Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

chuyên đề: ĐỊA LÍ DÂN CƯ môn Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.37 KB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................
TRƯỜNG THPT ................
=====***====

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Người thực hiện : ...............
Trường: THPT .................

..........., tháng 12 năm 2018


LỜI GIỚI THIỆU

Tác giả chuyên đề
Chức vụ
Đơn vị công tác
Tên chuyên đề

Địa lí dân cư

Đối tượng học sinh

Lớp 10

Số tiết dự kiến

04 tiết



MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
- Năm học 2018 - 2019 tiếp tục thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT về tiếp tục đổi mới
về sinh hoạt chuyên môn và kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong q trình học tập.
- Cấu trúc đề thi có sự phân hóa ngày càng sâu sắc, khối lượng kiến thức địi hỏi rất rộng
và sâu vì vậy học sinh cần phải có một lượng kiến thức nhất định và khả năng tư duy
tổng hợp cao thì mới đáp ứng được chương trình trong đề thi.
- Phát huy được tính sáng tạo, tư duy năng động của học sinh và có khả năng liên hệ vào
thực tiễn cao để vận dụng kiến thức trong cuộc sống.
- Trong chương trình thi học sinh giỏi hay thi THPT quốc gia thì nội dung về dân số
chiếm số lượng câu hỏi không nhỏ trong đề thi. Chính vì vậy tơi chọn chun đề “Địa lí
dân cư” với mong muốn cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết và đầy đủ nhất
để các em có thể tham gia nhiều kì thi và đạt kết quả cao.
2. Mục đích của chuyên đề.
- Chuyên đề này nhằm cung cấp cho GV và HS những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong
học và làm bài tập về phần dân cư. Mục đích của chuyên đề giúp hình thành cho HS
những khái niệm về dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư…,hệ thống
hóa được các dạng bài tập và quan trọng hơn là liên hệ và giải thích một cách khoa học
nhất về đặc điểm dân cư của các quốc gia trên thế giới. Đây có thể coi là nguồn tài liệu
khá hữu ích đối với GV và HS trong giảng dạy và học tập mơn Địa lí, đặc biệt trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi và trong ôn thi THPTQG.
- Đề thi càng gần với thực tế và mang tính thực tiễn cao nên trong quá trình xây dựng nội
dung chun đề tơi đã có tích hợp nội dung dân số của chương trình địa lí lớp 11 và 12.
Đồng thời tích hợp nội dung dân số trong chương trình GDCD lớp 10,11,12 để các HS có
thêm hiểu biết của mình về vấn đề dân số sức khỏe sinh sản, luật hơn nhân và gia đình.
- Trong chun đề này cũng nêu ra một số phương pháp dạy học tích cực dựa trên hệ

thống tư liệu dạy học trực quan và phong phú nhằm giúp GV có thể giảng dạy nội dung
này một cách tốt hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học, kích thích khả năng tự học, tự sáng
tạo của HS.
- Trong phần dạy thực nghiệm nhằm phục vụ tinh thần đổi mới của sinh hoạt chuyên
môn, tôi thiết kế một phần của nội dung theo cách vận dụng nhiều phương pháp mới để
dạy thao giảng với mong muốn được góp ý, trao đổi chun mơn và học hỏi kinh nghiệm
của các đồng nghiệp (nếu được chọn).
3. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm (sử dụng các kĩ thuật dạy học: kĩ thuật "Các mảnh ghép",
kĩ thuật "Khăn trải bàn"….)
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thực nghiệm (thơng qua các bài kiểm tra).
- Phương pháp tốn học, sử dụng các kênh hình, bảng biểu, biểu đồ.
4


PHẦN NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức.
- Biết được quy mơ dân số, tình hình biến động dân số thế giới và giải thích được nguyên
nhân của chúng.
- Hiểu được các thuật ngữ: Tỉ suất sinh thô và tử xuất tử thô. Phân biệt được gia tăng dân
số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học và gia tăng dân số.
- Phân tích được hậu quả gia tăng dân số không hợp lý.
- Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới, cơ cấu
dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hoá.
- Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh
tế - xã hội.
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới và các

nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Hiểu được bản chất, đặc điểm của đơ thị hố và ảnh hưởng của đơ thị hố đến phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường.
- Biết liên hệ để giải thích về vấn đề dân số của một số quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
2. Kĩ năng.
- Biết tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng dân số.
- Nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia
tăng dân số tự nhiên.
- Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi.
- Nhận xét, phân tích bảng số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn hố; nhận
xét và phân tích tháp tuổi; nhận xét và vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế.
- Biết cách tính mật độ dân số.
- Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, ảnh địa lý về tình hình phân bố dân
cư, các hình thái quần cư và dân thành thị.
3. Thái độ.
- Yêu quê hương đất nước, biết được sự tác động của dân số đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội đất nước.
- Có nhận thức đúng đắn về dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực
hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
- Có nhận thức đúng đắn về tình u, hơn nhân và gia đình.

5


4. Các năng lực được hình thành
- Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mơ hình...
- Năng lực hợp tác, giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề, tính tốn, sử dụng công nghệ
thông tin, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ……
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUYÊN ĐỀ

Các bài trong chuyên đề
- Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.
- Bài 23: Cơ cấu dân số.
- Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đơ thị hóa.
- Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư trên thế giới.

TIẾT 25 – BÀI 22.

DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

(Thảo luận nhóm - kĩ thuật khăn trải bàn)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Hiểu được dân số thế giới luôn biến động, nguyên nhân chính là sinh đẻ và tử vong.
- Phân biệt được các tỉ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
- Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
1.2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ
suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
- Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
1.3. Thái độ: có nhận thức đúng đắn về dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi
người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứn dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng biểu đồ, bản đồ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ treo tường Phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới.
- Hình 22.3 trong SGK (phóng to).
- Biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử thời kì 1950 – 2005.

- Máy chiếu và các phương tiện khác (nếu có).
6


2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
3. Phương thức
- Phương thức nêu vấn đề, sử dụng bảng số liệu thống kê.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
4. Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Gv cho Hs xem 1 đoạn video về sự bùng nổ dân số trên thế giới và đặt câu hỏi:
- Dân số thế giới tăng như thế nào?
- Nguyên nhân làm cho dân số tăng nhanh?
Hs trả lời, Gv chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm
(Hoạt động nhóm – kĩ thuật khăn trải bàn)
Bước 1:
+ GV: Chia học sinh làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm như sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu phần tỉ suất sinh thơ theo các gợi ý sau:
- Khái niệm:
- Cơng thức tính:
- Bài tập áp dụng: Dân số Việt Nam năm 2005 là 83.300.000 người; số trẻ em sinh ra
trong năm là 1.582.000 trẻ; số người chết trong năm: 499.800 người. Tính tỉ suất sinh thơ
của Việt Nam năm 2005.
- Tình hình tỉ suất sinh thô trên thế giới.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thơ.
Nhóm 2: Tìm hiểu phần tỉ suất tử thô theo các gợi ý sau:
- Khái niệm:
- Cơng thức tính:

7


- Bài tập áp dụng: Dân số Việt Nam năm 2005 là 83.300.000 người; số trẻ em sinh ra
trong năm là 1.582.000 trẻ; số người chết trong năm: 499.800 người. Tính tỉ suất tử thơ
của Việt Nam năm 2005.
- Tình hình tỉ suất tử thơ trên thế giới.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thơ.
Nhóm 3: Tìm hiểu phần tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên theo các gợi ý sau:
- Khái niệm:
- Cơng thức tính:
- Bài tập áp dụng: Dân số Việt Nam năm 2005 là 83.300.000 người; số trẻ em sinh ra
trong năm là 1.582.000 trẻ; số người chết trong năm: 499.800 người. tỉ suất gia tăng dân
số tự nhiên của Việt Nam năm 2005.
- Tình hình tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
- Ý nghĩa của tỉ suất GTDSTN
Nhóm 4: Tìm hiểu phần tỉ suất gia tăng dân số cơ học theo các gợi ý sau:
- Khái niệm:
- Cơng thức tính:
- Bài tập áp dụng: Năm 2009, ở Đồng bằng sông Hồng có tỉ suất xuất cư là 18%, tỉ suất
nhập cư là 12,7%. Hãy tính tỉ suất gia tăng cơ học ở Đồng bằng sơng Hồng?
- Tình hình tỉ suất gia tăng dân số cơ học.
- Ý nghĩa của tỉ suất tỉ suất gia tăng dân số cơ học.
Mỗi nhóm có các thành viên làm việc độc lập, viết ra phần của mình sau đó thống nhất
nội dung chung trong cả nhóm.

