Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoàn thiện công tác đầu tư tại Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.29 KB, 62 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016. .13
Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.........15
Bảng 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư của HAMICO giai
đoạn 2012 - 2016..................................................................................................16
2.2.1. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá..............................................16
Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị cơ bản của HAMICO tính đến hết năm 2015.........16
Bảng 2.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động khai
thác đá giai đoạn 2012 - 2016..............................................................................18
2.2.2. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực chế biến đá...............................................19
Bảng 2.6. Thống kê dây chuyền phục vụ chế biến đá của HAMICO đến hết năm
2015......................................................................................................................20
Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động chế
biến đá giai đoạn 2012 - 2016..............................................................................21
2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.......................................................................22
Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của HAMICO giai đoạn
2012 - 2016...........................................................................................................24
2.2.4. Đầu tư cho hoạt động marketing........................................................................28
Bảng 2.9. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn
2012 - 2016...........................................................................................................28
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại HAMICO..................................................30
2.3.1.Những kết quả đạt được......................................................................................30
2.3.1.1. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất tăng thêm..............................30
Bảng 2.11. Tài sản cố định huy động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.......30
2.3.1.2. Năng suất lao động tăng lên............................................................................32
Bảng 2.13. Năng suất lao động bình quân của HAMICO giai đoạn 2012 - 201632
2.3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.....................................................33
Bảng 2.14. Cơ cấu nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.....................33
2.3.1.4. Chất lượng sản phẩm tương đối ổn định.........................................................35


2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển...........................................................36
2.3.2.1. Hiệu quả tài chính............................................................................................36
Bảng 2.15. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
..............................................................................................................................38
Bảng 2.16. Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012
- 2016....................................................................................................................39
Bảng 2.17. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.....40
2.3.2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội....................................................................................40
Bảng 2.18. Thu nhập người lao động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.......41
Bảng 2.19. Các khoảng nộp ngân sách Nhà nước của HAMICO giai đoạn 2012 2016......................................................................................................................42
2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.......................................................43
2.3.3.1. Hạn chế trong việc huy động và sử dụng vốn.................................................43
2.3.3.2. Hạn chế trong hoạt động đầu tư khai thác đá..................................................44
2.3.3.3. Hạn chế trong hoạt động đầu tư chế biến đá...................................................44
2.3.3.4. Hạn chế trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực.............................................45
2.3.3.5. Hạn chế trong hoạt động marketing................................................................46
2.3.3.6. Nguyên nhân....................................................................................................46
CHƯƠNG III:.......................................................................................................................48

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7


Chuyên đề tốt nghiệp

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ
CỦA CTCP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG (HAMICO).........48
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của HAMICO...............................................48
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư......................................................49
3.2.1.Nguồn vốn đầu tư................................................................................................49
3.2.2.Nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác đá................................................................52

3.2.3.Nâng cao hiệu quả đầu tư chế biến đá.................................................................52
3.2.4.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực........................................................................53
3.2.5.Đầu tư hoạt động marketing................................................................................55
3.3.Một số kiến nghị với Nhà nước..................................................................................56
KẾT LUẬN..........................................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................59

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016. .13
Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.........15
Bảng 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư của HAMICO giai
đoạn 2012 - 2016..................................................................................................16
2.2.1. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá..............................................16
Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị cơ bản của HAMICO tính đến hết năm 2015.........16
Bảng 2.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động khai
thác đá giai đoạn 2012 - 2016..............................................................................18
2.2.2. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực chế biến đá...............................................19
Bảng 2.6. Thống kê dây chuyền phục vụ chế biến đá của HAMICO đến hết năm
2015......................................................................................................................20
Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động chế
biến đá giai đoạn 2012 - 2016..............................................................................21
2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.......................................................................22
Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của HAMICO giai đoạn
2012 - 2016...........................................................................................................24
2.2.4. Đầu tư cho hoạt động marketing........................................................................28

Bảng 2.9. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn
2012 - 2016...........................................................................................................28
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại HAMICO..................................................30
2.3.1.Những kết quả đạt được......................................................................................30
2.3.1.1. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất tăng thêm..............................30
Bảng 2.11. Tài sản cố định huy động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.......30
2.3.1.2. Năng suất lao động tăng lên............................................................................32
Bảng 2.13. Năng suất lao động bình quân của HAMICO giai đoạn 2012 - 201632
2.3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.....................................................33
Bảng 2.14. Cơ cấu nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.....................33
2.3.1.4. Chất lượng sản phẩm tương đối ổn định.........................................................35
2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển...........................................................36
2.3.2.1. Hiệu quả tài chính............................................................................................36
Bảng 2.15. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
..............................................................................................................................38
Bảng 2.16. Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012
- 2016....................................................................................................................39
Bảng 2.17. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.....40
2.3.2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội....................................................................................40
Bảng 2.18. Thu nhập người lao động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.......41
Bảng 2.19. Các khoảng nộp ngân sách Nhà nước của HAMICO giai đoạn 2012 2016......................................................................................................................42
2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.......................................................43
2.3.3.1. Hạn chế trong việc huy động và sử dụng vốn.................................................43
2.3.3.2. Hạn chế trong hoạt động đầu tư khai thác đá..................................................44
2.3.3.3. Hạn chế trong hoạt động đầu tư chế biến đá...................................................44
2.3.3.4. Hạn chế trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực.............................................45
2.3.3.5. Hạn chế trong hoạt động marketing................................................................46
2.3.3.6. Nguyên nhân....................................................................................................46
CHƯƠNG III:.......................................................................................................................48


SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7


Chuyên đề tốt nghiệp

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ
CỦA CTCP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG (HAMICO).........48
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của HAMICO...............................................48
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư......................................................49
3.2.1.Nguồn vốn đầu tư................................................................................................49
3.2.2.Nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác đá................................................................52
3.2.3.Nâng cao hiệu quả đầu tư chế biến đá.................................................................52
3.2.4.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực........................................................................53
3.2.5.Đầu tư hoạt động marketing................................................................................55
3.3.Một số kiến nghị với Nhà nước..................................................................................56
KẾT LUẬN..........................................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................59

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7


Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp khai thác mỏ luôn giữ vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển và xây dựng của đất nước ta. Khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ
cho các nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp quan trọng trong đó có ngành xây
dựng. Để tạo ra những công trình kiến trúc, cầu cống, đường xá ... nhằm tạo nền
tảng phát triển cho các lĩnh vực kinh tế khác thì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất
lớn. Một trong những nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cấu thành trong quá trình

đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời là đầu ra của hoạt động khai thác mỏ lộ thiên đó
chính là đá xây dựng. Hiện nay trên khu vực các tỉnh lân cận Hà Nội có rất nhiều
đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất loại vật liệu này trong đó có Công ty cổ phần
khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương ( HAMICO ).
Với gần 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay Công ty là
một trong những thương hiệu được nhiều nhà thầu, nhà đầu tư tin dùng sản phẩm
của Công ty để phục vụ cho các công trình lớn, yêu cầu khắt khe về chất lượng và
tiến độ phục vụ. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ thì
hoạt động đầu tư, tài nguyên và nhân lực là 3 nhân tố quan trọng tạo nên sự thành
công của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư nắm vai trò quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của Công ty, có tác động to lớn đến các hoạt động khác của
doanh nghiệp, quyết định đầu tư có tính chất chiến lược ảnh hưởng đến sự phát triển
của Công ty, đây cũng là hoạt động có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự nhạy bén
và khả năng đưa ra quyết định tài chính đúng đắn và kịp thời của nhà quản trị. Do
đó hoạt động đầu tư đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập tại Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân và quá trình lao
động sản xuất tại Công ty, với mong muốn giúp công ty phát triển, cải thiện hiệu
quả kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư và phát triển, tôi chọn đề tài : “ Hoàn
thiện công tác đầu tư tại Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải
Dương” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Báo cáo chuyên đề gồm có các nội
dung chính sau:
CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát về HAMICO.
CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động đầu tư của CTCP khai thác và chế biến
khoáng sản Hải Dương giai đoạn 2012 – 2016.
CHƯƠNG III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đầu
tư của CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương.

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

1



Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ
BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG ( HAMICO ).
1.1. Giới thiệu công ty:
1.1.1. Giới thiệu khái quát về HAMICO:
Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương tiền thân là Mỏ
đá vôi Thống Nhất Hải Hưng được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1958. Đến
năm 1997 được đổi tên là Công ty khai thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương.

Tháng 7 năm 2003 thực hiện cổ phần hóa - chuyển Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty khai thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương thành Công ty cổ phần
khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương theo Quyết định 2740/QĐ-UB ngày
04/07/2003 của tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Những thông tin chung về HAMICO:
CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương (HAMICO) được thành lập
theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0800282498 do Sở Kế hoạch và
đầu tư tỉnh Hải Dương cấp, đăng ký lần đầu ngày 18/07/2003. Hiện nay Công ty

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

2


Chuyên đề tốt nghiệp

đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7

ngày 30 tháng 9 năm 2015.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần, vốn điều lệ của
Công ty là 11.449.400.000 đồng, tổng số cổ phần là 1.144.940 cổ phần, mệnh giá là
10.000 đồng/cổ phần.
Chủ sở hữu của Công ty là Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang
và các cổ đông cá nhân khác.
Tên giao dịch: Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương.
( Hai Duong mineral eineal processing joint stock company).
Tên viết tắt: HAMICO.
Trụ sở chính: Khu 2, thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại : 0320.3821279; 3821338.
Fax: 0320.3821557
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương (HAMICO), tiền
thân là Mỏ đá vôi Thống Nhất Hải Hưng được thành lập và đi vào hoạt động từ năm
1958 nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho công cuộc kiến thiết, phục hồi
đất nước. Mỏ đá vôi Thống Nhất ban đầu được thành lập trên cơ sở công trường
khai thác đá Trại Sơn, sau đó mở rộng một số công trường khai thác đá nhỏ ở Kinh
Môn là Phúc Sơn, Lỗ Sơn, Duyên Linh và một phân xưởng sản xuất đá vôi.
Nhiệm vụ của mỏ là khai thác nguồn đá vôi, đá Đô-lô-mít khu vực Nhị
Chiểu và sản xuất vôi cho nhu cầu xây dựng, giao thông, thủy lợi của Nhà nước để
thực hiện sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN và giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Đến nay, Công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn thứ nhất (1958 - 1997), trong giai đoạn này Công ty có tên gọi là
Mỏ đá vôi Thống Nhất Hải Hưng. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, mỏ chủ yếu
sử dụng lao động thủ công, trang thiết bị thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, nên đã gặp rất
nhiều khó khăn trong sản xuất, năng suất lao động thấp.
- Giai đoạn phát triển thứ hai (1997 - 2003), trên cơ sở phát triển của mỏ đá,
năm 1997 mỏ đá được UBND tỉnh Hải Dương quyết định đổi thành Công ty khai


SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

3


Chuyên đề tốt nghiệp

thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương. Với việc trở thành một công ty trực
thuộc nhà nước từ tiền thân là mỏ đá, đây là bước chuyển mình lớn của Công ty.
- Giai đoạn phát triển thứ ba (2003 - nay) thực hiện theo Quyết định
2740/QĐ-UB ngày 04/07/2003 của UBND tỉnh Hải Dương, Công ty đã thực hiện cổ
phần hóa - chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty khai thác, chế biến đá và
khoáng sản Hải Dương thành CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương. Từ
đây, Công ty đã có quyền tự chủ, tự đưa ra các quyết định, hoạt động của công ty trở
nên linh hoạt, nhạy bén hơn với thị trường.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức của Công ty được chia làm hai bộ phận chính:
Bộ phận thứ nhất, là bộ phận quản lý chung, bao gồm giám đốc và các phòng
ban, thực hiện việc sắp xếp, quản lý hoạt động của toàn bộ công ty, đưa ra các kế
hoạch hoạt động và giám sát việc thực hiện, giao dịch với khách hàng và mở rộng
thì trường,…
Bộ phận thứ hai, là bộ phận trực tiếp sản xuất, bao gồm các đội khai thác, chế
biến đá trực tiếp tại các mỏ đá. Hiện nay Công ty có 3 đội sản xuất, tương ứng phụ
trách việc khai thác 3 mỏ đá do Công ty quản lý, với 7 dây chuyền nghiền sàng chế
biến đá. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

4



Chuyên đề tốt nghiệp

1.2. Lĩnh vực hoạt động
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty là khai thác và chế biến đá
vôi làm vật liệu xây dựng thông thường từ nguồn đá vôi tại các mỏ đá trong khu
vực Nhị Chiểu, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để cung cấp vật liệu xây dựng
cho các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng.
Các ngành, nghề kinh doanh được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp của công ty bao gồm:
+ Khai thác, chế biến đá làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng;

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

5


Chuyên đề tốt nghiệp

+ Khai thác và chế biến đất sét;
+ Khai thác tận thu, chế biến Bauxit;
+ Khai thác cát, đất, đồi;
+ Tận thu các loại khoáng sản đi kèm trong quá trình khai thác (nếu có);
+ Sửa chữa cơ khí - điện;
+ Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông.
1.2.2. Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường
Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường của Công ty được thực hiện trong
thời gian không quá 12 tháng.
1.2.3. Sản phẩm

Sản phẩm chính của Công ty là các loại đá dùng cho xây dựng, từ đá làm
đường quốc lộ, làm cầu, cảng, công trình xây dựng công nghiệp đến các công trình
xây dựng dân dụng. Các loại đá được Công ty sản xuất bao gồm:
+ Đá nguyên khai (đá gốc):
+ Đá dặm 20 x 40 mm:
+ Đá dặm 10 x 20 mm:
+ Đá dặm 5 x 10 mm:
+ Đá Base:
+

Đá SuBase:

+ Các sản phẩm khác
1.3. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
Qua báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh thu của Công ty liên tục tăng
trong những năm gần đây. Kết quả đó cho thấy sản lượng chế biến không ngừng
tăng lên cùng với đó là sự cải thiện về chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này
thì Công ty luôn chú trọng hoạt động đầu tư mua sắm thiết bị, nâng cấp sửa chữa
dây chuyền sản xuất, đầu tư nâng cao năng suất lao động.

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

6


Chuyên đề tốt nghiệp

Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012 – 2015
Giai đoạn 2012-2014 doanh thu của Công ty liên tục tăng, tuy nhiên từ năm
2015 khi thị trường xây dựng trong nước có diễn biến xấu do sự khủng hoảng của

thị trường bất động sản, sự tái cấu trúc của một số ngân hàng, ... nên Công ty cũng
chịu nhiều tác động của xu thế thị trường. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 cũng
sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ 2015 chỉ đạt 62.625.084.160 đồng so với
115.641.221.217 đồng. Nguyên nhân là do sự biến động chung của toàn bộ ngành,
do các quy định mới về quản lý sử dụng tài nguyên nên đây là vấn đề khách quan và
ảnh hưởng không quá nghiêm trọng đến doanh nghiệp, Công ty vẫn có thể tổ chức
kinh doanh hiệu quả với chính sách giảm chi phí hợp lý đồng thời Công ty cũng
đang có định hướng mở rộng sản xuất và tăng cường thị trường mới bằng việc xúc
tiến đầu tư thêm 2 cụm máy nghiền sàng tại Thái Nguyên vào năm 2017.
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
tại Công ty
Chính sách quản lý của Nhà nước
Chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong định
hướng đầu tư phát triển của Công ty, tạo hành lang, môi trường pháp lý lành mạnh
và định hướng cho doanh nghiệp phát triển. Để đi đến quyết định đầu tư trước hết
doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

7


Chuyên đề tốt nghiệp

thuế, đất đai, những ưu đãi dành cho doanh nghiệp, và đặc biệt đối với Công ty là
chính sách về quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường .v.v...
Chính sách pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dưới luật. Mọi quy định
về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Môi trường pháp lí tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động
kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau. Mọi định hướng, mục tiêu của

doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước, các doanh
nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của Nhà nước thông qua các luật định. Do
vậy, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong mỗi thời kì hoạt động nên dựa trên
quy định của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất
nước để đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội ở nước ta đang
trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu vật liệu xây dựng cơ bản là rất lớn,
do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo có
tính chất thông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng trong nước có nhiều điều kiện để phát triển. Đây chính là một thuận lợi rất lớn
mà môi trường pháp lí mang lại cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
vật liệu xây dựng như Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải
Dương. Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có những hiện tượng
quan liêu, chồng chéo lên nhau cộng với sự tha hoá của một số cán bộ làm công tác
quản lí Nhà nước đã trở thành rào cản rất lớn đối với quá trình giải ngân vốn đầu tư
hoặc các quy định về quản lý sử dụng tài nguyên được áp dụng có phần máy móc
khiến doanh nghiệp không thể đẩy mạnh đầu tư phát triển năng lực khai thác nâng
cao năng suất và sản lượng chế biến. Đây chính là những điều kiện bất lợi mà môi
trường pháp lí có thể gây ra cho Công ty.
Yếu tố thị trường
Trong thị trường cạnh tranh, vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là sản xuất sản
phẩm phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hiện tại và tương lai của thị trường. Khi
xem xét thị trường, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Doanh
nghiệp cần phải xem xét tình hình hiện tại, dự đoán xu hướng phát triển trong tương

