Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bảo vệ môi trường lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.71 KB, 13 trang )

Lớp: DH14LNGL
Nhóm 2: 7 thành viên
3.Thân Thiên Ngọc
4.Nguyễn Quốc Nghiệp
5.Nguyễn Thành Luân
6.Ngô Đức Long
7.Nguyễn Hoàng Bảo Khoa
Câu hỏi:
Câu 1: Tình hình bảo vệ môi trường nông – lâm nghiệp hiện nay như thế
nào?
Câu 2: Sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường?
Bài làm:
Câu 1:
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp:
Việt Nam là nước có khí hậu nóng và ẩm nên rất thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, đây cũng chính là điều kiện nảy sinh và phát triển sâu bệnh, cỏ dại gây hại
mùa màng… Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa
học (PBHH) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh, bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh
lương thực quốc gia là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Trên thực tế, việc sử dụng
phân bón, thuốc trừ sâu bất hợp lý trong trồng trọt cùng với việc không kiểm soát
tình hình xả thải trong chăn nuôi hiện nay đang khiến môi trường ở khu vực nông
thôn xuống cấp nhanh chóng và nghiêm trọng.


Tình trạng sử dụng thuốc BVTV, PBHH trong nông nghiệp có xu hướng gia
tăng, thiếu kiểm soát là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh
hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và là nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Tình trạng sử dụng phân bón không hợp lý về chủng loại, liều lượng, thời
gian, không đúng về kĩ thuật, không rõ nguồn gốc, các loại hóa chất thuốc bảo vệ
thực vật bị cấm và phương thức bón cho cây trồng vẫn đang diễn ra đã dẫn đến ô
nhiễm đất và nguồn nước. Đặc biệt, việc lạm dụng phân bón vô cơ trong thời gian


gần đây khiến đất đai bị chai cứng, giữ nước kém và độ màu mỡ của đất giảm.
Theo số lượng thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng khối
lượng phân bón sử dụng trung bình 1 năm khoảng 90.000 tấn đạm, 50.000 tấn Lân
và 250 tấn NPK. Do hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng đối với phân bón
thấp (đạt khoảng 60%) nên lượng phân bón dư thừa trong đất 1 năm khoảng 36.000
tấn đạm, 20.000 tấn lân và khoảng 100 tấn NPK. Bình quân tổng lượng phân bón
vô cơ các loại sử dụng vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường
khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại và phần lớn không thu gom mà vứt bừa bãi
ra đồng ruộng, kênh mương gây ô nhiễm môi trường trong vùng sản xuất nông
nghiệp. Một số địa phương đã xây dựng thùng thu gom tại đồng ruộng; nhưng việc
làm này cũng còn rất ít địa phương thực hiện, biện pháp xử lý chủ yếu là đốt sau
khi thu gom.
Hiện nay có 40% các trang trại chăn nuôi tập trung đã xây dựng công trình
xử lý nước thải, tuy nhiên hiệu quả xử lý của các công trình này không cao. Do
công trình xây dựng không đảm bảo công suất, chất lượng hoặc bị xuống cấp, hư
hỏng, không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.
Không chỉ trong trồng trọt mà cả chăn nuôi gia súc gia cầm cũng xả ra môi
trường một lượng lớn chất thải.


Vì thế đòi hỏi cần có những biện pháp thich hợp để bảo vệ môi trường.trên
thực tế các cấp các ngành đã thực hiện các biên pháp như:
- Trước hết phải chú trọng đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức bằng
cách tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân ý thức việc
sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, giúp nâng cao tính thích
ứng với những biến đổi xấu của khí hậu;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, dự báo viên ở cấp cơ sở về việc sử
dụng thuốc BVTV, quản lý dịch bệnh, sâu hại trên cây trồng và rau màu; Đẩy mạnh
tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng đúng thuốc BVTV trong danh mục cho
phép và thu gom, xử lý bao bì đúng cách sau khi sử dụng; Xây dựng nhiều mô hình

