Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

CÁC dấu HIỆU NGHI NGỜ ác TÍNH CỦA KHỐI u VÚ PHÁT HIỆN TRÊN SIÊU âm ĐÁNH GIÁ độ NHẠY, độ đặc HIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.13 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG

CÁC DẤU HIỆU NGHI NGỜ ÁC TÍNH
CỦA KHÔI U VÚ PHÁT HIỆN TRÊN SIÊU ÂM:
ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY, ĐỘ ĐẶC HIỆU

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG

CÁC DẤU HIỆU NGHI NGỜ ÁC TÍNH
CỦA KHÔI U VÚ PHÁT HIỆN TRÊN SIÊU ÂM:
ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY, ĐỘ ĐẶC HIỆU
Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh.
Mã số: 8720111


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người huớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thu Hương

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACR

College of Radiology

BI-RADS

Breast imaging report and data system

BN

Bệnh nhân

Độ đặc hiệu

Sp

Độ nhạy

Se


FCC

Fibrocystic changes

PRF

Pulse repetition frequency

TTĐQ

Trung tâm điện quang

UTV

Ung thư vú


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................1
1.1. Sơ lược về giải phẫu tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành............................1
1.2. Phân loại mô bệnh học của UTV............................................................2
1.3. Một số tổn thương lành tính không điển hình có thể có các dấu hiệu
nghi ngờ ác tính trên siêu âm.........................................................................3
1.4. Vai trò của siêu âm vú trong chẩn đoán UTV.........................................4
1.4.1. Siêu âm B- mode tuyến vú................................................................4
1.4.2. Khả năng dự báo ác tính theo phân loại BI-RADS ACR 2013 trên
siêu âm tuyến vú.........................................................................................5
1.5. Đặc điểm hình ảnh của 8 dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm...........5

1.5.1. Bờ tua gai..........................................................................................5
1.5.2. Khối có hình dáng bất thường với bờ góc cạnh................................6
1.5.3. Có bóng cản âm phía sau khối..........................................................6
1.5.4. Có thành phần giảm âm....................................................................7
1.5.5. Hướng không song song...................................................................7
1.5.6. Ống tuyến giãn nằm xung quanh khối u...........................................8
1.5.7. Nhiều thuỳ múi nhỏ...........................................................................9
1.5.8. Vi vôi hoá nhỏ trong hoặc ngoài khối...............................................9
1.6. Phân loại BIRADS theo A. Thomas Stavros.........................................10
1.7. Chẩn đoán ung thư vú...........................................................................13
CHƯƠNG 2 ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................14


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................14
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................14
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu..................................................................15
2.2.4. Quy trình nghiên cứu......................................................................15
2.2.5. Biến số.............................................................................................16
2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................17
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu........................................................................17
CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ..............................................................18
3.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu.......................................................18
3.2. Đặc điểm về hình ảnh siêu âm..............................................................19
CHUƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................21
4.1. Thông tin chung: Tuổi xuất hiện UTV..................................................21
4.2. Kích thước khối u..................................................................................21

4.3. Dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.......................................21
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.

Biến số nghiên cứu......................................................................16

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi........................................................18

Bảng 3.2.

Đặc điểm lâm sàng.......................................................................18

Bảng 3.3.

Đặc đểm thống kê về dấu hiệu bờ tua gai....................................19

Bảng 3.4.

Độ nhạy, độ đặc hiệu của 8 dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu
âm trong chẩn đoán UTV............................................................19

Bảng 3.5.


Se, Sp của các dấu hiệu nghi ngờ ác tính ở khối u vú phát hiện trên
siêu âm trong chẩn đoán thể mô bệnh học DCIS và thể xâm nhập. .20

Bảng 3.6.

