Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tích hợp GD kỹ năng sống trong môn ngữ văn lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.3 KB, 19 trang )

A

PHẦN MỞ ĐẦU

I/ Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự nghiệp xây dựng XHCN ở
nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và
đang được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ
bão, nó tác động một cách toàn diện lên mọi đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã
hội.
Song song với điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão,
con trẻ ngày nay luôn bị bủa vây bởi game online, Internet, cùng những chương
trình ti-vi với đầy rẫy những bộ phim đầy ắp các cảnh quay bạo lực, sex, lừa lọc.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc trang bị vốn sống cho học sinh và con
cái là một điều rất cần thiết giúp chúng có thể ứng phó trước tình huống, quản lý
cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải
quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích
cực, lành mạnh, ứng phó tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử
thách hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.
Trước những yêu cầu thách thức của thời đại, một trong những trọng tâm của
sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục là “Biến quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo” nhằm đào tạo ra những con người năng động, độc lập, sáng tạo, có
năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những
vấn đề thường gặp, biết hợp tác giúp đỡ nhau trong cuộc sống cùng ứng phó với
những tình huống xảy ra trong đời sống hằng ngày. Mỗi học sinh đều biết vận dụng
những kỹ năng sống cho bản thân cũng như xã hội.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát
triển của người học và nhu cầu hội nhập quốc tế, và nhằm tiếp cận kĩ năng : Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống, giáo dục
phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến
thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh phát huy tính tích cực, tự


giác, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa
nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục
ở các cấp học.


Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong các nhà trường phổ thông được tích
hợp trong các môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ
và kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh phát triển toàn diện về thể
chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức. Bên cạnh đó, Giáo dục kĩ năng sống cũng là nội
dung được đông đảo phụ huynh, dư luận quan tâm bởi đây là một chương trình giáo
dục hết sức cần thiết đối với học sinh.
Đặc biệt, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong
những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
Giáo dục kĩ năng sống được lồng ghép vào chương trình học, các môn học,
các hoạt động trong nhà nhà trường chứ không tạo thành môn học riêng.Trong năm
học vừa qua, nhiều trường học đã chú trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
nhưng tài liệu hướng dẫn còn chưa chi tiết, cụ thể nên mỗi trường thực hiện mỗi
kiểu.
Thực tế hiện nay, có một bộ phận nhỏ học sinh trong các trường thiếu hụt
hiểu biết về môi trường xung quanh, lúng túng khi ứng xử trong cuộc sống. Điều
này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối
sống đạo đức của nhiều học sinh. Bởi lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành
những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song
còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo,
kích động….Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện
nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực có,

tiêu cực cũng có. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, thiếu kĩ năng sống, các
em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng,
dễ bị phát triển lệch lạc nhân cách.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là điều cần thiết.Với đối
tượng là học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh lớp 6, các em vừa chuyển từ
cấp Tiểu học lên, bắt đầu một chu trình mới thì việc giáo dục kĩ năng sống là điều
vô cùng hệ trọng để ngay từ năm đầu cấp học này, các em sẽ được trang bị những
kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng để phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần,
đạo đức.
Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn , tôi nhận thấy Ngữ văn không chỉ
có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, có
những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm con người
mà còn giúp các em bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc, thẩm mĩ và định
hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Như vậy, giáo dục kĩ năng sống được tích
hợp trong môn Ngữ văn là việc cần thiết để tạo điều kiện giúp học sinh nâng cao
năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi, có động lực tìm hiểu,
cân nhắc, lựa chọn và có quyết định đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề.
Chính sự cần thiết ấy, bản thân tôi cũng như bao đồng nghiệp khác luôn trăn
trở làm sao để có hiệu quả khi lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống vào trong


phân môn mình được phân công giảng dạy. Đó là lý do khiến tôi chọn đề tài “Tích
hợp GD kỹ năng sống trong môn Ngữ văn lớp 6” cho chuyên đề này.
II/ Mục đích của đề tài
Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở
đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ
hành vi và thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, tình huống và hoạt động hằng
ngày. Cụ thể:
Giúp học sinh mạnh dạn trong trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia
sẻ những cảm nhận cá nhân. Từ đó các em ý thức được giá trị của bản thân trong

mối quan hệ xã hội, có hành vi và thói quen ứng xử văn hóa.
Giúp các em có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ,
độc lập, tự tin khi giải quyết công việc .
III/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi một số tiết theo quy định ở khối
lớp 6 với đối tượng là học sinh khối lớp 6 nói riêng và các khối lớp 7,8,9 nói chung
của trường THCS Hồng Châu.- Yên Lạc- Vĩnh Phúc
IV. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 6,7,8,9 trường THCS Hồng Châu.
- Tư liệu cho giáo viên.
V/Phương pháp tiến hành:
- Nghiên cứu thực tiễn từ các đồng nghiệp ở trường THCS Hồng Châu.
- Đúc kết từ những trải nghiệm bản thân qua quá trình giảng dạy.
- Dùng phương pháp hệ thống.
- Dùng phương pháp đối sánh giữa thực tiễn dạy- học với lý luận dạy-học.
- Dùng phương pháp phân tích- tổng hợp.
B.PHẦN NỘI DUNG
I/Thực trạng của vấn đề.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT thì có quá nhiều kĩ năng, khó khăn lớn nhất
khi giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh là phần lớn giáo viên chưa quen việc, chưa
được đào tạo cơ bản để dạy về kĩ năng sống , hoang mang không biết dạy như thế
nào nên vẫn dạy theo lối mòn đã chuẩn bị trong giáo án như trước đây. Thực tế
trong chương trình, nội dung kiến thức các bài học đã nhiều, thời lượng mỗi tiết có
45 phút nên rất khó lồng ghép kĩ năng sống vào. Hoặc có khi giáo viên chưa chuẩn
bị chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành kĩ năng sống chưa cụ thể, chưa dễ
hiểu.Hoặc do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm
sinh lí lứa tuổi học trò nên hiệu quả lồng ghép, tích hợp chưa cao.
Về phía học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là khối lớp 6, các em đã có sự
phát triển về trí tuệ, tâm hồn; thích để ý quan sát hơn, khả năng tư duy và tình
cảm nhạy cảm hơn so với tuổi còn ngồi trên ghế của trường Tiểu học . Khi được

