Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

NHẬN xét đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ PHẪU THUẬT gãy PHỨC hợp XƯƠNG gò má CUNG TIẾP BẰNG hệ THỐNG nẹp vít NHỎ tại BỆNH VIỆN RĂNG hàm mặt TRUNG ƯƠNG hà nội năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.2 MB, 79 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

HUNH THANH TRUNG

NHậN XéT ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM
SàNG Và ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị
PHẫU THUậT GãY
PHứC HợP XƯƠNG Gò Má - CUNG TIếP BằNG
Hệ THốNG NẹP VíT NHỏ TạI BệNH VIệN
RĂNG HàM MặT TRUNG ƯƠNG Hà NộI NĂM
2016 - 2017

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA II


H NI - 2016
B Y T
TRNG I HC Y H NI

HUNH THANH TRUNG

NHậN XéT ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM
SàNG Và ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị
PHẫU THUậT GãY
PHứC HợP XƯƠNG Gò Má - CUNG TIếP BằNG
Hệ THốNG NẹP VíT NHỏ TạI BệNH VIệN
RĂNG HàM MặT TRUNG ƯƠNG Hà NộI NĂM
2016 - 2017
Chuyờn ngnh : Rng Hm Mt
Mó s : CK 62720805


CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA II


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Hoàng Tuấn

HÀ NỘI - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT

BẢN CAM KÉT
Tôi là: Huỳnh Thanh Trung
Học viên lớp: Bác sĩ chuyên khoa 2 Răng Hàm Mặt Khóa 29 Tôi xin
cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS: Phạm Hoàng Tuấn hoàn toàn không sao chép, trùng lặp với bất
cứ nghiên cứu nào đã có trước đây.
2. Các thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và
khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội ngày tháng năm 2016
Người viết cam đoan

Huỳnh Thanh Trung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
BDOM


: Bờ dưới ổ mắt

BNOM

: Bờ ngoài ổ mắt

CT

: Cung tiếp

CT cone beam

: Computed tomography cone beam

CT scan

: Computed tomography scan

CTHM

: Chấn thương hàm mặt

GM

: Gò má

GMCT

: Gò má cung tiếp


GM-HT

: Gò má - hàm trên

GM-TD

: Gò má - thái dương

HT

: Hàm trên

TD

: Thái dương

TNAĐ

: Tai nạn ẩu đả

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNK

: Tai nạn khác

TNLĐ


: Tai nạn lao động

TNSH

: Tai nạn sinh hoạt

XGM

: Xương gò má

XHD

: Xương hàm dưới

XHT

: Xương hàm trên


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các
phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng mạnh mẽ, trong khi đó sự
hiểu biết, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn quá kém, tình
trạng sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông còn nhiều từ đó đã dẫn đến tỉ
lệ tai nạn giao thông (TNGT) ngày càng cao, gây ra nhiều chấn thương ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, trong đó chấn
thương hàm mặt (CTHM) là một trong những loại chấn thương thường gặp
nhất [1]. Trong CTHM thì gãy phức hợp- xương gồ má cung tiếp (GMCT) là
loại chấn thương phức tạp chiếm tỉ lệ cao nhất trên 40%, so với các gãy