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

8



Chuyên đề tốt nghiệp

lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp nhằm trao ra lợi thế của doanh nghiệp
trên thị trường.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng- nhân tố quyết
định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào. Hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp phải căn cứ tình hình hiện tại của doanh nghiệp, khả năng của các đối thủ
cạnh tranh, từ đó dự đoán tương lai để chọn phương thức đầu tư phù hợp và tạo lợi
thế riêng cho doanh nghiệp.
Trong chính sách đầu tư của Công ty, đầu tư mở rộng thị trường, chế độ
chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của Công ty luôn được chú trọng
đầu tư phát triển. Đối với Công ty, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở thành
nhân tố quyết định sự sống còn. Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư của Công ty, là nhân tố định hướng cho việc đầu
tư phát triển của Công ty.
Vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn bao gồm nguồn vốn tự
có và nguồn vốn huy động. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng để quyết định đầu
tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư vào các dự án vượt
quá khả năng tài chính của mình.
Đối với Công ty, là một doanh nghiệp nhỏ nên nguồn vốn tự có năng lực có
hạn, do vậy Công ty thường xuyên huy động nguồn vốn góp từ CBCNV, người lao
động trong Công ty mỗi khi cần thực hiện dự án đầu tư quy mô vượt quá nguồn vốn
tự có của Công ty. Kênh huy động này chỉ hiệu quả khi lợi nhuận kỳ vọng cao, độ
tin cậy của dự án đầu tư vững chắc, tức là chỉ hiệu quả khi hoạt động kinh doanh
của Công ty đạt kết quả tốt. Do đó có thể thấy khả năng đầu tư của Công ty phụ
thuộc rất lớn vào nguồn vốn tự có.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp phải chú ý đến thành tựu khoa học,

công nghệ để hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự tiến bộ
khoa học, công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận mạo hiểm. Nếu không,
doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường.

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

9


Chuyên đề tốt nghiệp

Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật có thể là cơ hội cũng có thể là nguy cơ đe
dọa đối với sự đầu tư của Công ty. Tính toán được mức độ phát triển của khoa học
công nghệ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trang thiết bị, phương pháp khấu hao tài
sản cố định, chất lượng và giá thành sản phẩm... Cùng với thời gian và sự phát triển
mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của Công ty cũng ngày
càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của thời đại. Do đó, muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm
của mình thì trong chiến lược đầu tư Công ty phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và
mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh.
Lực lượng lao động bên trong Công ty và đặc điểm về quản trị doanh nghiệp
Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất, nhân tố con người ngày
càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị. Các doanh
nghiệp muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về máy móc thì doanh nghiệp cũng
cần phải đầu tư cho yếu tố con người. Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con
người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc biệt trong
thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng
cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị hiện
đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong chiến
lược đầu tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con người cũng phải được đưa

lên hàng đầu. Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ của cán
bộ công nhân viên tại Công ty thì cũng cần phải xây dựng các chính sách, đề ra các
biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công
ty cũng cần có các chính sách đãi ngộ , thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động
để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Công ty.
Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao lãnh đạo
doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt của doanh nghiệp. Các nhà
quản trị là người hoạch định chính sách, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
trong từng thời kì khác nhau, do vậy phẩm chất và năng lực của các nhà quản trị có
vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn đặc điểm quản trị doanh nghiệp
của các nhà quản trị.

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

10


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CTCP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG
SẢN HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. Nhu cầu về vốn đầu tư và thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO
trong giai đoạn 2012-2016
2.1.1. Mục tiêu của Công ty
Mục tiêu cụ thể mà Công ty đặt ra trong giai đoạn 2012 – 2016:
+ Về sản lượng, đến năm 2016 đạt sản lượng khai thác, chế biến trên 1,5
triệu tấn đá các loại.
+ Doanh thu hàng năm trong giai đoạn 2012 - 2016 tăng 10% mỗi năm, lợi

nhuận sau thuế tăng hàng năm 5%.
+ Thu nhập bình quân người lao động phấn đấu tăng thêm 10%/năm.
+ Mục tiêu về đầu tư: đầu tư có trọng tâm, không đầu tư dàn trải mà đầu tư
theo thứ tự ưu tiên đúng với nhu cầu thực tiễn của Công ty. Đầu tư phải đảm bảo
cho phát triển bền vững, không đầu tư nóng, đầu tư quá nhiều để khai thác tài
nguyên một cách nhanh chóng. Ưu tiên cho hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp máy
móc trang thiết bị nhằm tiết kiệm chi phí, lựa chọn những công nghệ tiên tiến, có
năng suất và mức độ tự động hóa cao. Đầu tư với quy mô hợp lý để tiết kiệm vốn và
tài nguyên, vật liệu, nhiên liệu.
2.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư
Tổng số vốn đầu tư của cả giai đoạn là 28,90 tỷ đồng, bình quân 5,78 tỷ
đồng/năm. Vấn đề đặt ra là để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư thì phải phát huy nội
lực, khai thác tối đa các điều kiện cho phép. Công ty chủ trương huy động sử dụng
tối đa nguồn vốn tự có, rồi sau đó là huy động từ CBCNV trong Công ty nhằm đáp
ứng nhu cầu về vốn.
2.1.3. Thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư phát
triển trong doanh nghiệp nói riêng, thì các doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn cùng với
lao động và tài nguyên là ba thành phần quan trọng nhất của bất kì hoạt động đầu tư
nào, nhất là đối với hoạt động đầu tư khai thác mỏ của Công ty. Đó là một nhân tố tổng

