Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA HÀO CHÂM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TÂM - VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHI SAU VIÊM NÃO CẤP DO VI RÚT HERPES SIMPLEX VÀ VI RÚT ĐƯỜNG RUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 196 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
------- -------

PHM NGC THY

NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA HàO CHÂM
TRONG PHụC HồI CHứC NĂNG TÂM - VậN
ĐộNG ở BệNH NHI SAU VIÊM NãO CấP DO
VI RúT HERPES SIMPLEX Và VI RúT ĐƯờNG
RUộT

LUN N TIN S Y HC

H NI 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
PHM NGC THY

NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA HàO CHÂM
TRONG PHụC HồI CHứC NĂNG TÂM - VậN
ĐộNG ở BệNH NHI SAU VIÊM NãO CấP DO
VI RúT HERPES SIMPLEX Và VI RúT ĐƯờNG


RUộT
Chuyờn ngnh: Y hc c truyn
Mó s: 62720201

[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[[

LUN N TIN S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. ng Minh Hng
2. PGS.TS. Nguyn Vn Thng


HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Ngọc Thủy, nghiên cứu sinh khóa 33 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Cô TS. Đặng Minh Hằng và Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017.

Phạm Ngọc Thủy



LỜI CẢM ƠN
Để có được luận án hoàn thiện ngày hôm nay, xin cho phép tôi được
dành những trang đầu tiên để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất
đến:
PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng, TS. Đặng Minh Hằng Trường Đại học
Y Hà Nội. Người Thầy đã hết lòng dìu dắt tôi từ những bước đầu tiên trong
nghiên cứu. Thầy đã tận tình, tận tâm, nghiêm khắc, giúp tôi giải quyết những
khó khăn trong quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng
Đào tạo Sau đại học, Khoa Y học cổ truyền cùng các phòng ban của nhà
Trường đã hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thiện luận án.
Các Thầy Cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà
Nội, những người thầy luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ,
lãnh đạo cùng tập thể nhân viên khoa Nội – Nhi Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung ương, Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương đã
hết sức tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, thu thập
số liệu nghiên cứu.
Cảm ơn những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã giúp đỡ cho
phép tôi thực hiện nghiên cứu, cung cấp cho tôi những số liệu vô cùng quý giá
để giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ người đã sinh
thành, những người thân trong gia đình, chồng, con đã luôn bên cạnh hỗ
trợ, động viên, là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho tôi trong suốt những
năm tháng theo học tại Trường Đại học Y Hà Nội. Cảm ơn những người bạn
thân thiết đã cùng tôi chia sẻ những tháng ngày khó khăn vất vả trong học tập
và nghiên cứu.



DANH MỤC VIẾT TẮT
CHT

: Cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging)

CLVT

: Chụp cắt lớp vi tính (Computerd Tomography Scanner)

CTM

: Công thức máu

DNA

: Deoxy Ribo Nucleic Acid

ĐNĐ

: Điện não đồ

DNT

: Dịch não tuỷ

DNT

: Dịch não tủy


DQ

: Developmental Quotient

EBV

: Estain barr Virus

ELISA

: Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay

EV

: Enterovirus

HIV

: Human Immunodipiciency Virus

HSV

: Herpes simplex virus

JE

: Viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis)

KXĐCN : Không xác định căn nguyên

PCR

: Phản ứng khuyếch đại chuỗi (Polymerase chain reaction)

PHCN

: Phục hồi chức năng

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................4
1.1. Tình hình mắc bệnh viêm não trên thế giới và ở Việt Nam...................4
1.1.1. Trên thế giới....................................................................................4
1.1.2. Ở Việt Nam......................................................................................7
1.2. Tổng quan về bệnh viêm não theo y học hiện đại................................10
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................10
1.2.2. Nguyên nhân viêm não..................................................................10
1.2.3. Cấu trúc phân tử của vi rút Herpes................................................15
1.2.4. Đặc điểm dịch tễ học.....................................................................16
1.2.5. Sinh bệnh học bệnh viêm não.......................................................20
1.2.6. Chẩn đoán Viêm não....................................................................22

1.3. Tổng quan về bệnh viêm não theo y học cổ truyền..............................30
1.3.1. Đại cương......................................................................................30
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh..................................................................30
1.3.3. Sinh bệnh lý của ngoại cảm ôn bệnh.............................................31
1.3.4. Bệnh cảnh lâm sàng.......................................................................31
1.3.5. Bệnh học ôn bệnh..........................................................................32
1.3.6. Giai đoạn sau của bệnh..................................................................33
1.4. Điều trị viêm não sau giai đoạn cấp ở trẻ em:......................................34
1.4.1. Theo y học hiện đại.......................................................................34
1.4.2. Theo Y học cổ truyền....................................................................39
1.5. Châm cứu và cơ chế tác dụng của châm cứu.......................................51
1.5.1. Khái quát về châm cứu..................................................................51
1.5.2. Cơ chế tác dụng của châm cứu......................................................53


1.6. Các kỷ thuật cận lâm sàng:...................................................................54
1.6.1. Điện não đồ...................................................................................54
1.6.2. Ứng dụng cộng hưởng từ trong chẩn đoán....................................63
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........66
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................66
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu theo y học hiện đại:.........66
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi theo y học cổ truyền:...........................66
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhi..........................................................67
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................67
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................67
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................67
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu.................................................................68
2.2.4. Quy trình nghiên cứu.....................................................................69
2.2.5. Phương pháp điều trị.....................................................................70
2.2.6. Phương pháp đánh giá kết quả......................................................73

