Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đánh giá tác dụng của viên hoàn TD0015 kết hợp điện châm trong điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.54 KB, 75 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh hông to là một hội chứng thường gặp ở Việt Nam cũng
như trên thế giới, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Bệnh phổ
biến ở lứa tuổi 30- 60 [38].
Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về xương
khớp chiếm tỉ lệ cao. Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan tại Bệnh viện Bạch Mai
bệnh nhân tới khám và điều trị bệnh lý xương khớp chiếm 10,4% tổng số
[30]. Chỉ riêng ở Mỹ tổng chi phí điều trị, đền bù sức lao động và thiệt hại về
sản phẩm lao động do đau thắt lưng gây ra khoảng 63-84 tỉ USD [1].
Ngày nay nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh hông to tăng cao ở mọi
lứa tuổi và có xu hướng trẻ hóa. Đau TKHT tuy không ảnh hưởng tới sức
khỏe nhưng thường kéo dài gây đau đớn và tổn thương nặng nề tới khả năng
lao động của con người. Việc điều trị thường nhằm vào 3 mục tiêu:
Thứ nhất, việc điều trị bằng thuốc phải được đơn giản hóa và hạn chế ở
mức tối thiểu, những thuốc giảm đau, giãn cơ thông thường chỉ có tác dụng
rất hiếm hoi nên người bệnh (và cả một số thầy thuốc) có xu hướng tăng liều
với hy vọng chóng khỏi đau.
Thứ hai, giúp cho bệnh nhân hiểu rõ hơn triệu chứng đau và các yếu tố
làm cho vượng phát.
Thứ ba, vận động của người bệnh phải dưới sự hướng dẫn của thầy
thuốc, đi đôi với một kế hoạch tập luyện tăng các động tác không đau [10],
[16], [42].
Do vậy, việc việc tìm ra và cải tiến các phương pháp điều trị là việc rất
cần thiết.


2

YHHĐ có nhiều phương pháp điều trị khác nhau: nội khoa, can thiệp tối


thiểu và phẫu thuật điều trị. Trong đó điều trị nội khoa được ưu tiên tuy nhiên
việc dùng thuốc giảm đau chống viêm thường xuyên có nhiều tác dụng phụ
ảnh hưởng đến người bệnh.
Theo quan điểm của YHCT, đau dây TKHT được miêu tả trong phạm vi
“chứng tý” với các bệnh danh: yêu cước thống, tọa cốt phong, tọa điếm
phong…YHCT cũng có nhiều phương pháp điều trị như: châm cứu, xoa bóp
bấm huyệt, điện châm, thuốc thang sắc uống…có thể sử dụng đơn thuần một
phương pháp hoặc phối hợp giữa các phương pháp, trong đó châm cứu là
phương pháp phổ biến nhất của YHCT.
Viên hoàn TD0015 là sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc cổ phương “Độc
hoạt tang ký sinh” (Thiên kim phương) gia giảm có tác dụng trừ phong thấp, bổ
khí huyết, ích can thận, chỉ thống. Trên lâm sàng được dùng với mục đích giảm
đau chống viêm, giãn cơ, chống thoái hóa. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
đánh giá tác dụng điều trị của viên hoàn TD 0015 trên bệnh nhân đau dây TKHT
do thoái hóa cột sống. Vì vậy, chúng tôi làm đề tài: “Đánh giá tác dụng của
viên hoàn TD0015 kết hợp điện châm trong điều trị đau thần kinh hông
to do thoái hóa cột sống”
Đề tài nhằm hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tác dụng điều trị của viên hoàn TD0015 kết hợp điện
châm trên bệnh nhân đau dây thần kinh hông to do thoái hóa cột
sống.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên hoàn TD0015 kết
hợp điện châm trên lâm sàng và một số chỉ tiêu cận lâm sàng.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình mắc bệnh đau TKHT ở Việt Nam và trên thế giới.
1.1.1. Trên thế giới.
Theo Gautschi OP, Hildebrandt G, Cadosch D (2008) thì 90% nhân loại
phải chịu ít nhất 1 lần trong đời những đau đớn do hội chứng thắt lưng hông
gây ra [14].
Ở Mỹ, ĐTKHT chiếm 5% số người trưởng thành và trong một năm có
khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này [25]. Cũng ở Mỹ theo
Toufexis.A (2001) số ngày công nhân bị mất trung bình là 1400 ngày/1000
công nhân trong năm [17]. Chi phí hàng năm để quản lý và chăn sóc bệnh
nhân đau thắt lưng ước tính hơn 60 tỷ đô-la ở Hoa Kỳ và 6,1 triệu Franc Thụy
Sỹ tại Thụy Sỹ [1].
Trong khi đó tại Ả Rập Xê Út tỉ lệ đau thắt lưng chưa được ước tính
chính xác, nhưng vào khoảng 26, 2 % [1].
1.1.2. Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam theo điều tra của Bộ Y tế đau thắt lưng hông chiếm 2%
trong nhân dân và 17% những người lớn hơn 60 tuổi [19] và chiếm 60,32 %
bệnh thần kinh ngoại vi [34]. Theo thống kê của viện châm cứu trung ương,
bệnh nhân ĐTKHT đến viện điều trị chiếm 50% tổng số bệnh nhân tổn
thương dây thần kinh ngoại vi và trên 10% so với tổng số bệnh nhân điều trị
chung [49], [50].
Theo Trần Ngọc Ân (2001) thì đau thần kinh hông chiếm tỉ lệ cao nhất
(41,5%) trong nhóm bệnh lý cột sống [41].
Theo Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Huân (1991) đau
thắt lưng hông chiếm 27,77% tổng số các bệnh nhân khoa Nội thần kinh Viện
quân y 103.