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

11


Chuyên đề tốt nghiệp

hợp, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp
có thể huy động vào kinh doanh; khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn

vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho
việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh
cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
2.1.3.1. Quy mô vốn huy động đầu tư giai đoạn 2012-2016
Vốn giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản suất kinh doanh của bất
kỳ doanh nghiệp nào. Vốn là nhân tố chủ chốt quyết định tới quy mô của hoạt động
đầu tư, nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánh giá về hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Quy mô vốn đầu tư càng lớn thì chứng tỏ quy mô hoạt
động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp càng lớn.
Những năm trở lại đây, khi nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường tiến
lên nền kinh tế thị trường, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang trở nên
ngày càng khốc liệt, trong khi đó nhu cầu thị trường biến đổi không ngừng. Ở thời
điểm hiện nay, khi mà tình hình kinh tế nói chung và trong lĩnh vực xây dựng (thị
trường ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu Công ty) nói riêng đang gặp khó khăn,
gây tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thì Công ty lại
càng cần phải có vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển để nâng cao khả
năng sản xuất của mình. Muốn phát triển trong thời buổi khó khăn hiện nay, vượt
qua khủng hoảng, thì Công ty phải tiến hành đầu tư cải tiến công nghệ, giảm thiểu
chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Với đặc điểm đặc thù là công ty hoạt động sản xuất trong lĩnh vực khai
khoáng vì vậy việc đầu tư cho việc bảo trì, sửa chữa thay thế máy móc, cải tạo và
xây dựng kho bãi luôn là một phần quan trọng trong hoạt động của Công ty, cần
được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Trong những năm qua, lượng vốn Công ty đã huy động dùng cho đầu tư phát
triển được thể hiện thông qua bảng sau:

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

12



Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
2012
2013
2014
2015
Tổng khối lượng vốn đầu 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711

2016
3.917.401

tư thực hiện
Giá trị gia tăng
Tốc độ tăng định gốc (%) Tốc độ tăng liên hoàn (%) -

-1.807.310
13,65
-31,57

1.300.696 6.300.912
37,74
220,54
37,74
132,72


-5.323.789
66,08
-48,18

Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán

Tổng số vốn đầu tư thực hiện của Công ty trong giai đoạn 2012 đến 2016 là
28.885.095 nghìn đồng. Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy, có sự thay đổi khác
thường trong số liệu đầu tư phát triển của Công ty trong năm 2014. Vì trong năm
này, Công ty đã thực hiện 1 loạt các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất trong Công
ty. Còn trong những năm còn lại, lượng vốn đầu tư phát triển trong Công ty không
có sự thay đổi, biến động lớn.
Hàng năm, Công ty luôn chú trọng đầu tư một lượng vốn cho công tác đầu tư
phát triển, tuy nhiên, khối lượng vốn này tăng giảm không đồng đều qua các năm,
phụ thuộc tình hình thực tế thị trường và nhu cầu của Công ty. Vốn đầu tư cao nhất
là vào năm 2014, với số vốn đầu tư là 11.048.501 nghìn đồng, do trong năm 2014
Công ty đã đầu tư máy xúc đào, máy xúc lật để tăng lượng đá khai thác và chế biến.
Thấp nhất là năm 2016, giảm 31,57% so với năm 2015, và so với năm đầu tiên của
kỳ nghiên cứu là 2012 chỉ tăng 13,65%. Việc giảm này là do trong năm 2016, tình
hình giảm sút chung của thị trường, thị trường xây dựng gặp khó khăn, do vậy nhu
cầu đá xây dựng giảm xuất, nên Công ty đã cắt giảm lượng đầu tư.
2.1.3.2. Nguồn vốn đầu tư
Trước năm 2003, khi Công ty còn là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn
đầu tư sử dụng cho hoạt động đầu tư mua sắm máy móc, sửa chữ lớn đều sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu. Nhưng kể từ khi chuyển đổi mô
hình sang công ty cổ phẩn, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của
Công ty không còn được hình thành từ nguồn vốn Nhà nước, mà đến từ nguồn vốn
tự có của Công ty và nguồn vốn huy động của CBCNV trong Công ty. Nguồn vốn

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7


13


Chuyên đề tốt nghiệp

tự có chủ yếu đến từ lợi nhuận giữ lại của Công ty cho vào quỹ đầu tư phát triển,
khấu hao cơ bản để lại, tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Công ty còn huy động nguồn
vốn đến từ phần đóng góp của cán bộ công nhân viên trong công ty, nhưng không
được ghi vào tài sản của Công ty.
Hàng năm, ngoài cổ tức chia cho cổ đông, Công ty đều giữ lại 10% lợi nhuận
để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Lợi nhuận giữ lại là thành phần quan trọng, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty. Công ty có thể sử dụng
nguồn vốn này một cách linh hoạt, chủ động. Trong thời gian qua, do tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh thu được kết quả tốt, nên nguồn vốn đến từ nguồn này.
Cùng với lợi nhuận giữ lại, vốn đầu tư phát triển của Công ty còn được hình
thành tư việc tăng vốn chủ sở hữu. Từ năm 2010, Công ty tăng vốn điều lệ lên gấp
đôi, từ 5.724.700.000 đồng lên 11.449.400.000 nên có sự đột biến về nguồn vốn chủ
sở hữu. Việc tăng vốn điều lệ này lên nhằm tạo nguồn vốn mới đầu tư nhằm thúc
đẩy mở rộng sản xuất.
Ngoài ra, trong cơ cấu vốn đầu tư của Công ty còn có đóng góp từ CBCNV
trong công ty. Mỗi khi thực hiện dự án, Công ty đều kêu gọi đóng góp từ CBCNV
trong Công ty để thực hiện dự án. Lợi nhuận thu lại từ việc thực hiện dự án mới sẽ
được chia đều theo đóng góp của từng người, vừa giúp tăng thu nhập cho CBCNV,
vừa tạo động lực cho CBCNV làm việc và gắn bó hơn với Công ty. Nguồn vốn này
không được ghi vào tài sản của Công ty, nhưng lại phục vụ cho hoạt động đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, đóng vai trò lớn trong sự phát triển của
Công ty.