xương khác vùng hàm mặt [1], [2].
Xương gò má (XGM) là một xương quan trọng trong khối xương mặt,
góp phần tạo dựng nên đặc điểm khuôn mặt của mỗi người, về mặt giải phẫu,
chức năng, nó liên quan với nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng như ổ mắt,
xương hàm trên (XHT), xoang hàm, xương thái dương, xương bướm, lồi cầu
và mỏm vẹt xương hàm dưới (XHD), cơ cắn, cơ thái dương, thần kinh V2 ...
do đó khi bị chấn thương có rất nhiều triệu chứng đa dạng, dễ bỏ sót, làm cho
vấn đề điều trị khó hoàn hảo và toàn diện [3]. Gãy phức hợp xương GMCT
thường gây biến dạng mặt và có thể để lại biến chứng nghiêm trọng [4], di
chứng hơn so với các loại CTHM khác [5], [6], [7] dẫn tới hậu quả lâu dài về
mặt thẩm mỹ và chức năng nếu không được điều trị tốt [8], [9], [10].
Việc chẩn đoán, điều trị gãy phức hợp xương GMCT đã được các tác
giả trong và ngoài nước nghiên cứu thực hiện. Theo lịch sử nghiên cứu điều
trị trước đây thì có các phương pháp điều trị gãy phức hợp xương GMCT
được áp dụng như phẫu thuật nắn chỉnh gián tiếp, nắn chỉnh và cố định xương
GMCT bằng đóng đinh Kirschner, bằng chỉ thép [11], [12] tuy nhiên kết quả
điều trị vẫn còn nhiều hạn chế. Đến năm 1970 cùng với sự ra đời của nẹp vít


nhỏ đã cách mạng hóa quá trình điều trị, việc sử dụng nẹp vít nhỏ đã đem lại
hiệu quả cao trong cố định gãy xương GMCT, và ít để lại biến chứng. So với
các phương pháp khác như cố định bằng chỉ thép thì việc dùng nẹp vít nhỏ để
cố định xương GMCT là tốt hơn nhiều [13].
Hiện nay, do nẹp vít nhỏ được làm bằng titanium có nhiều ưu điểm
như: dễ sử dụng, chống chịu tốt với lực nén, lực kéo, lực xoay, cố định vững
chắc xương gãy theo 3 chiều không gian, dung nạp tốt với cơ thể, giá thành
tương đối rẻ nên phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít nhỏ để
điều trị gãy phức hợp xương GMCT đã được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong
nước và trên thế giới [14].
Ở Việt Nam và thế giới đã có các công trình nghiên cứu về chẩn đoán

và điều trị gãy phức hợp xương GMCT. Tuy nhiên vấn đề kỹ thuật, tính hiệu
quả, biến chứng... trong sử dụng nẹp vít nhỏ đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu
đúc kết hơn nữa, đồng thời do việc điều trị gãy xương GMCT đòi hỏi ngày
càng hoàn thiện hơn về chất lượng và hiệu quả cũng như đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của bệnh nhân. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này cần được
tiến hành để có nhiều kinh nghiệm góp phần mang lại kết quả điều trị tốt cho
bệnh nhân. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy phức hợp xương gò
má - cung tiếp bằng hệ thống nẹp vít nhỏ tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung
ương Hà Nội năm 2016-2017” nhằm mục đích:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng gãy phức hợp xương
GMCT tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm
2016-2017.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy phức hợp xương GMCT
bằng hệ thống nẹp vít nhỏ ở những bệnh nhân trên.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Giải phẫu xương gò má - cung tiếp
1.1.1. Giải phẫu mô tả

Hình 1.1. Xương gò má - cung tiếp nhìn thẳng và nghiêng [15]
- Xương gò má (XGM) là xương chính của khối xương mặt, nằm ở hai
bên, là thành phần chủ yếu tạo thành ngoài tầng giữa mặt, xương dày, tiếp
khớp với XHT ở phía trước, xương thái dương phía sau ngoài, xương trán ở
phía trên, xương bướm ở phía sau trong.
- 3 mặt:
+ Mặt ngoài: lồi tròn tạo ụ gò má (GM) có nhánh GM - mặt thuộc thần

kinh GM thoát ra ở lỗ GM mặt.
+ Mặt trong: dẹt, hướng vào trong và ra sau về hố thái dương, có thần
kinh GM - thái dương (TD) nhánh của thần kinh GM thoát ra ở lỗ GM - TD.


