Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Xu hướng xanh trong kiến trúc nhà chung cư cao tầng ở hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.95 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

LÊ ANH TÙNG

XU HƢỚNG XANH TRONG KIẾN TRÚC NHÀ
CHUNG CƢ CAO TẦNG Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

LÊ ANH TÙNG
KHÓA:2017-2019

XU HƢỚNG XANH TRONG KIẾN TRÚC NHÀ
CHUNG CƢ CAO TẦNG Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành:Kiến Trúc
Mã số:60.58.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.NGÔ DOÃN ĐỨC

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội-2019


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu cao học chuyên ngành Kiến trúc công
trình tại trường đại học Kiến trúc Hà Nội, tác giả đã nhận được sự giảng dạy, giúp
đỡ quý báu của các thầy cô trong cũng như ngoài trường.
Với đề tài luận văn tốt nghiệp "Xu hướng xanh trong kiến trúc nhà chung cư
cao tầng ở Hà Nội". Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô đặc biệt
là thầy TS. Ngô Doãn Đức, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong điều kiện thời gian và phương tiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn
này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong được sự góp ý
của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn
thiện hơn cho đề tài này và bản thân tác giả sau này.
Tác giả xin chân thành cám ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Anh Tùng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Anh Tùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
* Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
* Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 3
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3
NỘI DUNG .................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG CƢ CAO TẦNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM THEO XU HƢỚNG XANH ............................... 4
1.1.Các khái niệm và thuật ngữ liên quan. ............................................................... 4
1.1.1.Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến kiến trúc xanh .................................. 4
1.1.2.Những đặc điểm nhà chung cư cao tầng............................................................10
1.2.Tình hình phát triển chung cƣ cao tầng theo xu hƣớng kiến trúc xanh trên
thế giới và ở Việt Nam................................................................................................18

1.2.1.Tình hình phát triển CCCT theo xu hướng kiến trúc xanh trên thế giới.........18
1.2.2.Tình hình phát triển CCCT theo xu hướng kiến trúc xanh tại Việt Nam ........28
1.3. Các vấn đề cần quan tâm,nghiên cứu trong kiến trúc chung cƣ cao tầng ở
Hà Nội hiện nay...........................................................................................................38


1.3.1. Các vấn đề trong kiến trúc chung cư cao tầng ở Hà Nội hiện nay. .................38
1.3.2. Giá trị của kiến trúc xanh ..................................................................................39
CHƢƠNG 2. CÁC CƠ SỞ TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ CHUNG
CƢ CAO TẦNG THEO XU HƢỚNG XANH .....................................................41
2.1.Cơ sở lý thuyết. .....................................................................................................41
2.1.1.Các công cụ và tiêu chí đánh giá công trình xanh trên thế giới đang được áp
dụng tại Việt Nam.........................................................................................................41
2.1.2.Hệ thống công cụ và tiêu chí của Việt Nam ......................................................45
2.1.3.Bài học từ kiến trúc truyền thống .......................................................................51
2.2.Yếu tố thực tiễn .....................................................................................................53
2.2.1.Yếu tố tự nhiên,đặc điểm khí hậu.......................................................................53
2.2.2.Một số nghiên cứu về vật lý kiến trúc, khí hậu kiến trúc..................................57
2.2.3.Yếu tố văn hóa,kinh tế-xã hội.............................................................................63
2.3.Một số cơ sở pháp lý.............................................................................................65
2.3.1.Một số văn bản pháp lý có liên quan đến phát triển kiến trúc xanh .................65
2.3.2.Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội......................................................67
CHƢƠNG 3.XU HƢỚNG XANH TRONG KIẾN TRÚC NHÀ CHUNG CƢ
CAO TẦNG Ở HÀ NỘI ............................................................................................70
3.1.Xanh trong thiết kế. .............................................................................................70
3.1.1.Xanh trong quy hoạch,hình dạng và hướng nhà ...............................................70
3.1.2.Xanh trong cấu trúc không gian,hình thức kiến trúc.........................................80
3.2.Vật liệu xanh .........................................................................................................97
3.3.Tiết kiệm năng lƣợng và sử dụng năng lƣợng xanh.....................................100
3.4.Nhận định tổng hợp ...........................................................................................105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTX

Công trình xanh

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CCCT

Chung cư cao tầng

KTX

Kiến trúc xanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng,biểu

Tên bảng,biểu

Trang

Bảng 1.1.


Một số chung cư có chung khối đế

32

Bảng 2.1.

Vị trí Hà Nội trong khu vực phía Bắc

53

Bảng 2.2.

