Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Các giai đoạn lịch sử phát triển trái đất: Kỷ Trias

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 10 trang )

Chủ đề

MESOZOI

81


Trias
(Kỷ - Hệ)
Tống Duy Thanh. Khoa Địa chất.
Trường ĐHKHTN (ĐHQG HN)
Vũ Khúc. Hội Cổ sinh-Địa tầng VN

1. Giới thiệu
Kỷ Trias là kỷ đầu của nguyên đại Mesozoi, tiếp nối kỷ Permi cách nay 251 triệu năm và kế
tiếp sau nó là bắt đầu kỷ Jura cách nay 199,6 triệu năm [Bảng 1]. Hệ Trias do F. Alberti xác lập
(1831) dựa trên loạt trầm tìch của hệ này ở Đức. Mặt cắt Trias ở Đức gồm ba phần (từ đó, hệ
được đặt tên là Trias = ba phần) từ dưới lên: 1) Cát kết sặc sỡ (Buntsandstein); 2) Đá vôi vỏ sò
(Muschelkalk) và 3) Keuper. Trong ba phần của mặt cắt này chỉ có phần giữa là trầm tìch biển,
do đó việc phân chia và đối sánh địa tầng khó thực hiện, nên việc phân chia chi tiết được dựa
trên mặt cắt vùng núi Alpes thuộc Italia và Áo. Do đó, tên các bậc của Trias trung và Trias
thượng đều có xuất xứ từ vùng núi này. Hai bậc thuộc Trias hạ là bậc Indi (theo tên sông Indus ở
Pakistan), và bậc Olenek (theo tên sông Olenek – Оленëк) ở Siberie [Bảng 1]. Hai bậc này thay
cho bậc “Skythian hay Scythian” trước đây được sử dụng ở Châu Âu tương ứng với cả khối
lượng của thống Trias hạ.
Bảng 1. Phân chia địa tầng Trias
Hệ

Thống

Bậc



Khởi
đầu

Thời
đoạn

JURA

Jura hạ

Hettang

199,6

3,1

Ret
Nori
Carni
Ladin

203,6
216,5
228,0
237,0

4,0
12,9
11,5

9,0

Anisi

245,0

8,0

Olenek

249,7

4,7

Indi

251,0

1,3

Changhsing

253,8

2,8

T R I A S

Trias là kỷ có chế độ lục địa chiếm ưu thế và
mực nước biển thấp, điều này do rất nhiều khu

vực bị nâng cao từ hậu quả của hoạt động tạo núi
Hercyni và sự hính thành Pangea. Trầm tìch biển
hạn chế ở các khu vực thuộc đại dương Tethys,
vành đai Thái Bính Dương và vành đai Bắc Cực.
Kỷ Trias cũng bắt đầu cho sự thìch ứng tỏa tia
mới của nhiều nhóm sinh vật cả trên cạn và dưới
biển sau sự tuyệt chủng Permi/Trias, trước hết là
sự khởi đầu cho sự phát triển động vật Bò sát. Kỷ
Trias là giai đoạn kẹp giữa hai đợt tuyệt chủng
sinh vật – tuyệt chủng Permi/Trias và tuyệt chủng
cuối Trias.

PERMI

Trias muộn
(thượng)
Trias giữa
(trung)
Trias sớm
(hạ)
Loping

Khởi đầu: Số triệu năm từ khi bắt đầu của bậc đến nay.
Thời đoạn: Số triệu năm hình thành mỗi bậc.

Đầu Trias các siêu lục địa Pangea tiếp tục có dạng vòng cung hở như chữ C quay về hướng
đông. Ở lòng cung là đại dương Tethys và đại dương Paleo-Tethys đã có từ cuối Paleozoi. Bao
quanh Pangea là đại dương Panthalassa (Toàn Đại Dương). Do chỉ có một khối lục địa nên
đường bờ và diện tìch thềm lục địa giảm, trầm tìch biển nông ìt phổ biến. Vào giữa Trias Pangea
bắt đầu tách dãn, mở đầu quá trính phá vỡ siêu lục địa này.

