SỞ Y TẾ ĐẮK LẮK
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHÓE SINH SẢN
---------------*-----------------
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ LÀM MẸ AN TOÀN Ở BÀ
MẸ CÓ CON DƯỚI 02 TUỔI TẠI HUYỆN KRÔNG
BÔNG TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2018
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ CẤP II
Đắk Lắk, 2018
SỞ Y TẾ ĐẮK LẮK
TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHÓE SINH SẢN
----------------*--------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ CẤP II
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ LÀM MẸ AN TOÀN Ở BÀ MẸ
CÓ CON DƯỚI 02 TUỔI TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG
TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2018
Đắk Lắk – 2018
Contents
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 4
1.1. Một số khái niệm về LMAT sử dụng trong nghiên cứu: ............................ 4
1.1.1. Tổng quan về Làm mẹ an toàn: ................................................................ 4
1.1.2. Nội dung về LMAT:................................................................................. 7
1.1.3. Chăm sóc trước, trong và sau sinh .......................................................... 8
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác LMAT . ....................................... 17
1.2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế LMAT: ........................................................... 17
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ LMAT: ........................ 21
1.3. Một số can thiệp về làm mẹ an toàn: ........................................................ 24
1.4. Tình hình công tác làm mẹ an toàn tại tỉnh Đắk Lắk:............................... 30
1.5. Khung lý thuyết đánh giá kiến thức, thực hành về LMAT: ...................... 34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 37
2.2. Thời gian và địa điểm: ............................................................................. 37
2.3. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................. 37
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu. ...................................... 38
2.5. Phương pháp thu thập số liệu:.................................................................. 40
2.5.1. Số liệu: ................................................................................................... 40
2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu: ....................................................................... 40
2.5.3. Công cụ thu thập số liệu: ....................................................................... 41
2.5.4. Qui trình thu thập và đảm bảo chất lượng số liệu: ................................ 41
2.6. Khái niệm, định nghĩa các biến số chính trong nghiên cứu: ..................... 42
2.6.1. Một số khái niệm:................................................................................... 42
- Kiến thức về LMAT: ..................................................................................... 42
2.7. Phương pháp quản lý, phân tích số liệu: .................................................. 46
2.8. Giới hạn, sai số và biện pháp khắc phục của đề tài: ................................ 46
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu: ....................................................................... 47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 48
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:............................................................... 48
3.2. Kiến thức, thực hành về LMAT của BM : .................................................. 50
3.2.1. Kiến thức và thực hành của BM chăm sóc trước sinh: .......................... 50
3.2.2. Kiến thức và thực hành chăm sóc trong sinh: ........................................ 53
3.2.3. Kiến thức, thực hành của BM chăm sóc sau sinh: ................................. 55
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành LMAT ở bà mẹ có con
dưới 2 tuổi: ....................................................................................................... 58
3.3.1. Chăm sóc trước sinh. .............................................................................. 58
3.3.2. Chăm sóc trong chuyển dạ: .................................................................... 67
3.3.3. Chăm sóc sau sinh: ................................................................................. 70
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 81
Chương 5. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ .............................................. 97
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
KHUYẾN NGHỊ: ......................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 102
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 108
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BM
Bà mẹ
BPTT
Biện pháp tránh thai
BYT
Bộ Y tế
BS
Bác sĩ
CBYT
Cán bộ y tế
CĐTB
Cô đỡ thôn buôn
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
CSSKBMTE
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
CSSKSS
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSS
Chăm sóc sơ sinh
DCTC
Dụng cụ tử cung
DS - KHHGĐ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
QG
Quốc gia
IMR
Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (Infant Motarlity Rate)
LMAT
Làm mẹ an toàn (Safe Motherhood)
NHS
Nữ hộ sinh
NVYTTB
Nhân viên Y tế thôn buôn
MMR
Tỷ số tử vong mẹ (Maternal Mortality Rate)
OR
Odds Ratio (tỷ số chênh)
PNĐ
Phụ nữ đẻ
SKSS
Sức khỏe sinh sản
SS
Sơ sinh
TCYTTG
Tổ chức Y tế thế giới
TT
Truyền thanh
TT-GD-TT
Thông tin - Giáo dục - Truyền thông
TTB
Trang thiết bị
TVM-TVSS
Tử vong mẹ-Tử vong sơ sinh
TSS
Trẻ sơ sinh
TYT
Trạm y tế
UNFPA
Quĩ Dân số Liên hiệp quốc
(United Nations Population Fund)
UNICEF
Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(United Nations Children's Fund)
YSSN
Y sĩ Sản Nhi
WB
Ngân hàng thế giới (World Bank)
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
DANH MỤC BẢNG - BIỂU - HÌNH
Danh mục bảng:
Bảng 3. 1. Nhóm tuổi, trình độ học vấn của các bà mẹ. ......................... 48
Bảng 3.2. Đặc trưng về dân tộc và tôn giáo của BM: ............................. 48
Bảng 3.3. Đặc trưng về lần có thai và số con sống ................................. 49
Bảng 3. 4. Tiếp cận thông tin về LMAT của BM .................................... 50
Bảng 3.5. Tỷ lệ BM có kiến thức về số lần khám thai trong 1 thai kỳ: .. 50
Bảng 3.6. Tỷ lệ BM có kiến thức về số lần tiêm phòng uốn ván đủ liều
đối với trường hợp chưa tiêm trước đó: ............................................ 51
Bảng 3.7. Tỷ lệ BM có kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang
thai :................................................................................................... 51
Bảng 3.8. Tỷ lệ BM có kiến thức về xử trí các dấu hiệu nguy hiểm khi
mang thai ........................................................................................... 52
Bảng 3. 9. Tỷ lệ BM thực hành khám thai trong 3 kỳ thai nghén. (n=329)
........................................................................................................... 52
Bảng 3.10. Tỷ lệ BM thực hành về nơi khám thai. ............................... 53
Bảng 3.11. Tỷ lệ BM tiêm phòng uốn ván khi mang thai: ..................... 53
Bảng 3.12. Tỷ lệ BM có kiến thức về ai là người đỡ đẻ tốt nhất ............ 53
Bảng 3.13. Tỷ lệ BM có kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm khi sinh.54
Bảng 3. 14. Tỷ lệ BM có kiến thức về từng dấu hiệu nguy hiểm sau sinh.