Nhiệt độ trung bình theo tháng (oC)

54

Bảng 2.3.

Độ ẩm trung bình theo tháng(%)

55

Bảng 2.4.

Lượng mưa trung bình (mm)

55

Bảng 2.5.


Tổng lượng bức xạ ( Cal/cm2/ngày)

56

Bảng 2.6.

Bảng đánh giá mức độ yêu cầu tiện nghi khí hậu đối với
các phòng chức năng của căn hộ.

62

Bảng 3.1.

Sự chuyển biến trong giải pháp thiết kế

85

Bảng 3.2.

Chung cư Thăng Long Number one-Viglacera

100

Bảng 3.3.

Một số chung cư đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng

104



DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Tòa nhà Bank of America

6

Hình 1.2.

Khu nhà ở cao cấp Thăng Long Number 1

7

Hình 1.3.

Công trình Crystal

9

Hình 1.4.

Các dạng mặt bằng nhà tháp


14

Hình 1.5.

Mặt bằng chung cư Vinhome Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội.

14

Hình 1.6.

Các dạng mặt bằng nhà tấm

15

Hình 1.7.

Mặt bằng chung cư StarCity Lê Văn Lương-Hà Nội

15

Hình 1.8.

Chung cư Bosco Verticale-Ý

20

Hình 1.9.

Chung cư Spain’s Solar Chamber Apartment Complex


21

Hình 1.10.

Hệ thống che nắng vào mùa hè và thu nhiệt vào mùa
đông

22

Hình 1.11.

Kanchanjunga Apartments

23

Hình 1.12.

Mặt cắt điển hình

23

Hình 1.13.

Tòa nhà Menara Mesiniaga

24

Hình 1.14.


Tổ hợp chung cư The Interlace-Singapore

25

Hình 1.15.

Mặt bằng tổng thế tổ hợp chung cư The InterlaceSingapore

26

Hình 1.16.

Giải pháp thông gió tự nhiên-The Interlace

27

Hình 1.17.

Giải pháp chắn nắng mặt đứng-The Interlace

28

Hình 1.18.

Giải pháp làm mát công trình bằng cây xanh-The
Interlace

28

Hình 1.19.


Mặt bằng tổng thể một số khu chung cư

31

Hình 1.20.

Mặt bằng chung cư bố cục nén, chen kẹt

33

Hình 1.21.

Toàn cảnh dự án Diamond Lotus Lake View

35

Hình 1.22.
Hình 1.23.

Chung cư Ehome 5
Tòa nhà xanh Forest in the sky

35
36


Hình 1.24.

Toàn cảnh Grand Park Premium-Aquabay-Ecopark


37

Hình 1.25.

Nhận thức của các bên liên quan trong việc xây dựng
công trình xanh

39

Hình 2.1.

Dự Án Diamond Lotus-TP Hồ Chí Mính đạt chuẩn
LEED

43

Hình 2.2.

Dự Án Mulberry Lane-TP Hà Nội đạt chuẩn GreenMark

44

Hình 2.3.

Dự Án Eco Home 3-TP Hà Nội đạt chuẩn EDGE

45

Hình 2.4.


Các cấp độ chứng chỉ công trình xanh trong bộ công cụ
LOTUS

48

Hình 2.5.

Khí hậu ngoài nhà và vi khí hậu trong phòng

58

Hình 2.6.

Sự trao đổi nhiệt của cơ thể với môi trường

59

Hình 2.7.

Mối quan hệ Con người-Kiến Trúc-Khí hậu

60

Hình 3.1.

Quy hoạch mạng lưới đường và hướng thích hợp

71


Hình 3.2.

Vai trò tác dụng của cây xanh

73

Hình 3.3.

Hiệu quả giảm nhiệt độ nhờ mặt nước

73

Hình 3.4.

Sắc xanh trong khu đô thị Ciputra-Hà Nội

74

Hình 3.5.

Khu nhà ở cho người thu nhập thấp Đặng Xá 2-Hà Nội

75

Hình 3.6.

Mặt bằng tầng 1 toàn dự án nhà ở xã hội Đặng Xá 2

76


Hình 3.7.

Chung cư Mulberry Lane-Hà Đông

77

Hình 3.8.

Mặt bằng tổng thể chung cư Mulberry Lane-Hà Đông

77

Hình 3.9.

Hướng nắng đối với công trình

78

Hình 3.10.

Hướng gió đối với công trình

78

Hình 3.11.

Khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh

79


Hình 3.12.

Sơ đồ phân tích nghiên cứu hình khối công trình

79

Hình 3.13.

