Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các giai đoạn lịch sử phát triển trái đất: Kỷ Ordovic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 7 trang )

Ordovic
(Kỷ - Hệ)
Tống Duy Thanh. Khoa Địa chất
Trường ĐHKHTN (Đại học Quốc gia Hà Nội).
334 Nguyễn Trãi. Thanh Xuân. Hà Nội.

1. Giới thiệu
Ordovic là kỷ (hệ) thứ 2 của Paleozoi, đứng sau Cambri và trước Silur, dài khoảng 44,6
triệu năm, bắt đầu từ sau sự tuyệt chủng sinh giới Cambri-Ordovic cách nay 488,3±1,7 triệu năm
và kết thúc với đợt tuyệt chủng Ordovic-Silur cách nay 443,7±1,5 triệu năm [Bảng 1]. Tên gọi
Ordovic do Charles Lapworth đề nghị năm 1879 dựa theo tên bộ tộc cổ ở bắc xứ Wales (tây nam
nước Anh). Trước kia Ordovic thường được coi là thống hạ của hệ Silur, tuy nhiều nhà địa chất
đã nhận thấy tình chất độc lập của phân vị
Bảng 1. Phân chia địa tầng Ordovic
này. Đến năm 1960, Đại hội Địa chất
(Ủy ban Địa tầng Quốc tế, 2008)
Quốc tế lần thứ 21 quyết định Ordovic là
Kỷ
Thế
Khởi Thời
Bậc (Thời)
một hệ (kỷ) độc lập.
đầu đoạn
(Hệ)
(Thống)
Silur

ORDOVIC

Ordovic là kỷ phát triển phong phú
Bút đá – một dạng của động vật Nửa dây


sống – Bọ ba thùy và Răng nón (Conodonta). Những hóa thạch này có ý nghĩa địa
tầng rất tốt, nhờ đó ranh giới dưới của hệ
Ordovic được xác định tốt và dễ dàng đối
sánh rộng rãi trên thế giới.

Llandovery
Ordovic muộn
(thượng)
Ordovic giữa
(trung)
Ordovic sớm
(hạ)

Rhuddan

443,7

4,7

Hirnant

445,6

1,9

Kati

455,8

10,2


Sandbi

460,9

5,1

Darriwil

468,1

7,2

Daping

471,8

3,7

Floi

478,6

6,8

488,3
9,7
Tremadoc
Năm 2008, Ủy ban Địa tầng Quốc tế đã
492,0

3,7
Cambri
Furongian
Cambri 10
thống nhất chia Ordovic thành ba thống với
Khởi đầu: Số triệu năm từ khi bắt đầu của mỗi bậc đến nay.
nhiều bậc (Bảng 1), trong đó chỉ bậc dưới
Thời đoạn: Số triệu năm hình thành mỗi bậc. (Ủy ban ĐTQT 2008).
cùng của hệ – bậc Tremadoc trong phân chia địa tầng Ordovic trước đây còn được sử dụng trong sơ
đồ địa tầng của Ordovic.

Những nét nổi bật trong lịch sử Ordovic là: 1) Tiến hóa và đa dạng hóa nhanh chóng của nhiều
dạng động vật biển thay thế cho giới động vật Cambri. 2) Lục địa khổng lồ Gondwana di chuyển về
phìa Nam Cực gây nên thời kỳ băng giá lớn. 3) Đợt tuyệt chủng lớn của sinh giới ở cuối kỷ.
2. Sinh giới trong Ordovic
Kỷ Ordovic bắt đầu một giai đoạn mới trong lịch sử tiến hóa sinh giới. Thay thế cho hệ động
vật Cambri đã bị tuyệt chủng là nhiều dạng sinh vật mới xuất hiện; chúng phát triển và tiến hóa, đa
dạng hóa nhanh chóng. Số lượng các họ Động vật
không xương sống tăng nhanh chóng từ khoảng
200 họ vào cuối Cambri đã tăng lên đến khoảng
500 vào đầu Ordovic. Nhiều nhóm sinh vật xuất
hiện từ Cambri như Bọ ba thùy [H. 1], Chân ríu,
Chân bụng của ngành Thân mềm, Bút đá của
ngành Nửa dây sống trở nên đa dạng và phổ biến
Hình 1. Bọ ba thuỳ của Ordovic
hơn. Chình sự phổ biến rộng rãi điều kiện biển
1. Illaenus; 2. Illaenus cuộn tròn để tự vệ; 3. Asaphus
nông và ấm trong Ordovic là môi trường thuận lợi
40



