Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề cương ôn thi HSG sinh học lớp 6 hay, đầy đủ, chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.38 KB, 33 trang )

CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 6
Chương I. TẾ BÀO THỰC VẬT
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?
TL : Cấu tạo chung của tế bào thực vật :
- Vách tế bào : Giúp tế bào có hình dạng ổn định. (* chỉ có ở tế bào thực vật)
- Màng sinh chất : Bao bọc bên ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào : Chất keo lỏng chứa các bào quan khác nhau (Ví du : lục lạp ở tế bào thịt
lá ), tại đây diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
- Nhân : Cấu trúc phức tạp, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Mỗi tế bào thường
chỉ có 1 nhân.
- Không bào chứa dịch tế bào.
2. Mô là gì ? Kể tên 1 số loại mô thực vật ?
TL : Mô là tập hợp nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một
chức năng riêng.
Một số loại mô chính : Mô phân sinh; mô che chở (mô bì); mô mềm; mô nâng đỡ (mô
cơ); mô dẫn truyền.
3. Tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia ? Quá trình phân chia diễn ra như
thế nào ?
TL :  Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
 Quá trình phân chia diễn ra như sau :
+ Đầu tiên từ một nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào phân chia, xuất hiện vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào
con mới.
(* Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và
phát triển).
Chương II. RỄ
1. Nêu khái niệm về rễ ? Chức năng của rễ ?
TL : - Khái niệm : Rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây, thường mọc ở dưới đất.
- Chức năng của rễ :
+ Hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.
+ Giữ chặt cây vào đất.


+ Một số rễ biến dạng còn có chức năng hô hấp, dự trữ chất dinh dưỡng.
2. Có mấy loại rễ chính ? Cho ví dụ ?
TL : Có 2 loại rễ chính : Rễ cọc và rễ chùm.
- Rễ cọc : Gồm rễ cái (rễ chính) lớn nhất và các rễ con (rễ bên) mọc ra từ rễ cái. ( Ví du :
Ổi, xoài, cam, mận, bưởi ..)
- Rễ chùm : Gồm các rễ con mọc ra từ gốc thân. (Ví du : Lúa, ngô, cao, dừa …).
3. Rễ cây mọc trong đất có mấy miền? Chức năng của mỗi miền ? Trong các miền đó
miền nào là quan trọng nhất, vì sao ?
TL :  Rễ cây mọc trong đất gồm 4 miền :
- Miền trưởng thành có các mạch dẫn : Có chức năng dẫn truyền.
- Miền hút có các lông hút : Có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia) : Có chức năng làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp re : Có chức năng che chở cho đầu rễ.
1


 Miền hút là miền quan trọng nhất vì : Có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và
muối khoáng.
4. Trình bày cấu tạo trong và chức năng của miền hút ?
TL : Cấu tạo trong và chức năng của miền hút :
Các phần
Cấu tạo từng phần
Chức năng từng phần
a/ Vỏ
- Biều bì
+ Gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp + Bảo vệ các phần bên trong rễ.
sát nhau.
+ Các lông hút (do tế bào biểu bì kéo + Hút nước và muối khoáng hòa
dài).
tan.

- Thịt vỏ
Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác Chuyển các chất từ lông hút vào
nhau.
trụ giữa.
b/
Trụ
giữa
+ Mạch rây : Những tế bào dài có vách + Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi
- Bó mạch mỏng.
cây (dòng đi xuống).
+ Mạch gỗ : Những tế bào dài, có vách + Vận chuyển nước và muối
hóa gỗ dày, không có chất tế bào.
khoáng từ rễ lên thân, lá (dòng đi
Gồm những tế bào có vách mỏng.
lên).
- Ruột.
Chứa chất dự trữ.
5. Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không ? Vì sao ? (* cây bèo tây (lục
bình), bèo vảy ốc ..)
TL : Rễ cây sống dưới nước không có miền hút vì nước và muối khoáng hòa tan được
ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ.
6. Nêu vai trò của lông hút đối với việc hút nước và muối khoáng của rễ ?
TL : Vai trò của lông hút đối với việc hút nước và muối khoáng của rễ :
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút.
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi
lên các bộ phận của cây.
7. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ?
TL : Những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng :
- Rễ củ : Phình to, chứa chất dự trữ. Ví du : Cà rốt, cải củ,…
- Rễ móc : Có móc bám giúp cây bám vào giá bám. Ví du : Hồ tiêu, trầu không, ..

- Rễ thở : Mọc ngược lên khỏi mặt đất, tăng cường hô hấp cho cây. Ví dụ : Bụt mọc, vẹt, ..
- Giác mút : Đâm vào thân, cành cây khác để hút thức ăn. Ví du : Tầm gửi, tơ hồng …
8. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
TL : Người ta phải thu hoạch các cây có rễ cũ trước khi chúng ra hoa là vì : Chất dự trữ
của các củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng
trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng
và khối lượng của củ đều giảm.
Chương III. THÂN
1. Nêu khái niệm về thân và chức năng của thân ?
TL :  Khái niệm : Thân là cơ quan dưỡng của cây, nằm trên mặt đất nối tiếp với rễ,
mang lá và cơ quan sinh sản.
 Chức năng của thân :
- Vận chuyển các chất trong cây.
- Nâng đỡ tán lá.
2


- Một số loại thân còn có chức năng dự trữ, quang hợp (thân biến dạng), sinh sản sinh
dưỡng.
2. Thân cây gồm những bộ phận nào ? So sánh chồi hoa và chồi lá ?
TL :  Thân cây gồm : Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách gồm chồi
hoa và chồi lá).
+ Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa.
+ Chồi láphát triển thành cành mang lá.
 Sự giống nhau và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá :
- Giống nhau : Đều có mầm lá.
- Khác nhau :
Chồi hoa : Có mầm hoa.
Chồi lá : Có mô phân sinh ngọn.
3. Trình bày sự vận chuyển các chất trong thân ?

TL : Sự vận chuyển các chất trong thân theo 2 dòng :
- Dòng đi lên : Do mạch gỗ đảm nhận, vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan được rễ
hấp thụ, đưa lên thân, lá.
- Dòng đi xuống : Do mạch rây đảm nhận, vận chuyển các chất hữu cơ được chế tạo từ lá
đến các bộ phận của cây.
4. Có mấy loại thân ? Kể tên 1 số cây có những loại thân đó ?
TL : Có 3 loại thân :
- Thân đứng : có 3 dạng :
+ Thân gỗ : Cứng, cao, có cành. Ví du : Xoài, ổi, mận …
+ Thân cột : Cứng, cao, không cành. Ví du : Cao, dừa, thốt nốt …
+ Thân cỏ : Mềm, yếu, thấp. Ví du : Cỏ mần trầu, lúa, ….
- Thân leo : Thân không tự đứng thẳng, phải leo lên cao.
+ Leo bằng tua cuốn. Ví du : Mướp, nhãn lồng, khổ qua, ….
+ Leo bằng thân quấn. Ví du : Mồng tơi, bìm bìm, ….
- Thân bò : Mềm yếu bò lan sát đất. Ví du : Rau má, ….
5. Sự dài ra của thân ? Sự to ra của thân là do đâu ?
TL : - Sự dài ra của thân : Thân dài ra do phần ngọn : Nhóm tế bào mô phân sinh ở ngọn
có khả năng phân chia, giúp thân, cành dài ra.
- Thân to ra là do sự phân chia của các tế bào ở mô phân sinh : Tầng sinh vỏ và tầng sinh
trụ.
6. Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào cần bấm ngọn, những loại cây
nào cần tỉa cành ? Cho thí dụ ?
TL :  Bấm ngọn, tỉa cành có lợi : Giúp tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà
bấm ngọn, tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ hạn chế phát triển chiều cao và cho ra nhiều chồi,
nhiều hoa cho nhiều quả; Ngược lại khi tỉa cành, cây tập trung phát triển chiều cao.
 Những loại cây can bấm ngọn và tỉa cành, thí dụ :
- Những loại cây cần bấm ngọn : Đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa tạo quả.
- Những loại cây cần tỉa cành : Cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay).
7. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ ?

