Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề cương thực vật rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.89 KB, 16 trang )

Họ Và Tên:
Lớp:
MSSV:
GVGD: Phan Minh Xuân
ĐỀ CƯƠNG THỰC VẬT RỪNG
Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa nghành hạt kín và hạt trần? Khái
niệm khu phân bố thực vật? Nguyên nhân hinh thành khu phân bố?
a)Sự khác nhau cơ bản giữa ngành hạt kín và ngành hạt trần:
Đặc điểm
phân biệt

Ngành hạt kín


Cơ quan Rất đa dạng: Rễ cọc, rễ
sinh
chùm, thân gỗ, thân cỏ,…;
dưỡng
lá đơn, lá kép,…, Trong
thân có mạch dẫn phát triển.

Ngành hạt trần
Rễ cọc, thân gỗ, lá kim,…,
Có cấu tạo thứ cấp, chưa có
mạch thông, sợi gỗ và nhu
mô mà chỉ có quản bào

điểm.

Cơ quan Có hoa, cơ quan sinh sản là Chưa có hoa và quả, cơ quan
sinh sản:
hạt, hạt nằm trong quả sinh sản là nón, hạt nằm trên
(trước đó là noãn nằm trong lá noãn hở.
bầu). Là nhóm thực vật phát
triển nhất, tiến hóa hơn cả.
Đặc điểm Là thực vật đã có hoa
khác

Thực vật không có hoa. Gọi

là nón, không gọi là hoa,
không phải quả thịt, quả
hạch.

b)Khái niệm khu phân bố thực vật?
Khu phân bố thực vật là diện tích khu vực hay không gian mà loài đó
hình thành.
c)Nguyên nhân hình thành khu phân bố:
-Do tính thích ứng của một loài nào đó với ngoại cảnh (các nhân tố sinh
thái) ở nơi sống.



-Do khả năng phát tán của thực vật, nguyên nhân này quyết định phạm vi
phân bố của chúng.
-Do sự tác động của con người: Bao gồm 2 mặt tích cực và tiêu cực:
+Mặt tích cực biểu hiện ở chỗ con người có khả năng mở rộng
phạm vi phân bố của thực vật (giữ rừng hay trồng rừng, rừng sẽ còn)
+Mặt tiêu cực biểu hiện ở chỗ con người có khả năng thu hẹp phạm
vi phân bố của thực vật (phá rừng thì rừng sẽ mất).
Câu 2: Tên đầy đủ của một loài cây gồm 3 phần:
-Phần 1: Chữ đầu tiên chỉ tên chi. Tên chi ghi hoa chữ cái đầu tiên và ghi
in nghiêng. Ví dụ: (Nageia) chi Kim giao, (Taxus) chi Thủy tùng.
-Phần 2: Chữ thứ 2 đứng sau tên chi chỉ loài. Có 3 cách đặt tên loài:
+Lấy tên khu vực, vùng miền để đặt tên cho loài (-ensis). Ví dụ:

Miền Bắc – tonkinensis. Miền Trung – annamensis. Miền Nam –
cochinchinensis.
+Lấy tên tác giả để đặt tên cho loài (- i, ana). Ví dụ: Bời lời vàng
(Litsea pierrei). Thông đỏ (Taxus wallichiana).
+Lấy đặc điểm sinh học để đặt tên cho loài. Ví dụ: Canarium
album (trắng). Canarium tramdenum (đen).
-Phần 3: Sau tên loài là tên tác giả mô tả tìm ra đầu tiên.
Đối với bậc phân loại nhỏ hơn loài như Thứ và Dạng, người ta viết tắt
chữ đầu: var và f. Theo quy ước trên, tên một loài cây đầy đủ gồm như sau:
Ví dụ: Cây Thông 5 lá: Pinus dalatensis D.Fierre.
Cây Ngọc lan trắng: Michelia abba D.C.
Cây Bời lời vàng lá to: Litsea pierrei Lec var garandifolia H.Lec.