Khối đế chung cư Mulberry Lane-Hà Đông

81

Hình 3.14.

Khối đế chung cư Dolphin Plaza-Mỹ Đình Hà Nội

81

Hình 3.15.

Khối đế chung cư Seasons Avenue-Mỗ Lao-Hà Nội

82

Hình 3.16.

Sơ đồ cấu trúc lõi sinh thái

84


Hình 3.17.

Xu hướng thiết kế mặt bằng dạng mở

86


Hình 3.18.

Mặt bằng chung cư Sunshine Garden-Vĩnh Tuy-Hà Nội

86

Hình 3.19.

Giải pháp bố trí mặt bằng dạng mở cho dạng nhà tháp

87

Hình 3.20.

Mặt bằng tòa CC Seasons Avenue-Mỗ Lao-Hà Đông

88

Hình 3.21.

Giải pháp bố trí mặt bằng dạng mở cho dạng nhà tấm

89


Hình 3.22.

Mặt bằng chung cư Dolphin Plaza-Mỹ Đình-Hà Nội

89

Hình 3.23.

Mặt bằng chung cư Anland Premium-Hà Đông-Hà Nội

91

Hình 3.24.

Mặt bằng căn hộ EcoLife Capital-Hà Nội

92

Hình 3.25.

Lô-gia xanh tại căn hộ TimeCity-Hà Nội

93

Hình 3.26.

Sơ đồ bố trí cây xanh mặt đứng CC 6th Element Tây Hồ
Tây-Hà Nội


94

Hình 3.27.

Chung cư FLA Green Apartment-Hà Nội

94

Hình 3.28.

Vườn trên mái CC Imperia SkyGarden-Hai Bà TrưngHà Nội

95

Hình 3.29.

Vườn trên mái CC 6th Element Tây Hồ Tây-Hà Nội

96

Hình 3.30.

Thống kê dự án xanh của LOTUS VÀ LEED

108


1

MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài.
Ở Việt Nam, trong những năm cuối của thập kỷ 20, cùng với quá trình
đô thị hoá diễn ra ngày càng sôi động, sự gia tăng dân số cơ học đã làm cho
quỹ đất ngày càng thu hẹp, tạo áp lực lớn về nhu cầu ở tại các đô thị. Trong
khi đó nhà cao tầng lại là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết chỗ ở cho nhiều
người dân, tiết kiệm quỹ đất, tăng diện tích cây xanh và các công trình công
cộng, đồng thời góp phần tạo nên bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại. Đây là
giải pháp sử dụng đất có hiệu quả nhất, đặc biệt trong điều kiện đất đô thị
đang ngày càng chật hẹp và trở nên khan hiếm. Thực tế cho thấy nhà cao tầng
là một thành phần không thể thiếu được trong các thành phố hiện đại. Kiến
trúc cao tầng thường có phong cách kiến trúc mới, hiện đại, góp phần cải tạo
bộ mặt đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần tạo điều kiện cho
công tác quản lý đô thị.
Nhà chung cư cao tầng hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ở
của người dân. Các chung cư cao cấp cũng đã cung cấp được các không gian
ở rộng rãi, đầy đủ tiện nghi với hệ thống hạ tầng và phục vụ công cộng đầy
đủ. Tuy nhiên, việc xây dựng ồ ạt các chung cư cao tầng, chủ yếu để phục vụ
mục đích kinh tế và đầu tư, nên đã coi nhẹ yếu tố bảo vệ môi trường, làm cho
kiến trúc hoà hợp với thiên nhiên và thích ứng với điều kiện khí hậu ở địa
phương.
Ngày nay, chất lượng sống là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, không chỉ
được quyết định bởi mức thu nhập, hay khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất
của người dân. Chất lượng sống còn phải được bảo đảm bằng các yếu tố tinh
thần, bằng khả năng và điều kiện hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, thông tin, tri
thức của cộng đồng. Cùng với đó là các yếu tố môi trường, tự nhiên, mức độ