Đặc điểm về sự tuơng đồng kết quả siêu âm giữa hai bác sỹ cùng
đánh giá độc lập trên một bệnh nhân...........................................20


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu tuyến vú ........................................................................2
Hình 1.2. Các giai đoạn tiến triển của UTV...................................................3
Hình 1.3. Khối u vú có bờ tua gai .................................................................6
Hình 1.4. Khối có bờ góc cạnh ......................................................................6
Hình 1.5. Khối có bóng cản âm phía sau........................................................7
Hình 1.6. Khối có thành phần giảm âm..........................................................7
Hình 1.7. Khối có hình tròn ...........................................................................8
Hình 1.8. Khối có trục dài không song song với mặt da ...............................8
Hình 1.9. Ống tuyến giãn quanh khối u.........................................................9
Hình 1.10. Khối có bơ thùy múi nhỏ................................................................9
Hình 1.11. Vôi hóa trong khối u ....................................................................10
Hình 1.12. Vi vôi hóa ngoài khối u................................................................10


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới năm 2018 có khoảng 2,1 triệu ca UTV mới mắc (chiếm

khoảng 11,6 % các bệnh ung thư) và có 626.679 ca tử vong. Tại Đông Nam Á
năm 2018, ghi nhận khoảng 137 514 ca mới mắc và 50.900 ca chết vì UTV (theo
GLOBOCAN năm 2018) [1]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Chương trình mục
tiêu phòng chống ung thư năm 2013 UTV với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là
24,4/100.000 dân, đến năm 2018 con số này là 26,4 trong đó tỷ lệ mắc UTV
mới là 12 000 người, tử vong trong năm 2018 là 6000 người [2].
Để tiên lượng cũng như đạt hiệu quả cao trong điều trị UTV thì vấn đề
chẩn đoán phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, chụp Xquang và siêu âm vú là hai phương pháp phổ biến nhất được dùng để phát
hiện khối u vú cũng như những bất thường khác ở vú. Siêu âm B-mode là
phương pháp được áp dụng rộng rãi, an toàn không nhiễm xạ và có giá trị cao
để chẩn đoán UTV, đã được hội Chẩn đoán hình ảnh Mỹ (American College of
Radiology - ACR) đưa vào trong “Hệ thống dữ liệu và báo cáo kết quả chẩn
đoán hình ảnh tuyến vú” (Breast imaging report and data system, BI-RADS)
[3]. UTV đang ngày càng trẻ hóa[4], thêm vào đó phụ nữ châu Á thường có mật
độ tuyến vú cao nên chụp X quang vú sẽ bị hạn chế đánh giá, do vậy siêu âm có
vai trò rất lớn trong vấn đề chẩn đoán UTV. Trong nghiên cứu của Thomas
Stavros[5] và phân loạị ACR- BIRADS 2013[6], các dấu hiệu về hình ảnh siêu
âm nghi ngờ ác tính của khối u vú đã được giới thiệu và áp dụng, bao gồm có 08
dấu hiệu: (1) Khối có tua gai; (2) Khối bờ không đều với bờ góc cạnh; (3) Có
bóng cản âm phía sau khối; (4) Có thành phần giảm âm;(5) Hướng không song
song (bao gồm khối tròn); (6) Ống tuyến giãn nằm trong nhu mô; (7) Nhiều thuỳ
múi nhỏ; (8) Vi vôi hoá nhỏ trong hoặc ngoài khối. Các dấu hiệu này có giá trị
chẩn đoán và có thể thấy ở cả các tổn thương lành tính, ví dụ dấu hiệu số (4) là


2

có thành phần giảm âm có thể gặp ở u xơ tuyến vú, biến đổi xơ nang, sẹo xơ…
[7]. Do vậy các dấu hiệu này được nghiên cứu nhiều ở cả những tổn thương lành
tính và ác tính. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về cách phân loại

