Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 97 - 98

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.51 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - LUẬT
BỘ MÔN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------o0o-------
Môn học: Tài chính quốc tế
Đề tài:
Diễn biến và nguyên nhân khủng hoảng tài chính
1997 - 1998
GVHD: TS. Lê Tuấn Lộc
Nhóm thực hiện:
1.Ngô Thị Mỹ Linh K074020319
2.Bùi Thị Hải Nhạn K074020340
3.Trần Minh Phú K074020350
4.Đặng Thị Thanh Thi K074020364
5.Đỗ Thị Ngọc Thịnh K074020367
6.Cao Thị Minh Trang K074020373
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 Diễn biến và nguyên nhân
Mục lục
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………. 2
I.Diễn biến cuộc khủng hoảng …………………………………………………………. 3
1. Tình hình tại Thái Lan ……………………………………………………………….. 3
a. Những năm 80 của thế kỷ XX ……………………………………………………….. 3
b. Đầu năm 1997 ……………………………………………………………………….. 3
2. Diễn biến cụ thể tại các nước ………………………………………………………... 7
2.1 HongKong ………………………………………………………………………….. 7
2.2 Hàn Quốc …………………………………………………………………………… 7
2.3 Malaysia ……………………………………………………………………………. 8
2.4 Indonesia …………………………………………………………………………… 8
3.Hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính đến các nền kinh tế ………………………… 9
II.Nguyên nhân cuộc khủng hoảng …………………………………………………..... 10
1. Nguyên nhân chủ quan ……………………………………………………………... 10


1.1 Nền kinh tế vĩ mô yếu kém đưa đến sự bùng nổ tín dụng và
tài khoản vãng lai thâm hụt …………………………………………………………… 10
1.2 Chế độ tỷ giá không phù hợp xu thế ……………………………………………… 11
2. Nguyên nhân khách quan ………………………………………………………….. 12
2.1 Sự tăng lên cùa dòng vốn nước ngoài ……………………………………………. 12
2.2 Thị truờng thuơng mại toàn cầu giảm sút và
những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới ……………………………………………. 14
2.3 Hoạt động tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt ………………………………….. 15
III/ Bài học kinh nghiệm ……………………………………………………………… 16
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………… 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………. 20
2
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 Diễn biến và nguyên nhân
MỞ ĐẦU
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài
dành cho những nước đang phát triển. Trong đó các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi
tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn
cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận được một lượng lớn "tiền nóng"
(hot money) và kinh qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Cùng lúc, nhiều nền
kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc
có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, đạt mức 8–12% tổng sản lượng quốc nội (GDP)
liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ XX, và được
xem là những “Con hổ Đông Á” lúc bấy giờ. Đây là những thành quả hết sức ấn tượng đã
được nhiều viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới hoan nghênh bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), nó đuợc biết đến như một phép lạ của kinh
tế Đông Nam Á.
Tuy nhiên chỉ trong vòng 2 năm từ 1997 đến 1998, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á
(bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan) đã ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế ở Châu Á
bao gồm các thị trường chứng khoán, các trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản
khác. Nạn nhân của cuộc khủng hoảng này không ai khác chính là những “Con hổ Đông

Á”. Vậy điểu gì đã tạo nên thương tích trên những “Con hổ Đông Á” ấy?
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997 – 1998
3
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 Diễn biến và nguyên nhân
I/ DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG:
1.Tình hình tại Thái Lan:
a.Những năm 80 của thế kỉ XX:
Giai đoạn này Thái Lan nổi lên như một nền kinh tế năng động nhất Châu Á. Từ 1985
đến 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đạt 8,5% hàng năm, mức độ lạm phát
trung bình hàng năm 5% (so sánh trong cùng thời kì kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,3% và lạm
phát 3,2%). Tăng trưởng kinh tế rất nóng do sự bùng nổ đầu tư vào kinh doanh nhà xưởng,
bất động sản, cơ sở hạ tầng du lịch.
Nhu cầu về bất động sản tăng rất nhanh tại Bangkok, văn phòng làm việc và các tòa
nhà chọc trời mọc lên khắp nơi trên thành phố. Các tổ chức tài chính tiếp tục cho các công
ty kinh doanh bất động sản vay vốn vì giá bất động sản liên tục tăng.
Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế
Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cũng
trong thời gian này, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh, cả mức vốn
hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.
b.Đầu năm 1997:
- Sự bùng nổ về xây dựng nhà ở và văn phòng kinh doanh đã lên tới đỉnh điểm
khi lượng cung vượt quá cầu. Ước tính 365.000 căn hộ bỏ trống ở Bankok vào
cuối năm 1996, cùng với 100.000 căn hộ khác sẽ được đưa vào sử dụng năm
1997 đã làm cho cung vượt xa cầu trên thị trường bất động sản
- Trong thời gian đó, bùng nổ đầu tư của Thái Lan vào cơ sở hạ tầng, khu công
nghiệp, khu thương mại..làm tăng lượng hàng nhập khẩu với tỷ lệ cao chưa
từng thấy. Để xây dựng Thái Lan phải nhập các thiết bị đắc tiền,vật liệu từ Mỹ,
Châu Âu, Nhật. Kết quả tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán thâm hụt
mạnh trong suốt giữa những năm 90. Trong giai đoạn này xuất khẩu tăng
nhưng nhập khẩu càng tăng nhanh hơn . Trong năm 1995 thâm hụt cán cân