Chú ý: Trong những báo cáo khoa học hoặc bài viết trên các tạp chí
khoa học, tên loài bắt buộc phải viết đầy đủ 3 phần. Đôi khi ở 1 số tài liệu
không đòi hỏi chính xác cao, mang tính chất thống kê nhanh có thể không cần
viết tên tác giả.
Câu 3: Nêu 6 họ có lá đơn, mọc cách, mỗi họ nêu 2 loài, nêu đặc điểm
của 1 họ?
1.Họ Na (Mãng cầu): Annonaceae
a)Loài Ngọc Lan Công Chúa (Hoàng Lan): Canangium odorata
b)Loài Mãng cầu: Annona squamosa
2.Họ Nhục đầu khấu, Máu chó: Myristicaceae

a)Loài Máu chó lá to: Knema pierrei
b)Loài Sang máu: Horsfieldia amygdalina
3.Họ Long não (họ Re): Lauraceae
a)Loài Long não: Cinnamomum camphora
b)Loài Bời lời vàng: Litsea pierrei
4.Họ Dâu tằm, họ Đa: Moraceae
a)Loài Đa búp đỏ: Ficus elastica
b)Loài Mít rừng: Artocarpus rigidus
5.Họ Sồi giẻ: Fagaceae
a)Loài Giẻ Trùng khánh: Castanea mollissima
b)Loài Giẻ trắng: Lythocarpus dealbatus
6.Họ Chè: Theaceae

a)Loài Chè (Trà): Camellia sinensis
b)Loài Huỳnh nương: Ternstroemia penangiana


Đặc điểm của họ Na (Annonaceae): Lá đơn mọc cách, không có lá kèm,
có mùi đặc trưng, hoa mẫu 3, quả đại kép, thân thường có nhiều cành, nhánh và
khúc khuỷu, vỏ thường nhiều sơ, đôi khi có mùi đặc trưng.
Câu 4: 6 họ có nhựa mủ (trắng, vàng, đỏ):
1.Họ Máu chó (Myristicaceae): Nhựa mủ đỏ.
a)Loài Sang Máu: Horsfieldia amygdalina
b)Loài Máu chó lá to: Knema pierrei
2.Họ Dâu tằm, họ Đa (Moraceae): Nhựa mủ trắng.

a)Loài Đa búp đỏ: Ficus elastica
b)Loài Mít rừng: Artocarpus rigidus
3.Họ Măng cụt (Clusiaceae): Nhựa mủ vàng, một số ít có nhựa mủ trắng.
a)Loài Vàng nhựa: Nhựa mủ vàng (Garcinia vilersiana).
b)Loài Rỏi mật: Nhựa mủ trắng (Garcinia ferrea).
4.Họ Vú sữa (Sapotaceae): Nhựa mủ trắng.
a)Loài Sến nam: Madhuca cochinchinensis
b)Loài Hồng Xiêm, Sa pô chê: Manilkara zapota
5.Họ Trám (Burseraceae): Nhựa mủ màu trắng.
a)Loài Trám đen: Canarium tramdenum
b)Loài Đầu heo, Trám mao: Garuga pinnata
6.Họ Trúc đào (Apocynaceae): Nhựa mủ trắng.

a)Loài Sữa, Mò cua: Alstonia scholaris
b)Loài Mức lông, Thừng mực lông: Wrightia tomentosa


Bảng phân biệt các họ
1a.Lá đơn:
2a.Mọc cách:
3a.Không lá kèm:
4a.Có nhựa mủ đỏ: Myristicaceae
4b.Không có nhựa mủ đỏ (có nhựa mủ trắng): Sapotaceae
3b.Có lá kèm: Moraceae
2b.Mọc đối:

3a.Hoa mẫu 4: Clusiaceae
3b.Hoa mẫu 5: Apocynaceae
1b.Lá kép: Burseraceae
Câu 5: 6 loài cây có đặc điểm hạt có sẹo ở bụng:
1.Cây Hồng xiêm, cây Sa pô chê (Manilkara zapota) thuộc họ Vú sữa
(Sapotaceae).
2.Cây Vú sữa (Chrysophyllum cainito) thuộc họ Vú sữa (Sapotaceae).
3.Cây Lê ki ma, Trứng gà (Pouteria sapota) thuộc họ Vú sữa
(Sapotaceae).
4.Cây Hồng (Diospyros kali) thuộc họ Thị (Ebenaceae).
5.Cây Đa búp đỏ (Ficus elastica) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
6.Cây Mít rừng (Artocarpus rigidus) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

6 loài cây có đặc điểm hạt có cánh:
1.Cây Thông 3 lá (Pinus kesiya) thuộc họ Thông (Pinaceae).


2.Cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus) thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu
(Dipterocarpaceae).
3.Cây Sao đen (Hopea odorata) thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu
(Dipterocarpaceae).
4.Cây Vên vên (Anisoptera costata) thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu
(Dipterocarpaceae).
5.Cây Dầu mít (Dipterocarpus artocarpifolius) thuộc họ Quả 2 cánh, họ
Sao, Dầu (Dipterocarpaceae).

6.Cây Xến cát, Xến mủ (Shorea roxpurghii) thuộc họ Sao, Dầu
(Dipterocarpaceae).
4 loài cây hạt có tử y mềm:
1.Cây Vải thiều (Litchi chinensis) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
2.Cây Nhãn (Dimocarpus longan) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae).
3.Cây Chôm chôm (Nephelium lappaceum) thuộc họ bồ hòn
(Sapindaceae).
4.Cây Trường chua (Chôm chôm rừng): Nephelium hypoleucum. Thuộc
họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Câu 6: Họ đậu có 3 họ phụ:
1.Họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae):
a)Loài Căm xe: Xylia Xylocarpa.

b)Loài Bồ kết (Sống rận): Albizzia lebbek.
c)Loài Điệp phèo heo: Enterolobium cyclocarpum.
d)Loài Me Tây: Samanea saman.
2.Họ phụ Vang (Caesalpinioideae):


a)Loài Xoay (Xây): Dialium cochinchinensis.
b)Loài Kim phượng: Caesalpinia pulcherrima.
c)Loài Muồng hoàng yến: Cassia fistula.
d)Loài Ô môi: Cassia grandis.
3.Họ phụ Đậu (Faboideae):
a)Loài Ràng ràng mít: Ormosia balansae.

b)Loài Cẩm lai: Dalbergia oliveri.
c)Loài Giáng hương: Pteropcarpus pedatus.
d)Loài So đũa: Sesbania grandiflora.
Những loài quả không phải là quả đậu: Loài Xoay, Xây (Dialium
cochinchinensis).
So sánh các họ phụ:
Họ phụ Trinh nữ

Họ phụ Vang

Họ phụ Đậu


Thân đa dạng, từ Thân đa dạng, gỗ lớn, Thân đa dạng.
thân cỏ, dây leo đến nhỏ đến cây bụi, dây
cây gỗ lớn.
leo.
Lá kép lông chim 2 Lá kép lông chim 1-2
lần chẵn, lá thường lần, lá chét mọc đối
cử động được.
hoặc cách, đôi khi có lá
kép 2 lá chét, có lá kèm
rụng sớm.
Hoa tự đầu trạng
hoặc tự bông, nhị

nhiều và rời, bao
phấn nhỏ.

Lá kép lông chim 1 lần
lẻ hoặc lá kép 3 lá chét,
luôn có lá kèm thường
sống dài.

Hoa tự chùm, chùm Hoa lưỡng tính không
viên thùy, tự ngù. Hoa đều, bao phấn 2 ô mở
không đều, lưỡng tính dọc hay mở lỗ.
mẫu 5. Bao phấn mở lỗ.