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đại diện của nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
Bước 4: GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS, sau đó chốt nội dung kiến thức cơ bản.
Nội dung 1: Tỉ suất sinh thô
- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình
ở cùng thời điểm (đơn vị: ‰).
- Cơng thức tính: Tỉ suất sinh thơ = (‰)
- Tình hình tỉ suất sinh thơ:
+ Tỉ suất sinh thơ của toàn thế giới, các nước phát triển, các nước đang phát triển đều có
xu hướng giảm mạnh (1,7 lần), nhưng các nước phát triển giảm nhanh hơn (2 lần),
khoảng cách giữa hai nhóm nước vẫn chưa thu hẹp được nhiều.
+ Tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước phát triển.
8


- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô: Tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán và
tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của
từng nước.
 Tích hợp: Luật hơn nhân và gia đình: nam 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên tránh
kết hôn sớm, hủ tục lạc hậu →bùng nổ dân số.
Nội dung 2: Tỉ suất tử thô
- Khái niệm: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng
thời điểm (đơn vị: ‰).
- Cơng thức tính: Tỉ suất tử thơ = (‰)
Tỉ suất tử vong trẻ em = (‰)
- Xu hướng biến động tỉ suất tử thơ: có xu hướng giảm dần (tuổi thọ trung bình tăng) nhờ
những biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội và cả trong mức sinh. Đầu thế kỉ XX, mức tử
vong còn khá cao, nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giảm nhanh.
+ Đối với các nước phát triển, mức chết giảm nhanh, nhưng sau đó chững lại và có chiều
hướng tăng lên, do cơ cấu già, tỉ lệ người lớn tuổi cao.

+ Đối với các nước đang phát triển, mức chết giảm chậm hơn, nhưng hiện nay đã đạt
mức thấp hơn so với các nước phát triển do dân số trẻ.
+ Mức chênh lệch tỉ suất tử thơ giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô: Kinh tế - xã hội, chiến tranh, đói kém, bệnh
tật….thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt….).
Nội dung 3: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (tg)
- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển
dân số (đơn vị: %).
- Cơng thức tính:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = (%)
- Tình hình tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: Có sự khác nhau:
+ Gia tăng tự nhiên bằng 0 và âm: Mức tử cao do dân số già, mức sinh giảm thấp và thấp
hơn hoặc bằng mức tử. LB Nga, các quốc gia ở Đông Âu (Bun-ga-ri, U-crai-na, Bê-larút,...).
+ Gia tăng dân số chậm từ: 0,1 - 0,9%, mức tử thấp, mức sinh thấp song cao hơn mức tử,
gia tăng dân số thấp và ổn định: các quốc gia ở Bắc Mĩ, ở Ô- xtrây-li-a, ở Tây Âu.
+ Gia tăng dân số trung bình: Từ 1 - 1,9%, mức sinh tương đối cao, mức tử thấp: Trung
Quốc, Ẩn Độ, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam….
+ Gia tăng dân số cao và rất cao: trên 2%, thậm chí trên 3% gồm phần lớn các quốc gia
châu Phi, Trung Đông, Trung và Nam Mĩ….

9


- Ý nghĩa của tỉ suất GTDSTN: Là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến
biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới.
Nội dung 4: Gia tăng cơ học
- Khái niệm: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Cơng thức tính:
+ Tỉ suất nhập cư là tương quan giữa người đến nơi cư trú mới trong năm so với số dân
trung bình trong cùng thời gian đó. (%)