trình diễn về sử dụng thuốc BVTV góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
nông dân trong sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường…
- Về chăn nuôi: Phải thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức,
đánh giá hiện trạng, tác động của ô nhiễm môi trường đối với phát triển kinh tế - xã
hội và có biện pháp xử lý các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm; Đồng thời vận động
người dân đầu tư, xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học như: nuôi lợn trên
nền đệm lót sinh học; Sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ khí sinh học biogas
nhằm xử lý chất thải chăn nuôi, giảm mùi hôi thối, diệt khuẩn có hại và tăng khả
năng phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi, nâng cao hiệu quả chăn nuôi;
- Đối với ngành trồng trọt: Cần ứng dụng rộng rãi công nghệ phòng trừ dịch
hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ sâu bệnh cây trồng. Nhân rộng các mô hình
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất. Kiểm
soát chặt chẽ việc lưu hành và sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục cho
phép. Sau khi phun thuốc phải bảo đảm đúng thời gian cách ly mới được thu hoạch
sản phẩm… Các công tác này góp phần giúp nông dân sử dụng thuốc hóa học trên


đồng ruộng một cách đúng đắn, phù hợp, tiết kiệm, đảm bảo môi trường sinh thái
và sức khỏe người sử dụng.
Chúng ta phải luôn xác định bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn là
một công việc lâu dài, phải làm công phu, bền bỉ, cần được thực hiện một cách
đồng bộ giữa các cấp, các ngành, phối hợp chặt chẽ với người dân thông qua công
tác tuyên truyền, phổ biến.
Bảo vệ môi trường trong lâm nghiệp:
Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có
hiệu quả chức năng của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven
biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn
nước, bảo vệ môi trường sống, tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ
môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn

hóa, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho nền kinh tế đất nước (Chiến lược Phát triển
Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020).
Tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác
quản lý bảo vệ rừng.
+ Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng
lợi của người làm rừng, sắp xếp lại lâm trường quốc doanh.
+Nhiều cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực
hiện chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.
Rừng được khôi phục nhanh chóng về diện tích, chất lượng rừng tiếp tục
được cải thiện tích cực. - Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được
duy trì, bảo tồn tốt hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban
quản lý. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất
lượng, những khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng


đặc dụng và phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, rừng tự nhiên thuộc quy hoạch
rừng sản xuất hiện có 3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn
652.645ha chiếm 21%, rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm 79% đa số là
rừng tự nhiên tái sinh và rừng phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy.
Tuy nhiên, việc xác định mức độ bền vững về môi trường trong ngành lâm
nghiệp được thừa nhận là khó khăn vì nhiều lý do. Thứ nhất là có nhiều cách hiểu
khác nhau từ khía cạnh khoa học, tùy theo góc độ nhìn nhận của sinh thái học, môi
trường hay theo quan điểm sinh thái-chính trị đang thịnh hành. Cách tiếp cận
truyền thống thường nhìn sự bền vững theo kiểu sản lượng bền vững nhằm trả lời
câu hỏi khai thác bao nhiêu thì có thể duy trì năng suất của hệ sinh thái rừng. Thứ
hai, trong khi các giải pháp kỹ thuật hiện thời có thể cung cấp các công cụ hữu hiệu
để phân tích các khía cạnh khác nhau của rừng và môi trường, chất lượng dữ liệu
và các con số thống kê vẫn còn là một dấu hỏi. Ví dụ, hiện đang có nhiều bình luận
khác nhau về dữ liệu thống kê độ che phủ rừng của Việt Nam.
Một số biện pháp được thực hiên BVMT lâm nghiệp hiện nay như:

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ
rừng.
+ Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định.
+ Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật.
+ Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia
của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.
+ Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm.
+ Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng.


+ ứng dụng khoa học công nghệ.
Mặt khác, các hoạt động lâm nghiệp cũng có thể gây ra các tác động tiêu cực
lên đa dạng sinh học và môi trường. Các tác động này có thể bao gồm mất mát đa
dạng sinh học, săn bắt động vật hoang dã, định cư bất hợp pháp, hoạt động sinh kế
của người dân sống quanh rừng, và biến đổi khí hậu. Các tác động này cũng cần
được giám sát và đánh giá một cách đầy đủ chứ không chỉ tập trung vào các khía
cạnh tích cực của ngành lâm nghiệp.
Câu 2: Sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường:
1.Môi trường xung quanh đang bị biến đổi sâu sắc:
Sự tăng nhiệt độ trái đất đáng kể trong những năm vừa qua đang làm
cho thế giới không an tâm. Biến đổi khí hậu trên thế giới dẫn đến thiên tai, động
đất, sóng thần, lũ lụt ngày càng xuất hiện với mật độ nhiều và nặng hơn.
Toàn bộ thế giới đang bị ảnh hưởng sâu rộng bởi sự biến đổi của tự
nhiên. Ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các
loài khác sống ở hành tinh này.
2.Môi trường và con người là 1 thể thống nhất, bao gồm những đối tượng và
hiện tượng tự nhiên (khí hậu, đất đai, sinh vật) hoạt động trong mối quan hệ chặt
chẽ với các hoạt động của con người:
a)Thể thống nhất này biểu hiện ở chỗ sự thay đổi của bất kì yếu tố nào cũng