giáo dục kĩ năng sống qua các môn học, các em rất khó xác định mình vừa tiếp cận
kĩ năng nào , mình đã có được kĩ năng nào và vận dụng kĩ năng nào cho phù hợp


mục đích giao tiếp. Khi được hỏi về kĩ năng sống, có một số em chưa hiểu và quan
điểm kĩ năng sống là một cái gì đó mơ hồ, không thiết thực…
Về phía phụ huynh học sinh, có ý kiến cho rằng việc giáo dục con em chủ
yếu nhờ thầy cô giáo, nhà trường dạy như thế nào thì các em sẽ như thế đó. Đa
số phụ huynh chưa hiểu kĩ năng sống thực chất là gì, chưa hiểu được giáo dục kĩ
năng sống không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dài, liên
tục . Vì vậy, hơn bao giờ hết giáo dục kĩ năng sống cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa Nhà trường- Gia đình- Xã hội.Bản thân tôi đã chọn một số kỹ năng cần thiết
để lồng ghép vào nội dung những tiết dạy theo qui định.
Ví dụ cụ thể: Khi học văn bản: Bài học đường đời đầu tiên ( Trích Dế mèn
phiêu lưu kí-Tô Hoài), đến phần Luyện tập, tôi đã ra câu hỏi tại lớp 6A:
? Hãy trình bày suy nghĩ của em về cách xử sự của các nhân vật trong đoạn
trích? Từ nội dung câu chuyện, em xác định cho mình lối sống như thế nào cho hữu
ích?
* Gợi ý: Các kĩ năng cần đạt được theo yêu cầu của đề bài trên:
-Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức và xác định cách ứng xử
+ Sống khiêm tốn.
+ Biết tôn trọng người khác.
-Kĩ năng giao tiếp:
+ Biết lắng nghe tích cực.
+ Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về nội dung, nghệ
thuật.
+ Thảo luận nhóm, chia sẻ suy nghĩ.
+ Phản hồi ý kiến.
* Thực tế học sinh đã thực hành còn những tồn tại sau:
- Chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân.

- Ngại nói, ngại bộc lộ chia sẻ.
- Kĩ năng phản hồi ý kiến còn hạn chế.
* Kết quả thu được như sau:
Số bài KT Kĩ năng tốt
Có hình thànhkĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số
lượng
21

Tỉ lệ

43
5
11,6%
17
39,5%
48,9%
II.Những biện pháp tác động và giải pháp của đề tài.
1.Nắm vững nội dung giáo dục kĩ năng sống.
*Thứ nhất: Muốn dạy kĩ năng sống cho học sinh, trước hết giáo viên phải
nắm vững một số khái niệm liên quan:

- Kĩ năng sống: Là những kĩ năng tâm lí- xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn
tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trong cuộc sống có
nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn


giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng
với những thay đổi diễn ra trong cuộc sống.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp HS ý
thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp HS hiểu biết về thể
chất, tinh thần của bản thân mình, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu
biết và chấp hành pháp luật…Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống đẻ đạt hiệu quả đòi
hỏi nhiều yếu tố chưa không chỉ từ bài giảng.
- Kĩ năng sống là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép
này sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lí thuyết mà sẽ cụ thể hóa thành từng
trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lí.
-Trong chương trình dạy kĩ năng sống, không có khái niệm vâng lời, chỉ có
khái niệm lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là rèn
luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài
tập trải nghiệm.Giúp học sinh hiểu công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng
cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định làm điều này điều khác và
chịu trách nhiệm về điều đã làm chứ không chỉ có biết nghe lời.
*Thứ hai: Giáo viên phải nắm vững một số kĩ năng sống được lồng ghép
trong môn Ngữ văn:
Kĩ năng tự nhận thức.
Kĩ năng ra quyết định.
Kĩ năng xác định giá trị.
Kĩ năng tự giải quyết vấn đề.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
Kĩ năng kiên định.
Kĩ năng giao tiếp.