cho sự phát triển sinh giới. Quần hợp Tảo lục – Stromatolit phân bố rộng rãi, xuất hiện nhiều Trùng
lỗ (Foraminifera), Lỗ tầng (Stromatoporoidea) – một dạng gần gũi với Bông biển (Spongia) – góp
phần tạo thành chuỗi thức ăn cho nhiều động vật. Xuất hiện hàng loạt động vật mới như San hô (cả
San hô bốn tia và San hô vách đáy), Tay cuộn có khớp vỏ vôi, Rêu động vật (Bryozoa) và nhiều đại
biểu mới của ngành Thân mềm như Chân ríu (Pelecypoda) và Chân đầu (Cephalopoda). Đặc biệt
nhóm Nautiloid của Chân đầu rất phát triển với kìch thước khổng lồ, như giống “Endoceras” có
chiều dài cơ thể đến 10 m, đó là những động vật ăn thịt hung dữ trong biển Ordovic. Bọ ba thùy tiếp
tục phát triển những đại biểu mới thay thế cho các dạng Cambri đã bị tiêu diệt từ cuối kỷ trước.
Dưới đây là những nét lớn về sự phát triển của các nhóm sinh vật chủ yếu trong Ordovic.
2.1. Bọ ba thùy: Đa dạng và phong phú, nhưng đều là những bộ và họ mới, khác hẳn Bọ ba
thùy Cambri đã bị tuyệt chủng ở cuối Cambri. Nét đặc trưng cho Bọ ba thùy Ordovic là: 1) Có
khiên đầu và khiên đuôi lớn gần bằng nhau, sườn, đuôi thể hiện rõ nét, số đốt phần ngực bụng
giảm bớt, mắt phát triển. 2) Có khả năng cuộn tròn, có lẽ đó là bản năng tự vệ thụ động khi gặp
kẻ thù. 3) Mắt phát triển ở dạng mắt kép [H.1].
2.2. Bút đá. Bút đá xuất hiện từ Cambri nhưng còn rất thưa thớt, sang Ordovic chúng phát
triển rất phong phú và còn tiếp tục phát triển sang Silur. Hóa thạch Bút đá thường phong phú và
được bảo tồn tốt trong các đá trầm tìch hạt mịn,
tướng nước sâu. Do sống trôi nổi nên chúng phân bố
rộng rãi về địa lý và trở thành hóa thạch định tầng rất
tốt và tạo cơ sở cho việc nghiên cứu địa tầng
Ordovic và Silur ở khắp các châu lục [H. 2].
2.3.Tay cuộn (Brachiopoda). Ngành Tay cuộn
gồm lớp Không khớp (Inarticulata) và lớp Có khớp
(Articulata). Lớp Không khớp có cấu tạo nguyên thuỷ,
1
2
3
4
vỏ phần lớn bằng chất kitin. Cấu tạo của lớp Có khớp

