Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG THƠ NÔM THẾ KỶ XVXVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.43 KB, 99 trang )

VĂN HÓA ẨM THỰC
TRONG THƠ NÔM THẾ KỶ XV-XVII


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu................................................10
4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................11
7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................12
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................................13
1.1.Văn hóa ẩm thực....................................................................................13
1.2.Biểu hiện văn hóa ẩm thực trong văn học.............................................16
1.3. Thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII................................................19
1.3.1. Khái quát về thơ Nôm Đường luật................................................19
1.3.2. Thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII............................................21
1.3.3. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu................................................24
Tiểu kết chương 1..........................................................................................30
Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG THƠ
NÔM THẾ KỶ XV – XVII...........................................................................31
2.1. Văn hóa ăn............................................................................................31
2.1.1 Các món ăn.....................................................................................32
2.1.2. Cách ăn.........................................................................................38
2.2.Văn hóa uống........................................................................................42
2.2.1. Các đồ uống..................................................................................42
2.2.2. Cách uống.....................................................................................48
Tiểu kết chương 2..........................................................................................52


Chương 3. VAI TRÒ VĂN HÓA ẨM THỰC VỚI VIỆC THỂ HIỆN NỘI
DUNG TƯ TƯỞNG TRONG THƠ NÔM THẾ KỶ XV-XVII.................53
3.1. Văn hoá ẩm thực với việc thể hiện con người tác giả..........................53
3.1.1. Con người trần thế........................................................................53
3.1.2. Con người thanh cao.....................................................................57


3.1.3. Con người nghệ sĩ.........................................................................62
3.2. Văn hoá ẩm thực với việc thể hiện bức tranh đời sống........................67
3.2.1. Đời sống tha hóa...........................................................................67
3.2.2. Đời sống bình dị dân dã................................................................71
3.2.3. Đời sống thái bình thịnh trị...........................................................76
Tiểu kết chương 3..........................................................................................79
C. KẾT LUẬN...............................................................................................80
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................85
E. PHỤ LỤC


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong đời sống của con người, việc ăn uống luôn là những nhu cầu
thiết yếu không thể thiếu. Ở mỗi thời đại khác nhau, vấn đề ăn uống cũng
được quan tâm ở mức độ khác nhau. Thưở bình minh của nhân loại, con
người đã tìm cách để duy trì cuộc sống của mình bằng săn, bắt, hái, lượm.
Tiến gần hơn với xã hội văn minh, con người đã biết ăn chín, uống sôi, nhưng
vẫn ăn chủ yếu cốt để no. Cho đến khi đời sống văn minh, cải thiện hơn, con
người chú ý đến ăn ngon, mặc đẹp, đến cách ăn uống, ứng xử với việc ăn
uống theo những chuẩn mực hay quy tắc văn hoá. Vấn đề ăn uống không đơn
thuần là hoạt động vật chất mà còn là hoạt động tinh thần. Nhiều bài học của
cuộc sống được hình thành từ chuyện ẩm thực, như: “miếng ăn miếng nhục”,

“có thực mới vực được đạo”, “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, “một miếng
giữa đàng bằng một sàng xó bếp”, “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “học ăn học
nói học gói học mở”,... Thông qua cách ăn uống, có thể hiểu được nét văn hóa
vật chất, tinh thần, tình cảm, tri thức của một con người hay một cộng đồng,
dân tộc; khắc họa cơ bản nét đặc sắc của cá nhân, cộng đồng, gia đình, làng
xóm, vùng miền, quốc gia,... Nó còn chi phối cách ứng xử và giao tiếp của cá
nhân, cộng đồng tạo nên nét đặc thù của cộng đồng ấy. Qua ăn uống và nghệ
thuật chế biến món ăn, sẽ thấy được cách ứng xử giao tiếp con người đối đãi
với nhau như thế nào, quan niệm về cuộc sống, về nhân tình thế thái ra
sao,v.v… Từ đó, ẩm thực trở thành một “mã văn hoá” để nhìn nhận các hiện
tượng đời sống, trong đó có văn học, và thông qua văn học chính là cuộc đời.
1.2. Trong dòng chảy văn học viết trung đại, thơ Nôm Đường luật Việt
Nam ra đời khá sớm, từ thế kỷ XIII và ở thế kỷ XV-XVII đã đạt được những
thành tựu rực rỡ. Trước tiên, phải kể đến bông hoa đầu mùa Quốc âm thi tập
mà Nguyễn Trãi đem đến cho văn học nước nhà. Tập thơ Nôm này đã đánh

1


dấu một thể loại mới trên cơ sở tiếp thu, vận dụng một thể loại có sẵn trong
văn học Trung Quốc. Nhà “khai sơn phá thạch” Nguyễn Trãi đã có công lao
lớn trong việc dân tộc hóa một thể loại ngoại nhập để không còn, gò bó, chặt
chẽ nữa đưa nó về gần hơn với các thể thơ dân tộc. Tiếp đó là Hồng Đức
Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, thơ văn phủ chúa Trịnh... có xu
hướng phá cách thơ luật không chỉ trên phương diện hình thức mà cả phương
diện nội dung từ ước lệ, tao nhã sang xu hướng bình dị. Một trong những vấn
đề được phản ánh trong các sáng tác trên phải kể đến đời sống ẩm thực, văn
hoá ẩm thực. Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và văn
thần, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trịnh Căn đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc
có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật Việt

Nam. Vì vậy, từ trước đến nay thơ Nôm của các tác giả trên đã thu hút sự
quan tâm của rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu và đã có không ít những
công trình đi sâu nghiên cứu những giá trị nội dung và nghệ thuật của các tập
thơ trên ở nhiều góc nhìn khác nhau. Khi khảo sát thơ Nôm giai đoạn XVXVII chúng tôi nhận thấy có một phần không nhỏ trong những sáng tác Nôm
của giai đoạn này đề cập đến các món ăn, đồ uống để nói lên những nét sinh
hoạt văn hóa, bức tranh đời sống xã hội, thể hiện con người của mỗi tác giả.
Nói khác đi, trong thơ Nôm thế kỉ XV-XVII đã tồn tại một văn hoá ẩm thực
riêng thực sự. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng thể về vấn đề
văn hóa ẩm thực trong thơ Nôm giai đoạn này. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Văn hóa ẩm thực trong thơ Nôm thế kỷ XV-XVII” với hi vọng mở ra hướng
tiếp cận mới và đầy triển vọng, sẽ mang đến những tri thức mới, những đánh
giá đầy đủ, sâu sắc hơn cho thơ Nôm thế kỷ XV-XVII.
1.3. Những sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Lê Thánh Tông... chiếm một phần không nhỏ trong chương trình ngữ văn phổ
thông cũng như các trường cao đẳng, đại học. Lựa chọn đề tài Văn hóa ẩm