4

1.2. Tổng quan về đau TKHT.
1.2.1. Theo y học hiện đại.
1.2.1.1. Định nghĩa: đau dây TKHT là hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V
và cùng I, có đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông từ thắt
lưng cùng xuống hông dọc theo mặt sau đùi. Xuyên ra mặt trước ngoài cẳng
chân đến mu bàn chân phía ngón chân cái (do tổn thương dây mác chung),
hoặc xuyên ra mặt sau cẳng chân đến gan bàn chân phía ngón chân út, (do tổn
thương dây chày) [16], [38], [39].
1.2.1.2. Đặc điểm giải phẫu dây thần kinh hông to.
Dây TKHT (hay dây thần kinh ngồi) là dây hỗn hợp, dây thần kinh to lớn
nhất trong cơ thể. Các rễ thần kinh tạo nên dây TK hông xuất phát từ các rễ
thắt lưng IV (L4), thắt lưng V ( L5) và các rễ cùng I(SI), cùng II(SII), cùng
3(SIII) [3], [17], [44].

Hình 1.1. Các đám rối thắt lưng cùng cụt [13].


5

Dây thần kinh hông to gồm hai dây: thần kinh chày và thần kinh mác
chung hợp lại, cùng nằm trong một bao chung:


Dây mác chung: do các sợi từ phần trước của ngành trước các dây thần kinh
thắt lưng IV, V, cùng I và cùng II tạo thành.




Dây chày: do các sợi từ phần sau của ngành trước các dây thần kinh thắt lưng
IV, V và dây cùng I, II, III tạo thành.



Đường đi và liên quan chính: từ trong chậu hông bé đi qua khuyết ngồi lớn ở
dưới cơ hình quả lê đi ra vùng mông. Ở vùng mông thần kinh hông to nằm
trước cơ mông lớn, sau các cơ chậu hông - mấu chuyển, rồi qua rãnh giữa củ
ngồi và mấu chuyển to xuống khu đùi sau. Ở khu đùi sau nằm sau cơ khép
lớn, trước các cơ ngồi - cẳng, đầu dài cơ nhị đầu đùi, bắt chéo phía sau từ
trong ra ngoài. Tới đỉnh trám khoeo chia đôi thành thần kinh chầy và thần
kinh mác chung.



Thần kinh mác chung (dây hông kheo ngoài): đi chếch xuống dọc theo gân cơ
nhị đầu, tới dưới chỏm xương mác thì vòng ra trước quanh cổ xương mác và
tận cùng bằng 2 nhánh là thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu.
Thần kinh mác chung vận động cho các cơ khu cẳng chân trước ngoài
và cảm giác da mu cổ chân, da mu ngón chân 1, 2, 3.



Thần kinh chày (dây hông kheo trong): tiếp tục đi xuống qua hố kheo rồi qua
khe giữa hai lớp cơ vùng cẳng chân sau và phân nhánh vào tất cả các cơ của
vùng này. Cuối cùng khi tới mắt cá trong, nó chia thành các thần kinh gan
chân ngoài và trong.
Thần kinh chày vận động cho các cơ khu cẳng chân sau, cảm giác cho
da toàn bộ gan bàn chân [3], [44].



6

Hình 1.2. Đường đi của dây thần kinh tọa [13].
Cột sống thắt lưng có 5 đốt sống, 4 đĩa đệm, 2 đĩa đệm chuyển đoạn
(thuộc đoạn thắt lưng ngực và thắt lưng cùng). Cũng giống như các đoạn
đốt sống khác, cột sống thắt lưng gồm nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn
vận động. Đoạn vận động gồm một đĩa đệm, hai thân đốt sống trên và dưới,
1 ống sống.


7

Do thường xuyên phải chịu áp lực tải trọng lớn theo trục dọc cơ thể nên
cấu trúc đốt sống ở đoạn thắt lưng cùng có những đặc điểm khác biệt so với
các đoạn khác.


Thân đốt sống chiều ngang rộng hơn chiều trước - sau, ba đốt sống thắt lưng
cuối có chiều cao ở phía trước thấp hơn phía sau nên khi nhìn từ phía bên






giống như một cái nêm.
Chân cung to, khuyết trên của chân cung nông, khuyết dưới sâu.
Mỏm ngang dài và mảnh.

