Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễlâm SÀNG, cận lâm SÀNG và ĐÁNH GIÁ bước đầu PHƯƠNG PHÁP THAY máu tự ĐỘNG ở TRẺ sơ SINH VÀNG DA tại KHOA sơ SINH BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.15 KB, 40 trang )

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABE

: acute bilirubin encephalopathy

B/A

: tỷ lệ Bilirubin TP(mg/dl)/Albumin(g/l)

Bil GT

: bilirubin gián tiếp

Bil TP

: bilirubin toàn phần

Bil TT

: bilirubin trực tiếp

BIND

: bilirubin-induced neurologic dysfunction

CO

: carbon monoxide

G6PD


: Glucose – 6 – phosphate dehydrogenase

Hb

: huyết sắc tố

HCL

: hồng cầu lưới

LS

: lâm sàng

TB

: total bilirubine

TcB

: transcutaneous bilirubin

XN

: xét nghiệm


MỤC LỤC



3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vàng da ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng tự nhiên, nó liên quan tới chuyển
hóa bilirubin trong cơ thể những ngày đầu sau sinh. Hầu hết các trẻ sơ sinh
đều có nồng độ bilirubin trong máu lớn hơn 1mg/dl (17,1 micromol/L), lớn
hơn ngưỡng bilirubin bình thường ở người lớn. Khi nồng độ bilirubin tăng
cao sẽ dẫn đến vàng da sơ sinh do sự lắng đọng của bilirubin [1]. Khi đó, nếu
trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị tổn thương não cấp (vàng nhân não),
hoặc để lại nhiều di chứng khác nhau.
Vàng da bệnh lý sơ sinh là một trong những bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi
này. Trong một nghiên cứu gần đây của California, tỷ lệ vàng da tăng
bilirubin máu nặng lên tới 2,2 % [2, 3]. Tỷ lệ này cao hơn với trẻ có bố và mẹ
người Châu Á. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về tỷ lệ vàng da
tăng bilirubin tự do trong máu nhưng nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung
năm 2007 cho thấy tỷ lệ vàng da tăng bilirubin tự do chiếm tới 21,26% số trẻ
nhập viện điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Trung ương [4].
Để tránh tổn thương não, người ta đã dùng biện pháp chiếu đèn, thay
máu và điều trị miễn dịch cho các bệnh nhân có vàng da tan máu nặng. Trong
đó thay máu đặc biệt được áp dụng rộng rãi hơn cho các đối tượng có vàng da
không tan máu do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng máu, đẻ
non, suy hô hấp…
Kỹ thuật thay máu tự động đã được nghiên cứu từ những năm 1980
bằng phương pháp sử dụng bơm tiêm điện và máy truyền máu tự động, rút
máu và đưa máu vào qua hai vị trí khác nhau và đã đưa ra kết quả tốt với
tốc độ giảm nồng độ bilirubin trong máu nhanh hơn, ít các biến chứng về
huyết động và giảm tỷ lệ tử vong so với kỹ thuật kinh điển hút máu và bơm





×