Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.96 KB, 34 trang )

-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
(Bao gồm các bài 15, 16 – Sinh học 11, Ban cơ bản)
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm có tính lý luận và thực tiễn cao. Muốn học tốt sinh
học người học phải nắm vững bản chất môn Sinh học về các cơ chế, hiện tượng, quá trình,….đồng
thời vận dụng được các kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn và lập luận trả
lời được các câu hỏi liên quan từ dễ đến khó.
- Đối với Sinh học 11 là nghiên cứu về sinh lí cơ thể thực vật và động vật có nhiều kiến
thức trừu tượng người học phải hiểu được bản chất mới trả lời được.
- Sinh lí tiêu hóa ở động vật là nội dung không hề đơn giản nhưng lại vô cùng gần gũi và
thiết thực với các em học sinh. Chính vì vậy mà tôi chọn nội dung này để soạn giảng theo hướng
tổ chức hoạt động tự học của học sinh, giúp các em thêm hứng thú trong giờ học, đồng thời làm
quen dần với những đổi mới trong phướng pháp dạy học của giáo viên.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng của chuyên đề
2.1. Mục đích, nhiệm vụ
- Hiểu biết đúng đắn, khoa học về quá trình tiêu hóa và người và động vật
- Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng và bảo vệ môi trường
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi
trường
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, tổng hợp
2.2. Đối tượng
- Học sinh lớp 11 lớp đầu cao, ôn thi học sinh giỏi.
3. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
- Áp dụng cho các bài học có liên quan đến tiêu hóa ở động vật
+ Sinh học 11 (cơ bản): Bài 15, 16
+ Công nghệ 10: Bài 29



1


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm 2 bài (15,16) trong chương I, Sinh học 11 THPT.
II. Mạch kiến thức của chuyên đề
1. Khái niệm tiêu hóa ở động vật
2. Tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau
2.1. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
2.2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
2.3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
3. Tiêu hóa ở người
4. Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt
III. Thời lượng: 02 tiết
IV. Nội dung kiến thức của chuyên đề.
1. Khái niệm
* Khái niệm:
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà
cơ thể hấp thụ được.
* Đặc điểm
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi và thức ăn.
- Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:
+ Bên trong tế bào: Tiêu hoá nội bào.
+ Bên ngoài tế bào: Tiêu hoá ngoại bào.

2. Tiêu hoá ở các nhóm động vật
2.1. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Đại diện: ĐVNS như amip, trùng đế dày
- Qúa trình tiêu hóa:
Thức ăn → thực bào → túi tiêu hóa → Lizôxôm chứa enzim thủy phân → chất dinh dưỡng
đơn giản được hấp thụ, chất cặn bã được thải ra ngoài theo cơ chế xuất bào.
- Đặc điểm tiêu hóa:

2


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Tiêu hóa nội bào.
2.2. Động vật có túi tiêu hoá
- Đại diện: Ruột khoang (thủy tức, sứa,...), giun dẹp.
- Qúa trình tiêu hóa:
Thức ăn → túi tiêu hóa → các tế bào trên thành túi tiêu hóa tiết enzim vào túi biến đổi thức
ăn thành các phân tử nhỏ → các tế bào thành túi tiêu hóa thực bào các phân tử thức ăn → tiêu hóa
nội bào → chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ, chất cặn bã được thải ra ngoài.
- Đặc điểm:
Tiêu hóa ngoại bào trong túi tiêu hóa và nội bào trong các tế bào thành túi tiêu hóa.
2.3. Động vật có ống tiêu hóa
- Đại diện: Đa số động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn, chim, thỏ,...) và nhiều loài động vật
không có xương sông (giun đất, chấu,...)
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa: Gồm ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
+ Ống tiêu hóa thường gồm các phần: Miệng (răng, lưỡi) → Hầu → thực quản → dạ dày
→ ruột non → ruột già → hậu môn.

+ Tuyến tiêu hóa: Gồm tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy và tuyến ruột.
- Qúa trình tiêu hóa: Gồm các giai đoạn biến đổi cơ học, hóa học và cả sinh học
+ Biến đổi cơ học: Qúa trình nhai, nghiền, co bóp, nhào trộn,... làm thức ăn được phân
thành nhiều phân tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa.
+ Biến đổi hóa học: Thức ăn được biến đổi dưới tác dụng của các enzim tiêu hóa thành các
chất hữu cơ đơn giản, cơ thể có thể hấp thụ được.
+ Biến đổi sinh học: Thức ăn được biến đổi nhờ vi sinh vật thành các chất hữu cơ đơn giản
mà cơ thể có thể hấp thụ được.
3. Đặc điểm tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật
- Căn cứ vào loại thức ăn, động vật được chia thành 3 nhóm:
+ Động vật ăn thịt: chuyên ăn thức ăn có nguồn gốc động vật. Ví dụ: Cá quả, thằn lằn, sư
tử, hổ
+ Động vật ăn thực vật: chuyên ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Ví dụ: Cá trắm, châu
chấu, thỏ, trâu bò,...

