Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÀNH KHÁCH SẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.44 KB, 43 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CUỐI KÌ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ MÀ DOANH
NGHIỆP GẶP PHẢI DỰA TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHẠM NGỌC BẢO DUY
Môn: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU LỚN TRONG QUẢN LÝ
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Thái

71505258

Nguyễn Diệp Phương Ân

71505194

Võ Tú Quyên

71505065

Hoàng Nguyễn Yến Nhi

71505038

Trịnh Phương Loan

71505209


TPHCM, THÁNG 7 NĂM 2019






BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

ST
T
1

Họ và tên
Nguyễn Văn Thái

Công việc
được giao
Phân tích 2 vấn đề

Tham
gia
họp
nhóm
(%)
100%

Mức độ
hoàn
thành

công
việc (%)
100%

Làm báo cáo
2

Nguyễn Diệp
Phương Ân

Phân tích 2 vấn đề
Powerpoint
Thuyết trình

100%

100%

3

Võ Tú Quyên

Phân tích 2 vấn đề

100%

100%

4


Hoàng Nguyễn Yến
Nhi

Phân tích 2 vấn đề

100%

100%

5

Trịnh Phương Loan

Phân tích 2 vấn đề

80%

80%

Kí tên


LỜI CẢM ƠN
Để làm được bài báo cáo cuối kì môn “Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản
lý”. Ngoài sự cố gắng học tập của nhóm, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy đã đưa ra những lời hướng dẫn tận tình trong bài cuối kì lần này để chúng em có thể
làm được bài báo cáo theo đúng hướng nhất, hướng làm hướng trình bày của từng phần.
Hơn thế nữa, thầy cũng đã hướng dẫn giúp chúng em nhìn ra và phân tích được các vấn
đề mà doanh nghiệp đang gặp thông qua báo cáo tài chính. Chính nhờ sự giúp đỡ tận tình
của thầy, chúng em đã thu thập thêm những kiến thức mới về phân tích dữ liệu, hiểu sâu

hơn về các vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải.
Và một lời cám ơn khác, em xin kính gởi đến Khoa Quản trị kinh doanh trường đại
học Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về môn
“Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản lý”.
Vì là lần đầu tiên được tiếp xúc với một môn học mới lạ, nên còn gặp phải nhiều sai
sót trong quá trình làm bài báo cáo. Nhưng đây là bài báo cáo mà nhóm chúng em đã đặt
nhiều tâm huyết và đầu tư. Nếu có sự sai sót gì xin thầy cho chúng em xin thêm những
lời nhận xét để hoàn thiện vốn kiến thức hơn.


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa
các thành phần kinh tế đã tạo ra những khó khăn và thử thách cho doanh nghiệp. Trong
bối cảnh đó để có thể khẳng định được mình, doanh nghiệp cần nắm vững được tình hình
cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn
quan tâm đến tình hình tài chính trong doanh nghiệp, vì nó quan hệ trực tiếp đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Việc phân tích tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp
trên thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ
của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn, nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả
sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh
nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tài chính doanh nghiệp vì nó

phản ánh một cách tổng hợp nhất tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài
chính cung cấp là chưa đủ vì nó không giải thích cho người quan tâm biết rõ về hoạt động
tài chính, những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Các hệ số
tài chính sẽ giúp bổ sung những khiếm khuyết này trong quá trình phân tích tài chính
doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính và các hệ số tài chính cơ bản là con đường
ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mình,
thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có
thể định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai.
Với lượng kiến thức còn nhiều hạn chế, nhóm nghiên cứu khó thể tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình thực hiện bài đề tài. Nhóm nghiên cứu chọn đề tài “ Phân tích
các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải dựa trên báo cáo tài chính”. Thông qua đề tài
này, nhóm muốn vận dụng những hiểu biết của mình trình bày cụ thể về quá trình phân
tích tài chính tại doanh nghiệp đặc biệt là những nguyên nhân, uu điểm, hạn chế đồng
thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị để giúp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
ngày một tốt hơn.

9


PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ MÀ DOANH NGHIỆP GẶP PHẢI
DỰA TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG I: TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU LỚN
VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NÊU RA VẤN ĐỀ
1. Tóm tắt quá trình ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn vào hoạt động kinh doanh
1.1. Giới thiệu cơ sở dữ liệu lớn và những lợi ích mang lại
Trong cuộc sống ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, xã hội, y
tế,… ngành công nghệ cũng có sự tăng trưởng vượt bậc. Sự ra đời của nhiều phần mềm
và thiết bị công nghệ cao dần thay thế những phương thức thủ công truyền thống. Khi đề
cập đến công nghệ và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, không thể nào không

nhắc tới công nghệ dữ liệu lớn. Chúng ta có thể nhận biết về chức năng, quy trình sử
dụng và tầm quan trọng của việc áp dụng và quản trị cơ sở dữ liệu lớn vào các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp .
Tháng 8 năm 2015, “công nghệ dữ liệu lớn” đã vượt ra khỏi bảng xếp hạng những
công nghệ mới nổi Cycle Hype của Gartner và tạo một tiếng vang lớn cho xu hướng công
nghệ của thế giới. Có lẽ, khi nhắc đến thuật ngữ này nhiều người trong chúng ta còn
hoang mang không xác định cụ thể rằng “công nghệ dữ liệu lớn” là gì ? Chúng ta có thể
hiểu một cách nôm na rằng: “công nghệ dữ liệu lớn” là tài sản thông tin, mà những thông
tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công
nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được
các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu.
Sự tiến bộ của công nghệ, sự ra đời của các kênh truyền thông mới như mạng xã hội
và các thiết bị công nghệ mới tiên tiến hơn đã đặt ra thách thức cho các nền công nghiệp
khác nhau phải tìm những cách khác để xử lý dữ liệu. Tính đến hết năm 2003, trên thế
giới chỉ có khoảng 5 tỷ gigabyte dữ liệu. Cũng cùng một lượng dữ liệu như vậy trong
năm 2011 tạo ra chỉ trong 2 ngày. Nhưng tính đến năm 2013, khối lượng dữ liệu này
được tạo ra cứ sau mỗi 10 phút. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi mà 90% dữ liệu của
toàn thế giới hiện nay được tạo ra trong một vài năm qua.
1.2. Công nghệ dữ liệu lớn trong ngành Nhà hàng – Khách sạn
Công nghệ đã chạm đến mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta. Với sự trỗi dậy mạnh
mẽ của các thiết bị di động và điện toán đám mây, ảnh hưởng của công nghệ ngày càng
sâu rộng hơn bao giờ hết. Những tiện ích mà chúng đem lại có mặt ở khắp mọi nơi.
Không những thay đổi diện mạo cuộc sống hằng ngày của chúng ta, công nghệ còn thay
đổi cách thức kinh doanh của nhiều ngành nghề truyền thống. Một trong những ngành
chứng kiến nhiều sự thay đổi do công nghệ đem lại chính là ‘công nghiệp không khói’:
Ngành Nhà hàng- Khách sạn.
10