2. Sinh giới trong Trias
Do sự hính thành Pangea ở cuối Paleozoi nên lục địa được mở rộng rất đáng kể, ở đó phổ biến
chế độ khì hậu khô hạn. Trên lục địa nước ngọt hiếm hoi, trong khi các biển ría lục địa thường có
độ mặn cao. Trong điều kiện đó đã diễn ra một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất của lịch
sử sinh giới. Ở dưới biển Bọ ba thuỳ, Trùng thoi, San hô vách đáy và San hô bốn tia đã bị tuyệt
chủng từ cuối Permi; ngành Tay cuộn giảm hẳn ví phần lớn Tay cuộn có khớp đã bị tuyệt chủng
trong Paleozoi muộn. Nhiều nhóm mới xuất hiện hoặc phát triển phong phú hơn hẳn trước. San hô
82


sáu tia xuất hiện, trong ngành Thân mềm thí lớp Chân ríu phát triển phong phú và đặc biệt lớp
Chân đầu phát triển mạnh mẽ với Cúc đá đóng vai trò quan trọng trong sinh giới. Trên cạn thực
vật nghèo hẳn ví điều kiện khắc nghiệt của khì hậu khô nóng, các đại biểu của thực vật hạt trần
phát triển. Trong động vật có xương sống, Bò sát phong phú dần và xuất hiện động vật Có vú.
2.1. Động vật không xương sống
2.1.1. Ngành Thân mềm
2.1.1.1. Lớp Chân rìu (Pelecypoda hay
Bivalvia – Hai mảnh vỏ) của ngành Thân mềm
trong Trias,bắt đầu một giai đoạn phát triển
rầm rộ. Ở Việt Nam trong trầm tìch Trias hóa
thạch Chân ríu rất phong phú, đa dạng [H. 1].

2

1

2.1.1.2. Lớp Chân đầu (Cephalopoda) bắt
đầu phát triển mạnh mẽ, có đường thuỳ kiểu
Ceratites xuất hiện từ Paleozoi muộn, nhưng tới
Trias chúng mới phong phú và chiếm ưu thế

trong Cúc đá. Đồng thời cũng ở Trias bắt đầu
xuất hiện các dạng có đường thuỳ kiểu
Ammonites.

3

4

Ở Việt Nam, hóa thạch Cúc đá Trias
thường gặp cùng với các dạng Chân ríu và
nhiều khi chúng đóng vai trò quyết định trong
việc định tuổi các trầm tìch, như hệ tầng Cò
Nòi chứa Tirolites tuổi Olenek, hệ tầng Đồng
Giao chứa Paraceratites tuổi Anisi.
2.1.1.3. Lớp Trùng lỗ (Foraminifera). Bộ
Trùng thoi bị tuyệt chủng từ cuối Paleozoi, trong
Trias chỉ còn bộ Lagenida, trong đá vôi Trias
trung ở Việt Nam cũng đã phát hiện hóa thạch
của nhóm này như Pilammina, Trochammina.

5

6

7

8

Hình 1. Một số hoá thạch Chân rìu Trias


2.1.1.4. San hô. Từ Trias giữa xuất hiện San
hô sáu tia [H. 2], có dạng quần thể như
Thamnasteria, Palaeastrea và dạng đơn thể như
Montlivaulchia.

1. Claraia stachei; 2. Daonella lommeli; 3. Vietnamicardium vietnamicum; 4. Burmesia lirata; 5. Monotis salinaria;
6. Cos-tatoria inaequicostata; 7. Palaeocardita; 8. Costatoria napengensis.