những dấu hiệu này trên thế giới, đặc biệt là trong phân loại BIRADS 4 với dự
báo tiên lượng ác tính rộng từ 2% đến 94%. Các tài liệu để phân loại BIRADS
những dấu hiệu siêu âm nghi ngờ ác tính cũng như đánh giá giá trị của những
dấu hiệu này chủ yếu được thực hiện ở các nước phương tây và các nước phát
triển, nơi có điều kiện sống, đặc điểm về nhu mô tuyến vú cũng như tính chất di
truyền của quần thể không giống với phụ nữ châu Á nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Các dấu hiệu này sẽ có biểu hiện khác nhau đối với các thể mô bệnh học
khác nhau, ví dụ UTV thể tại chỗ, hình ảnh trên siêu âm thường không có bóng
cản âm phía sau khối, kích thước nhỏ, thường có vi vôi hóa nên khó đánh giá,
ngược lại UTV thể xâm nhập, trên siêu âm thường tạo khối kích thước lớn, có
bóng cản âm phía sau khối, hình dáng không đều, thường có hoại tử trong khối.
Dựa vào các dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm có thể giúp tiên lượng tốt
hơn về thể mô bệnh học, giai đoạn bệnh điều này rất có ý nghĩa trong việc giúp
bệnh nhân lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, đạt hiệu quả cao do ứng
với mỗi giai đoạn bệnh sẽ có tiên lượng và cách điều trị khác nhau. Ở Việt Nam,
siêu âm vú đã được áp dụng rộng rãi từ rất lâu, hệ thống phân loại BIRADS và
những dấu hiệu nghi ngờ ác tính của khối u vú trên siêu âm cũng đã được áp
dụng. Tuy vậy, sự hiểu biết sâu sắc để đánh giá gía trị cũng như áp dụng các dấu
hiệu này vào phân loại BIRADS trong chẩn đoán, tiên lượng, can thiệp điều trị
còn hạn chế, chưa có nghiên cứu. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Những
dấu hiệu nghi ngờ ác tính của khối u vú phát hiện trên siêu âm: đánh giá độ
nhạy, độ đặc hiệu” để bước đầu có những số liệu khoa học ở một trung tâm, với
mong muốn phát triển thêm nữa nghiên cứu này tại các trung tâm khác ở nước ta


3

nhằm xây dựng hệ thống số liệu tin cậy, đầy đủ, đa trung tâm phục vụ cho việc
đánh giá, phân loại các dấu hiệu này trong hệ thống phân loại BIRADS, góp

phần quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và can thiệp điều trị cho bệnh nhân
UTV ở Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài là:
1. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của 08 dấu hiệu nghi ngờ ác tính ở
khối u vú phát hiện trên siêu âm.
2. Đánh giá mối liên quan giữa các dấu hiệu nghi ngờ ác tính của khối
u vú phát hiện trên siêu âm và đánh giá giai đoạn của ung thư vú.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lược về giải phẫu tuyến vú ở phụ nữ trưởng thành.
- Hình dạng và kích thước của vú ở phụ nữ rất thay đổi đặc biệt là khi
mang thai và cho con bú, thường có hình nón với phụ nữ chưa sinh. Tuyến
vú nằm ngay phía trên cơ ngực lớn, ngăn cách với cân cơ bởi lớp mô mỡ
mỏng, phía trước tuyến vú có cân xơ ngay sát dưới da gọi là dây chằng
Cooper [7].
- Cấu trúc vú gồm 3 thành phần: da, mô dưới da và mô vú, trong đó mô
vú bao gồm cả mô tuyến và mô đệm.
Trong đó thành phần mô tuyến được chia thành các thùy không
đều, giữa các thùy được ngăn cách bởi các vách liên kết, mỗi thùy
chia ra nhiều tiểu thùy được tạo nên từ nhiều nang tuyến tròn hoặc
dài, cấu trúc 2-3 nang tuyến đổ chung vào các nhánh cuối cùng của
ống bài xuất trong tiểu thùy. Các ống này đổ vào các nhánh gian tiểu
thùy và tập hợp lại thành các ống lớn hơn, cuối cùng các ống của mọi
tiểu thùy đều đổ vào núm vú qua ống dẫn sữa [7].