Kĩ năng giải thích.
Kĩ năng lắng nghe tích cực.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
Kĩ năng đặt mục tiêu.
Kĩ năng hợp tác.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông
Kĩ năng tư duy sáng tạo.
tin.
*Thứ ba: Giáo viên cần nắm vững nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
-Tương tác: Khi cho học sinh hoạt động nhóm, các em cùng thảo luận về câu hỏi
chốt kiến thức hoặc bình những câu văn, ý thơ hay , nhiều kĩ năng sống được hình
thành trong quá trình tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh( kĩ
năng thương lượng, giải quyết vấn đề…) Khi tham gia hoạt động có tính tương tác,
các em có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác…
-Trải nghiệm: Qua các tình huống thực tế như các câu hỏi tình huống, câu hỏi thảo
luận nhóm, các em được trải nghiệm để từ đó hình thành những kĩ năng sống hữu
ích.
-Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không chỉ hình thành trong ngày một, ngày hai
mà đòi hỏi cả một quá trình: nhận thức- hình thành thái độ-thay đổi hành vi.
-Thay đổi hành vi: Qua các bài học được lồng ghép kĩ năng sống, học sinh có dịp
thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ, hành động của mình…
Ví dụ: Sau khi học văn bản Bài học đường đời đầu tiên, các em sẽ rút ra được bài
học hữu ích cho mình từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, sẽ không dẫm


lên vết xe đổ của Mèn (huênh hoang, tự đắc, kiêu ngạo) mà sống vui vẻ, hòa đồng,
đoàn kết hơn, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn…
-Thời gian, môi trường giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi,
mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em.

2. Những công việc giáo viên cần chuẩn bị:
a. Chọn những kĩ năng sống thiết thực, phù hợp với nội dung bài học và thực tế
địa phương.
Giáo viên chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi, thiết thực với học sinh để các
em có khả năng thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
Ví dụ 1: Trong các tiết Luyện nói ( 28, 43, 83-84, 96), giáo viên chọn kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp học sinh ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực
trong giao tiếp, nói năng lưu loát trước tập thể.
Ví dụ 2: Trong các tiết Tiếng Việt ( Tiết 3:Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt, Tiết 7:Từ
mượn, Tiết 10:Nghĩa của từ…)giáo viên chọn kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách
dùng từ theo những tình huống cụ thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt mục tiêu
để các em … không lạm dụng hoặc “sính chữ” khi dùng từ mượn vừa để để giữ gìn
sự trong sáng của Tiếng Việt vừa đạt được hiệu qủa giao tiếp như mong muốn.
Ví dụ 3: Khi học tiết Chương trình Ngữ văn địa phương( tiết 69,139) giáo viên
chọn kĩ thuật động não để học sinh suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài
học thiết thực về cách sử dụng từ địa phương, chọn kĩ năng giao tiếp, chia sẻ, để
các em tự tin tương tác chia sẻ học hỏi những kinh nghiệm cá nhân về cách dùng
từ địa phương…
b. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo giáo án có lồng ghép kĩ năng sống.
-Thể hiện rõ trong giáo án: Ghi rõ kĩ năng, phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ
năng sống trong Mục tiêu cần đạt và thể hiện cụ thể trong các câu hỏi thảo luận
nhóm, trong các bài tập vận dụng hoặc bài tập củng cố.
-Thể hiện ở các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy( Bảng phụ, tranh
ảnh, tư liệu, máy chiếu…)
c. Hướng dẫn học sinh làm quen các kĩ năng sống:
- Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, tình huống để hướng dẫn các em
tự xác định, làm quen các kĩ năng sống cần đạt.
Ví dụ 1: Về cách đưa câu hỏi khi dạy các văn bản.
- Vấn đề chính được đề cập trong bài học là vấn đề gì?
-Trọng tâm bài học là ở phần nào?

-Sau khi học xong bài học em rút ra điều gì bổ ích cho mình?
- Em sẽ xử sự như thế nào? Làm gì trong cuộc sống hằng ngày nếu gặp
những trường hợp như trong bài học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp, kĩ thuật động não để
suy nghĩ, thảo luận nhóm để trình bày, cặp đôi để chia sẻ- hợp tác … để tự tin bộc
lộ những suy nghĩ của mình.
Ví dụ 2: Về tình huống:


Khi dạy văn bản: Bức tranh của em gái tôi (tiết 81-82) ở phần Tổng kết-Luyện
tập, giáo viên đưa tình huống: Khi bố mẹ vắng nhà, anh trai (hoặc chị gái) cứ hay xét
nét những việc em làm, bắt em làm hết các công việc bố mẹ giao, thế nhưng khi bố
mẹ về lại tranh công bảo rằng mình đã làm hết công việc. Nếu là người em gái đó,
em sẽ nói gì với bố mẹ? Xử sự như thế nào với người anh (chị) đó?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp, kĩ thuật động não để
suy nghĩ, cặp đôi để chia sẻ, kĩ năng giải thích, kiên định với ý kiến của mình, kĩ
năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự cảm thông.…
Gợi ý: -Em sẽ giải thích để bố mẹ hiểu .
- Đề nghị anh làm lại những công việc đó , bố mẹ nhìn chất lượng công việc
sẽ biết ai đã làm.
- Lúc vắng mặt anh, em sẽ tâm sự với mẹ về thái độ của người anh để mẹ
nhắc nhở anh rút kinh nghiệm, không tái phạm…
d. Dự đoán kĩ năng:
Trong bước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc
nội dung bài học, gợi ý dự đoán các kĩ năng và yêu cầu của kĩ năng cần đạt được
sau nội dung bài học.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏtiết 125-126, giáo viên yêu cầu các em đọc kĩ nội dung văn bản, phần chú thích và
trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sau đó đưa một số câu hỏi:
- Văn bản đem đến cho chúng ta những giá trị thiết thực nào với cuộc sống?
Em dùng kĩ năng nào để xác định được giá trị đó?