Tỉ suất nhập cư = (%)
+ Tỉ suất xuất cư là tương quan giữa người di chuyển khỏi nơi cư trú trong năm so với số
dân trung bình trong cùng thời gian đó. (%)
Tỉ suất xuất cư = (%)
+ Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất
cư.
Tỉ suất gia tăng cơ học = Tỉ suất nhập cư – Tỉ suất xuất cư (%)
hay là tương quan giữa số người nhập cư và xuất cư trong năm so với số dân trung bình
cùng thời gian đó. (%)
Tỉ suất gia tăng cơ học = (%)
- Tình hình tỉ suất gia tăng dân số cơ học: Hiện nay hiện tượng xuất cư, nhập cư diễn ra
mạnh trên toàn thế giới do xu hướng tồn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế - xã hội thế
giới.
- Ý nghĩa của tỉ suất tỉ suất gia tăng dân số cơ học: Khơng có ảnh hưởng tới vấn đề dân số
nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó có ý nghĩa quan trọng.
- Nguyên nhân: Do lực hút (đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm…..) và lực đẩy (điều kiện
sống khó khăn, thu nhập thấp….).
Hoạt động 3
Gia tăng dân số. Tình hình tăng dân số. Hậu quả của tăng dân số.
(Chung cả lớp - đàm thoại gợi mở)
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm, cơng thức tính của gia tăng dân số.
- Trình bày được dân số trên thế giới hiện nay đã vượt qua 7 tỉ người (năm 2005 là
khoảng gần 6,5 tỷ người – SGK), quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau, tốc độ tăng
dân số nhanh nhưng hiện nay đang có xu hướng chậm lại.
- Phân tích được hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh đến sự phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường.

10



2. Phương thức
- Phương thức nêu vấn đề, sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh…
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Gia tăng dân số (GTDS) là gì?
- Cơng thức tính GTDS?
- Ý nghĩa của GTDS?
- Tình hình tăng dân số thế giới?
- Hậu quả của tăng dân số?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày ý kiến
Bước 4: GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS, sau đó chốt nội dung kiến thức cơ bản.
Nội dung 1: Gia tăng dân số
- Khái niệm: bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. (đơn vị
%).
- Công thức tính: Gia tăng DS = Gia tăng Tự nhiên + Gia tăng Cơ học = %
- Ý nghĩa: Gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động
dân số của một quốc gia, một vùng. Mặc dù gia tăng dân số bao giờ cũng gồm 2 bộ phận
cấu thành, song động lực phát triển dân số vẫn là gia tăng dân số tự nhiên.
- Tình hình tăng dân số thế giới:
+ Năm 2005: dân số thế giới là 6477 triệu người, ngày càng tăng lên.
+ Quy mô dân số khác nhau giữa các nước.
+ Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút
ngắn.
Nội dung 2:
Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

11



* Gia tăng dân số quá nhanh gây sức ép nặng nề đến kinh tế, xã hội, môi trường.
Sơ đồ về sức ép dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường

Sức ép của dân số

Xã hội

Kinh tế

Lao động và

Tốc độ phát

Tiêu dùng và

việc làm

triển kinh tế

tích lũy

Giáo dục

Mơi trường

Y tế và chăm

Thu nhập và


Cạn kiệt tài

Ơ nhiễm mơi

Phát triển bền

sóc sức khỏe

mức sống

ngun

trường

vững

 Tích hợp: Luật bảo vệ mơi trường và sử dụng tài nguyên (năm 2005).
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh
1. Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và khơng thay đổi trong
thời kì 1995 - 2000. Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng.
Câu 2. So sánh quá trình gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
Câu 3. Em hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số

không hợp lí của các nước đang phát triển.
2. Khoanh trịn vào đáp án đúng
Câu 1. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về quy mơ dân số thế giới?
12


A. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
B. Đến đầu thế kỉ XXI, quy mô dân số thế giới đã đạt trên 6 tỉ người.
C. Quy mô dân số thế giới tăng khá đồng đều giữa các giai đoạn.
D. Quy mơ dân số có sự chênh lệch rất lớn giữa các quốc gia.
Câu 2. Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là
A. tổng tỉ suất sinh.

B. tỉ suất sinh thô.

C. tỉ suất sinh chung.

D. tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi.

Câu 3. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là
A. hiệu số giữa số người sinh ra và chết đi trong một năm.
B. tỉ số trẻ em sinh ra trên tổng số dân trong năm.
C. hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô trong một năm.
D. tỉ số trẻ em sinh ra còn sống so với tổng số đã chết trong năm.
Câu 4. Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một số
quốc gia, vùng lãnh thổ là
A. gia tăng cơ học.