2

kết nối của con người với không gian thiên nhiên. Những bất cập, hạn chế

trong việc xây dựng các khu chung cư, đô thị mới hiện nay đang tiềm ẩn
nhiều nguy cơ dẫn đến sự bất ổn. Bởi việc sinh sống tại những tòa nhà biệt
lập, thiếu không gian sinh hoạt chung để giao tiếp, giao lưu, dễ dẫn đến xu
hướng sống khép kín, thiếu sự gắn kết, chia sẻ trong cộng đồng, cũng như dễ
tạo điều kiện cho sự gia tăng của lối sống ích kỷ, thực dụng.
"Kiến trúc xanh" đích thực là cuộc cách mạng nhằm đáp ứng được các
tiêu chí về bảo tồn sinh thái, môi trường, hiệu quả sử dụng nước, năng lượng,
vật liệu xây dựng và điều kiện sống tiện nghi cho con người. Việc định hướng
xây dựng công trình chung cư theo các tiêu chí "Kiến trúc xanh" là điều nên
làm bởi lợi ích của Công trình xanh là điều không thể bàn cãi.Với sự xuất
hiện ngày càng nhiều các chung cư cao tầng như hiện nay,việc nhận diện,
nắm bắt rõ các xu hướng thiết kế xanh là điều cần thiết.
Để góp phần cho việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về thiết kế kiến
trúc chung cư cao tầng theo xu hướng kiến trúc xanh đồng thời cổ vũ xu
hướng này, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Xu hướng xanh
trong kiến trúc nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội”.
* Mục đích nghiên cứu
Nhận diện tổng hợp các giải pháp đang được xử dụng chủ yếu trong thiết kế
nhà ở chung cư cao tầng hiện nay tại Hà Nội theo xu hướng kiến trúc xanh.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: xu hướng thiết kế xanh trong kiến trúc chung
cư cao tầng
- Phạm vi nghiên cứu: các chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà
Nội


3

* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận khoa học và cơ
sở thực tiễn.
- Phương pháp tiếp cận,khảo sát hiện trạng.
* Kết quả nghiên cứu
Nhận diện tổng hợp các xu thế chính trong thiết kế chung cư cao tầng theo xu
hướng kiến trúc xanh:
+ Xu thế thiết kế xanh trong quy hoạch,tổ chức không gian và hình thức kiến
trúc
+ Xu thế sử dụng vật liệu xanh
+ Xu thế sử dụng năng lượng xanh và tiết kiệm năng lượng
* Cấu trúc luận văn
 Phần mở đầu
 Phần nội dung chính gồm 3 chương:
- Chương 1.Tình hình phát triển chung cư cao tầng trên thế giới và ở Việt Nam
theo xu hướng xanh
- Chương 2.Các cơ sở trong thiết kế kiến trúc nhà chung cư cao tầng theo xu
hướng xanh
- Chương 3. Xu hướng xanh trong kiến trúc nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội
 Phần kết luận


4

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG CƢ CAO TẦNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM THEO XU HƢỚNG XANH
1.1.Các khái niệm và thuật ngữ liên quan.
1.1.1.Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến kiến trúc xanh
 Kiến trúc bền vững
Kiến trúc bền vững là nghiên cứu và thực hành kiến trúc nhằm góp phần bảo

đảm sự phát triển bền vững của các đô thị trên cơ sở hạn chế tối đa các tác động xấu
của công tác quy hoạch, giao thông, kiến trúc, xây dựng và vận hành công trình,
cùng các hoạt động văn hoá, xã hội, dịch vụ do kiến trúc đem lại. Để giữ được sự
cân bằng ổn định và phát triển bền vững của đa dạng sinh thái đô thị, trong đó con
người được sống khoẻ mạnh, ăn ,ở, làm việc, học tập, vui chơi giải trí, đi lại trong
một môi trường vệ sinh và tiện nghi, trong quan hệ gia đình và xã hội lành mạnh, an
toàn và tốt đẹp.
Kiến trúc bền vững là tổng hoà của các xu hướng kiến trúc:
+ Kiến trúc môi trường: Kiến trúc môi trường là kiến trúc nhằm tạo lập môi
trường vệ sinh, lành mạnh và bảo vệ môi trường sống ( môi trường vô sinh) của hệ
sinh thái.
+ Kiến trúc sinh thái: Kiến trúc bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ sinh thái,
bao gồm cả Môi trường sống và các quần thể sinh vật, trong đó chú trọng con người
+ Kiến trúc có hiệu quả năng lượng: Là kiến trúc sử dụng ít nhất năng lượng
nhân tạo, sử dụng nhiều nhất năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo, năng lượng
sinh học: trong quá trình xây dựng; trong quá trình vận hành công trình ( sưởi ấm,
làm mát, chiếu sáng, giao thông, sinh sống); khi cải tạo, sử dụng lại, phá dỡ, huỷ bỏ.
+ Kiến trúc thích ứng: Thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương: thông gió tự
nhiên, ánh sáng tự nhiên, không gian xanh hỗ trợ thông gió và cung cấp ôxy.