3


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

+ Động vật ăn tạp: ăn cả động vật và thực vật. Ví dụ: Người, quạ, gấu, gián,...
3.1. Cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
- Cấu tạo ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật:
Chỉ tiêu so
sánh
Đặc điểm của

Nhóm ăn thịt


Nhóm ăn thực vật

Mềm, giàu chất dinh dưỡng

Cứng, giàu xenlulozơ, ít đạm và chất

Răng chuyên hóa với việc ăn thịt:

béo
Răng chuyên hóa với việc nghiền thức

+ Răng cửa sắc nhọn, lấy thịt ra khỏi

ăn cứng và dai:

xương

+ Răng cửa và răng nanh giống nhau

+ Răng hàm nhọn và dài cắn và giữ

giúp giữ và giật cỏ (ở động vật nhai lại,

chặt con mồi

hàm trên chỉ có tấm sừng, giúp răng

thức ăn


Cấu tạo răng

+ Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn để hàm dưới tì lên để giữ cỏ)

Khớp hàm
Độ dài ống

cắn thịt thành những mãnh nhỏ

- Răng trước hàm và răng lớn, có nhiều

+ Răng hàm nhỏ, ít được sử dụng
Khớp hàm chặt chỉ có cử động theo

gờ cứng giúp nghiền nát cỏ khi nhai
Khớp hàm lỏng cho phép hàm dưới

chiều lên, xuống (ít có tác dụng nghiền)

chuyển động sang hai bên một cách dễ

Ống tiêu hóa ngắn

dàng → nghiền nát thức ăn
Ống tiêu hóa rất dài

Các thành phần tương tự cấu tạo chung

- Thành phần của ống tiêu hóa có thêm


tiêu hóa
một số bộ phận đặc biệt giúp cho quá
Các thành

trình tiêu hóa hiệu quả hơn

phần của ống

+ Động vật nhai lại (trâu, bò) dạ dày có

tiêu hóa

4 ngăn
+ Động vật có dạ dày đơn (thỏ, ngựa)

Hệ vi sinh vật - Không có hệ vi sinh vật cộng sinh

thì lại có manh tràng phát triển rất lớn
- Hệ vi sinh vật cộng sinh rất phát triển

cộng sinh
- Kết luận: Tùy theo dạng thức ăn khác nhau mà cấu tạo của ống tiêu hóa của các nhóm động vật có
những biến đổi khác nhau, thích nghi với việc tiêu hóa từng loại thức ăn đó
3.2. Qúa trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa của thú ăn thịt và ăn thực vật.

4


-


CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

- Thú ăn thịt: Chủ yếu là biến đổi cơ học và hóa học, các chất dinh dưỡng được hấp thụ tại ruột non
giống như ở người.
- Thú ăn thực vật: Bên cạnh 2 quá trình biến đổi cơ học và hóa học như thú ăn thịt, còn có quá trình biến
đổi thức ăn nhờ enzim của hệ vi sinh vật cộng sinh rất phát triển ở thú ăn thực vật (vì động vật không có
enzim tiêu hóa xenlulozơ)
+ Ở động vật nhai lại: Hiệu suất của quá trình tiêu hóa cao, vì quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra từ dạ
cỏ, sau mới qua dạ dày và ruột nên chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa. Ngoài ra, các vi sinh vật cũng
là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.
+ Ở động vật có dạ dày đơn: Hiệu suất của quá trình tiêu hóa thấp hơn, vì quá trình tiêu hóa sinh học
diễn ra ở manh tràng (ruột già) không phải là cơ quan chuyên hóa cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng
từ thức ăn → Phân lần đầu còn nhiều chất dinh dưỡng, động vật thường ăn lại phân để tiêu hóa lại
lần 2.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
Tiết 1 : KHÁI NIỆM TIÊU HÓA. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT KHÁC NHAU
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm tiêu hóa ở động vật, tiêu hóa nội bào tiêu hóa ngoại bào, tiêu hóa cơ
học tiêu hóa hóa học.
- Trình bày và phân biệt được tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Phân tích được chiều hướng tiến hóa của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật.
2. Kĩ năng
- Phát triển được kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện
và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Hình thành thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học
- Yêu thích tri thức môn sinh học.
- Ý thức nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.


5


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

4. Năng lực
- Rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề thông qua tổ chức hoạt động
nhóm tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Hình thành và rèn luyện năng lực tự học thông qua hoạt động tự nghiên cứu tài liệu để trả
lời phiếu học tập.
St

Năng lực

Các kỹ năng

t
1

Năng lực quan

Quan sát hình ảnh về tiêu hóa ở động vật

2

sát
Năng lực xác Hình thành mối quan hệ giữa cơ sở khoa học từ lý thuyết với ứng dụng

định mối liên thực tiễn

3

hệ
Năng lực xử lý Thông qua thông tin, tư liệu thu được từ internet, sách báo .. học sinh hệ
thông tin

thống hóa kiến thức viết báo cáo trình bày theo từng nhóm; lập bảng so
sánh quá trình tiêu hóa cở các nhóm động vật khác nhau, ở động vật ăn

4

thịt và động vật ăn thực vật.
Năng lực định Phát biểu khái niệm về tiêu hóa, tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào,

6

nghĩa
Năng

lực

biến đổi hóa học, biến đổi cơ học, biến đổi sinh học.
tư Phát triển tư duy phân tích so sánh

duy
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Các hình ảnh về quá trình tiêu hóa ở động vật.
2. Hình ảnh về các kiểu cấu trúc hệ tiêu hóa ở các nhóm động vật.