B. gia tăng tự nhiên.


C. gia tăng dân số.

D. tỉ suất sinh thô.

Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thơ trên thế giới có xu hướng
giảm là
A. tiến bộ về phòng chống các loại dịch bệnh.
B. điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.
C. sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp.
D. hịa bình trên thế giới được đảm bảo.
Câu 6. Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ
em là
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

B. tỉ suất sinh thô.

C. tỉ suất tử vong trẻ sơ sinh.

D. tử suất tử thô.

Câu 7: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao?
A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.

B. Phong tục tập quán lạc hậu.

C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.

D. Mức sống cao.

Câu 8: Nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới giảm?

A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.

B. Thiên tai ngày càng nhiều.

C. Phong tục tập quán lạc hậu.

D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.
13


Câu 9: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên

A. môi trường sống thuận lợi.

B. dễ kiếm việc làm.

C. thu nhập cao.

D. đời sống khó khăn, mức sống thấp.

Câu 10: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm đi là
A. tài nguyên phong phú.

B. khí hậu ơn hịa.

C. thu nhập cao.

D. chiến tranh, thiên tai nhiều.

TIẾT 26 – BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ

(Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở - thảo luận cặp đôi)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức:
- Hiểu và phân biệt được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo tuổi và giới; cơ cấu
dân số theo lao động, khu vực kinh tế và trình độ văn hóa.
- Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh
tế- xã hội.
1.2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và nhận xét biểu đồ nói chung và biểu đồ tháp tuổi nói riêng.
- Nhận xét, phan tích bảng số liệu về cơ cấu dân số theo tuổi, theo trình độ văn hóa.
1.3.Về thái độ
- Nhận thức được với nước ta kết cấu dân số trẻ, nhu cầu về GD việc làm lớn. Ý thức vai
trò giới trẻ với GD và lao động, việc làm.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng lược đồ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
2.1. Đối với giáo viên:
- Hình ảnh về tháp dân số.
- Sách giáo khoa.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. 2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở, bút.
14


3. Phương thức
- Phương thức nêu vấn đề, sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh…
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm cặp đơi.
4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: cơ cấu dân số là gì? Có các loại cơ cấu
dân số nào? Cơ cấu dân số có ảnh hưởng nhu thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
- HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị báo cáo trước lớp
- GV gọi 1 học sinh báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
- GV sử dụng nội dung HS trả lời dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm cặp đơi
- Bước 1:
Giáo viên đưa ra 4 bài tập yêu cầu cả lớp làm theo hình thức nhóm cặp đơi (thời gian 15 phút)
Bài 1: Dân số Việt Nam năm 2004 là 82,07 triệu người, trong đó số nam là 40,33 triệu
người, số nữ là 41,74 triệu người. Tính tỉ số giới tính? Tỉ lệ giới tính?
Bài 2: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính các nước, năm 2007 (Đơn vị: %)
Nước A

Nhóm tuổi

Nam
19,3
28,3
2,7

0 – 14
15 – 59
60 tuổi trở lên

Nước B

Nữ
18,5
28,9
2,3

Nam
7,3
31,3
10,2

Nữ
7,1
31,0
13,1

- Cho biết A và B thuộc nhóm nước nào? Tại sao?
- Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đến sự phát triển kinh tế – xã hội
các nước trên.
Bài 3: Cho biểu đồ sau:

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
ẤN ĐỘ, BRA – XIN VÀ ANH NĂM 2013 (%)
15



Bài 4. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường (từ 25 tuổi trở lên) trên thế giới,
năm 2000
Các nhóm nước
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Các nước kém phát triển

Tỉ lệ người biết chữ (%)
>90 %
69
46

Số năm đi học
10,0
3,9
1,6

So sánh tỉ lệ biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường (từ 25 tuổi trở lên) trên thế
giới, năm 2000.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: HS trình bày ý kiến.
- Bước 4: GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS, sau đó chốt nội dung kiến thức cơ bản.
 Lưu ý: Nội dung chủ yếu của bài này là hình thành kiến thức khái niệm cho HS nên
GV cần chú ý phân tích giảng giải cho học sinh hiểu và phân biệt được các khái niệm về
cơ cấu dân số.
Nội dung 1: Cơ cấu dân số theo giới.
- Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (%).
- Công thức tính: TNN =


Hoặc:

Trong đó:

TNN: Tỉ số giới tính.
Dnam: Dân số nam.
Dnữ: Dân số nữ.

