Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

So sánh thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm trong giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.24 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Một vụ án dân sự có thể được giải quyết thông qua Tòa án sơ thẩm và phúc
thẩm. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều trường hợp, sau khi giải quyết qua hai cấp
xét xử, bản án, quyết định phúc thẩm vẫn chưa chính xác, gây thiệt hại cho
quyền, lợi ích đương sự hoặc cho người thứ ba. Vì lẽ đó, tất yếu cần có một thủ
tục xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật – chính là các
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, bởi vì đều là những thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
nên hai thủ tục này cũng có nhiều điểm giống nhau, có thể gây nhầm lẫn trong
thực tế. Vì vậy, bài tiểu luận này với đề tài “So sánh thủ tục giám đốc thẩm và
thủ tục tái thẩm trong giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015”
sẽ đi vào phân tích các điểm giống, khác biệt giữa hai thủ tục này, trên cơ sở đó
cung cấp thêm các kiến thức về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thủ tục xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự, việc giải quyết một vụ
việc dân sự được đảm bảo xét xử theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên,
thực tiễn xét xử của ngành Tòa án đã cho thấy không phải vụ án nào Tòa án
cũng xử đúng, công bằng, kể cả những vụ án đã qua hai cấp xét xử sơ thẩm và
phúc thẩm và đã có hiệu lực nhưng vẫn có những sai sót. Nguyên nhân có thể do
lý do khách quan như cả cơ quan xét xử và đương sự đều không thể biết được
những tình tiết phát sinh làm thay đổi nội dung vụ án, hoặc vì lý do chủ quan, sự
cố tình làm trái quy định pháp luật của cơ quan xét xử, những tiêu cực khi xét xử
hoặc do trình độ thẩm phán còn hạn chế… Nếu một bản án, quyết định của Tòa


án đã có hiệu lực pháp luật nói chung hay bản án, quyết định dân sự đã có hiệu
lực pháp luật nói riêng khi có những sai lầm mà vẫn được thi hành thì sẽ ảnh
hướng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, cần có

2


một cơ chế để kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án để nhằm phát hiện
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm.
Trên cơ sở đó, ngoài nguyên tắc hai cấp xét xử, pháp luật Việt Nam còn quy
định về thủ tục xét xử lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án đã được pháp luật Việt Nam quy định khá sớm. Tại Điều 10, Luật tổ
chức Tòa án Nhân dân năm 1960 có quy định “… Những bản án và quyết định
đã có hiệu lực nếu phát hiện có sai lầm thì xét lại”1
Như vậy, có thể hiểu thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực
pháp luật là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự do Tòa án có thẩm quyền thực
hiện để xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có
những căn cứ kháng nghị do pháp luật quy định. Về thủ tục xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật, cần lưu ý một số điểm như sau:
Thứ nhất, thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật là một thủ tục tố tụng đặc biệt. Đối tượng của việc xét lại bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật là “bản án, quyết định” của Tòa án mà không phải vụ
án. Và những bản án, quyết định này đã có hiệu lực. Bởi trên thực tế, có nhiều
trường hợp các bản án, quyết định đã có hiệu lực, đã được thi hành nhưng có
những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, không đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy, thủ tục này đặt ra
để giúp Tòa án sửa chữa những sai lầm đó.
Thứ hai, thủ tục đặc biệt để xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật không phải là một cấp xét xử. Luật đã quy định rõ là xét lại chứ

không phải là “xét xử” lại. Bởi nguyên tắc đặc trưng của tố tụng dân sự là hai
cấp xét xử, vì vậy không có cấp xét xử thứ ba. Quy định như vậy để tránh tình
trạng một vụ án bị kéo dài, qua nhiều lần xét xử, tốn thời gian công sức, tiền bạc
của đương sự.
1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Hà Nội – 2017, tr. 292