Sau khi học sinh suy nghĩ, giáo viên gọi 1-2 em trả lời. Khi học sinh trả lời cũng là
lúc các em rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin, lắng nghe…
Định hướng: Kĩ năng giao tiếp để trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận
của bản thân về những giá trị của bức thư.Kĩ năng tự nhận thức về giá trị của lối
sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. Kĩ năng làm chủ bản thân,
nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống vừa được học
Tùy theo nội dung từng bài học, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động
ngay tại lớp với các tình huống tương tự bài học để học sinh tìm ra hướng giải
quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu ra kĩ năng mà các em đã ứng dụng để giải
quyết vấn đề đó.
Ví dụ : Khi dạy văn bản Ếch ngồi đáy giếng, ở phần Luyện tập tôi ra tình huống:
Trong lớp em có một bạn học thì không giỏi nhưng kiêu căng, tự đắc, lúc nào
cũng ra vẻ ta đây hiểu biết hết mọi thứ trên đời, không cần biết đến ai và bạn còn
tự đặt cho mình một cái tên rất “VÍP”. Nhiều bạn trong lớp không ưa tính tình ấy
của bạn và không thích chơi cùng với bạn ấy ,lại còn nói bóng gió bạn là “Ếch”.
Em có tán thành với thái độ của các bạn trong lớp như vậy không? Cách xử sự của
em sẽ như thế nào ?
Ở tình huống này, học sinh cần vận dụng kĩ năng cảm thông, giải thích, chia
sẻ, giao tiếp để bạn có tính kiêu căng đó tự nhận ra giá trị của bản thân, biết cách


ứng xử khiêm tốn, học hỏi. Còn các bạn trong lớp hiểu ra vấn đề sẽ không có thái
độ kì thị, định kiến mà phải sống đoàn kết, hòa đồng. Từ đó, các em hiểu sâu sắc
hơn ý nghĩa , bài học từ những câu chuyện ngụ ngôn để sống tốt đẹp hơn.
4.Thực hiện đúng quy trình lên lớp với các tiết có nội dung lồng ghép giáo dục
kĩ năng sống.
Bước 1: Khám phá.
Mục đích: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái
niệm, kĩ năng, kiến thức…sẽ được học. Giáo viên đánh giá , xác định được thực

trạng( kiến thức, kĩ năng…) của học sinh trước khi giới thiệu vấn đề.
Phương pháp: Giáo viên đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có nhằm giúp
học sinh xử lí, phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm.
Giáo viên đóng vai trò khởi động, nêu vấn đề; học sinh chia sẻ, trao đổi, phản hồi,
xử lí thông tin…
Bước 2: Kết nối
Mục đích: giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo
cầu nối liên kết cái đã biết và cái chưa biết. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm
hiện có của học sinh với bài học mới.
Phương pháp: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh phản hồi,
trình bày quan điểm, ý kiến, trả lời. Có thể chia nhóm để học sinh thảo luận hoặc
đóng vai…
Bước 3: Thực hành, luyện tập:
Mục đích: Tạo cơ hội cho học sinh thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng
vào một bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa, định hướng để các em trả lời
đúng, điều chỉnh những hiểu biết hoặc kĩ năng không sai lệch
Phương pháp: Giáo viên thiết kế, chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu học
sinh phải sử dụng kiến thức, kĩ năng mới, Học sinh làm việc theo nhóm hoặc hoạt
động độc lập. Ở bước này, giáo viên giám sát tất cả mọi hoạt động và đều chỉnh khi
cần thiết, khuyến khích học sinh thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới
lĩnh hội được, tuyệt đối không áp đặt học sinh..
Bước 4: Vận dụng
Mục đích: Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp mở rộng và vận dụng kiến thức,
kĩ năng có được vào các tình huống mới.
Phương pháp: Giáo viên lập kế hoạch hoạt động (các câu hỏi, bài tập, tình
huống) học sinh làm việc theo nhóm hoặc độc lập và trình bày kết quả vận dụng.
Cuối cùng, giáo viên đánh giá kết quả học tập của các em.
Các bước trên được áp dụng lồng ghép vào các bước lên lớp trong một tiết dạy như
sau:
-Ổn định tổ chức.

-Kiểm tra bài cũ.
-Bài mới.
+ Giới thiệu bài, viết tên bài học lên bảng (Khám phá)
+Tìm hiểu bài (Kết nối)


+ Luyện tập: (Thực hành, vận dụng)
- Củng cố, hướng dẫn về nhà.(vận dụng)
====================================================

MINH HỌA BẰNG MỘT GIÁO ÁN CỤ THỂ.
Tiết 39:ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
( Truyện ngụ ngôn )
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người,
ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi, mở mang kiến thức để có thể nhìn xa trông
rộng nhiều vấn đề của cuộc sống .
II. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong
cuộc sống.
- Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của

bản thân về giḠtrị nội dung, nghệ thuật và bài học của các truyện ngụ ngôn.
III. Chuẩn bị:
* GV: - Đọc và nghiên cứu bài. Giáo án , sgk, sgv.
* HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 6A
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là truyện cổ tích?
-Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật
quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh; Nhân vật là dũng sĩ; Nhân vật thông minh và nhân vật
ngốc nghếch; Nhân vật là động vật.
-Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của
nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với
cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Bài mới:
Gv: Dẫn dắt vào chủ đề