+ Mặt ổ mắt: tạo nên một phần thành ngoài ổ mắt, có 1-2 lỗ GM - ổ mắt,
lỗ này thông với các lỗ GM - mặt và GM - TD. Thần kinh GM đi vào lỗ GM - ổ
mắt và chia 2 nhánh ở trong xương là nhánh GM - TD và nhánh GM mặt.
- 3 mỏm:
+ Mỏm trán: chạy lên trên dọc bờ ngoài ổ mắt tiếp khớp với mỏm gò
má của xương trán ở sát trần ổ mắt.
+ Mỏm thái dương: dẹt, chạy ra sau tiếp giáp với mỏm GM của xương
thái dương ở mặt bên sọ tạo nên CT.
+ Mỏm hàm trên là phần tiếp khớp với XHT.

Hình 1.2. Xương gò má tách rời [16]
- 4 đường khớp: đường khớp GM - HT, đường khớp trán - GM, đường
khớp thái dương - GM và đường khớp bướm - GM
- Cung tiếp (CT) hay còn gọi là cung GM nằm giữa xương thái dương
và XGM được hình thành từ sự tiếp khớp của mỏm thái dương của XGM và
mỏm GM của xương thái dương.


1.1.2. Giảiphẫư chức năng
Xương gò má:
- Góp phần hình thành ổ mắt do đó có tác dụng bảo vệ nhãn cầu.
- Đóng vai trò chủ yếu trong việc hình dạng khuôn mặt của mỗi cá thể.
- Hấp thụ và dẫn truyền lực nhai lên sọ.
- Là nơi bám của nhiều cơ như cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé, cơ
vòng mắt, cơ nâng môi trên.

1.1.3. Mạch máu và thần kinh vùng gò má - cung tiếp
1.1.3.1 Mạch máu vùng gò má - cung tiếp
-Vùng GMCT và phụ cận được cấp máu bài động mạch mặt và động
mạch dưới ổ mắt ở phía trước, động mạch thái dương nông ở phía sau.
* Động mạch mặt:
Tách ra từ động mạch cảnh ngoài cùng với động mạch giáp, lưỡi trong
tam giác cảnh, chạy theo một hình cung trên tuyến dưới hàm, uốn quanh bờ
dưới xương hàm dưới tới bờ trước của cơ cắn để vào mặt. Ở mặt lúc đầu động
mạch chạy ra trước và lên trên qua phía ngoài góc miệng rồi chạy lên dọc
theo cạnh bên của mũi theo rãnh mũi má tới góc trong của mắt và tận cùng tại
đây và nối với nhánh lưng mũi của động mạch mắt và đây cũng là vòng nối
giữa động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài. Trên đoạn đường đi ở
mặt động mạch bị che phủ lần lượt bởi các cơ bám da cổ, cơ cười các cơ gò
má và cơ nâng môi trên. Trên đường đi động mạch mặt phân nhánh cho môi
dưới, môi trên, mũi ngoài và tiếp nối với động mạch ngang mặt và động mạch
dưới ổ mắt.


Hình 1.3. Mạch máu vùng GMCT [15]
* Động mạch dưới ổ mắt:
Là một nhánh của động mạch hàm trong, sau khi chạy trong rãnh và
ống dưới ổ mắt và phân các nhánh cho các cấu trúc ở sàn ổ mắt, nó tận cùng ở
tai để cấp máu cho các phần mềm nằm ở khoảng giữa vùng cấp máu của động
mạch ngang mặt, động mạch gò má ổ mắt và động mạch mặt.
* Động mạch thái dương nông:
Là nhánh tận của động mạch cảnh ngoài tách ra trong tuyến mang tai
sau lồi cầu từ đó chạy bắt chéo mặt ngoài cung tiếp vào vùng thái dương
khoảng 5 cm thì tận cùng bằng 2 nhánh trước và sau. Chạy kèm phía sau động
mạch là tĩnh mạch thái dương nông và thần kinh tai thái dương. Ngay trước
và sau khi bắt chéo cung tiếp động mạch thái dương nông tách ra 2 nhánh

chạy ra trước dọc theo cung tiếp.