2


thực trong thơ Nôm thế kỷ XV-XVII có ý nghĩa thiết thực góp phần đổi mới về
nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ văn trong nhà trường. Bản thân
chúng tôi là người thực hiện đề tài này đang trực tiếp làm công tác giảng dạy
môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông nên kết quả của đề tài sẽ là
nguồn tư liệu tham khảo bổ ích khi giảng dạy thơ Nôm của các tác giả trên.
Mặt khác, bên cạnh phương pháp truyền thống là truyền dạy tri thức thì xu
hướng đổi mới giáo dục những năm gần đây đã thay đổi chương trình từ định
hướng nội dung sang phát triển năng lực, từ dạy học đơn môn sang dạy học
tích hợp, liên môn liên ngành, phát huy ở người học tính chủ động, sáng tạo
thì thông qua việc nghiên cứu văn hóa ẩm thực, cái nhìn về văn hóa ẩm thực
trong thơ Nôm góp phần vào việc giáo dục nhân cách, tri thức, lối sống cho

học sinh bắt nguồn từ thực tế cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Nôm
Đường luật thế kỷ XV-XVII như: Văn học thời Lý, Văn học thời Trần của
Ngô Tất Tố (Nxb Mai Lĩnh, 1942); Việt Nam văn học sử yếu của Dương
Quảng Hàm (Nxb Đông pháp, 1943); Văn học Việt Nam thời Lê mạt Nguyễn
sơ của Lê Trí Viễn (Liên Khu V xb, 1951); Lịch sử văn học Việt Nam của
Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Nxb Giáo dục,19611963); Văn học Việt Nam của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp,1971,1976,1977); Văn học
Việt Nam thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII do Đinh Gia Khánh chủ biên (1978);
“Lời giới thiệu” Hồng Đức Quốc âm thi tập (1982) của Phạm Trọng Điềm,
Bùi Văn Nguyên; “Lời giới thiệu” Thơ văn Lê Thánh Tông của Mai Xuân Hải
(1986); Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam của Lê Trí Viễn (1987); “Lời giới
thiệu” Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm Bùi Văn Nguyên (1989); Đặc trưng của
Văn học trung đại Việt Nam của Lê Trí Viễn (1996); Thơ Việt Nam thơ Nôm

3


Đường luật từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX (1997) của Hà Xuân Liêm; Thơ Nôm
Đường luật của Lã Nhâm Thìn (Nxb Giáo dục, 1998); Mấy vấn đề thi pháp
văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình Sử (1999), Văn học trung đại Việt
Nam (tập 1) của Nguyễn Đăng Na (2006), “Lời giới thiệu” Tổng tập văn học
Nôm của Nguyễn Tá Nhí (2008), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 1
của Lã Nhâm Thìn (2012)… và nhiều công trình nghiên cứu khác nữa.
Ngoài các công trình kể trên, những năm gần đây đã có khá nhiều khóa
luận tốt nghiệp, luận văn, luận án đi vào nghiên cứu thơ Nôm giai đoạn XVXVII chủ yếu trên phương diện nội dung (yêu nước, yêu thiên nhiên, phản
ánh đời sống xã hội, con người tác giả) và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh,
nhịp điệu, thể loại...) của những tập thơ tiêu biểu cho thế kỷ XV-XVII như
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức Quốc âm thi tập của Lê Thánh

Tông và Hội Tao Đàn, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Khâm Định thăng bình bách vịnh thơ của chúa Trịnh Căn... các công trình đó
đều ít nhiều nhắc đến các yếu tố ẩm thực. Tổng hợp lại, khi nghiên cứu về văn
hóa ẩm thực trong thơ Nôm Đường luật ở giai đoạn này chúng tôi nhận thấy
có hai hướng nghiên cứu sau:
Một là, những nghiên cứu đi vào khai thác các chi tiết ẩm thực theo
hướng tự phát, không tập trung, chỉ nói đến ẩm thực như một hiện tượng
nội dung nhỏ nằm trong các nội dung khác quan trọng hơn của thơ Nôm
thế kỷ XV – XVII chứ chưa đặt ra thành vấn đề riêng. Ở đó các tác giả
thường đi phân tích nội dung ý nghĩa của những chi tiết ẩm thực như những
chất liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu khác như: phản ánh chủ đề, đề tài
về thiên nhiên, cuộc sống con người, xã hội, đất nước hay nghiên cứu về cuộc
đời tác giả, nghiên cứu tác phẩm, nghiên cứu về đặc trưng thể loại hay lịch sử
phát triển văn học... Chẳng hạn, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa
đầu thế kỷ XVIII của Đinh Gia Khánh (Nxb Đại học và trung học chuyên
nghiệp,1978) có trích dẫn nhiều bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi nằm trong

4


Quốc âm thi tập như: Ngôn chí- bài thứ 9, Mạn thuật- bài thứ 1, Thuật hứngbài thứ 23, Trần tình- bài thứ 3, Ngôn chí- bài thứ 3,11,24 đều là những bài có
nhắc đến chi tiết ẩm thực nhưng không nhằm mục đích nói về đề tài ẩm thực
mà để nói về đề tài thiên nhiên và bức tranh đời sống của Nguyễn Trãi những
năm tháng ẩn dật ở Côn Sơn “Phải hòa mình vào cuộc sống ở nông thôn và
yêu mến cuộc sống thì mới có thể nói về sản vật và phong vị quê hương một
cách thân thiết như vậy. Quả núc nác, rau mồng tơi, hạt kê, củ khoai, bè rau
muống, luống dọc mùng, khóm vầu, bụi tre, củ ấu, quả ổi, dưa muối là những
thứ vốn rất quen thuộc với nhân dân nhưng lại vốn rất xa lạ với thơ văn bác
học. Những thứ ấy đã được đưa vào thơ nôm Nguyễn Trãi một cách rất tự
nhiên” [36, tr.401].