Mỏm gai rộng, thô, dầy ở đỉnh.
Mặt khớp của mỏm khớp nhìn vào trong và về sau, mặt khớp dưới có tư thế
trái ngược với mỏm khớp trên.
1.2.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến bệnh.
+ Nguyên nhân cơ học:



Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân hay gặp nhất, theo Nguyễn Văn Đăng
(1991) chiếm 60-90% các trường hợp. Ở Việt Nam, các tác giả nhận thấy
khoảng 80% bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông còn trong độ tuổi lao
động là do thoát vị đĩa đệm [37]. Nghiên cứu thế giới, theo Deyo RA, Mirza



SK (2016) tỉ lệ này xấp xỉ 85% [7].
Thoái hóa cột sống: có liên quan chặt chẽ với quá trình lão hóa. Theo báo cáo
của Kellgren và Lawrence thì THCS thắt lưng gặp ở 30% nam giới và 28%





phụ nữ từ 55-64 tuổi [2].
Chấn thương cột sống.
Truợt đốt sống.
Hẹp đốt sống.
+ Nhóm nguyên nhân do một bệnh toàn thể:







Bệnh do thấp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
Do nhiễm khuẩn: lao cột sống, áp xe cột sống…
U lành và u ác.
Nội tiết: loãng xương, nhuyễn xương, cường cận giáp…


8



Dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải của cột sống thắt lưng cùng chậu: gai đôi thắt
lưng V hoặc cùng I, cùng hóa thắt lưng V, thắt lưng hóa cùng I.
+ Một số nguyên nhân khác:
Phụ nữ có thai.
Đái tháo đường.
Viêm thần kinh do lạnh…
Bệnh nghề nghiệp: lái xe, thợ may, khuân vác… [2], [18], [19], [20],
[22], [31], [35], [37], [38], [45].
1.2.1.4. Lâm sàng và cận lâm sàng đau dây thần kinh hông to do thoái hóa
cột sống:
1.2.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Triệu chứng cơ năng:



Đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông to:

Đau dây TKHKN: đau từ thắt lưng lan xuống mặt bên đùi, mặt trước
ngoài cẳng chân, mu chân, ngón cái.
Đau dây TKHKT: đau thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, mặt sau cẳng
chân, xuống gót chân, tận cùng ở ngón út.





Tính chất đau:
Đau âm ỉ hoặc dữ dội.
Đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi…giảm khi nghỉ ngơi.
Đau tự nhiên hoặc sau một vận động quá mức của cột sống.
Rối loạn cảm giác: tê bì, kiến bò, dị cảm dọc theo đường đi của dây thần kinh.
b. Triệu chứng thực thể:



Hội chứng cột sống:
- Biến dạng cột sống: mất ưỡn thắt lưng, ưỡn quá mức, gù, vẹo.
- Co cứng cơ cạnh cột sống thắt lung.
- Có điểm đau cột sống và cạnh sống thắt lưng.
- Tầm hoạt động cột sống thắt lưng:


9

+ Giảm độ giãn cột sống thắt lưng (NP Schober): bình thường 4-6 cm
+ Hạn chế các động tác gấp, duỗi, nghiêng, xoay.
+ Dấu hiệu gập góc: bệnh nhân có tư thế chống đau.



Hội chứng rễ thần kinh:
- Hệ thống các điểm đau Valleix: là những điểm dây thần kinh hông to đi
qua. Dùng ngón tay cái ấn sâu vào các điểm đó, bệnh nhân thấy đau nhói tại
chỗ ấn. Gồm có:
+ Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn.
+ Điểm giữa nếp lằn mông.
+ Điểm giữa mặt sau đùi.
+ Điểm giữa nếp kheo chân.
+ Điểm giữa cung cơ dép ở cẳng chân.
- Dấu hiệu “bấm chuông”: Khi ấn điểm đau cạnh cột sống thắt lưng xuất
hiện đau lan dọc xuống chân theo khu vực chi phối của rễ thần kinh tương ứng.
- Các dấu hiệu căng rễ:
+ Dấu hiệu Lasègue: Khi nâng từng chân lên cao dần, gối để duỗi thẳng
bệnh nhân sẽ thấy đau và không thể nâng lên cao tiếp. Mức độ dương tính
được đánh giá bằng góc tạo giữa trục chi và mặt giường khi xuất hiện đau.
Dấu hiệu Lasègue chéo còn có giá trị hơn: khi nâng chân bên lành gây đau
bên tổn thương [22].
+ Dấu hiệu Bonnet (+): Bệnh nhân nằm ngửa, gấp cẳng chân vào đùi,
vừa ấn đùi vào bụng vừa xoay vào trong. Xuất hiện đau ở mông hoặc từ mông
xuống mặt sau đùi và cẳng chân.
+ Dấu hiệu Néri: bệnh nhân đứng thẳng, từ từ cúi xuống để hai ngón tay
chỏ chạm đất, xuất hiện đau dọc dây thần kinh hông to, chân đau co gối lại.


10

+ Nghiệm pháp Valsalva: Bệnh nhân thở ra mạnh trong khi miệng ngậm,
cơ thanh hầu đóng không cho hơi thoát qua đường miệng mũi, các cơ vòng

hậu môn, niệu đạo được đóng chặt, làm cho áp lực tĩnh mạch trong ống sống
tăng, dẫn đến tăng áp lực dịch não tủy, chèn ép các rễ thần kinh gây ra đau ở
vùng thắt lưng.