Trong đó:

Tnam: Tỉ lệ nam giới.
Dnam: Dân số nam.
Dtb: Tổng số dân.

Tnam =

- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: nước
phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ.
- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do tai nạn, chuyển cư, tuổi thọ trung
bình nữ lớn hơn nam.
- Cơ cấu dân số theo giới: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội,
hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...
Ngoài ra, khi phân tích cơ cấu theo giới, người ta cịn quan tâm đến khía cạnh xã hội: vị
thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ.
 Tích hợp:
+ Khám, sàng lọc giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật.
+ Quyền bình đẳng về giới tính trong cuộc sống, trong cơng việc cũng như trong pháp luật..

16



Nội dung 2: Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định (%).
- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân
số và nguồn lao động của một nước.
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động:15 - 59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động: Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.
Người ta có thể phân biệt cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già dựa vào bảng sau:
Nhóm tuổi
0 – 14
15 – 59
60 tuổi trở lên

Dân số già (%)
< 25
60
>15

Dân số trẻ (%)
>35
55
<10

- Cơ cấu dân số già có tỉ lệ phụ thuộc ít. Nhưng có nhiều vấn đề đặt ra như thiếu lao
động, hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già và nguy cơ suy giảm dân số.
- Cơ cấu dân số trẻ: Số lượng trẻ em đông tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, bảo đảm

lao động để phát triển kinh tế cho đất nước. Song số trẻ em nhiều đạt ra một loạt vấn đề
mà xã hội phải giải quyết như nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức
khỏe sinh sản vị thành niên, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho số người bước vào độ
tuổi lao động nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp...
- Tháp dân số (tháp tuổi).
+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+ Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).
Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

Nội dung 3: Cơ cấu dân số theo lao động
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a. Nguồn lao động
- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc
làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
+ Nhóm dân số khơng hoạt động kinh tế: bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội
trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
- Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
- Khu vực III: Dịch vụ
17


=>Xu hướng hiện nay là tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I
 Tích hợp: Các cơ sở, doanh nghiệp…sử dụng lao động dưới 15 tuổi là vi phạm pháp luật.
Nội dung 4: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng
cuộc sống của một quốc gia.
- Dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.
- Các nước phát triển có trình độ văn hố cao hơn các nước đang phát triển và kém phát
triển.
- Ngài ra cịn có các loại cơ cấu dân số khác: cơ cấu dân số theo dân tộc, tôn giáo, mức
sống…
 Tích hợp:
+ Quyền và trách nhiệm của cơng dân trong học tập và sáng tạo.
+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tơn giáo về chính trị, tơn giáo, văn hóa, giáo dục….
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học giúp học sinh ghi
nhớ nội dung chính bài học, làm các bài tập liên quan bài học.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành bài tập.
1. Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi. Tại sao trong cơ cấu dân số
thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của một quốc gia?
Câu 2. Tại sao các nước đang phát triển thường có số dân nam nhiều hơn nữ?
Câu 3. Dân số Việt Nam tính đến ngày 1/7/2011 là 90,5 triệu người, gia tăng dân số tự
nhiên là 1,1%. Trong đó, nữ chiếm 45,8 triệu người. Em hãy cho biết:
a. Tỉ số giới tính nước ta.
b. Đến năm 2020 dân số nước ta sẽ là bao nhiêu nếu như tỉ lệ gia tăng dân số nước ta
không đổi từ năm 2011 đến 2020. Năm 2010, nước ta có “cơ cấu dân số vàng”. Tại sao
nói “dân số vàng”?
2. Khoanh trịn váo đáp án đúng
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm cơ cấu dân số theo giới?
18



A. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu
vực.
B. Thơng thường ở các nước phát triển nữ ít hơn nam.
C. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam.
D. Cơ cấu dân số theo giới được tính theo đơn vị phần trăm.
Câu 3. Loại cơ cấu dân số thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát
triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là
A. cơ cấu theo giới.

B. cơ cấu theo tuổi.

C. cơ cấu theo lao động.

D. cơ cấu theo trình độ văn hóa.

Câu 4. Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người
A. trong tuổi lao động và trên tuổi lao động.
B. dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động.
C. được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định.
D. dưới tuổi lao động và trong tuổi lao động.
Câu 5. Nhóm dân số dưới tuổi lao động được xác định trong khoảng
A. 0 -14 tuổi.