Hay trong cuốn Văn chương Nguyễn Trãi, (NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, 1984), Bùi Văn Nguyên đã đi sâu tìm hiểu những chủ đề
chính trong thơ Nguyễn Trãi, ở đó nổi bật nên ba chủ đề: tình nhà và nợ nước,
hoài bão và hiện thực, thiên nhiên và con người. Trong chủ đề thiên nhiên và
con người có đề cập đến văn hóa ẩm thực trong thơ Nguyễn Trãi để thấy được
tấm lòng ưu thời mẫn thế của Nguyễn Trãi với dân, với nước.
Hoặc ở cuốn Thơ Nôm Đường luật của Lã Nhâm Thìn (1998), tác giả
dành nhiều trang sách thống kê chi tiết, tìm hiểu cụ thể phần hệ thống chủ đề
và đề tài trong các tập thơ Nôm Đường luật tiêu biểu: Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồng Đức
Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông... Nét đặc sắc ở chủ đề thiên nhiên trong
thơ Nôm Đường luật vừa kỳ thú vừa bình dị, mỹ lệ song không kém phần ấm
áp hơi thở của cuộc sống con người. Những hình ảnh bình dị gắn với những
sinh hoạt ăn uống đời thường như: bè rau muống, lảnh mồng tơi, cây núc nác,
củ khoai, củ ấu, con kê, con cóc... vốn xa lạ với thơ chữ Hán lại xuất hiện
nhiều trong thơ Đường luật Nôm.
Trong bài “Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi”, Nguyễn Thiên Thụ đã
viết: “Nguyễn Trãi đã thực sự coi thiên nhiên là bằng hữu, là nguồn yên vui

5


trong đời. Nguyễn Trãi đã thực sự hòa mình với thiên nhiên từ khi tiên sinh
rời kinh đô, trở về ẩn dật ở nơi núi rừng Thanh – Tĩnh…” [36,187]. Trong
khoảng thời gian ở ẩn đó, Nguyễn Trãi thực sự đắm mình vào thiên nhiên, gần
gũi với nếp sinh hoạt đời thường với những bữa ăn uống đạm bạc.
Lã Nhâm Thìn tác giả cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam từ góc nhìn thể loại (2009), khi phân tích bài Thói đời của Nguyễn Bỉnh
Khiêm có những câu thơ xuất hiện chi tiết liên quan đến ẩm thực như cơm,
rượu và các hương vị món ăn như “Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi”, “Còn

bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” nhưng không dùng để
phản ánh ẩm thực mà nhằm nói đến bức tranh đời sống xã hội“đảo điên,
trắng đen, phải trái, tốt xấu, thật giả tất cả đều lẫn lộn khó có thể phân biệt
được… nhà thơ trực tiếp miêu tả hiện trạng xã hội, trực tiếp nói lên sự thực
về quan hệ giữa con người với con người… tiền bạc thay thế cho tình người,
của cải thay thế cho đạo đức” [68, tr 67]. Hay khi phân tích bài Nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm tác giả bài viết cũng không đặt ra vấn đề ẩm thực dù nói
đến món ăn nhưng để thể hiện cuộc sống con người tác giả chất phác, đơn sơ,
đạm bạc mà thanh cao của bậc ẩn sĩ “Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê
mùa, dân dã như măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm bạc cây nhà lá vườn
này là mình tự lo, là công sức của chính mình. Ăn đã vậy còn ở, còn sinh
hoạt? Cũng tắm hồ, tắm ao như bao người dân quê khác”[68, tr.71]. Cuộc
sống ung dung tự tại hòa nhập với thiên nhiên trong bức tranh tứ bình, mùa
nào thức nấy có đủ vị, đủ hương lánh xa chốn chợ lợi đường danh tìm được
phút thảnh thơi trong tâm hồn. Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập1,
của Nguyễn Đăng Na (2012) chủ biên cũng đưa những câu thơ có chứa chi
tiết liên quan đến ẩm thực nhưng để thể hiện tư tưởng chủ đề về tình yêu thiên
nhiên và sự hòa hợp với thiên nhiên, sống thuận theo tự nhiên của các nho sĩ
lánh đời Nguyễn Trãi, “thiên nhiên bình dị dân dã, từ quả núc nác, lảnh

6


mùng tơi, bè rau muống, lảnh mùng, ngõ cày đất ải... vốn gần gũi quen thuộc
với nhân dân với thơ ca dân gian nhưng lại có phần xa lạ với văn chương bác
học. Nguyễn Trãi đã đưa được những thứ ấy vào trong thơ một cách tự nhiên
trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, tạo nên những rung động thẩm mĩ” [49,
tr.131]. Khi nói đến các món ăn, đồ uống xuất hiện trong thơ Nôm giai đoạn
này như cơm hẩm, cơm xoa, núc nác, mùng tơi, trà, rượu... các nhà nghiên
cứu đều khẳng định, chúng không nhằm mục đích nói đến vấn đề ăn uống,

hưởng thụ mà để nói đến cuộc sống bình dị thanh cao hay cuộc sống tao nhã,
thi vị của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Trong khi nghiên cứu các nội dung này thì các hình ảnh, chi tiết liên
quan đến vấn đề ẩm thực cũng được phân tích lý giải nhưng dường như chưa
đặt ra thành vấn đề riêng để nghiên cứu mà chỉ thấy thơ viết về ẩm thực để
nói lên những vấn đề khác của cuộc sống. Trên cơ sở đó chúng tôi kế thừa từ
các công trình trên đây ở việc đưa yếu tố ẩm thực vào thơ để phản ánh bức
tranh đời sống và con người tác giả.
Hai là, nghiên cứu ẩm thực một cách tập trung, tự giác đặt ẩm thực
ra thành vấn đề riêng: Văn hóa ẩm thực trong thơ Nôm Đường luật.
Một số năm trở lại đây có một vài khóa luận tốt nghiệp đại học, luận
văn thạc sĩ đã tiến hành nghiên cứu trực tiếp văn hóa ẩm thực trong thơ trung
đại Việt Nam nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng, như:
Đề tài ẩm thực trong văn học trung đại Việt Nam nhìn từ quan niệm
của mẫu người lý tưởng của Trần Thị Huyền mới chỉ tìm hiểu vấn đề ẩm thực
trong những sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… như là một
“phép thử” cho mẫu người lí tưởng: những chi tiết ẩm thực bình dị, đạm bạc
là phương thức để tôn lên con người thanh cao, đẹp đẽ; trong khi những yếu
tố ẩm thực xa hoa, trần tục lại là cái để các tác giả thể hiện cảm hứng triết lí,
trào phúng,… qua đó cũng nêu lên phẩm chất lí tưởng của họ.
Luận văn thạc sĩ văn học dân gian Trần Hồng Hoa với đề tài Văn hóa
ẩm thực trong tục ngữ,ca dao người Việt và trong sáng tác Nôm của một số