3


Ý nghĩa của thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật:
Trước hết, thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật
góp phần đáp ứng những đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền và là một trong
những cơ chế để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát pháp luật.
Pháp luật tố tụng dân sự đã quy định thêm thủ tục xét lại bản án, quyết định
của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bên cạnh quy định về hai cấp xét xử sơ thẩm
và phúc thẩm để kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định
để phát hiện những sai lầm nghiêm trọng, vi phạm trong quá trình giải quyết của
tòa án nhân dân cấp dưới. Từ đó, bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.1
Thêm nữa, thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật
còn có ý nghĩa lớn về mặt pháp lý. Các quyết định của Tòa án có thẩm quyền
giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật, hoặc là cơ sở để hủy bỏ hiệu lực pháp luật của bán
án, quyết định đó, đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án cấp dưới sửa chửa
những vi phạm và khắc phục hậu quả. Từ đó đảm bảo các nguyên tắc của pháp
luật tố tụng dân sự.
Các thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn có ý
nghĩa quan trọng trong hoạt động lập pháp. Trên cơ sở tiến hành các thủ tục xét
lại bản án, quyết định này, Tòa án có điều kiện phát hiện những thiếu sót của
pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật được quy định tại Phần năm gồm có ba chương: Thủ tục giám đốc
thẩm, thủ tục tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ đi vào
nội dung thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong giải quyết vụ án dân sự.
1 Trương Hòa Bình, “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại Tòa án, giải pháp đột phá TAND thực hiện có kết
quả bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Tạp chí TAND,
Cộng sản, Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Số chuyên đề 11/2014, tr 7

4


II. So sánh thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong giải quyết vụ án
dân sự
1. Giống nhau
Như đã phân tích, trước hết, giám đốc thẩm và tái thẩm đều là những thủ
tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, hai thủ tục này về
cơ bản có khá nhiều điểm giống nhau.
1.1. Đối tượng kháng nghị: Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm đều là những bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên
thực tế buộc các chủ thể có liên quan phải tuân thủ chấp hành.
1.2. Điều kiện để xét lại bản án, quyết dịnh đã có hiệu lực: một bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ bị xét lại theo thủ tục giám
đốc thẩm hay tái thẩm khi bị kháng nghị bởi cơ quan có thẩm quyền.
1.3. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị. Theo Điều 331 quy định về chủ
thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Điều 354 quy định
người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân
dân cấp cao, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là những người có
thẩm quyền. Pháp luật tố tụng dân sự quy định chỉ những người này mới có

quyền kháng nghị để đảm bảo bản án được ổn định, tránh việc kháng nghị một
các tràn lan.
Quy định người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có sự thay đổi so với quy định tại Bộ luật
tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011. Thay đổi này xuất phát từ sự thay
đổi của cơ cấu hệ thống Tòa án nhân dân cùng với Viện kiểm sát nhân dân theo
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân
2014.
Ngoài ra, pháp luật không cho đương sự quyền kháng cáo giám đốc thẩm,
tái thẩm mà chỉ trao cho họ quyền đề nghị bởi vì tính chất của giám đốc thẩm,

5


tái thẩm chỉ là “xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật”, là cơ chế tự
kiểm tra của ngành tư pháp nên chỉ những người có thẩm quyền mới được kháng
nghị.
1.4. Hậu quả pháp lý. Theo Điều 332 quy định về việc Hoãn, tạm đình chỉ
thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì người có thẩm quyền
kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu
cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm; Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án,
quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Việc hoãn, tạm đình chỉ
thi hành bản án nhằm hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra khó khắc phục
(trong thời gian xem xét, giải quyết việc kháng nghị hoặc xét xử giám đốc thẩm)
nếu kết quả của việc xét xử giám đốc thẩm dẫn đến hủy bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, phải hiểu rằng việc xem xét giám đốc thẩm và tái thẩm không
đương nhiên làm mất hiệu lực các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp

luật nếu không có các quyết định hoãn hay tạm định chỉ thi hành bản án.
Ngoài những điểm giống nhau nêu trên, tại chương XXI – Thủ tục tái thẩm,
Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm có nội dung:
Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của
Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.
Việc dẫn chiếu theo các quy định của thủ tục giám đốc thẩm được xem là áp
dụng nguyên tắc tương tự trong giải quyết các vụ án dân sự 1. Trên cơ sở điều
luật này, một số quy định về thủ tục tái thẩm được thực hiện theo quy định về
thủ tục giám đốc thẩm bao gồm: Về thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị
tái thẩm; Về gửi quyết định kháng nghị tái thẩm; Thời hạn mở phiên tòa tái
thẩm; Chuẩn bị phiên tòa; Thủ tục phiên tòa; Quyết định tái thẩm; Hiệu lực; Gửi
1 Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận khoa học BLTTDS 2015, nxb Lao Động,2016

6


quyết định tái thẩm. Như vậy, việc xác định các điểm giống nhau giữa thủ tục
giám đốc thẩm và tái thẩm còn bao gồm các quy định trên. Cụ thể:
1.5. Nội dung quyết định kháng nghị: Nội dung quyết định kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm đều gồm các nội dung:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng
nghị;
2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị;
4. Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị;
5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;

7. Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật;
8. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
9. Đề nghị của người kháng nghị.1
1.6. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị được thực hiện theo Điều 335:
Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu
chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 334 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Việc thay đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng quyết định; Người đã kháng
nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa
hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Việc rút kháng nghị phải được thực hiện bằng

1 Xem Điều 333 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

7


quyết định; Khi nhận được quyết định rút toàn bộ kháng nghị, Tòa án giám đốc
thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm.
1.7. Về thẩm quyền xét xử và thành phần Hội đồng xét xử. Điều 337 quy
định thẩm quyền giám đốc thẩm và được Điều 357 dẫn chiếu tương ứng. Theo
đó:
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án
nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng
nghị bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban
thẩm phán.
- Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị
kháng nghị bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán hoặc Toàn thể
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng
một vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án
nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao
có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
1.8. Về những người tham gia phiên tòa, được quy định tại Điều 338:
Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp;
Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện
hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người
tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám
đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn
tiến hành phiên tòa.
Việc quy định Tòa án chỉ triệu tập đương sự trong trường hợp cần thiết bởi
lẽ, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật, không phải là xét xử lại vụ án nên pháp luật tố tụng dân sự
không yêu cầu sự bắt buộc có mặt của những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên,

8


quy định này cũng làm hạn chế tính công khai của phiên tòa giám đốc thẩm, tái
thẩm. Do vậy, xung quanh quy định này cũng có quan điểm kiến nghị pháp luật
tố tụng dân sự theo hướng mở công khai phiên tòa giám đốc thẩm với sự tham
gia của các bên đương sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người bào
chữa.1
1.9. Về phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đầu tiên là thời hạn mở phiên tòa. Pháp luật tố tụng dân sự quy định thời
hạn mở phiên tòa là 04 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ.
Hai là chuẩn bị phiên tòa. Việc chuẩn bị do một Thẩm phán được Chánh án
Tòa án phân công tiến hành. Thẩm phán này làm bản thuyết trình về vụ án tại
phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của

các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho
các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày
mở phiên tòa giám đốc thẩm.
Ba, thủ tục phiên tòa. Theo Điều 341, phiên tòa đầu tiên tiến hành khai mạc.
Sau đó, một thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội
dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và
đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện
Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.
Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến
phiên tòa giám đốc thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám
đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến
thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ. Đại diện Viện kiểm
sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