2.1.1.5. Tay cuộn (Brachiopoda). Phần lớn
Tay cuộn có khớp đã tuyệt chủng từ cuối Permi,
đến Trias chỉ còn lại các dạng có gờ của
Rhynchonellacea và các dạng vỏ nhẵn thuộc bộ
Terebratulida.
Ngoài những nhóm kể trên, còn có thể kể đến
những dạng hóa thạch của Da gai, Chân bụng,
Bông biển, Giáp xác, v.v... nhưng chúng không
có vai trò gí đáng kể.
83

1

2
Hình 2. San hô Sáu tia của Trias

1.San hô đơn thể Montlivaulchia sp.; 2. San hô quần thể
Thamnasteria rectilamellosa


2.2. Động vật có xương sống
Trong Trias động vật Có xương sống phát triển ngày một mạnh mẽ, đặc biệt là Bò sát [H. 3;

H. 4; H. 5], chuẩn bị cho bước phát triển cực thịnh vào Jura và Creta. Lưỡng cư kìch thước lớn
chỉ còn lại các đại biểu cuối cùng, sự tiến hóa của chúng từ Permi sang Trias có những bước liên
tục, xương sọ dẹt dần và vòm miệng rỗng dần.
Một số Bò sát sống sót sau đợt tuyệt chủng Permi/Trias đã trở thành tổ tiên cho cả động vật
bốn chi sau này. Một trong số này [H. 3] là Lystrosaurus – Bò sát ăn cỏ, có kìch thước trung bính
thuộc nhóm bò sát dạng thú Dicynodontia (có hai răng nanh). Trong Trias bò sát thường chỉ có
kìch cỡ vừa phải như Lystrosaurus chẳng hạn,
những loại bò sát có kìch thước lớn chỉ xuất hiện
trong Trias muộn.
Trong Bò sát đáng chú ý nhất là nhóm
Thecodontia [H. 4] là nhóm phát triển từ Permi
muộn và Trias, có bộ răng gồm những hốc chân
răng riêng biệt giống như ở Cá sấu, Khủng long
và động vật Có vú. Nhóm này có lịch sử phát
triển ngắn so với những nhóm khác của Bò sát,
chỉ trong khoảng 45-50 triệu năm. Chúng có ý
nghĩa quan trọng ví là tổ tiên của Khủng long,
Bò sát bay và nhiều bộ của Bò sát hiện nay.
Một số Thecodontia có kìch thước nhỏ và là
loại ăn thịt. Những “dã thú” này có chi trước
khá phát triển và là động vật bốn chi, nhưng khi
chạy chúng lại chỉ sử dụng hai chi sau. Tuy
nhiên, phần lớn Thecodontia lại là động vật bốn
chi thực thụ và là động vật ăn thực vật, có dạng
giống như cá sấu. Cuối Trias có lẽ từ một dạng
Hình 3. Sơ đồ tiến hóa và phát triển Bò sát từ Permi đến Creta.
nào đó của Thecodontia đã xuất hiện Khủng
(K.C. Condie, R.E. Sloan 1998)
long (Dinosauria) đầu tiên, đồng thời từ
Thecodontia đã xuất hiện hai nhóm Bò sát hông chim và Bò sát hông thằn lằn [H. 3].

Trong Trias giữa xuất hiện bò sát bơi thuộc nhóm Ichthyosauria, Placodontia và Nothosauria,
hậu duệ của chúng trở nên cực thịnh ở kỷ Jura sau này. Trên cạn xuất hiện dạng cá sấu và dạng
đầu tiên của Khủng long, còn Dicynodontia bắt đầu suy giảm.
Trong số Khủng long hông thằn lằn có Thecodontosaurus, Procompsognathus và
Plateosaurus [H. 5] tuổi Trias muộn. Đó là những động vật dài từ 1 đến 8 m, cổ và đuôi dài, linh
hoạt, chân trước ngắn và rất yếu so với chân sau, bàn chân 5 ngón có móng. Như vậy, nhóm
thằn lằn này là những Bò sát đứng trên hai chân, một điều khác hẳn so với Bò sát Permi. Những
hóa thạch đầu tiên của rùa và cá sấu đã
được phát hiện trong trầm tìch Trias
thượng, chúng tiếp tục phát triển trong
Jura, Creta và tồn tại đến hiện nay.
Trong số Bò sát hông chim vẫn còn
Hình 4. Bò sát Thecodontia trong Trias sớm
những dạng đứng trên hai chân sau, có khả
năng chạy nhanh, ăn cỏ như Iguanodon dài gần 10 m, cao 5 m, sống ở vùng khì hậu á nhiệt đới;
84