Cũng như những nền công nghiệp khác, ngành quản trị nhà hàng - khách sạn cũng gặp

nhiều khó khăn trong việc xử lí số liệu, do khối lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập từ
các loại hình kinh doanh, dữ liệu lớn đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh
nghiệp, điều này đặc biệt đúng trong ngành quản trị dịch vụ nhà hàng - khách sạn. Việc
sử dụng dữ liệu lớn rất đa dạng, nó đặc biệt hữu ích cho các công ty về nhà hàng - khách
sạn, cho phép phân tích và dự đoán hành vi của khách hàng cũng như đưa ra các chính
sách cải thiện doanh thu và giảm chi phí.
Để quản lý các trải nghiệm cá nhân, ngành khách sạn cần có giải pháp phân tích dữ
liệu tiên tiến. Khách hàng để lại một lượng lớn dữ liệu sau mỗi lần sử dụng dịch vụ tại
khách sạn. Không chỉ gồm dữ liệu cá nhân và thông tin liên lạc mà còn về các loại dịch
vụ phụ mà họ sử dụng trong quá trình lưu trú, món ăn họ thưởng thức, các cơ sở vật chất
như phòng họp, sân tennis và hồ bơi họ đã dùng.
Như vậy chúng ta có thể thấy, “công nghệ dữ liệu lớn” hiện nay rất cần được áp dụng
rất nhiều vào ngành nhà hàng - khách sạn và đã giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong
việc điều hành cũng như quản lí dữ liệu khách hàng, công nghệ dữ liệu lớn có thể tác
động đến hệ thống quản trị khách sạn, cách phân phối thông tin thông qua các công cụ
trực tuyến và số hóa. Một trong những ứng dụng dữ liệu lớn hiệu quả nhất vào ngành du
lịch khách sạn là quản lý doanh thu. Để tối đa hóa kết quả tài chính, khách sạn và các
công ty du lịch khác cần có khả năng bán đúng sản phẩm, đúng khách hàng, đúng thời
điểm, với mức giá phù hợp, thông qua kênh phù hợp và dữ liệu lớn có thể là vô giá trong
trường hợp này. Cụ thể, dữ liệu nội bộ như tỷ lệ lấp đầy trong quá khứ, doanh thu phòng
và đặt phòng hiện tại kết hợp với dữ liệu bên ngoài như thông tin về các sự kiện địa
phương, chuyến bay và ngày nghỉ lễ, để dự đoán và dự đoán chính xác hơn nhu cầu. Do
đó, các khách sạn có khả năng quản lý giá phòng tốt hơn, tăng giá vào những thời điểm
nhu cầu cao, để tối đa hóa doanh thu bán phòng.
Hơn thế nữa, ứng dụng quan trọng khác cho ngành du lịch khách sạn là quản lý danh
tiếng. Trong thời đại của mạng internet, khách hàng có thể để lại đánh giá trên một loạt
các nền tảng khác nhau, bao gồm các trang truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm và các
trang web đánh giá chuyên dụng, họ chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm mình, những khách
hàng khác kiểm tra các đánh giá này và so sánh các khách sạn khác nhau trước khi họ đặt
phòng. Dữ liệu này, kết hợp với phản hồi có được trong nội bộ, có thể được sử dụng để

phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu, nơi khách hàng bị ấn tượng hoặc thất vọng. Khi
thông tin được thu thập, các khách sạn có thể sử dụng để xây dựng chiến lược đào tạo
nhằm cải thiện và đảm bảo có được đánh giá tích cực trong tương lai.
Ngoài ra, trong ngành dịch vụ du lịch lưu trú, việc xây dựng các chiến lược tiếp thị
gặp đôi chút khó khăn vì khách hàng tiềm năng rất đa dạng, họ đến từ khắp mọi nơi trên
thế giới, khó mà nắm bắt được họ đang tìm kiếm điều gì. Tuy nhiên, dữ liệu lớn có thể
giúp các công ty du lịch tiếp cận đúng đối tượng, đúng thời điểm. Cụ thể hơn, dữ liệu lớn
11


cho phép các doanh nghiệp xác định các xu hướng chính tồn tại giữa các khách hàng, nơi
có sự tương đồng và cơ hội tiếp thị tốt nhất là gì. Nó cũng cho phép các doanh nghiệp
hiểu những người đó ở đâu và khi nào tiếp thị phù hợp nhất với họ. Điều này cho phép
các thông điệp tiếp thị được gửi, dựa trên thời gian, địa điểm và dữ liệu khác, cho phép
phân phối nhiều nội dung quảng cáo được nhắm mục tiêu hơn.
Cuối cùng, chính doanh nghiệp có thể tận dụng việc sử dụng dữ liệu lớn để biên dịch
và phân tích thông tin về các đối thủ cạnh tranh, để hiểu rõ về những gì khách sạn hoặc
doanh nghiệp khác đang cung cấp cho khách hàng. Một lần nữa, dữ liệu này có thể được
lấy từ nhiều nguồn khác nhau, vì không thiếu nơi khách hàng đến để chia sẻ ý kiến của
họ về khách sạn và công ty du lịch, đặc biệt là trực tuyến.
Tuy nhiên, mặt trái của “công nghệ dữ liệu lớn” cũng như cuộc cách mạng 4.0 là nó
có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường người lao động. Khi
tự động hóa thay thế lao động chân tay bằng việc sử dụng máy móc, robot thay thế con
người trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành nhà hàng - khách sạn, một trong những
ngành về cảm nhận và thái độ phục vụ, điều đó có thể làm sai lệch cảm xúc của khách
hàng và có thể làm hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.
Tổng quan lại, tuy có lợi và hại, nhưng việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn trong quản
trị doanh nghiệp để phân tích các con số, dữ liệu là xu hướng tất yếu. Các vấn đề của
doanh nghiệp sau khi được xử lý bằng công nghệ dữ liệu lớn sẽ thể hiện rõ trên báo cáo
tài chính mà doanh nghiệp phải làm vào kỳ họp đại hội cổ đông để tổng kết hoạt động

kinh doanh trong năm.
2. Nêu ra các vấn đề được nhận thấy trong báo cáo tài chính và quá trình hình
thành nên dữ liệu của vấn đề
Để có cái nhìn trực quan hơn về việc áp dụng cơ sở dữ liệu lớn vào thống kê và đưa ra
con số chuẩn xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nhìn ra những vấn đề
mà họ gặp phải, dựa trên báo cáo tài chính của tập đoàn khách sạn NH Group - nơi sở
hữu 380 khách sạn với 60,000 phòng ở 31 nước trên toàn thế giới, quản lí một lượng dữ
liệu khổng lồ - có 10 vấn đề mà nhóm thấy được như sau:
2.1. Vấn đề tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – Return On Asset
Tỷ suất sinh lời về tài sản được tính dựa trên các số liệu về tổng tài sản và tổng lợi
nhuận ròng. Đây là chỉ số đo lường mức sinh lời của một công ty so với chính tài sản của
nó. Vì vậy, chỉ số này sẽ cho biết một công ty quản lý việc sử dụng tài sản để kiếm lời
hiệu quả như thế nào.
Tình hình tài sản của doanh nghiệp được liên tục cập nhật trong suốt quá trình hoạt
động trong năm, khi chuẩn bị lập báo cáo tài chính, ban lãnh đạo sẽ thành lập hội đồng
kiểm kê tài sản, tập hợp số liệu, xử lý số liệu và lập biên bản kiểm kê căn cứ vào số liệu
kiểm kê tài sản thực tế có tại doanh nghiệp, sau đó đối chiếu với số liệu ở bộ phân quản
12