2

Hình 1.1. Giải phẫu tuyến vú [7]
1.2. Phân loại mô bệnh học của UTV
Dựa vào tính chất có xâm lấn hay không, UTV được chia thành hai loại:
- Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS): Là dạng ung thư biểu
mô không xâm lấn thường gặp, các tế bào u không lan đến các mô xung
quanh mà được giới hạn bởi màng đáy của đơn vị ống tuyến tận, tuy không
nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị có thể trở thành dạng
ung thư xâm lấn. Nguy cơ tái mắc bệnh sau khi cắt bỏ u kết hợp với xạ trị là
7- 13% [8]


3

Hình 1.2. Các giai đoạn tiến triển của UTV[9]
- Ung thư biểu mô xâm lấn: Các tế bào ung thư vượt ra khỏi màng đáy
của đơn vị ống tuyến tận, lan đến mô xung quanh, đến hạch bạch huyết hoặc
các cơ quan xa khác. Khối u thường có dạng hình sao bất thường, có thể kèm
theo DCIS. Tiên lượng tùy vào giai đoạn của khối u.
1.3. Một số tổn thương lành tính không điển hình có thể có các dấu hiệu
nghi ngờ ác tính trên siêu âm
- U xơ tuyến vú: là tổn thương lành tính phát triển trong các tiểu thùy ở
cuối tuyến vú, ống dẫn và các tế bào biểu mô. Trên siêu âm thường hình bầu
dục với bờ rõ ràng, giảm âm hoặc đồng âm, thường có hướng song song với
mặt da. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Fornage và cộng sự cho thấy ¼ u xơ
cho hình ảnh là một khối giảm âm không đều kèm bóng cản âm phía sau khối
hoặc tăng âm phía sau[9].
- Biến đổi xơ nang (Fibrocystic changes – FCC)

+ FCC thường gặp ở phụ nữ, chưa rõ nguyên nhân, có tính chất lành
tính, tuy nhiên có thể kết hợp với tăng sản không điển hình ống tuyến và tiểu
thùy [10].
Trên siêu âm, FCC có thể cho các hình ảnh là nang đơn thuần, nang hỗn
hợp, hoặc một cụm nang tập trung thành đám. Khối đặc, tổn thương hỗn hợp


4

nang và đặc, các nốt vôi hóa có thể tạo nên tổn thương có cấu trúc giảm âm
không đồng nhất [9].
Ngoài ra, dấu hiệu nghi ngờ ác tính của khối u vú trên siêu âm còn có
thể có ở một số tổn thương lành tính khác như u nhú, áp xe vú….[9].
1.4. Vai trò của siêu âm vú trong chẩn đoán UTV
1.4.1. Siêu âm B- mode tuyến vú.
-

Kỹ thuật siêu âm tuyến vú

+ Chuẩn bị bệnh nhân: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, hai tay giơ cao lên
trên, bàn tay để ngửa dưới gáy, thở nhẹ nhàng, bộc lộ 2 tuyến vú. Có thể kê
nhẹ vùng sau lưng để ngực bệnh nhân hơi nhô ra trước.
+ Chuẩn bị máy siêu âm: máy siêu âm có đầu dò phẳng, tần số trung tâm
tối thiểu là 10 MHz, tần số cao nhất tối thiểu là 12MHz [6] [11]. Trường nhìn:
cần phải lấy độ sâu vừa đủ (mô vú, cơ ngực; không lấy màng phổi, phổi).
Chỉnh gain chuẩn: mô mỡ dưới da cần phải xám vừa, không được đen.
+ Kỹ thuật siêu âm: Siêu âm từng bên vú có so sánh đối chiếu với bên
đối diện để chẩn đoán. Đầu dò được quét khắp toàn bộ nhu mô tuyến vú,
tránh bỏ sót tổn thương. Khi thấy hình ảnh bất thường trên SA cần thay đổi
cường độ sóng âm để phân biệt rõ là nang hay khối đặc, thay đổi tiêu điểm

sóng âm để có hình ảnh tổn thương là rõ nét nhất, thực hiện các mặt phẳng
cắt ngang, dọc, chếch nhằm bộc lộ rõ tổn thương để đo kích thước không
gian ba chiều.
Siêu âm B – mode tuyến vú phối hợp với chụp X quang tuyến vú đóng
vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các khối u vú kể cả các khối u vú
không sờ thấy trên lâm sàng giúp chẩn đoán sớm UTV, đặc biệt có giá trị
trong các trường hợp BN có các triệu chứng chảy dịch núm vú, tụt núm vú…
Ngoài ra siêu âm vú còncó vai trò quan trọng trong các kỹ thuật như sinh
thiết, hút chân không khối u vú duới hướng dẫn của siêu âm.