2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................77
2.2.8. Phương pháp khống chế sai số......................................................77
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................77
2.4. Khía cạnh đạo đức của đề tài................................................................78
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................79
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................79
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới giữa hai nhóm.................................79
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gây bệnh giữa hai nhóm:. .80
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi...............................................80
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm:........81
3.1.5. Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị của hai nhóm:................83


3.1.6. Phân bố bệnh nhân giữa hai nhóm dựa vào chỉ số phát triển theo
test Denver II:..................................................................................87
3.1.7. Đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền:.....................................88
3.2. Kết quả điều trị theo YHHĐ.................................................................92
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị giữa hai nhóm:..................92
3.2.2. Kết quả điều trị theo test Denver II:..............................................98
3.3. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền.................................................101
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị....................................107
3.4.1. Đặc điểm dịch não tủy.................................................................107
3.4.2. Đặc điểm huyết học và sinh hóa..................................................109
3.4.3. Đặc điểm tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng
từ sọ não........................................................................................110
3.4.4. Sự thay đổi cận lâm sàng qua chỉ số huyết học...........................115
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................120
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................120
4.1.1. Tuổi:............................................................................................120
4.1.2. Giới..............................................................................................120

4.1.3. Nguyên nhân gây bệnh:...............................................................121
4.1.4. Thời gian mắc bệnh:....................................................................121
4.1.5. Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị:.....................................122
4.1.6. Chỉ số phát triển theo Test Denver II trước điều trị:...................126
4.1.7. Thể bệnh theo Y học cổ truyền:...................................................127
4.2. Kết quả điều trị theo Y học hiện đại...................................................128
4.2.1. Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị:........................................128
4.2.2. Kết quả điều trị theo Test Denver II:...........................................137
4.3. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền.................................................140
4.3.1. Sự chuyển dịch độ liệt theo thể bệnh YHCT...............................140


4.3.2. Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô sau điều trị ở các thể
bệnh YHCT:..................................................................................141
4.3.3. Chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế sau điều trị ở các thể
bệnh YHCT:..................................................................................141
4.3.4. Chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ sau điều trị ở các thể bệnh
YHCT:...........................................................................................142
4.3.5. Chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân xã hội sau điều trị ở các thể
bệnh YHCT:..................................................................................143
4.3.6. Sự thay đổi các chỉ số cận lâm sà ng sau điều trị:.......................144
KẾT LUẬN..................................................................................................146
KIẾN NGHỊ.................................................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1:


Một số di chứng sau viêm não..................................................35

Bảng 2.1:

Phác đồ điều trị:........................................................................71

Bảng 3.1:

Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân gây bệnh giữa hai nhóm....80

Bảng 3.2:

Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi...........................................80

Bảng 3.3:

Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm.....81

Bảng 3.4:

Các triệu chứng lâm sàng trước điều trị giữa hai nhóm............83

Bảng 3.5:

Phân loại các thể bại não trước điều trị giữa hai nhóm.............85

Bảng 3.6:

Mức độ liệt vận động trước điều trị giữa hai nhóm..................86


Bảng 3.7:

Chỉ số phát triển trước điều trị giữa hai nhóm..........................87

Bảng 3.8:

Một số triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền...................88

Bảng 3.9:

Diễn biến thân nhiệt trong quá trình điều trị.............................89

Bảng 3.10:

Phân loại thể bệnh theo nguyên nhân gây bệnh........................90

Bảng 3.11:

Phân loại thể bệnh theo nhóm tuổi............................................91

Bảng 3.12:

Phân loại thể bệnh theo thời gian mắc bệnh.............................91

Bảng 3.13:

Các triệu chứng lâm sàng sau điều trị giữa hai nhóm...............92

Bảng 3.14:


Phân loại các thể bại não sau điều trị giữa hai nhóm................94

Bảng 3.15:

Mức độ liệt vận động sau điều trị giữa hai nhóm.....................95

Bảng 3.16:

Trung bình độ liệt giữa hai nhóm trước và sau điều trị.............96

Bảng 3.17:

Mức độ liệt trung bình sau điều trị theo nhóm tuổi..................96

Bảng 3.18:

Mức độ liệt trung bình sau điều trị theo thời gian mắc bệnh....97

Bảng 3.19:

Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô của hai nhóm sau điều
trị...............................................................................................98

Bảng 3.20:

Chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế của hai nhóm sau
ĐT.............................................................................................99

Bảng 3.21:


Chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ của hai nhóm sau điều
trị.............................................................................................100


Bảng 3.22:

Chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân - XH của hai nhóm sau ĐT
.................................................................................................100

Bảng 3.23:

Sự chuyển dịch độ liệt theo thể bệnh Y học cổ truyền............101

Bảng 3.24:

Chỉ số phát triển ở khu vực vận động thô sau điều trị ở các thể
bệnh Y học cổ truyền..............................................................103

Bảng 3.25:

Chỉ số phát triển ở khu vực vận động tinh tế sau điều trị ở các
thể bệnh Y học cổ truyền.........................................................104

Bảng 3.26:

Chỉ số phát triển ở khu vực ngôn ngữ sau điều trị ở các thể bệnh
Y học cổ truyền.......................................................................105

Bảng 3.27:


Chỉ số phát triển ở khu vực cá nhân xã hội sau điều trị ở các thể
bệnh Y học cổ truyền..............................................................106

Bảng 3.28.