lý, cập nhật tình hình tài sản, các bộ phận sử dụng tài sản và kế toán và đưa ra báo cáo số
liệu về tổng tài sản hiện tại của doanh nghiệp.
Tổng lợi nhuận ròng có được sau khi phòng kế toán trừ đi thuế từ lợi nhuận thuần của
doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận ròng chia cho
tổng tài sản
2.2. Vấn đề tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – Return On Equity
Vấn đề tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – Return on Equity ratio (ROE) thể hiện
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được các chủ sở hữu
(các nhà đầu tư) đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư

vào doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ số này mang
giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi ngược lại nếu nó mang giá trị âm chứng tỏ công ty
làm ăn thua lỗ.
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính
xác, cần so sánh tỷ số này với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty
tương đương trong cùng ngành.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên
tài sản (ROA). Nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, công ty
đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao
hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.
Tổng lợi nhuận ròng có được sau khi phòng kế toán trừ đi thuế từ lợi nhuận thuần của
doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu của cổ đông đại diện cho cổ phần nắm giữ trên sổ sách của các cổ
đông của một công ty. Vốn chủ sở hữu có thể được tính toán bằng cách lấy tổng tài sản
của công ty trừ đi tổng nợ phải trả của nó hoặc vốn cổ phần cộng với lợi nhuận giữ lại trừ
đi cổ phiếu quỹ
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được hình thành từ các chỉ số về
lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu
2.3. Vấn đề về chỉ số thanh toán hiện hành- Current Ratio
Là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, dùng để đo lường khả năng chuyển đổi tài
sản ngắn hạn thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này được
đo lường bằng cách lấy tài sản hiện tại chia cho nợ phải trả hiện tại.
13


Tình hình tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được liên tục cập nhật trong suốt quá
trình hoạt động trong năm, khi chuẩn bị lập báo cáo tài chính, ban lãnh đạo sẽ thành lập
hội đồng kiểm kê tài sản, tập hợp số liệu, xử lý số liệu và lập biên bản kiểm kê căn cứ vào

số liệu kiểm kê tài sản thực tế có tại doanh nghiệp, sau đó đối chiếu với số liệu ở bộ phân
quản lý, cập nhật tình hình tài sản, các bộ phận sử dụng tài sản và kế toán và đưa ra báo
cáo số liệu về tổng tài sản hiện tại của doanh nghiệp.
Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một
năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường, ví dụ các khoản nợ ngắn hạn như:
vay ngắn hạn, tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động… được phòng
kế toán tổng hợp lại và hạch toán trong báo cáo.
2.4. Vấn đề về biên lợi nhuận ròng – Net Profit Margin
Biên lợi nhuận là chỉ số hình thành dựa trên các số liệu về lợi nhuận ròng và doanh
thu, độ tăng trưởng của biên lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí hoạt động, cho biết mỗi
đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được thống kê bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi
phí và thuế. Số liệu thống kê về doanh thu và chi phí từ các phòng ban được tổng hợp về
bộ phận kế toán và sau khi bộ phận này trừ thêm thuế doanh nghiệp phải đóng cho chính
phủ thì có được thông số về lợi nhuận ròng
Số liệu về doanh thu và chi phí được doanh nghiệp cập nhật liên tục xuyên suốt quá
trình hoạt động trong năm tài khóa và được tổng hợp, báo cáo theo ngày, theo tuần, theo
tháng và theo quý, các số liệu này được lưu trữ tại hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu mà
doanh nghiệp sử dụng. Khi chuẩn bị thành lập báo cáo tài chính, phòng kế toán sẽ tiến
hành thống kê, định khoản theo nghiệp vụ kế toán và cho ra con số cuối về chi phí và
doanh thu trên báo cáo tài chính.
2.5. Vấn đề về chi phí hoạt động – Operating Expenses
Chi phí hoạt động của một doanh nghiệp được đưa ra dựa trên các số liệu về doanh
thu, lợi nhuận trước thuế, tổng chi phí và chi phí nhân sự.
Số liệu về doanh thu được doanh nghiệp cập nhật liên tục xuyên suốt quá trình hoạt
động trong năm tài khóa và được tổng hợp, báo cáo theo ngày, theo tuần, theo tháng và
theo quý, các số liệu này được lưu trữ tại hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu mà doanh nghiệp
sử dụng. Khi chuẩn bị thành lập báo cáo tài chính, phòng kế toán sẽ tiến hành thống kê,
định khoản theo nghiệp vụ kế toán và cho ra con số cuối về doanh thu trên báo cáo.
Lợi nhuận trước thuế được phòng kế toán tính bằng cách lấy thu nhập trừ đi các chi

phí, nhưng chưa trừ thuế thu nhập, sau đó được kế toán trưởng kê ra trong bảng báo cáo
tài chính của doanh nghiệp.

14


Phòng kế toán và nhân sự phối hợp để tổng hợp các loại phí dành để chi trả cho tiền
lương nhân viên, phúc lợi, bảo hiểm, phụ cấp, chi phí khám sức khỏe định kỳ, thưởng,
chi phí đào tạo và tái đào tạo để kê ra được một loại chi phí có tên gọi là chi phí nhân sự.
Các chi phí hoạt động được cập nhật liên tục và được tổng hợp để đưa vào báo cáo tương
tự như doanh thu.
2.6. Vấn đề về chi phí nhân sự - Staff Expenses
Nhân sự bao gồm tất cả người lao động là thành viên trong doanh nghiệp (kể cả các
thành viên trong ban lãnh đạo) sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo
đức của mình để thành lập, vận hành và phát triển doanh nghiệp.
Chi phí nhân sự trong một doanh nghiệp bao gồm các khoản phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để trả lương và thưởng cho nhân viên cũng như trang trải cho chi phí mà nhân
viên phải chịu trong quá trình họ thực hiện nhiệm vụ tại doanh nghiệp của mình. Chi phí
nhân sự luôn gắn liền với tổng chi phí của doanh nghiệp.
Chi phí nhân sự giúp doanh nghiệp tính toán được chi phí trung bình của mỗi nhân
viên tại các vị trí cụ thể để từ đó hoạch định ra những chính sách quản lý nhân sự hiệu
quả hơn.
Chi phí nhân sự được cấu thành dựa trên các khoản chi phí nhỏ như lương, phúc lợi, bảo
hiểm, phụ cấp, chi phí khám sức khỏe định kỳ, chi phí đào tạo và tái tạo, chi phí cung cấp
phương tiện làm việc và chế độ khen thưởng định kỳ. Số liệu về chi phí nhân sự được bộ
phận nhân sự lưu trữ và cập nhật thường xuyên theo mỗi kì (tháng, quý, năm). Các số liệu
này sẽ được thể hiện rõ trong báo cáo tài chính cuối năm của doanh nghiệp sau khi được
phối hợp thống kê bởi phòng kế toán và nhân sự.
2.7. Vấn đề về chỉ số vòng quay nhân sự - Staff Turn-over
Tỷ lệ thôi việc - Staff turnover là tỷ lệ số lao động nghỉ việc trên số lao động bình

quân trong một năm, quý hoặc tháng nhằm đo lường tốc độ thay đổi nhân viên của một
doanh nghiệp. Tỷ lệ thôi việc được đo lường bằng số nhân viên đang làm việc vào thời
điểm đầu năm, cuối năm và số nhân viên đang làm việc trong năm đó.
Các dữ liệu về số lượng nhân viên mới tuyển dụng, nhân viên thôi việc và tổng số
nhân viên hiện có của doanh nghiệp luôn được bộ phận nhân sự lưu trữ và cập nhật
thường xuyên theo mỗi kì (tháng, quý, năm). Các số liệu này sẽ được thể hiện rõ trong
báo cáo tài chính cuối năm của doanh nghiệp.
Tỷ lệ này càng cao so với tiêu chuẩn của ngành, cảng cho thấy doanh nghiệp hoạt
động chưa thật sự hiệu quả trong việc quản lí nhân sự và các kế hoạch quản trị nguồn
nhân lực của tổ chức cần được đánh giá, xem xét và có biện pháp điều chỉnh tức thời và
thích hợp để thay đổi tình hình.