Có thể gặp các dấu hiệu tổn thương khác:
+ Lối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm (kiến
bò, tê bì, nóng rát...) ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
+ Rối loạn phản xạ gân xương: biểu hiện bằng giảm hoặc mất phản xạ
gân gối hoặc gót tùy theo rễ bị tổn thương. Giảm hoặc mất phản xạ hậu môn
sinh dục thường gặp trong tổn thương các rễ S2-S4.
+ Rối loạn vận động: bệnh nhân không đứng được bằng gót nếu yếu các
nhóm cơ cẳng chân trước - ngoài (tổn thương rễ L5) hoặc không đứng được
bằng mũi chân khi yếu các cơ cẳng chân sau (tổn thương rễ S).
+ Rối loạn thần kinh tự chủ: có thể gặp những bất thường về phản xạ vận
mạch, nhiệt độ da, phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ dựng lông, dinh dưỡng…
gặp trong tổn thương dây thần kinh hông to (do các sợi thực vật chủ yếu đi
kèm với các dây thần kinh) [2], [18], [19], [20], [22], [31], [35], [36], [37],
[38], [40], [42].
1.2.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm:



Công thức máu, máu lắng không đặc hiệu nhưng có giá trị chẩn đoán phân



biệt ban đầu giữa viêm, ung thư và một số nguyên nhân khác.
Dịch não tủy: protein thường tăng nhẹ nếu có ép rễ. Nếu có viêm hoặc chèn ép

tủy, dịch não tủy sẽ có biến đổi protein và tế bào theo công thức đặc hiệu.


11



Các xét nghiệm sinh hóa: calci, phosphor, phosphatase kiềm…nếu có nghi
ngờ các bệnh chuyển hóa hoặc ung thư.
+ Chụp X-quang quy ước: X- quang cột sống thắt lưng thường ở 3 tư thế
thẳng, nghiêng, chếch ¾, cho phép đánh giá được trục cột sống, so sánh được
kích thước và vị trí của các đốt sống, khoang gian đốt và đĩa đệm; kích thước
lỗ tiếp hợp, đánh giá được mật độ và cấu trúc xương, các dị tật bẩm sinh…
+ Scintigraphy xương (xạ hình xương): phát hiện ung thư di căn hoặc nghi
ngờ nhiễm trùng.
+ Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng (CT scanner):



Không bơm thuốc cản quang: cho thấy cấu trúc xương đốt sống, phát hiện hẹp



ống sống.
Có bơm cản quang có thể phát hiện tổn thương thần kinh.
+ Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): có thể đánh giá được cấu trúc
mô mềm và xương, phát hiện khối u. Có thể phát hiện được 30% những tổn
thương không có triệu chứng lâm sàng [2], [31], [35].



12

1.2.1.5. Chẩn đoán:
1.2.1.5.1. Chẩn đoán xác định [55].
 Lâm sàng:
- Cơ năng: đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to.
Đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi…giảm khi
nghỉ ngơi.
- Thực thể: có hội chứng cột sống và hội chứng rễ.
 Cận lâm sàng: XQ quy ước, MRI hoặc CT-Scanner (nếu có).
X quang thoái hóa cột sống thắt lưng có 3 dấu hiệu cơ bản:
• Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ không đều, biểu hiện bằng
chiều cao của đĩa đệm giảm, hẹp nhưng không dính khớp.
• Đặc xương: mâm sụn có hình đặc xương.
• Gai xương: ở dìa ngoài của thân đốt, gai xương có thể tạo thành những
cầu xương, khớp tân tạo [17].
1.2.1.5.2. Chẩn đoán phân biệt:
+ Viêm khớp cùng chậu:



Ấn khớp cùng chậu bệnh nhân đau.
Nghiệm pháp Wassermann: bệnh nhân nằm sấp, thầy thuốc nâng đùi bệnh



nhân lên khỏi mặt giường, bệnh nhân sẽ đau ở khớp cùng chậu.
X quang khớp cùng chậu: hình ảnh mờ khớp cùng chậu.
+ Viêm khớp háng:




Nghiệm pháp Patrick (+): để gót chân bên đau cố định ở đầu gối bên kia, vận



động dạng và khép đùi bệnh nhân, bệnh nhân sẽ đau vùng khớp háng.
X quang khớp háng: hình ảnh mờ, hẹp khe khớp háng.


13

+ Viêm cơ đái chậu (cơ thắt lưng chậu): bệnh nhân có tư thế nằm co, không
duỗi thẳng được chân, kèm theo có hội chứng nhiễm trùng [19], [31], [36].
1.2.1.6. Điều trị:
1.2.1.6.1. Điều trị nội khoa:
a)

Chế độ vận động:

Nằm nghỉ ngơi tại chỗ trong giai đoạn đầu.
Vận động hợp lý trong những giai đoạn sau, tập vận động thân thể nhẹ
nhàng để tăng cường độ chắc của cơ cạnh cột sống. Chế độ vận động và tư thế
hợp lý trong sinh họat, lao động là rất quan trọng [6].
Vật lý trị liệu:
Nhiệt trị liệu: hồng ngoại, đắp paraffin, siêu âm…
Điện trị liệu: điện xung, sóng ngắn, từ trường…
c) Ngoài ra còn có kéo giãn cột sống, tắm suối khoáng, đắp bùn…
d) Tâm lý liệu pháp: động viên giúp đỡ bệnh nhân kết hợp nghỉ ngơi,
b)







thư giãn.
e) Điều trị bằng thuốc:
Loại đau vừa phải:
+ Thuốc chống viêm không steroid liều trung bình: diclofenac…
+ Thuốc giảm đau bậc một: paracetamol
+ Thuốc giãn cơ mức độ vừa: tolperisone