những dạng sống lưỡng cư, chân có màng và
đuôi dài để bơi, lỗ mũi ở phìa đỉnh đầu như
Corynthosaurus.
Chim tuy đã xuất hiện từ Trias, nhưng đến
Jura chúng vẫn là những dạng cổ sơ, có nhiều
nét cấu tạo gần gũi với Bò sát. Trong cấu tạo
xương ta thấy cánh còn có dạng chi của thằn
lằn, đuôi gồm 20 đốt xương và hàm có răng,
nhưng thân mính đã có dạng chim và có phủ
lông vũ.

Hình 5. Con Plateosaurus to lớn đang kiếm ăn ở nơi có

các cây Tuế, Bạch quả và Dương xỉ, gần đó là con Anchisaurus bé nhỏ (Earth History Resources).

Động vật có vú lần đầu xuất hiện trong
Trias, đó là những con vật nhỏ, thuộc những
nhóm hạ đẳng của lớp có vú, đẻ trứng, răng có khi ba mấu, đôi khi nhiều mấu.
2.3. Thực vật

Từ Trias thực vật đã mang đặc điểm hoàn toàn mới của Mesophyta. Những nhóm chiếm ưu
thế gồm Tuế (Cycadales), Bạch quả (Ginkgoales) và Quả nón (Coniferales). Đến cuối Trias xuất
hiện Á tuế (Benettitales). Các giống đặc trưng của Tuế có Pterophyllum [H. 6], Bạch quả có
Baiera, Quả nón có Voltzia. Trong số thực vật không hoa (Quyết thực vật – Pterydophyta) chỉ
phát triển Dương xỉ thuộc họ Dipteridaceae, phổ biến rộng rãi trong Trias muộn ở Đông Dương,
Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Trong trầm tìch chứa than Trias thượng ở Việt Nam có
những giống quen thuộc như Clathropteris, Taeniopteris, v.v…
3. Sự tuyệt chủng cuối Trias
Hiện tượng tuyệt chủng cuối Trias không lớn
như đợt tuyệt chủng Permi/Trias, tuy 65% sinh vật
biển bị biến mất nhưng về thành phần giống loài thí
có đến 84% các họ của sinh vật biển vẫn sinh tồn sau
đợt tuyệt chủng này. Ceratites của lớp Chân đầu và
nhóm Răng nón (Conodonta) bị tuyệt chủng. Nhiều
nhóm Bò sát biển cũng dần dần tiêu giảm ở cuối
Trias, trừ Ichthyosauria và Plesiosauria. Sự tuyệt
chủng của động vật trên cạn diễn ra mạnh mẽ hơn
động vật biển, chỉ có 72% các họ của động vật trên
2
cạn còn tiếp tục sống sang Jura. Lưỡng cư Labyrint- 1
Hình 6. Thực vật Trias trong hệ tầng Hòn Gai
hodontia kết thúc sự sinh sống, toàn bộ 7 họ của Bò
1. Taeniopteris nilssonioides; 2. Pterophyllum portali

sát Thecodontia kết thúc sự tồn tại, nhường vị trì cho
Khủng long. Gần toàn bộ Bò sát dạng thú cũng ngừng phát triển, chỉ có một họ ăn cỏ của nhóm
này còn tồn tại trong Jura. Sự tuyệt chủng của những dạng sinh vật biển nông có thể lý giải do
mực nước biển bị hạ thấp vào cuối Trias làm thu hẹp không gian sinh tồn của chúng. Tuy nhiên,
hiện nay vẫn chưa lý giải được rõ ràng nguyên nhân của đợt tuyệt chủng ở cuối Trias. Không có
dẫn liệu thuyết phục về sự lao bắn của một thiên thạch lớn để gây nên sự tuyệt chủng cuối Trias.
Tuy vậy, cũng có một số ý kiến về nguyên nhân do liên quan với sự phun trào khổng lồ khi Pangea bắt đầu bị phá vỡ cách nay khoảng 202-191 triệu năm tạo thành khu vực magma Trung Đại
Tây Dương. Một hiện tượng khác có thể có liên quan là sự lao bắn của thiên thạch và sao băng,
85