7


nhà thơ trung đại (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến) đã đề
cập đến vấn đề văn hóa ẩm thực của người Việt qua tục ngữ với nét văn hóa
truyền thống thể hiện ở đồ ăn, thức uống; ở cách chế biến thức ăn đồ uống; ở
tính tổng hợp, tính linh hoạt trong cách ăn uống của người Việt để thể hiện

việc ăn uống có văn hóa như thế nào. Còn những biểu hiện về văn hóa ẩm
thực trong ca dao người Việt lại đi ngợi ca đặc sản địa phương, thể hiện
những phong tục tập quán của người Việt và cả những câu ca dao, những bài
ca dao nhắc đến ẩm thực nhưng lại đề cập đến những nội dung khác không
thuộc phạm trù văn hóa ẩm thực. Bên cạnh đó người nghiên cứu cũng đi tìm
hiểu văn hóa ẩm thực trong các sáng tác Nôm của ba nhà thơ trung đại
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến. Khi nghiên cứu về
những tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Trãi có chi tiết, hình ảnh ẩm thực
người nghiên cứu cho thấy “những vần thơ khi nói về uống, Nguyễn Trãi là
một nhà nho, một thi sĩ, một ẩn sĩ đầy tâm sự yêu nước nhưng gặp phải tình
huống chớ trêu không thể đứng ra giúp nước. Ở những vần thơ nói về ăn,
người đọc lại thấy một Nguyễn Trãi sống giản dị đạm bạc, gắn bó với cuộc
sống của người dân bằng tấm lòng rộng mở, tâm hồn thanh thản, bình yên,
đó là một con người trọng lối sống trong sạch, giữ trọn nhân cách trong
sạch” [21, tr.58]. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua những sáng tác viết về ẩm
thực cho thấy vẻ đẹp con người có “nhân cách trong sạch, một con người
tỉnh táo biết giữ mình trong mọi hoàn cảnh khó khăn, một người sống gần gũi
chan hòa với thiên nhiên, với bà con làng xóm, một người yêu nước thương
dân sâu sắc, một nhà thơ với khát vọng chở đạo lý nhân nghĩa của mình đến
bến bờ hạnh phúc cuả muôn dân” [21, tr.73]. Qua đó ta còn nhận thấy thái độ
phê phán thói đời và triết lý làm người ở những vần thơ viết về ẩm thực của
ông. Còn với Nguyễn Khuyến, cho thấy những vần thơ Nôm viết về ẩm thực
nhưng không phản ánh nghĩa thực sự của nó mà mượn những hình ảnh thơ

8


nhắc đến ẩm thực để kí thác tâm sự thời thế của tác giả và tình cảm xót xa cho
dân trong nỗi buồn mất nước, thể hiện lòng yêu nước thương dân chân thành,
thái độ gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Như vậy luận văn thạc sĩ của Trần

Hồng Hoa với đề tài: Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ, ca dao và trong sáng
tác Nôm của một số nhà thơ trung đại (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến) đã làm rõ nét văn hóa ẩm thực trong ca dao, tục ngữ của
người Việt và một số nhà thơ trung đại tiêu biểu. Tác giả bài viết chỉ ra rằng
những bài thơ chứa đựng yếu tố ẩm thực đều mang trong mình những quan
niệm của bậc quân tử, cho rằng việc ăn uống không quan trọng, người quân tử
không cần ăn no, mặc không cần ấm, chỉ vui khi cái đạo được thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Chu Thị Trang Văn hóa ẩm thực
trong thơ Nguyễn Trãi đi tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Trãi ở cả thơ chữ Hán
và chữ Nôm có nói tới ẩm thực, rồi đặt trong tương quan so sánh với những
sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến. Ở đây,
người nghiên cứu đi tìm hiểu văn hóa ăn, văn hóa uống trong thơ Nôm
Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập để thấy được chân dung tâm hồn của một con
người giản dị thanh cao, sống đạm bạc nhưng vẫn lạc quan yêu đời, yêu quê
hương, đất nước, không mượn rượu để giải trí giải sầu mà để ngẫm chuyện
đời. Còn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi với Ức Trai thi tập gửi gắm vào
trong thơ những hình ảnh, chi tiết nói về ẩm thực nhằm khắc họa cuộc sống
đơn sơ đạm bạc, mộc mạc, thú vui tao nhã và tâm trạng nhớ nhà của thi
nhân... Bên cạnh đó người nghiên cứu cũng đặt văn hóa ẩm thực trong thơ của
Nguyễn Trãi trong mối quan hệ với giai đoạn trước Nguyễn Trãi có thơ Lý
Trần và sau Nguyễn Trãi có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến cũng có những sáng tác đề cập đến vấn đề văn hóa ẩm thực.
Trên đây là những công trình đi vào nghiên cứu văn hóa ẩm thực trong
văn học từ văn học dân gian đến văn học trung đại, có nghiên cứu về ẩm thực
trong thơ Nôm ở các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,

9


Nguyễn Khuyến và liên hệ với thơ văn Lý Trần. Ngoài ra khóa luận của Chu

Thị Trang có đi vào nghiên cứu văn hóa ẩm thực trong thơ Nguyễn Trãi ở cả
hai mảng chữ Nôm và chữ Hán. Cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu về vấn đề văn hóa ẩm thực toàn diện, xuyên suốt giai đoạn văn
học trung đại ở thế kỷ XV-XVII. Mặc dù có không ít nghiên cứu đề cập đến
hình ảnh, chi tiết liên quan đến vấn đề ẩm thực trong thơ Nôm giai đoạn này
cũng được phân tích, lý giải nhưng chưa đi sâu, toàn diện và đặt thành vấn đề
riêng, và còn mang tính chất nhỏ lẻ. Từ đó chúng tôi có sự kế thừa, phát triển
mở rộng đề tài văn hóa ẩm thực trong thơ Nôm của nhiều tác giả khác nữa tập
trung ở ba thế kỷ XV-XVII. Những nghiên cứu đó có sự gợi mở và mang ý
nghĩa tham khảo rất bổ ích cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu.
3.1.Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là văn hóa ẩm thực (tức là những sinh hoạt ẩm
thực) trong thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII, bao gồm các sáng tác sau:
- Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
- Hồng Đức Quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và các văn thần.
- Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Khâm Định thăng bình bách vịnh của Trịnh Căn.
3.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi nghiên cứu toàn bộ sáng tác thơ Nôm ở thế
kỉ XV-XVII dựa trên các tài liệu chính sau:
Tổng tập văn học Nôm - thơ Nôm Đường luật, tập 1, do Nguyễn Tá Nhí
chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
Tổng tập văn học Nôm - thơ Nôm Đường luật, tập 2, do Nguyễn Tá Nhí
chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các sách như:
Quốc âm thi tập, in trong Nguyễn Trãi toàn tập, tập 3, do Mai Quốc
Liên chủ biên, Nxb văn học, Hà Nội 2014.
Hồng Đức Quốc âm thi tập, do Phạm Trọng Điềm- Bùi Văn Nguyên
phiên âm-chú giải-giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội, 1982.