ảnh hưởng đến các yếu tố khác và dẫn đến biến đổi:
Độ cao của địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tại các
khối núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu á nhiệt đới và vành đai khí hậu ôn
đới. Một số vùng lãnh thổ có địa hình cao ở nước ta có khí hậu quanh năm mát
mẻ như Sa Pa, Đà Lạt,…


Địa hình ảnh hưởng đến nhiệt độ: Càng lên cao không khí càng loãng, khả
năng hấp thụ nhiệt của không khí càng giảm, nhiệt độ càng thấp và lượng ẩm tăng
lên đã làm thay đổi thảm thực vật và thổ nhưỡng.
Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa: Sườn đón gió sẽ mưa nhiều hơn sườn
khuất gió.
Địa hình ảnh hưởng đến gió thông qua việc tạo ra tường thành chắn gió hoặc
tạo ra đường hầm gió giữa các hẻm núi.
b)Những biến đổi này có thể là kết quả của các quá trình tự nhiên hoặc hoạt
động của con người:
Quá trình tự nhiên: Mật độ, tình trạng sinh trưởng, độ đa dạng của thực vật
giảm dần từ đỉnh núi xuống thung lũng.
Do con người: Việc xây đập thuỷ điện, dân số tăng lên, sự gia tăng sử dụng
các loại chất bảo vệ thực vật như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…, đã tàn phá thảm
thực vật trước đó, thay đổi thổ nhưỡng, đất đai, thuỷ văn của khu vực. Ngoài ra,
việc áp dụng các phương tiện máy móc hiện đại vào sản xuất là nguyên nhân tiềm
tàng làm phá vỡ kết cấu của đất, lâu dài sẽ làm cho chất lượng đất bị suy giảm.
3.Sinh quyển đang bị thoái hóa và môi trường sinh thái bị khủng hoảng:
Sinh quyển: Bao gồm động thực vật, các hệ sinh thái. Trong suốt thời gian
tồn tại và phát triển, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên nhiên
và cải biến môi trường sống. Những hoạt động đó đã ảnh hưởng đến khí hậu, từ đó
tác động mạnh tới sinh quyển.
Những biểu hiện của khủng hoảng môi trường:
-Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các

đô thị, khu công nghiệp.


-Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
-Tầng ozon bị phá huỷ.
-Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá,
khô hạn.
-Nguồn nước bị ô nhiễm.
-Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
-Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng
-Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
-Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
Dân số quá đông không những đòi hỏi cần nhiều lương thực mà cũng tiêu
thụ nguồn năng lượng, tài nguyên, khí thải do con người thải ra hàng ngày làm
ô nhiễm bầu khí quyển, nước thải, rác công nghiệp cũng tăng không ngừng theo
tốc độ tăng dân số. Ngoài ra, các vấn đề giao thông chen chúc, nên thiếu nhà ở,
… đều gắn với dân số. Tất cả những vấn đề đó đều trở thành sức ép rất lớn đối
với môi trường.
4.Môi trường sống đang bị ô nhiễm:
Với tốc độ đô thị hoá hiện nay nhu cầu về đất sản xuất và đất xây dựng ngày
càng cao. Cùng với đó là các hệ sinh thái đang bị phá huỷ, bị ô nhiễm nặng nề. Đó
là sự ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Tài nguyên đất hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc
màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất




tiềm


năng

nông

nghiệp

bị

xa

mạc

hóa.

(Nguồn:

/>Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm...
bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc
bảo vệ thực vật,chất thải công nghiệp chưa được xử lí,.....tất cả có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm không khí do khí thải từ phương tiện cơ giới đường bộ chiếm tới
70% ô nhiễm ở các đô thị, nơi mà lượng vận tải hành khách và hàng hoá ngày càng
tăng.