15


2.8. Vấn đề về đặc điểm nhân sự - Employees Specification
Đặc điểm nhân sự của một doanh nghiệp bao gồm các thông tin như số lương nhân
viên, tỷ lệ nam nữ, giới tính, quốc tịch, hiệu suất làm việc… Đây là một trong những vấn
đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược về hoạch định nhân sự trong mỗi doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp luôn dựa vào những số liệu trên để tìm hiểu mong muốn và đạt
được sự trung thành từ nhân viên của mình
Các dữ liệu về đặc điểm nhân sự đều được lấy từ các khảo sát định kỳ của phòng
nhân sự trong doanh nghiệp. Cụ thể, phòng nhân sự phối hợp với các phòng ban trong
công ty để thu thập thông tin về nguồn nhân lực, theo dõi thông tin nhân lực toàn công ty,
lưu trữ hồ sơ của nhân viên, lập các số liệu thống kê và cuối cùng là đưa ra bảng mô tả
chi tiết về đặc điểm nhân sự trong toàn doanh nghiệp.
2.9. Vấn đề về chỉ số giá bán trung bình ngày – Average Daily Rate
Chỉ số về giá bán trung bình ngày cho biết mỗi phòng bán được mang về bao nhiêu
doanh thu, vì hoạt động cho thuê phòng là hoạt động kinh doanh cốt lõi đối với một
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cung cấp dịch vụ lưu trú, chỉ số ADR là một chỉ số quan

trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh từ đó đưa ra chiến lược giá cũng như làm chỉ tiêu
so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Chỉ số ADR có thể được tính dựa trên doanh thu từ việc bán phòng và số phòng được
bán, các số liệu về ADR được tính toán, tổng hợp và báo cáo liên tục theo các kỳ ( tháng,
quý) để lãnh đạo doanh nghiệp có chính sách thay đổi giá phù hợp nhằm tối đa hóa doanh
thu và cuối cùng được thống kê bởi bộ phận quản lý doanh thu và đưa vào báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.10. Vấn đề về chỉ số công suất phòng – Occupancy Rate
Occupancy Rate là chỉ số cho biết công suất phòng hay tỷ suất sử dụng phòng nghỉ
trong khách sạn, giúp các nhà quản trị khách sạn biết được hiệu quả kinh doanh phòng
hiện tại của mình như thế nào, từ đó có các chiến lược để tác động, thúc đẩy việc kinh
doanh bán phòng đi lên. Chỉ số công suất phòng được tính dựa trên tỉ lệ số phòng đã đặt
trên tổng số lượng phòng trong khách khách sạn. Tương tự chỉ số ADR, đây cũng là một
chỉ số rất quan trọng biểu thị hiệu quả kinh doanh của khách sạn cũng gắn liền với chỉ số
công suất phòng.
Chỉ số Occupancy rate được tính toán, tổng hợp và báo cáo liên tục theo ngày, tuần,
tháng, quý. Chỉ số sẽ khác nhau dựa trên những khoảng thời gian mà doanh nghiệp lựa
chọn để thực hiện thống kê này. Cuối năm tài khóa, bộ phận tiền sảnh sẽ thống kê và đưa
ra số liệu về công suất phòng trung bình trong năm để trình bày trong cuộc họp đại hội cổ
đông.

16


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP DỰA TRÊN SỐ LIỆU
1. Phân tích vấn đề về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – Return On Asset
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tại doanh nghiệp ghi nhận mức tăng từ 1,29% vào
năm 2016 lên 1,58% vào năm 2017, điều này cho thấy khách sạn đang sử dụng hiệu quả
hơn so với năm trước các nguồn lực về cơ sở vật chất của mình. Minh chứng có thể thấy

thông qua việc khách sạn cố gắng tối đa hóa hoạt động sử dụng các máy móc, thiết bị của
mình. Khách sạn nhận được các chứng chỉ về sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng
sạch như ISOO 14001, ISO 5000, họ cũng tăng tỷ lệ áp dụng công nghệ sử dụng năng
lượng tái tạo nhằm giảm việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, tỷ lệ sử dụng năng lượng tái
tạo tăng 74% so với năm 2008. Chi phí bảo trì và bảo dưỡng tăng so với năm 2016 cho
thấy doanh nghiệp đang cố gắng tận dụng tối đa các cơ sở vật chất hiện tại và không thay
mới. Bên cạnh đó, để việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cũng không
ngừng đầu tư nâng cao việc đào tạo nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm cho nhân
viên, minh chứng thông qua chi phí cho nhân sự của năm 2017 tăng 11,251 triệu euros so
với 2016.
Tuy nhiên, tỷ lệ sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp trong năm 2017 vẫn rất thấp và
sự tăng trưởng là có nhưng không lớn, tỷ suất sinh lời trên tài sản được xem là tốt ở mức
từ 5% trở lên
2. Phân tích vấn đề về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – Return On Equity
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của khách sạn tăng 0,45% từ 2,95% vào cuối
năm 2016 đến 3,4% vào cuối năm 2017. Tỷ số này tăng lên cho thấy việc sử dụng vốn
của khách sạn đang đạt hiệu quả tốt.
Minh chứng cho việc tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE là do doanh thu
thuần của khách sạn tăng 98,1 triệu euros so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 6,8%.
Trong giai đoạn từ năm 2016 -2017, NH Hotel Group đã có những bước phát triển đáng
kể như tích cực đầu tư vào các thị trường lớn như Đức trong năm 2017, Benelux năm
2016, Nga và Ý vào năm 2015, trong đó thị trường Benelux có dấu hiệu phát triển khá tốt
với mức tăng trưởng 15,7%/ năm. Ngoài ra, NH Hotel group còn cải thiện đáng kể về
chất lượng, kinh nghiệm và kiến trúc mới cho các thương hiệu NH Collection, NH Hotel,
Hesberia,… Họ còn tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng, nâng cấp các sản phẩm của
tập đoàn và đã đạt được một số thành quả đáng kể đến như 35% khách sạn của tập đoàn
thuộc top10 của trang TripAdvisor và 55% khách sạn đạt top 30 của trang TripAdvisor .
Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng 14,6% (5,059,000 euros) so với năm
2016. Do đó, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của NH Hotel Group tăng lên là một
điều dễ hiểu. Tuy đây chỉ là một mức tăng khá thấp, không đáng kể nhưng ta có thể thấy