3. Máy chiếu, máy tính.
4. Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1:Tiêu hóa ở các nhóm động vật
Nội dung

động vật chưa có
cơ quan tiêu hóa

động vật có cơ quan
tiêu hóa dạng túi

Đại diện
Đặc điểm cơ quan
tiêu hóa
Hình thức
Diễn biến quá trình

6

động vật có cơ quan
tiêu hóa dạng ống


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

tiêu hóa
Đáp án phiếu học tập số 1:


Đại diện
Đặc điểm
cơ quan
tiêu hóa

Hình
thức
Diễn biến
quá trình
tiêu hóa

động vật chưa có cơ
quan tiêu hóa
- Động vật đơn bào

động vật có cơ quan
tiêu hóa dạng túi
- Ruột khoang, giun
dẹp

động vật có cơ quan tiêu
hóa dạng ống
- Động vật có xương sống
và nhiều động vật không
xương sống.
- Chưa có cơ quan tiêu
- Hình túi, có một lỗ
- cơ quan tiêu hóa: Gồm
hóa
thông duy nhất (vừa là ống tiêu hóa và các tuyến

nơi thức ăn đi vào và
tiêu hóa.
chất thải tiêu hoá đi
+ Ống tiêu hóa thường gồm
ra ), trên thành túi có
các phần: Miệng (răng,
nhiều tế bào tuyến tiết lưỡi) → Hầu → thực quản
enzim tiêu hóa vào
→ dạ dày → ruột non →
lòng túi tiêu hóa.
ruột già → hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Gồm
tuyến nước bọt, tuyến vị,
tuyến gan, tuyến tụy và
tuyến ruột.
- Tiêu hóa nội bào
- Tiêu hóa ngoại bào  - Tiêu hóa ngoại bào
tiêu hóa nội bào
3 giai đoạn :
Khi thức ăn vào trong Trong ống tiêu hóa, thức ăn
+ Lấy TĂ bằng hình
túi tiêu hoá, các tế bào được tiêu hóa ngoại bào
thức nhập bào-> hình
tuyến tiết enzyme tiêu (gồm biến đổi cơ học, hóa
thành không bào tiêu hóa hoá để thuỷ phân các
học và cả sinh học) thành
+ Nhờ enzyme của
thức ăn thành các
các chất hữu cơ đơn giản
lizoxom vào không bào

phần có kích thước bé sau đó được hấp thụ vào
tiêu hoá và thuỷ phân các hơn ( tiêu hoá ngoại
máu.
chất dinh dưỡng phức tạp bào ) → Thức ăn được Các chất không được tiêu
thành các chất đơn giản
tiêu hoá dở dang được hoá trong ống tiêu hoá sẽ
+ Hấp thu chất dinh
vận chuyển vào trong thành phân và thải ra ngoài
dưỡng đơn giản vào tế
tế bào biểu mô để tiến theo lỗ hậu môn
bào chất, phần thức ăn
hành tiêu hoá nội bào Thức ăn được di chuyển
không được tiêu hoá
→ Các chất dinh
theo một chiều trong ống
trong không bào được
dưỡng được giữ lại,
tiêu hoá
đưa ra khỏi tế bào chất
các chất thải được đưa
theo kiểu xuất bào
ra lỗ thông trở lại môi
trường

Phiếu học tập số 2: Quá trình tiêu hóa ở người
Bộ phận

7



-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Miệng
Dạ dày
Ruột non
Đáp án phiếu học tập số 2: Quá trình tiêu hóa ở người
Bộ phận
Miệng

Dạ dày

Ruột non

Quá trình tiêu hóa
- Biến đổi cơ học: nhờ răng(Nhai nghiền), lưỡi(đảo trộn Tă) , cơ má…
 Làm nhỏ, trộn TĂ với nước bọt
- Biến đổi hóa học: Nhờ e zim của tuyến nước bọt
enzim amilaza trong nước bọt thủy phân tinh bột  đường mantozơ
- Biến đổi cơ học: nhờ co bóp của cơ dạ dày
 Làm nhỏ, trộn TĂ với dịch vị
- Biến đổi hóa học: Chủ yếu là tiêu hóa prôteintein dưới tác dụng của
enzim pepsin và HCl có trong dịch vị. Hđ hiệu quả trong pH từ 1.5  2.5
Prôteintein pepsin peptit
- Cơ học : trộn TĂ với dịch TH, đẩy TĂ đi dọc theo ruột non về phía ruột
già
- Biến đổi hóa học: Nhờ e zim của dịch ruột, dịch tụy, dịch mật
Ezim
Protein, Peptit

aa
Ezim
lipit
axit béo + glixerol
Ezim
Tinh bột, mantozo
Glucozơ
Ezim
AND, ARN
nucleotit
- Hấp thu dinh dưỡng: Nhờ nếp gấp niêm mạc ruột dinh dưỡng được hấp
thu theo hệ bạch huyết và máu về tim và đi tới các cơ quan khác

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có
với kiến thức mới sẽ lĩnh hội trong bài học.
- Giúp HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có mối liên quan đến bài
học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
2. Nội dung

8


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT


- HS quan sát hình ảnh về trao đổi chất ở thực vật và hình ảnh về hệ tiêu hóa ở người, sau đó nêu
được sự khác biệt về quá trình dinh dưỡng ở thực vật và người. (Thực vật sống tự dưỡng nhờ khả
năng tự tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình quang hợp. Còn động vật không thể tự tổng hợp chất
hữu cơ cho cơ thể, mà buộc phải lấy vào thông qua thức ăn)
- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về tiêu hóa ở động vật.
- GV dẫn dắt vào bài.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- HS nêu được sự khác nhau về hình thức dinh dưỡng ở thực vật (tự dưỡng) và ở động vật (dị
dưỡng). Nhưng có thể còn thắc mắc một số vấn đề:
+ Thức ăn đi vào cơ thể sẽ được biến đổi ở các bộ phận nào?
+ Các động vật khác tiêu hóa thức ăn giống con người không?
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về trao đổi chất ở thực vật và hình ảnh về hệ tiêu hóa ở người,
sau đó hỏi: Nêu sự khác biệt về quá trình dinh dưỡng ở thực vật và người?