1 Theo Ths Mai Ngọc Dương - Văn phòng Chính phủ.

9


Các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo
luận. Hội đồng xét xử nghị án và biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố
nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.
1.10. Phạm vi xét xử. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xem xét
lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
Ngoài ra, pháp luật tố tụng dân sự cũng quy định trường hợp Hội đồng xét
xử giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến

việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là
đương sự trong vụ án. Quy định này đã mở rộng phạm vi giám đốc thẩm rất
rộng so với phạm vi xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm, tao cơ sở pháp lý cho việc
xem xét giải quyết vụ án một cách toàn diện và triệt để.
1.11. Về quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Quyết định giám đốc thẩm,
tái thẩm là văn bản do Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ban hành thể
hiện ý chí của Hội đồng xét xử về việc giải quyết bản án, quyết định dân sự đã
có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.
Về nội dung của quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Điều 348 quy định
“a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
b) Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội
đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của
chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;
c) Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
10


e) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích
quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không
chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp
luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.”

Về hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm: Quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định
(Điều 349)
Về việc gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xét xử phải gửi quyết định giám
đốc thẩm cho đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Khác nhau
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự hiện nay thì thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm
được quy định thành hai chương riêng biệt. Việc quy định riêng như vậy đã phản
ánh được bên cạnh những điểm giống nhau giữa hai thủ tục này còn có những
điểm khác biệt ngay chính trong các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Cụ
thể các điểm khác biệt giữa thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm như sau:
2.1. Về tính chất
Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Tái thẩm là là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được
11


phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án
không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Trong đó, đối với tái thẩm, cần lưu ý các trường hợp không được coi là tình
tiết mới để áp dụng thủ tục tái thẩm: Trường hợp mặc dù phát hiện có tình tiết có
thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định, nhưng tình tiết đó đã
được phát hiện trước khi Tòa án ra bản án, quyết định mà Tòa án không áp dụng
tình tiết đó khi ra bản án, quyết định; Tình tiết tuy được phát hiện sau khi Tòa án
đã ra bản án, quyết định nhưng bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật
mà Tòa án đã không áp dụng tình tiết đó để khắc phục trước khi bản án, quyết

định có hiệu lực pháp luật; hoặc là tình tiết mới được phát hiện sau khi bản án,
quyết định có hiệu lực nhưng tình tiết này không làm thay đổi cơ bản nội dung
của bản án, quyết định của Tòa án.
2.2. Căn cứ kháng nghị:
Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Khoản 1 Điều 326 Bộ
luật Tố tụng dân sự. Theo đó, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ
sau đây:
Một là, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết
khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
Hai là, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không
thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp
pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
Ba là, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết
định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm
phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
người thứ ba.
Trong khi đó, căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định tại
Điều 352 gồm có: Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương
12


sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; Có cơ sở chứng minh
kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật
hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý
làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định
hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào
đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
2.3. Về thời hạn kháng nghị

Đối với giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị được quy định là 03 năm kể từ
ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp
đương sự đã từng có đơn đề nghị trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật mà sau khi hết thời hạn kháng nghị 03 năm vẫn tiếp
tục có đơn đề nghị thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm. Một
trường hợp nữa thời hạn kháng nghị cũng được kéo dài thêm 02 năm là trường
hợp Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp
luật theo Khoản 1 Điều 326, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích
của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật đó.
Đối với tái thẩm, thời hạn kháng nghị là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm
quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Thời
hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm không lấy mốc là ngày bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật như thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm vì căn cứ kháng
nghị tái thẩm, như đã nêu, là việc phát hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung
vụ án. Quy định thời hạn theo mốc này giúp cho việc khắc phục sai sót trong các
phán quyết của Tòa án được hiệu quả và kịp thời.
2.4. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