........................................................................................................... 55
Bảng 3. 15.Kiến thức ở BM về cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. ...... 57
Bảng 3.16. Yếu tố liên quan đến kiến thức về khám thai ít nhất 3 lần
trong 3 thai kỳ cho 1 lần mang thai ở BM. ....................................... 58
Bảng 3.17. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về tiêm phòng UV đủ 2
mũi khi có thai ở PNCT chưa tiêm UV trước đó . ............................ 60
Bảng 3.18. Các yếu tố liên quan đến kiến thức ở bà mẹ về biết ít nhất 3
dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai: ................................................... 62
Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan đến thực hành khám thai từ 3 lần trở lên
........................................................................................................... 63
Bảng 3.20. Các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm phòng uốn ván đủ
liều ..................................................................................................... 65
Bảng 3.21. Các yếu tố liên quan đến kiến thức biết ít nhất 3 dấu hiệu nguy
hiểm khi sinh ở BM. ........................................................................... 67
Bảng 3.22. Các yếu tố liên quan đến thực hành đẻ tại CSYT của BM..... 68
Bảng 3.23. Các yếu liên quan đến kiến thức về khám 6 tuần đầu sau sinh .
........................................................................................................... 70
Bảng 3.24. Các yếu tố liên quan đến kiến thức ít nhất 3 dấu hiệu nguy
hiểm sau sinh..................................................................................... 72
Bảng 3.25. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về cho trẻ bú sớm trong
giờ đầu sau sinh................................................................................. 73
Bảng 3.26. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về tránh thai sau sinh. .. 74
Bảng 3.27. Các yếu tố liên quan đến thực hành về khám mẹ và con sau
sinh trong vòng 6 tuần đầu. ............................................................... 76
Bảng 3.28. Các yếu tố liên quan đến thực hành về cho trẻ bú sớm trong
vòng 1 giờ sau sinh ở BM. ................................................................ 77
Bảng 3.29. Các yếu tố liên quan đến thực hành về áp dụng các biện pháp
tránh thai sau sinh ở BM. .................................................................. 79
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ BM đã chọn nơi sinh con lần gần đây. ..................... 54
Biểu đồ 3. 2. Kiến thức ở BM về xử lý khi gặp những dấu hiệu nguy
hiểm sau khi sinh. ............................................................................ 56
Biểu đồ 3. 3. Kiến thức ở BM về cho trẻ bú trong giờ đầu sau sinh. ..... 56
Biểu đồ 3. 4. Kiến thức ở BM về tránh thai sau sinh .............................. 57
Biểu đồ 3. 5. Bà mẹ-trẻ sơ sinh khám 6 tuần đầu sau sinh và cơ sở y tế bà
mẹ đến khám: .................................................................................... 58
Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ BM đã chọn nơi sinh con lần gần đây. ..................... 54
Biểu đồ 3. 2. Kiến thức ở BM về xử lý khi gặp những dấu hiệu nguy
hiểm sau khi sinh. ............................................................................ 56
Biểu đồ 3. 3. Kiến thức ở BM về cho trẻ bú trong giờ đầu sau sinh. ..... 56
Biểu đồ 3. 4. Kiến thức ở BM về tránh thai sau sinh .............................. 57
Biểu đồ 3. 5. Bà mẹ-trẻ sơ sinh khám 6 tuần đầu sau sinh và cơ sở y tế bà
mẹ đến khám: .................................................................................... 58
Danh mục hình
Hình 1. 1. Bảng đồ huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk ........................... 34
Hình 1. 2. Khung năng lực hệ thống y tế theo TCYTTG ....................... 35
Hình 1. 3. Khung lý thuyết Đánh giá kiến thức, thực hành về Làm mẹ an
toàn ở bà mẹ. ..................................................................................... 37
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mỗi lần mang thai và sinh nở người phụ nữ phải đối mặt với nhiều
nguy cơ liên quan tới những tai biến đột ngột và khó lường. Sáng kiến đầu tiên
về Làm mẹ an toàn đã chính thức đưa ra tại Nairobi, Kenya năm 1987 là một
nỗ lực lớn mang tính toàn cầu do tầm quan trọng về sức khoẻ cho người mẹ,
mục tiêu giảm bệnh tật và tử vong của người mẹ Kể từ năm 1995, Bộ Y tế đã
phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc khởi xướng
Chương trình Làm mẹ an toàn tại Việt Nam. Chính phủ và cộng đồng các nhà
tài trợ đã có nhiều nỗ lực nhằm củng cố dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và
trẻ em.
Làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh là hai nội dung quan trọng của
công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản [5], đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn
thành các Mục tiêu thiên niên kỷ 4 và 5 , cũng như các mục tiêu về sức khỏe bà
mẹ và trẻ em mà Quốc hội và Chính phủ giao cho Ngành y tế [5] , một trong
những ưu tiên trong chiến lược Quốc gia bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
giai đoạn (2011-2020) tầm nhìn đến năm 2030. Điều này cũng đã được thể hiện
trong mục tiêu cụ thể của Chiến lược Dân số và chăm sóc sức khỏe Việt Nam
giai đoạn (2011-2020) là “Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác
biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng miền” [10].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 585.000 phụ
nữ tử vong do những nguyên nhân có liên quan đến thai sản, 99% số tử vong
này xuất hiện ở các nước đang phát triển, chủ yếu ở Châu Phi, Trung Á, Tây Á
và Đông Nam Á, cứ mỗi phút có một phụ nữ tử vong do các tai biến liên quan
đến quá trình thai sản. Có ít nhất 7 triệu phụ nữ sau khi sinh có những vấn đề
sức khoẻ nghiêm trọng và hơn 50 triệu phụ nữ có những hậu quả về sức khoẻ
sau khi sinh [47] . Khoảng 8 triệu trẻ em chết trong năm đầu, có khoảng 4,3
triệu trẻ sơ sinh chết trong 28 ngày đầu sau sinh [47]. Tại các nước đang phát
triển, mang thai và sinh đẻ là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, bệnh tật
và tàn phế cho phụ nữ, chiếm khoảng 18% gánh nặng bệnh tật ở nhóm tuổi này.
Tử vong sơ sinh chủ yếu xảy ở các nước đang phát triển, chiếm 96% trẻ sơ sinh
chết hàng năm trên thế giới [51].
Tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, là khu vực có tỷ
suất chết của trẻ em <1 tuổi và tỷ số tử vong mẹ rất cao trong cả nước. Chính vì
vậy, Nhà nước cùng với sự tài trợ của các Tổ chức Quốc tế đã có các can thiệp
cho chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản như Dự án mục tiêu Quốc gia về
Dân số-Sức khỏe sinh sản, Chương trình giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh , Dự
án Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh từ nhà đến cơ sở y tế v.v... Các can
thiệp này bao gồm việc cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo nâng cao năng lực
cán bộ y tế, giám sát hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và tăng cường công
tác truyền thông tại cộng đồng để nhằm mục đích nâng cao chất lượng cán bộ y
tế, hiểu biết của người dân nhằm giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy vậy, theo
báo cáo thường qui cho thấy tình hình tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh của tỉnh
chưa giảm bền vững và còn ở mức cao so với cả nước, việc sử dụng dịch vụ
Làm mẹ an toàn của người dân còn có hạn chế. Kiến thức và thực hành ở bà mẹ
có ý nghĩa quan trọng để thực hiện thành công các chương trình can thiệp về
Làm mẹ an toàn.
Huyện Krông Bông là một trong 15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh
Đắk Lắk, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng, nhiều thành
phần dân tộc; trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản còn
thiết sót, việc quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván còn hạn chế, còn tỷ
lệ khá cao (>10%) bà mẹ sinh con tại nhà trong đó có những bà mẹ sinh con
không được cán bộ y tế có chuyên môn chăm sóc [30].
Một nghiên cứu để trả lời các câu hỏi: Kiến thức và thực hành ở bà mẹ
về Làm mẹ an toàn tại huyện Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk như thế nào? Có
các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành Làm mẹ an toàn của bà mẹ thực
sự cần thiết và chưa có dữ liệu nghiên cứu nào tại tỉnh cho tới thời điểm hiện
tại. Chính vì để làm sáng tỏ các câu hỏi nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về Làm mẹ
an toàn ở các bà mẹ có con dưới 02 tuổi tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
năm 2018” Với hy vọng cung cấp các số liệu, thông tin khoa học làm cơ sở can
thiệp nhằm nâng cao công tác Làm mẹ an toàn, cải thiện tình trạng sức khỏe
cho bà mẹ, trẻ sơ sinh.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 2 tuổi có kiến thức và thực hành đúng
về làm mẹ an toàn tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, năm 2018;
2. Phân tích một số yêu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về làm
mẹ an toàn ở bà mẹ có con dưới 2 tuổi đang sinh sống tại huyện Krông Bông.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về LMAT sử dụng trong nghiên cứu:
1.1.1. Tổng quan về Làm mẹ an toàn:
Thuật ngữ Làm mẹ an toàn (LMAT) xuất hiện vào năm 1987 do tầm quan
trọng về sức khoẻ cho người mẹ bởi vì nó liên quan đến tử vong và bệnh tật của
người mẹ. Sự ra đời của khái niệm này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa
WHO, UNICEF, UNPFA, WB và Hội đồng dân số thế giới..
“Làm mẹ an toàn là tất cả các phụ nữ đều được nhận sự chăm sóc cần thiết
để được hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và sau đẻ,
bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa khi có tai biến xảy ra”. Làm mẹ an toàn
là một lĩnh vực ưu tiên trong chăm sóc sức khoẻ của các nước trên thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển [1]. Sáng kiến LMAT đã được hơn 100 quốc
gia và các tổ chức quốc tế chọn làm chương trình hành động.
Tại Việt Nam, LMAT tập trung vào giảm tỷ số tử vong mẹ (TVM) và tử
vong sơ sinh (TVSS). Làm mẹ an toàn đảm bảo cho tất cả các phụ nữ và trẻ sơ
sinh đều được nhận sự chăm sóc cần thiết để hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt
thời gian mang thai, sinh đẻ và sau đẻ, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa
khi có tai biến xảy ra [7].
Phụ nữ thường dễ gặp nguy biểm trong khi chuyển dạ, khi sinh và ngay
sau sinh. Mỗi năm, khoảng 35.000 phụ nữ chết trong thời kỳ mang thai hoặc
khi sinh con, ước tính hơn 8 triệu phụ nữ nữa bị mắc bệnh nguy hiểm và tàn tật
suốt đời do những biến chứng khi sinh con [16]. Kể từ 1990 đến nay, số ca tử
vong ở bà mẹ mỗi năm trên toàn thế giới ước tính trên 500.000 với tổng số gần
10 triệu ca trong vòng 19 năm qua [37]. Tỷ số tử vong mẹ (MMR) ở Việt Nam
năm 2009 là 69 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống theo báo cáo của Tổng Điều tra
Dân số và Nhà ở trên phạm vi toàn quốc và Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em [42]
[26]. Tỷ suất tử vong của trẻ dưới 1 tuổi là 16/1000 trẻ sinh sống [26] Quản lý
chăm sóc trong suốt thời kỳ mang thai sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử
vong sơ sinh, đặc biệt giảm 5 tai biến sản khoa: băng huyết sau sinh, tiền sản
giật, nhiễm trùng hậu sản, vỡ tử cung và uốn ván rốn.
