12 ha.

Hình c: Bản đồ hiện trạng phường Trưng Trắc

Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu nhập thông tin:
- Phương pháp tiếp cận:
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
- Phương pháp phân tích suy luận:


6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:

+ Nghiên cứu các giải pháp, xây dựng cơ sở quản lý, cơ sở lý luận nhằm
phục vụ nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý và các nguyên tắc quản lý kiến
trúc cảnh quan phường Trưng Trắc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa
học về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Làm luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có
liên quan thực hiện công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh khu vực
phường Trưng Trắc– thành phố Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.

Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn.
- Đô thị : là khu vực tập trung dân cư sinh sống, có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa, hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của TP; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
- Khu đô thị mới: là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới
đồng bộ về HTKT, hạ tầng xã hội và nhà ở.
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
- Kiến trúc đô thị: Là không gian vật thể của cả đô thị bao gồm: các loại
nhà;


7

công trình kỹ thuật, nghệ thuật, cảnh quan đô thị; quảng cáo; các KGCC và
những công trình sẽ xây dựng theo quy hoạch mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị.
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể trong đô thị, có nhiều hướng quan

sát, không gian đô thị bao gồm các yếu tố như: không gian trước tổ hợp các
công trình kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, lối đi bộ, công viên,
thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa; đồi, núi, gò đất, đảo, triền đất, dải đất ven
bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch tự nhiên hoặc nhân tạo trong đô thị và
không gian công cộng thuộc đô thị.
- Kiến trúc cảnh quan: Là ngành khoa học và nghệ thuật tổng hợp nghiên
cứu gải quyết và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên,
cảnh quan nhân tạo, không gian kiến trúc và hoạt động của con người
(sống,làm việc, giao tiếp...) Là không gian vật thể đô thị, bao gồm các loại
nhà, công trình kỹ thuật, công trình nghệ thuật, quảng cáo, không gian công
cộng của một khu vực hay cả vùng.
- Quản lý kiến trúc cảnh quan: Là công cụ hành chính, kinh tế để đảm bảo
KTCQ hướng tới mục tiêu nhất định được xác định.
- Không gian công cộng: là không gian trống với mục đích phục vụ sinh
hoạt mang tính chất cộng đồng, không gian mở sử dụng cho tất cả mọi người
bao gồm không gian xanh công cộng (công viên, vườn hoa), mặt nước (sông,
hồ), không gian bên ngoài các công trình kiến trúc công công cộng và các
không gian mở trong đô thị.
Cấu trúc luận văn.
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận và kiến nghị”, “Tài liệu tham khảo và
Phụ lục”, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.


8

PHẦN MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG TRƯNG TRẮC, THÀNH PHỐ
PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

PHẦN NỘI DUNG

THỰC
TRẠNG
THÀNH PHỐ
PHÚC YÊN

THỰC
TRẠNG
PHƯỜNG
TRƯNG TRẮC

THỰC
TRẠNG QUẢN


VAI TRÒ CỦA
CỘNG ĐỒNG

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG
GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG TRƯNG TRẮC


CƠ SỞ LÝ
THUYẾT

CƠ SỞ PHÁP


YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG

KINH
NGHIỆM CÁC
NƯỚC

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN PHƯỜNG TRƯNG TRẮC

KẾT LUÂN
KIẾN NGHỊ

QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU

NGUYÊN TẮC VÀ
TIÊU CHÍ QUẢN LÝ

CÁC KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ

GIẢI PHÁP VỀ

QUẢN LÝ


9

CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN PHƯỜNG TRƯNG TRẮC, THÀNH
PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC.
1.1: Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan, phường Trưng
Trắc , Thành phố Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.1. Giới thiệu và khái quát chung thành phố Phúc Yên [27]
a) Vị trí và đặc điểm hình thành Thành Phố Phúc Yên [41]
Thành Phố Phúc Yên là một đô thị vệ tinh vô cùng quan trọng của
thủ đô Hà Nội. Do vị trí là cửa ngõ thủ đô Hà Nội, cách Hà Nội khoảng
45km về hướng đông nam nên Thành Phố Phúc Yên được coi là cửa ngõ
của thủ đô, là một trong những trọng điểm phát triển công nghiệp của
miền bắc cũng như cả nước.