nhưng tuổi của phễu do thiên thạch gây nên ở
Canada mới được xác định lại là 214±1 triệu
năm, trong khi tuổi ranh giới Trias/Jura là
201,58±0,28 triệu năm. Đã xẩy ra một hay hai
đợt tuyệt chủng cũng lại là vấn đề thảo luận
giữa các nhà nghiên cứu.
4. Hoạt động kiến tạo và cổ địa lý
4.1. Vài nét khái quát
Lịch sử địa chất Trias kế thừa những đặc
điểm có từ Permi; Pangea được hính thành từ
cuối Paleozoi tiếp tục tồn tại như một lục địa
khổng lồ. Nếu trong Paleozoi hoạt động hội tụ
ưu trội, tạo nên sự xô húc của các mảng lục địa
dẫn đến sự hính thành siêu lục địa Pangea thí
trong Mesozoi, bắt đầu từ Trias giữa, hoạt
động tách dãn lại ưu trội gây nên sự phá vỡ
Pangea.

Hình 9. Đầu Permi Cimmeria còn là rìa bắc của Gondwana

(~290 tr. năm). (Wikipedia, the free Encyclopedia).

Siêu lục địa Pangea có dạng vòng cung hở
như chữ C quay về hướng đông [H. 7]. Ở lòng
cung là đại dương Tethys và đại dương PaleoTethys đã có từ Paleozoi, trong Trias giữa
Paleo-Tethys bị thu nhỏ bớt. Bao quanh Pangea
Hình 7. Cổ địa lý Trias giữa (cách nay 237 tr. năm)
là đại dương Panthalassa (Toàn Đại Dương).
( />Cũng bắt đầu từ Trias, nhất là từ Trias muộn,
Pangea bắt đầu bị tách dãn, nhưng các lục địa vẫn chưa tách rời nhau.
Trong cả Laurasia và Gondwana (hai phần bắc
và nam của Pangea) đều phát triển quá trính hoạt
động rift. Trong phạm vi Laurasia những cấu trúc
rift phát triển mạnh mẽ thể hiện ở Bắc Mỹ. Cấu
trúc rift cũng phát triển ở vùng ría Bắc Cực ứng với
khu vực bắc Đại Tây Dương hiện nay; một hệ rift
khác phát triển ở Tây Âu và Trung Âu.
4.2. Sự mở đầu quá trình phá vỡ của Pangea
Từ Trias, Pangea – siêu lục địa khổng lồ của
Trái Đất – bắt đầu quá trính phá vỡ. Sự phá vỡ của
Pangea tạo nên những lục địa mới riêng rẽ, gây nên
những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động địa chất
cũng như đến chế độ đại dương và sự thay đổi khì
hậu, sự phân bố sinh giới trên toàn cầu. Tư liệu địa
chất, cổ sinh và cổ từ cho thấy việc tách vỡ Pangea
đã diễn ra trong 4 giai đoạn.
Giai đoạn đầu là sự tách Pangea thành
86

Hình 8. Hình ảnh của sự bắt đầu tách dãn Pangea

Trầm tích bay hơi tuổi Trias hình thành khi Pangea bắt
đầu tách dãn. Nước biển Tethys tràn vào vùng ứng với
miền trung Đại Tây Dương hiện nay, nước của Thái
Bình Dương tràn vào vịnh Mexico, nước của đại dương
phía nam cũng tràn vào vùng ứng với nam Đại Tây
Dương. (Wicander R. J. & Monroe S., 1993).