Loại đau giữ dội và mất vận động tức thời: nếu không có chỉ định phẫu thuật.
+ Thuốc chống viêm không steroid mạnh: piroxycam có thể dùng đường tiêm.
+ Thuốc giảm đau thường dùng bậc 2: paracetamol kết hợp codein
+ Thuốc giãn cơ mạnh: thiocolchicoside.
 Một số kỹ thuật phương pháp điều trị khác:



Kỹ thuật tiêu nhân bằng Chymopapain, đây là kỹ thuật do L.Smith đề suất
năm 1963 và được FDA tán thành năm 1982. Chymopapain có tác dụng phân


14

hủy protein ở nhân nhầy làm chúng mất khả năng giữ nước, làm giảm áp lực




trong các nhân, giảm chèn ép rễ.
Kỹ thuật gia cố đĩa đệm bằng Hexatrion.
Kỹ thuật hút bỏ đĩa đệm [38], [39], [40].
1.2.1.6.2. Điều trị ngoại khoa:
- Chỉ định:




Điều trị nội khoa thất bại.
Bệnh giai đoạn nặng, ít khả năng hồi phục: liệt, teo cơ, rối loạn cảm



giác…
Các bệnh gây di lệch chèn ép vào tủy, đuôi ngựa.
Phẫu thuật làm cứng, cố định cột sống khi có nguy cơ lún đốt sống, gù vẹo



nhiều… [2], [5], [19], [31].
1.2.2. Theo Y học cổ truyền
1.2.2.1. Bệnh danh:
Bệnh đau dây TKHT là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh của các dây
thần kinh ngoại biên.
Trong YHCT không có bệnh danh đau dây thần kinh hông to nhưng các
triệu chứng của bệnh tương đồng với chứng “tọa cốt phong”, “tọa điền

phong”, “yêu cước thống”…
Bệnh thuộc phạm vi chứng tý của YHCT. Tý có nghĩa là tắc, làm cho khí
huyết không lưu thông mà gây ra các chứng đau (thống tắc bất thông). [46], [50].


15

1.2.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh [21].


Ngoại nhân:

Do tà khí bên ngoài cơ thể thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập kinh túc thái
dương bàng quang và túc thiếu dương đởm gây nên bệnh:
Phong tà: Bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh, đau lan theo đường
đi của kinh bàng quang và kinh đởm ở chi dưới.
Hàn tà: Có tính chất ngưng trệ, làm cho khí huyết kinh lạc bị tắc nghẽn
không lưu thông, gây co rút gân cơ, cảm giác đau buốt dọc theo đường kinh
đởm và kinh bàng quang ở phần dưới cơ thể.
Thấp tà: Thấp tà gây nên một số triệu chứng có tính chất đặc trưng như:
cảm giác tê bì, nặng nề ở chi dưới, rêu lưỡi nhờn dính, chất lưỡi bệu…


Nội nhân:

Do chính khí cơ thể bị suy yếu mà dẫn tới rối loạn chức năng của các
tạng phủ, đặc biệt là hai tạng can, thận.
Can tàng huyết, chủ cân, có quan hệ biểu lý với đởm. Chức năng của
tạng can suy yếu, không tàng được huyết, không nuôi dưỡng được cân dẫn
đến cân yếu mỏi hoặc co rút lại, chức năng can suy yếu chức năng của phủ

đởm cũng bị ảnh hưởng.
Thận chủ cốt tủy, lưng là phủ của thận, thận có quan hệ biểu lý với phủ
bàng quang. Thận hư, cân cốt yếu, huyết ít đều có ảnh hưởng góp phần gây
nên chứng yêu thống và yêu cốt thống.
Chức năng của hai tạng can, thận bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến hai
phủ đởm và bàng quang, làm ảnh hưởng tới sự lưu thông của khí huyết của
các kinh túc thái dương bàng quang, kinh túc thiếu dương đởm, kinh túc quyết
âm can và kinh túc thiếu âm thận. Bệnh lâu ngày chính khí càng hư yếu
không đủ sức chống đỡ lại sự tấn công của tà khí, kết quả là tà khí càng làm
tổn thương chính khí nhiều hơn.


16



Bất nội ngoại nhân:

Do bê vác vật nặng sai tư thế, do bị sang chấn (bị đánh, bị ngã, bị va
đập…) làm khí trệ, huyết ứ dẫn tới kinh khí bị bế tắc gây nên đau và hạn chế
vận động.
1.2.2.3. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị theo y học cổ truyền [8],
[21], [48], [51].
1.2.2.3.1. Thể phong hàn (đau dây thần kinh hông do lạnh).
- Triệu chứng: đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng
chân, đi lại khó khăn, chưa teo cơ, trời lạnh đau tăng, chườm nóng dễ chịu,
toàn thân: sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn, tiểu trong, đại tiện
bình thường hoặc nát…
- Phương pháp chữa: khu phong, tán hàn, ôn thông kinh lạc.





Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang [26].
Can khương
06g
Tế tân
06g
Thương truật
12g
Bạch chỉ
10g
Bạch linh
14g
Cam thảo
04g
Phụ tử chế
04g
Xuyên khung 08g
Châm cứu: Châm tả, cứu hoặc ôn châm, ôn điện châm các huyệt
Nếu bệnh nhân đau theo đường đi của kinh bàng quang, sử dụng các
huyệt: A thị huyệt, Giáp tích L5-S1, Thận du, Đại trường du, Trật biên, Ân
môn, Thừa phù, Ủy trung, Côn lôn.
Nếu bệnh nhân đau theo đường đi của kinh đởm, sử dụng các huyệt: A
thị huyệt, Giáp tích L5-S1, Thận du, Đại trường du, Phong thị, Dương lăng
tuyền, Huyền chung, Túc lâm khấp.

• Xoa bóp: Các động tác từ nhẹ đến nặng như xát, xoa, day, lăn, bóp, ấn, điểm,
vận động…vùng thắt lưng, mông và chân đau.
• Thủy châm: Vitamin B12 vào các huyệt trên



17

• Nhĩ châm: vùng dây tọa, thận, thần môn, giao cảm.
1.2.2.3.2. Thể phong hàn thấp tý (đau dây thần kinh hông to do thoái hóa gây
chèn ép).
- Triệu chứng: đau vùng thắt lưng cùng lan xuống chân dọc theo đường
đi của dây thần kinh hông, teo cơ, bệnh kéo dài dễ tái phát, thường kèm theo
triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mạch nhu hoãn, trầm nhược…
- Phương pháp chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, bổ can thận, hành khí
hoạt huyết, nếu teo cơ phải bổ khí huyết.
+ Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh [26]




Độc hoạt

12g

Đương quy

12g

Đẳng sâm

12g

Tang ký sinh


12g

Tần giao

08g

Phục linh

12g

Quế chi

06g

Tế tân

06g

Bạch thược

12g

Phòng phong

08g

Ngưu tất

12g


Đỗ trọng

08g

Xuyên khung
+ Châm cứu:

12g

Thục địa

12g

Cam thảo

06g

Châm tả: các huyệt giống thể phong hàn.
Châm bổ: Can du, Thận du, Tam âm giao, Thái khê.
+ Xoa bóp, thủy châm, nhĩ châm: giống thể phong hàn.
1.2.2.3.3. Thể phong thấp nhiệt.



Triệu chứng:
- Đau lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn.
- Đau có cảm giác nóng rát, trườm nóng khó chịu, chân nóng, da khô,
-





chân có cảm giác tê bì kiến bò.
Miệng khô háo khát, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi

vàng, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc: Ý dĩ nhân thang kết hợp Nhị diệu gia giảm [8].
Ý dĩ
16g
Tế tân
06g
Thương truật 12g
Phụ tử
04g
Cam thảo
04g
Bạch chỉ
12g


18

Độc hoạt
12g
Gia: Quế chi, Xuyên khung.
1.2.2.3.4. Thể huyết ứ.



Triệu chứng:
-

Đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân.
Xẩy ra sau chấn thương, lao động nặng, mang vác nặng…
Đau dữ dội, không đi lại được hoặc đi lại khó khăn.
Chất lưỡi tím có điểm ứ huyết, mạch sáp.



Pháp điều trị: hành khí hoạt huyết, hóa ứ, thư cân hoạt lạc.



Châm cứu: Các huyệt giống thể phong hàn và thêm huyệt Huyết hải



Xoa bóp: Các động tác giống thể phong hàn.



Bài thuốc: Tứ vật đào hồng [8]
Xích thược 12g

Sinh địa

12g

Đào nhân


08g

Hồng hoa

06g

Quy vỹ

12g

Xuyên khung 08g

1.2.3. Một số nghiên cứu về điều trị đau thần kinh hông to.
Năm 2002, Trần Quang Đạt và Tarasenko Oleksandr nghiên cứu đánh
giá tác dụng điều trị đau thần kinh tọa do lạnh và do thoái hóa cột sống bằng
ôn điện châm kết hợp xoa bóp trên 35 bệnh nhân, kết quả: 22,9% khỏi; 51,3%
đỡ nhiều ; 22,9% đỡ ít; không đỡ là 2,9% [53].
Năm 2005, “Nghiên cứu tác dụng đau thần kinh hông to bằng xoa bóp
bấm huyệt” của Trương Minh Việt kết quả: tốt 50,8%; khá 30,8%; trung bình
16,9%; kém 1,5% [49].
Năm 2005, Nguyễn Thị Thanh Tú đánh giá tác dụng của cao dán Thiên
Hương trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa kết quả: tốt và khá đạt 77,27% [54].
Năm 2008, Lương Thị Dung đánh giá tác dụng của phương pháp điện
châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa. Kết
quả tốt và khá đạt 88,6% [23].