- HS trả lời: Thực vật sống tự dưỡng nhờ khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình quang
hợp. Còn động vật không thể tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể, mà buộc phải lấy vào thông qua
thức ăn.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến quá trình tiêu hóa ở động vật, cùng với các
câu hỏi “nêu vấn đề”:

9


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Người bị ngất xỉu vì đói, nên sơ cứu như thế nào?


Trùng đế giày – cơ thể chỉ là 1TB, chúng sẽ
tiêu hóa như thế nào?

Với loại thức ăn khác nhau, liệu rằng cấu tạo
cơ quan tiêu hóa của chúng có giống nhau?

- GV dẫn dắt vào bài: Con người và động vật muốn tồn tại và phát triển thì cũng cần có quá trình
trao đổi chất với môi trường ngoài cụ thể là thức ăn, làm thế nào mà để thức ăn có thể chuyển hóa
được thành các chất dinh dưỡng đáp ứng được các nhu cầu của động vật đó là nhờ vào quá trình

10


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

tiêu hóa. Vậy quá trình tiêu hóa là gì, nó diễn ra như thế nào? Đối với các nhóm động vật khác
nhau thì quá trình diễn ra khác nhau hay không? Chúng ta cũng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Khái niệm tiêu hóa ở động vật. Tiêu hóa ở các nhóm động vật.
1. Mục đích:
- Nêu được khái niệm tiêu hóa ở động vật, tiêu hóa nội bào tiêu hóa ngoại bào, tiêu hóa cơ
học tiêu hóa hóa học.
- Trình bày và phân biệt được tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Phân tích được chiều hướng tiến hóa của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật.
2. Nội dung:
Trình bày nội dung kiến thức mà HS cần hình thành.
I. Các khái niệm về tiêu hóa ở động vật.
- KN tiêu hóa ở động vật.
- KN tiêu hóa nội bào.

- KN tiêu hóa ngoại bào.
II. Tiêu hóa ở các nhóm động vật.
1. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
2. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.
3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
3.1. Nội dung I. Các khái niệm về tiêu hóa ở động vật.
- HS nghiên cứu câu hỏi lệnh SGK, vận dụng kiến thức đã có để chọn được đáp án đúng về khái
niệm tiêu hóa ở động vật.
3.2. Nội dung II. Tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- HS làm việc nhóm để hoàn thành PHT về tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau.
- HS theo dõi phần trình bày của các nhóm khác, đưa ra nhận xét, góp ý.
4. Kỹ thuật tổ chức:
4.1. Nội dung I. Các khái niệm về tiêu hóa ở động vật
- GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK – trang 61, và gọi một bạn lên trả lời.
- GV giới thiệu về tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào.

11


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

4.2. Nội dung II. Tiêu hóa ở các nhóm động vật.
* Hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS hoàn thành PHT trong 7 phút.
+ Nhóm 1, 2: Nghiên cứu thông tin SGK và hoàn thành PHT số 1.
+ Nhóm 3, 4: Nghiên cứu thông tin SGK và hoàn thành PHT số 2.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận, hoàn thiện PHT

* Báo báo kết quả.
- Đại diện nhóm 1,3 dán PHT lên bảng, trình bày nhanh trong khoảng 2 - 4 phút/nhóm.
- Đại diện nhóm 2, 4 nhận xét.
- GV trình chiếu kiến thức chính xác (Đáp án PHT số 1,2)
* GV cho HS quan sát hình ảnh về tiêu hóa ở các nhóm động vật và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Ưu điểm của tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa so với tiêu hóa ở động vật chưa có cơ
quan tiêu hóa?
Câu 2. Tại sao nói tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Câu 3. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
Câu 4. Hãy nêu hướng tiến hóa về tiêu hóa (từ động vật đơn bào đến động vật có túi, ống tiêu
hóa) về:
+ Cơ quan tiêu hóa:................................................................................................................
+ Chiều đi của thức ăn, chất thải:..........................................................................................
+ Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải:...............................................................................
+ Mức độ hòa loãng của dịch tiêu hóa với nước :.................................................................
+ Kích thước của thức ăn:.....................................................................................................

12


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

+ Tiêu hóa nội bào, ngoại bào................................................................................................
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích:
- HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết câu hỏi
liên quan đến thực tiễn.