5

Một số kỹ thuạt siêu âm khác:
- Siêu âm Doppler màu: Mục đích đánh giá sự tưới máu của mô u. Các
UTV thường có tăng sinh mạch, tuy nhiên một số tổn thương lahs tính khác
cũng có hiện thượng này ví dụ ú nhú hay mô viêm.
- Siêu âm đàn hồi mô tuyến vú.
Siêu âm đàn hồi là phương tiện kỹ thuật có giá trị trong việc đánh giá
độ cứng của tổn thương. Có hai loại kỹ thuật ghi hình đàn hồi:
+ Siêu âm đàn hồi nén - Strain elastography.
+ Siêu âm đàn hồi sóng biến dạng - Shear wave.
1.4.2. Khả năng dự báo ác tính theo phân loại BI-RADS ACR 2013 trên
siêu âm tuyến vú [6]:
BI-RADS 0: chưa thể phân loại, cần phối hợp với một phương tiện chẩn
đoán hình ảnh khác để đánh giá.
BI-RADS 1: Không có tổn thương (0% ác tính)
BI-RADS 2: Các tổn thương lành tính (0% ác tính)
BI-RADS 3: Khả năng lành tính (≤ 2% ác tính)
BI-RADS 4 (4A, 4B, 4C): Tổn thương nghi ngờ (từ 2 – 95% ác tính)

BI-RADS 5: Tổn thương rất nghi ngờ (≥ 95% ác tính)
BI-RADS 6: đã có kết quả mô bệnh học là UTV.
1.5. Đặc điểm hình ảnh của 8 dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm
1.5.1. Bờ tua gai
Bờ tua gai: Bờ của khối u được đặc trưng bởi các đường sắc nét tỏa ra từ
nó, thường là dấu hiệu của bệnh ác tính, nhưng đặc điểm quan trọng là bờ của
nó không được giới hạn rõ ràng.


6

Hình 1.3. Khối u vú có bờ tua gai [10]
1.5.2. Khối có hình dáng bất thường với bờ góc cạnh
Là những khối có hình dáng không phải hình tròn cũng không phải hình
bầu dục, bờ của khối thường có hình ảnh gập góc.

Hình 1.4. Khối có bờ góc cạnh [10]
1.5.3. Có bóng cản âm phía sau khối
Là hình ảnh khu vực phía sau so với khối xuất hiện tối hơn, bản chất do
sự suy giảm của sóng âm khi đi qua khối. Ở các cạnh của khối cong, người ta
nhìn thấy sự thay đổi vận tốc sóng âm vì vậy sẽ tạo ra bóng cản âm mỏng ở
rìa hai bên khối, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa nên được phân biệt với
bóng trung tâm - là một tính chất đặc biệt của khối u.


7

Hình 1.5. Khối có bóng cản âm phía sau [10]
1.5.4. Có thành phần giảm âm
Cấu trúc âm vang của khối thường được so sánh với lớp mỡ dưới da,

được đặc trưng bởi âm vang kém hơn so với mỡ.

Hình 1.6. Khối có thành phần giảm âm [10]
1.5.5. Hướng không song song (bao gồm khối tròn)
 Khối tròn: là một khối có dạng hình cầu, hình quả bóng. Nó có đường
kính trước sau bằng với đường kính ngang, để đủ điều kiện là một khối tròn,
nó phải là hình tròn trong các mặt cắt khác nhau.