TL : So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ :
- Giống nhau : Đều có 2 phần vỏ và trụ giữa.
+ Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.
+ Trụ giữa gồm bó mạch và ruột. Bó mạch có mạch rây và mạch gỗ.
3


- Khác nhau :
Rễ (miền hút)

Thân non

a. Vỏ :
a. Vỏ :
- Biểu bì : Ở biểu bì có 1 số tế bào kéo dài - Biểu bì : Không có lông hút.
thành lông hút.
- Thịt vỏ : Không có tế bào chứa chất diệp - Thịt vỏ : Có 1 số tế bào chứa chất diệp
lục.
lục.
b. Trụ giữa :
b. Trụ giữa :
- Bó mạch gồm : Mạch rây và mạch gỗ xếp - Bó mạch gồm : Mạch rây (ở ngoài) và
xen kẽ.
mạch gỗ (ở trong) xếp thành vòng.
8. Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây ?
TL : Một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây :
- Thân củ : Phình to, chứa chất dự trữ.
+ Củ ở trên mặt đất (su hào).
+ Củ ở dưới mặt đất (khoai tây).
- Thân rễ : Nằm ở dưới mặt đất, chứa chất dự trữ, trên thân rễ có các vảy lá.

- Thân mọng nước : Dự trữ nước, có màu lục làm nhiệm vụ quang hợp thay cho lá (các
loại xương rồng).
9. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn ?
TL : Những đặc điểm của cây xương rồng thích nghi với môi trường sống khô hạn.
- Có lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
- Thân mọng nước, dự trữ nước, có màu lục làm nhiệm vụ quang hợp thay cho lá.
Chương IV. LÁ
1. Nêu khái niệm về lá và chức năng của lá ?
TL :  Lá là cơ quan sinh dưỡng của cây, thường có dạng bản dẹp, mọc trên thân, cành.
 Chức năng của lá :
+ Quang hợp chế tạo chất hữu cơ cho cây.
+ Trao đổi khí và thoát hơi nước.
+ Một số loại lá còn có chức năng sinh sản sinh dưỡng.
2. Lá có những đặc điểm bên ngoài nào và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó
nhân được nhiều ánh sáng ?
TL : Đặc điểm cấu tạo ngoài và cách sắp xếp lá trên cây để cây nhận được nhiều áng
sáng là :
- Phiến lá : (chứa diệp lục) có dạng bản dẹp là phần rộng nhất của lá.
- Lá xếp trên cây theo 3 kiểu : Mọc cách, mọc đối và mọc vòng.
3. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?
TL : Những đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng :
- Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
- Có nhiều kiểu gân lá như : Gân hình mạng (lá ổi); gân song song (lá ngô, tre); gân hình
cung (lá bèo tây).
- Có 2 loại lá chính : Lá đơn (lá mồng tơi) và lá kép (lá hoa hồng).
4. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Chức năng của mỗi phần là gì ?
TL :  Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần : Biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt la ở bên
trong, các gân lá nằm xen giữa phần thịt lá.
 Cấu tạo và chức năng của mỗi phần :
4



- Biều bì : Gồm 1 lớp tế bào trong suốt xếp sít nhau, có vách phía ngoài dày. Bảo vệ các bộ
phận bên trong phiến lá và để cho ánh sáng chiếu vào được phần thịt lá.
Xen lẫn có các lỗ khí, chủ yếu ở mặt dưới lá, đảm nhận sự trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Thịt la : Gồm 1 vài lớp tế bào chứa lục lạp : Chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
+ Lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt trên : Các tế bào hình dài xếp thẳng đứng, sát
nhau và có nhiều lục lạp hơn  Hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện quang hợp.
+ Lớp tế bào thịt lá sát với biểu bì mặt dưới : Các tế bào dạng gần tròn, chứa ít lục lạp
hơn, xếp không sát nhau, để hở những khoảng trống chứa khí  Dự trữ và trao đổi khí
(chủ yếu), cũng tham gia quang hợp.
- Gân la : Gồm các mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của
cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
5. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
TL : Nhiều loại lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới vì các tế bào thịt lá ở phía trên
có nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm của phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang,
thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
Ví du : Về những loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau : Lá ngô, lá lúa, lá mía …
Những lá này thường mọc theo chiều gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá nhận được ánh sáng
mặt trời như nhau.
6. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp ? Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho
quang hợp ?
TL :  Sơ đồ tóm tắt của quang hợp :
Anh sáng
Nước
+
Khí cacbonic Chất diệp
------------>
Tinh bột
+

Khí oxi.
lục
(rễ hút từ đất)

(trong lá)

(lá lấy từ không khí)

(lá nhả ra môi trường)

(* Thời gian xảy ra : Ban ngày, khi có ánh sáng mặt trời).
 Những yếu tố cần thiết cho quang hợp :
+ Nước : Là nguồn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
+ Khí cacbonic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
+ Anh sáng cần cho quang hợp, nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp
được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau thì không giống nhau.
7. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp ? Vai trò của quang hợp
?
TL :  Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp : Anh sáng; nước; hàm lượng
khí cacbonic; nhiệt độ trung bình từ 20o – 30oc.
 Vai trò : + Tạo chất hữu cơ nuôi cây.
+ Giảm lượng khí cacbonic trong không khí do hoạt động sống của các sinh vật thải
ra.
+ Cung cấp khí oxi cần cho hô hấp của các sinh vật.
8. Thân cây non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không ? Vì sao ? Cây
không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do
bộ phận nào của cây đảm nhận ? Vì sao ?
TL : - Thân cây non có màu xanh co tham gia quang hợp vì trong tế bào của nó cũng có
lục lạp chứa chất diệp lục.
- Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng quang hợp do thân cây hoặc

cành cây đảm nhận, vì thân và cành của những cây này thường cũng có lục lạp (nên có
màu xanh).
5


9. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên trái đất, điều đó có đúng
không ? Vì sao ?
TL : Điều đó đúng, vì con người và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống
nhờ vào chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh tạo ra.
10. Hô hấp là gì ? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây ? Anh hưởng của
các yếu tố bên ngoài đến hô hấp ?
TL :  Hô hấp là cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho
các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước. Tóm tắt bằng sơ đồ sau :
Chất hữu cơ +
Khí ôxi ------------>
Năng lượng +
Khí cacbonic + Hơi
nước.
(* Tất cả các bộ phận cơ quan của cây đều tham gia hô hấp ; Thời gian xảy ra : cả ngày và
đêm).
 Ý nghĩa :
+ Tạo năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cây.
+ Làm tăng lượng khí cacbonic (nhất là về ban đêm).
 Anh hưởng của các yếu tố bên ngoài :
+ Nhiệt độ thích hợp (25o – 30oc);
+ Khí ôxi và khí cacbonic trong không khí.
11. Hãy giải ý nghĩa của câu tục ngữ : “ Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân” ?
TL : Ý nghĩa của câu tục ngữ : Nếu đất được phơi khô sẽ thoáng khí, tạo điều kiện cho
rễ hô hấp tốt, hút được nhiều nước và muối khoáng cung cấp cho cây, ví như cây được bón
thêm phân.

12. Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với
nhau ?
TL : - Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp (chất hữ cơ và
khí ôxi) là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp (hơi nước và khí
cacbonic) là nguyên liệu cho quang hợp.
- Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau : Hô
hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp và mọi hoạt động sống của cây lại
cần năng lượng do hô hấp tạo ra. Cây không thể sống được nếu thiếu 1 trong 2 quá trình
đó.
13. Phần lớn nước vào cây đi đâu ? Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan
trọng đối với cây ? Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước ?
TL : - Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra ngoài dưới dạng hơi nước (qua các
lỗ khí ở lá). (* Thời gian xảy ra : Chủ yếu vào ban ngày).
- Ý nghĩa : + Làm cho lá không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
+ Tạo sức hút giúp cây vận chuyển được nước từ rễ lên lá.
- Yếu tố ảnh hưởng : Nhiệt độ cao; độ ẩm thấp; ánh sáng mạnh; gió mạnh : Lá tăng
thoát hơi nước.
14. Có những loại lá biến dạng nào ? Chức năng của mỗi loại là gì ?
TL : - Lá bắt mồi : Bắt và tiêu hóa sâu bọ. Ví du : Cây bèo đất; cây nắp ấm …
- Lá biến thành tua cuốn (cây đậu Hà Lan), tay móc (cây mây) : Giúp cây leo lên.
- Lá biến thành gai : Có tác dụng giảm bới sự thoát hơi nước. Ví dụ : Cây xương rồng.
- Lá biến thành vảy : Che chở cho các chồi nằm trên thê rễ. Ví du : Củ dong ta.
- Lá biến thành cơ quan dự trữ dinh dưỡng. Ví du : Củ hành.
6


Chương V. SINH SẢN SINH DƯỠNG
1. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ?
TL : - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là : Sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan
sinh dưỡng (rễ, thân, lá) được gọi là sự sinh sản sinh dưỡng.

- Ý nghĩa : Bảo tồn nòi giống trong điều kiện khó khăn khi sinh sản hữu tính không thực
hiện được.
Trong trồng trọt, đặc biệt là trồng cây ăn quả và trồng hoa, sinh sản sinh dưỡng được áp
dụng rộng rãi để nhân giống cây nhanh chóng ra nhiều hoa quả, duy trì những ưu điểm của
cây mẹ hoặc kết hợp được nhiều đặc tính mong muốn trong ghép cây.
2. Hãy phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng : Giâm, chiết, ghép và nhân giống
trong ống nghiệm ?
TL : Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng :
- Giâm cành : Là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành bén rễ phát
triển thành cây mới. Ví dụ : Giâm sắn (khoai mì), khoai lang, rau ngót …
- Chiết cành : Là làm cho rễ ra cành ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Ví
du : Cam, bưởi, ổi …
- Ghép cây : Là dùng mắt ghép (chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào gốc ghép của
cây khác cho tiếp tục phát triển. Ví dụ : Ghép cam vào bưởi …
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm : Là cách tạo ra rất nhiều cây mới từ một mô. Ví
du : Nhân giống vô tính thuốc lá; khoai tây; phong lan …
Chương VI. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
1. Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa. Bộ phận nào
là quan trọng nhất ? Vì sao ?
TL : - Hoa gồm các bộ phận : Cuống, đế, đài, tràng (bao hoa và cánh hoa), nhị và nhụy.
- Chức năng :
+ Bao hoa : Che chở bảo vệ cho nhị và nhụy, 1 số còn có chức năng thu hút sâu bọ đến
lấy mật hoặc phấn hoa.
+ Nhị : Hạt phấn mang tế bào sinh dục đực có chức năng sinh sản.
+ Nhụy : Đầu nhụy là nơi tiếp nhận hạt phấn, vòi nhụy có chức năng dẫn ống phấn vào
bầu nhụy, bầu nhụy (chứa noãn) có chức năng sinh sản.
- Bộ phận quan trọng nhất là nhị và nhụy, vì nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục
đực. Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái (nhị và nhụy là bộ phận sinh sản
chính của hoa).
2. Thế nào là hoa tự thụ phấn ? Hoa giao phấn với hoa tự thụ phấn khác nhau ở điểm

nào ?
TL :  Hoa tự thụ phấn : Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa
đậu xanh, đậu đen …).
 Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là :
- Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn : Là những hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín
cùng 1 lúc.
3. Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết ? Cho ví dụ ?
TL : Thụ phấn nhờ người cần trong những trường hợp sau :
- Khi sự thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió gặp khó khăn.
7


- Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt người ta đã chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo
điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn.
- Khi muốn tạo ra giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn
giữa giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới.
Ví du : Người ta thường thụ phấn thêm cho : Dưa hấu, bí, ….
4. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh ? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ?
TL : - Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh :
Hiện tượng thụ phấn
Hiện tượng thụ tinh
Thụ phấn là hiện tượng hạt
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế
phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
bào sinh dục cái tại noãn tạo thành 1 tế bào mới là hợp tử.
Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh la : Muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện
tượng thụ phấn nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phần là điều
kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
5. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ

sâu bọ?
TL : Điểm khác nhau cơ bản của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ :
Hoa thụ phấn nhờ sâu
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ gió
bọ
Lớn, có màu sắc sặc sỡ,
Nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ, không có
Bao hoa
có hương thơm.
hương thơm.
Hạt phấn to, dính, chỉ
Hạt phấn nhỏ, nhẹ, chỉ nhị dài, bao phấn
Nhị hoa
nhị ngắn và có gai.
treo lủng lẳng.
Đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều
Nhụy hoa
Đầu nhụy có chất dính.
lông dính.
Đặc điểm
Có hương thơm, mật ngọt. Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành.
khác
Chương VII. HẠT VÀ QUẢ
1. Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt của cây Một lá
mầm ?
TL :  Điểm giống nhau : Đều có :
- Vỏ : Bao bọc bảo vệ hạt, phôi.
- Phôi : Đều có rễ, thân, lá và chồi mầm.
 Khác nhau :

Hạt cây 2 lá mầm
Hạt cây 1 lá mầm
- Phôi của hạt có 2 lá mầm.
- Phôi của hạt có 1 lá mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ : Có ở lá - Chất dinh dưỡng dự trữ : Có ở phôi
mầm.
nhũ.
2. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?
TL : Những điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm : Đủ nước, đủ không khí và nhiệt
độ thích hợp.
Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm : Chất lượng hạt giống.
3. Các cách phát tán của quả và hạt? Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán ?
Cho ví dụ?
TL : Sự phát tán cùa quả và hạt :
8


Đặc điểm thích nghi với các cách
Ví dụ
phát tán của quả và hạt
Quả khô.
Quả cải, quả đậu (đậu
1. Tự phát tán
Khi chín vỏ quả tự nứt để bắn hạt
xanh, đậu đen, đậu tương …)
đi.
Có cánh.
Quả chò, quả cúc, quả bồ
2. Phát tán nhờ gió
Có lông.