2. Nội dung:
Câu 1: Cơ quan tiêu hóa của Thủy tức là gì? .(10 chữ cái)
Câu 2: Cơ quan tiêu hóa của Thú là gì? .(10 chữ cái)
Câu 3: Quá trình làm cho các chất trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản gọi là
quá trình….?.(7 chữ cái)
Câu 4: Cơ quan tiêu hóa của thủy tứclà gì? .(8 chữ cái)
Câu 5: Là 1 hình thức biến đổi thức ăn trong tiêu hóa.(5 chữ cái)
Câu 6: Quá trình tiêu hóa ngoài tế bào gọi là tiêu hóa…..(8 chữ cái)
Câu 7: Hình thức tiêu hóa làm biến đổi dinh dưỡng trong thức ăn từ dạng phức tạp nhờ sự tác
động của enzim tiêu hóa.(6 chữ cái)
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- HS có thể đưa ra câu trả lời nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa đúng, GV sẽ hướng dẫn và giúp HS
hoàn chỉnh.
4. Kỹ thuật tổ chức:
- GV đưa ra ô chữ cùng các các câu hỏi, tình huống thực tế và yêu cầu HS thảo luận, trả lời.
- HS làm việc nhóm, GV gọi đại diện HS trả lời.
- GV phân tích, chu

13


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích:
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã
học được về tiêu hóa ở động vật để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Nội dung:

Câu 1. Tại sao chúng ta không nên bỏ bữa sáng? Tại sao nhịn đói quá lâu có thể dẫn đến ngất xỉu?
Chúng ta cần làm gì để sơ cứu cho những bệnh nhân bị ngất xỉu vì đói?
Câu 2. Chúng ta biết rằng rơm, rạ chứa nhiều xenlulozo là một loại cacbohidrat. Bằng kiến thức về
lên men VSV, hãy đề xuất phương pháp chế biến để tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, rạ trước khi
cho trâu, bò ăn?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- HS phải đưa ra một hành động cụ thể và phân tích hành động đó.
4. Kỹ thuật tổ chức:
- GV đưa câu hỏi vào cuối giờ học:
+ Tại sao chúng ta không nên bỏ bữa sáng? Tại sao nhịn đói quá lâu có thể dẫn đến ngất xỉu?
Chúng ta cần làm gì để sơ cứu cho những bệnh nhân bị ngất xỉu vì đói?
+ Người bị bênh đau dạ dày cần có chế độ ăn uống như thế nào cho hợp lí ?
+ GIải thích khái quát về bện táo bón và bệnh tiêu chảy ở người. nêu các biện pháp phòng và
chữa.
- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập.
- GV sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của HS vào buổi học hôm sau.

Tiết 2: TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

14


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT


- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của cơ quan tiêu hóa.
- Mô tả được quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn ở thú ăn thực vật.
- Đề xuất một số biện pháp chế biến thức ăn trong chăn nuôi giúp tiêu hóa đạt hiệu quả cao.
2. Kĩ năng
- Phát triển được kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải
quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Hình thành thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học
- Yêu thích tri thức môn sinh học.
4. Năng lực
- Rèn luyện và phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề thông qua tổ chức hoạt động nhóm
tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật.
- Hình thành và rèn luyện năng lực tự học thông qua hoạt động tự nghiên cứu tài liệu để trả lời
phiếu học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Các đoạn phim về quá trình tiêu hóa ở động vật.
2. Hình ảnh về các kiểu cấu trúc hệ tiêu hóa ở các nhóm động vật.
3. Máy chiếu, máy tính.
4. Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 3: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa
Tên bộ phận
Răng
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật


Đáp án phiếu học tập số 3:
Nội dung Thú ăn thịt
Thức ăn Thức ăn mềm và giàu chất dinh
dưỡng
Răng
- Răng cửa sắc nhọn → lấy thịt ra
khỏi xương.
- Răng nanh nhọn và dài→ cắm và

15

Thú ăn thực vật
Thức ăn thô cứng và ít chất dinh dưỡng ,
khó tiêu hoá ( vì có thành xenlulozo)
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ,
các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để
giữ chặt cỏ (trâu).


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Dạ dày

Ruột
non

Manh
tràng


giữ mồi cho chặt.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt
lớn, cắn thịt thành các mảnh nhỏ để
dễ nuốt.
- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít
được sử dụng.
- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi
là dạ dày đơn.
- Thịt được tiêu hóa cơ học và tiêu
hóa hóa học giống như trong dạ
dày người (dạ dày co bóp làm
nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn
đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy
phân prôtêin thành các peptit).

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với
ruột non của thú ăn thực vật.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu
hóa hóa học và hấp thụ trong ruột
non giống như ở người.
Manh tràng(Ruột tịt) không phát
triển và không có chức năng tiêu
hóa thức ăn.

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển
có nhiều gờ → nghiền nát cỏ khi nhai.

- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn, lớn (1
túi).

- Dạ dày trâu, bò có 4 túi là dạ cỏ, dạ tổ
ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
+ Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm thức ăn
khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều
vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất
dinh dưỡng khác.
+Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên
miệng để nhai lại.
Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước.
Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa
prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ
xuống.
- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất
nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa
học và hấp thụ trong ruột non giống như ở
người.
Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi
sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa
xenlolozo và các chất dinh dưỡng có trong
tế bào thực vật.
Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp
thụ qua thành manh tràng.