Theo ước tính của nhiều nguồn từ các tổ chức có uy tín trên thế giới
(WHO, UNICEF, UNFPA, WB) và Tổng cục Thống kê thì tỷ số TVM năm
2015 của Việt Nam vào khoảng 54-58/100.000 trẻ sơ sinh sống [44]. Tỷ số
TVM ở miền núi cao gấp đôi so với co số toàn quốc và cao hơ khảng gấp 3 lần
so với TVM tại các vung đồng bằng [44], TVM có xu hướng giảm nhiều so với
vùng Đồng bàng Sông Hồng và Bắc Trung bộ, các vùng còn lại đều thay đổ
không đáng kể. Tuy nhiên, số liệu về TVM của các vùng có xu hướng không
ổn định nên cần theo dõi trong thời gian dài [44].
Theo khuyến cáo của TCYTTG mỗi phụ nữ mang thai ít nhất phải được
khám thai ít nhất 4 lần vào cả 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối khi
mang thai [2]. Tỷ lệ phụ nữ có thai khám thai ít nhất 1 lần trên toàn thế giới là
68%, thấp nhất là ở châu Phi 63%, châu Á 65%, châu Mỹ La Tinh 73%, cao
nhất là Bắc Mỹ và châu Âu 97%. Ở một số quốc gia, việc sử dụng dịch vụ này
còn thấp như ở Nepal 15%, Pakistan 26%; trong khi đó, một số nước có tỷ lệ
khám thai khá cao như Srilanka là 97%, Mexico 91% [58] [59].
Cũng theo khuyến cáo của TCYTTG và Bộ Y tế, mỗi phụ nữ mang thai
ít nhất phải được tiêm phòng uốn ván 2 lần để phòng bệnh uốn ván cho mẹ và
trẻ sơ sinh [43] [8]. Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe BM-TE có 88,5%
thai phụ tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi [4].
Để giảm tử vong và nâng cao sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tại nhiều
nước trên thế giới đã có những chương trình can thiệp về LMAT. Một số mô
hình can thiệp được triển khai phối hợp như chương trình LMAT, trong đó tập
trung chủ yếu vào giải quyết khâu “3 chậm trễ” (chậm trễ do bà mẹ và gia đình
không biết vấn đề cần phải cấp cứu; chậm trễ do phải vận chuyển bà mẹ đến cơ
sở y tế cung cấp dịch vụ cấp cứu sản khoa cơ bản và toàn diện; chậm trễ trong
việc cấp cứu sản khoa toàn diện) [36]. Theo báo cáo tổng hợp của nhiều chuyên
gia trên thế giới do tạp chí Lancet xuất bản năm 2007 [54], cho tới thời điểm
này có 3 chiến lược can thiệp được cho là hiệu quả trong LMAT, đặc biệt là
để giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh là: (1) Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia
đình. (2) Chăm sóc tốt trước, trong và sau khi sinh. (3) Tăng cường khả năng
tiếp cận với các dịch vụ cấp cứu sản khoa.
Can thiệp giảm tử vong mẹ trong lúc đẻ có thể giúp giảm tử vong trẻ chu
sinh tới 30-45% và giảm tỷ lệ chết lưu tới 25-62%. Chiến lược giảm tử vong
mẹ nhằm hướng tới đảm bảo mỗi ca đẻ đều có người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ,
mỗi người phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sản khoa thiết yếu và
toàn diện khi cần, điều này càng chỉ rõ rằng phải đánh giá nhu cầu và xác định
thực trạng địa phương trước khi tiến hành can thiệp. Kiến thức về thực trạng
cơ sở y tế địa phương (nhân lực, cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết
yếu) cung và cầu, mối liên hệ giữa gia đình với cộng đồng, với cơ sở y tế (trạm
y tế, bệnh viện huyện và tỉnh) và hệ thống chuyển tuyến tại cộng đồng là những
kiến thức bắt buộc phải có trước khi tiến hành can thiệp giảm tử vong mẹ.
Các hoạt động can thiệp về LMAT chủ yếu bao gồm: truyền thông giáo
dục sức khoẻ về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, các dấu hiệu nguy hiểm khi
mang thai, khi sinh và sau khi sinh, xây dựng mô hình chuyển tuyến tại cộng
đồng, đào tạo cán bộ y tế, tăng cường giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ
LMAT và cung cấp trang thiết bị CSSKSS. Những mô hình này đã được Quỹ
UNFPA, TCYTTG, các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế
và trong nước triển khai tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Các mô hình được triển khai đã chứng minh
được hiệu quả làm giảm tử vong và tai biến trước, trong và sau khi sinh cho bà
mẹ và trẻ sơ sinh. Việt Nam, Nepal, Pakistan, Ấn Độ và một số nước trong khu
vực cũng như ở châu Phi đã tổng kết và nhân rộng các mô hình này trên phạm
vi toàn quốc [36].
1.1.2. Nội dung về LMAT:
Nội dung của LMAT bao gồm chăm sóc bà mẹ trước sinh, chăm sóc trong
chuyển dạ và chăm sóc sau đẻ.
- Chăm sóc trước sinh là chăm sóc bà mẹ từ khi mang thai đến khi đẻ.