Quả giáp nứt hoặc Quả giáp thường tự
không, đôi khi 2 bên nứt.
mép dẹt ra dạng cánh.
Hạt có nhiều phôi nhũ.

Phân bố chủ yếu ở Phân bố chủ yếu ở châu Phân bố chủ yếu ở


vùng nhiệt đới.

Á.


vùng ôn đới châu Á.

Câu 7: Họ Sao, Dầu (Dipterocarpaceae) có 6 chi:
1.Chi Dầu (Dipterocarpus): Loài Dầu nước, Dầu rái (Dipterocarpus
alatus).
2.Chi Vên vên (Anisoptera): Loài Vên vên (Anisoptera costata).
3.Chi Sao (Hopea): Loài Sao đen (Hopea odorata).
4.Chi Xến (Shorea): Loài Chò chai (Shorea guiso).
5.Chi Chò chỉ (Parashorea): Loài Chò chỉ (Parashorea stellata).
6.Chi Làu táu (Vatica): Loài Tắu trắng (Vatica astrotricha).
So sánh chi Dầu và Chi Sao (Sao đêm):
Chi Dầu: Dipterocarpus


Chi Sao: Hopea

Vỏ nâu xám, bong mảng nhỏ hay Vỏ màu nâu đen, nứt dọc hoặc
nứt dọc.
bong mảng, có nhiều xơ sợi.
Lá hình trái xoan, hình bầu dục hay Lá hình trứng, có mũi nhọn kéo
hình trứng.
dài.
Hoa tự chùm 5-8 hoa màu hồng Hoa tự chùm bông 5-12 nhánh,
hoặc màu đỏ.
mõi nhánh mang 2-6 hoa.

Lá kèm hình búp đỏ.

Quả hình trứng, có cánh.

Câu 8: 6 loài cây có hiện tượng mang thai và đẻ con:
1.Cây Săng mã nguyên: Carallia brachiate. Thuộc họ Đước:
Rhizophoraceae.
2.Cây Dà vôi: Ceriops tagal. Thuộc họ Đước: Rhizophoraceae.
3.Cây

Đước


Xanh:

Rhizophora

mucronata.

Thuộc

họ

Đước:


Rhizophoraceae.
4.Cây Đước đôi: Rhizophora apiculate. Thuộc họ Đước: Rhizophoraceae.


5.Cây Mấm: Avicennia marina. Thuộc họ Tếch: Verbenaceae.
6.Cây Săng mã răng: Carallia diplopelata. Thuộc họ Đước:
Rhizophoraceae.
Đặc điểm của họ Đước: Lá đơn mép nguyên, mọc đối, có lá kèm bao
đỉnh sinh trưởng để sẹo quanh vòng cành, hạt nảy mầm trên cây mẹ. Hoa đều
lưỡng tính, tự xim. Quả thịt, ít khi nang. Đài tồn tại ở quả.
Hiện tượng đó thể hiện đặc tính thích nghi của thực vật.
Câu 9: Tại sao cùng 1 loài cây nhưng trồng ở những vùng sinh thái

khác nhau lại có hình thái khác nhau và kích thước khác nhau? Câu: “Hạt
điều, quả kim giao, lá keo đơn nguyên” đúng hay sai? Giải thích?
Cùng 1 loài cây nhưng trồng ở những vung sinh thái khác nhau lại có
hình thái khác nhau và kích thước khác nhau, tại vì: Có sự tác động của 1 số yếu
tố sinh thái lên thực vật như:
-Ánh sáng:
+Ánh sáng giúp cho cây xanh quang hợp. Mỗi loài thực vật có cường độ
quang hợp cực đại ở cường độ ánh sáng khác nhau. Có 2 nhóm thực vật: Cây ưa
sáng (gồm những thực vật có cường độ quang hợp cực đại khi cường độ chiếu
sáng lớn, như bạch đàn, phi lao, lúa, đậu phộng …); cây ưa bóng (gồm những
thực vật có cường độ quang hợp cực đại khi cường độ chiếu sáng thấp, như lim,
vạn niên thanh, lá dong, ràng ràng …).