Hình 2. Một số hoá thạch Bút đá trong Ordovic
tiến hóa hơn, vỏ bằng chất vôi. Lớp Có khớp xuất hiện
1. Clonograptus; 2. Diplograptus; 3. Glyptograptus;
từ cuối Cambri, nhưng bắt đầu phát triển phong phú ở
4. Climacograptus.
Ordovic. Nhờ cấu tạo tiến hóa, có vỏ bằng chất vôi và
sự đóng mở vỏ bằng khớp mà con vật có khả năng lớn trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Tay cuộn Có
khớp đặc biệt phát triển và trở nên phong phú, gồm nhiều bộ họ mới, sinh sôi đông đúc trong
những vùng biển thềm lục địa và ở nhiều nơi đã tạo nên những tầng đá chỉ gồm tòan vỏ của chúng.
Chình do đó mà Tay cuộn có khớp là một trong những nhóm hóa thạch có vai trò quan trọng đối
với nghiên cứu địa tầng và cổ địa lý.
2.4. Động vật Sợi chích (Cnidaria). Cơ thể của những động vật này có loại tế bào dùng làm
công cụ tự vệ gọi là tế bào chìch, khi gặp kẻ thù chúng bắn các sợi chìch chứa chất độc làm tê
liệt kẻ thù. Các loại San hô bốn tia và San hô vách
đáy xuất hiện lần đầu và chúng sẽ phát triển phong
phú, đa dạng vào các kỷ sau. Dạng Lỗ tầng cũng lần
đầu xuất hiện [H. 4].
2.5.Thân mềm (Mollusca). Thượng bộ
Nautiloidea (dạng Anh vũ của lớp Chân đầu) rất phát
triển và đa dạng, với giống điển hính là Endoceras có
siphon lệch về bên. Nautiloidea là động vật săn mồi
hung dữ, có thể đạt độ dài hàng chục mét [H. 3; H. 5].
41

Hình 3. Hình dạng một con Chân đầu tương tự Orthoceras – loại ăn thịt hung dữ trong Ordovic.
( />

Các lớp Chân ríu (Pelecypoda) và Chân bụng
(Gastropoda) cũng có những phát triển mới.
2.6. Da gai (Echinodermata). Các đại biểu của

ngành Da gai có vai trò lớn là các lớp Cuống biển
(Cystoidea) và Nụ biển (Blastoidea) [H. 4], ngoài ra
còn có mặt Huệ biển (Crinoidea) và Cầu gai
(Echinodermata).
Trong Ordovic cũng bắt đầu xuất hiện Rêu
động vật (Bryozoa), Chân cánh (Pteropoda),
Tentaculites và Răng nón (Conodonta) – một
nhóm hóa thạch có vị trì phân loại không rõ ràng.
Nhiều nhóm sinh vật khác như Trùng lỗ
(Foraminifera), Bông biển (Spongia) và nhiều loại
đại biểu của ngành Chân khớp cũng đã gặp trong
trầm tìch Ordovic tuy chưa đóng vai trò lớn trong
sinh giới.
Hóa thạch động vật có xương sống đã xuất hiện
từ Cambri, nhưng hóa thạch Cá không hàm chỉ mới
phát hiện trong Ordovic hạ ở Bolivi và Australia,
sang Silur đã gặp nhiều dạng cá khác nhau.
Thực vật trong hai kỷ Cambri và Ordovic chỉ là
những thực vật bậc thấp – Tản thực vật, gồm các
loại tảo sống ở môi trường nước, chưa có cấu tạo
mô dẫn truyền.
3. Sinh-địa lý cổ

Hình 4. Hoá thạch San hô, Da gai, Thân mềm trong Ordovic
San hô: 1.Catenipora; 2. Lambeophyllum; 3. Favistella
Da gai: 4. Echinospaerites; 5. Echinoencrinites;
6. Protaxocrinus; 7. Blastoidocrinus
Thân mềm:
8. Endoceras; 9. Cyrtendoceras