Nhánh ở dưới CT chính là động mạch ngang mặt đi kèm vái các nhánh
thần kinh mặt trên mặt nông của cơ cắn. Nó nối tiếp với các nhánh của động
mạch mặt, cắn, má, lệ và dưới ổ mắt. Nhánh trên CT là động mạch gò má ổ
mắt. Động mạch này chạy dọc ngay trên bờ trên CT giữa hai lá của mạc thái
dương tới góc mắt ngoài.
1.1.3.2 Thần kinh vùng gò má cung tiếp
* Thần lảnh cảm giác: Vùng GMCT được cảm giác bởi 3 thần kinh
chủ yếu là:
- Thần kinh gò má (nhánh của thần kinh hàm trên)
Đi dọc thành ngoài ổ mắt và chia thành 2 nhánh là nhánh GM - mặt và
GM - TD. Hai nhánh này chạy qua những, ống xưcmg trong XGM để đi vào
mặt. Nhánh GM - mặt cảm giác cho da vùng GM, nhánh GM - TD cảm giác
cho da vùng phần trước vùng thái dương.

Hình 1.4. Thần kinh cảm giác vùng gò má - cung tiếp [15]


- Thần kinh dưới ổ mắt:
Là nhánh tận của thần kinh hàm trên, sau khi lần lượt đi qua rãnh và
ống cũng như lỗ dưới ổ mắt thì thần kinh này tận cùng bằng các nhánh cảm
giác cho mi dưới, mũi ngoài và môi trên.
- Thần kinh tai thái dương:
Là một nhánh của thần kinh hàm dưới chạy dọc theo phía sau các mạch
thái dương nông và phân nhánh cảm giác cho da vùng thái dương.

Hình 1.5. Thần kinh VII [5]
Các cơ bám đa của vùng GMCT được chi phối bởi các nhánh thái

dương gò má và má của thần kinh VII.
- Một số điểm cần lưu ý


+ Các nhánh thái dương bắt chéo cung tiếp ngay dưới da vào vùng TD
vận động cho các cơ tai, cơ chẩm toán, cơ vòng mắt và cơ cau mày.
+ Các nhánh GM bắt chéo XGM tới góc ngoài mắt vận động cho cơ
vòng mắt nhánh này có liên quan nhiều trong trường hợp gãy xương GMCT.
+ Các nhánh má trong đó có các nhánh liên quan là má trên vận động ‘
cho nhóm ca môi trên, cơ vòng quanh miệng.
1.1.4 Các cơ bám vùng gò má - cung tiếp
* Cơ cắn:
Là cơ khoẻ hình chữ nhật nổ che phủ mặt ngoài của góc hàm và mỏm
vẹt XHD. Nó từ bờ dưới và mặt sâu của cung tiếp chạy xuống bám vào mặt
ngoài góc hàm và mỏm vẹt XHD. Cơ cắn có tác dụng nâng XHD và được chi
phối bởi thần kinh số V.

Hình 1.6. Cơ gò má lớn - cơ gò má bé-cơ cắn nhìn thẳng và nhìn nghiêng [15]
* Cơ gò má lớn:
Cơ này đi từ XGM phía trước đường khớp GM - HT xuống bám vào
góc miệng. Khi co cơ gò má lớn kéo góc miệng lên trên và ra ngoài biểu lộ sự
vui tươi phấn khởi cơ này cũng do thần kinh V chi phối.
* Cơ gò má nhỏ


Từ mặt ngoài xương gò má ngay sau đường khớp GM - HT chạy xuống
dưới vào trong bám vào môi trên.


1.1.5. Các cấu trúc liên quan

- Với ổ mắt: XGM và XHT có liên quan mật thiết.