+Ánh sáng tác động rõ rệt đến sự sinh sản của thực vật. Thời gian chiếu
sáng càng dài thì cây ở các vùng ôn đới (cây dài ngày) phát triển nhanh, ra hoa
sớm; ngược lại phần lớn các cây nhiệt đới (cây ngắn ngày) ra hoa muộn.
+Ánh sáng đã tạo nên các đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẩu và
sinh lý ở các sinh vật.
-Nhiệt độ:
+Mỗi loài sinh vật chỉ có thể sinh sản ở một nhiệt độ tối thiểu gọi là nhiệt
độ nền và phát triển trong một biên độ nhiệt nhất định. Vì vậy, có sinh vật rộng
nhiệt, sinh vật hẹp nhiệt, có động vật đẳng nhiệt, động vật biến nhiệt.


+Nhiệt độ trên trái đất phụ thuộc vào năng lượng mặt trời và thay đổi

theo các vùng địa lý, theo những chu kỳ trong năm. Nhiệt độ có thể tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển và sự phân bố các cá thể,
quần thể, quần xã. Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường
như độ ẩm, đất …
+Sự khác nhau về nhiệt độ trong không gian và thời gian đã tạo ra những
nhóm sinh thái có khả năng thích nghi khác nhau.
+Nhiệt và ẩm là 2 yếu tố chính của khí hậu, chi phối rất mạnh đến sự
phân bố và đời sống của các loài.
-Nước và độ ẩm:
+Căn cứ vào nhu cầu thường xuyên về nước, chia thực vật ra thành bốn
nhóm là thực vật thủy sinh (sống hoàn toàn trong nước như rong, tảo với thân
dài, mảnh, lá mảnh và dài, mô khí phát triển, lỗ khí nhiều); thực vật ưa ẩm (mọc

ở các vùng bờ ao, đầm lầy, ruộng lúa …); thực vật cần độ ẩm trung bình (cần
nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng vừa phải và phổ biến khá rộng); thực vật chịu
hạn (những cây vừa chịu nóng, ưa sáng và có khả năng tự tích lũy nước hoặc
điều tiết nước, ít thoát hơi nước, như họ xương rồng, họ thầu dầu, họ dầu, họ
hòa thảo …).
+ Thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân
và lá), giảm sự thoát hơi nước (khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá
vào mùa khô…), tăng khả năng tìm nước (rễ rất phát triển, nhiều cây có rễ phụ
để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”, tức là cây tồn tại
dưới dạng hạt dưới mặt đất. Vào mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh
chóng ra hoa kết trái. Ví dụ, các loài thực vật ở hoang mạc.
-Gió giúp cho 1 số loài thực vật thụ phấn và phát tán nòi giống. Để phát tán xa,

hạt có túm lông (hạt cúc, hạt bông gòn…) hoặc có cánh, có gai dài… Sống ở
nơi lộng gió, cây thường thấp hoặc có thân bò, rễ ăn sâu xuống nền đất (muống
biển, cỏ lạc đà); nhiều cây cao có bạnh rễ (lim, gụ) hay có rễ phụ (đa, si), rễ
chống (cây đước) tránh bị đổ.
-Lửa cũng là nhân tố sinh thái. Nhiều loài cây có những thích nghi với lửa cháy
tự nhiên, nhất là những vùng khô hạn nhiều giông gió: thân có vỏ dày, chịu lửa
tốt (cây rừng Khộp), cây thân thảo (cỏ, sậy…) có thân ngầm dưới mặt đất, mặt
nước để tránh lửa.
Câu: “Hạt điều, quả kim giao, lá keo đơn nguyên” sai. Tại vì: Lá keo không
phải là lá đơn, mà là lá kép.