Laurasia và Gondwana diễn ra trong Trias muộn. Cũng cuối Trias do Đại Tây Dương được mở
rộng nên Bắc Mỹ tách khỏi Châu Phi. Tiếp theo là Bắc Mỹ tách khỏi Nam Mỹ cũng diễn ra
trong Trias muộn và Jura sớm. Sự tách các lục địa đó làm cho nước biển Tethys tràn vào vịnh
Mexico mới được hính thành như một vịnh hẹp. Khi đó vùng này nằm ở gần xìch đạo, nhiệt
độ cao, tốc độ bốc hơi lớn nên đã hính thành trầm tìch bay hơi khá dày [H. 8].
Giai đoạn thứ hai của sự tách dãn Pangea diễn ra ở cuối Trias muộn và Jura, châu Nam Cực
và Australia còn dình liền nhau và tách khỏi khối Nam Mỹ - Châu Phi, còn Ấn Độ cũng tách ra
khỏi các lục địa khác của Gondwana và di chuyển về hướng bắc.
Giai đoạn thứ ba diễn ra trong Jura muộn và Creta (xem các mục từ Jura và Creta) và giai
đoạn cuối của sự tách dãn Pangea diễn ra trong Kainozoi.
4.3. Hoạt động của mảng Cimmeria
Cimmeria từng là một phần của Pangea (bắc Gondwana), ngày nay thuộc phạm vi đất của
Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afganistan và Tây Tạng [H. 9]. Đầu Permi (cách nay khoảng gần 300 tr. năm)
ở ría bắc của Gondwana (ứng với Australia, Châu Nam Cực, Ấn Độ và Châu Phi, Arabia ngày
nay) hính thành một tuyến tách dãn nên một mảng lục địa dài hướng á tây-đông được tạo nên
[H. 10] – đó là mảng (hay địa vực – terrane) Cimmeria (gọi theo tên cổ của vùng Crime). Tuyến
tách dãn khi đó nằm ở ría nam Cimmeria rồi hính thành máng sâu Tethys, về sau được mở rộng
dần và trở thành đại dương Tethys. Cùng với sự mở rộng của Tethys, trong kỷ Trias diễn ra sự
di chuyển của Cimmeria và đáy đại dương Paleo-Tethys về phìa bắc. Cuối cùng, cách đây 220
tr. năm (Carni-Nori) đáy Paleo-Tethys bị hút chím xuống dưới Laurasia và Cimmeria đáp vào
ría nam của Laurasia, đây chình là quá trính tạo núi Cimmeri sớm. Hoạt động tạo núi Cimmeri
sẽ tiếp tục trong các kỷ Jura và Creta.

4.4. Hoạt động tạo núi Indosini và Trias ở Việt Nam
Trong Trias đã diễn ra chuyển động tạo núi khá lớn vào cuối kỷ, ở Châu Âu là chuyển
động Cimmeri sớm còn ở Châu Á là chuyển động Indosini. Tạo núi Cimmeri sớm xẩy ra cách
nay 220 tr. năm (Carni-Nori) do đáy PaleoTethys bị hút chím xuống dưới Laurasia và phần
phìa tây của Cimmeria đáp vào ría nam của Laurasia. Cùng thời gian này, quá trính hội tụ và xô
húc giữa các khối lục địa cũng xẩy ra và hính
thành tạo núi ở phìa đông. Người đầu tiên phát
hiện pha tạo núi này là nhà địa chất Pháp J.
Fromaget và ông đặt tên là tạo núi Indosini theo
tên Đông Dương bằng chữ Latin (Indosinia). Lúc
đầu chuyển động tạo núi Indosini được mô tả ở
Đông Dương, về sau ở nhiều nơi của Đông Nam
Á như Myanmar, Thái Lan, Vân Nam (Trung
Quốc), Malaya, v.v... cũng quan sát được những
biểu hiện của tạo núi này.
Theo Metcalfe I. (2005 – Encyclopedia of
Geology) Hoa Nam, Hoa Bắc xô húc với nhau
trong Permi muộn, tạo nên sự tiếp giáp giữa phần
bắc của Pangea (Laurasia) với Đông Dương. Dẫn
87