ROE ( 2017)> ROA( 2017) ( 3,4%> 1,58%) chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công trong
17


việc sử dụng vốn của cổ đông để kiếm ra lợi nhuận dù cho việc dồn vốn vào mở rộng và
tái định vị làm cho lợi nhuận thu được không cao.
3. Phân tích vấn đề về chỉ số thanh toán hiện hành – Current Ratio
Chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp sau khi được tính toán có kết quả là
giảm từ 1.099 vào năm 2016 tới 0.653 vào năm 2017. Điều này cho thấy doanh nghiệp
đang gặp vấn đề với các tài sản ngắn hạn của mình, họ không đủ khả năng thanh toán tất
cả các khoản nợ ngắn hạn của mình. Đây là tín hiệu rất đang báo động đối với cơ cấu tài
chính của doanh nghiệp.
Chỉ số ở năm 2016 vẫn còn khá tốt khi lúc đó doanh nghiệp vẫn chưa mắc quá nhiều
các khoản nợ ngắn hạn, nhưng đến năm 2017 doanh nghiệp bắt đầu bị phát sinh nhiều chi
phí không mong muốn hơn, khiến họ gặp rắc rối đối với nghĩa vụ thanh toán của mình.
Tiêu biểu có thể thấy là chi phí về các công cụ nợ và chứng khoán ngắn hạn (Debt
instruments and other marketable securities), chi phí này đã tăng đột biến từ 2,233 đến
246,195, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã không thực sự hoạt động tốt trong lĩnh vực
chứng khoán, khiến họ mắc một khoản nợ khá lớn vào năm 2017. Ngoài chi phí đó ra thì
các chi phí còn lại không có nhiều sự thay đổi sau 1 năm. Bên cạnh đó, về tài sản hiện
hành, doanh nghiệp đã làm hao hụt một lượng tài sản tương đối lớn từ danh mục “Tiền và
các khoản tương đương tiền” (Cash and cash equivalents) từ 136,733 vào năm 2016
xuống còn 80,249 vào năm 2017. Chính việc đột ngột vướng phải một khoản nợ lớn
khiến các tài sản ngắn hạn hiện tại khi chuyển đổi thành tiền không đủ để trả.
Tóm lại, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt của doanh nghiệp hiện tại cũng
như cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đang gặp vấn đề, để đảm bảo sự an toàn,
tránh nguy cơ vỡ nợ thì chỉ số này ít nhất phải bằng 1 và được xem là tốt khi chúng ở
mức 2 đến 3. Chỉ số quá thấp hoặc quá cao đều không tốt. Riêng ở doanh nghiệp hiện tại,
chỉ số này quá thấp cho thấy doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ
thanh toán của mình. Doanh nghiệp cần có các biện pháp để ít nhất là cân bằng giá trị của

tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn, đảm bảo các tài sản ngắn hạn khi chuyển đổi thành tiền
mặt đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhằm tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt
nguồn tiền thanh toán các khoản nợ khi đến hạn
4. Phân tích vấn đề về biên lợi nhuận ròng – Net Profit Margin
Biên lợi nhuận của doanh nghiệp cũng ghi nhận mức tăng nhưng không đáng kể, từ
2,35% lên 2,53%, đối với một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh truyền thống như
cung cấp dịch vụ lưu trú, nghĩ dưỡng thì đây là mức biên lợi nhuận được đánh giá là
trung bình thấp so với mức biên lợi nhuận được đánh giá tốt của ngành là ở mức 5%. Giải
thích về mức tăng không đáng kể là do mặc dù lợi nhuận trước thuế và danh thu tăng, tuy
nhiên nhiên chi phí tăng và đặc biệt chi phí dành cho thuế tăng đột biến so với năm 2016
( 33,512 so với 7,935), do đó dù lợi nhuận trước thuế tăng cao so với năm 2016 (72,997
so với 44,357) thì lợi nhuận ròng vẫn không có sự tăng trưởng đáng kể. Ngoài yếu tố về
18


thuế đóng cho chính phủ, có thể thấy doanh nghiệp chưa thể tối ưu hóa việc quản lý các
chi phí của mình thông qua báo cáo có thể thấy chi phí hoạt động tăng khá cao so với
năm 2016 (987,657 so với 1,045,949). Bên cạnh đó, không thể không kể đến chi phí thù
lao cho nhân sự cấp cao cũng tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Nhìn chung, biên lợi
nhuận cũng như các chỉ số khác đều chịu ảnh hưởng bởi chi phí của doanh nghiệp hiện
tại quá cao bởi chính sách mở rộng và tái định vị của NH Group, làm cho chung không có
được sự tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, nhờ hưởng lợi từ lượng khách hàng cao hơn dẫn đến tăng trưởng khá mạnh
các mảng dịch vụ kinh doanh, cộng hưởng với sự hoạt động hiệu quả ở khâu Marketing
hình ảnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí Marketing (24,615 so với 26,154)
và tăng trưởng tốt về doanh thu, biên lợi nhuận vẫn tăng so với năm 2016
5. Phân tích vấn đề về chi phí hoạt động – Operating Expenses
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp được ghi nhận là tăng nhẹ từ năm 2016 sang
năm 2017. Cụ thể, chi phí hoạt động vào năm 2016 là 987,657, trong khi đó ở năm 2017
là 1,045,949, như vậy chi phí hoạt động tăng 58,292 sau một năm. Rộng hơn, vào năm

2017 tỉ trọng giữa chi phí hoạt động và tổng chi phí của doanh nghiệp là khoảng 71%.
Việc gia tăng chi phí hoạt động và tỷ trọng quá lớn của nó trong tổng chi phí cũng
như doanh thu, chiếu theo kế hoạch chiến lược phát triển của tập đoàn thì điều này dường
như đã nằm trong dự tính của họ. Tỷ trọng của tổng chi phí nói chung và chi phí vận hành
nói riêng được dự báo luôn chiếm hơn 90% doanh thu từ năm 2015 đến 2017 theo như kế
hoạch phát triển của họ. Theo kế hoạch, thời gian từ năm 2015 đến 2017 là khoảng thời
gian mở rộng, cải tạo và phát triển thị trường của NH Group, vì thế tập đoàn cần thêm
một nguồn vốn lớn đầu tư lớn vào máy móc, trang thiết bị, truyền thông cũng như rất
nhiều chi phí khác phục vụ cho việc vận hành ở các thị trường mới. Dẫn chứng từ báo
cáo tài chính của NH Group năm 2017, 6 khách sạn mới được đưa vào bắt đầu hoạt động
ở Marseille, Eindhoven, Curitiba, Puebla, SanLuis de potosí và Shijiazhuang với tổng số
phòng là 779 phòng khiến con số khách sạn của tập đoàn nâng lên 380 khách sạn với
58,926 phòng, bên cạnh việc xây mới là tiến hành tu bổ, cải tạo hàng loạt khách sạn
khách đang có trong hệ thống. Nhìn vào bảng báo cáo tài chính, ta có thể thấy một số
minh chứng cụ thể ở các mục có liên quan, điển hình là mục chi phí cho hoa hồng và
khuyến mãi cho khách hàng đã tăng hơn 3,000 (80,445 vào năm 2016 và 83,592 vào năm
2017) cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn về chính sách ưu đãi cho khách
hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có sự tăng mức chi phí đầu tư vào các lĩnh vực
như nguồn cung cấp ( Supplies), bảo trì và vệ sinh (Maintenance and cleaning) hay chi
phí cho các dịch vụ bên ngoài khác (Other External Services). Cuối cùng là sự gia tăng
được ghi nhận ở mức cao nhất lên đến khoảng 24,000 (795,174 vào năm 2016 và 819,227
vào năm 2017) là các khoảng chi phí hoạt động khác, chứng tỏ doanh nghiệp đã thúc đẩy
đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị, sản phẩm dịch vụ…
19