Đặc điểm tế bào dịch não tuỷ lúc vào.....................................107

Bảng 3.29.

Đặc điểm bạch cầu dịch não tủy lúc mới vào.........................108

Bảng 3.30.

Đặc điểm sinh hóa dịch não tủy..............................................108

Bảng 3.31.

Đặc điểm huyết học lúc vào viện............................................109

Bảng 3.32.

Đặc điểm hình thái tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ
não...........................................................................................110

Bảng 3.33.

Đặc điểm hình thái tổn thương trên phim chụp MRI sọ não..112

Bảng 3.34.


Đặc điểm vị trí tổn thương trên phim chụp cộng hưởng từ sọ
não...........................................................................................113

Bảng 3.35.

Thay đổi chỉ số huyết học sau điều trị.....................................115

Bảng 3.36.

Sự thay đổi chỉ số hoá sinh trước và sau điều trị....................116

Bảng 3.37.

Đặc điểm điện não đồ của bệnh nhi lúc vào viện....................117

Bảng 3. 38: Kết quả điện não của các bệnh nhi nhóm viêm não do vi rút
đường ruột được ghi trước và sau điều trị...............................118
Bảng 3.39:

Kết quả điện não của các bệnh nhi nhóm vi rút herpes simplex
được ghi trước và sau điều trị..................................................119


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới giữa hai nhóm..............................79
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.............................................81
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhi theo thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm.........82
Biểu đồ 3.4: Thể bệnh YHCT giữa hai nhóm..................................................90
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm CRP khi vào viện......................................................110

Biểu đồ 3.6 : Đặc điểm điện não đồ lúc vào viện..........................................118


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Cấu trúc virus Herpes..................................................................16

Hình 1.2:

A. Vị trí và tỷ lệ nhiễm HSV1 và HSV2
B. Sơ đồ lây truyền HSV1 và HSV2...........................................17

Hình 1.3.

Bản đồ những Quốc gia chịu ảnh hưởng dịch EV71 từ năm 1997. .20

Hình 1.4.

Sơ đồ mô tả cơ quan có thể bị tổn thương do nhiễm vi rút đường
ruột..............................................................................................22

Hình 1.5.

Hình ảnh tổn thương giảm tỷ trọng trên phim CLVT sọ não......28

Hình 1.6.

Hình ảnh tổn thương trên phim chụp CHT sọ não......................29


Hình 1.7.

Hình ảnh bất thường sóng điện não trên ĐNĐ............................30

Hình 3.1.

Bệnh nhi Nguyễn Kim Hoàng P. 1 tuổi, Viêm não HSV1..........97

Hình 3.2.

Bệnh nhi Phan Vũ An N. 2tuổi, Viêm não do vi rút đường ruột....99

Hình 3.3.

Bệnh nhi Lê Thùy T. 17 tháng, Viêm não EV...........................105

Hình 3.4.

Bệnh nhân nữ, 3tuổi, Viêm não HSV, giảm tỷ trọng lan tỏa nhu
mô não đỉnh trẩm thùy thái dương 2 bên..................................111

Hình 3.5.

Bệnh nhân nữ, 27 tháng, viêm não do HSV..............................112

Hình 3.6.

Bệnh nhi nữ, 2 tuổi, viêm não HSV..........................................113

Hình 3.7.


Bệnh nhân nữ, 2 tuổi - viêm não HSV1 ..................................114

Hình 3.8.

Bệnh nhân nam,14 tháng, Viêm não do vi rút đường ruột........115

Hình 3.9:

ĐNĐ của bệnh nhi Nguyễn Kim Hoàng P. 1tuổi......................117


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là một bệnh cấp tính của hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở
trẻ em với các độ tuổi khác nhau và do nhiều căn nguyên gây nên [1],[2],[3].
Trong đó căn nguyên thường gặp nhất là do vi rút. Vi rút gây viêm não lây
truyền theo các phương thức khác nhau như nhóm lây truyền do côn trùng đốt
(Arbovirus như viêm não Nhật Bản), qua đường hô hấp (như vi rút Herpes
Simple) hoặc qua đường tiêu hoá (như Enterovirus) [2].
Theo Fidan Jmor và cộng sự (2008), tỷ lệ mắc viêm não cấp tại các nước
phương Tây và các nước vùng nhiệt đới là 10.5 - 13.8/100.000 trẻ em [4]. Tuy
tỷ lệ mắc không cao nhưng tỷ lệ tử vong trong bệnh viêm não có thể lên đến
30% [5],[6],[7], những trường hợp được cứu sống cũng có thể để lại di chứng
gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của trẻ là gánh nặng cho gia
đình và xã hội [6],[8].
Viêm não do vi rút Herpes simplex là bệnh lý nặng, có tỷ lệ tử vong rất
cao, là một trong nhiều tác nhân gây viêm não khá phổ biến. Bệnh xảy ra tản
phát, nếu không được chẩn đoán và điều trị đặc hiệu sớm tỷ lệ tử vong 70%.