Các em thân mến ! Nhân dân ta đã sáng tạo ra truyền thuyết để giải thích
các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Sáng tạo ra truyện cổ tích để nói lên ước mơ
về những điều tốt đẹp ở đời. Bên cạnh đó nhân dân còn tưởng tượng ra những
câu chuyện nhằm khuyên răn cách sống khôn ngoan cho đồng loại, đem đến cho
người đọc những bài học bổ ích về đạo lí và lẽ sống ở đời những truyện ấy được
gọi là ngụ ngôn.Truyện“ Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn như
thế.Tiết học này thầy và các em cùng nhau đi tìm hiểu nội dung của truyện.
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS Đọc - Tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 1:
I. Đọc-Tìm hiểu chú thích

* GV h/dẫn đọc toàn bài : Đọc theo giọng 1. Đọc,
kể, nhấn mạnh vào các chi tiết đặc tả hành - Đọc:
động, cử chỉ, lời nói của nhân vật với sắc
thái mỉa mai, giễu cợt.
? Gọi HS đọc? nhận xét bạn đọc.
- Gv cho hs nghe đoạn đọc mẫu.
- Hãy kể lại câu chuyện theo tranh
- Kể :
* Kể chuyện theo tranh (5 tranh)
2. Tìm hiểu chú thích
- Dựa vào chú thích SGK, em hãy trình bày a. Khái niệm truyện ngụ ngôn:
hiểu biết của mình về truyện ngụ ngôn?
-Hình thức: Truyện kể bằng văn
xuôi hoặc văn vần.
-Đối tượng: Mượn truyện đồ vật,
loài vật hoặc chính con
Gv mở rộng: :
người để nói bóng nói gió, kín
Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đáo chuyện con người.
đời từ rất sớm.
-Mục đích: khuyên nhủ, răn
Từ thời cổ đại đã có Ê- dốp, một nhà thơ Hi dạy người ta bài học nào đó
lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. trong cuộc sống.
Sau này có La-phông-ten của Pháp thế kỉ
XVII. Ở Việt Nam truyện ngụ ngôn tiêu
biểu là của dân gian. Cùng với tục ngữ,
truyện ngụ ngôn Việt Nam là pho tượng triết
lí dân gian độc đáo.
b. Giải nghĩa từ :(SGK-100)
- Em hiểu thế nào là chúa tể, dềnh lên, - Hs trả lời.

nhâng nháo?
- Chúa tể: Kẻ có quyền lực cao
nhất, chi phối kẻ khác.
- Các chú thích đó giải nghĩa theo mấy - Dềnh lên: (nước) dâng cao
cách? Đó là những cách nào ?
- Nhâng nháo: ngông nghênh,
không coi ai ra gì.
- Từ: “chúa tể”; “nhâng nháo”:
trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Từ: “dềnh lên”: Đưa ra các từ


đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần
giải thích.
Hoạt động 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu
* GV hỏi:
đạt.
- Hãy xác định kiểu văn bản và * HS trả lời:
phương thức biểu đạt của văn bản - Kiểu văn bản: Tự sự.
“Ếch ngồi đáy giếng”?
- PTBĐ: Tự sự
2. Nội dung:
- Nêu nội dung chính của văn bản?
* GV gợi dẫn:
3. Bố cục:
Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là * HS trả lời:
một truyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng - Phần 1 ( Từ đầu đến “như một vị chúa

vẫn có 2 phần nội dung, kể về 2 sự tể”): Kể chuyện ếch khi ở trong giếng.
việc liên quan đến một chú ếch.
- Phần 2 ( Còn lại): Kể chuyện ếch khi
Em hãy chỉ ra 2 phần nội dung ra khỏi giếng.
trong văn bản và nêu sự việc chính
của mỗi phần?
Chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm
truyện ngụ ngôn, đối tượng của truyện
là: mượn chuyện về loài vật, đồ vật
hoặc về chính con người... Trong
truyện ngụ ngôn này, tác giả dân gian
đã xây dựng nhân vật là người hay
loài vật, đồ vật? Đó là nhân vật nào?
- (Nhân vật là loài vật. Đó là con ếch) 4. Phân tích:
GV: Cho hs đọc đoạn 1(SGK)
a. Ếch khi ở trong giếng:
- Câu văn nào vừa giới thiệu nhân - Có một con ếch sống lâu ngày trong
vật, vừa giới thiệu không gian ếch một giếng nọ.
sống?
- Giếng là một không gian như thế + Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, lâu
nào?
ngày không thay đổi
- Khi ở trong giếng, ếch sống cùng - Cuộc sống xung quanh chỉ có một vài
với những con vật nào?
con như nhái, cua, ốc...
- Hàng ngày ếch thường làm gì?
- Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp
làm vang động cả giếng.
- Các con vật sống cùng ếch trong - Các con vật đều rất hoảng sợ mỗi khi
giếng cảm thấy như thế nào khi nghe ếch cất tiếng kêu.

thấy tiếng kêu của ếch?
- Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm + Tự thấy mình oai phong, to lớn.
thấy mình như thế nào?
+ Hoàn cảnh sống hạn chế, chật hẹp,