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7


14


Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Cả

giai

đoạn
VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917,401 28.885.095

1

Tổng


2

phát triển
VĐT từ nguồn 2.688.904 2.211.077 3.151.398

3.126.912 3.369.503 14.547.794

3

vốn tự có
Tỷ trọng (%)
78,01
VĐT từ nguồn 757.989

46,57
28,52
2.536.512 7.897.103

54,62
86,01
2.597.799 547.898

50,36
14.337.301

góp CBCNV
Tỷ trọng (%)

53,43


45,38

49,64

21,99

71,48

13,99

Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán

Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng có hai nguồn vốn đầu tư của Công ty:
nguồn vốn tự có và nguồn vốn đóng góp của CBCNV Công ty. Hai nguồn vốn này
có tỷ trọng gần như tương đương nhau. Nguồn vốn tự có của Công ty được sử dụng
vào mục đích chính là hoạt động marketing, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, và
xây dựng cơ bản trong Công ty. Còn nguồn vốn đóng góp của CBCNV được thực
hiện chủ yếu vào hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới.
Do vậy, trong những năm thị trường khả quan, tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt thì
hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn góp
CBCNV như trong năm 2013 và 2014. Khi thị trường kém khả quan, Công ty hạn
chế đầu tư cho mua sắm trang thiết bị mới, thì tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn tự
có cao hơn so với vốn đầu tư đến từ vốn góp của CBCNV, ví dụ như trong năm
2012 và 2016.
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Hoạt động đầu tư trong Công ty tập trung vào bốn nội dung chính, đó là các
hoạt động đầu tư nâng cao năng lực khai thác đá; đầu tư nâng cao năng lực chế biến
đá; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; và đầu tư cho hoạt động marketing. Số liệu về
mức vốn đầu tư cho từng nội dung và tổng vốn đầu tư của các năm được trình bày

dưới bảng sau:

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

15


Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư của HAMICO
giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng

Stt
1
2
3
4
5

Năm
Đầu tư khai thác
Đầu tư chế biến
Đầu tư nguồn nhân lực
Đầu tư marketing
Tổng vốn đầu tư

2012
791.559
1.213.506

682.693
759.135
3.446.893

2013
2.637.341
1.082.408
569.753
458.087
4.747.589

2014
5.757.136
4.091.365
558.045
641.955
11.048.501

2015
2.707.391
1.718.537
593.496
705.287
5.724.711

2016
1.271.920
1.239.559
574.118
831.804

3.917.401

Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán

2.2.1. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá
Để có nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất chế biến đá, thì
trước tiên phải thực hiện việc khai thác đá từ các mỏ đá của Công ty. Đây là một
trong hai công đoạn chính để tạo ra sản phẩm đá xây dựng, nên có thể ảnh hưởng
nhiều đến chi phí giá thành sản phẩm. Bởi vậy việc đầu tư để phát triển hoạt động
khai thác đá là vô cùng quan trọng.
Hoạt động khai thác đá được tính từ khi khảo sát thiết kế, lựa chọn phương án
khai thác, phá núi, đến công đoạn xúc bốc, vận chuyển đá đến dây chuyền nghiền
sàng để tạo ra sản phẩm.
Trong hoạt động đầu tư phát triển để nâng cao năng lực khai thác đá, nội dung
đầu tư bao gồm việc đổi mới công nghệ khai thác đá của Công ty trở nên an toàn và
hiệu quả hơn. Hiện tại, công nghệ khai thác của công ty là khoan tay thủ công sau
đó đặt mìn phá núi, để đá nguyên khai vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Những hòn nào
nào quá kích cơ sẽ dùng máy dùi vỡ đá thành kích cỡ nhỏ hơn. Sau đó sẽ được máy
xúc đào xúc lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển đến dây chuyền nghiền sàng
đá. Do đó, cùng với việc đổi mới công nghệ khai thác đá, thì một hoạt động nữa
trong đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá của Công ty là việc đầu tư
máy móc để khoan, đào, vỡ đá, xúc bốc và và các phương tiện vận chuyển để vận
chuyển đá khai thác đến dây chuyền nghiền sàng chế biến đá.
Tính đến 2015, hiện Công ty đang có một số máy móc, trang thiết bị cơ bản
dùng cho hoạt động khai thác đá như sau:
Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị cơ bản của HAMICO tính đến hết năm 2015