10


Thơ văn Nguyễn Bỉnh khiêm, do Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb Văn
học, Hà Nội, 1997.
Thơ văn phủ chúa Trịnh, do Đinh Khắc Thuận chủ biên, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2012.
Thơ Việt Nam: Thơ Nôm Đường luật từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, của
Hà Xuân Liêm, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997.
4. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát, nghiên cứu những sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúa Trịnh và các tác giả khác, luận văn
muốn làm rõ vấn đề ẩm thực đi vào trong thơ góp phần tái hiện bức tranh đời
sống, cũng như việc thể hiện con người tác giả ở thế kỷ XV-XVII. Nghiên
cứu này cũng góp phần làm rõ hơn quan niệm sáng tác của các tác giả thơ
Nôm thế kỷ XV-XVII.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Bước đầu tìm hiểu về văn hóa ẩm thực trong văn học, vài nét khái
quát về thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII.
- Tìm hiểu những biểu hiện của văn hóa ẩm thực trong thơ Nôm Đường
luật thế kỷ XV-XVII; cụ thể là, văn hóa ăn, văn hóa uống trong thơ Nôm
Đường luật thế kỷ XV-XVII.
- Vai trò của văn hóa ẩm thực với việc thể hiện nội dung tư tưởng, nhân
vật trữ tình trong thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận văn học từ văn hóa học: là phương pháp dùng
các yếu tố, tri thức văn hóa để hiểu rõ, lý giải các vấn đề về văn hóa ẩm thực
trong thơ Nôm thế kỷ XV-XVII, cũng như để thấy được những tri thức, những
kinh nghiệm của nhân dân về ăn uống đã được thẩm thấu như thế nào vào thơ

Nôm thế kỷ XV-XVII.
- Phương pháp thi pháp học: là phương pháp nghiên cứu khoa học về
thi ca như là một hình thức nghệ thuật. Phương pháp này dùng để khảo sát tần
số xuất hiện các chi tiết, hình ảnh liên quan đến vấn đề ẩm thực. Từ đó khái

11


quát nâng lên thành nội dung biểu hiện (không gian, thời gian) hay quan niệm
nghệ thuật về con người,... trong thơ Nôm thế kỷ XV-XVII.
- Phương pháp văn học sử: Thơ Nôm Đường luật là một hiện tượng
văn học sử kéo dài trong nhiều thế kỷ nên việc sử dụng phương pháp văn học
sử để nghiên cứu giai đoạn thơ Nôm thế kỷ XV-XVII đặt trong cả tiến trình
thơ Nôm Đường luật thời trung đại, đảm bảo tính khoa học, lo gic trong quá
trình khảo sát phục vụ việc nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Được sử dụng để phân
tích, tìm hiểu các tác phẩm thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII cụ thể nhằm
minh chứng cho các luận luận điểm, luận cứ trong luận văn.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số thao tác như: thống kê, phân
loại, mô tả, so sánh – đối chiếu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Những biểu hiện văn hóa ẩm thực trong thơ Nôm thế
kỷ XV-XVII.
Chương 3: Văn hóa ẩm thực với việc thể hiện nội dung tư tưởng
trong thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII.

12



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chương này trình bày những tri thức chung mang tính nền tảng cho
toàn bộ luận văn của chúng tôi, bao gồm các khái niệm cơ bản (đặc biệt là
khái niệm “văn hoá ẩm thực”); sự biểu hiện của văn hoá ẩm thực trong văn
học nói chung; những tri thức chung về tác giả - tác phẩm thơ Nôm Đường
luật (đặc biệt là thơ Nôm Đường luật giai đoạn thế kỷ XV-XVII). Đây là
những tri thức không hoàn toàn mới nhưng là những tri thức tổng hợp, có tính
chất cơ sở, cần thiết cho việc triển khai các chương sau của luận văn.
1.1.Văn hóa ẩm thực
Để hiểu về văn hóa ẩm thực và văn hóa ẩm thực trong văn học, trước
tiên cần hiểu về “ẩm thực”, “văn hóa”, “văn hóa ẩm thực” cũng như những
biểu hiện của văn hóa ẩm thực trong văn học.
Trước hết, ta cần hiểu khái niệm ẩm thực. Theo Từ điển Tiếng Việt,
“ẩm thực” chính là “ăn và uống”. Ăn uống là nhu cầu chung của nhân loại,
không phân biệt màu da, sắc tộc hay tôn giáo... nhưng ở mỗi cộng đồng dân
tộc do hoàn cảnh lịch sử, địa lý, môi trường sinh thái, tập quán, tôn giáo, tín
ngưỡng... khác biệt nhau nên dẫn tới những đồ ăn thức uống có sự khác nhau,
những quan niệm về ăn uống khác nhau, hình thành nên những phong tục tập
quán khác nhau trong việc ăn uống. Trong lịch sử sơ khai của loài người thì
chưa có sự khác biệt lớn bởi vấn đề ăn uống là để duy trì sự sống, con người
trên trái đất hoàn toàn sống dựa vào tự nhiên, vào những thứ có sẵn trong
thiên nhiên. Họ ăn những thứ có được từ việc săn, bắt, hái, lượm và cách ăn là
“ăn tươi nuốt sống”. Theo sự phát triển của lịch sử, loài người tiến gần đến
văn minh hơn, từ khi con người phát hiện ra lửa thì ăn uống đã đổi sang hình
thức khác là ăn chín uống sôi. Về sau nhu cầu của con người không chỉ dừng
lại ở việc ăn lấy no mà vượt xa hơn họ có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp. Đến đây