Dù có thể hiểu do chiến lược phát triển hiện tại nhưng doanh nghiệp vẫn luôn cần có
những kế hoạch tối thiểu hóa chi phí. Nếu thành công trong việc tối thiểu hóa chi phí
cộng hưởng với việc tỷ trọng chi phí này theo như kế hoạch là sẽ không phát sinh thêm vì
2017 cũng là năm cuối cùng đánh dấu kết thúc quá trình đầu tư tái định vị và mở rộng

của NH Group. Doanh nghiệp chắc chắn sẽ ghi nhận mức lợi nhuận cao hơn, tỷ trọng chi
phí theo đó mà chắc chắn cũng sẽ giảm đi.
6. Phân tích vấn đề về chi phí nhân sự - Staff Expenses
Nhìn vào bảng số liệu trong báo cáo tài chính doanh nghiệp, ta thấy chi phí nhân sự
của tập đoàn NH Group ghi nhận mức tăng nhẹ từ 415,889 nghìn euros trong năm 2016
lên 427,140 nghìn euros trong năm 2017, tăng 2,27%. Trong đó, con số chênh lệch rõ
ràng nhất là xuất phát từ chi phí tiền lương của nhân viên tăng từ 307,123 nghìn euros lên
tới 316,421 nghìn euros, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2016. Nếu xem xét chi tiết hơn,
ta có thể nhận ra doanh thu năm 2017 mặc dù có tăng so với năm 2016 nhưng nếu so
sánh lợi nhuận trên doanh thu thì thực sự có sự chênh lệch rất lớn (cụ thể doanh thu mang
về năm 2017 là 1,546,086 triệu euros còn mức lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 72,997 triệu đô)
tính ra lợi nhuận chỉ chiếm gần 5% trên tổng doanh thu mà tập đoàn thu về. Mặt khác chi
phí bỏ ra so với doanh thu lại quá cao, riêng chi phí nhân sự đã chiếm khoảng 30% doanh
thu. Nếu tính tổng chi phí thì con số này chiếm 95% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Đây là một cơ cấu tỷ lệ chi phí mà không ai mong muốn nhìn thấy trong doanh nghiệp
mình, vì lợi nhuận chiếm tỷ lệ quá thấp, cộng với lạm phát hằng năm và chi phí cho lãi
vay thì doanh nghiệp kinh doanh không có lãi và ngược lại đang thua lỗ.
Tuy nhiên nếu nhìn sâu vào kế hoạch chiến lược phát triển của tập đoàn thì điều này
dường như đã nằm trong dự tính của họ. Theo kế hoạch, thời gian từ năm 2015 đến 2017
là khoảng thời gian mở rộng, cải tạo và phát triển thị trường của NH Group, vì thế tập
đoàn cần thêm một nguồn vốn lớn đầu tư vào nhân lực để đủ nhân sự trong việc vận hành
ở các thị trường mới. Dẫn chứng từ báo cáo tài chính của NH Group năm 2017, 6 khách
sạn bắt đầu hoạt động ở Marseille, Eindhoven, Curitiba, Puebla, SanLuis de potosí và
Shijiazhuang với tổng số phòng là 779 phòng khiến con số khách sạn của tập đoàn nâng
lên 380 khách sạn với 58,926 phòng, bên cạnh đó là hàng loạt dự án tiến hành tu bổ, cải
tạo rất nhiều các khách sạn khách trong cùng hệ thống. Ngoài ra, cũng trong năm 2017,
NH Group đã kí kết với 8 khách sạn khác với 1924 phòng ở các thị trường mới như
Frankfurt, Valencia, Lima, Brussels. Tất cả các kí kết đều dưới hình thức cho thuê và
quản lý khách sạn.
Để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển đó, ta có thể xem xét số lượng nhân

viên trung bình từ năm 2016 đến năm 2017 cũng có sự thay đổi, cụ thể tăng từ 20,905
đến 22,789 người, các chi phí đóng góp an sinh xã hội và các chi phí xã hội khác cũng có
dấu hiệu tăng lên, đây cũng là các yếu tố chứng minh cho việc NH Group đã tuyển dụng
và gia tăng thêm số lượng nhân viên trong tập đoàn của mình. Bên cạnh việc tuyển mới,
khi đưa vào hoạt động các cơ sở mới, chi phí đầu tư cho việc đào tạo cũng luôn chiếm tỷ
20


trọng rất cao trên tổng chi phí về nhân sự, các số liệu cũng cho thấy NH Group đã chi hơn
1,262 tỷ euros cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nhân viên cùng với đó là 113,554
tiếng đồng hồ thời gian cho các khóa đào tạo cả đào tạo trực tiếp và đạo tạo trực tuyến.
Đây là chiến lược phát triển nằm trong kế hoạch dài hạn của tập đoàn từ nằm 2015
đến hết 2017, vậy nên trong khoảng thời gian này, tổng chi phí nói chung và chi phí nhân
sự nói riêng sẽ tăng rất cao, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn của mình để trang trải
cho chi phí đó và việc kinh doanh gần như chắc chắn sẽ không tạo ra lãi, tỷ lệ chi phí như
vậy dường như đã được dự báo trước và việc giữ được chi phí nhân sự chiếm 30% trong
tổng chi phí, gần như tương đương so với năm 2016 được xem là điều tương đối đáng
khen. Tuy nhiên thì, sau thời gian mở rộng và phát triển thì việc tiến hành tối thiểu hóa
chi phí luôn là điều bắt buộc.
7. Phân tích vấn đề về chỉ số vòng quay nhân sự – Staff Turn-over
Tỷ lệ thôi việc của nhân viên NH Hotel Group tính đến cuối năm 2017 là 21,91%(số
liệu được trích từ báo cáo thường niên ( annual report) của NH Hotel Group năm 2017).
Nhìn chung, tỷ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ thôi việc trung bình của ngành nhà hàng khách
sạn là khoảng 30%( theo bài viết Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong ngành dịch
vụ khách sạn, HotelCareers, 2018). Điều này thể hiện sự ổn định trọng cơ cấu nhân sự
của tập đoàn NH Hotel Group. Minh chứng cho việc NH Hotel Group có tỉ lệ thôi việc
thấp có rất nhiều lí do. Đầu tiên phải kể đến đó là tập đoàn NH Hotel có văn hóa doanh
nghiệp mạnh, khiến nhân viên muốn gắn bó lâu dài, điều này sẽ được phân tích ở phần
vấn đề về đặc điểm nhân sự, tập đoàn luôn khuyến khích nhân viên đầu tư vào sự phát
triển một cách chuyên nghiệp trong các môi trường đa dạng và với các cơ hội bình đẳng

cho tất cả nhân viên. Thứ hai, truyền thông trong nội bộ của tập đoàn NH Hotel khá tốt và
hiện đại nhờ vào việc ứng dụng công nghệ mới như MyNH App cho phép nhân viên có
thể xem các tin tức, chiến dịch, kế hoạch và các ứng viên trong nội bộ, kênh truyền thông
Tell The World giúp nhân viên có thể chia sẻ các sản phẩm yêu thích của họ trong nội bộ.
Điều này khiến nhân viên cảm thấy thuận lợi hơn trong việc giao tiếp nôi bộ, nắm bắt
công việc tốt hơn và được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó,
không thể không kể đến các khoảng đầu tư khá lớn vào việc đào tạo nhân viên. Năm
2017, tập đoàn NH Hotel đầu tư 1,212,760 euro vào việc đào tạo nhân viên và tăng cường
đào tạo online hơn 74% so với năm 2016. Ngoài ra, còn có khoảng đến 32,8% số lượng
nhân viên tập đoàn được đào tạo trực tiếp với các đào tạo viên, giúp họ trau dồi nhiều hơn
các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho công việc và mở ra các cơ hội phát triển mới hơn.
Đây có lẽ là lí do khiến nhân viên không muốn nghỉ việc khi họ cảm thấy trong quá trình
cống hiến, bên cạnh vấn đề lương, thưởng thì vẫn được nhận khá nhiều lợi ích, giá trị
kiến thức khác từ doanh nghiệp. Cuối cùng là về cơ cấu tuổi tác, tập đoàn NH Hotel có cơ
cấu độ tuổi nhân sự già với tỷ lệ nhân viện trên 40 tuổi chiếm 35,7%, từ 25-40 tuổi chiếm
21