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

16



Chuyên đề tốt nghiệp

Stt

Máy móc, phương ĐVT

Số

Ký hiệu

Nước

1
2

tiện
Máy khoan cầm tay
Máy xúc đào

lượng
155
5

∆-Y18
Komatsu

sản xuất việc của 01 TB
TQ

80m3/ca
Nhật
80-100m3/ca

5
04
06

PC-220
Kobelko
Liugong
Kawasaki

Nhật
TQ
Nhật

Bộ
Cái

3

Máy xúc lật

Cái

4

Ô tô tải


Cái

Năng lực làm

80-100m3/ca
150m3/giờ
150m3/giờ

88
Trường Hải VN
Theo máy xúc
Nguồn: Hồ sơ năng lực HAMICO năm 2015

Trong Công ty, quy trình đầu tư cho hoạt động khai thác đá được tiến hành
như sau:
Đối với trang thiết bị, máy móc phục vụ khai thác:
+ Hàng năm, các đội trưởng đội sản xuất đánh giá lại số lượng và tình trạng
trang thiết bị tại đội sản xuất rồi báo cáo lại lên phòng Kinh tế - Kỹ thuật trong
Công ty. Hoặc khi có những sự cố, hỏng hóc bất ngờ liên quan đến máy móc, các
Đội trưởng sẽ báo cáo lại tình hình lên phòng Kinh tế - Kỹ thuật hoặc trực tiếp đề
xuất với Giám đốc Công ty.
+ Dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và tổng hợp báo cáo về
số lượng trang thiết bị hiện có trong Công ty, hoặc những sự cố hỏng hóc bất
thường, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ tính toán nhu cầu về mua sắm trang thiết bị để
đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, tìm kiếm trang thiết bị
máy móc với công nghệ, năng suất phù hợp với nhu cầu của Công ty. Kết thúc giai
đoạn tính toán, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ trình lên Giám đốc đề xuất mua sắm đầu
tư trang thiết bị cho Công ty phục vụ nhu cầu khai thác.
+ Sau khi đề xuất mua sắm đầu tư trình lên Giám đốc được thông qua,
phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ chuyển bản đề xuất này sang phòng Kế toán để lấy vốn

đầu tư. Khi có vốn đầu tư, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ trực tiếp liên hệ với nhà
cung cấp bán sản phẩm để thực hiện hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị.
+ Việc thực hiện quản lý đầu tư, bao gồm việc kiểm tra chất lượng máy móc,
số lượng…cũng do phòng Kinh tế - Kỹ thuật thực hiện. Sau đó, máy móc thiết bị sẽ
được chuyển xuống các đội sản xuất chế biến đá để đem vào sử dụng.

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

17


Chuyên đề tốt nghiệp

Công nghệ khai thác:
+ Phòng Kinh tế - Kỹ thuật thực hiện việc nghiên cứu, đệ trình thay đổi công
nghệ khai thác lên Ban lãnh đạo Công ty .
+ Ban lãnh đạo Công ty gồm Giám đốc, Phó giám đốc điều hành mỏ, các
Trưởng phòng, phó phòng, Đội trưởng sẽ dựa vào tình hình thực tế để từ đó đánh
giá công nghệ đặt mìn phá núi mà Công ty đang sử dụng.
+ Khi công nghệ không còn phù hợp, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ được giao
nhiệm vụ tiến hành đầu tư nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ. Sau khi có kết quả
của hoạt động này, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ phải trình lên Ban lãnh đạo Công ty
để được thông qua.
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, Công ty đã có sự đầu tư phát triển cho
hoạt động nâng cao năng lực khai thác đá như sau:
Bảng 2.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động khai
thác đá giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt
1

2
3
4
5
6

Năm
Tổng VĐT
VĐT phát triển khai thác đá
Lượng tăng tuyệt đối
Tốc độ tăng định gốc (%)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
Tỷ trọng so với tổng VĐT

2012
3.446.893
791.559
22,96

2013
4.747.589
2.637.341
1.845.782
233,18
233,18
55,55

2014
11.048.501
5.757.136

3.119.795
627,31
118,29
52,11

2015
5.724.711
2.707.391
-3.049.745
242,03
-52,97
47,29

2016
3.917.401
1.271.920
-1.435.471
60,68
-53,02
32,46

(%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán

Nhìn vào bản số liệu trên, thấy rằng năm có số lượng vốn đầu tư được thực
hiện nhiều nhất cho hoạt động khai thác đá là vào năm 2014. Vì trong năm này,
Công ty đã thực hiện hai hoạt động đầu tư lớn vào mua sắm máy móc, đầu tiên là
máy xúc đào Kobelco - 220 xuất xứ Nhật Bản với công suất 80 - 100 m 3/giờ, giá trị
đầu tư là 2,7 tỷ đồng. Cùng với đó, Công ty còn đầu tư mua 2 máy xúc dùi phá vỡ
đá quá cỡ, với giá trị vốn đầu tư là 2,1 tỷ đồng. Còn trong năm 2016, do nhận thấy

tình hình kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng giảm, nên vốn đầu tư cho hoạt động
khai thác đá đã giảm một cách đáng kể so với các năm khác, giảm 53,02% so với

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

18


Chuyên đề tốt nghiệp

năm trước đó. Trong năm 2016, Công ty chỉ thực hiện đầu tư sửa chữa, thay thế
những thiết bị khai thác đã lạc hậu trước đây.
Ngoại trừ năm 2014 và năm 2016, trong các năm còn lại, tình hình đầu tư cho
hoạt động khai thác đá của Công ty tương đối ổn định.
2.2.2. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực chế biến đá
Trong hoạt động đầu tư năng cao năng lực chế biến đá, nội dung chủ yếu của
hoạt động đầu tư là đầu tư vào các cụm nghiền sàng, bộ phận chế biến từ những
viên đá có kích thước to thành những viên có kích thước nhỏ hơn theo những kích
cỡ đề ra, để tạo ra sản phẩm.
Trước năm 1995, khi việc sản xuất đá hoàn thủ công, công nhân phải trực tiếp
khoan, đập đá ra thành đá thành phẩm, do đó kích thước đá không được đồng đều,
chất lượng sản phẩm thấp, đồng thời việc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả do
tốn quá nhiều chi phí nhân lực, sử dụng lượng nhân công lớn, năng suất không cao.
Sau đó, khi công đoạn chế biến được chuyển qua các cụm máy nghiền sàng, số
lượng và chất lượng đá chế biến được đã tăng lên cao.
Hiện nay, Công ty đang có một số dây chuyền nghiền sàng phục vụ cho hoạt
động chế biến đá như sau:

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7


19


Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2.6. Thống kê dây chuyền phục vụ chế biến đá của HAMICO đến hết
năm 2015
Stt

Máy

móc, Đơn vị tính Số lượng

Nước sản xuất

phương tiện

của 01 TB

1

Dây

chuyền Dây

2

nghiền sàng đá chuyền
Dây
chuyền Dây

nghiền sàng đá

Năng lực làm việc

01

Italia

80-100m3/giờ

06

TQ

80-120m3/giờ

chuyền
Nguồn: Hồ sơ năng lực HAMICO năm 2015

Trong giai đoạn từ 1995 - 2010, Công ty thực hiện đầu tư 7 dây chuyền
nghiền sàng đá, trong đó tính riêng giai đoạn 1995 - 2007, số dây chuyền được đầu
tư trong Công ty là 6 dây chuyền. Vào năm 1995, Công ty đầu tư một dây chuyền
nghiền sàng công nghệ Italia, với vốn đầu tư là 7 tỷ đồng, năng suất: 75 - 90 m 3/giờ
(120 – 145 tấn/giờ). Năm 2002, Công ty đầu tư 2 dây chuyền công nghệ Trung
Quốc, với mức vốn đầu tư cho mỗi dây chuyền là 2,5 tỷ động, năng suất: 65 - 80
m3/giờ (100 - 130 tấn/giờ). Vào năm 2004, Công ty tiếp tục đầu tư 2 dây chuyền
nghiền sàng công nghệ Trung Quốc, một dây chuyền trị giá 3,2 tỷ đồng, một dầy
chuyền khác có trị giá 3,5 tỷ đồng, cùng có công suất là 100 - 125 m 3/giờ (160 - 200
tấn/giờ). Năm 2007, Công ty đầu tư cụm dây chuyền nghiền sàng Áng Dâu công
nghệ Trung Quốc, vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng, có năng suất 100 - 125 m 3/giờ (160 - 200

tấn/giờ). Năm 2012, Công ty đầu tư một cụm nghiền sàng mới, cụm nghiền sàng số
6B công nghệ Trung Quốc, với năng suất 100 - 125 m 3/giờ (160 - 200 tấn/giờ), vốn
đầu tư là 7 tỷ đồng.
Ngoài việc đầu tư mới các cụm nghiền sàng đá, Công ty còn thực hiện những
hoạt động đầu tư nhằm phục hồi lại năng lực sản xuất của các dây chuyền cũ hoặc
các hoạt động đầu tư nhằm cải tiến các dây chuyền cũ theo công nghệ hiện đại, mức
độ tự động hóa cao nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, cải thiện
hiệu quả.
Bên cạnh việc đầu tư vào các cụm nghiền sàng, hoạt động đầu tư nâng cao
năng lực chế biến đá của Công ty còn liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

20


Chuyên đề tốt nghiệp

nhà kho, bến bãi để chứa sản phẩm sau chế biến, dây chuyền và phương tiện vận
chuyển sản phẩm từ kho bãi ra cầu cảng, bến tàu để xuất hàng...
Quy trình thực hiện đầu tư của Công ty được tiến hành theo các bước:
+ Phòng Kinh tế - Kỹ thuật đề xuất lên Giám đốc kế hoạch việc thực hiện
đầu tư sửa chữa cải tiến dây chuyền; xây dựng, lắp đặt dây chuyền mới hoặc đầu tư
nhà kho, bến bãi, dây chuyền vận chuyển.
+ Giám đốc xem xét đề xuất từ phòng Kinh tế - Kỹ thuật gửi lên, nếu thấy
hợp lý sẽ quyết định thực hiện đầu tư. Với số vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng, Giám
đốc có quyền tự quyết định. Với số vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên, Giám đốc
phải trình lên Hội đồng quản trị để được thông qua.
+ Sau khi đề xuất đầu tư được thông qua, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ tiến
hành thực hiện công cuộc đầu tư.

+ Việc thực hiện hoạt động đầu tư, Giám đốc sẽ trực tiếp giám sát, hoặc sẽ
phân công cho Phó giám đốc hoặc Trưởng phòng Kinh tế - Kỹ thuật tiến hành quản
lý hoạt động đầu tư.
Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động chế
biến đá giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
St

Năm

2012

2013

t
1
2
3

Tổng VĐT
VĐT phát triển chiến biến đá
Lượng tăng tuyệt đối

3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711
1.213.506 1.082.408 4.091.365 1.718.537
-131.098 3.008.957 -2.372.828

4

Tốc độ tăng định gốc (%)


-

-10,80

237,15

41,62

2,15

5

Tốc độ tăng liên hoàn (%)

-

-10,80

277,98

-57,99

-27,87

6

Tỷ trọng so với tổng VĐT (%)

37,03


30,02

31,64

35,21

22,79

2014

2015

2016
3.917.401
1.239.559
-478.978

Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán

Nhìn bảng số liệu trên, thấy rằng lượng vốn đầu tư cho việc phát triển năng
lực khai thác đá không đồng đều qua các năm, phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư từng
năm. Như trong năm 2014, năng lực chế biến đá tăng lên đột biến do Công ty đầu tư

SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7

21



×