Trong thời kỳ này BM được quản lý thai tại cơ sở y tế, được khám thai ít nhất
4 lần, trong đó ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai sản (3 tháng đầu, 3 tháng giữa,
3 tháng cuối) [43] [8] để được tư vấn, chăm sóc cho mẹ và thai nhi, được tiêm
vac xin phòng uốn ván, dự kiến ngày sinh, tư vấn chọn lựa nơi sinh con cho bà
mẹ…, đồng thời phát hiện sớm bất thường để xử lý kịp thời, phòng ngừa tai
biến có thể xảy ra.
Quản lý thai là chức năng của TYT xã, là nhiệm vụ của CB phụ trách công
tác CSSKSS của TYT, là biện pháp giúp CBYT xã quản lý được trình trạng
thai sản của bà mẹ trong xã, theo dõi chăm sóc bà mẹ trước sinh, khi sinh đẻ và
sau đẻ cho tới hết thời gian hậu sản [8] [43]. Có 4 công cụ chính để quản lý thai:
(1) Sổ khám thai, (2) Phiếu khám thai, (3) Bảng quản lý thai sản, (4) Hộp hẹn
và phiếu hẹn. Một điểm lưu ý trong quản lý thai là trạm y tế không quản lý thai
sản có nguy cơ cao như thai sản có vết mổ lấy thai củ chẳng hạn mà phải giới
thiệu lên tuyến cao hơn (bệnh viện huyện trở lên) [8].
- Chăm sóc trong chuyển dạ, giai đoạn “vượt cạn” BM cần được sự chăm
sóc, động viên, chăm sóc, theo dõi, tiên lượng, phát hiện xử trí kịp thời, đúng
đắn để cuộc đẻ được an toàn, phòng tránh tai biến cho BM và thai nhi.
- Về nguyên tắc, tốt nhất BM phải đươc theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế
trong quá trình chuyển dạ phải theo dõi toàn diện cả mẹ và thai nhi, phải theo
dõi chuyển dạ bằng Biểu đồ chuyển dạ một cách toàn diện, có hệ thống, tận
tình, kiên nhẫn và tỉ mỉ là những đức tính cần thiết của người chăm sóc chuyển
dạ [8] .
Người đỡ đẻ phải được đạo tạo chuyên môn, thực hiện đúng các quy trình
chuyên môn và đảm bảo nguyên tắc vô trùng, phát hiện kịp thời các bất thường
trong chuyển dạ trong đẻ và ngay sau đẻ xử trí kịp thời.
Với cuộc chuyển dạ có dấu hiệu bất thường thì không được theo dõi và đỡ
đẻ ở tuyến xã, xử trí ban đầu trước khi chuyển tuyến phù hợp [8].
Chăm sóc sau đẻ là chăm sóc BM và trẻ SS đến 42 ngày sau đẻ, bao gồm
chăm sóc ngày đầu sau đẻ, tuần đầu sau đẻ và chăm sóc đến 42 ngày sau đẻ. Ở
mỗi giai đoạn chăm sóc có yêu cầu chăm sóc và mục đích chăm sóc nhằm đảm
bảo cho BM và trẻ được an toàn.
1.1.3. Chăm sóc trước, trong và sau sinh
1.1.3.1.Chăm sóc trước sinh (CSTS)
Chăm sóc trước sinh tập trung chủ yếu vào một số hoạt động như quản lý
thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm và kịp
thời điều trị, truyền thông về dinh dưỡng và giữ vệ sinh cho phụ nữ trong quá
trình mang thai [19]. Bổ sung viên sắt thường xuyên để phòng tránh thiếu
máu do thiếu sắt trong khi có thai là một trong những nhiệm vụ của chương
trình dinh dưỡng quốc gia cung cấp viên sắt hàng tuần cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ ở Việt Nam [52] [2] [43].
●Quản lý thai, thực hiện tại tuyến xã do NHS hoặc YSSN phụ trách công
tác CSSKSS tại TYT xã thực hiện. Tất cả phụ nữ có thai được đăng ký và khám
thai định kỳ theo hẹn là công tác quan trọng bảo vệ SKSS cho mọi gia đình
góp phần làm giảm TVM, TVSS. Các công cụ quản lý thai gồm Sổ khám thai,
phiếu theo dõi sức khỏe, thai kỳ, Bảng Quản lý thai và hộp hẹn, phiếu hẹn [6].
● Khám thai, thực hiện tại tất cả các tuyến do cán bộ có chuyên môn
cung cấp dịch vụ CSSKSS thực hiện, bao gồm 9 bước tỳ theo giai đoạn của thai
kỳ, đánh giá tình trạng sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, phát hiện thai kỳ nguy
cơ, dự phòng, điều trị, tai biến sản khoa, tiên lượng cuộc đẻ. Trong thời gian
mang thai BM được khám thai ít nhất 4 lần, lần thứ 1 vào 3 tháng giữa, lần thứ
2 vào 3 tháng giữa, lần 3 vào 3 tháng cuối, và lần thứ 4 trước ngày sinh dự kiến.
● Tiêm vác xin đủ liều phòng UVSS theo lịch tiêm. Theo đó ở BM mang
thai chưa được tiêm UV trước đó, khi mang thai được tiêm ít nhất 2 mũi, mũi
thứ nhất khi phát hiện có thai, càng sớm càng tốt và mũi thứ 2 cách mũi thứ
nhất 6 tháng và cách ngày sinh dự đoán 1 tháng đề bảo vệ UVSS.
- Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) giai đoạn
2003-2007, tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15-49 có thai được cán bộ y tế khám thai ít
nhất 1 lần trên toàn thế giới là 77%, thấp nhất là khu vực Nam Á là 68%, cao
nhất là khu vực Mỹ Latinh và khu vực Caribe là 94%, các nước đang phát triển
là 77% và các nước kém phát triển là 64% [60] [59] . Tỷ lệ khám thai còn thấp
hơn nhiều như ở các quốc gia có xung đột sắc tộc và chiến tranh như
Afghanistan 16%. Tỷ lệ khám thai khác nhau ở các quốc gia khác nhau như
Somalia (26%), Ethiopia(28%), Lào (35%), Nepal (44%), Ấn Độ(74%), Miến
Điện (76%), Ma-lai-xi-a (79%), Philippin (88%), Thái Lan (98%), Australia
(100%) và Việt Nam (91%) [59]. Tuy nhiên, các con số thống kê trên ở các
quốc gia đang phát triển chỉ mang tính ước lượng và nhiều khi thiếu chính xác
do hệ thống báo cáo y tế còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu tại 1 tỉnh của Trung Quốc cho thấy hơn một nửa số người
phụ nữ khám thai lần đầu tiên vào tuần thứ 13 của thai kỳ, 36% khám thai ít
hơn 5 lần và khoảng 9% không khám thai lần nào và lý do chính của việc không
khám thai là do người phụ nữ cho rằng việc khám thai là không cần thiết [61].
Theo báo cáo của TCYTTG, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ khám
thai đủ 3 lần khoảng từ 10% đến hơn 90%; đặc biệt phụ nữ nghèo ở các
vùng nông thôn không khám thai đủ theo quy định [63]. Tuy nhiên, báo cáo
này không đề cập đến chất lượng của khám thai như có đảm bảo khám thai vào
mỗi thai kỳ hoặc nội dung của khám thai có đảm bảo hay không. Nhìn chung,
các nghiên cứu trên thế giới thường chỉ đề cập đến số lượng chứ không đề cập
đến chất lượng của khám thai. Việc phát hiện chất lượng khám thai đòi hỏi
những nghiên cứu hết sức phức tạp và tốn nhiều nguồn lực.
Theo báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc SKSS tại Việt Nam
giai đoạn 2000-2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc thì có khoảng 1/10 đến
1/3 số phụ nữ không đi khám thai khi mang thai, số phụ nữ khám thai ít nhất 3
lần thay đổi từ 1/5 cho đến 1/3 phụ thuộc vào tôn giáo và nơi ở của phụ nữ.
Tính bình quân, số lần khám thai trung bình của một phụ nữ khi mang thai là
2,7 lần ở khu vực miền núi và 3,7 lần ở khu vực đồng bằng [33] , tỷ lệ phụ nữ
làm nghề nông khám thai đủ 3 lần thấp hơn so với các phụ nữ làm nghề khác,
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trình độ học vấn, thu nhập và
kiến thức về chăm sóc trước sinh có ảnh hưởng rõ rệt đến việc sử dụng các
dịch vụ chăm sóc trước sinh (khám thai, tiêm phòng uốn ván, và uống viên
sắt) [33].
Theo Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, một trong những
nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai ít nhận được các dịch vụ chăm sóc
trước sinh là do họ chưa hiểu được tầm quan trọng và tính cần thiết của công
tác chăm sóc trước sinh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này như trình
độ học vấn thấp, người dân tộc, điều kiện kinh tế có hạn, khả năng tiếp cận của
họ đến các cơ sở chăm sóc trước sinh (tiếp cận về địa lý, kinh tế và văn hóa),
phân bố của các cơ sở y tế và sự hài lòng của họ đối với các cơ sở cung cấp
dịch vụ trước sinh [36].
Theo kết quả của một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy có khoảng 60% phụ
nữ trả lời rằng chăm sóc trước sinh là không cần thiết [56]. Báo cáo tổng quan
các nghiên cứu về SKSS ở các nước đang phát triển từ năm (1990- 2006) cho
thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh của các bà
mẹ bao gồm: trình độ học vấn của bà mẹ và người chồng, tình trạng hôn nhân,
tính sẵn có của dịch vụ, chi phí y tế, thu nhập hộ gia đình, nghề nghiệp của bà
mẹ, khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông và tiền sử sinh sản phức
tạp của bà mẹ. Ngoài ra yếu tố tín ngưỡng, văn hóa và phong tục tập quán, tuổi
tác và tôn giáo cũng có ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
của các bà mẹ [62].
Báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe năm 2017 và phương hướng nhiệm
vụ năm 2018 của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em-Bộ Y tế, số liệu 9 tháng đầu
năm 2017 cho thấy chung cho toàn quốc, tỷ lệ phụ nữ mang thai được quản lý
thai khám thai là 94,8% , tỷ lệ này thấp nhất là 92% ở vùng Tây Nguyên và
Đồng bằng Sông Hồng trong khi vùng Tây Bắc là 94,8% [44] . Tỷ lệ phụ nữ
đẻ khám thai trên 3 lần trong 3 thai kỳ trung bình toàn quốc 89,5% ( năm 2007
là 88,3%). Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên vẫn là 2 vùng khó khăn hơn mới chỉ
đạt 80,7% và 84,3% (năm 2007 là 70,1% và 79,2% ) [44] [41]. Cũng theo báo
cáo 9 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ phu nữ đẻ có cán bộ được đào tạo đỡ đẻ toàn
quốc là 98,4%, tỷ lệ này chỉ có 93,1% ở vùng Trung du và miền núi Phía bắc
và 95,3% vùng Tây Nguyên. Một số địa phương có tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y
tế và có cán bộ được đào tạo đỡ đẻ khá thấp hư Điện Biên, Lai Châu, Sơn La,
Hà Giang, Kom Tum chỉ có từ 54,7% đến 76,1% [44].
Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa có thể phòng chống được
nếu trong thời gian mang thai người phụ nữ được tiêm đủ vắc xin phòng uốn
ván. Tiêm phòng uốn ván là một thành phần rất quan trọng của công tác chăm
sóc trước sinh. Hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc uốn ván thấp nhưng tỷ lệ tử vong
do uốn ván rất cao. Theo báo cáo năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm
2010 của Bộ Y tế, trong những năm gần đây tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm
2 mũi vắc xin phòng uốn ván đều đạt ở mức cao trên 94%. Theo số liệu chưa
đầy đủ trong năm 2008, cả nước vẫn còn 19 trường hợp uốn ván sơ sinh, trong
đó có 9 trường hợp tử vong và trong 9 tháng đầu năm 2009 vẫn có 12 trường
hợp mắc và 8 tử vong [46]. Tỷ lệ PN đẻ được tiêm phòng uốn ván đủ liều bảo
vệ uốn ván sơ sinh chung cho toàn quốc là 95,5%, Tây Nguyên 92,6%, thấp
nhất vùng Trung du và Miền núi phía Bắc 91,3%[46]. Số mắc/chết UVSS từ
2011 đến 2017 không giảm (2011: 37/17, 9 tháng 2017: 37/16), tại tỉnh Đắk
Lắk báo cáo thống kê 2017 M/C do UVSS là 8/4 [30].
Khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nếu người mẹ dinh dưỡng
không đủ sẽ bị giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc một số bênh truyền nhiễn
có thể để lại các khuyết tật cho trẻ như tim bẩm sinh, sứt môi hỡ hàm ếch. Thiếu
axit Folic là nguyên nhân chính gây dị tật ống thần kinh ở sơ sinh. Can thiệp
cung cấp đủ axit Folic cho mẹ trước và trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm
được khoảng 50% khuyết tật này ở trẻ [9]. Bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang
thai cũng là một trong những nội dung chăm sóc trước sinh. Trước đây, viên
sắt được cung cấp miễn phí cho phụ nữ mang thai nhưng trong những năm gần
đây phụ nữ mang thai phải mua viên sắt để uống, trừ một vài địa phương có các
dự án do quốc tế tài trợ thì được cấp miễn phí. Tỷ lệ phụ nữ được bổ sung viên
sắt chưa thật cao do nhiều yếu tố như hay quên không sử dụng hàng ngày, mùi
vị của viên thuốc và tác dụng phụ gây táo bón là những nguyên nhân chính.
Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những bà mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở những bà mẹ bình
thường. Do đó người ta coi thiếu máu là một yếu tố nguy cơ trong sản khoa.
Đối với con thiếu máu gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Tỷ lệ PN
được bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai tại tỉnh Đắk Lắk được ghi nhận
đầy đủ qua các báo cáo.
1.1.3.2. Chăm sóc trong khi sinh:
Là các chăm sóc cho bà mẹ, thai nhi trong chuyển dạ, giai đoạn “vượt cạn”
nhiều rủi ro, nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vì vậy BM khi sinh phải chọn sinh
con tại CSYT có điều kiện và được CBYT có chuyên môn giúp đỡ, chăm sóc,
không sinh tại nhà không được giúp đỡ của CBYT có chuyên môn.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 136
triệu ca sinh; tại các nước đang phát triển có dưới hai phần ba số ca sinh do
cán bộ y tế đỡ đẻ [62]. Năm 2007, UNICEF công bố ở một số quốc gia châu
Á, tỷ lệ phụ nữ mang thai được cán bộ y tế đỡ đẻ chiếm khoảng 31- 40% trong
giai đoạn (1995-2005) [59].
Tại Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại các cơ sở y tế công chiếm 87%,
còn lại các bà mẹ sinh tại các phòng khám tư nhân hoặc tại nhà riêng. Việc sinh
con tại các cơ sở y tế phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, những phụ nữ có điều
kiện kinh tế khá giả thường sinh con tại các bệnh viện và những phụ nữ nghèo
thường sinh con tại nhà, chính vì vậy đã có khoảng cách lớn giữa tình trạng
sức khỏe của những phụ nữ giàu và nghèo [49] . Nguy cơ tử vong của phụ nữ
mang thai do các tai biến trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh tại Nigiêria là
1/7 trong khi tại Ailen chỉ là 1/48.000. Ngoài ra, tử vong mẹ cao ở các vùng
nông thôn, vùng nghèo và cộng đồng có học vấn thấp. Tại vùng sa mạc Sahara
châu Phi, nơi có tình trạng kinh tế và văn hóa thấp nhất châu Phi, tỷ số tử vong
mẹ cao nhất thế giới. Tại đây chỉ có khoảng 40% ca sinh do nữ hộ sinh, y tá
hoặc bác sĩ đỡ [55]. Những người phụ nữ mang thai sống gần các bệnh viện,
những người có học vấn cao hơn, những người có khả năng chi phí cho đi lại
để đến cơ sở y tế có xu hướng đẻ tại cơ sở y tế công. Các bà mẹ đã từng sinh
con hoặc mẹ chồng có ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn nơi sinh của bà mẹ
. Một nghiên cứu tại Ấn Độ phần lớn các bà mẹ sinh tại nhà 37%, tại y tế tư
nhân chiếm 32% và chỉ có 31% là đẻ tại cơ sở y tế công [56].
Khi lựa chọn nơi sinh, phụ nữ sống ở khu vực nông thôn và miền núi
cao, vùng sâu vùng xa và các bà mẹ sinh nhiều con có xu hướng sinh tại nhà,
trong khi bà mẹ nhiều tuổi có tiếp xúc với phương tiện truyền thông thường
xuyên và khám thai ≥3 lần thì sinh tại y tế công nhiều hơn [57]. Kết quả của
nghiên cứu tại Zimbabwechỉ có 50% phụ nữ khám thai tại trạm y tế sinh con
tại cơ sở y tế công.
Một số nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển cho thấy số lượng
bà mẹ sinh con tại các cơ sở y tế công giảm là do họ không bị quấy rầy trong
chuyển dạ hoặc khi sinh, phải tuân thủ các phong tục tập quán của dân tộc. Họ
cũng cho rằng khi sinh tại các cơ sở y tế công phải chi phí đi lại, phải có thêm
nhiều người người chăm sóc và không tuân theo các phong tục tập quán của địa
phương hoặc của dân tộc [57] [49].