Ngay cả điều trị sớm và đặc hiệu tỷ lệ di chứng vẫn còn rất cao, chỉ có 2,5%
trong số bệnh nhân sống sót phục hồi chức năng thần kinh bình thường [9].
Ở các nước Châu Âu tỷ lệ mắc viêm não Herpes chiếm từ 1/250.000
đến 1/500.000 mỗi năm, trong số đó 1/3 là trẻ em [10]. Theo báo cáo của
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (2007), vi rút Herpes simplex loại 1
hiện diện khắp nơi trên thế giới, (người mang vi rút tiềm ẩn là nguồn lây quan
trọng trong cộng đồng) [11].
Vi rút đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân hay gặp
trong các trường hợp viêm não không do vi khuẩn, mặc dù hầu hết các
trường hợp nhiễm khuẩn thần kinh trung ương do vi rút đường ruột biểu


2

hiện nhẹ và ít để lại di chứng, vẫn có những trường hợp nặng, thậm chí tử
vong đã được thông báo. Những vụ dịch do vi rút đường ruột đã xãy ra
nhiều nơi trên thế giới với những bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Việt Nam
từ năm 2013 đã thông báo những trường hợp tử vong do vi rút đường ruột
[12].Theo y học cổ truyền, viêm não thuộc phạm vi chứng ôn bệnh. Bệnh
chuyển biến theo các giai đoạn: Vệ, Khí, Dinh, Huyết và thương âm, thấp trở
ở kinh lạc. Thời kỳ thương âm tương ứng với giai đoạn di chứng của y học
hiện đại, nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch bị hao tổn, không nuôi
dưỡng được cân cơ, kinh lạc bế tắc gây các di chứng vận động, tâm thần…
YHCT phục hồi chức năng vận động thường dùng châm cứu như, hào
châm, nhĩ châm, điện châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp… và đã khẳng định
được tác dụng điều trị đối với di chứng của bệnh. Trong đó hào châm là một
phương pháp kinh điển của châm cứu. Cho đến nay, phương pháp này vẫn
đang được tiếp tục sử dụng ở nhiều cơ sở y tế, nhất là tuyến cơ sở. Trong các
phương pháp châm cứu đây là phương pháp đơn giản, thích hợp với việc phục
hồi di chứng cho trẻ một cách kiên trì và lâu dài.

Trong quá trình điều trị di chứng viêm não nói chung và viêm não do vi
rút Herpes simplex, vi rút đường ruột nói riêng, có một số phương pháp chẩn
đoán hình ảnh và thăm dò chức năng có giá trị nhất định như đo điện não đồ,
chụp cộng hưởng từ sọ não là phương pháp nhạy nhất giúp chẩn đoán và theo dõi
hình ảnh các tổn thương của viêm não, những kỹ thuật không xâm lấn, phục vụ
cho lâm sàng thần kinh [13].
Hiện nay viêm não do vi rút Herpes simplex và vi rút đường ruột ở nước
ta đã thường gặp hơn, nhưng các công trình nghiên cứu còn chưa nhiều,
những nghiên cứu chủ yếu đánh giá trên lâm sàng, chưa đi sâu vào đánh giá
các chỉ số cận lâm sàng sau phục hồi di chứng, chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu phục hồi di chứng sau viêm não do vi rút Herpes simplex và
vi rút đường ruột.


3

Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn năng cao hiệu quả phục hồi
chức năng cho các bệnh nhi mang di chứng, sớm đưa trẻ trở lại hòa nhập với
gia đình và xã hội, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác
dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm - vận động ở bệnh nhi
sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex và vi rút đường ruột” với ba
mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng theo Y học cổ truyền ở các bệnh
nhi sau viêm não cấp do vi rút Herpes simplex và vi rút đường ruột.
2. Đánh giá tác dụng của hào châm trong phục hồi chức năng tâm
-vận động ở bệnh nhi sau viêm não cấp dưới 6 tuổi do vi rút Herpes
simplex và vi rút đường ruột.
3. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình mắc bệnh viêm não trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Ở Thuỵ Điển trong mười hai năm (từ 1990 – 2001) cho thấy 236 bệnh
nhân chẩn đoán viêm não do HSV1, tỷ lệ mắc viêm não do HSV1 là 2,2 trên
một triệu dân/năm. Tỷ lệ di chứng thần kinh 22%, tỷ lệ tử vong 16% (14%
chết trong năm đầu) [14],[15].
Nghiên cứu của Wen-Bin Hsieh, Nan-Chang Chiu về đặc điểm lâm
sàng, hình ảnh chụp CLVT, điện não đồ và kết quả điều trị trên 40 bệnh nhân
viêm não do Herpes tại Khoa Nhi Bệnh viện Mackay Memorial, Khoa Nhi
của Bệnh viện Ten-Chen, Tao-Yuan, Đài Loan từ 1984 đến 2003 có nhận xét
tuổi mắc bệnh 1 – 6 tuổi chiếm 60%, dưới 1 tuổi 20%, 7 – 18 tuổi 20% [16].
Jorina M. Elbers và cộng sự nghiên cứu viêm não cấp trong mười hai năm
(1994 – 2005) có 16 bệnh nhân viêm não Herpes, tỷ lệ trai/gái là 1/1. tuổi mắc
bệnh phân bố đều cho các lứa tuổi, dưới 1 tuổi 25%, 1- 4 tuổi 25%, 5 – 10
tuổi 25%, 10 - 14 tuổi 25% [13]. Về lâm sàng, theo Wen-Bin Hsieh, NanChang Chiu, sốt 75%, cơn tăng trương lực 63%, hôn mê 60%, thay đổi ý thức
48%. Theo Jorina M.Elbers, sốt 100%, giật cục bộ 69%, liệt ½ người 31%,
thất ngôn 13% [17]. Về cận lâm sàng theo Wen-Bin Hseih, tổn thương trên
CLVT và CHT phù hợp với vi rút Herpes simplex 63%, điện não đồ bất
thường 79%. Theo Jorina M.Elbers, hình ảnh tổn thương trên CLVT và CHT
(Phù não, giảm tỷ trọng, tăng tỷ trọng, chảy máu). Vị trí tổn thương thuỳ thái
dương 44%, thuỳ chẩm, trán, đỉnh 13%, tổn thương cuộn não 31%, 25% nhồi
máu não sau đó chảy máu não. DNT: 50% có tăng protein, 96,8% có tăng tế