13


một tập quán mới hình thành, do sự tác động của môi trường sống, do phương
thức kiếm sống, do sự gia tăng dân số, do việc mở rộng địa bàn cư trú và
những tiến bộ trong hoạt động kinh tế của con người... dẫn tới những khác
biệt trong tập quán và khẩu vị ăn uống họ chú trọng tới tính thẩm mỹ của món
ăn: ăn bằng mắt, bằng mũi, bằng mọi giác quan, các đồ ăn thức uống cũng
được chế biến bày biện cầu kỳ, tinh tế hơn và chú trọng “ăn ngon hơn, hợp vệ
sinh hơn, có văn hóa hơn”. Vì vậy ăn uống cũng là một nghệ thuật, nó không
chỉ chứa đựng giá trị vật chất mà còn chứa đựng trong đó giá trị tinh thần.
Thứ hai là khái niệm “văn hoá”. Từ trước tới nay, có nhiều cách hiểu về
văn hóa. Về mặt từ nguyên, “văn hóa” là từ Việt gốc Hán. “Văn” nghĩa là
đẹp, “hóa” là sự vận động phát triển toàn diện. Nhưng khi ghép lại, văn hóa là
danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp. Theo Giáo
trình văn hoá ẩm thực Việt Nam, người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt
động sáng tạo của con người nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống,
thái độ ứng xử, trình độ văn hóa của con người. Ngoài ra văn hóa còn bao
hàm giá trị vật chất (như các công trình để ở, cầu đường giao thông, đền đài,
thành quách, đình chùa, miếu mạo... do các hoạt động của con người tác động
vào tự nhiên) và giá trị tinh thần được con người sáng tạo nên thông qua hoạt
động sống (như giao tiếp, ứng xử bằng tư duy, bằng các quan niệm hay những
cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội về vũ trụ, văn hóa, lịch sử,
nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ hội và các hoạt động văn hóa
khác phong phú và sinh động) [64, tr.8]. Nhà dân tộc học người Anh Edward
B. Tylor có định nghĩa về văn hóa đầu tiên mang tính kinh điển tiêu biểu: Văn
hóa hay văn minh, được hiểu theo nghĩa rộng của dân tộc học, là toàn bộ
phức thể bao gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong
tục và mọi khả năng, tập quán khác mà con người có được với tư cách là
thành viên của xã hội [Dẫn theo 66, tr.11]. Theo cuốn Cơ sở văn hóa Việt


14


Nam, UNESCO có định nghĩa về văn hóa trong ý nghĩa rộng nhất “Văn hóa
hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí
tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập
tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người những khả năng suy xét
của bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc
biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính
nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình
là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những công trình vượt trội lên bản thân” [85, tr.23]. Còn cuốn Cơ sở văn hóa
Việt Nam của Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội” [66, tr.10].
Như vậy, ta có thể hiểu: văn hóa là những sản phẩm được tạo ra từ hoạt
động của con người, để phân biệt với tự nhiên. Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa
chỉ toàn bộ các giá trị sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra. Theo nghĩa hẹp, văn hóa thiên về các giá trị tinh thần hoặc các phương
thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và với chính mình.
Cuối cùng là khái niệm “văn hoá ẩm thực”. Trần Ngọc Thêm từng
khẳng định “Ăn uống là văn hóa, nói chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng
môi trường tự nhiên”. Theo Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam, văn hóa
ẩm thực hiểu theo nghĩa hẹp là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con
người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ

trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị
nghệ thuật thẩm mĩ trong các món ăn và cách thưởng thức món ăn. Còn theo

15


nghĩa rộng, “văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể các
đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm... khắc họa một số
nét cơ bản đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc
gia... Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của một
cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Trên bình diện văn hóa tinh
thần, “văn hóa ẩm thực là cách ứng xử giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật
chế biến thức ăn qua đó thấy được con người đối đãi với nhau như thế nào?”
[64, tr.7].
Từ cách hiểu về ẩm thực, văn hóa và văn hóa ẩm thực trên đây, khi
nghiên cứu về văn hóa ẩm thực trong thơ Nôm thế kỷ XV-XVII chúng tôi sẽ
xem xét ẩm thực trên hai góc độ: văn hóa vật chất (các món ăn ẩm thực) và
văn hóa tinh thần (cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế
biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh... của các món ăn).
1.2.Biểu hiện văn hóa ẩm thực trong văn học.
Từ xa xưa, người Việt Nam đã đưa văn hóa ẩm thực và để lại dấu ấn từ
trong văn học dân gian với những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, cổ tích,
truyền thuyết... đúc kết thành nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm sống thông
qua việc ăn uống như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” đâu chỉ là cách ăn
uống thông thường chỉ nét văn hóa vật chất, mà chứa đựng nét văn hóa tinh
thần là cách ứng xử của con người với nhau trong bữa ăn, cách ứng xử trong
gia đình và nhìn rộng ra là cách ứng xử xã hội. Nên trong ba cái thú ăn- mặcchơi thì ăn được đặt lên hàng đầu. Ăn trở thành nét văn hóa ăn sâu trong tiềm
thức người Việt và người Việt Nam ta cũng biết giữ gìn ẩm thực như một nét
văn hóa mang bản sắc riêng không lẫn với các dân tộc khác, các quốc gia, khu
vực, vùng miền nào khác trên thế giới trong xu thế giao lưu kinh tế hội nhập

quốc tế.
Ai trong chúng ta đều biết câu nói “có thực mới vực được đạo”, “dĩ
thực vi tiên” ăn uống đã trở thành đạo cư xử hay nói rõ hơn là đạo làm người.

16


Người Việt từ xưa từng lấy “miếng trầu là đầu câu chuyện”, họ còn nhận thấy
trong ăn uống có tính chất thiêng liêng “trời đánh còn tránh miếng ăn”. Họ coi
việc mời ăn, mời uống, tặng quà cho nhau là thước đo của lòng người “có đi,
có lại mới toại lòng nhau” là lẽ tất yếu trong giao tiếp. Đạo làm người được
thể hiện ở lòng tôn kính tổ tiên ngay ở đạo ăn cũng thấy rất rõ “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, đạo uống thì “uống nước nhớ nguồn”. Nên họ vô cùng chán ghét
những kẻ “ăn cháo đá bát”, “vắt chanh bỏ vỏ”. Rồi chê bai những bọn ăn
quỵt”, “ăn bớt, ăn xén”. Họ không thích những kẻ “ăn bậy, ăn bạ”, “ăn trên
ngồi chốc”. Và khinh bọn “ăn không ngồi rồi”, “mồm lê mách lẻo”, “ăn chực,
ăn rình” của những kẻ tiểu nhân “ăn bậy uống bạ”, “ăn ở vô phép tắc”, “ăn
gian nói dối”, ăn bám, ăn nợ. Để đánh giá nền văn hóa cao hay thấp họ nhìn
thấy được qua ăn uống “ăn lông ở lỗ” hay ăn sang, ăn chơi; với nền văn hóa
hưởng thụ mâm cao đĩa đầy, yến tiệc linh đình, sơn hào hải vị dành cho những
người quyền cao chức vọng, với những người bình dân họ vui với hũ tương
bần, nồi gạo hẩm, niêu cá kho... Như vậy có thể nói còn rất nhiều câu nói có ý
nghĩa tương tự như vậy phản ánh lối sống, cách sống của người Việt qua ăn
uống xuất hiện từ rất lâu trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam.
Từ văn học dân gian đến văn học viết trung đại và hiện đại Việt Nam
vấn đề ẩm thực đã đi vào văn học một cách tự nhiên. Các thi nhân xưa thường
lấy thiên nhiên làm bầu bạn, còn tìm đến ẩm thực là để giãi bày tâm tư. Họ
hay đưa những món ăn dân dã, thanh tao, bình dị vào thơ để bộc lộ cái chí cái
tâm của mình trước thời cuộc. Hình ảnh ấm trà, bầu rượu, túi thơ quen thuộc
gần gũi để ngợi ca cuộc sống thanh nhàn khi ở ẩn của những tao nhân mặc

khách, hòa nhập với thiên nhiên với núi rừng, vui với cảnh nghèo bằng lòng
lạc quan tin tưởng, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Cũng có tác giả lại thông qua chuyện ăn
uống để phê phán, châm biếm thế sự, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn

17


Khuyến, Trần Tế Xương… Hay có các tác giả lại xem chuyện ẩm thực là sự
hưởng lạc, hành lạc phóng túng, như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Dương
Lâm, Chu Mạnh Trinh… Qua những cách ăn uống các nhà văn còn bộc lộ
tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam và bộc lộ tâm tư, tình cảm,
thái độ với xã hội đương thời.
Đến với văn học hiện đại Việt Nam bạn đọc thường nhắc đến những tác
giả, tác phẩm đề cập đến văn hóa ẩm thực tinh tế phải kể tới Thạch Lam với
Hà Nội băm sáu phố phường, Nguyễn Tuân với Phở, Chén trà trong sương
sớm; Nam Cao với Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, Tư cách mõ;
Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai, Món ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam... và
gần đây Hoàng Phủ Ngọc Tường có bút ký Chuyện cơm Hến ở Huế. Như vậy
mỗi nhà văn, nhà thơ đều chọn cho mình cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của
mình về cuộc sống thông qua con đường ẩm thực mới mẻ, độc đáo làm nên
phong cách tác giả không lẫn với ai, như lời nhận xét của Văn Giá ở công trình
Vũ Bằng bên trời thương nhớ đã khẳng định: “Trước miếng ăn, nếu như Thạch
Lam hiện ra như một thi nhân, Nguyễn Tuân như một tao nhân còn Vũ Bằng
như một thường nhân”. Nếu như Tản Đà viết về ẩm thực để bộc lộ cái ngông
nghênh, khinh bạc của mình với cuộc đời thì Thạch Lam viết về ẩm thực như là
bản nhạc được hòa điệu êm ái, du dương. Nguyễn Tuân viết về ẩm thực là thể
hiện cái tôi tài hoa của người nghệ sỹ về cái đẹp. Còn Nam Cao nói về miếng
ăn như là miếng nhục. Riêng Vũ Bằng, viết về ẩm thực là vẽ một bức tranh,
làm một bài thơ trong cảm giác đằm thắm, đắm say nhất tạo nên nét đẹp văn

hóa qua các món ngon.
1.3. Thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII
1.3.1. Khái quát về thơ Nôm Đường luật
Thơ Nôm Đường luật là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo
thể Đường luật (gồm cả những bài theo thể Đường luật hoàn chỉnh và những

18


bài theo thể Đường luật phá cách- những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn
vào thơ thất ngôn). Thơ Nôm Đường luật có đặc điểm nổi bật là sự kết hợp
Yếu tố Nôm (Nôm đọc biến âm là Nam, Nôm còn được hiểu là nôm na gắn
với những gì bình dị dân dã) và Yếu tố Đường luật (mang sắc thái cổ kính,
cổ xưa, vĩnh hằng). Sự hòa quyện xuyên thấm hai yếu tố, “yếu tố Nôm” và
“yếu tố Đường luật” làm cho bức tranh thiên nhiên hay cuộc sống con người
trong thể thơ này vừa bình dị mà thanh cao, vừa hiện thực mà vẫn lãng mạn.
Hai yếu tố này tác động qua lại xuyên thấm vào nhau vừa có tính độc lập
tương đối vừa có thể tách riêng để nhận diện đặc trưng thể loại được biểu hiện
trên các phương diện: thể thơ, đề tài chủ đề và ngôn ngữ hình ảnh như sau.
Về thể thơ: đây là thể loại ngoại nhập tiếp thu từ văn học Trung Quốc
nhưng thơ Nôm Đường luật lại tồn tại với tư cách là một thể loại văn học dân
tộc bởi quá trình dân tộc hóa thể loại văn học. Từ thơ thất ngôn dẫn đến sự
chuyển biến đan xen giữa câu ngũ ngôn, lục ngôn với câu thất ngôn. Thơ
Nôm Đường luật đã mang một chức năng văn học mới, chức năng thẩm mỹ
mới, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của thể loại này trong lịch sử
văn học Việt Nam. Về cơ bản, quá trình này đã hoàn tất sinh mệnh nghệ thuật
kéo dài từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương và kết thúc thời kỳ phát triển rực
rỡ của diện mạo thơ Nôm Đường luật không có tuổi già là Nguyễn Khuyến.
Điều đó thể hiện tinh thần tiếp thu có sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam qua
đó bộc lộ tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc.

Về đề tài, chủ đề rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề lớn
nhỏ của lịch sử, của thời đại, của đất nước cũng như khía cạnh tinh tế phức
tạp trong đời sống tinh thần con người, thấm đượm hồn dân tộc mang vẻ đẹp
mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam. Ngoài ra Thơ Nôm Đường luật
cũng phản ánh những quan niệm, những phạm trù đạo đức của Nho, Phật,
Đạo nghiêng về cái cao cả, trang nhã... thổi vào đó hơi thở thời đại, linh hồn