49,6% và dưới 25 tuổi chỉ chiếm khoảng 14,8%. Điều này chứng tỏ nhân viên của tập
đoàn thích sự ổn định và không muốn nhảy việc nhiều, đây cũng là một phần nguyên
nhân dẫn đến tỷ lệ thôi việc thấp
Về phần nhân sự cấp cao, có một điều đáng lưu tâm là số lượng các nhân viên quản lí
cấp cao, các trưởng bộ phận nghỉ việc khá nhiều. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này có thể
là do các nhân viên quản lí cấp cao, trưởng bộ phận không còn tìm thấy cơ hội thăng tiến
của mình ở nơi làm cũ nên họ muốn chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp khác để có
vị trí, chức vụ cao hơn. Đối với việc này, ban quản trị nên xem xét lại các cơ hội thăng
tiến cho nhân viên quản lí cấp cao được đánh giá tốt nhằm giữ lại nguồn nhân lực chủ
chốt cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tỷ lệ thôi việc thấp không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp luôn hoạt
động tốt. Theo như nhận định của Dr. John Sullivan, được dịch trên bài báo Kỷ Yếu Ngày

Nhân Sự Việt Nam – Vietnam HRDay của tác giả Nguyễn Hùng Cường thì tỷ lệ thôi việc
thấp kìm hãm sự vân động nội bộ, dẫn đến tình trạng cơ cấu nhân sự không được đa
dạng, không có nhiều sự đổi mới. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đánh mất rất nhiều
lợi ích mà đội ngũ nhân viên mới có thể mang lại cho tổ chức, nhân viên cũ sẽ không có
động lực để phấn đấu nếu không ai đe dọa đến vị trí của họ.
8. Phân tích vấn đề về đặc điểm nhân sự - Employees Specification
Số lượng nhân sự bình quân của doanh nghiệp đã tăng lên khá đáng kể (1,884 nhân
viên) sau 1 năm, cụ thể là năm 2016 doanh nghiệp có 20,905 nhân viên, con số này đã
tăng lên đến 22,789 nhân viên vào năm 2017. Chính sách tái định vị và mở rộng phát
triển của doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu trong giai đoạn 2015 -2017 giải thích cho sự
gia tăng này, chúng ta sẽ đi đến phân tích những số liệu liên quan đã làm tăng tổng số
lượng nhân sự tại doanh nghiệp này. Số lượng nhân viên đến từ Bắc Âu và Nam Âu có
một sự tăng nhẹ rơi vào khoảng 100 nhân viên ở mỗi khu vực. Sự gia tăng đáng kể nhất
phải kể đến lực lượng nhân sự đến từ nước Mỹ. Cụ thể vào năm 2016 là chỉ có 5,761
nhân viên, nhưng ở năm 2017 con số này là 7,477 nhân viên, tăng khoảng 1,000 nhân
viên. Lý giải về sự tăng lên đáng kể ở chỉ số này đó chính là sự thay đổi ở phương thức
tính toán tại ở các khu nghỉ dưỡng tại Dominican Republic và việc nhiều khách sạn mới
đã được mở ra. Ngoài những sự gia tăng kể trên, có một sự giảm rất nhỏ đến từ ban lãnh
đạo bởi chính sách cải thiện tính hiệu quả của doanh nghiệp.
Đặc điểm nhân sự của doanh nghiệp cũng đã có nhiều sự chuyển biến về về nhiều
yếu tố sau 1 năm. Số lượng nhân viên nữ đã giảm khoảng 1.5% nhưng đáng chú ý con số
1.5% cũng là mức tăng của số lượng nhân viên nữ ở cấp quản lý và lãnh đạo. Giải thích
cho điều này là việc phụ nữ ngày càng tài giỏi, có khả năng quản trị không thua kém gì
nam giới, có thể đứng trong hàng ngũ lãnh đạo. Số lượng các bản hợp đồng mở ( Openended) cũng đã tăng khá đáng kể 4% ( 62.91% vào năm 2016 và 66.8% vào năm 2017).
Bên cạnh đó, việc thế giới ngày càng hội nhập khiến cho số lượng người nhập cư cũng
22


tăng lên ( 11.17% vào năm 2016 và 11.44% vào năm 2017). Phân tích đến các thông số
về độ tuổi, nhân sự từ 25 đến 40 tuổi dường như không có sự thay đổi đáng kể. Trong khi

đó nhân sự dưới 25 tuổi tăng khoảng 2% và 2% cũng là mức giảm của số lượng nhân
viên trên 40 tuổi. Vì các doanh nghiệp thường có xu hướng trẻ hóa nguồn nhân lực,
những người trẻ thường có sức khỏe, sự trẻ trung và năng động hơn. Nhìn chung, nguồn
nhân lực tại doanh nghiệp có một sự đa dạng khá tốt về tuổi tác, sự đa dạng này mang lại
nhiều lợi ích giúp cho các nhân viên thích nghi tốt với sự khác biệt, từ đó có thể dễ dàng
đối phó với những thay đổi trong tương lai, có những góc nhìn đa chiều khác nhau sẽ
cung cấp nhiều phương án thực hiện các dự án mới cho doanh nghiệp, hỗ trợ kinh nghiệm
và kiến thức giữa các thế hệ lẫn nhau. Việc cơ cấu có sự bình đẳng giữa nam và nữ cũng
nhận được sự ủng hộ lớn từ nhân viên.
Sự đa dạng quốc tịch của NH Group cũng là một nét đặc trưng nhân sự luôn được giữ
vững, tập đoàn sở hữu 22,789 nhân viên đến từ 134 quốc gia khác nhau và 11,4% trong
số đó làm việc ở chi nhánh NH Group của quốc gia khác với quốc tịch của mình. Chính
sự đa dạng về văn hóa và quốc tịch của NH Group lại vô tình hỗ trợ rất tốt cho chính sách
mở rộng của tập đoàn, lực lượng nhân sự đa dạng của họ có thể thấu hiểu văn hóa và
phục vụ tốt các thị trường mà họ muốn mở rộng phát triển. Bên cạnh đó, sự đa dạng về
quốc tịch cũng mang lại nhiều lợi ích khác tiêu biểu như nhân viên đến từ nhiều quốc gia
khác nhau, môi trường học tập và làm việc cũng khác, dẫn đến hệ tư tưởng cũng rất khác
biệt ở mỗi cá nhân, những kỹ năng và kinh nghiệm cũng riêng biệt, có lợi cho doanh
nghiệp vào những thời điểm hoạch định chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, chính sách
nhân sự như vậy cũng giúp thu hút được nhiều nhân tài trên khắp thế giới hơn, bên cạnh
đó còn đạt được cam kết gắn bó trung thành từ các nhân viên “trụ cột” tại doanh nghiệp.
Một nguồn nhân lực tốt là một nguồn nhân lực có được sự đa dạng ở nhiều khía
cạnh, từ đó phát được sự năng động, sáng tạo và phát huy được thế mạnh ở mỗi vị trí. Từ
đó thấy được doanh nghiệp có những chỉ số về đặc điểm nhân sự khá tốt và tổng quan về
đặc điểm nhân sự của họ trong năm 2017 là tương đồng so với 2016, cho thấy doanh
nghiệp vẫn đang định hướng giữ vững những chính sách hoạch định nhân sự và các giá
trị văn hóa đặc trưng của mình
9. Phân tích vấn đề về chỉ số giá bán trung bình ngày – Average Daily Rate
Nhìn chung trong năm 2017, doanh thu từ hoạt hoạt động bán phòng của NH Group
có sự tăng trưởng rơi vào khoảng 80,000 nghìn euro, theo đó giá bán phòng hằng ngày