Các lục địa Gondwana, Laurentia, Baltica và
Siberia tách rời nhau và di chuyển trong suốt kỷ Ordovic đã tạo nên những vùng biển nông thềm
lục địa, làm môi trường thìch hợp cho sự phát triển phong phú và tiến hóa sinh vật biển. Trên cơ
sở nghiên cứu thành phần hóa thạch, các nhà địa chất đã nhận rõ trong Ordovic có hai tỉnh sinhđịa lý với thành phần sinh vật phân biệt nhau. Tỉnh sinh-địa lý thứ nhất ở phìa bắc bao gồm các
khu hệ động vật nhiệt đới xìch đạo trong các biển thềm lục địa bao quanh các lục địa Laurentia,
Baltica và Siberia. Tỉnh sinh-địa lý thứ hai ở phìa nam có điều kiện nước biển lạnh, bao gồm
những vùng biển bao quanh lục địa Gondwana. Trên cơ sở thành phần hóa thạch Bọ ba thùy,
tỉnh sinh-địa lý phìa bắc bao trùm những khu vực
thuộc Bắc Mỹ, Tây Âu, Tây Bắc Nga và Siberie, được
đặt tên là khu hệ động vật Bathyurid, theo sự phổ biến
Bọ ba thùy thuộc họ Bathyuridae. Ở tỉnh sinh-địa lý
nước lạnh quanh Gondwana gọi là tỉnh HungariidCalymeniid, chứa những Bọ ba thùy hoàn toàn khác,
gồm các đại biểu của các họ Hungariidae,
Calymeniidea, Pliomeridae, Illaenidae và Asaphidae.
Chình điều kiện môi trường biển với nhiệt độ khác Hình 5. Một con Chân đầu “Endoceras” đang bắt giữ
nhau đã dẫn đến sự khác nhau về thành phần Bọ ba một con mồi Bọ ba thùy trong kỷ Ordovic.
( />
42


thùy của hai tỉnh sinh-địa lý này. Hai tỉnh sinh-địa lý này cũng thể hiện rõ nét trong thành phần
hóa thạch Tay cuộn.
Trong thành phần hóa thạch Ordovic muộn có sự pha trộn một số đại biểu các họ của tỉnh này
trong tập hợp hóa thạch của tỉnh kia. Điều này chứng tỏ có sự di cư của động vật và sự thế giới hóa
các đại biểu sinh vật, đồng thời sự di chuyển các lục địa kéo theo sự di chuyển các vùng biển thềm
lục địa, tạo điều kiện cho sự giao lưu sinh vật thuộc các khu hệ khác nhau.
4. Sự tiến hóa và tuyệt chủng sinh giới trong Ordovic
Ordovic đánh dấu một thời kỳ phát triển tỏa tia rầm rộ của nhiều nhóm động vật không xương
sống như Da gai, Thân mềm, Tay cuộn, v.v… Các đại biểu của Da gai cổ đã đạt sự phát triển cực
thịnh trong Ordovic và đầu Silur. Tay cuộn đã có bước phát triển nổi bật từ Cambri đến Ordovic từ