- Em có nhận xét gì về hoàn cảnh
sống của ếch?
Thảo luận nhóm nhỏ:Ếch có nhận
thấy được hoàn cảnh sống của mình
không?
H/s trả lời, gv kết luận: Ếch không
nhận thấy rõ được hoàn cảnh sống của
mình
- Ếch đã ngộ nhận, ảo tưởng về điều
gi?
- Điều đó cho em thấy đặc điểm gì
trong tính cách của ếch?
- Kể về ếch với những nét tính cách
như vậy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật
gì?
Thảo luận:Em thấy cách kể về cuộc
sống của ếch trong giếng gợi cho ta
liên tưởng tới một môi trường sống
như thế nào?
H/s trả lời, gv kết luận: Kể về cuộc
sống của ếch trong giếng gợi cho ta
liên tưởng tới một môi trường sống
hạn hẹp.
- Với môi trường hạn hẹp dễ khiến

người ta có thái độ như thế nào? (thái
độ chủ quan kiêu ngạo).
- Vậy qua đó rút ra bài học gì?
Gv giảng :Sống hòa hợp với thiên
nhiên, chan hòa với mọi người, tôn
trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, tự
chủ, tôn trọng và học hỏi các dân tộc
khác, xây dựng tình bạn trong sáng
lành mạnh.
Liên hệ, mở rộng KNS:
- Gia đình em có mấy người? Em là
con thứ mấy trong gia đình? Em có
được bố mẹ quan tâm, chăm sóc nhất
nhà không? Khi được cả nhà quan
tâm, em có nghĩ mình là người quan
trọng nhất (chúa tể) của gia đình
không? Em có cách cư xử với mọi
người như thế nào?

đơn giản.

- Ếch cứ tưởng: bầu trời trên đầu chỉ bé
bằng chiếc vung còn nó: thì oai như một
vị chúa tể.
+ Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng
lại huênh hoang.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần
gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng.

* Bài học: Dù hoàn cảnh, môi trường

sống hạn chế cũng không được tự
bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về
mình mà phải cố gắng học tập để
vươn lên.


Gv kết luận: Sống yêu thương, hòa
thuận với mọi người chính là KNS
biết giao tiếp, ứng xử có văn hóa,
chung sống hòa bình. Khi các em có
kĩ năng này, các em sẽ được mọi
người tôn trọng, yêu quí.
GV chuyển ý :
Do sống trong môi trường chật hẹp,
sự hiểu biết và có cái nhìn về thế giới
xung quanh quá hạn hẹp, đơn giản
nên Ếch đã nảy sinh tư tưởng chủ
quan, kiêu ngạo huênh hoang. Một
năm nọ, trời mưa to làm nước trong
giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa Ếch ta ra
ngoài. Lúc này, môi trường sống của
Ếch ta thế nào? Cách sống của Ếch ra
sao?chúng ta chuyển sang mục b.
GV gọi HS đọc Đ2
- Trong đoạn hai em thấy ếch đã gặp
tình huống gì?
- Cách ra ngoài giếng đó là ý muốn
khách quan hay chủ quan của ếch?(Ý
muốn khách quan vì ếch không
muốn ra khỏi giếng.)

- Không gian ngoài giếng có gì khác
với không gian trong giếng? Ếch có
thể làm gi?
- Ếch có thích nghi được với sự thay
đổi đó không?
H/s thảo luận. Gv kết luận (Ếch
không thể thích nghi với hoàn cảnh
sống mới)
- Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ
điều đó?

b. Ếch khi ra khỏi giếng:
* HS trả lời:
- Tình huống: Trời mưa to, nước trong
giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra
ngoài.

- Không gian: rộng lớn,

- Cử chỉ: ếch ta có thể đi lại khắp nơi,
nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu
trời, chả thèm để ý gì đến xung quanh.
+ Ếch không tự mình có ý thức ra khỏi
giếng nên không nhận ra bầu trời, mặt
- Vì sao ếch lại có thái độ “nhâng đất rộng lớn.
nháo”, và “chả thèm để ý gì đến xung + Kiêu ngạo và chủ quan.
quanh” như thế?
- Kết cục: Ếch bị con trâu giẫm bẹp
- Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với



ếch?
- Theo em, vì sao ếch lại bị giẫm bẹp?
H/s trả lời, gv kết luận:
- Ếch cứ tưởng mình là “chúa tể”như
trong giếng, coi thường mọi thứ xung
quanh; do ếch sống lâu trong môi
trường chật hẹp, không có kiến thức
về thế giới rộng lớn.
GV chuyển ý: Bây giờ, môi trường
sống của Ếchđã thay đổi, bầu trời
rộng hơn, xung quanh rộng lớn hơn,
thế mà Ếch vẫn giữ thói cũ, cứ đi lại
nghênh ngang và tưởng như đáy giếng
chỉ có những con vật nhỏ bé, còn
mình vẫn là chúa tể nên chú phải chấp
nhận hậu quả thật đáng tiếc.
GV liên hệ mở rộng chủ đề giao
thông:
- Khi tham gia giao thông ngoài
đường, em cần chú ý điều gì?(Chấp
hành đúng quy định về ATGT)
H/s trả lời, gv kết luận
- Trong đoạn truyện ngụ ngôn này tác
giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì?

(Hình ảnh minh họa)

- Nghệ thuật: Cách kể chuyện bất ngờ,
hài hước, kín đáo. Nghệ thuật nhân hóa,

sử dụng từ láy đặc tả (nghênh ngang,
nhâng nháo).
* Bài học: Không được chủ quan, kiêu
ngạo, coi thường xung quanh vì chủ
- Từ đó em rút ra bài học gì cho bản quan kiêu ngạo thường phải trả giá đắt.
thân?
5. Tổng kết:
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá
trịnội dung và nghệ thuật của
truyện.
- Qua câu chuyện nhỏ này, em học
được gì từ cách kể chuyện của dân
gian?