19


Năm 2009, Trần Thị Kiều Lan đánh giá tác dụng của điều trị đau thắt
lưng do thoái hóa cột sống bằng điện châm các huyệt Đại trường du, Giáp tích
L1-L5, Thứ liêu, Ủy trung kết hợp thủy châm cho kết quả khá và tốt đạt 96,7
% [43].
Năm 2010, Nguyễn Thị Kim Ngọc đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau
dây thần kinh hông to của viên Cốt Thoái Vương, kết quả: loại tốt và khá đạt
84,4% [25].
1.2.4. Tổng quan về phương pháp điện châm:
1.2.4.1. Khái niệm về châm cứu:
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng
thuốc của YHCT. Châm cứu được biết đến rất sớm do các nhà y học Trung
Quốc phát minh và sử dụng. Từ đó đến nay châm cứu không ngừng phát triển
và được truyền bá rộng khắp thế giới.
Thực tiễn chứng minh châm cứu ngày càng chữa được nhiều bệnh và
ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các khoa bệnh học lâm sàng. Các
hình thức châm cứu cũng không ngừng phát triển với nhiều hình thức mới
như điện châm, thủy châm, nhĩ châm, đầu châm, châm tê…
Mục đích của châm cứu là “điều khí”, tạo ra một kích thích vào huyệt để
tạo nên trạng thái cân bằng âm-dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý,
loại trừ trạng thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình
thường.
1.2.4.2. Phương pháp điện châm.
Máy điện châm là máy phát ra những xung động điện có tần số thấp với
năng lượng kích thích nhỏ được dẫn tới các kim châm cứu bằng những dây
điện nhỏ sau khi đã châm vào các vị trí huyệt trên cơ thể người bệnh dưới tác
dụng của những xung điện vào các điểm thần kinh ở xung quanh kim châm


20


cứu làm xuất hiện hiệu ứng co giật các bó cơ xung quanh kim làm cho kim
châm cứu được lắc tương đương như hiệu ứng vê kim châm từ đó tác động
kim làm cho dẫn khí huyết ở các đương kinh lạc trong cơ thể con người.
1.2.4.3. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - nội tiết thể dịch.


Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới:
Châm là kích thích cơ giới, cứu là một kích thích nhiệt gây nên kích
thích tại da, cơ. Kích thích của châm cứu sẽ gây ra một cung phản xạ mới.



Hiện tượng chiếm ưu thế vỏ não của Utomski.
Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế vỏ não của Utomski thì trong
cùng một thời gian, ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương (sọ não),
nếu có hai nguồn xung động của hai kích thích khác nhau cùng tới thì kích
thích nào có cường độ mạnh hơn và liên tục sẽ có tác dụng kéo các xung động
của kích thích kia tới nó, hoặc kìm hãm, dẫn tới dập tắt luồng xung động của
kích thích kia.
Như vậy, châm hoặc cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới,
sẽ làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.



Nguyên lý về cơ năng sinh lý linh hoạt của hệ thần kinh Widnenski.
Trong nguyên lý này, trong trường hợp thần kinh ở trạng thái yên tĩnh một
kích thích nhẹ nhàng thường hay gây ra một phản ứng hưng phân nhẹ, nhưng
nếu thần kinh ở trạng thái bị kích thích hưng phấn do bệnh thì một kích thích
mạnh chẳng những không gây ra phản ứng hưng phấn mạnh mà trái lại nó làm




cho hoạt động thần kinh chuyển sang quá trình ức chế nên có tác dụng giảm đau.
Lý thuyết về đau của Melzack và Wall (cửa kiểm soát - 1965).
Trong trạng thái bình thường, các cảm thụ bản thể đi vào sừng sau tủy
sống ở các lớp thứ ba, bốn (gồm các tế bào của các chất keo và các tế bào
chuyển tiếp làm cảm giác đau hoặc không đau), đường dẫn truyền tế bào như


21

cánh cổng kiểm soát, quyết định cho những cảm giác nào đi qua. Ở trạng thái
bình thường luôn có những xung đột, những xung đột này phát huy ức chế,
qua tế bào chuyển tiếp và đi lên trên với kích thích vừa phải. Xung động được
tăng cường đến làm hưng phấn tế bào chất tạo keo làm khử cực dẫn truyền và
đi lên.


Vai trò thể dịch, nội tiết và các chất trung gian thần kinh.
Hughes và Kosterlitz (1975) đã khám phá ra hai chất polypeptide nội
sinh: methionine-enkephalin và leucine-enkaphaline trong tổ chức não bộ của
động vật, có tác dụng giống morphine và bị ức chế bởi naloxone. Cùng năm
này Golstein và cộng sự tìm thêm được một polypeptide có cấu tạo gồm 31
acid amin, cũng có tác dụng giống morphin, cũng bị ức chế bởi naloxone, và
họ đặt tên cho chất này là beta Endorphin.
Cơ chế tác dụng quan trọng nhất của Enkephaline và beta Endorphin là
giảm hoạt tính của Adenylate cyclase ở các tế bào, giảm luôn nồng độ của
cAMP và cGMP ở tế bào não, tác dụng này có tính chọn lọc và phục hồi. Mặt
khác, tác dụng của Enkephaline và beta Endorphine cũng thay đổi theo từng
vùng của não bộ và nồng độ của Calcium Ca ++ đối kháng với tác dụng giảm

đau của Enkephaline và beta Endorphine, ngược lại Enkephline, Endorphine
cũng ngăn cản Ca++ qua màng tế bào và giảm nồng độ Ca++ bên trong tế bào
chất. Ở hệ thần kinh trung ương, Enkephaline và beta Endorphine làm giảm sự
phóng thích Acetylcholine, Norepinephedrine và Dopamin [4],[28],[29],[47].
1.2.5. Tổng quan về sản phẩm viên hoàn TD0015.
Viên hoàn TD0015 là sản phẩm có nguồn gốc từ bài “Độc hoạt tang ký
sinh” gia giảm, do công ty Sao Thái Dương sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở.
Chế phẩm được bào chế dưới dạng viên hoàn, đóng gói.
1.2.5.1. Thành phần.