(Nguồn:

/>
khong-khi-do-thi-do-khi-thai-tu_5_1324_1.html).
5.Tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng bị cạn kiệt:
Do sự đa dạng về địa hình, sự phân hóa của khí hậu cho nước ta nhiều loại

rừng.
-Rừng có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, giữ nguồn nước ngầm và là
nơi lưu giữ các nguồn gen quý giá.
-Rừng tự nhiên 10,283 triệu ha, rừng trồng khoảng 2,334 triệu ha (12/2005).
-Độ

che

phủ

của

rừng



37%

(12/2005).

(Nguồn:

/>Ngày nay do rừng bị khai thác ngày càng nhiều. Việc tàn phá hệ sinh thái
cây xanh sẽ ảnh hưởng đến thành phần và chất lượng không khí, thiên tai lũ lụt,
hạn hán, sạt lở ngày càng nặng nề, đáng cảnh báo là nguồn gen quý báu của rừng
đang lưu trữ đang dần mất đi. Nhiều loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế
giới (Rùa núi vàng, Trăn gấm…)


Theo cục thống kê, năm 1991 có 20.257ha rừng bị phá, năm 1995 giảm

xuống còn 18.914ha và năm 2000 là 3.542ha. Tuy nhiên, theo Báo cáo Hiện trạng
môi trường Việt Nam năm 2000 thì có thể ước định rằng tỷ lệ mất rừng hiện nay là
khoảng

120.000

đến

150.000ha/năm.

(Nguồn:

/>6.Tài nguyên đất đang bị suy giảm:
Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33triệu hecta, tổng diện tích đất bình
quân

đầu

người



0,6

hecta,

đứng

thứ


159

thế

giới.

(Nguồn:

/>- Qúa trình canh tác cùng với việc sạt lở, sói mòn đã làm suy thoái tài
nguyên đất
- Hóa chất, chất thải rắn và kim loại nặng: Phát sinh ra trong quá trình sản
xuất và sinh hoạt của con người có chứa một lượng cao các chất độc. Chúng gây
nhiều tác động xấu đến môi trường đất (làm thay đổi hệ vi sinh, làm chai, thoái
hoá, đầu độc môi trường đất). Ngoài ra vấn đề đất bị nhiễm mặn cũng rất được
quan tâm ở nước ta hiện nay.
VD: Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang
phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai thác
theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm. điển hình
là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh
Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá
thải/năm)…
7.Tài nguyên nước ngọt bị suy giảm và ô nhiễm:


Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề mặt, tuy
nhiên chỉ có khoảng 2% là nước phù hợp cho tiêu dùng. Nước là tài nguyên được
sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Vấn đề hiện nay là nguồn nước ngày càng khan
hiếm và bị ô nhiễm. (Nguồn: />Tuy vậy lượng nước trung bình hàng năm ~ 880 tỉ m3, nhưng do cuối các
sông lớn nên lượng nước hình thành trong lãnh thổ cỡ 325 tỉ m3, mưa phân bố
không đều trong năm, và giữa các vùng … nên nguy cơ thiếu nước cục bộ không

tránh khỏi. (Nguồn: />Đặc biệt ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nước thải không qua xử lý, …
Theo thống kê của UN Water (2014) có khoảng 780 triệu người không được
tiếp cận với nguồn nước sạch an toàn, Ước tính khoảng 80% lượng nước thải trên
toàn cầu và 90% lượng nước thải của các nước đang phát triển không được thu
thập và xử lý trước khi thải ra môi trường.
8. Khí hậu đang thay đổi và gây ra nhiều hậu quả xấu:
Các hệ sinh thái bị phá hủy:
-Mất đa dạng sinh học : Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4
độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn
phá

rừng



do

nước

biển

ấm

lên.

(Nguồn:

/>p_pers_id=&p_folder_id=14197682&p_main_news_id=29803523).
-Chiến tranh và xung đột: Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm,

đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung
đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.


-Các tác hại đến kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra
cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất
bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn
bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt
các nền kinh tế.
-Dịch bệnh: Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve,.. chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền
nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
-Hạn hán: Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và
nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu.
-Bão lụt: Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm
sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn.
Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng
gần gấp đôi.
-Những đợt nắng nóng gay gắt: Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn
ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40
năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ
cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái
đất.
-Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ: Các núi băng và sông băng đang
co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất
dày giờ đây được cây cối bao phủ. Ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung



cấp nước ngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu
người – đang co lại khoảng 37m mỗi năm.
-Mực nước biển đang dâng lên: Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến
mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay
lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại
dương.



×