-Theo em ,truyện ‘Ếch ngồi đáy giếng
ngụ ý phê phán điều gì, khuyên răn
điều gì?

a. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời
sống
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo
huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước, kín
đáo.
b. Nội dung:
- Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn
hẹp mà lại huênh hoang.
- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng
tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu

ngạo.


- GV Lấy một ví dụ về tấm gương
đi nhiều hiểu biết rộng?
(Bác Hồ kính yêu của chúng ta,
trong suốt cuộc đời cách mạng của
mình, Người đã đi rất nhiều nơi, đến
đâu Người cũng học hỏi, tiếp thu có
chọn lọc trở thành tinh hoa văn hóa
Hồng Lạc, tinh hoa văn hóa nhân
loại)
H/s đọc và nêu yêu cầu bài tập 1, sgk
(trang 101)
- Tìm hai câu văn trong văn bản mà
em cho là quan trọng nhất thể hiện
nội dung và ý nghĩa của truyện?

-Thử nêu một số hiện tượng trong
cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch
ngồi đáy giếng”?

Bài tập bổ sung:
Tìm một số thành ngữ, tục ngữ, danh
ngôn gần gũi với nội dung câu
chuyện?

- Chuyển truyện “ Ếch ngồi đáy
giếng” sang thể thơ bốn chữ.
Bà kể em nghe

Chuyện con ếch nọ
Da thì nhăn nhó
Tính lại kiêu căng

* HS đọc “Ghi nhớ” (SGK trang 101).
IV. Luyện tập:
1.Bài tập 1: Tìm hai câu văn:
- “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ
bé bằngchiếc vungvà nó thì oai như
một vị chúa tể”.
- “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn
lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung
quanh nên đã bị một con trâu đi
quagiẫm bẹp”.
2.Bài tập 2:
- Một bạn học rất giỏi ở trường này,
tỏ ra tự mãn nhưng khi đi thi cùng các
bạn trường khác thì lại thất bại.
- Một người tự cho mình là giỏi, đầu
tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình
chưa từng biết, kết cục bị phá sản.
3.Bài tập bổ sung:
* Thành ngữ: Coi trời bằng vung; Ếch
ngồi đáy giếng.
* Tục ngữ: Đi một ngày đàng học một
sàng khôn.
* Danh ngôn:
-“Kiến thức của mỗi người chỉ là một
giọt
nước trong biển nước mênh mông”.

-“Biết mình biết người trăm trận trăm
thắng”.
* Bài Tập
Mưa tràn đồng ruộng
Nước tuôn xuống giếng
Ếch vượt ra ngoài
Bơi lội tung tăng
Khoácloáckêuvang
Bên con nhái nhép
Gặp đàn trâu mộng


Bơi lội tung tăng
Ở trong giếng hẹp
Bên con nhái nhép
Và chú cua đồng
Ếch xưng là ông
Các loài đều sợ
Tưởng là chúa tể
Ếch chẳng nể ai
Rồi một sớm mai

Ếch không thèm tránh
Bị giẫm chết tươi
Thật đáng kiếp đời
Những người tự phụ.

4.Củng cố:
* Gv khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.
5. Hướng dẫn về nhà:

Bài tập về nhà (phát phiếu học tập)
1) Em hãy vẽ bức tranh mô phỏng hình ảnh chú Ếch theo cảm nhận của em.
- Yêu cầu: có thể vẽ cá nhân trên giấy A 4 hoặc vẽ theo nhóm từ 2 – 3 em trên giấy
A 3. (Tích hợp môn học Mỹ Thuật)
2) Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về chú Ếch trong văn bản. Từ đó, em rút ra
được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? (Tích hợp giáo dục kỹ năng
sống)
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: Thầy bói xem voi
III. Hiệu quả của biện pháp.


Qua việc tiến hành soạn giảng,kết hợp các biện pháp đề xuất
thực tế,kết quả giảng dạy giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng HS khối
6 tôi thấy kết quả tương đối khả quan:
Về phía giáo viên: chủ động nắm vững các công cụ giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh, linh hoạt hơn khi đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận
nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa ra các tình huống để các em sắm vai
và khám phá ra những cách giải quyết vấn đề; tổ chức những trò chơi để thông qua
trò chơi các em sẽ được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho mình; có thêm vốn
sống để đồng hành và định hướng cho các em, giúp các em xây dựng được năng
lực tâm lý xã hội để từ đó các em có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề của
mình.
Về phía học sinh: Là học sinh đầu cấp, các em bước đầu đã nhận thức được
các kĩ năng sống, hiểu được mục đích của giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường,
từ đó chủ động hơn, biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống,
biết dung hòa giữa cái tôi và ta, có những chọn lựa và quyết định kịp thời . Học
sinh còn được rèn các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thông cảm với người khác,
suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, giải quyết vấn đề và giao tiếp có hiệu quả
hơn ...