Câu 10: 10 loài cây có lá đơn, mọc cách, có lá kèm để lại vết sẹo quanh cành:
1.Cây Đa búp đỏ: Ficus elastica. Thuộc họ Dâu tằm, họ Đa: Moraceae.
2.Cây Mít rừng: Artocarpus rigidus. Thuộc họ Dâu tằm, họ Đa: Moraceae.
3.Cây Xa kê: Artocarpus altilis. Thuộc họ Dâu tằm, họ Đa: Moraceae.
4.Cây Dầu nước, Dầu rái: Dipterocarpus alatus. Thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao,
Dầu: Dipterocarpaceae.
5.Cây Vên Vên: Anisoptera costata. Thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu:
Dipterocarpaceae.
6.Cây Sao đen: Hopea odorata. Thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu:
Dipterocarpaceae.
7.Cây Chò chai: Shorea guiso. Thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu:
Dipterocarpaceae.

8.Cây Ngọc lan trắng: Michelia alba. Thuộc họ Ngọc lan: Magnoliaceae.
9.Cây Trứng gà: Magnolia coco. Thuộc họ Ngọc lan: Magnoliaceae.
10.Cây Ngọc lan vàng (Sứ ngọc lan): Michelia champara. Thuộc họ Ngọc lan:
Magnoliaceae.
So sánh họ Dâu tằm, họ Đa với họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu:
Họ Dâu tằm, họ Đa

Họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu

Cây trung bình, cây bụi hay dây Hầu hết là các cây gỗ lớn, thường mọc
leo, cũng có khi là cây gỗ lớn.
tập trung thành từng quân thụ thuân

loài.
Thường xanh hay rụng lá. Trong Thân tròn thẳng, phân cành cao và tán
thân có nhựa mủ trắng.
hẹp, thường là những cây ưa sáng.
Trong thân có ống tiết nhựa dầu thơm.
Lá đơn, mọc cách, mép nguyên hay Lá đơn mép nguyên, mọc cách, gân bên
xẻ thùy hoặc răng cưa, có lá kèm chạy song song và nỗi rõ ở mặt dưới, có
rụng sớm để lại vết sẹo quanh cành. lá kèm sớm rụng.
Hoa đơn tính cùng gốc hay khác Hoa đều lưỡng tính mấu 5, đài 5 hợp


gốc.


gốc hay dính liền với bầu sống và sau 1
số cánh phát triển thành cánh quả.

Quả phức gồm nhiều quả bế, kiên Quả khô chứa 1 hạt mang đài sống dai
hay hạch dính trên 1 đế lồi hoặc có 2, 3 đến 5 cánh.
lõm có bao hoa tồn tại và mọng
nước.
Phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Phân bố chủ yếu trong các rừng nhiệt
đới bao gồm Đông Nam Á, Tân ghinê,
Châu Phi…
Câu 11: 12 loài cây nhập nội:

1.Cây Phượng tím: Jacaranda mimosifolia. Thuộc họ Đinh: Bignoniaceae.
2.Cây Tràm bông đỏ: Callistemon citrinus. Thuộc họ phụ Khuynh diệp:
Leptomonoideae. Thuộc họ Sim: Myrtaceae.
3.Cây Sầu riêng: Durio zibethimus. Thuộc họ Gạo: Bombacaceae.
4.Cây Đa búp đỏ: Ficus elastic. Thuộc họ Dâu tằm, họ Đa: Moraceae.
5.Cây Cẩm lai: Dalbergia oliveri. Thuộc họ phụ Đậu: Faboideae. Thuộc họ
Đậu: Fabaceae.
6.Cây Long não: Cinnamomum camphora. Thuộc họ Long não: Lauraceae.
7.Cây Keo ta: Acacia farneasiana. Thuộc họ phụ Trinh nữ: Mimosoideae.
Thuộc họ Đậu: Fabadeae.
8.Cây Đài loan tương tư: Acacia confusa. Thuộc họ phụ Trinh nữ:
Mimosoideae. Thuộc họ Đậu: Fabadeae.