Hình 1.7. Ổ mắt phải nhìn trước bên [15]
- Ổ mắt có thể xem như một khối tháp bốn mặt, hay bốn thành.
Thành trên ổ mắt hay trần ổ mắt chủ yếu do mảnh ổ mắt xương trán tạo
nên, trừ một phần nhỏ gần đỉnh ổ mắt tạo nên bởi mặt dưới cánh nhỏ xương
bướm.
Thành ngoài ổ mắt tương đối phẳng, hai xương cấu thành là mặt ổ mắt
mỏm trán xương gò má và mặt ổ mắt cánh lớn xương bướm.
Thành dưới ổ mắt hay sàn ổ mắt cấu thành bởi xương gò má, xương
hàm trên và xương khẩu cái, trong đó xương khẩu cái chỉ chiếm một diện tích
nhỏ hình tam giác phía sau trong. Rãnh dưới ổ mắt đi trên sàn ổ mắt từ sau ra
trước, chứa bó mạch thần kinh dưới ổ mắt. Sàn ổ mắt là cấu trúc liên quan
mật thiết trong gãy phức hợp gò má. Khi sàn ổ mắt vở, tổ chức quanh nhãn
cầu có thể thoát vị xuống xoang hàm gây dấu hiệu lõm mắt
Thành trong ổ mắt chủ yếu do mỏm trán xương hàm trên hình thành trừ
một phần nhỏ phía trên là đo xương trán.


- Với XHT: XGM hợp với XHT tạo nên bờ dưới ổ mắt và sàn ổ mắt. 2
xương này có liên quan với nhau về cơ chế gãy và cùng ảnh hưởng đến mắt
khi bị gãy.
- Với xoang hàm: các triệu chứng của gãy phức hợp xương GMCT hay
đi kèm với vỡ xoang hàm. Xoang hàm là một hốc rỗng chứa khí, nằm ở 1/3
giữa khối xương mặt trong xương hàm trên. Xoang hàm có dạng hình tháp
tam giác, gồm có 1 đỉnh (ở ngoài phía xương gò má), 1 đáy, 4 thành: thành
trước, thành trên, thành sau, thành trong. Trong chấn thương vỡ thành sau
xoang hàm có thể gây tổn thương động mạch hàm trong gây chảy máu ồ ạt,
do đó khi phẫu thuật nắn chỉnh xương gò má qua xoang và khi rút meche
trong xoang cần hết sức thận trọng để tránh tai biến chảy máu có thể ảnh

hưởng đến tỉnh mạng bệnh nhân.
- Với XHD: xương gò má cung tiếp (GMCT), nhất là CT có liên quan
mật thiết với lồi cầu và mỏm vẹt của XHD. Khi bị gãy CT kẹt vào mỏm vẹt
XHD gây khó há hoặc trong đa chấn thuơng gãy mỏm vẹt XHD, cơ thái
dương co kéo mỏm vẹt lên trên kẹt vào CT.
1.2. Đặc điểm vị trí của xương gò má-cung tiếp trong cấu trúc tầng mặt giữa

Hình 1.8. Hệ thống trụ cơ bản của vàng mặt [17],[18]


XGM là một trong các xương chính của tầng mặt giữa. Sự vững chắc
của tầng mặt giữa được nâng đỡ bằng những trụ ngang và trụ dọc của xương.
Có 3 trụ cơ bản cần được xem xét trong gãy xương tầng mặt giữa. Các trụ này
có tác dụng truyền các lực thẳng đứng, tiếp nhận lực nén từ răng rồi phân phối
các lực đó lên nền sọ [19]. Trụ giữa hay trụ mũi - hàm xuất phát từ phần
xương ổ răng phía trước thuộc XHT đến đường khớp ứán đỉnh. Trụ sau hay
trụ bướm hàm xuất phát từ vùng xương hàm trên phía sau đến xương bướm.
Trụ bên hay trụ hàm - GM, nó kết nối xương ổ răng hàm trên phía bên đến
mõm GM của xương TD. Những trụ này giúp gia táng sự vững chắc cho
XGM nói riêng và tầng mặt giữa nói chung. Những lực chấn thương vào vùng
má thường gây gãy ở đường khớp hơn là ở ngay XGM.
1.3. Cơ chế chấn thương gãy xương gò má
Gãy XGM được Duvemey [20] mô tả từ năm 1751, đây là một loại gãy
xương thường gặp và thường do một chấn thương trực tiếp vào thân xương
hay vào điểm tiếp khớp của nó với các xương khác. XGM thường di lệch theo
hai trục: một trục đứng đi qua khớp trán - gò má và một trục ngang đi từ cung
tiếp đến lỗ dưới ổ mắt.
Chấn thương trực tiếp vào thân XGM có thể làm gãy nó nhưng không
làm di lệch, hoặc có thể làm lún hẳn XGM vào xoang - ổ mắt và làm tách rời
các điểm tiếp khớp của XGM.