công anh …
Có gai, móc.
3. Phát tán nhờ động
Quả ke, quả cây xấu hổ,
Có lông cứng.
vật
quả sung, quả ổi…
Thịt quả nạc, động vật ăn được.
4. Sự tự thụ phấn có điểm bất lợi gì ? Để cây giao phấn thuận lợi, người ta có thể làm
gì ?
TL : - Sự tự thụ phấn có điểm bất lợi : Trong trồng trọt, nếu để cây tự thụ phấn qua nhiều
đời sẽ bị thoái hóa dần, chất lượng cây giảm sút và năng suất thu hoạch kém.
- Để cây giao phấn thuận lợi, khi trồng cây, người ta có thể thực hiện 1 số biện pháp như
sau:
+ Đối với cây thụ phấn nhờ gió cần trồng chỗ thoáng, ít chướng ngại để thuận lợi cho gió
chuyển hạt phấn từ nơi này sang nơi khác.
+ Đối với cây thụ phấn nhờ sâu bọ, người ta nuôi ong ngay trong vườn cây hoặc mang
đàn ong đến chỗ cây vào mùa hoa nở. Cách làm này vừa thu được nhiều quả, vừa thu được
nhiều mật ong.
+ Có thể kết hợp với việc thụ phấn nhờ người để làm tăng hiệu quả và năng suất.
Cách phát tán

Chương VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT
1. Đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ở các nhóm thực vật :
Đặc điểm cơ quan sinh
Đặc điểm sinh sản và cơ quan sinh
Nhóm thực vật
dưỡng
sản
- Rễ giã, thân nhỏ, không - Sinh sản bằng bào tử.

phân nhán.
- Túi bào tử nằm trên ngọn cây rêu.
Rêu
- Lá có 1 lớp tế bào, chưa có
đường gân giữa.
- Chưa có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử.
- Bào tử (Dương xỉ) họp thành ổ túi
- Rễ, thân, lá thật.
nằm ở mặt dưới lá.
Quyết (Đại
- Lá non của cây dương xỉ - Cơ quan sinh sản (hữu tính) gồm :
diện : Cây
thường cuộn tròn ở đầu.
+ Túi đực : Trong chứa các tế bào sinh
dương xỉ)
- Có mạch dẫn.
dục đực (tinh trùng).
+ Túi cái trong chứa 1 tế bào sinh dục
cái (tế bào trứng hay noãn cầu).
- Rễ, thân, lá thật.
- Sinh sản bằng hạt.
- Hầu hết là cây thân gỗ. - Cơ quan sinh sản là nón :
Hat trần (Đại
Thân phân nhánh tạo thành + Nón đực : Mang các túi phấn, chứa
diện : Cây
tán cây.
nhiều hạt phấn (có tinh trùng).
thông)
- Lá đa dạng.

+ Nón cái : Mang các lá noãn, trên đó
- Có mạch dẫn.
có noãn (trong có noãn cầu).
9


- Rễ, thân, lá thật.
- Sinh sản bằng hạt.
- Thân, lá đa dạng. Thân - Cơ quan sinh sản là hoa (rất đa dạng
Hạt kín
phân nhánh tạo thành tán và khác nhau).
cây.
- Nhụy gồm các lá noãn khép kín thành
- Có mạch dẫn hoàn thiện.
bầu nhụy trong chứa noãn.
2. Nhận xét về sự tiến hóa qua các nhóm thực vật :
a/ Cơ quan sinh dưỡng :
- Chưa có rễ thật  có rễ thật.
- Thân chưa phân nhánh  phân nhán phức tạp tạo thành tán cây.
- Chưa có mạch dẫn  có mạch dẫn (hoàn thiện nhất ở hạt kín).
b/ Cơ quan sinh sản và hình thức sinh sản :
- Túi dực và túi cái (ở Rêu, Quyết) cấu tạo đơn giản  Nón hạt trần là 1 trục mang các
vảy  Hoa (Hạt kín) cấu tạo phức tạp, thích nghi với các hình thức thụ phấn.
- Sinh sản bằng bào tử (phôi không được bảo vệ)  Sinh sản bằng hạt (phôi được bảo vệ
và nuôi dưỡng trong hạt). Hạt hở  Hạt kín với các hình thức bảo vệ và phát tán tốt hơn.
c/ Sau thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi (giai đoạn nghỉ), rồi từ đó mới phát triển thành
cây mới. Ở nhóm chưa có hạt (Rêu, Quyết) giai đoạn phôi rất ngắn nên khó nhận thấy;
Còn ở nhóm có hạt (Hạt trần, Hạt kín), phôi nằm trong hạt và lấy chất dinh dưỡng từ hạt
mà tiếp tục phát triển. Rời khỏi hạt, phôi có đủ điều kiện để phát triển thành cây mới.
3. Phân loại thực vật và các bậc phân loại :

- Phân loại thực vật : Việc tìm hiểu sự giống nhua và khác nhau giữa các dạng thực vật
để phân chia chúng thành các bậc phận loại gọi là phân loại thực vật.
- Các bận phân loại : Ngành  Lớp  Bộ  Họ  Chi  Loài. (*từ cao đến thấp)
4. Các ngành thực vật : Ngành Rêu; Ngàng Dương xỉ (thuộc nhóm quyết); Ngành Hạt
trần; Ngành Hạt kín.
Ngành Hạt kín được chia thành 2 lớp :

Lớp 2 lá mầm
- Phôi có 2 lá mầm.
- Rể cọc.
- Gân lá hình mạng (phổ biến).
- Hoa thường 4 hoặc 5 cánh.

Lớp 1 lá mầm
- Phôi có 1 lá mầm.
- Rễ chùm.
- Gân lá song song hoặc hình cung.
- Hoa thường 3 hoặc 6 cánh.

10


11


NHỮNG CÂU HỎI KHÓ THI HSG SINH HỌC 6
Câu 1: Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau về cấu tạo cơ bản ở
những đặc điểm nào ?
* Giống nhau:
- Đều có màng

- Tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, ribôxôm
- Nhân: có nhân con và chất nhiễm sắc.
* Khác nhau:

Tế bào thực vật
- Có màng xelulôzơ
- Có diệp lục
- Không có trung thể
- Có không bào lớn, có vai trò quan trọng
trong đời sống của tế bào thực vật.

Tế bào động vật
- Không có màng xelulôzơ
- Không có diệp lục (trừ Trùng roi xanh)
- Có trung thể.
- Có không bào nhỏ không có vai trò quan
trọng trong đời sống của tế bào .

Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
*Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:
Tất cả mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra ở tế bào
- Màng sinh chất: trao đổi chất giữa tế bào với môi trường quanh tế bào
- Chất tế bào:là nơi xảy ra mọi hoạt động sống của tế bào do các bào quan thực hiện chức
năng khác nhau
+ ti thể :là nơi tạo ra năng lượng,ribôxoom là nơi tổng hợp prôtêin
+ Bộ máy gôn gi:Thu hồi ,tích trữ và phân phối sản phẩm cho tế bào,Trung thể tham gia
quá trình phân chia và sinh sản
+ Lưới nội chất:đảm bảo sự liên hệ giứa các bào quan trong tế bào
- Nhân tế bào:
+ điều khiển các hoạt động của tế bào

+ Chứa NST có vai trò quan trọng trong sự di truyền
12


Tất cả các hoạt động nói trên của màng sinh chất,chất tế bào và nhân làm cơ sở cho sự
sống,sự lớn lên và sinh sản của cơ thể.Đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác với các
tác động của môi trường
Câu 3. Chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể?
* Tế bào là đơn vị cấu trúc
- Tế bào làm thành mô, mô tạo thành cơ quan, cơ quan làm thành hệ thống cơ quan, hệ
cơ quan cấu tạo thành cơ thể. Tế bào đều cấu tạo gồm màng, tế bào chất và nhân, trong
tế bào có nhiều bào quan . . .
* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
- Trao đổi chất với môi trường tạo điều kiện cho quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra
trong tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng , phát triển, sinh sản và di truyền
- Tế bào là cầu nối vật chất giữa các thế hệ thông qua cấu trúc di truyền.
Câu 4: Tính chất sống của tế bào biểu hiện như thế nào?
- Tính chất sống của tế bào biểu hiện ở các đặc điểm sau:
- Tế bào luôn trao đổi chất với môi trường thông qua máu và nước mô:
+ Lấy 02 và các chất dinh dưỡng từ môi trường và thải ra môi trường các chất thải.
+ Qua quá trình trao đổi chất mà tế bào có khả năng tích lũy vật chất, lớn lên phân chia
giúp cơ thể tăng trưởng.
- Tế bào còn có khả năng cảm ứng với các kích thích của môi trường. Tiếp nhận các kích
thích của môi trường và có phản ứng trả lời.
Câu 5: Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật ? Từ sự giống
nhau và khác nhau ở trên hãy rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật ?
* Điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật :
+ Giống nhau :
- Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau gồm : màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
- Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể.

+ Khác nhau
Điềm phân biệt
Màng tế bào

Chất tế bào

Tế bào người
Chỉ có màng
sinh chất không
có vách
xenlulôzơ
- Không có lục
lạp.
- Có trung thể

Tế bào thực vật
Có cả màng sinh chất và vách
xenlulôzơ
- Thường có lục lạp.
- Không có trung thể.

+ Rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật :
- Những điểm giống nhau giữa tế bào của người với thực vật chứng minh người và thực
vật có mối quan hệ về nguồn gốc trong quá trình phát sinh và phát triển sinh giới.
13


- Nhng im khỏc nhau gia t bo ca ngi vi thc vt chng minh rng tuy cú mi
quan h v ngun gc nhng ngi v thc vt tin húa theo hai hng khỏc nhau.
Cõu 6: im khỏc nhau c bn gia t bo thc vt v t bo ng vt ? Trong t bo

ng vt: b phn quan trng nht ca t bo l b phn no ? Vỡ sao?
Khỏc nhau:
T bo thc vt
- Mng t bo cú mng xenlulụ

T bo ng vt
- Mng t bo khụng cú mng xenlulụ ch
cú mng sinh cht (Li, Pr .)
- T bo cht thng khụng cú lc lp
- Cú trung th
- Khụng cú khụng bo

- T bo cht thng cú lc lp
- Khụng cú trung th
- Cú khụng bo ln, quyt nh s thm
thu ca t bo
+ Trong t bo b phn quan trng nht l nhõn t bo .
Vỡ nhõn úng vai trũ quyt nh trong di truyn, iu khin mi hot ng sng ca t
bo( nu HS trỡnh by nhõn cú cha ADN v A RN cng cho im ti a )

Cõu 7. Gii thớch vỡ sao t bo l n v cu to v cng l n v chc nng ca c th ?
- Tế bào đợc xem là đơn vị cấu tạo:
Vì mọi mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều đợc cấu tạo từ tế bào .
- Tế bào đợc xem là đơn vị chức năng vì mọi hoạt động sống đều đợc diễn ra ở đó.
+ Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất.
+ Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống nh:
- Ti thể là trạm tạo năng lợng.
- Ribôxôm là nơi tổng hợp Prôtêin.
- Lới nội chất tổng hợp và vận chuyển các chất
- Bộ mấy gôngi thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

- Trung thể tham gia quá trình phân chia tế bào.
+ Nhân tế bào là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào
- NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
- axit Nucleic là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Cõu 8 Trỡnh by cu to ca phin lỏ phự hp vi chc nng ch to cht hu c cho cõy?
- Lp t bo biu bỡ trong sut, xp sớt nhau, cú vỏch phớa ngoi dy cho ỏnh sỏng chiu
vo nhng TB bờn trong v bo v lỏ.
-Trờn biu bỡ (mt di lỏ) cú nhiu l khớ giỳp lỏ trao i khớ v thoỏt hi nc.
- Cỏc TB tht lỏ cha nhiu lc lp, gm nhiu lp cú nhiu c im khỏc nhau phự hp
vi chc nng thu nhõn ỏnh sỏng, cha v trao i khớ ch to cht hu c cho cõy.
- Gõn lỏ bao gm mch g v mch rõy cú chc nng vn chuyn nc v cỏc cht.
14


Câu 9. Trình bày khái niệm quang hợp? Dựa vào những điều kiện ngoài ảnh hưởng đến
quang hợp hãy giải thích câu tục ngữ: “Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc ăn”.
- Trình bày đúng khái niệm
- Viết đúng công thức và điều kiện
Giải thích “Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc ăn”.
+“Cấy thưa thừa thóc” Lúa là loài cây ưa sáng, nếu cấy thưa lá cây sẽ nhận đầy đủ
ánh sáng, rể hút đủ nước. Nên cây quang hợp thuận lợi , năng suất cao.
+ “Cấy dày cóc ăn” Nếu cấy dày lá cây không nhận đủ ánh sáng và rể hút thiếu nước,
quá trình quang hợp gặp khó khăn nên năng suất thấp.
Câu 10. Trong trường hợp nào hoa được thụ phấn nhưng không xảy ra sự thụ tinh và quả
được hình thành sẽ như thế nào?
- Trong trường hợp hoa thụ phấn hạt phấn không nảy mầm thì sẽ không được thụ tinh.
- Trong trường hợp trên quả được hình thành không có hạt
Câu 11. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản thể hiện sự tiến hóa của giới thực vật từ Tảo đến
Hạt kín?
- Sự tiến hóa của giới thực vật được thể hiện từ Tảo → Rêu → Dương xỉ → Hạt trần

→ Hạt kín
- Tảo: chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước
- Rêu: rễ giả, thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, lá nhỏ, sống nơi ẩm ướt
- Dương xỉ: có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, sống ở cạn
- Hạt trần: Rễ, thân, lá thật sự, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt nằm trên các nằm trên
các lá noãn hở (nón)
- Hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng, sinh sản bằng hạt có hoa, quả bảo vệ hạt,
môi trường sống đa dạng. Hạt kín là loài thực vật tiến hóa hơn cả.
Câu 12: Trình bày diễn biến quá trình phân chia tế bào? Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và
phân chia tế bào ?
+ Diễn biến: Nhân phân chia trước thành hai nhân con tách xa nhau ra, sau đó chất
tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào mới nhỏ hơn. Tế
bào mới lớn lên và tiếp tục phân chia.
+ Ý nghĩa: Tăng số lượng và kích thước tế bào  Giúp cây sinh trưởng và phát
triển.
Câu 13. Nhờ vào đâu mà hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí được ổn định?
Để góp phần xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn em cùng các bạn trong lớp đã tổ
chức thực hiện như thế nào?
- Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí oxi. Nên đã góp
phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
- Học sinh nêu được những việc làm cụ thể của lớp:
+ Xanh: Trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường.
+ Sạch đẹp: Vệ sinh lớp, trường bỏ rác đúng nơi quy định.
+ An toàn: Không leo trèo trên cây, trên bàn học, tránh chơi những trò chơi không
lành mạnh an toàn.
15


Câu 14. Những điều kiện bên ngoài, bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Trong trồng trọt
muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?