9.Cây Bồ đề, Đa bồ đề: Ficus religiosa. Thuộc họ Dâu tằm, họ Đa: Moraceae.
10.Cây Bơ: Persea americana. Thuộc họ Long não: Lauraceae.
11.Cây Keo lá tràm: Acacia auriculaeformis. Thuộc họ phụ Trinh nữ:
Mimosoideae. Thuộc họ Đậu: Fabadeae.
12.Cây Cao su: Hevea brasiliensis. Thuộc họ phụ Bã đậu: Cronotoideae. Thuộc
họ Thầu dầu: Euphorbiales.


Những loài được gây trồng nhiều nhất là Keo lá tràm (Acacia auriculaeformis,
Cao su (Hevea brasiliensis, Bơ (Persea americana). Vì dự án trồng 5 triệu ha
rừng của Chính phủ mà chủ yếu là phát triển rừng sản xuất. Những loài cây trên
có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, đem lại năng suất cao nên được nhập về

nhiều.
Câu 12:
4 loài cây ngập nước:
1.Cây Thông nước (Thủy tùng): Glyptostrobus pensilis.
2.Cây Dà vôi: Ceriops tagal.
3.Cây Trang: Kendelia candel.
4.Cây Bần chua: Sonneratia caseolaris.
6 loài cây mọc ở núi cao:
1.Cây Giổi: Talauma.
2.Cây Ngọc lan trắng: Michelia alba.
3.Cây Ngọc lan vàng: Michelia champara.
4.Cây Vàng tâm: Manglietia fordiana.

5.Cây Vàng tâm mỡ: Manglietia conifera.
6.Cây Giổi bà: Michelia balansae.
10 loài cây thường được trồng ở các công trình công cộng:
1.Cây Kim phượng: Caesalpinia pulcherrima.
2.Cây Lim sẹt: Peltophorum pterocarpum.
3.Cây Muồng hoàng yến: Cassia fistula.
4.Cây Bồ kết, Sống rận: Albizzia lebbek.
5.Cây Điệp phèo heo: Enterolobium cyclocarpum.


6.Cây Me tây: Samanea saman.
7.Cây Phượng vĩ: Delonix regia.

8.Cây Đa búp đỏ: Ficus elastica.
9.Cây Bàng: Terminalia catappa.
10.Cây Thông 3 lá: Pinus kesiya.
Câu 13: 8 loài cây thường được trồng rừng hiện nay:
1.Cây Keo lá tràm: Acacia auriculaeformis. Thuộc họ phụ Trinh nữ:
Mimosoideae. Thuộc họ Đậu: Fabadeae.
2.Cây Cẩm lai: Dalbergia oliveri. Thuộc họ phụ Đậu: Faboideae. Thuộc họ
Đậu: Fabadeae.
3.Cây Sao đen: Hopea odorata. Thuộc họ Quả 2 cánh, họ Sao, Dầu:
Dipterocarpaceae.
4.Cây Trắc: Dalbergia cochinchinensis. Thuộc họ phụ Đậu: Faboideae. Thuộc
họ Đậu: Fabadeae.

5.Cây Thông nước (Thủy tùng): Glyptostrobus pensilis. Thuộc họ Bụt Mọc:
Taxodiaceae.
6.Cây Muồng đen: Senna siamea. Thuộc họ phụ Vang: Caesalpinioideae. Thuộc
họ Đậu: Fabadeae.
7.Cây Thông 3 lá: Pinus kesiya. Thuộc họ Thông: Pinaceae.
8.Cây Cao su: Hevea brasiliensis.Thuộc họ phụ Bã đậu: Cronotoideae. Thuộc
họ Thầu dầu: Euphorbiaceae.
4 loại cây trồng rừng đặc sản:
1.Cây Quế rừng: Cinnamomum iners. Dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng ở
trong nhà. Các bộ phận vỏ và lá đều cho tinh dầu thơm sử dụng trong y học, vỏ
- đông y gọi là vị hậu phác.