8

Hình 1.7. Khối có hình tròn [10]
 Khối có trục không song song với mặt da.
Trục dài của khối không song song với đường da. Kích thước trướcsau (dọc) lớn hơn kích thước ngang. Những khối này cũng có thể có trục
đi theo hướng xiên so với mặt da hoặc khối tròn không song song với trục
của nó.

Hình 1.8. Khối có trục dài không song song với mặt da [10]
1.5.6. Ống tuyến giãn nằm xung quanh khối u
Được biểu hiện bằng sự giãn nở của ống tuyến, các ống tuyến bị dãn này
tập trung quanh một khối u, thường từ một khối ác tính, hoặc sự hiện diện của
khối nội mô, ngoài ra có thể là huyết khối.


9

Hình 1.9. Ống tuyến giãn quanh khối u10]
1.5.7. Nhiều thuỳ múi nhỏ
Bờ của khối u được đặc trưng bởi các gợn sóng chu kỳ ngắn, nhưng đặc
điểm quan trọng là nó không được giới hạn rõ ràng.


Hình 1.10. Khối có bơ thùy múi nhỏ[10]
1.5.8. Vi vôi hoá nhỏ trong hoặc ngoài khối
 Vi vôi hóa trong khối: Là những nốt tăng âm nhỏ nằm trong khối u,
không có bóng cản âm, thường nhìn rõ hơn trên những khối có tính chất
giảm âm.


10

Hình 1.11. Vôi hóa trong khối u [10]
 Vi vôi hóa ngoài khối: Trên siêu âm, vôi hóa nằm trong mô mỡ hoặc
mô sợi thường khó thấy hơn so với khi xuất hiện trong khối u. Các đốm nhỏ
siêu âm được nhóm lại trong mô đôi khi có thể được xác định bởi vì chúng có
cấu trúc âm khác với dây chằng Cooper hoặc cơ ngực.

Hình 1.12. Vi vôi hóa ngoài khối u[10]
1.6. Phân loại BIRADS theo A. Thomas Stavros[5]
Theo phân loại này, các dấu hiệu nghi ngờ ác tính được phân thành 3
nhóm với 3 mức độ nghi ngờ khác nhau:
Nhóm 1: Dấu hiệu điển hình ác tính (3)
- Khối có tua gai
- Khối bờ không đều với bờ góc cạnh


11
- Có bóng cản âm phía sau khối
Nhóm 2: Dấu hiệu trung gian(2)
- Có thành phần giảm âm
- Hướng không song song (bao gồm khối tròn)

Nhóm 3: Dấu hiệu không điển hình ác tính (3)
- Ống tuyến giãn nằm trong nhu mô
- Nhiều thuỳ múi nhỏ
- Vi vôi hoá nhỏ trong hoặc ngoài khối
Tiêu chuẩn phân loại:
BI-RADS 1: không có tổn thương (0% ác tính)
BI-RADS 2: lành tính (0% ác tính)
- Nang đơn giản
- Hình bầu dục, hướng song song, giới hạn rõ, tăng âm
BI-RADS 3: nhiều khả năng lành tính (< 2%)
Không có dấu hiệu ác tính, thuộc 1 trong 2 trường hợp sau
- Hình bầu dục, hướng song song, bờ đều, ranh giới rõ, vỏ mỏng liên
tục, giảm âm.
- Có nhỏ hơn 3 thuỳ múi, hướng song song, bờ đều, ranh giới rõ, vỏ
mỏng liên tục, giảm âm.


12

BI-RADS 4 và 5:
Bờ góc cạnh

-

Giảm âm
Hướng không song
song

BI-RADS 4a
(2-10 %)


3 dấu hiệu thuốc nhóm 2
và nhóm 3

3 dấu hiệu (2 dh thuộc
nhóm 1)
BI-RADS 4b
4 dấu hiệu( 1 dh thuốc
nhóm 1)

4 dấu hiệu (2 dh thuộc nhóm
1)

( 10-50 %)

BI-RADS 4c
( 50 – 95 %)

Có 5 hoặc 6 dấu hiệu

3 dấu hiệu thuộc nhóm 1

BI-RADS 5
( > 95 %)

>6 dấu hiệu

BI-RADS 6: đã có bằng chứng mô bệnh học là ác tính.