B. 0 -15 tuổi.

C. 0 -16 tuổi.

D. 0 -17 tuổi.


Câu 6. Nhóm nước có cơ cấu dân số trẻ thì tỉ lệ nhóm 0 – 14 tuổi tương ứng là
A. trên 25%.

B. trên 35%.

C. trên 30%.

D. trên 32%.

Câu 7. Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên ở các nước có dân số già là
A. dưới 15%.

B. trên 15%.

C. dưới 20%.

D. trên 20%.

Câu 8. Tháp dân số của một nước thể hiện
A. tỉ suất sinh và tỉ suất tử hàng năm.

B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

C. Tỉ lệ các nhóm tuổi và giới tính.

D. tỉ lệ tăng dân số cơ học.

Câu 9. Kiểu tháp dân số mở rộng không thể hiện đặc điểm nào dưới đây?
A. Tỉ suất sinh cao.


B. Tuổi thọ trung bình thấp.

C. Tỉ lệ trẻ em thấp.

D. Dân số tăng nhanh.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với kiểu tháp dân số thu hẹp?
A. Tháp có dạng phình to ở đáy và ở giữa.

B. Đỉnh tháp dần thu hẹp.

C. Tỉ suất sinh giảm nhanh.
dần.

D. Gia tăng dân số có xu hướng giảm

19


TIẾT 27 – BÀI 25:

PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

(Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở - sử dụng vi deo, kênh hình)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư
theo không gian, thời gian. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
- Trình bày được các đặc điểm của đơ thị hố, những mặt tích cực và tiêu cực của q

trình đơ thị hố.
1.2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình
hình phân bố dân cư, dân cư thành thị.
1.3. Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn hơn về đơ thị hố, những tác động tích cực và tiêu cực của đơ
thị hố.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Đối với giáo viên
- Bản đồ phân bố dân cư và các đơ thị lớn trên thế giới
- Hình 24 sách giáo khoa phóng to.
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Cập nhật số liệu thông kê bảng 24.1; 24.2; 24.3 và bảng trang 97.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
1.2. Đối với học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
3. Phương thức.
- Phương thức nêu vấn đề, sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, vi deo…
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
4. Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
20


4.3. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề

- GV đưa ra con số: năm 2006, dân số vùng Đồng bằng sơng Hồng là 1225 người/km2,
cịn Tây Ngun là 89 người/km2, sau đó u cầu HS giải thích ngun nhân.
- HS trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào tìm hiểu bài mới, theo các bước sau:
Hoạt động 2: Phân bố dân cư
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư
theo khơng gian, thời gian.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình
hình phân bố dân cư.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng lược đồ, biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
- Bước 1: GV treo bản đồ phân bố dân cư trên thế giới, bảng số liệu về phân bố dân cư,
sau đó yêu cầu HS nhận xét và rút ra đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

GV đưa ra bảng số liệu:
21


Cơ cấu dân số thế giới theo châu lục thời kì 1650 – 2015 (Đơn vị: %)
Năm
Châu lục
Á
Âu

Phi
Đại Dương
Thế giới


1650

1750

1850

2015

53,8
21,5
2,8
21,5
0,4
100,0

61,5
21,2
1,9
15,1
0,3
100,0

61,1
24,2
5,4
9,1
0,2
100,0


59,8
10,1
13,5
16,1
0,5
100,0

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: HS trình bày ý kiến.
- Bước 4: GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS, sau đó chốt nội dung kiến thức cơ bản.

1. Khái niệm
- Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp
với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội .
Mật độ dân số = (Người/km2)
2. Đặc điểm
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian Năm 2005 mật độ dân cư trung bình:
48người/ km2
- Tập trung đơng: Tây Âu (169), Nam Âu (115), Ca ri bê (166), Đông Á (131), Đông Nam
Á (124),...
- Thưa dân: Châu Đại Dương (4), Bắc Mĩ (17), Nam Mĩ (21), Trung Phi (17), Bắc Phi (23).
b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian
Từ năm 1650 - 2005 có sự biến động về tỉ trọng:
+ Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng.
+ Châu Âu, châu Phi giảm.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khống sản,..thuận lợi thu hút cư trú.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Phương thức sản xuất (tính chất nền kinh tế), trình độ phát
triển kinh tế,... quyết định đến cư trú.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, chuyển cư, ...