5

+ Kiến trúc khí hậu: Kiến trúc khí hậu là kiến trúc tận dụng tối đa điều kiện khí
hậu tự nhiên( thiên nhiên) thuận lợi, hạn chế các điều kiện khí hậu bất lợi của một
địa phương( vỏ công trình như “ bộ lọc khí hậu”), do đó tạo được môi trường khí
hậu tốt nhất, có lợi nhất cho các hoạt động và sức khoẻ của con người.[6]
 Công trình xanh
Công trình xanh (CTX)-Green Building- là một phong trào xây dựng xuất
hiện từ cuối thế kỷ 20 (1990 – 1995) cho tới nay.

Khái niệm CTX do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (United States Green
Building Council- viết tắt là USGBC) đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt
được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động
xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động
không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự
nhiên. ( Hình 1.1)
Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa: CTX là công trình
trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra
những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta.CTX bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống.Trên cơ sở đó
WGBC đã đưa ra một loạt tiêu chí tạo nên ngôi nhà “ xanh”:
+ Sử dụng hiệu quả năng lượng,nước và các tài nguyên khác
+ Sử dụng năng lượng thay thế ( VD:năng lượng mặt trời)
+ Có giải pháp hạn chế ô nhiễm,phế thải và tái chế,tái sử dụng
+ Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình
+ Sử dụng vật liệu không độc hại,có trách nhiệm và bền vững
+ Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế,thi công và vận hành
+ Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế,thi công và vận hành
+ Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường


6

Nằm trong khu vực Midtown của
Manhattan ở New York, đây là tòa nhà
văn phòng xanh nhất ở Mỹ. Tòa nhà
được

thiết


kế

bởi

COOKFOX

Architects. Đây là tòa nhà chọc trời

55 tầng đầu tiên đạt được chứng
nhận Platinum LEED. Tòa tháp được
sưởi ấm bởi ánh sáng mặt trời, sử dụng
nước thải và nước mưa và được thiết kế
theo cách cung cấp ánh sáng tự nhiên
tối đa.
Hình 1.1: Tòa nhà Bank of America[17]
Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: CTX là công trình
đạt được hiệu quả cáo trong sử dụng năng lượng và vật liệu,giảm thiểu các tác động
xấu tới môi trường, đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động
không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên
thông qua:
+ Sử dụng năng lượng,nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả
Công trình xanh khuyến khích việc lập kế hoạch và mục tiêu về sử dụng năng
lượng ngay từ khi khởi đầu dự án, tận dụng những thế mạnh của khu vực công trình
và điều kiện khí hậu nhằm giảm thiểu nhu cầu sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng.
+ Bảo vệ sức khỏe con người sử dụng và nâng cao năng suất lao động
Việc cấp đủ khí tươi cho các không gian bên trong công trình nhờ thông gió hiệu
quả giúp đảm bảo chất lượng không khí tốt, ngăn ngừa chất thải độc hại từ các loại
vật liệu và hoá chất. Mức nhiệt độ phù hợp trong công trình góp phần tạo nên điều



7

kiện vi khí hậu và môi trường không khí bên trong công trình, nơi con người dành
phần lớn thời gian trong ngày.
+ Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
Việc giảm thiểu phát thải đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ xuyên suốt quá trình thiết kế, xây
dựng và vận hành công trình. Công trình xanh giúp hạn chế tác động tiêu cực tới
môi trường thông qua chiến lược 3R (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế)
+ Giảm chi phí vận hành trong suốt vòng đời công trình.
Công trình xanh có sự tính toán đến chi phí trong toàn bộ vòng đời của công trình,
trong khi công trình thông thường chỉ tập trung vào chi phí thiết kế và xây dựng ban
đầu.[15][22] (Hình 1.2;1.3)
Công trình xanh có thể hiểu là sự kết hợp của hai xu hướng:
1. Xu hướng kiến trúc tập trung vào nhận thức môi trường, thiết kế tích hợp, hiệu
quả và sáng tạo.
2.Xu hướng bảo vệ môi trường từ mục tiêu phát triển bền vững.
Đây là công trình đầu tiên tại Việt
Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
của một công trình xanh. Khu nhà ở
cao cấp Thăng Long Number One
là dự án được nghiên cứu áp dụng
nhiều vật liệu, công nghệ hiện đại
với tiêu chí giảm tiêu thụ năng
lượng và bảo vệ môi trường.
Hình 1.2: Khu nhà ở cao cấp Thăng Long Number One[24]
Tại Hội nghị thượng đỉnh COP 21 Paris, 12/2015 Các nhà lãnh đạo thế giới
lần đầu tiên công nhận “CTX phải và sẽ là một phần giải pháp cho BĐKH / Green
Buildings must and will be part of the solution to climate change”. Để làm được