Hình 1.1: Sơ đồ mối liên hệ vùng tỉnh Vĩnh Phúc


10

b) Phạm vi ranh giới:
Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía
Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 45 Km. Phúc Yên
có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến
đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên. [41]
Địa giới hành chính thành

phố Phúc Yên:
-Phía Đông giáp huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội
- Phía Tây giáp huyện Bình
Xuyên
- Phía Nam giáp huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội
- Phía Bắc giáp thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên

Hình 1.2 Bản đồ hành chính
tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ có
các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai đi
qua; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, giáp cảng hàng không quốc tế Nội
Bài, tạo điều kiện cho Phúc Yên tiềm lực, lợi thế để mở rộng thị trường,
thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hoá. Thành phố Phúc Yên là một đô
thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2018,
là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ tổng hợp
của tỉnh, đồng thời còn là một trong những trung tâm của vùng. [41]
Ngày 18/02/1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh
Phúc Yên. Địa bàn tỉnh Phúc Yên là tỉnh Phù Lỗ cũ. Ngày 31/10/1905,


11

Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Phúc Yên. Ngày
07/03/1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định xoá bỏ tỉnh Phúc Yên.
Ngày 31/03/1923, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định thành lập lại tỉnh

c) Lịch sử hình thành Thành Phố Phúc Yên. [41]
Thành Phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) là một đô thị cổ đã có lịch sử phát
triển trên 100 năm và có sự thay đổi cấp bậc, đơn vị hành chính khá nhiều.
Phúc Yên, gồm 2 phủ Đa Phúc, Yên Lãng và 2 huyện Kim Anh, Đông Anh.
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Bắc (1954), các cơ quan đầu não tỉnh
Vĩnh Phúc đều chuyển về đóng ở Phúc Yên. Phúc Yên trở thành tỉnh lỵ, trung
tâm chính trị, quân sự, kinh tế văn hoá của tỉnh Vĩnh Phúc (thời kỳ là tỉnh lỵ,
Phúc Yên đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm vào năm
1958). Giữa năm 1960, thủ phủ Vĩnh Phúc chuyển về Vĩnh Yên. Phúc Yên trở
thành thị xã.
Trong thời gian tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ, thị xã Phúc
Yên đã 5 lần thay đổi cấp bậc đô thị: Ngày 26/6/1976 chuyển thành thị trấn
Phúc Yên.
trực thuộc huyện Yên Lãng; ngày 05/7/1977, là thị trấn thuộc huyện Mê Linh;
ngày 29/12/1978 vẫn nằm trong huyện Mê Linh nhưng sáp nhập vào Thủ đô
Hà Nội; ngày 16/10/1991 trở lại thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ 01/01/2004 đến nay, thành phố Phúc Yên được thành lập (thực chất là
tái lập và mở rộng) theo Nghị định 153-NĐ/CP ngày 09/12/2003 của Chính
phủ, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 12.029,55ha và dân số của 7 xã, thị
trấn thuộc huyện Mê Linh (cũ). Tại thời điểm thành lập, thị xã Phúc Yên có 9
đơn vị hành chính, hiện nay có 10 đơn vị hành chính, gồm 6 phường và 4 xã.
Dân số trên địa bàn năm 2018 là 155500 người.


12

d) Khái quát điều kiện tự nhiên. [41]
- Địa Hình: Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng, tổng diện tích là
12.029,55 ha, chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc
Thanh, Cao Minh, Xuân Hoà), diện tích 9700 ha; vùng đồng bằng gồm các

phường: Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc,
Trưng Nhị, diện tích 2300 ha, có hồ Đại Lải và nhiều đầm hồ khác có thể phát
triển các loại hình du lịch.
- Địa chất : Đất đai của thành phố Phúc Yên không nhiều, không giàu chất
dinh dưỡng nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội cho nên tài nguyên đất của
thành phố đã trở thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên khoáng sản quý hiếm của thành phố hầu như không có gì
ngoài đá granit, nước mặt và nước ngầm phong phú đáp ứng nhu cầu phát
triển trong tương lai.
- Đất đai trong khu vực phường Trưng Trắc có địa chất tương đối ổn định,
thuận lợi cho ngành xây dựng, công trình.
- Khí hậu:
Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
bình quân năm là 23 °C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè,
hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp đa dạng.
Nhiệt độ không khí có các đặc trưng sau:
Cực đại trung bình năm là 20,5 °C
Cực đại tuyệt đối 41,6 °C
Cực tiểu tuyệt đối 3,1 °C


×