22

Mỗi viên hoàn TD0015 chứa:
Hoàng bá

2.26 mg

Cam thảo

0.12 mg

Đỗ trọng

0.47 mg

Ngưu tất

0.03 mg


Phòng phong

0.23 mg

Bạch linh

0.47 mg

Sinh địa

0.70 mg

Tang ký sinh

0.23 mg

Tần giao

0.23 mg

Tri mẫu

0.31 mg

Hoa đào chế

0.26 mg

Trần bì chế


0.22 mg

Bạch thược chế

0.77 mg

Đảng sâm chế

0.34 mg

Độc hoạt chế

0.17 mg

Đương quy chế

0.34 mg

Quế chi chế

0.08 mg

Tế tân chế

0.08 mg

Xuyên khung chế

0.17 mg


Qui bản

2.97 mg

Tá dược

0.70 mg

Vừa đủ

1.2.5.2. Phân tích bài thuốc.
Bài thuốc được cấu trúc từ 2 nhóm thuốc. Một nhóm thuốc lấy trừ tà làm
chủ, bao gồm các vị Độc hoạt, Tế tân, Phòng phong, Tần giao…có tác dụng
trừ phong thấp mà chỉ thống. Một nhóm thuốc lấy phục chính làm chủ: Đẳng
sâm, Phục linh, Cam thảo, Địa hoàng, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung
có tác dụng song bổ khí huyết. Trong đó đủ bài “Tứ vật” còn có tác dụng hoạt
huyết với ý nghĩa: Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt. Bài
thuốc còn có: Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Quy bản, để bổ can thận, làm
khỏe lưng gối và cân cốt. Ngoài ra Hoàng bá có tác dụng tả hỏa, thanh thấp
nhiệt, liều cao lại có tác dụng chống viêm. Trần bì hành khí làm tăng tác dụng
hoạt huyết bổ huyết của bài thuốc. Hoa đào có tác dụng chống lão hóa, Quy
bản có thành phần muối canxi trên lâm sàng có tác dụng điều trị thoái hóa cột
sống [9], [11], [26], [27], [45].
1.5.2.3. Tác dụng chung của bài thuốc.


23

Bài thuốc có tác dụng trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận, chỉ
thống. Dùng để điều trị chứng phong thấp của người cơ thể suy nhược.

Trên lâm sàng bài thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ,
chống thoái hóa.


24

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa Châm Cứu và khoa Nội của
bệnh viện YHCT Bộ Công an từ 9/2016 đến tháng 9/ 2017.
2.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu.
Sử dụng mẫu thuận tiện trong nghiên cứu với số lượng tối thiểu n = 60.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.1.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo y học hiện đại.



Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.
Được chẩn đoán là đau dây thần kinh hông to.
Bệnh nhân tình nguyện theo nghiên cứu và tuân thủ đúng liệu trình



điều trị.
Cận lâm sàng có thoái hóa cột sống thắt lưng.




2.1.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền.


Bệnh nhân đau lưng với tính chất đau lan theo đường đi của kinh túc thái



dương bàng quang và kinh túc thiếu dương đởm.
Bệnh thuộc các thể: phong hàn-can thận hư, phong hàn thấp-can thận hư
[36].

Thể phong hàn-can thận hư

Thể phong hàn thấp-can thận



25

Vọng

Vấn

Rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi
nhợt.
Tiếng nói to rõ, hơi thở bình
thường. Lâu ngày tiếng nói có
thể nhỏ yếu.
Đau tăng khi trời lạnh, chườm
nóng dễ chịu. Sợ lạnh, tiểu

trong, đại tiện bình thường hoặc
nát. Nếu bệnh lâu ngày, các triệu
chứng đau lưng, ù tai, mỏi gối,
hoa mắt chóng mặt sẽ xuất hiện
rõ.

Thiết

Mạch phù khẩn

Văn

Rêu lưỡi trắng nhớt. Hoặc có
thể rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ
Tiếng nói to rõ, hơi thở bình
thường.
Đau tăng khi trời lạnh và ẩm
thấp, chườm nóng dễ chịu. Sợ
lạnh, chân có cảm giác nặng, tê
bì, tiểu trong, đại tiện bình
thường hoặc nát. Nếu bệnh lâu
ngày, các triệu chứng đau lưng,
ù tai, mỏi gối, hoa mắt chóng
mặt sẽ xuất hiện rõ.
Mạch phù hoặc phù hoạt

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.


Bệnh nhân đau TKHT do các nguyên nhân: chấn thương cột sống, ung thư đốt




sống tiên phát hoặc di căn, u tủy và màng xương…
Bệnh nhân đau TKHT có kèm theo các bệnh mạn tính: lao cột sống, suy tim,




suy thận, đái tháo đường, HIV/AIDS…
Bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc điều trị.
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu phải đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh
nhân và tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu.


×