Hình 10. Cách nay ~249 triệu năm (ranh giới Permi/Trias)
Cimmeria bắt đầu chuyển theo hướng bắc, về phía Laurasia,
gây sự đóng đại dương Paleo-Tethys, trong khi đó đại
dương Tethys bắt đầu mở rộng về phía nam, hình thành
Neo-Tethys (Wikipedia, the free Encyclopedia).


chứng của sự kiện này là việc phát hiện hóa
thạch Bò sát Dicynodon ở Lào. Đồng thời với

sự kiện này là địa vực Shan-Thái (hay
Simabusu – gồm địa phận Đông Myanmar, Tây
Thái Lan kéo xuống Tây Malaya) [H. 11] và
Đông Malaya cũng xìch lại gần nhau, bắt đầu
quá trính hội tụ và xô húc nhau từ Trias sớm.
Quá trính xô húc này kịch phát vào Trias muộn
giữa Đông Malaya và Đông Dương, sự kết hợp
của hai quá trính xô húc Hoa Bắc với Hoa Nam
và giữa Shan-Thái với Đông Dương được gộp
thành hoạt động tạo núi Indosini.
Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, từ Trias
sớm mở đầu giai đoạn Indosini là quá trính
phong hóa hóa học tạo ra địa hính karst đá vôi
tuổi Carbon-Permi. Đặc biệt, rift nội mảng Sông
Đà có hoạt động núi lửa basalt tuổi Permi muộn.
Các đá trầm tìch chứa Rhipidopsis tuổi Permi và
Hình 11. Các địa vực và các đới khâu ở Đông Nam Á và Trung
các đá núi lửa có tuổi 2564, 2618 và 2354 tr. Quốc. Các đới khâu: 1: Sông Mã; 2: Ailaoshan; 3: Jinshajiang; 4:
Kunlun (Côn Luân); 5: Qinling - Dabie; 6: Nan - Uttaradit; 7:
năm được phát hiện ở vùng Trạm Tấu, Yên Bái Lancangjiang; 8: Changning - Mengli; 9: Chiang Mai; 10: Sra
11: Bentong - Raub; 12: Sumatra Trung; 13: Ranh giới
cũng là thành phần của rift Sông Đà, Tú Lệ. Kaeo;
Shan. (Encyclopedia of Geology).
Chuyển động tạo núi Indosini làm cho các bồn
Permi muộn - Trias khép lại, với địa hính phân cắt mạnh tạo ra trầm tìch molas vụn thô lục địa, á
lục địa tuổi Nori-Ret tướng lục địa chứa than, dưới dạng các địa hào và tướng ven bờ, biển nông
cùng với quá trính biển thoái lùi dần về phìa Nam Việt Nam trong miền khì hậu nóng ẩm. Loạt
trầm tìch molas này nằm bất chỉnh hợp trên các đá tuối khác nhau [H. 12], bắt đầu bằng cuội kết,
cát kết, đá phiến sét, nhiều nơi chứa những vỉa than công nghiệp. Chúng được thành tạo do sau khi
xô húc tạo núi, địa hính trở thành tương phản, tác dụng bào mòn mạnh mẽ, tạo nên những vật liệu

vụn thô trầm đọng lại trong các trũng giữa núi mới được thành tạo. Ở Đông Bắc Bộ bồn Nori-Ret
có thể chia thành hai loại. Bồn địa hào Hòn Gai - Bảo Đài tạo thành bể than Quảng Ninh kéo dài
hính cung gần 300 km từ Kế Bào đến Tam Đảo có từ 2 vỉa (Khe Hùm), 15 vỉa (Uông Thượng) đến
58 vỉa (Tràng Bạch) với tài nguyên trên 10 tỷ tấn. Trong trầm tìch vụn thô nguồn lục địa, vũng vịnh
có bề dày thay đổi 1000 -4500 m chứa nhiều di tìch thực vật và một ìt động vật nước lợ nằm không
chỉnh hợp trên móng không đồng nhất. Trong khi đó chuyển tiếp sang tây bắc vùng Bắc Giang,
Thái Nguyên là bồn trầm tìch ven bờ, biển nông,
bề dày mỏng chỉ có vài vỉa than với quy mô nhỏ
và chứa hệ động vật biển ven bờ. Tiếp theo là
trầm tìch vụn thô lục địa phủ trên các trầm tìch
chứa than cả trên hai bồn vừa nêu, tuy diện tìch
phân bố có thu hẹp hơn nhiều.
Tương tự như ở Hòn Gai, bể than Nông
Sơn cũng có dạng địa hào tuy chỉ có từ vài vỉa
than đến 10 vỉa trong trầm tìch vụn thô lục địa,