trung bình của các khách sạn trực thuộc NH Group cũng sự gia tăng rõ rệt. Giá bán trung
bình ngày trong báo cáo được trích từ 4 quốc gia có tỷ lệ đóng góp doanh thu cao nhất
cho NH Group, đó là Đức, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha. Chi nhánh tại Ý có mức tăng cao
nhất với 15,7 euros (từ 114,7 lên 130,4), Đức ghi nhận mức tăng 13,9 euros ( từ 64,8 lên
78,7), Tây Ban Nha cũng tăng nhẹ từ 81,5 lên 87,1 euros, cá biệt duy nhất giá phòng ở Hà
Lan lại có mức giảm rất cao là 85,2 euros ( từ 202,0 còn 116,8). Giải thích cho việc giảm
giá phòng cao ở Hà Lan có thể đến từ việc họ đưa vào hoạt động một cơ sở mới ở
23


Eindhoven, các chương trình khuyến mãi giảm giá phòng gây ảnh hưởng tới tổng giá
phòng bình quân chung ở quốc gia này. Ngược lại, có thể thấy việc giá phòng từ các quốc
gia còn lại tăng là nhờ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 3,5% nói
chung và tăng trưởng kinh tế ở riêng khối thịnh vượng chung EU ở mức 2,2% nói riêng
trong năm 2017. Bên cạnh đó không thể không kể đến mức tăng giá do ảnh hưởng từ lạm
phát hằng năm ở mỗi quốc gia và tổng chi phí của doanh nghiệp trong năm 2017 cũng
tăng lên đáng kể so với năm 2016 ( 1,473,809 so với 1,403,546 ). Ngoài ra, sự tăng
trưởng cũng có đóng góp từ sự hiệu quả của các chiến lược chiêu thị, quảng bá chủ
trương tập trung vào chất lượng và trải nghiệm khách hàng mà tập đoàn đang áp dụng,
hình ảnh và uy tín của NH Group của được chú trọng cải thiện khi hơn 35% khách sạn
thuộc hệ thống có mặt trong Top 10 khách sạn của Trip Advisor, con số tỷ lệ phần trăm
này đối với Top 30 lên đến 55%.
10. Phân tích vấn đề về chỉ số công suất phòng – Occupancy Rate
Tương tự như giá bán phòng trung bình ngày - ADR, chỉ số công suất phòng –
Occupancy Rate trong báo cáo được trích từ 4 quốc gia có tỷ lệ đóng góp doanh thu cao
nhất cho NH Group, đó là Đức, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha. Nhìn chung trong năm 2017,
công suất phòng tại các quốc gia này tăng nhưng không có khoảng tăng quá lớn so với
năm 2016 ( cá biệt có trường hợp giảm 3,5% tại Đức). Nhìn rộng ra hơn, đây là chỉ số
công suất phòng chỉ dừng ở mức trung bình tính trên tổng quan ngành kinh doanh dịch vụ
lưu trú nói chung. Chứng tỏ các chiến lược về truyền thông, khuyến mãi đang được áp

dụng tại các khách sạn thuộc NH Group trong năm 2017 tuy hiệu quả hơn so với 2016
nhưng vẫn cần cải thiện rất nhiều. Bên cạnh đó, nhân sự tại phòng kinh doanh cũng hoạt
động chưa thật sự hiệu quả (lượng nhân viên kinh doanh giảm 44 người so với 2016).
Tuy còn nhiều bất cập khiến sự tăng trưởng về công suất phòng không cao, nhưng do
hưởng lợi khách quan từ sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đạt mức 3,5% nói chung
và tăng trưởng kinh tế ở riêng khối thịnh vượng chung EU ở mức 2,2% nói riêng trong
năm 2017, cùng với đó là việc thứ hạng của khách sạn trên các chuyên trang đánh giá
luôn ở mức cao, khách sạn vẫn đón được một lượng khách tăng so với 2016.
Ngoài ra, chính sách phân bổ ngân sách cho các chương trình khuyến mãi, chiết khấu
dành cho khách hàng nhiều hơn, kéo theo đó là công suất phòng cũng có mức tăng hơn so
với năm 2016, họ đã áp dụng việc tích điểm để hưởng ưu đãi cho khách hàng, với một số
lượng điểm nhất định, khách có thể quy đổi thành các ưu đãi như miễn phí tiền phòng
hoặc sử dụng dịch vụ. Tất cả những điều này được dự đoán sẽ cải thiện công suất phòng
tại NH Group hơn nữa trong những năm tới.

CHƯƠNG III: SẮP XẾP DỮ LIỆU, BẢNG BIỂU
1. Số liệu về vấn đề tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản – Return On Asset
2017

2016
24


Tổng tài sản – Total Asset

(đơn vị: nghìn euros)
2,471,740

(đơn vị: nghìn euros)
2,627,237


Lợi nhuận sau thuế - Profit/ 39,207
Loss for the Financial Year

34,148

Tỷ suất sinh lời trên tài sản 1,58%
- ROA

1,29%

Tổng chi phí –Expenses

1,473,809

1,403,546

Chi phí nhân sự -Staff cost

427,140

415,889

Bảo dưỡng và vệ sinh- 42,536
Maintenance and cleaning

40,913

2. Số liệu về vấn đề tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – Return On Equity
Năm 2017

( Đơn vị: Nghìn euros)
Tổng vốn chủ sở hữu
1,151,976
Lợi nhuận sau thuế
39,207
ROE
3,4%
ROA
1,58%
Doanh
thu
thuần 1,546,086
(Revenue)
Tốc độ tăng trưởng 6,8%
doanh thu.
Doanh thu thuần thị 319,475
trường Benelux.

Năm 2016
( Đơn vị: Nghìn euros)
1,155,876
34,148
2,95%
1,29%
1,447,903

276,102

3. Số liệu về vấn đề chỉ số thanh toán hiện hành – Current Ratio


Tổng tài sản ngắn hạn –
Total current assets
Tổng nợ ngắn hạn - Total

2017
(đơn vị: nghìn euros)
386,015

2016
(đơn vị: nghìn euros)
408,590

591,464

371,645
25


×