Phiếu học tập số 4: So sánh tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học, tiêu hoá sinh học ở các nhóm
động vật ăn thực vật(Đv ăn thực vật có dạ dày đơn, Đv ăn thực vật có dạ dày kép, Đv ăn hạt)
Biến đổi TA
Biến đổi cơ học
Biến đổi hóa học
Biến đổi sinh học

Đáp án PHT số 4
Biến đổi TA

ĐV nhai lại

ĐV có dạ dày đơn

ĐV nhai lại

Chim ăn hạt và gia cầm

ĐV có dạ dày đơn

Biến đổi cơ - Răng phát triển bề mặt nghiền,

16

Chim ăn hạt và gia
cầm
- Không có răng


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

học

các răng đều bằng nhau


- TĂ được tích trữ ở

- Nhai sơ qua ở lần nhai đầu, sau Nhai kĩ hơn lần trong diều
đó ợ lên nhai lại và nhai kĩ hơn ở nhai đầu tiên của - Ở dạ dày có dạ dày
lần nhai sau

ĐV nhai lại

cơ (mề) để co bóp và

- TĂ được vận chuyển từ miệng

nghiền thức ăn

=> dạ cỏ => dạ tổ ong=> miệng
=>dạ lá sách => dạ múi khế
Biến đổi hóa Ở miệng: biến đổi tinh bột => mantozo do amilaza trong tuyến nước bọt tiết ra
học
Biến

Ở dạ dày: tiêu hóa protein và xenlulozo
Ở ruột non: tiêu hóa tất cả các lại CHC
đổi - Xảy ra ở dạ cỏ, là nơi chứa - Xảy ra ở manh Không có

sinh học

VSV cộng sinh có khả năng tiết tràng, ruột tịt phát
xenlulaza để biến đổi xenlulozo triển
thành glucozo


thành

manh

tràng, chứa các VSV

- Hệ VSV là nơi cung cấp protein cộng sinh để biến
chủ yếu cho ĐV nhai lại

đổi xenlulozo

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có
với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học mới.
- Giúp HS huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có mối liên quan đến bài
học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
2. Nội dung
- HS quan sát hình ảnh về hệ tiêu hóa ở người, ở các nhóm động vật khác khác nhau
- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về tiêu hóa ở động vật.
- GV dẫn dắt vào bài.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

17


-


CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

- HS nêu được sự khác nhau về hình thức dinh dưỡng ở thực vật (tự dưỡng) và ở động vật (dị
dưỡng). Nhưng có thể còn thắc mắc một số vấn đề:
+ Các động vật khác tiêu hóa thức ăn giống con người không?
+ Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt có gì giống nhau và khác nhau?
4. Kỹ thuật tổ chức
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về, sau đó hỏi: Kể tên nhưng thú ăn thịt và thú ăn thực vật
- HS trả lời: Chỉ ra nhóm thú ăn thịt như: hổ báo…. Và nhóm thứ ăn thực vật như: trâu bò…
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến quá trình tiêu hóa ở động vật, cùng với các
câu hỏi “nêu vấn đề”:

Với loại thức ăn khác nhau, liệu rằng cấu tạo cơ quan tiêu hóa của chúng có giống nhau?
- GV dẫn dắt vào bài: Con người và động vật muốn tồn tại và phát triển thì cũng cần có quá trình
trao đổi chất với môi trường ngoài cụ thể là thức ăn, làm thế nào mà để thức ăn có thể chuyển hóa
được thành các chất dinh dưỡng đáp ứng được các nhu cầu của động vật đều là nhờ vào quá trình
tiêu hóa. Vậy quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau thì có khác nhau hay không?
Chúng ta cũng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
1. Mục đích:

18


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

- Phân biệt được đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của cơ quan tiêu hóa.

- Mô tả được quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn ở thú ăn thực vật.
2. Nội dung: Trình bày nội dung kiến thức mà HS cần hình thành.
III. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
Nội dung III. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- HS làm việc nhóm để hoàn thành PHT số 3, 4 về tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau.
- HS theo dõi phần trình bày của các nhóm khác, đưa ra nhận xét, và đặt ra các câu hỏi phản biện
cho nhóm báo cáo.
4. Kỹ thuật tổ chức:
4.1. Nội dung III. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và ống tiêu hóa của thú ăn thực vật

Ống tiêu hóa của thú ăn thực vật

Ống tiêu hóa của thú ăn thực vật

- GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu các nhóm thảo luận, so sánh đặc điểm cấu tạo và chức năng của
ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Trong đó, mỗi nhóm báo cáo 1 phần, cụ thể:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm bộ răng phù hợp với đặc điểm thức ăn.

19


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm dạ dày phù hợp với đặc điểm thức ăn.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm ruột non phù hợp với đặc điểm thức ăn.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm manh tràng phù hợp với đặc điểm thức ăn.
- GV yêu cầu:
+ Các nhóm nghiên cứu SGK, tìm nội dung tương ứng trong nhóm nội dung được phát (chữ và
hình) phù hợp với nội dung được giao và lên dán vào PHT số 3
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đặc điểm
Thức ăn
Răng
Dạ dày và quá
trình tiêu hóa thức
ăn ở dạ dày
Ruột non
Manh tràng