19


dân tộc khiến lời thơ trở nên gần gũi hơn với đời sống tâm hồn dân tộc và tâm
thức nhân dân.
Về ngôn ngữ sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ dân tộc mộc mạc, giản dị,
gần gũi với đời sống nhân dân, vận dụng nhiều ngôn ngữ văn học dân gian
như: tục ngữ, thành ngữ, lớp từ thuần Việt. Để phản ánh đất nước, cuộc sống,
con người Việt Nam một cách chính xác, cụ thể, sinh động, đầy biểu cảm mà
ngôn ngữ ngoại lai không có được. Đặc biệt trong lớp từ thuần Việt, góp phần
hạn chế tính công thức ước lệ, làm cho lời thơ trở nên nôm na hơn, hạn chế
bớt vẻ quý tộc, bác học vốn có của thể thơ Đường luật, mang đến sắc thái dân
tộc, thể hiện phong cách thời đại, phong cách tác giả rõ nét. Những hình ảnh
thơ không còn tính ước lệ, công thức, quy phạm nữa nó đi vào thơ Nôm của
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương một cách tự nhiên và phản ánh sinh động muôn
mặt của đời sống xã hội, con người Việt Nam như quả dưa, lảnh mùng tơi,
núc nác, cây chuối, cái đu, cái rế, cái ấm đất, cái nón, con chó đá, con muỗi,
con kiến, con gà, bèo, rau muống, cá, thịt, mật, mỡ... Đồng thời thể hiện tính
sáng tạo của tác giả và chống lại tính công thức và ước lệ phản ánh xu hướng
dân chủ hóa trong quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật, “từng bước phá
vỡ tính qui phạm đó để cho hồn thơ, tài thơ, hồn văn, tài văn của mình nở hoa
kết trái tự nhiên hơn, lắm sắc màu hơn, dịu ngọt hơn”. Đó là những cách tân

thơ của Đường luật Nôm so với Đường luật Hán. Bên cạnh đó thì ngôn ngữ
sách vở, các từ Hán Việt những điển tích, điển cố (Hàn Tín ăn cơm phiếu
mẫu, Tô Vũ ăn lông và da thú, đàn Nam phong của vua Nghiêu Thuấn mong
dân ấm no, rượu của Lão Bành…), thi liệu Hán học mang tính chất cô đọng,
hàm súc cũng xuất hiện trong thơ Nôm Đường luật nhưng có sự giảm dần từ
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn

20


Khuyến có tỷ lệ từ Hán Việt thấp nhất, người sử dụng từ Hán Việt nhiều nhất
trong sáng tác thơ Nôm Đường luật là Bà Huyện Thanh Quan.
1.3.2. Thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII
Thơ Nôm Đường luật ra đời là kết quả của sự sáng tạo đầy tinh thần
dân tộc, một thể loại thơ ra đời ngay trên chính quê hương của mình dù được
du nhập từ xứ sở khác kéo dài suốt bẩy thế kỷ của xã hội phong kiến. Từ thế
kỷ XIII, thơ viết bằng chữ Nôm ra đời gắn với tên tuổi của Nguyễn Thuyên có
sự kế thừa và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XV là Nguyễn Trãi, Lê Thánh
Tông và các văn thần. Bước sang thế kỷ XVI-XVII là sự xuất hiện của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm. Kéo
dài sang thế kỷ XVIII nửa đầu XIX gắn với tên tuổi bà chúa thơ Nôm Hồ
Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan. Khép lại “sinh mệnh nghệ thuật” của
thể thơ này ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX là hai đại biểu lớn cuối cùng
Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Thơ Nôm Đường luật thế kỷ XV-XVII tập trung phản ánh ba khuynh
hướng cơ bản như khuynh hướng yêu nước; khuynh hướng thù tạc ca, tụng
chế độ phong kiến, khẳng định Nho giáo; khuynh hướng bất mãn với thời thế,
phê phán hiện thực xã hội, phê phán những gì phi Nho giáo. Căn cứ vào tư
tưởng chủ đạo của tác giả và nội dung chủ đạo của tác phẩm.
Khuynh hướng yêu nước là khuynh hướng chủ đạo của thơ Nôm thế kỷ

XV, nhà yêu nước vĩ đại Nguyễn Trãi- tác giả của áng thiên cổ hùng văn đã
phản ánh cuộc kháng chiến chống quân Minh trường kỳ gian khổ và tất thắng
của nghĩa quân Lam Sơn bằng niềm tự hào về truyền thống bất khuất quật
cường, cổ vũ cho công cuộc chấn hưng đất nước. Sang thế kỷ XVI-XVII
khuynh hướng yêu nước có sự chuyển biến do bối cảnh lịch sử thay đổi. Nội
dung yêu nước thể hiện tập trung ở thơ Nôm viết về đề tài lịch sử, đề tài thiên
nhiên, đất nước... trong thơ Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm chúa Trịnh.

21


Khuynh hướng thù tạc, ca tụng chế độ phong kiến, khẳng định Nho
giáo nhìn chung khuynh hướng này tồn tại kéo dài suốt lịch sử phát triển của
chế độ phong kiến. Tùy từng giai đoạn lịch sử và tùy thuộc vai trò của giai
cấp phong kiến đối với dân tộc kéo theo mức độ phản ánh đậm nhạt, tích cực
hay tiêu cực. Ở thế kỷ XV giai cấp phong kiến đang trên đà phát triển và đạt
mức cực thịnh ở nửa cuối thế kỷ XV có tác dụng tích cực với lịch sử, bởi vậy
thơ ca thế kỷ này cũng dành nhiều lời ngợi ca vương triều bằng tinh thần lạc
quan về thời thái bình thịnh trị. Đến thế kỷ XVI-XVII, khi chế độ phong kiến
có dấu hiệu khủng hoảng, xung đột gay gắt của lịch sử thì sự ca tụng ấy trở
nên sáo rỗng, công thức, phô trương. Nổi bật cho khuynh hướng này là thơ ca
của Lê Thánh Tông, và ẩn chứa niềm mong ước của Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm gửi gắm qua các những bài thơ viết về ẩm thực có sử dụng các
điển tích, điển cố.
Khuynh hướng bất mãn với thời thế, phê phán hiện thực xã hội, phê
phán những gì phi Nho giáo khuynh hướng này có từ cuối thời Trần và xuất
hiện suốt chặng đường lịch sử của chế độ phong kiến. Nảy sinh sự bất mãn
thời thế là khi chế độ phong kiến khủng hoảng, còn khi chế độ phong kiến
đang hưng thịnh thì sự bất mãn thời thế trở nên lạc lõng. Khuynh hướng phê

phán hiện thực và phi Nho giáo là điểm nổi bật của thơ Nôm thế kỷ XVIXVII. Tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này chủ yếu là những nho sĩ ẩn dật
lánh đời như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Cư Trinh hay như
một vài nho sĩ khác cả đời “chân không bước tới thị thành, mình không vào
đến cung đình” cũng mẫn cảm với thời thế, mang tâm sự u uất. “Thơ văn của
các tác giả trên đều là tiếng nói phê phán chế độ phong kiến, biểu hiện trên
một số khía cạnh chủ yếu: ca tụng cuộc sống ẩn dật, ca tụng tiết tháo nhà
nho, miêu tả hiện thực cuộc sống đau khổ của nhân dân, tố cáo giai cấp
thống trị, lên án thói đời… Cần lưu ý rằng tiếng nói phê phán hiện thực xã

22


×