Chấn thương ở phía trước của trục đứng sẽ làm XGM xoay gần và lún
vào trong xoang, gián đoạn bờ dưới ổ mắt, mỏm tiếp tách rời khỏi xương thái
dương và nhô lên.
Chấn thương vào phía sau trục đứng sẽ làm XGM xoay về phía xa, lún
vào hố thái dương, gián đoạn bờ dưới ổ mắt, mất độ lồi của XGM.


Chấn thương vào phía trên của trục ngang sẽ làm mỏm trán của XGM
xoay lún vào trong, tách khỏi khớp thái dương gò má, thân xương lún vào
trong, mất liên tục bờ dưới ổ mắt, và thường thì xương bị gãy làm nhiều mảnh
và hơi bị xệ xuống.
Chấn thương vào phía dưới của trục ngang, góc dưới của XGM, làm
góc dưới XGM xoay vào trong, lõm hẳn vào trong xoang, góc trên tách rời
hoàn toàn khỏi khớp thái dương gò má, XGM thể lún vào trong, làm mất độ
lồi của xương gò má.
Tùy theo vị trí của chấn thương mà các di lệch như trên có thể tách rời
hay kết hợp với nhau, tuỳ từng trường họp.
1.4.Các đường gãy trong tổn thương phức hợp xương gò má - cung tiếp
Trong gãy phức hợp GMCT, hầu hết đường gãy nằm ngoài XGM do
XGM là một xương dày khỏe. Khi cường độ lực lớn, thân xương mới bị
gãy và thông thường sẽ có nhiều đường gãy trong trường hợp này. Tùy tình
trạng di lệch của thân xương GM mà XGM biến dạng lép ở nhiều mức độ
khác nhau.
Đường gãy trong gãy phức hợp GMCT có thể bao gồm ba đường liên
hợp và một đường độc lập ở CT. Ba đường liên hợp xuất phát từ khe dưới ổ
mắt đi theo hướng trước trong, trên ngoài và dưới.
Đường gãy thứ nhất từ khe dưới ổ mắt chạy dọc theo sàn ổ mắt ra trước
đến bờ dưới ổ mắt (hình A và B). Trên đường đi, đường gãy băng ngang kênh
dưới ổ mắt và thường làm tổn thương thần kinh dưới ổ mắt, nhánh của thần
kinh hàm trên (V2) gây tẽ môi trên, má, cánh mũi và các răng chi phối. Từ

BDOM, đường gãy tiếp tục đi xuống dưới phía ừong hoặc phía ngoài lỗ dưới
ổ mắt ở mặt trước xoang hàm trôn. Đường gãy vị trí này đi qua thành trước
xoang hàm thấp hoặc cao, rồi vòng ra sau nối vói đường gãy thứ hai. Như vậy,
đường này chủ yếu nằm trong XHT.


Hình 1.9. Các đường gãy phức hợp gò má cung tiếp [16]
Đường gãy thứ hai từ khe dưới ổ mắt đi xuống dưới qua mặt sau xương
hàm trên để nối với đường thứ nhất dưới trụ hàm - GM (hình C). Trường hợp
đường gãy này đi thấp có thể ảnh hường phần xương ổ răng 1-2 răng cối lớn
dẫn đến sai khớp cắn.
Đường gãy thứ ba từ khe dưới ổ mắt hướng lên trên và ra ngoài theo
thành ngoài ổ mắt đến bờ ngoài (hình A và C). Đường gãy thông thường đi
qua vùng nối trán - GM. Đường gãy có thể nằm ưên hoặc dưới đường nối trán
- GM trong xương gò má hoặc xương trán, đường gãy này có thể lan ra sau
đến cánh lán xương bướm.
Đường gãy thứ tư nằm ở CT, hoàn toàn trong mỏm GM xương thái
dương, cách đường nối GM - TD khoảng 1,5 cm (hình D). Đường gãy CT có
thể là đường gãy đơn thuần hoặc đường gãy phối hợp trong gãy phức hợp
GMCT. Trường hợp gãy CT đơn thuần, CT luôn gãy 2-3 đường [16].