5


bào, 18,6% có 50 – 100 X 106RB/l, PCR dịch não tuỷ 75% dương tính, 25%
PCR âm tính, 12,5% PCR dịch não tuỷ ở ngày thứ nhất của bệnh âm tính,
nhưng làm lại ngày thứ ba và thứ bảy của bệnh dương tính. Wen-Bin Hseih,
Nan – Chang Chiu nếu điều trị Acyclovir muộn sau ba ngày cho kết quả
không tốt, thường để lại di chứng nặng, tái phát sau khi cho ra viện. Sau khi
cho ra viện theo dõi ba tháng thấy 63% có kết quả tốt, 44% có rối loạn về
trương lực, 25% chậm phát triển trí tuệ, 13% liệt nửa người, không có bệnh
nhân tử vong [16].
Nghiên cứu của Tzu-Chi Lee và các cộng sự ở nhiều trung tâm ở Đài
Loan về viêm não cấp từ tháng 5 năm 2000 đến tháng 12 năm 2001 trên 127
bệnh nhân được chẩn đoán viêm não trong đó có 73 nam (57%), 54 nữ (43%),
tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1. Tuổi trung bình là 35 tuổi ± 2, nhóm tuổi 1 - 5 tuổi gặp
23/127 bệnh nhân (18,11%). Trong số 127 bệnh nhân xác định được nguyên
nhân 69% (HSV 36%, VZV 13%, lao 10%, CMV 6%, Adenovirus 4%,
Enterovirus 1%, cúm 1%) còn 31% chưa xác định được nguyên nhân. Căn
nguyên gây viêm não do virut Herpes simplex vẫn là nguyên nhân quan trọng
và gặp nhiều nhất tại Đài Loan. Viêm não do HSV ở Đài Loan gặp rải rác
trong năm nhưng trội lên vào tháng 5,6,7 [18].
Nghiên cứu 68 bệnh nhân viêm não do Herpes ở Karachi, Pakistan của
Mekan SF và các cộng sự (1990 – 2002) nhận thấy: Lâm sàng các bệnh nhân
đều có sốt, rối loạn tri giác, liệt khu trú và mất ngôn ngữ. Cận lâm sàng, DNT
có biến đổi không bình thường 65/68 (96%), Điện não đồ có sóng bất thường
(82%), có hình ảnh tổn thương trên phim chụp CLVT hoặc CHT (66%). Tất
cả bệnh nhân được điều trị Acyclovir, kết quả 7/68 (10,29%) tử vong, 17/68
(25%) hồi phục hoàn toàn, 29/68 (42,64%) di chứng thần kinh nhẹ, 15/68
(22,05%) di chứng thần kinh nặng [19],[20].


6


Nghiên cứu nguyên nhân gây viêm não cấp tại ở Saint-Etienne cedex,
Pháp (từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 12 năm 2002) của Vial C, Pozzetto B và
các cộng sự nhận thấy, trong 32 bệnh nhân viêm não cấp có 26 ca (81%) xác
định được nguyên nhân (VZV 31%, virut Herpes simplex 19%, virut đường
ruột 13%) [21].
Nghiên cứu hồi cứu về viêm não do Herpes ở người lớn tại Hong kong
(1998 – 2004) của AC Hui và các cộng sự nhận thấy trong số 16 bệnh nhân
viêm não do virut Herpes simplex, tuổi từ 24 đến 74 (tuổi trung bình 51), tỷ lệ
nam/nữ (1/1), giai đoạn khởi phát sốt 94%, tiếp theo là nhức đầu co giật…Các
triệu chứng ỏ các bệnh nhân khác nhau. Kết quả tử vong 2/16 (13%), di chứng
nặng 4/16 (25%), hồi phục hoàn toàn 10/16 (62%). Viêm não do virut herpes
simplex còn là bệnh phổ biến ở người lớn tại Hong kong [15],[22].
Các Enterovirus (vi rút đường ruột), Enterovirus 71 (EV71) từ trước
đến nay được biết đến như một trong những tác nhân gây viêm ruột dạ dày,
gây tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ với các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt
với tiêu chảy do Coxsackie type A16, tuy nhiên EV71 còn có thể gây các triệu
chứng bệnh lý hệ thần kinh [14]. Vi rút đường ruột phân bố trên toàn thế giới,
được lây truyền qua đường phân, miệng, nước bọt, hô hấp và một số trường
hợp lây qua dịch tiết của tổ chức liên kết. Các vi rút này cũng có thể lưu hành
qua ruồi, nước thải, rác cống rãnh. Các nghiên cứu cũng cho thấy các chủng
vi rút đường ruột , gây viêm não phân bố ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh
không chỉ xuất hiện ở các nước có khí hậu nhiệt đới, mà còn phân bố ở các
nước ôn đới [20],[23],[24], bệnh không chỉ gặp ở các nước đang phát triển có
điều kiện vệ sinh thấp [31] mà còn xuất hiện ở cả các nước đã phát triển có
điều kiện vệ sinh môi trường tốt như Mỹ [25],[26],[27]. Các nghiên cứu cũng
cho thấy các vi rút đường ruột thường gây thành dịch hàng năm [20],[34]. Trẻ
bú mẹ và trẻ nhỏ là hay gặp nhất trong cộng đồng, rất dễ bị nhiễm bệnh do cơ