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

- Với mỗi đặc điểm, sau phần báo cáo của nhóm được giao nhiệm vụ, các nhóm còn lại nhận xét,
bổ sung và nêu các thắc mắc  Đại diện nhóm báo cáo đưa ra giải thích.
- GV chính xác hóa kiến thức (Đáp án Phiếu học tập số 3: Đặc điểm cấu tạo và chức năng của ống
tiêu hóa theo từng phần tương ứng sau khi HS trỉnh bày và nhận xét)
- Dự kiến các câu hỏi HS có thể thắc mắc:
Câu 1. Tại sao ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật
lại rất phát triển?
Câu 2. Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?
Câu 3. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn
thịt?
4.2. Nội dung : Tìm hiểu các hình thức tiêu hóa cơ học, hóa học, sinh học ở các động vật khác

nhau trong nhóm thú ăn thực vật
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh, ống tiêu hóa của Thỏ, Trâu, Gà

20


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn( hoặc 6 nhóm nhỏ ). Yêu các nhóm thảo luận, so sánh đặc điểm
tiêu hóa cơ học, hóa học, sinh học ở ba động vật này
+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa cơ học
+ Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hóa hóa học
+ Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm sinh học
- GV yêu cầu:
+ Các nhóm nghiên cứu SGK, tìm nội dung tương ứng và hoàn thành PHT số 4
+ Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Với mỗi đặc điểm, sau phần báo cáo của nhóm được giao nhiệm vụ, các nhóm còn lại nhận xét,
bổ sung và nêu các thắc mắc  Đại diện nhóm báo cáo đưa ra giải thích.
- GV chính xác hóa kiến thức (Đáp án Phiếu học tập số 4:
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích:
- HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết câu hỏi
liên quan đến thực tiễn.
2. Nội dung:
Câu 1. Tại sao ĐV ăn thực vật lại có dạ dày to và độ dài ruột lớn?
Câu 2. Tại sao thức ăn của ĐV ăn thực vật chứa hàm lượng prôtêin rất ít nhưng chúng vẫn phát
triển và hoạt động bình thường?

Câu 3. Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ?. Chúng
có tác dụng gì?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- HS có thể đưa ra câu trả lời nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa đúng, GV sẽ hướng dẫn và giúp HS
hoàn chỉnh.
4. Kỹ thuật tổ chức:
- GV đưa ra các câu hỏi, tình huống thực tế và yêu cầu HS thảo luận, trả lời.
- HS làm việc nhóm, GV gọi đại diện HS trả lời.
- GV phân tích, chuẩn hóa đáp án:

21


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Tại sao ĐV ăn thực vật lại có dạ dày to và độ dài ruột lớn?
Vì:
- Thành phần chủ yếu trong thức ăn là xenlulozơ, ít protein và lipit => hàm lượng dinh dưỡng ít
=> khối lượng thức ăn cung cấp cần nhiều => nơi chứa thức ăn phải lớn => dạ dày phải to, ruột
phải đủ dài đảm bảo tiêu hoá và hấp thụ được tốt nhất => cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu
cầu cơ thể.
Câu 2: Tại sao thức ăn của ĐV ăn thực vật chứa hàm lượng protein rất ít nhưng chúng vẫn
phát triển và hoạt động bình thường?
Vì:
- Khối lượng thức ăn hàng ngày lớn
- Có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ VSV trong dạ cỏ và hệ VSV phát triển sẽ là
nguồn bổ sung protein cho cơ thể
Câu 3: Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ?.

Chúng có tác dụng gì?
Vì:
Ở gà hoặc chim bồ câu ở khoang miệng không có răng nên chúng mổ thêm các hạt sỏi nhỏ vào
mề, giúp nghiền thức ăn dễ dàng nhờ lớp cơ dày, khoẻ, chắc của mề.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích:
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã
học được về tiêu hóa ở động vật để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Nội dung:
Câu 1. Tại sao chúng ta không nên bỏ bữa sáng? Tại sao nhịn đói quá lâu có thể dẫn đến ngất xỉu?
Chúng ta cần làm gì để sơ cứu cho những bệnh nhân bị ngất xỉu vì đói?
Câu 2. Chúng ta biết rằng rơm, rạ chứa nhiều xenlulozo là một loại cacbohidrat. Bằng kiến thức về
lên men VSV, hãy đề xuất phương pháp chế biến để tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, rạ trước khi
cho trâu, bò ăn?
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh:
- HS phải đưa ra một hành động cụ thể và phân tích hành động đó.

22


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

4. Kỹ thuật tổ chức:
- GV đưa câu hỏi vào cuối giờ học:
+ Tại sao chúng ta không nên bỏ bữa sáng? Tại sao nhịn đói quá lâu có thể dẫn đến ngất xỉu?
Chúng ta cần làm gì để sơ cứu cho những bệnh nhân bị ngất xỉu vì đói?
+ Chúng ta biết rằng rơm, rạ chứa nhiều xenlulozo là một loại cacbohidrat. Bằng kiến thức về lên
men VSV, hãy đề xuất phương pháp chế biến để tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, rạ trước khi cho

trâu, bò ăn?
- HS làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập.
- GV sẽ kiểm tra vở bài tập và bài làm của HS vào buổi học hôm sau.
Phụ lục CH dùng cho phần luyện tập và vận dụng mở rộng
1. Câu hỏi tự luận
Câu 1. Nêu ưu điểm của tiêu hóa trong ống với tiêu hóa trong túi?
Nội dung
Tiêu hóa trong ống
Cơ quan chuyên hóa Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận

Thức ăn và chất cặn

Tiêu hóa trong túi
Chưa xuất hiện cơ quan

tiêu hóa thực hiện các chức năng khác

chuyên hóa => thức ăn không

nhau => thức ăn được biến đổi và hấp

được tiêu hóa và hấp thụ hoàn

thụ hoàn toàn
Thức ăn đi theo một chiều => không bị

toàn
Thức ăn bị trộn lẫn với chất



trộn lẫn với chất thải
thải
Dịch tiêu hóa
Không bị hòa loãng
Bị hòa lẫn với nước
Câu 2. Hãy điền đặc điểm tiêu hóa của các nhóm động vật vào bảng phân biệt sau:
Nội dung
Kiểu tiêu hóa
Cơ quan tiêu

Động vật đơn bào
Nội bào
- Chưa có, chỉ có

Động vật đa bào bậc thấp
Ngoại bào
Bắt đầu hình thành nhưng

Động vật đa bào bậc cao
Ngoại bào
- Phân hóa cấu tạo và

hóa

không bào tiêu hóa

chỉ là ruột hình túi đơn

chuyên hóa chức năng


tạm thời

giản, chỉ có 1 lỗ miệng

- Gồm 2 phần: ống tiêu hóa

duy nhất thông ra ngoài

và tuyến tiêu hóa

Cách nhận

và chỉ có tế bào tiết dịch
Thực bào nhờ co bóp Nhờ các tua, xúc tu xung

Nhờ các cơ quan ở miệng

thức ăn

của khối nguyên

như răng, lưỡi….

quanh miệng

23


-


CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Biến đổi thức

sinh chất
Nhờ enzim thuỷ

Nhờ enzim của tế bào

Thức ăn được biến đổi cơ

ăn

phân trong lizoxom

tuyến trong túi ruột để

học và hóa học nhờ các

tiết ra để biến đổi

biến đổi thức ăn

enzim có trong các tuyến

thức ăn

tiêu hóa

Câu 3. Mô tả quá trình tiêu hoá ở trùng đế giày? Từ đó rút ra nhận xét gì về tiêu hoá ở động vật

đơn bào?
* Tiêu hoá ở trùng đế giày: - G/đ 1: TĂ được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào
lõm xuống hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
- G/đ 2: Lizôxoom gắn vào không bào tiêu hoá-> tiết E tiêu hoá vào không bào tiêu hoá -> thuỷ
phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
- G/đ 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Phần
thức ăn không tiêu hoá được trong không bào ra ngoài theo kiểu xuất bào.
* Nhận xét:
- Ở động vật đơn bào thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá-> tiêu hoá nội bào ( tiêu hoá
bên trong tế bào
- Tiêu hoá hoá học
Câu 4. Tại sao giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hoá mà vẫn sống
bình thường ?
* Chất dinh dưỡng có sẵn trong ruột non dễ dàng chui qua bề mặt cơ thể mỏng cảu sán dây và giun
chỉ-> hệ TH của chúng không cần thiết nữa và bị thoái hoá hoàn toàn
* Vì:
- Nghiền nát TĂ, phá vỡ thành xenlulôz của TB TV-> tạo điều kiện cho TH thức ăn trong dạ dày
và ruột non
- Làm tăng tiết nước bọt -> tạo môi trường ẩm và kiềm trong dạ cỏ để VSV: hoạt động thuận lợi
Câu 5. Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều
hướng nào?
Hướng tiến hóa
- Cấu tạo ngày càng phức tạp:

24


-

CHUYÊN ĐỀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT


+ Từ không có cơ quan tiêu hoá (động vật dơn bào) đến có cơ quan tiêu hóa (động vật đa
bào)
+ Từ túi tiêu hóa (ruột khoang) đén ống tiêu hóa (động vật có xương sống)
- Chức năng ngày càng chuyên hóa:
+ Các bộ phận của ống tiêu hóa đảm nhiệm những chức năng riêng, mang tính chuyên hóa
cao đảm bảo tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn
+ Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. Nhờ tiêu hóa ngoại bào mà động vật ăn được
thức ăn có kích thước lớn hơn
Câu 6: Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ? Cơ chế của hiện tượng đó?
- Ý nghĩa:
+ Dễ dàng trung hóa tính axit của thức ăn
+Đủ thời gian để enzim do tụy và ruột tiết ra tiêu hóa thức ăn
+ Đủ thời gian hấp thu chất dinh dưỡng
- Cơ chế:
+ Sự co bóp dạ dày với áp lực ngày càng tăng => mở cơ vòng môn vị => thức ăn từ dạ dày
sang ruột
+ Thức ăn xuống ruột => môi trường tá tràng bị thay đổi từ kiếm =>axit > phần co thắt cơ
vòng môn vị
Câu 7: Cho biết cơ quan tiêu hóa và hình thức tiêu hóa ở những động vật sau đây: Trùng đế giày,
thủy tức, cá chép, giun đất, giun dẹp.
Trùng đế giày: chưa có cơ quan tiêu hóa, Tiêu hóa nội bào
Thủy tức, giun dẹp: túi tiêu hóa, tiêu hóa nội bào và ngoại bào
Cá chép, giun đất: ống tiêu hóa, tiêu hóa ngoại bào
Câu 8: Tại sao người ta thường nói “Nhai kĩ no lâu”?
Vì:
+ Ở động vật và người các chất dinh dưỡng được thu nhận từ quá trình tiêu hóa thức ăn:
thức ăn được biến đổi trong hệ tiêu hóa: miếng(nhai)=>thực quản => dạ dày =>ruột =>chất đơn
giản cung cấp cho cơ thể


25


×