- Điều kiện bên ngoài: đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp. Điều kiện bên trong: chất
lượng hạt giống tốt.
- Biện pháp :
+ Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới….
+Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải
tháo hết nước.
+ Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo.
+ Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt
Câu 15. Trình bày đặc điểm phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm ? Cho ví
dụ ?
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
- Phôi có một lá mầm.
- Phôi có hai lá mầm.
- Có rễ chùm.
- Có rễ cọc.
- Lá có gân hình cung hoặc song song.
- Lá có gân hình mạng.
- Phần lớn là cây thân cỏ.
- Gồm cả cây thân gỗ ... và cây thân cỏ.
- 3 hoặc 6 cánh hoa.
- 4 hoặc 5 cánh hoa.
- VD: lúa, ngô, dừa …
- VD: đậu xanh, xoài, dưa hấu...
Câu 16. Viết sơ đồ quang hợp? Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột,
lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
* Viết sơ đồ quang hợp: Viết đúng được 1 điểm, sai hoặc thiếu chi tiết không được điểm
Ánh sáng

Nước +


Rễ hút từ

Khí cacbonic

íLá lấy từ không khí

Chất diệp lục

Tinh bột
Trong lá

đất

+

Khí Ôxi

Lá nhả ra môi trường
ngoài

*
Kể tên các nguyên liệu và nguồn gốc nguyên liệu được 0,5 điểm
- Lá sử dụng những nguyên liệu : nước, khí cacbonic, ánh sáng
- Nước do rễ hút từ đất, khí cacbonic lấy từ trong không khí sử dụng ánh sáng mặt trời.
Câu 17. Người ta thường chọn phần nào của thân cây gỗ trưởng thành để làm nhà, làm trụ
cầu? Tại sao?
- Người ta chọn phần ròng của cây làm nhà, làm trụ cầu.
- Phần ròng gồm những tế bào chết, vách dày, rắn chắc.
Câu 18. Rễ cây có mấy miền ? Kể tên và nêu chức năng mỗi miền ? Miền nào là quan

trọng nhất? Vì sao?
- Rễ có 4 miền:
+Miền trưởng thành: Dẫn truyền
+Miền hút: Hút nước và muối khoáng
+Miền sinh trưởng: Giúp rễ dài ra
+Miền chóp rễ che trử cho đầu rễ
- Miền hút là miền quan trọng nhất vì miền này đảm nhiệm chức năng hút nước và muối
khoáng cung cấp cho toàn bộ hoạt động sống của cây
Câu 19. Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào ? Giữa cây hạt trần và
cây hạt kín có những điểm gì phân biệt ?
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
+ Là hoa lưỡng tính
+ Là hoa lưỡng tính hoặc hoa đơn tính
16


+ Hoa có nhị và nhụy chín cùng một lúc + Hoa có nhị và nhụy không chín cùng
một lúc.
Hạt trần
Hạt kín
+ Rễ, thân, lá thật
+ Rễ, thân, lá thật rất đa dạng
+ Có mạch dẫn
+ Có mạch dẫn hoàn thiện
+ Chưa có hoa, quả: Cơ quan sinh sản là + Có hoa: Cơ quan sinh sản là hoa, quả
nón
+ Hạt nằm trên lá noãn hở
+ Hạt nằm trong quả
Câu 20. Nguyên nhân gì khiến cho thực vật Việt Nam bị giảm sút và hậu qua của nó. Các

biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật Việt Nam?
-Nguyên nhân: nhiều loại cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá
tràn lan các khu rừng để phục vụ cuộc sống
-Hậu quả: nhiều cây bị giảm đáng kể về số lượng ,môi trường sống bị thu hẹp hoặc mất đi
nhiều loài trở nên hiếm thậm chí một số loài có nguy cơ tiêu diệt
- Các biện pháp bảo vệ tực vật Việt Nam
+ Ngăn chặn phá rừng hạn chế khai thác rừng bừa bãi
+ Xây dựng các vườn thực vật
+ Cấm buôn bán và khai thác các loại gỗ quí
+Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng
Câu 21. Ở thực vật hô hấp và quang hợp có những điểm giống và khác nhau nào?
* Giống nhau giữa quang hợp và hô hấp:
- Đều là các quá trình sinh lí, có ý nghĩa quan trọng với cây xanh.
- Đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, không khí,..
* Khác nhau
Hô hấp
Quang hợp
- Xảy ra ở các bộ phận của cây
- Xảy ra ở lá (phần xanh) của cây
- Hút khí O2 và nhả khí CO2
- Hút khí CO2 và nhả khí O2
- Phân giải chất hữu cơ
- Chế tạo chất hữu cơ
- Xảy ra mọi lúc, kể cả đêm
- Chỉ xảy ra vào ban ngày, khi có ánh sáng
Câu 22. Trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ trong thân?.
- Tiến hành thí nghiệm: Chọn một cành cây, bóc bỏ một khoanh vỏ.
- Hiện tượng: Sau một tháng, mép vỏ ở phía trên phìn to ra.
- Giải thích: Do khi bóc vỏ làm mất luôn mạch rây. Vì vậy chất hữu cơ được hình thành
trên lá, vận chuyển xuống rễ qua mạch rây đến chổ vỏ bị bốc, sẽ bị ứ lại ở mép trên lâu

ngày làm cho mép trên phình to ra.
- Kết luận: Các chất hữu cơ vận chuyển trong cây nhờ mạch rây.
Câu 23. Tế bào ở những bộ phận nào có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra
như thế nào?
- Mọi tế bào sống của cơ thể thực vật khi lớn đến kích thước nhất định đều có khả năng
phân chia.

17


- Quá trình phân bào diễn ra qua các biến đổi sau:
+ Đầu tiên nhân phân thành hai nhân tách rời nhau.
+ Sau đó tế bào chất cũng phân chia, để cuối cùng xuất hiện một vách ngăn ở giữa tế
bào, chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
Câu 24. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
- Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, tạo quả.
- Phải thu hoạch củ trước khi cây ra hoa, để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ nhất.
Nếu thu hoạch sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã dùng tạo các bộ
phận của hoa nên thu hoach thấp
Câu 25. Cách nhân giống nào là nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?
- Trong 4 cách nhân giống (giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong
ống nghiệm), thì cách nhân giống vô tính trong ống nghiệm cho kết quả nhanh và tiết kiệm
cây giống nhất.
- Từ một mẫu mô, trong thời gian ngắn có thể tạo ra nhiều cây mới.
Câu 26. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- Sự thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
- Sự thụ tinh: Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với
tế bào sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tử.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều
kiện của thụ tinh.