7


thể chưa đủ khả năng đáp ứng miễn dịch. Nguy cơ này giảm theo lứa tuổi
[25],[28]. EV71 có thể gây dịch. Kể từ năm 1997 đã có một số vụ dịch tiêu
chảy cấp kèm theo viêm não cấp do EV71 được thông báo ở vùng Đông Nam
Á (Đài loan, Malaysia, Singapore) với số mắc hàng chục nghìn trẻ và có trên
30 ca tử vong. Năm 1998 trong vụ dịch lớn xảy ra tại Đài Loan có tới 130
nghìn ca mắc, trong đó có trên 400 ca có biểu hiện bệnh lý hệ thần kinh, 78 ca
có phù phổi cấp. Cùng thời gian đó một vụ dịch nhỏ hơn đã được thông báo
xảy ra tại Hongkong. Trong năm 1999 một vụ dịch do EV71 xảy ra tại Perth
(Australia) với hàng trăm ca mắc, có 29 ca có bệnh lý thần kinh nặng, tuy
nhiên không có ca nào phù phổi cấp. Nhiều bằng chứng dịch tễ học và bệnh lý
cho thấy EV71 là một trong những căn nguyên của bệnh Tay- Chân - Miệng
(Hand, Foot and Mouth disease) một căn bệnh gây dịch ở trẻ em, chủ yếu ở
trẻ dưới 6 tuổi. Tại một vụ dịch ở Singapore vào tháng 9, tháng 10 năm 2000
với trên 5100 ca mắc căn nguyên chính được phát hiện bằng phản ứng ELISA
là do EV71 và có tới 75% số mắc là trẻ dưới 4 tuổi. Khoảng 30% số ca mắc
có triệu chứng viêm não- màng não và có 4 ca tử vong. Trong năm 2001 bệnh
Tay - Chân - Miệng tiếp tục xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm trong đó
có hai đỉnh dịch vào các tháng 3 và tháng 10 với số mắc khoảng 700 ca mỗi
tháng. Đầu năm 2008 tại Trung Quốc cũng đã xảy ra vụ dịch viêm não do
EV71 với hàng ngàn trẻ em mắc bệnh và đã có trên 40 ca tử vong. Ngoài
EV71 còn có một số vi rút đường ruột khác cũng gây bệnh Tay - Chân Miệng như Coxsakie A16, Echo... [29].
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam còn ít công trình nghiên cứu viêm não do Herpes. Nghiên
cứu có đề cập đến vấn đề này là nghiên cứu khảo sát của Đoàn chuyên gia về
viêm não cấp của WHO/WPR tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi


8


đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh và ba bệnh viện Tỉnh (An Giang, Cần Thơ,
Long An) xét nghiệm 197 mẫu dịch não - tuỷ có 5,1% dương tính với Herpes
simplex [15],[30].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoan Phú Bệnh viện Nhiệt đới thành phố
Hồ Chí Minh, từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 8 năm 2007, có 110 bệnh nhân
nghi ngờ viêm não - màng não điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới, được xét
nghiệm dịch não tuỷ bằng phương pháp PCR phát hiện có 8 bệnh nhân có
dương tính với virut herpes simplex 1 trong số 110 bệnh nhân nghi ngờ viêm
não - màng não chiếm (7,3%). Trong số 8 bệnh nhân được chẩn đoán viêm
não do virut herpes simplex 1, có 6 nam và 2 nữ, tuổi từ 19 đến 46. Tất cả
bệnh nhân đều có sốt và rối loạn tri giác, 5/8 trường hợp có nhức đầu dữ dội,
co giật hầu hết các bệnh nhân đều có dấu hiệu màng não hoặc dấu hiệu thần
kinh khu trú. Cận lâm sàng 6/7 mẫu dịch não tuỷ có hồng cầu, bạch cầu từ 44
đến 925 tế bào/mm3 với đa số lymphocyte (>70%), 4/6 ca có tổn thương thuỳ
thái dương trên phim CLVT hoặc CHT sọ não. Điều trị 5/8 trường hợp được
điều trị với acyclovir (4 trường hợp uống, 1 trường hợp tiêm tĩnh mạch). Kết
quả 4 trường hợp tử vong, 4 trường hợp hồi phục.
Nghiên cứu của Lê Trọng Dụng tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi
Trung ương từ 01/08/2007 đến 31/07/2008 ở 39 bệnh nhi viêm não do vi rút
herpes simplex, cho thấy tuổi gặp nhiều nhất từ 1 tháng đến 5 tuổi (89,75%),
không có sự khác biệt về giới tính, triệu chứng lâm sàng chính là sốt, co giật
cục bộ, giảm tri giác. Tổn thương trên phim chụp CLVT chủ yếu là giãm tỷ
trọng thùy thái dương. Điều trị đặc hiệu bằng Acyclovir, tỷ lệ di chứng 76,92
%, tử vong 5,13 % [19].
Theo nghiên cứu của Vũ Minh Điền tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới
Trung ương từ tháng 09/2007 đến tháng 09/2011 ở 35 bệnh nhi viêm não do
virut herpes simplex 1, triệu chứng lâm sàng chính là sốt (94,23%), co giật