8

việc này, CTX cần trở thành một Phong trào (Green Building Movement) rộng
khắp trong toàn lĩnh vực xây dựng thế giới. Khẩu hiệu của CTX là “10 hơn một / 10
heads are better than one”, và hàng trăm, ngàn, vạn, triệu … CTX sẽ làm thay đổi
môi trường để cuộc sống con người trên thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
 Kiến trúc xanh
Trên thế giới hiện nay đã có nhiều định nghĩa, khái niệm về kiến trúc
xanh.Sau khi phong trào CTX xuất hiện, danh từ Kiến trúc xanh (Green
Architecture) cũng dần xuất hiện trong các ấn phẩm, như cuốn L’Architecture verte
của James Wines (2000) hay Green Architecture – Advanced Technologies and
Materials của Osman Attmann (2010). Dường như Kiến trúc bền vững đã tìm thấy
mục tiêu cụ thể của mình là những tòa nhà xanh, nên từ đó danh từ Kiến trúc xanh
trở thành phổ biến, thay cho danh từ Kiến trúc bền vững. Khái niệm biểu tượng
“Xanh” thay thế hoàn hảo cho khái niệm bền vững, được tiếp nhận rộng rãi trên
khắp thế giới.
- Xanh là khái niệm biểu tượng, bao gồm các thuật ngữ bền vững, sinh thái và
hiệu suất (2010).
- Kiến trúc xanh hoặc kiến trúc bền vững đơn thuần là những thuật ngữ khác
nhau về vấn đề thiết kế với thiên nhiên và thiết kế với môi trường” (2011).
- Kiến trúc xanh là một thuật ngữ rộng lớn đề cập tới sự sáng tạo hay sự cải tạo
các công trình xây dựng sao cho tác động của chúng là nhỏ nhất đối với môi trường
xung quanh.
- Kiến trúc xanh là một cách thức tiếp cận có ý thức tới môi trường xây dựng,
liên quan đến giải pháp tổng thể thiết kế các công trình, trong đó tất cả các nguồn tài
nguyên đầu vào, bất kể đó là vật liệu xây dựng hay nhiên liệu, năng lượng hay
nước, và kể cả sự đóng góp của người sử dụng công trình đều được xem xét liệu
tính bền vững có được tạo ra.



9

- Hiệp hội Xây dựng Bền vững Anh Quốc quan niệm KTX là phương pháp thiết
kế một cách bền vững các công trình xây dựng, với sự quan tâm sâu sắc và thường
trực đến môi trường. Kiến trúc xanh sử dụng các giải pháp thiết kế chủ đạo làm
giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái, chẳng hạn như sử dụng
năng lượng có hiệu quả nhằm làm giảm phát thải các-bon.[20]
Hệ thống đánh giá Công trình đứng
đầu về thiết kế Năng lượng và Môi
trường của Mỹ (LEED) đã trao giấy
chứng nhận cho công trình này.
Với tổng diện tích hơn 6.300 m2,
công trình này tiết kiệm 50% lượng
điện năng và giảm phát thải khí
CO2 đến 65% so với các tòa nhà
văn phòng tương đương. Các nguồn
năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu
sưởi ấm và làm lạnh của Crystal,
một hệ thống quang điện tạo ra điện
năng xanh, và nước mưa được trữ
lại để tái sử dụng.
Hình 1.3: Công trình Crystal[19]
- Kiến trúc xanh là công trình được thực hiện bằng tập hợp các giải pháp thiết kế
kỹ thuật kiến trúc sáng tạo, thân thiện với thiên nhiên và môi trường, sử dụng hiệu
quả năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu, hài hòa kiến trúc với cảnh quan và sinh
thái tự nhiên, tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho người sử dụng”.[22]
- Kiến trúc xanh là hình ảnh biểu tượng đồng nghĩa, thay thế cho khái niệm kiến
trúc bền vững.KTX là kiến trúc mà trong chu kỳ tuổi thọ của mình có thể tiết kiệm