Ở Việt Nam có hai lựa chọn của người phụ nữ khi sinh: sinh ngoài cơ
sở y tế (sinh tại nhà hoặc sinh ở nhà các bà mụ vườn) và sinh tại cơ sở y tế (y
tế tư nhân hoặc trạm y tế xã và các cơ sở y tế tuyến cao hơn). Theo cuộc điều
tra về thực trạng tình hình dịch vụ làm mẹ an toàn ở nông thôn Việt Nam cho
thấy tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế cho cuộc đẻ khác nhau ở các tỉnh khác nhau,
trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là trạm y tế xã và bệnh viện huyện; người đỡ
đẻ cho các sản phụ cũng khác nhau ở các tỉnh khác nhau.
Bộ Y tế đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh tại các
cơ sở y tế công nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh thực hiện tiêm vitamin K cho
trẻ sơ sinh ngay sau đẻ để phòng chống xuất huyết não, màng não ở trẻ ngay
sau đẻ [46]. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản
tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc có nhận
xét rằng khoảng 80% phụ nữ Việt Nam sinh tại các cơ sở y tế hay tại nhà với
người đỡ được đào tạo [12] Tỷ lệ sinh tại nhà dao động từ khoảng 2%-16,7%
ở các khu vực đồng bằng và 50-58% tại các khu vực vùng sâu, vùng xa và miền
núi [12]. Ở một số vùng nông thôn, phần lớn các ca đẻ diễn ra ở nhà với sự giúp
đỡ của nữ hộ sinh hoặc bà đỡ dân gian [12]. Nguyên nhân chính do việc tiếp
cận với các cơ sở y tế có nhiều khó khăn và quan trọng là vẫn còn tồn tại tập
tục lạc hậu nên bà mẹ thường đẻ tại nhà và không cho người ngoài đỡ. Trong
các phụ nữ đẻ tại nhà thì 35,4% số người được nhận gói đẻ sạch, song họ chỉ
sử dụng được một số dụng cụ trong gói đẻ sạch này [39]. Một nghiên cứu về
đẻ tại nhà ở tỉnh Thái Nguyên chỉ ra tỷ lệ băng huyết là 3,3%, trẻ được cắt rốn
với dụng cụ không hợp vệ sinh là 30,6% và 41,7% trường hợp không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh khác [16].
Các tai biến được báo cáo còn cao hơn nhiều trong số các phụ nữ dân
tộc ở các vùng miền núi vì điều kiện thiếu vệ sinh, thiếu người đỡ đẻ được đào
tạo và các phong tục lạc hậu. Thực trạng SKSS của các phụ nữ dân tộc cũng
không hề lạc quan, tỷ lệ sinh tại các cơ sở y tế không cao; dù đã có những hoạt
động tích cực thay đổi hành vi SKSS tốt hơn trong nhóm dân tộc thiểu số, vẫn
tồn tại những tập quán lạc hậu ảnh hưởng có hại đến sức khỏe bản thân họ.
1.1.3.3. Chăm sóc sau sinh
Phần lớn những phụ nữ Palestine coi việc thăm khám sau sinh là cần
thiết chiếm 66,1% nhưng chỉ có 36,6% có khám lại sau sinh. Bởi vì 85% phụ
nữ cho rằng họ không bị bệnh, họ hoàn toàn khỏe mạnh do đó không cần phải
khám lại sau sinh; 15,5% không khám lại sau sinh vì không được bác sĩ dặn
phải khám lại [53]. Theo kết quả phân tích đa biến những phụ nữ đã gặp khó
khăn trở ngại trong khi sinh con những lần trước, phụ nữ đã bị sinh mổ hoặc có
can thiệp thủ thuật trong khi sinh, có xu hướng khám lại sau sinh cao hơn những
phụ nữ sinh thường; các phụ nữ sinh tại y tế tư nhân khám lại sau sinh cao hơn
sinh tại y tế công. Điều này cũng có sự khác biệt trong các khu vực khác nhau.
Tại Nepal, tỷ lệ phụ nữ khám lại sau sinh ở mức thấp chiếm 34%, chỉ 19%
được khám lại trong vòng 48 giờ sau sinh. Ý thức quan tâm đến sức khỏe của
người phụ nữ kém là trở ngại chính cho việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh.
Nghề nghiệp, dân tộc, số lần mang thai, số con của bà mẹ và tình trạng kinh tế
- xã hội, nghề nghiệp và giáo dục của người chồng là những yếu tố có liên quan
có ý nghĩa thống kê đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh của các bà mẹ
[48]. Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố như tình trạng kinh tế, nghề
nghiệp và khám thai đầy đủ là những yếu tố quan trọng có liên quan đến việc
khám lại sau sinh. Ngoài ra, phụ nữ gặp những vấn đề sức khỏe trong khi sinh
có xu hướng tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sau sinh [48].
Một nghiên cứu tại vùng nông thôn của Tanzania, phụ nữ thường rất tích
cực trong việc khám thai và khám lại sau khi sinh. Lý do phổ biến mà các phụ
nữ vùng này thường khám thai lần đầu muộn là để giảm số lần đi lại vì họ lo sợ
gặp động vật hoang dã trên đường đến bệnh viện, cũng như giảm chi phí vì họ
không đủ tiền. Sợ hãi phải bị mổ sinh cũng là một yếu tố gây trở ngại khi chọn
sinh tại bệnh viện. Vấn đề chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ tại đây chưa đầy
đủ. Cộng đồng hay than phiền về việc thiếu nhân viên y tế, thiếu trang thiết bị
và các khoản tiền trợ cấp.