9


(45,71%), liệt khu trú (36,36%), mất trí nhớ (76,92%) giảm tri giác. Tổn
thương trên phim chụp CLVT chủ yếu là giãm tỷ trọng thùy thái dương. Điều
trị đặc hiệu bằng Acyclovir, tỷ lệ di chứng 57,14 %, tử vong 25,71% [22].
Hiện nay, bệnh viêm não bùng phát với nhiều dạng khác nhau như bệnh
viêm não do vi rút herpes, viêm não Nhật Bản... Các loại viêm não đều ảnh
hưởng tới tính mạng và di chứng nặng nề. Trẻ bị viêm não virút herpes trong
thời gian qua ở Bệnh viện Nhi Trung ương từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Năm 2011 có khoảng 50 bệnh nhi bị bệnh với 3 trường hợp tử vong.
Hơn 40 bệnh nhi mặc dù được chữa khỏi bệnh nhưng nhiều trẻ còn di chứng
nặng nề, như nằm yên một chỗ không biết gì, người liên tục co giật hoặc co
cứng cơ. Di chứng thường gặp là có những động tác bất thường, yếu liệt chi,
tăng trương lực cơ từng cơn...
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2012 đã
có 849 trẻ viêm não phải nhập viện, tỷ lệ xác định được căn nguyên là 29,9%.
Các căn nguyên hay gặp là viêm não Nhật bản, vi rút herpes simplex, vi rút
đường ruột, quai bị, thủy đậu….Trong số 134 bệnh nhi xác định được nguyên
nhân, viêm não Nhật bản gặp nhiều nhất (52,4%), tiếp theo là virut herpes
simplex 1 (27,62%), virut đường ruột (14,93%) [31].
Tại Việt Nam năm 2003 vi rút đường ruột 71 lần đầu tiên đã tìm thấy
từ bệnh phẩm của một trẻ dưới 2 tuổi ở Tây Ninh. Cùng năm đó Bệnh Viện
Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh thông báo 40 trường hợp trẻ tử vong
được nghi ngờ nhiễm vi rút đường ruột. Qua nghiên cứu hợp tác giữa Bệnh
Viện Nhi Đồng 1 với Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Viện Y Khoa
Hải Quân Mỹ cho thấy bệnh có sự tăng theo chu kỳ (tháng 3,4,5) và (tháng
10,11,12) hàng năm, có triệu chứng liên quan đến nhiễm vi rút đường ruột
(tiêu chảy, phát ban, mụn nước), cùng thời điểm này số trường hợp viêm não
nhập viện cũng tăng.



10

Theo các thông báo dịch tễ cũng như các đánh giá trên lâm sàng thì các
căn nguyên gây bệnh Tay - Chân - Miệng đã xuất hiện trên nhiều địa phương
tại Việt Nam. Bệnh đang có xu hướng phát triển thành dịch ở trẻ em trong
nhiều năm qua. Trong những trường hợp bệnh Chân - Tay - Miệng đã có
nhiều trường hợp có biến chứng viêm não và ngược lại một số trường hợp
viêm não có biểu hiện của bệnh Tay - Chân - Miệng [11].
1.2. Tổng quan về bệnh viêm não theo y học hiện đại.
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Viêm não là một tình trạng viêm cấp tính của tổ chức não, có thể lan toả
hay khu trú, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh, khu trú hoặc lan
toả. Có nhiều nguyên nhân gây viêm não: Do vi khuẩn, vi rút, nấm, kí sinh
trùng, dị ứng, tự miễn… trong đó nguyên nhân do vi rút là hay gặp nhất.
Trong viêm não thường hay thấy sự tổn thương của màng não nên
người ta hay sử dụng thuật ngữ viêm não - màng não, nếu tổn thương lan toả
đến vùng tuỷ sống sẽ dùng thuật ngữ viêm não - tuỷ [32].
Về mặt bệnh sinh, cần phân biệt viêm não nguyên phát (tiên phát) với
viêm não thứ phát (bệnh não cận nhiễm khuẩn hay sau nhiễm khuẩn). Viêm
não nguyên phát do tác động trực tiếp của một số yếu tố nhiễm khuẩn, mà
phần lớn là do vi rút, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua các tác nhân khác (có
hoặc không kèm theo tổn thương màng não) như lao, ricketsia... cũng như các
loại ký sinh trùng hoặc nấm.
1.2.2. Nguyên nhân viêm não
1.2.2.1. Nhóm Arbovirus
Arbovirus là nhóm các vi rút lây truyền qua các côn trùng chân đốt,
chia ra nhiều nhóm khác nhau, các nhóm được biết đến nhiều nhất là: Alpha
virus, Flavivirus, Bunyavirus. Mỗi vi rút trong nhóm này lây truyền qua một