các dạng không khớp, vỏ kitin chuyển sang dạng có khớp vỏ vôi, tăng cường sự bền vững của vỏ và
khả năng đấu tranh sinh tồn. Cùng với động vật không xương sống là sự phát triển nhanh chóng của
Bút đá trong Ordovic và Silur. Từ Ordovic, Bút đá trở nên rất phong phú, đa dạng, và sự phát triển
này còn tiếp tục trong Silur. Đáng chú ý là từ giữa Ordovic những động vật tạo vôi bắt đầu tiến hóa
rồi phát triển rầm rộ trong Silur để hính thành ám tiêu, đó là các loại San hô, Lỗ tầng
(Stromatoporoidea), v.v…
Trong kỷ này đã xảy ra sự tuyệt chủng hàng loạt các đại biểu điển hính của sinh giới. Hiện
tượng tuyệt chủng đầu tiên ở Ordovic có thể diễn ra trong Ordovic giữa. Hoạt động phun trào
mạnh mẽ có thể là nguyên nhân gây tuyệt chủng. Hiện tượng tiêu giảm giống loài động vật
trước và sau hoạt động phun trào ở Ordovic giữa thể hiện rất rõ nét. Vì dụ trong mặt cắt
Blackriver-Trenton ở Bắc Mỹ, tầng tro núi lửa đánh dấu sự biến đổi đột biến về số lượng giống
loài sinh vật. Trong đá trầm tìch bên dưới tầng tro này hóa thạch sinh vật rất phong phú và đa
dạng, nhưng ở tầng trầm tìch phủ trên tầng tro núi lửa thí bên cạnh sự giảm sút số lượng giống
loài của Rêu động vật, Tay cuộn v.v... thí hơn 80% đại biểu của Chân ríu, 90% của Bọ ba
thùy, toàn bộ Da gai, Chân đầu không còn gặp nữa. Sự tuyệt chủng hàng loạt quan sát trực tiếp
được ở mặt cắt Blackriver-Trenton trở thành nổi tiếng trong địa chất thế giới và hiện tượng
tương tự cũng gặp trong nhiều mặt cắt Ordovic trung ở những nơi khác.
Cuối Ordovic diễn ra đợt tuyệt chủng thứ hai trong kỷ và là đợt tuyệt chủng lớn thứ ba trong
Paleozoi. Về mức độ các đại biểu sinh vật bị biến mất thí đợt tuyệt chủng này chỉ đứng sau đợt
tuyệt chủng cuối Cambri và cuối Permi, 12% số lượng các họ và 80% số lượng các giống của
sinh giới biến mất trên thế giới. Điều này làm cho sinh giới đầu kỷ Silur trở nên đơn dạng và
nghèo nàn hơn so với trước. Nguyên nhân của đợt tuyệt chủng hàng loạt này có lẽ liên quan trực
tiếp với hiện tượng băng hà phát triển rộng rãi ở Gondwana quanh Nam Cực lúc đó (ứng với
Đông Sahara hiện nay). Các nhà địa chất tình ra sự đóng băng này đã làm mực nước biển hạ
xuống đến 200-300 m. Diện tìch biển nông bị thu hẹp, nhiệt độ nước biển hạ thấp ngay cả ở
vùng xìch đạo; đó là những điều kiện khắc nghiệt đối với đời sống sinh vật dẫn đến sự tuyệt
chủng hàng loạt sinh giới.
5. Hoạt động kiến tạo và cổ địa lý
Trong kỷ Ordovic, các lục địa lớn ngăn cách với nhau bằng những đại dương rộng bao la [H. 6].
Ở ría những lục địa này là các tiểu lục địa và cung đảo, một số trong chúng về sau bồi tụ vào lục địa

lớn tạo thành phức hệ địa lý địa phương, là yếu tố phụ thêm cho thành phần giàu sinh vật của
Ordovic. Lục địa lớn nhất là Gondwana (bao gồm lãnh thổ của Nam Mỹ, Châu Phi, bán đảo Arabia,
43


Châu Nam Cực và Australia) bao trùm từ Nam
Cực cổ ở Châu Phi cho đến xìch đạo cổ ở
Australia. Phần lớn lục địa này, nhất là Trung Phi
và Ấn Độ suốt trong Ordovic là vùng đất liền nên
không có trầm tìch Ordovic. Trong khi đó Bắc Phi,
bán đảo Arabia và nhiều vùng của Australia bị biển
nông ngập nên hính thành trầm tìch Ordovic giàu
hóa thạch. Hoa Nam và Đông Dương gắn liền với
Gondwana trong suốt Ordovic. Thành phần trầm
Hình 6. Phân bố các lục địa trong Ordovic giữa
tìch phản ánh vĩ độ cổ của nơi chúng được trầm
đọng – phần lớn trầm tìch vụn được hính thành ở
gần cực, còn trầm tìch carbonat ở gần xìch đạo. Lục địa Laurentia, bao gồm Bắc Mỹ và Greenland
ngày nay, trong Ordovic vắt qua xìch đạo và cách xa Gondwana nên hính thành trầm tìch carbonat.
Tính hính của lục địa Siberia cũng tương tự ví có vị trì gần xìch đạo như Laurentia [H. 6]. Lục địa
Baltica (gồm Bắc Âu và nền Nga) trong Ordovic nằm ở khoảng vĩ độ trung bính. Bao quanh những
lục địa cổ này là các vùng thềm lục địa, sườn lục địa hoặc những bồn biển ría gắn liền với các cung
đảo. Ở những nơi đó, trầm đọng đá phiến sét hoặc
bột kết chứa Bút đá, còn vùng nước nông trầm
đọng trầm tìch giàu sinh vật đáy. Ở vùng biển xa
khơi hơn là đại dương, những đại dương này gồm
đại dương Iapetus ngăn cách Laurentia và Baltica,
biển Tornquit ngăn cách Gondwana và Baltica [H.
7]. Những biển và đại dương bị ngăn cách bằng
các lục địa đã hính thành những khu vực địa lý