1.5. Phân loại gãy phức hơp gò má-cung tiếp
Trên cở sở dựa vào giải phẫu đường gãy, cường độ lực và hướng tác
động vào xương GMCT, theo không gian 3 chiều, theo trục đứng dọc và
ngang qua thân xương GM và CT, các tác giả đã đưa ra rất nhiều phân loại
gãy GMCT khác nhau.
1.5.1. Phân loại Schjelldrup
Schjelldrup là người đầu tiên đề nghị phân loại gãy phức hợp GM vào
năm 1950 [21]. Tuy nhiên phân loại này hầu như không còn được sử dụng

trên lâm sàng nữa. Schjelldrup dựa vào vị trí nối khớp gò má - hàm trên (GM
- HT) và GM - trán trên phim Water’s để phân chia thành năm loại:
- Loại I: Gãy xoay quanh vùng nối GM - HT và GM - trán.
- Loại II: Gãy xoay quanh vùng nối GM - HT.
- Loại III: Gãy xoay quanh vùng nối GM - trán.
- Loại IV: Gãy di lệch tịnh tiến
- Loại V: Gãy vụn.
1.5.2. Phân loại Knight và North
Phân loại của Knight và North năm 1961 [22], dựa trên chiều thế phim
Water’s, chia gãy phức hợp gò má làm sáu nhóm và bốn phân nhóm phụ:
- Nhóm I: Gãy không di lệch
- Nhóm II. Gãy di lệch cung GM đơn thuần
- Nhóm III: Gãy di lệch tịnh tiến
- Nhóm IV: Gãy di lệch xoay trong, có hai phân nhóm phụ:
+ Nhóm IV A: Di lệch xoay quanh xà gò má
+ Nhóm IV B: Di lệch xoay quanh đường khớp trán - gò má.


- Nhóm V: Gãy di lệch xoay ngoài, có hai phân nhóm phụ + Nhóm V A:
Di lệch xoay quanh xà gò má
+ Nhóm V B: Di lệch xoay quanh đường khớp trán - gò má
- Nhóm VI: Các trường hợp có những đường gãy phụ qua thân xương
gò má.
Phân loại Knight và North được rất nhiều nhà lâm sàng sử dụng, nhưng
tác giả không đưa ra được chỉ định điều trị cho từng nhóm. Liên quan giữa
triệu chứng lâm sàng với từng nhóm cũng không xác định rõ. Tổn thương ổ
mắt, một tổn thương quan trọng cũng không được tác giả đề cập đến trong
phân loại và mô tả lâm sàng. Tuy nhiên, phân loại Knigh và North có ưu điểm
là khá đơn giản, dựa vào giải phẫu các đường gãy và đánh giá di lệch theo
trục đứng thông qua phim Water’s là loại phim thông thường, dễ áp dụng trên

lâm sàng.
1.5.3. Phân loại Fujii và Yamashiro
Phân loại Fujii và Yamashiro năm 1983 dựa trên phim cắt lớp vi tính,
sử dụng chiều thế mặt cắt ngang để phân loại gãy phức hợp gò má [23].
- Nhóm I: Gãy không di lệch
- Nhóm II: Gãy cung gò má đơn thuần
- Nhóm III: Gãy di lệch tịnh tiến
- Nhóm IV: Gãy di lệch xoay quanh trục trước sau
+ Nhóm IVa: Gãy di lệch quay quanh trục là phần cung gò má + Nhóm
IVb: Gãy di lệch quay quanh đường khớp hàm gò má + Nhóm IVc: Bao gồm
những trường hợp gãy xương gò má, kết hợp phần lớn xương hàm trên.