11

côn trùng trung gian như muỗi, ve, bọ chét… Điển hình là vi rút viêm não
Nhật bản, một trong những nguyên nhân chính gây hội chứng não cấp ở trẻ
em sống ở vùng nhiệt đới [33],[34].
Vi rút gây viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Flavivirus, ổ vi rút tự nhiên
là các loài chim, dơi lây truyền sang người chủ yếu qua côn trùng là muỗi
Culex, có thể cả muỗi Anophele và Ades Aegyti cũng trở thành trung gian
truyền bệnh.
Năm 1871 các nhà y học Nhật Bản, Inada, Hayashi, Mitamura,
Kawmura, Kaneko đã xác định được căn nguyên (bằng phương pháp cấy vi
rút, chẩn đoán huyết thanh đặc hiệu), tính chất lây truyền và vai trò của côn
trùng trung gian. Năm 1924 đã xảy ra một vụ dịch lớn với hơn 6000 người
mắc và tử vong 60%. Năm 1945, một vụ dịch lại xuất hiện ở Okinawa. Ngoài
ra còn gặp ở Philipin, phía đông Siberi, Mãn Châu, miền đông Trung Quốc,
Đài Loan, Triều Tiên, Việt Nam [35].
Từ trước năm 1970 vùng đất ôn đới của Châu Á vẫn là nơi lan truyền
của viêm não Nhật Bản. Trong 3 thập kỷ gần đây, ổ bệnh của vi rút đã truyền
từ Nam Á sang Đông Nam Á [32].
Ở Việt Nam, Năm 1954 Prevot, M, Pujuelo N... đã đưa ra những xác
nhận đầu tiên về sự hiện diện của vi rút viêm não Nhật bản. Năm 1960 Trịnh
Ngọc Phan, Phạm Song đã có nhận xét về kết quả điều trị sơ bộ về 60 trường
hợp viêm não tiên phát, tiếp đó Đoàn Xuân Mượu, Đỗ quang Hà (1964) đã
xác định được vi rút viêm não Nhật Bản mang tên HN60 từ muỗi Culex
Tritaeniorrhyncus ở miền Bắc Việt Nam. Các vụ dịch viêm não Nhật Bản
thường được ghi nhận hàng năm tại miền Bắc [36] ở một số địa phương như


12


Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang…nơi trồng nhiều quả vải, nhãn. Tuy nhiên
bệnh cũng thấy xuất hiện và các trường hợp tản phát đã được báo cáo ở miền
Nam nước ta.
Ngoài vi rút viêm não Nhật bản còn có một số vi rút khác thuộc nhóm
Arborvirus như vi rút Viêm não ngựa Miền Đông gây viêm não chủ yếu cho
loài ngựa (Eastern Equine Encephalitis). Vi rút này ít gặp ở người và thường
gặp ở khu vực Miền đông Hoa Kỳ. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng
thường nhất vào mùa hè. Vi rút này hiện diện ở các loài chim sống trong các
đầm nước ngọt, trung gian truyền bệnh sang người là muỗi [37].
Viêm não ngựa Miền Tây (Western Equine Encephalitis) xảy ra ở bình
nguyên Miền Tây Hoa Kỳ. Các loài chim sống trên các cánh đồng, trang trại
thường bị nhiễm vi rút. Bệnh xảy ra chủ yếu ở ngựa, hiếm gặp ở người,
thường xảy ra vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm. Người mắc bệnh viêm não
này thường nhẹ hơn viêm não ngựa Miền Đông, tuy nhiên trẻ nhỏ mắc bệnh
sẽ biểu hiện nặng nề [37].
Các vi rút nhóm Arbor gây viêm não khác gồm: viêm não St. Louis (St.
Louis Encephalitis). Bệnh này người mắc bệnh lây từ chim mang vi rút thông
qua muỗi trung gian truyền bệnh, người già mắc bệnh nặng hơn, tỷ lệ tử vong
khoảng từ 2 đến 20%.
Viêm não La Crosse (La Grosse Encephalitis). La Crosse là nơi phát hiện
bệnh viêm não này lần đầu tiên vào năm 1963, bệnh thường gặp ở trẻ em.
Viêm não Tây Sông Nile (West Nile Encephalitis). (Bệnh lưu hành ở
Châu Phi, Trung Đông, một phần Châu Âu, Ấn Độ và Indonesia, cũng giống
như các Arbovirus khác, vi rút gây viêm não Tây Sông Nile có ổ bệnh tự
nhiên là chim, muỗi là côn trùng trung gian truyền bệnh tuy nhiên trong một
số hiếm các trường hợp, bệnh lây truyền qua truyền máu, ghép tạng. Bệnh


×