riêng biệt, tạo môi trường phát triển cho những
phức hệ động vật địa phương rõ nét trong Ordovic,
Hình 7. Vị trí các lục địa Baltica, Laurentia và Avalonia trong
nhất là ở Ordovic sớm.
Ordovic muộn. Trên hình thể hiện biển Tornquist nằm giữa

Khung cảnh địa lý thay đổi liên tục trong Baltica và tiểu lục địa Avalonia. Giữa Laurentia, Baltica và
Avalonia là đại dương Iapetus. Vùng sáng thể hiện phạm vi
Ordovic, thể hiện rõ ở sự tàn lụi của các đại bờ biển của các vùng lục địa hiện nay.
/>dương, vì dụ như biển Tornquit bị khép lại, đại
dương Iapetus bị hẹp lại. Khi đó, các đảo trong đại dương sẽ ghép lại với riềm của ría lục địa
tìch cực dọc theo các đới hút chím. Sự thay đổi khung địa lý cũng thúc đẩy sự di cư động vật từ
lục địa này sang lục địa khác. Các tiểu lục địa cũng di chuyển ngang qua các đại dương, vì dụ
Avalonia (gồm vùng phìa nam nước Anh và Đông Bắc Mỹ) di chuyển từ Gondwana qua
Laurentia và một đại dương mới được hính thành – đại dương Rhea, nằm ở phìa sau Avalonia.
Đồng thời, một phần của Laurentia cũng bị di chuyển và đến cuối Ordovic bị bồi tụ với vùng
ứng với Nam Mỹ ngày nay.
Các đai núi được hính thành dọc theo các đới hút chím, đó là kỳ tạo núi Caledoni sớm, gồm
các dải dọc phìa tây bắc của Iapetus, giữa Laurentia và Baltica, và dọc theo phìa đông của
Australia. Những biểu hiện tạo núi Caledoni sớm cũng thấy ở phìa đông bắc Kazakhstan.
5.1. Tạo núi Caledoni. Hoạt động tạo núi Caledoni (theo tên vùng Scotland bằng tiếng latin
– Caledonia) ban đầu được xác lập ở nước Anh và Tây Âu, ngày nay hoạt động tạo núi Caledoni
được xác định là một quá trính diễn ra từ Ordovic (pha Tacon) cho đến Devon sớm. Ở Bắc Mỹ
cấu trúc núi Caledonid thể hiện rõ nét ở Đông Bắc Mỹ và Greenland. Trong Silur sớm, đại
44


dương Iapetus vẫn phân cách Laurentia, Baltica và Gondwana, mảng Baltica di chuyển dần lên
phìa bắc, tiến gần lại với Laurentia và xô húc với mảng này dẫn đến pha tạo núi Caledoni kịch
phát vào giữa Silur (pha Scandi-Grampi). Khi đó Avalonia bị kẹp giữa hai mảng hội tụ Baltica