thanh toán là 8,1% so với GDP.
- Lúc này, chính phủ quyết định thực hiện việc tăng lãi suất. Cũng trong thời
gian đó các công ty cho vay tài chính cũng lần lượt tuyên bố phá sản vì không
có khả năng trả nợ nước ngoài, nợ xấu trên thị trường bất động sản vì thế ngày
càng tăng lên và tăng hơn 30 tỷ trong thời gian này.
Trên đây là những chuyển biến từ nên kinh tế Thái Lan, điều tương tự cũng đã xảy ra
với các nền kinh tế khác như Singapore, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, HongKong …
4
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 Diễn biến và nguyên nhân
Như vậy vấn đề của nền kinh tế Thái Lan lúc này là:
- Cán cân thanh toán thâm hụt dẫn đến việc các nhà đâu tư dự kiến rằng tình
trạng phá giá đồng nội tệ sẽ diễn ra. Tức là, tỉ giá cố định sẽ không được giữ
nữa (đồng Baht sẽ giảm giá mạnh) vì vậy nhiều công ty mua Dollar vào để trả
nợ khi đáo hạn còn các nhà đầu cơ thì vay Baht để mua USD nhằm thu lại lợi
nhuận. Điều này khiến cho đồng Baht bị tấn công đầu cơ quy mô lớn vào ngày
14/05/1997.
- Sự tăng lãi suất của ngân hàng làm nhiều công ty tài chính bị sụp đổ
Trước những sức ép trên, Chính phủ Thái Lan tuyên bố ko phá giá đồng nội tệ, và ban
đầu dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng chỉ có thể duy trì trong vòng 1 tháng.
Sau đó đồng Baht được thả nổi vào ngày 02/07/1997 và ngay lập tức mất giá 10%, rồi
giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó (lên tới hơn 50%). Vào đầu năm 1997, tỷ giá giữa đồng
Baht và USD là 25 Baht đổi 1 USD, nhưng đến tháng 1 năm 1998, tỷ giá này đã giảm
xuống tới mức 56 Baht mới đổi được 1 USD.
Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn
372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống
còn 23,5 tỷ USD.
Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản.
Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khiến kinh tế Thái lan suy sụp, nguy cơ lan ra các
nước khác cùng khu vực là rất cao. IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ
dollar Mỹ cho Thái Lan vào ngày 11/8. Đến ngày 20/8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa

trị giá 3,9 tỷ dollar.
Tuy nhiên, khủng hoảng vẫn nhanh chóng lan ra Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia.
Đồng Ringgit (Malaysia) và Rupiah (Indonesia) đều chịu sức ép và sau cùng đều bị phá
giá. Đồng won Hàn Quốc, do cơ chế tỷ giá linh hoạt, nên đã mất giá từ năm 1996.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chính thức (nội tệ/USD)
Hàn Quốc (Won) Thái Lan (Baht) Indonesia (Rupiah)
5
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 Diễn biến và nguyên nhân

Malaysia (Ringgit) Philippines (Peso) Singapore (S-dollar)

Nguồn: NHTG, “World Development Indicators”, 2002.
Chỉ số tỷ giá hối đoái với USD
- Dòng vốn ngắn hạn đã chảy vào các nước Đông Á, giờ ồ ạt chảy ra. Cả các nhà
đầu tư đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đảo nợ
và ngưng cho vay mới.
- Các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra
nước ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi 5
nước Đông Á chịu khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn nhận được
gần 66 tỷ USD.
6
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 Diễn biến và nguyên nhân
Đvt: Tỷ USD 1996 1997 1998 1999
Vốn tư nhân ròng 65.8 -20.4 -25.6 -24.6
Đầu tư trực tiếp ròng 8.4 10.3 8.6 10.2
Đầu tư chứng khoán ròng 20.3 12.9 -6 6.3
Vay thương mại và đầu tư khác 37.1 -43.6 -28.2 -41.1
Viện trợ chính thức ròng -0.4 17.9 19.7 -4.7
Dòng vốn quốc tế chảy ra khỏi Đông Á
Nguồn: NHTG, “World Economic Outlook”, 5/1998 và 3/2000.

- Thị trường bất động sản tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia ...sụp đổ.
Hình 8: Chỉ số giá cao ốc văn
phòng tại Thái Lan và Indonesia
Nguồn: Marcus Miller và
Pongsak Luangaram (1998)
- Chỉ số chứng khoán tụt giảm mạnh ở hầu hết các nước Đông Á.
Chỉ số giá chứng khoán
Nguồn: IMF, “World
Economic Outllook”,
12/1997.
2.Diễn biến cụ thể tại các nước:
2.1 HongKong:
7
Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 Diễn biến và nguyên nhân
Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn được
neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại
cao hơn ở Mỹ, vì vậy đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công
- Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương
đương 700% lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan
Tiền tệ Hong Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình.
Các thị trường chứng khoán ngày càng trở nên dễ đổ vỡ.
- Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10, Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%. Ngày
15 tháng 8 năm 1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên
thành 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 500%.
- Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu
thành phần của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan
này và ông Donald Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính và sau này làm
Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, đã công khai tuyên chiến với giới đầu
cơ.
- Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15 tỷ

Dollar Mỹ) các loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán
ra số chứng khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4
tỷ Dollar Mỹ).
- Cuộc khủng hoảng này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998 chủ yếu do các nhà
đầu cơ bị thiệt hại bởi chính sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ
HongKong và bởi sự sụp đổ của các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong
Kong và thị trường chứng khoán của nước trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga.
- Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức
7,8 : 1.
2.2 Hàn Quốc:
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ
nước ngoài khổng lồ. Các công ty, tập đoàn lớn nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng
trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu
Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở
quy mô lớn.
- Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng
của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống
B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá.
8

×