2.Cây Bời lời nhớt: Litsea glutinosa. Dùng đóng đồ dùng hay làm nhà. Vỏ làm
bột để sản xuất nhang.
3.Cây Thông đuôi ngựa: Pinus massoniana. Gỗ thường được dùng trong xây
dưng, làm diêm và bột giấy, sợi nhân tạo. Nhựa dùng chế sơn. Tinh dầu của
Thông là nguyên liệu quý trong công nghiệp và y dược.
4.Cây Tra làm chiếu: Hibiscus tiliaceus. Gỗ có thể đóng các đồ thông thường.
Vỏ lấy sợi dệt chiếu, bện dây thừng…
Câu 14: 10 loài cây yêu thích trong đợt thực hành vừa qua:
1.Cây Muồng hoàng yến: Cassia fistula. Thuộc họ phụ Vang: Caesalpinioideae.
Thuộc họ Đậu: Fabadeae.
2.Cây Long não: Cinnamomum camphora. Thuộc họ Long não: Lauraceae. Gỗ

dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền… Gỗ có mùi thơm lá cất tinh dầu dùng
trong y học.
3.Cây Bằng lăng ổi: Lagerstroemia calyculata. Thuộc họ Tử vi: Lythraceae. Gỗ
dùng trong xây dựng và xẻ ván…
4.Cây Nhãn: Dimocarpus longan. Thuộc họ Bồ hòn: Sapindaceae.
5.Cây Đa búp đỏ: Ficus elastica. Thuộc họ Dâu tằm, họ Đa: Moraceae.
6.Cây Săng mã nguyên: Carallia brachiata. Thuộc họ Đước: Rhizophoraceae.
Gỗ dùng làm đồ thông thường.
7.Cây Thông 3 lá: Pinus kesiya. Thuộc họ Thông: Pinaceae. Gỗ có thể dùng
đóng đồ thông thường, làm bột giấy, đồ dùng văn phòng phẩm…
8.Cây Tràm bông đỏ: Callistemon citrinus. Thuộc họ phụ Khuynh diệp:
Leptomonoideae. Thuộc họ Sim: Myrtaceae.

9.Cây Thông đỏ: Taxus wallichiana. Thuộc họ Thủy tùng: Taxaceae. Lá hạt
dùng làm thuốc.


10.Cây Cẩm lai: Dalbergia oliveri. Thuộc họ phụ Đậu: Faboideae. Thuộc họ
Đậu: Fabadeae. Dùng để đóng các đồ gỗ như tủ, bàn ghế; các hàng mỹ nghệ
như tranh tượng, lọ hoa…
Câu 15: 5 loài có lá kép mọc đối:
1.Loài Núc nác, Sò đo thuyền: Oroxylum indicum. Thuộc họ Đinh:
Bignoniaceae.
2.Loài Phượng tím: Jacaranda mimosifolia. Thuộc họ Đinh: Bignoniaceae.
3.Loài Tếch: Tectona grandis. Thuộc họ Tếch, Cỏ roi ngựa: Verbenaceae.

4.Loài Mấm trắng: Avicennia marina. Thuộc họ Tếch, cỏ roi ngựa: Verbenaceae.
5.Loài Me: Tamarindus indica. Thuộc họ phụ Vang: Caesalpinioideae. Thuộc họ
Đậu: Fabadeae.
Họ Đinh (Bignoniaceae): Lá kép lông chim 1 đến 2, 3 lần, mọc đối, không có
lá kèm. Hoa lưỡng tính mọc riêng lẻ hay tự chùm hoặc chùm kép, quả nang, hạt
thường có cánh mỏng bằng chất màng. Gồm 13 loài.



×