10

tài nguyên và năng lượng một cách tối đa(tiết kiệm năng lượng,tiết kiệm đất đai,
tiết kiệm nước, tiết kiệm vật liệu) bảo vệ môi trường và giảm bớt ô nhiễm, tạo được
cho con người không gian sử dụng hiệu quả cao, thích hợp, lành mạnh có lợi cho
sức khỏe,tồn tại hài hòa với tự nhiên.KTX bao hàm 4 nội dung:
1. Đánh giá công trình trong toàn chu kỳ tuổi thọ.Chủ yếu nhấn mạnh đến ý
nghĩa về mặt thời gian KT ảnh hướng đến tài nguyên và môi trường.
2. Tiết kiệm tài nguyên một cách lớn nhất,bảo vệ môi trường và giảm bớt ô
nhiễm.
3. Đáp ứng những nhu cầu công ngăng cơ bản của KT.Thỏa mãn nhu cầu về sử
dụng của con người, tạo ra không gian sử dụng lành mạnh, thích hợp và hiệu suất
cao
4. Tồn tại hài hòa với tự nhiên.
Như vậy, có thể thấy “kiến trúc xanh” là một thuật ngữ tổng quát, KTX
của thế kỷ 21 phải chứa đựng hai yêu cầu nội dung cơ bản: Yêu cầu Kiến trúc và
yêu cầu tạo ra CTX thông qua các giải pháp thiết kế kỹ thuật kiến trúc sáng tạo,
thân thiện với thiên nhiên và môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên
nước, vật liệu, hài hòa kiến trúc với cảnh quan và sinh thái tự nhiên, tạo ra điều kiện
sống tốt nhất cho người sử dụng”.[3]
1.1.2.Những đặc điểm nhà chung cư cao tầng
 Khái niệm chung cư trên thế giới
 Khái niệm “chung cư” theo Encyclopedia Britanica 2006
Trong tiếng Anh hiện đại, từ “condominium” (được viết tắt là “condo”), là từ
được sử dụng phổ biến để chỉ một công trình chung cư thay thế cho từ
“apartment”. Khái niệm “chung cư” (condominium) là một khái niệm cổ đã
được người La Mã cổ đại sử dụng từ thế kỷ thứ 6 trước CN, trong tiếng Latin
“con” có nghĩa là “của chung” và “dominium” là “quyền sở hữu” hay “sử



11

dụng”. Ngày nay, condominium là một hình thức quyền sở hữu chứ không
phải là hình thức tài sản nguyên vẹn. Một condominium được tạo ra dưới một
khế ước về quyền sở hữu, đồng thời với việc ghi nhận khuôn viên khu đất và
mặt bằng công trình trên vị trí xây dựng. Các căn hộ ở được tạo ra đồng thời
và nằm bên trong khuôn viên khu đất chung cư. Khi một người sở hữu căn hộ
chung cư condominium, anh ta có quyền sở hữu đối với không gian nằm giữa
các bức tường, sàn và trần căn hộ của mình, và một quyền sử dụng chung
không thể chia xẻ (undivided share) đối với tất cả “không gian chung”
(common areas) thuộc khuôn viên dự án chung cư chứa căn hộ đó. Khái niệm
chung cư condominium thường được sử dụng hoán đổi với nghĩa toàn bộ dự
án chung cư hoặc dùng để chỉ từng căn hộ chung cư. Trên phương diện kỹ
thuật, từ condominium dùng để chỉ dự án chung cư (project); còn từ
“apartment” hay “unit” dùng để chỉ các căn hộ chung cư đơn lẻ.
Condominium có thể có mọi hình dáng và kích cỡ, từ dạng tháp cao tầng cao
cấp sang trọng cho tới những nhà chung cư cải tạo cũ kỹ. (Nguồn :
Encyclopedia Britanica, 2006) [20]
 Khái niệm “chung cư” tại Singapore
Tại Singapore, khái niệm “chung cư” được sử dụng như một khái niệm quy
hoạch hơn là một khái niệm pháp lý, nhằm mô tả sự phát triển những nhà ở,
căn hộ và buồng ở được xây dựng nhằm mục đích khai thác tối đa quỹ đất.
Căn cứ Tiêu chuẩn quản lý dự án xây dựng Singapore 2005 do cơ quan quản
lý quy hoạch Urban Redevelopment Authority-URA quy định, chung cư
(apartment) được phân thành hai dạng : dạng flat và dạng condominium.
-Chung cư dạng Flat : là loại dự án nhà ở không sở hữu đất (non-landed
housing development). Mỗi căn hộ chỉ giành riêng cho mục đích ở và có lối
vào riêng tách từ diện tích chung của khu nhà chung cư.Chung cư dạng flat
tạo thành quỹ nhà ở xây dựng với mật độ trung bình và mật độ cao tại