Hình 1.10. Gãy nhóm 1 với phân Hình 1.11. Gãy cung gò má (nhóm 2)
nhóm phụ la và lb và gãy di lệch tịnh tiến (nhóm 3)

Hình 1.12. Nhóm 4 và các phân nhóm phụ [23]
1.5.4. Phân loại Rowe và Killey
Rowe và Killey (1968) đề nghị một phân loại chi tiết hơn với 8 nhóm
và 7 phân nhóm phụ [24]:
- Nhóm I: Gãy không di lệch
- Nhóm II: Gãy cung gò má đơn thuần
- Nhóm III: Gãy xoay quanh trục đứng, gồm 2 phân nhóm phụ + Nhóm
IIIA: Xoay vào trong
+ Nhóm IIIB: Xoay ra ngoài
- Nhóm IV: Gãy xoay quanh trục ngang, gồm 2 phân nhóm phụ +
Nhóm IVA: Xoay vào trong
+ Nhóm IVB: Xoay ra ngoài



-Nhóm V: Gãy di lệch tịnh tiến, gồm 3 phân nhóm phụ + Nhóm VA: Di
lệch vào trong
+ Nhóm VB: Di lệch xuống dưới + Nhóm VC: Di lệch ra ngoài
-Nhóm VI: Di lệch sàn ổ mắt, gồm 2 phân nhóm phụ + Nhóm VIA: Di
lệch xuống dưới
+ Nhóm VIB: Di lệch lên trên
- Nhóm VII: Gãy thành ổ mắt di lệch
- Nhóm VII: Gãy vụn
Năm 1985, Rowe lại cải tiến phân loại của mình bằng cách phân gãy
phức hợp gò má thành hai nhóm: gãy vững và gãy không vững. Cải tiến này
mang tính cách thực tiễn lâm sàng hơn và thực tế là sự kết hợp của phân loại
do Larsen và Thomsen (1978) [25] đề nghị. Phân loại này chỉ chia gãy phức
hợp gò má thành ba nhóm:
- Nhóm A: Không di lệch, do đó không cần can thiệp phẫu thuật
- Nhóm B: Di lệch nhiều, cần phải phẫu thuật kết hợp xương
- Nhóm C: Chỉ cần phẫu thuật nắn chỉnh xương không càn cố định
Nhóm A và c thuộc loại gãy vững còn nhóm B thuộc loại gãy không vững.
1.5.5. Phân loại Phillips Gruss
Phillips Gruss [26] chia gãy xương gò má cung tiếp làm hai nhóm:
1. Gãy thân xương gò má
a) Còn nguyên vẹn
b) Không di lệch
c) Gãy thành mảnh


d) Gãy di lệch
e) Gãy vụn
2. Gãy cung tiếp:
a) Còn nguyên vẹn
b) Không di lệch

c) Gãy di lệch:
- Di lệch xuống dưới
- Di lệch ra ngoài
d) Gãy vụn
1.5.6. Phân loạiMarkus Zingg
Markus Zingg (1992) đề nghị phân loại gãy phức hợp gò má dựa trên
cơ chế chấn thương, trong đó chủ yếu là cường độ lực [27]. Trên cơ sở cường
độ lực này, chia gãy phức hợp gò má thành ba nhóm:
- Nhóm A: Gãy khu trú
Nhóm này do lực với cường độ thấp, xương chỉ gãy khu trú ở cung gò má,
bờ ngoài ổ mắt hay bờ dưới ổ mắt. Trong nhóm này, không có tình trạng di lệch
xương gò má do các trụ còn lại của xương gò má hoàn toàn bình thường.
- Nhóm B: Gãy nguyên khối
Trường hợp này do lực chấn thương với cường độ trung bình. Do đó
kiểu gãy này còn gọi là kiểu gãy bốn trụ, với bốn trụ gò má - trán, gò má hàm, gò má - thái dương và gò má - cánh lớn xương bướm đều gãy. Trong
nhóm B này thân xương gò má còn nguyên vẹn nên còn gọi là gãy gò má
nguyên khối.


×