13

1.7. Chẩn đoán ung thư vú.
Sinh thiết vú
Phương pháp xác định duy nhất để chẩn đoán ung thư vú là sinh thiết
vú. Có một số loại sinh thiết vú khác nhau. Để tăng độ chính xác chẩn đoán
và loại bỏ càng nhiều kết quả âm tính giả càng tốt, kiểm tra vú lâm sàng, chụp
ảnh vú và sinh thiết được thực hiện đồng thời (kiểm tra ba lần).
Sinh thiết kim
Hai loại sinh thiết kim được sử dụng để chẩn đoán ung thư vú: tế bào
học chọc hút kim nhỏ (FNAC) và sinh thiết kim lõi (CNB).
FNAC là phương pháp sinh thiết vú ít xâm lấn nhất. Với FNAC, một
cây kim mỏng, rỗng được đưa vào vú để rút các tế bào khỏi tổn thương nghi
ngờ. Các tế bào sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. FNAC
có thể được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng, và có thể sử dụng phết tế bào
nhanh để đánh giá mức độ đầy đủ của mẫu mô.
CNB sử dụng kim lớn hơn FNAC và thay vào đó là các tế bào, CNB loại
bỏ một khối mô nhỏ (lõi) có kích thước bằng hạt gạo. Khoảng ba đến năm lõi
thường được lấy ra, mặc dù có thể được thực hiện nhiều hơn. Các mẫu mô lõi
sau đó được phân tích bởi một nhà giải phẫu bệnh [11] [12] [13].


14

CHƯƠNG 2
ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những BN đến siêu âm vú tại TTĐQ bệnh viện Bạch Mai trong thời
gian từ tháng 07/2019 đến hết tháng 06/2020 có khối u vú với 1 hoặc nhiều
dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
BN được lựa chọn phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
 Có khối u vú với 1 hoặc nhiều dấu hiệu thuộc 8 dấu hiệu nghi ngờ ác
tính phát hiện trên siêu âm
 Có kết quả GPB qua sinh thiết kim lõi hoặc hút chân không dưới
hướng dẫn của siêu âm.
 Có mã bệnh án và hồ sơ đầy đủ
 BN đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
 Không có mã hồ sơ, bệnh án đầy đủ.
 Lỗi hệ thống INFINITE gây mất hình ảnh lưu trữ.
 Đã được chẩn đoán và điều trị trước đó.
 Không có chẩn đoán xác định.
 Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu


15

Tiến hành chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn những BN phù hợp tiêu chuẩn
lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Ước lượng cỡ mẫu khoảng n = 400, dựa vào số BN trong năm 2018 đến
siêu âm vú có khối u với 1 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu thuộc 08 dấu hiệu
nghi ngờ ác tính trên siêu âm được làm sinh thiết khối u tại TTĐQ bệnh viện
Bạch Mai.
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
Số liệu được thu thập tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 07 năm 2019 đến

hết tháng 6 năm 2020 bằng các phương tiện sau:
 Máy siêu âm ALOKA ARIETA…
 Hệ thống lưu trữ hình ảnh INFINITE
 Hồ sơ bệnh án.
 Bệnh án nghiên cứu.
2.2.4. Quy trình nghiên cứu
Những BN đến siêu âm vú tại TTĐQ bệnh viện Bạch Mai trong thời
gian từ tháng 07/2019 đến hết tháng 06/2020 có khối u vú với 1 hoặc nhiều
dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm, các hình ảnh siêu âm được lưu trữ vào
hệ thống lưu trữ INFINITE.
BN được tiến hành sinh thiết khối u vú.
Sau khi có kết quả giải phẫu bệnh, tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu để
đánh giá độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp) của các dấu hiệu nghi ngờ và mức độ
tương đồng về kết quả siêu âm giữa hai bác sỹ


×