12

Singapore, có số tầng từ 4 tới trên 30 tầng. Khu nhà flat được tổ chức với diện
tích không gian mở cộng đồng (common open space) tối thiểu, thuộc quyền
sở hữu chung của cộng đồng cư dân của khu nhà đó. Không có quy định quy
mô diện tích tối thiểu cho một khu dự án flat miễn là dự án đảm bảo được quy
định về khoảng lùi và chỉ giới xây dựng. Dự án flat không bắt buộc phải bố trí
không gian mở công cộng (Communal Open Space) bên trong khu đất.
-Chung cư dạng Condominium : không như dạng flat, chung cư
condominium yêu cầu quy mô diện tích khu đất lớn hơn. Cũng như flat,
condominium tạo nên quỹ nhà ở mật độ xây dựng trung bình và cao tại
Singapore. Chung cư condominium phải có tiện ích công cộng và giải trí nghỉ
ngơi bên trong khuôn viên; các tiện ích công cộng thuộc quyền sở hữu chung
của toàn cộng đồng cư dân và phục vụ cho nhu cầu của họ. Dự án
condominium có thể bao gồm các khối nhà thấp tầng (4 tầng) và cao tầng (có
thể xây dựng trên 30 tầng). Diện tích tối thiểu cho một dự án condominium là
4.000 m2 và mật độ xây dựng trệt tối đa là 40 % (bao gồm cả phần sân bãi
đậu xe). Dự án xây dựng chung cư condominium không bắt buộc phải bố trí
không gian mở công cộng (Communal Open Space) bên trong khu đất.
(Development Control, Urban Redevelopment Authority-URA, Singapore
2005).[20]
 Khái niệm chung cư tại Việt Nam
Về mặt khái niệm, định nghĩa chung cư tại Việt Nam theo Điều 70 của Luật
nhà ở 2005 chỉ rõ, chung cư là loại hình nhà ở có từ 2 tầng trở lên, có lối đi,
cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia
đình. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình và phần sở hữu
chung cho tất cả các hộ gia đình. Chung cư là một dạng nhà ở không sở hữu
đất, trong đó mỗi căn hộ chỉ dành riêng cho mục đích ở và có lối vào riêng
tách từ diện tích chung của khu nhà chung cư. Chủ sở hữu căn hộ có quyền sử



13

dụng chung tất cả không gian cộng đồng trong khuôn viên khu chung cư.
Trong đó, chung cư cao tầng là một tập hợp các căn hộ gia đình riêng biệt, bố
trí liền kề nhau trên một tầng của một tòa nhà có nhiều tầng (lớn hơn hoặc
bằng 9 tầng) và tạo nên một cộng đồng dân cư.
 Các dạng nhà chung cư cao tầng.
 Nhà tháp ( Hình 1.4,1.5)
Kiểu nhà tháp hay kiểu nhà một đơn nguyên độc lập hay còn gọi là nhà
điểm được áp dụng rất phổ biến cho các nhà chung cư cao tầng. Là công trình
với các cạnh xấp xỉ bằng nhau, hình dạng mặt bằng của nhà thường là hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình elíp, hình sao,…
Kiểu nhà tháp có đặc điểm các căn hộ tập trung quanh một nút giao thông
đứng gồm cầu thang bộ và thang máy, có tính biệt lập cao cho các căn hộ và
các căn hộ được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên. Tuy nhiên kiểu nhà này, mặt
bằng các hướng đều giống nhau nên ở các hướng bất lợi về thông gió và bức
xạ mặt trời, phải có các giải pháp sử dụng kết cấu che nắng, xẻ khe thông gió
hợp lý.
Trong nhà tháp cao tầng, nút giao thông bao gồm thang bộ, thang máy và
ống rác thường đặt ở trung tâm để dành cho các căn hộ tiếp xúc được nhiều
với thiên nhiên.


14

Hình 1.4:Các dạng mặt bằng nhà tháp.[6]

Hình 1.5:Mặt bằng chung cư Vinhome Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội.[18]

 Nhà tấm (Hình 1.6,1.7)
Kiểu nhà này được áp dụng nhiều cho các khu chung cư cao tầng và chung
cư nhiều tầng kiểu hành lang giữa và hành lang bên. Là loại nhà có hai cạnh


15

dài ngắn khác nhau và có thể chọn hướng để tránh bức xạ mặt trời. Nếu tại địa
điểm xây dựng thuận lợi về hướng, khu đất phát triển theo chiều dài có thể áp
dụng loại nhà này. Cạnh dài nhà quay về hướng Bắc – Nam, cạnh ngắn quay
về hướng Đông – Tây để tránh bức xạ mặt trời.

Hình 1.6:Các dạng mặt bằng nhà tấm[6]

Hình 1.7:Mặt bằng chung cư StarCity Lê Văn Lương-Hà Nội[18]
 Ưu và nhược điểm của chung cư cao tầng
 Ưu điểm:


×