Câu 27. Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
- Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn.
- Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhuỵ.
- Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả. Quả có nhiều dạng và có thể
thích nghi với nhiều cách phát tán.
- Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát
triển tốt hơn.Câu 9:(1,5đ) Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có
loài người?
Câu 28:Thực vật nước ta rất phong phú vì sao phải trồng thêm cây và bảo vệ
rừng ?
-Do dân số tăng nhu cầu về lương thực tăng ,nhu cầu về mặt sử dụng các sản phẩm về thực
vật tăng .
-Tình trạng khai thác rừng bừa bãi ,lãm giảm diện tích rừng ,nhiều thực vật quý hiếm bị
cạn kiệt
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...
Câu 29:Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp được không ?vì sao ?.Một số cây
không lá hoặc lá rụng (xương rồng ,cành giao )thì chức năng quang hợp do bộ phận nào
đảm nhiệm ?vì sao em biết ?
-Thân non có màu xanh có tham gia quang hợp được vì chúng có diệp lục .
-Chức năng quang hợp do thân cây hoặc cành cây đảm nhận .vì thường thân và cành của
những cây này thường có lục lạp chức diệp lục (nên có màu xanh )
Câu 30. Tế bào của phần thịt lá có đặc điểm gì phù hợp với chức năng chế tạo chất hữu
cơ cho cây? Vì sao rất nhiều loại lá mặt trên thường có màu sẫm hơn mặt dưới?
18


Tế bào thịt lá có cấu tạo phù hợp với chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây:
-Tế bào thịt lá ở cả hai phía đều chứa nhiều lục lạp giúp cho phiến lá thu nhận ánh sáng
để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

- Nhiều loại lá mặt trên thường xanh sẫm hơn mặt dưới vì những tế bào thịt lá phía trên
có nhiều lục lạp hơn.
-Những lá này phần lớn mọc theo chiều nằm ngang , thích nghi với điều kiện ánh sáng
mặt trời chiếu vào mặt trên nhiều hơn mặt dưới
Câu 31: Hô hấp là gì? Viết tóm tắt sơ đồ hô hấp? Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Một hòn
đất nỏ bằng một giỏ phân”?
- Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ, sản sinh
ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước
- Sơ đồ tóm tắt của hô hấp:
Chất hữu cơ + Khí Ôxi----- Năng lượng + Khí cácbonic + Hơi nước.
- Đất nỏ là đất tơi xốp , thoáng khí, trồng cây trên đất này rể cây dễ hô hấp., dễ hút
nước và muối khoáng, phát triển tốt, ví như cây được bón them phân.
Câu 32. a) Thân gồm những bộ phận nào? Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá.
b) Thân sinh trưởng được dài và to ra là do đâu?
- Thân cây gồm thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn.
- Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá:
+ Chồi ngọn: ở ngọn thân và cành, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành
thân chính và hoa.
+ Chồi lá: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mầm hoa. Phát triển thành cành mang hoa.
- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
* Lưu ý: Có những loại cây như tre, nứa, mía…ngoài mô phân sinh ngọn còn có mô
phân sinh gióng, có chức năng làm cho các gióng dài ra, khiến thân dài ra rất nhanh.
- Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở 2 tầng phát sinh.
- Tầng sinh vỏ: nằm ở phần vỏ thân, phân chia cho ra lớp bần ở phía ngoài và lớp thịt
vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ: nằm ở phần trụ giaữ, giữa mạch rây và mạhc gỗ. Các tế bào này phân chia
làm cho phần trụ giữa to ra.
Câu 33. a) Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức
năng đó?

b) Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do
bộ phận nào đảm nhận? Vì sao?
- Lá có chức năng quang hợp, thoát hơi nước và hô hấp.
* Đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó
- Một số đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp: phiến
lá có bản dẹt, là phần rộng nhất, các lá mọc sole nhau.
19


- Một số đặc điểm bên trong giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, hô hấp,
thoát hơi nước:
 Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh snag có thể xuyên qua vào phần
thịt lá bên trong.
 Thịt lá gồm các tế bào vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh
sáng để quang hợp, xen giữa các tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều khoảng trống
có tác dụng dự trữ khí và trao đổi khí khi quang hợp và hô hấp.
 Trên lớp biểu bì (mặt dưới) có nhiều lỗ khí có thể đóng mở để thực hiện chức năng
trao đổi khí, thực hiện hô hấp, thoát hơi nước ra ngoài.
- Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do thân cây
đảm nhận. Vì khi quan sát những cây đó ta thấy thân hoặc cành có màu lục do phần thịt vỏ
của chúng chứa nhiều lục lạp nên có thể thực hiện được chức năng quang hợp thay cho
lá.Câu 3 ( 3 điểm):
a) Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD
b)Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ
của thụ tinh?
Câu 34. a) Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD
b)Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ
của thụ tinh?
* Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa
- Có 2 cách thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn.

- Phân biệt:
+ Tự thụ phấn: hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có
nhị và nhụy chín cùng một lúc. VD: Hoa lạc, đậu xanh, đậu đen…
+ Giao phấn: hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị
và nhụy không chín cùng một lúc; hoặc hoa đơn tính.
VD: hoa kê, phi lao, liễu, phong lan, mướp, dưa chuột…
* Phân biệt thụ phấn và thụ tinh:
-Phân biệt: + Hiện tượng thụ phấn chỉ tạo cơ hội cho tế bào sinh dục đực gặp tế bào
sinh dục cái có trong noãn của bầu nhụy để thụ tinh.
+Hiện tượng thụ tinh là sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục đực và cái để tạo thành hợp tử
(là cơ sở để hình thành cá thể mới)
-Giải thích
+Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nẩy mầm thì hiện tượng thụ
tinh mới thực hiện.
+Có một số trường hợp có thụ phấn nhưng không có thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm
được.
Câu 35. Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng.
Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng.
20


+ Sinh sản SD: cây mới được hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân,
lá) ở cây mẹ.
+ Sinh sản hữu tính: Cây mới được hình thành từ hạt có phôi (do hợp tử phát triển
thành) kết quả của sự kết hợp giữa 2 loại tế bào sinh dục đực và cái.
- So sánh:
+ Trong sinh sản sinh dưỡng không có sự tham gia của tế bào sinh dục.
+ Trong sinh sản hữu tính phải có sự tham gia của 2 loại tế bào sinh dục đực và cái.
Câu 36. Nêu khái niệm quang hợp và hô hấp? Vì sao quang hợp và hô hấp là 2 quá trình
trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?

a.
Khái niệm quang hợp và hô hấp:
- QH: là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước và khí cacbonic và năng
lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí oxi.
- HH: Cây lấy khí oxi để phân giải chấ hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt
động sống của cây đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước
b.
Viết sơ đồ tóm tắt của 2 quá trình:
ánh sáng
-Quá trình quang hợp:Nước + Khí cacbonic
Tinh bột + Khí Ôxi
-Quá trình hô hấp: Tinh bột +Khí oxi
Năng lượng+ Khí Cacbonic+ Hơi nước
c.
Phân tích:
- Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ, hô hấp lại phân giải chất hữu cơ để
giải phóng năng lượng.
- Quang hợp nhả ra khí oxi dùng cho hô hấp, ngược lại hô hấp thải ra khí cacbonic cần
cho quang hợp.
Câu 37. Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào? Tính chất sống của tế bào thể
hiện ở những điểm nào?
a) Quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thực vật được diễn ra như thế nào?
a. Các thành phần chủ yếu của tế bào:
- Vách tế bào: ở phía ngoài, làm cho TB có hình dạng nhất định
- Vách tế bào bên cạnh
- Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào.
- Chất TB ở trong màng ở trong màng, là chất keo lỏng chứa các bào quan.
- Nhân: có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không bào: chúa dịch tế bào.
- Lục lạp: chứa chất diệp lục

b. Tính chất sống của tế bào được thể hiện ở sự lớn lên và phân chia của tế bào.
b) Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách
tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.