và Laurentia và khâu nối với hai mảng này, Na Uy khâu nối với Greenland; cuối cùng hính
thành một lục địa mới – lục địa Laurussia (còn gọi là lục địa Euramerica) bao gồm cả Laurentia,
Baltica và Avalonia. Siberia từ vị trì nam xìch đạo trong Cambri (Paleozoi sớm) di chuyển lên
bắc xìch đạo. Cấu trúc núi Caledonid cũng thể hiện ở Trung Âu, Kazakhstan, Bắc Thiên Sơn,
Đông Australia, v.v... Ở Hoa Nam, người Trung Quốc gọi là tạo núi Guangxi (Quảng Tây). Pha
chình của Caledoni diễn ra ở Silur giữa gọi là pha Scandi-Grampi sẽ được đề cập đến trong mục
từ Silur.
Pha Caledoni sớm hay Tacon. Không kể pha đầu tiên có lẽ xảy ra từ cuối Cambri thí pha đầu
tiên trong Ordovic của tạo núi Caledoni xảy ra ở bán đảo Scandinavia và Scotland (nước Anh) cách
nay 455 tr. năm, khi ría tây của Baltica xô húc với một cung đảo hoặc tiểu lục địa. Cũng tương tự,
pha Tacon xảy ra do ría đông của Laurentia xô húc với một cung đảo cách nay 480-435 tr. năm.
Tiểu lục địa Avalonia di chuyển theo hướng đông bắc về phìa Baltica, gây nên sự kiện một
phần đại dương Iapetus (biển Tornquist) bị hút chím xuống dưới phần đông của Avalonia. Cuối
Ordovic sự xô húc lục địa bắt đầu diễn ra giữa Avalonia và Baltica, biển Tornquist biến mất, dấu
vết còn lại của nó là đường khâu nằm dưới Biển Bắc (nằm giữa Đức, Đan Mạch và nước Anh),
nam Đan Mạch và Bắc Đức, Ba Lan.
Pha tạo núi Tacon tạo nên dãy núi ở cực đông bắc Hoa Kỳ và ở phìa đông Canada, cũng có
thể cả ở phìa đông bắc Hoa Kỳ nhưng ở mức độ yếu hơn. Từ Ordovic trung chế độ ranh giới
mảng hội tụ được hính thành ở ría đông của dải đảo thuộc Đông Bắc Mỹ và vật chất vỏ ở dưới
đại dương Iapetus dọc đới hút chím bị chím xuống manti theo hướng đông. Một phần vật chất
của mảng bị nóng chảy, tạo thành magma và trồi lên, tạo nên dãy cung đảo Tacon ngoài khơi.
Đến Ordovic muộn dãy cung đảo xô húc với lục địa Bắc Mỹ, toàn bộ đá trầm tìch và magma
nằm giữa các khối lục địa bị đứt gãy và uốn nếp dữ dội, cũng như chịu tác dụng biến chất mạnh
mẽ. Pha chình của tạo núi Caledoni xảy ra ở Silur giữa, sẽ được trính bày ở mục từ Silur.
6. Khí hậu trong Ordovic
Biển tiến lớn xảy ra trong Ordovic giữa tạo nên biển ría lục địa rộng có môi trường nông và
ấm, thuận lợi cho sự phát triển sinh vật. Tuy nhiên, cuối Ordovic đã xảy ra thời kỳ băng giá,
Gondwana nhất là Châu Phi, đứng giữa Nam Cực nên trở thành vùng cực băng giá, ngay cả nơi
thuộc Sahara ngày nay cũng có dấu vết băng (tilit). Những chứng cứ địa chất cũng cho thấy hiện
tượng băng giá này diễn ra rất nhanh chóng, chỉ vào khoảng nửa triệu năm. Điều kiện băng giá