Cụ thể:
-Các em không rụt rè,e ngại,thiếu tự tin khi đứng trước đám đông mà thay
vào đó là sự tự tin, thái độ cởi mở hơn.
- Không khí lớp học có sự hào hứng, sôi nổi, các em thích được học, bộc lộ
những điều mình suy nghĩ để chia sẻ cùng các bạn.
- Cái được lớn nhất trong giờ Ngữ văn có tích hợp giáo dục kĩ năng sống là
các em không chỉ được củng cố về kiến thức về văn học, dùng từ tiếng Việt mà
còn nâng cao kĩ năng tự nhận thức về giá trị của lối sống đẹp, hữu ích, kĩ năng làm
chủ bản thân , kĩ năng giao tiếp, kĩ năng động não phân tích tình huống, kĩ năng
thực hành, trình bày trước tập thể…
Kết quả cụ thể sau khi nghiên cứu đề tài:
Đề tài này được thực hiện trong năm học 2016-2017 và được tiếp tục thực
hiện trong năm học 2017-2018. Xin dẫn ra số liệu cụ thể qua khảo sát ở lớp 6Bnhư
sau:
Số bài KT

35

HS có kĩ năng tốt

HS có hình thành HS có kĩ năng chưa
được kĩ năng
tốt

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng


Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

18

51,4%

13

37,2%

4

11,4%


C.KẾT LUẬN :
I.Những bài học kinh nghiệm.
Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là
việc làm cần thiết, quan trọng, song quá trình thực hiện lại không phải dễ dàng.
Tuy vậy , bằng kinh nghiệm còn hạn chế của mình, sau khi áp dụng đề tài, tôi tự rút
ra cho mình một vài kinh nghiệm:
Giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng trong công tác giáo dục kĩ
năng sống để lựa chọn kĩ năng phù hợp đối tượng học sinh từng khối lớp và địa
phương, lựa chọn kĩ thuật dạy học phù hợp kết hợp hình thức hợp lí nhằm phát huy
tính chủ động tích cực của học sinh, giúp các em phát huy cao độ trí tuệ, cảm xúc,
năng động, sáng tạo trong học tập và giao tiếp.

Cuộc sống luôn biến đổi, do vậy không thể có một giáo trình cứng nhắc về kĩ
năng sống. Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối quan hệ
giữa kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Chẳng hạn để hình
thành kĩ năng tự nhận thức( nhận thức bản thân, xây dựng kế hoạch, xác định điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân, khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu, tư duy tích cực
và tư duy sáng tạo…) giáo viên cần sáng tạo nhiều câu hỏi, tình huống trong bài
học để học sinh qua đó hình thành các kĩ năng sống. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi
hỏi ở giáo viên một tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo cao.
Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có lòng yêu
nghề, có tâm huyết , sự kiên nhẫn và nhất là phải đầu tư thời gian soạn giáo án, có
phương pháp hợp lí, sinh động dạy vừa đủ, vừa thấm, không dư, không thiếu.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học ích ý
thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp các em hiểu biết về
thể chất, tinh thần của bản thân mình, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa…
Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố
chứ không phải chỉ từ các bài giảng. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ
năng sống trong nhà trường chính là thầy cô giáo, ngoài cộng đồng chính là các bậc
phụ huynh, người thân trong gia đình, thôn xóm và các tập thể xã hội khác.
II.Đề xuất,kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh , tôi xin kiến nghị :
Với Phòng GD&ĐT : Tổ chức chuyên đề , hội thảo về tiết dạy có lồng ghép,
tích hợp kĩ năng sống cho học sinh để giáo viên các trường có tiếng nói chung về
phương pháp và có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhau.
Với Nhà trường: Nhà trường kiểm tra sát sao hơn giáo án bộ môn có lồng
ghép kĩ năng sống, Liên Đội tổ chức thêm giờ hoạt động ngoại khóa để các em
được rèn luyện thêm các kĩ năng sống.
Với phụ huynh : Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình ,đầu tư
nhiều về thời gian cho con cái học tập . Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc



sách;chia sẻ, tư vấn, định, bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi
trong việc bộc lộ và phát triển cảm xúc, tình cảm trong giao tiếp.
III. Lời kết:
Có thể nói, học sinh chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những
người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Khi có kĩ năng sống, các em
sẽ luôn vững vàng trước thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích
cực và phù hợp, làm chủ được chính mình. Ngược lại nếu thiếu kĩ năng sống , các
em sẽ thường bị vấp váp, dễ thất bại, chậm trễ trong khâu tự quyết định nên hay lỡ
mất cơ hội…Do vậy giáo dục thế hệ trẻ không chỉ chú trọng “dạy chữ” mà còn phải
quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ “dạy người”. Con người không chỉ có tri thức
mà còn phải biết sống đúng, sống đẹp, sống có ích.
Trong phạm vi cấp học phổ thông , việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh bước đầu hình thành và phát triển cho các em khả năng ứng xử phù hợp,
phát huy tính tích cực, tự giác, tự chủ, tư duy, sáng tạo, có ý thức vươn lên trong
học tập. Đó chính là chìa khoá để các em thành công trong cuộc sống sau này.
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã áp dụng thực hiện còn mang tính chủ quan.
Có lẽ những kinh nghiệm trên không tránh khỏi những hạn chế nên tôi vẫn chưa hết
trăn trở để tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp với
mong muốn có thêm những phương pháp dạy học có hiệu quả hơn. Vì vậy bản thân
tôi và tổ Ngữ văn rất mong được sự đóng góp từ các quý thầy cô về dự chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn
Hồng Châu, ngày 10 tháng10 năm 2018
Người viết

Nguyễn Thị Yên




×