21


22


Câu 38: Nghiên cứu sơ đồ, đọc kỹ các câu sau đây và sắp xếp lại trật tự cho đúng:
- Sinh vật đầu tiên xuất hiện trong đại dương có cấu tạo cơ thể đơn bào rất đơn giản.
- Từ đó chúng phát triển thành các Tảo đơn bào nguyên thủy là những đại diện đầu tiên
của giới Thực vật, sau sẽ tiếp tục phát triển thành Tảo sống ở nước.
- Khi các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng, thực vật ở cạn đầu tiên xuất
hiện, đó là các Quyết trần phát triển từ tảo đa bào nguyên thủy và là tổ tiên của Rêu,
Quyết.
- Khi trên trái đất khí hậu còn rất nóng và ẩm thì Quyết phát triển mạnh, tạo thành các
rừng cây gỗ lớn, đó là các Quyết cổ đại (Dương xỉ cổ).
- Khí hậu trở nên khô và lạnh hơn, Quyết cổ đại bị chết hàng loạt, một số khác sống sót đã
phát triển cho ra Quyết ngày nay và Hạt trần
- Khí hậu tiếp tục thay đổi, trở nên khô hơn do mặt trời chiếu sáng liên tục, các Hạt trền
nguyên thủy dần dần bị chết, thay vào đó là các Hạt trần ngày nay và Hạt kín.
Kết luận: - Tổ tiên của giới thực vật là tảo lục đa bào nguyên thủy.
- Chiều hướng tiến hóa về cấu tạo: chưa phân hóa cơ quan → có rễ giả, thân lá →rễ, thân,
lá thật; chưa có mạch dẫn → có mạch dẫn
- Chiều hướng tiến hóa về sinh sản: sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia tế bào →
sinh sản bằng bào tử → sinh sản bằng hoa, quả , hạt.
- Chiều hướng tiến hóa về cấu tạo: chưa phân hóa cơ quan → có rễ giả, thân lá →rễ, thân,
lá thật; chưa có mạch dẫn → có mạch dẫn

Chiều hướng tiến hóa về sinh sản: sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia tế bào → sinh
sản bằng bào tử → sinh sản bằng hạt.
- Khi điều kiện môi trường thay đổi là thực vật có những biến đổi thích nghi với điều kiện
sống mới.Ví dụ: Thực vật chuyển từ nước lên cạn à xuất hiện thực vật có rễ, thân, lá (thích
nghi điều kiện ở cạn).
+ 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật là
- Sự xuất hiện của những thực vật ở nước
- Các thực vật trên cạn lần lượt xuất hiện
- Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật Hạt kín
Câu 39:
Tảo

Rêu

Dương xỉ

Hạt trần

Hạt kín

Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan
Cơ quan sinh

sinh
sinh
sinh
sinh
sinh dưỡng sinh sản
sinh sản
sinh sản
sinh sản
sản
dưỡng
dưỡng
dưỡng
dưỡng
Rễ cọc, rễ Có hoa , cơ
- Chưa
- Rễ giả. - Sinh - Rễ thật. - Sinh
Chưa có hoa chùm; thân quan sinh
có rễ, - Sinh sản - Thân và sản
sản
và quả, cơ
gỗ, thân
sản là hạt,
- Thân
Rễ cọc,
thân, lá. bằng cách lá chưa bằng
bằng
quan
sinh
sản
cỏ...;


đơn,
hạt nằm
và lá có
thân gỗ,
đứt tảo
bào tử.
là nón, hạt
lá kép...
trong quả
- Có
có mạch bào tử. mạch
lá kim.
(sợi tảo
nằm
trên

chất
dẫn.
- Cơ
dẫn.
- Cơ
đứt).
noãn hở
diệp lục.
quan
quan
sinh
sinh sản
sản: Túi

là túi
23


bào tử.

bào tử.

Câu 40: So sánh cấu tạo, sinh sản của Thông với Dương xỉ
a. Về cấu tạo:
Cấu tạo của thông phức tạp hơn so với dương xỉ như:
- Thăn gỗ, cao, to phân nhiều cành.
- Mạch dẫn ở thông phát triển hơn .
- Rễ dài, ăn rộng và sâu hơn so với rễ dương xỉ, giúp thông chống chịu gió, bão tốt hơn và
tìm được nguồn nước sâu hơn.
b. Về sinh sản:
- Sự hình thành hạt ở thông là một bước tiến hpas quan trọng hơn so với dương xỉ và các
thực vật trước đó như rêu, quyết giúp hợp tử được bảo vệ tốt hơn.
- Cơ quan sinh sản là các nón đục và nón cải có cấu tạo phức tạp hơn so với túi bào tử ở
dương xỉ.
- Sự thụ tinh ở thông không cầ nước cho thấy thông có khả năng thích nghi với đời sống
trên cạn.
- Hạt phấn nhỏ, nhẹ thích nghi cao với lối thụ phấn nhờ gió: hạt thông có cánh mỏng để
phát tán đi xa. Đó là những yếu tố giúp thông có điều kiện phát triển và phân bố rộng hơn
so với dương xỉ.
Câu 41 :So sánh tảo xoắn và Rong mơ
Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
- Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách
đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
- Rong mơ: cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh

sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).
Điếm giống và khác nhau giữa tảo xoẳn và rong mơ
+ Những điểm giống nhau:
- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Đều phân bố trong môi trường nước.
- Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
- Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và
khí cacbônic.
- Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
+ Những điếm khác nhau:
Tảo xoắn

Rong mơ

Phân
- Môi trường nước ngọt (ao. hồ, đầm...) - Môi trường nước mặn (biển)
bố
Cấu
tạo

- có màu lục do chỉ chứa chất diệp lục.
- Cơ thể có dạng sợi
24

- Ngoài diệp lục còn có màu nâu do có
chất sắc tố phụ màu nâu.


- Cơ thể có dạng cành cây.
Sinh

sản

- Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp
giữa hai tế bào gần nhau.

- Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp
giữa tinh trùng và noãn cầu.

Câu 42 :Phân biệt hạt trần với hạt kín? Vì sao hạt kín lại phát triển phong phú như ngày
hôm nay?
Hạt trần

Hạt kín

- Rễ, thân, lá thật.

- Rễ thân, lá thật; rất đa dạng.

- Có mạch dẫn.

- Có mạch dẫn hoàn thiện.

- Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón.- Có hoa : Cơ quan sinh sản là hoa quả.
- Hạt nằm trên lá noãn hở.

- Hạt nằm trong quả.

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.
- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất

đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước,
phát tán nhờ người hoặc động vật.
- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi
những điều kiện bất lợi của môi trường.
- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.
- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.
Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất
liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc
tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.
Câu 43: .Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
C44:Tảo có đặc điểm chung là gì?
Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành
những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
vì sao tảo đc xếp vào thực vật bậc thấp?
- Tảo chỉ sống ở mt nc
-Tảo chưa có sự phân hóa cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
-Tảo chưa có rễ , thân , lá thực sự , chưa có mạch dẫn
C45:Ngành hạt kín tiến hóa hơn các ngành thực vật khác ở điểm nào?
Vì thực vật hạt kín là loài có hạt noãn nằm trong bầu. Bầu nằm trong hạt. Hạt nằm trong
thịt quả. Bên ngoài quả có một lớp vỏ ( có loài cứng, có loài mềm) bảo vệ quả. Nếu trong
tự nhiên khi quả rơi xuống sẽ có chất dinh dưỡng có sẵn để nuôi cây ( thịt quả). khi nó
25


×