13


Vì thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nên hội đồng xét xử không xem xét trực tiếp
về quyền và lợi ích của các bên đương sự mà chỉ xem xét tính hợp pháp của bán
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trên cơ sở hồ sơ vụ
án. Với tính chất như vậy, cả hội đồng giám đốc thẩm và tái thẩm đều có quyền
không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đúng, việc kháng nghị

không có căn cứ; hoặc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình
chỉ giải quyết vụ án nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 217 Bộ luật
Tố tụng dân sự.
Ngoài hai quyền hạn trên, do tính chất khác nhau nên quyền hạn của hội
đồng giám đốc thẩm và tái thẩm đương nhiên có những điểm khác nhau. Cụ thể:
Điều 343 quy định thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm, ngoài hai thẩm
quyền đã nêu, hội đồng giám đốc thẩm còn có thẩm quyền:
- Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị
hủy hoặc bị sửa
- Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục
phúc thẩm.
- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật.
Các trường hợp để hội đồng xét xử ra một trong các quyết định trên được
quy định cụ thể tại các Điều 344 - Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật
của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Điều 345 - Hủy một phần hoặc toàn
bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ
tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm và Điều 347 - Sửa một phần
hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong khi đó, hội đồng tái thẩm, ngoài hai quyền hạn đã nêu, chỉ có thẩm
quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo
14


thủ tục chung. Tức là vụ án phải được giải quyết lại như một vụ án mới. Bởi vì
khi kháng nghị có căn cứ, hay là xác định có tình tiết mới làm thay đổi nội dung
vụ án, thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trước đó không còn phù
hợp với thực tế khách quan, không đúng pháp luật. Nên việc xét xử lại là một tất
yếu khách quan.

Như vậy, việc tách riêng thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm như hiện nay là
hợp lý. Trên cơ sở sự khác nhau về tính chất, dẫn đến các quy định về cơ chế xử
lý, hậu quả pháp lý khác nhau.
III. Thực tiễn công tác giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm
Theo thống kế Kết quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm năm
2016 (từ 01/10/2015 đến 30/9/2016): Các Tòa án đã thụ lý mới 7.024 đơn/vụ đề
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cùng với 5.770 đơn/vụ còn lại của năm 2015
chuyển sang, tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà các Tòa án phải
giải quyết là 12.794 đơn/vụ; đã giải quyết được 3.660 đơn/vụ, bằng 30,4% (trả
lời đơn cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm 3.142 vụ; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 462
vụ). Quá trình giải quyết, các Tòa án đã tập trung rà soát, phân loại để xem xét,
giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đảm
bảo không để các vụ việc quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật1
Đánh giá chung về hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, có thể thấy một số thành tựu như: số lượng đơn đề nghị kháng nghị giải
quyết được nhiều hơn, không để xảy ra trường hợp đơn tồn đọng hết thời hiệu
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chất lượng giải quyết được nâng lên; phát
hiện thêm những hạn chế xét xử để rút kinh nghiệm, tập huấn bồi dưỡng nghiệp
vụ, đề ra giải pháp khắc phục thiếu sót nâng cao chất lượng xét xử. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như: Nhiều vụ án rơi vào tình trạng
bị xét xử nhiều lần, án kéo dài (Ví dụ: vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà ở tại
1 Tham khảo tại />
15


Tiền Giang2); nhiều vướng mắc trong việc thi hành bản án, quyết định bị hủy
theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm; …


C. PHẦN KẾT LUẬN
Trước thực tiễn còn tồn tại nhiều bất cập, pháp luật tố tụng dân sự vẫn còn
cần hoàn thiện thêm các quy định về giải quyết vụ việc dân sự nói chung cũng
như các chế định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng. Từ đó, hoàn thiện
hơn nữa hệ thống pháp luật, đồng thời góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự và những người có liên quan, cũng là đề cao quyền con
người, quyền công dân như mục tiêu hướng đến của xã hội hiện nay.

2 Xem />
16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2011;
3. Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC;
4. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Hà
Nội, 2017;
5. Trương Hòa Bình, “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại Tòa án, giải
pháp đột phá TAND thực hiện có kết quả bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, Tạp chí Tòa án nhân
dân số chuyên đề 11/2014;
6. Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng
Dân sự 2015, Nxb Lao Động,2016;
7. />8. />
17




×