Hoạt động 3: Đơ thị hóa
1. Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm của đơ thị hố, những mặt tích cực và tiêu cực của q
trình đơ thị hố.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích lược đồ và bảng số liệu về đơ thị hóa.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích số liệu thống kê và lược đồ.
22


- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
- Bước 1: Giáo viên cho HS xem 1 đoạn vi deo nói về hiện tượng gia tăng dân số thành
thị quá nhanh ở một số nước trên thế giới kết hợp với nội dung trong SGK và trả lời câu
hỏi:
- Thế nào là q trình đơ thị hóa?
- Nêu đặc điểm q trình đơ thị hóa?
- Trình bày những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của của trình đơ thị hóa đến phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS, sau đó chốt nội dung kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm
Là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô
của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành
phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
2. Đặc điểm: 3 đặc điểm
a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
Từ năm 1900 - 2005:
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% 48%).

+ Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% 52%).
b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
+ Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
+ Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
+ Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thơng, cơng trình cơng cộng, tn
thủ pháp luật, ….
3. Ảnh hưởng của đơ thị hố đến sự phát triển kinh tế - xã hội và mơi trường
- Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự
phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
- Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ cơng nghiệp hóa (tự phát):
+ Nơng thơn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất).
+ Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến
nhiều tiêu cực khác.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành thái
độ sống tích cực và năng lực cho học sinh.
2. Phương thức:
23


- Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành.
1. Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh
hưởng đến sự phân bố đó.
Câu 2. Tại sao nói phân bố dân cư là một hiện tưọng xã hội có tính quy luật?
Câu 3. Tại sao giữa các khu vực và trong từng quốc gia trên thế giới có sự phân bố dân

cư khơng đều?
2. Khoanh trịn váo đáp án đúng
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư trên thế giới?
A. Khơng đều trong khơng gian.

B. Có biến động theo thời gian.

C. Hiện tượng xã hội có quy luật.

D. Hình thức biểu hiện quần cư.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây khơng đúng với đặc điểm của đơ thị hóa?
A. Là một q trình về văn hóa - xã hội.
B. Quy mô và số lượng đô thị tăng nhanh.
C. Tăng nhanh sự tập trung dân thành thị.
D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với q trình đơ thị hóa đang diễn ra trên thế giới
hiện nay?
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.

B. Tỉ lệ dân nông thôn giảm nhanh.

C. Tỉ lệ dân thành thị giảm nhanh.

D. Tỉ lệ dân nông thôn tăng nhanh.

Câu 4: Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù
hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội được gọi là
A. đô thị.


B. sự phân bố dân cư.

C. lãnh thổ.

D. cơ cấu dân số.

Câu 5: Mật độ dân số là
A. số lao động trên một đơn vị diện tích.
B. số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.
C. số dân trên tổng diện tích lãnh thổ.
D. số dân trên diện tích đất cư trú.
Câu 6: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là
A. khí hậu.

B. đất đai.

24


C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

D. nguồn nước.

Câu 7: Ảnh hưởng tích cực của đơ thị hóa là
A. làm cho nơng thơn mất đi nguồn nhân lực lớn.
B. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
C. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Câu 8. Nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới phân bố dân cư thế giới là
A. di cư.

B. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế.
C. điều kiện tự nhiên.
D. vị trí địa lí.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây không phải là đặc trưng của q trình đơ thị hóa?
A. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
B. Dân cư tập trung trong các thành phố lớn và cực lớn.
C. Các tuyến giao thông phát triển, kết nối đô thị với nông thôn.
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 10. Đô thị hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển
A. mạng lưới đô thị.

B. kiến trúc thành phố.

C. công nghiệp hóa.

D. cơ sở hạ tầng đơ thị.

TIẾT 28.

ƠN TẬP BÀI 22 + 23 + 24

(Bài thực nghiệm - Kĩ thuật mảnh ghép)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
- Củng số lại nội dung kiến thức về:
+ Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học và gia
tăng dân số.
+ Cơ cấu dân số theo giới, theo độ tuổi, theo lao động và theo trình độ văn hóa.
1.2. Kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, phân tích số liệu….

1.3. Thái độ:
25


×