này là nguyên nhân chình gây nên sự tuyệt chủng, đến 60% giống của sinh giới biến mất nên đợt
tuyệt chủng này trở nên lớn thứ hai của Phanerozoi, chỉ đứng sau đợt tuyệt chủng Permi-Trias.
Sự có mặt của đợt băng giá cuối Ordovic đã được minh chứng bằng nhiều tư liệu địa chất,
nhưng nguyên nhân gây nên sự kiện này là điều mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tím
được lời giải thỏa đáng.
7. Ordovic ở Việt Nam
Trầm tìch Ordovic ở Việt Nam gặp ở cả Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số ìt thuộc tướng biển
sâu, còn phần lớn thuộc tướng biển nông thềm lục địa. Một nhận xét chung là trầm tìch Ordovic
thường gắn liền với trầm tìch Silur thành những hệ tầng có tuổi liên tục Ordovic-Silur. Trầm tìch
45


tướng biển sâu chứa hóa thạch Bút đá chỉ gặp ở Quảng Ninh và Bắc Cạn và Thái Nguyên. Ở Quảng
Ninh là phần dưới của các hệ tầng Cô Tô và Tấn Mài, còn ở Bắc Cạn và Thái Nguyên cũng là phần
dưới của hệ tầng Phú Ngữ, phần trên của cả ba hệ tầng này đều có tuổi Silur sẽ được đề cập đến
trong mục từ Silur. Trầm tìch Ordovic tướng biển nông thềm lục địa gồm cả các hệ tầng lục nguyên
và carbonat. Trầm tìch lục nguyên chứa phong phú hóa thạch Tay cuộn và Bọ ba thùy phân bố ở
Thái Nguyên, vùng Thần Sa và Tràng Xá (hệ tầng Nà Mọ) và ở Thanh Hóa (hệ tầng Đông Sơn).
Trầm tìch lục nguyên-carbonat lộ ra ở Bắc Bắc Bộ, đó là hệ tầng Lutxia ở Hà Giang, gồm đá vôi và
đá phiến sét vôi chứa Tay cuộn và Bọ ba thùy, còn trầm tìch carbonat gặp ở hạ lưu sông Đà (Tây
Bắc Bộ), đó là phần dưới của hệ tầng Sinh Vinh chứa hóa thạch San hô tuổi Ordovic muộn.
Ở Trung Bộ, trầm tìch Ordovic phân bố ở Quảng Trị (phần dưới của hệ tầng Long Đại) và
tây Nghệ An (phần dưới của hệ tầng Sông Cả). Các hệ tầng này đều chứa hóa thạch Bút đá và
Tay cuộn đặc trưng cho môi trường nước sâu.
Tài liệu đọc thêm
1. Condie K. C. & Sloan R. E., 1998. Origin and Evolution of Earth. Principles of Historical Geology. PrinticeHall, Inc. 498 pgs.
2. Selley R.C, Cocks L.R.M., Plimer I.R. (Editors), 2005. Encyclopedia of Geology. Volume 1-5. Elsevier.
Academic Press.
3. Stanley S. M., 2009. Earth System History. 3 nd Edition. W.H. Freeman & Company. New York. 551 pgs.
4. The Ordovician in Wikipedia. The Free Encyclopedia. http:// Google.com.

5. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc (Đồng chủ biên), 2005. Các phân vị địa tầng Việt Nam. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
504 tr.. Hà Nội.
6. Tống Duy Thanh, 2008. Lịch sử Tiến hóa Trái Đất (Địa sử). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội. Tái bản
2009 (Chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật tài liệu mới). 340 tr.
7. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Chủ biên), 2009. Địa chất và Tài nguyên Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công
nghệ. Hà Nội 2009. 589 tr.
8. Wicander R. J. & Monroe S., 1993. Historical Geology. West Publishing Company. Minneapolis, St New York,
Los Angeles. San Francisco. 640 pgs.
9. Хаин Β. Ε., Коровковский Н.В., Ясамнов Н. А., 1997. Историческая геология. Издат. Московского
Университета. Москва. 448 стр.

46



×