Hình 12. Bất chỉnh hợp Nori-Ret trên Trias trung ở mặt cắt
Núi Chú - Xóm Mu (7 km TN thị xã Hòa Bình). Mặt cắt của
Trần Văn Trị theo Bản đồ địa chất tờ Hà Nội (Hoàng Ngọc
Kỷ và nnk., 2000).

88


nhưng cũng chứa một phức hệ thực vật Hòn Gai rất phong phú, nổi tiếng thế giới gồm các nhóm
Hạt trần, Dương xỉ, Thân đốt, v.v…
Đồng thời với quá trính xô húc tạo núi Indosini là hoạt động xâm nhập granit của các phức hệ
Vân Canh, Phia Bioc, Hải Vân và những phức hệ tương tự ở các lãnh thổ khác của Đông Nam Á.
Hoạt động magma trong giai đoạn này xuất hiện chủ yếu vào giáp trước Nori như một số xâm
nhập gabroid hoặc granitoid xuất hiện rải rác nhiều nơi liên quan với tạo núi Indosini. Sau tạo núi

Indosini chế độ lục địa được hính thành trên đại bộ phận lãnh thổ Đông Nam Á, trừ các bồn Nông
Sơn và Đà Lạt, nơi mà từ đầu Jura sớm biển lại tiến vào và rút ra vào khoảng Jura giữa.
Theo đánh giá của Khain V.E. và nnk. (1997) chuyển động tạo núi Indosini đã diễn ra trên
diện tìch rộng lớn của Đông Á, từ khu vực Zabaikal ở phìa bắc cho đến Đông Dương ở phìa
nam. Hoạt động tạo núi không những thể hiện ở những đai động mà ngay cả những khu vực
nền như Trung-Triều, Hoa Nam cũng bị ảnh hưởng, tầng trầm tìch phủ của những nơi này
cũng bị cuốn vào sự uốn nếp. Do hoạt động tạo núi Indosini mà những khu vực biển thuộc các
cấu trúc Amur-Ussuri (Viễn Đông Nga), Nam Qinling (Tần Lĩnh), Việt-Lào (Đông Dương),
Vân Nam-Malaya đều bị khép lại và nối liền với các khối cấu trúc lục địa Hoa Nam, Indosinia,
Trung-Miến và trở thành bộ phận của siêu lục địa Pangea đang bị tan vỡ. Liên quan với pha
kịch phát của chuyển động tạo núi Indosini diễn ra trong Nori là hoạt động xâm nhập granitoid
phổ biến rộng rãi ở những khu vực vừa nêu trên.
5. Điều kiện khí hậu
Cho đến trước khi bắt đầu bị tách vỡ ở Trias muộn, Pangea vẫn là một khối lục địa thống
nhất trải rộng từ cực bắc đến cực nam Trái Đất, chiếm khoảng một phần tư diện tìch mặt đất và
bị Panthalassa (Toàn Đại Dương) bao quanh. Một lục địa khổng lồ như vậy đã có ảnh hưởng rất
lớn đến khì hậu toàn cầu. Khì hậu khô nóng ngự trị suốt giai đoạn dài Permi - Trias muộn trên
những khu vực bao la của Pangea, xa biển tức là xa nguồn hơi ẩm, nhất là ở những nơi bị các
rặng núi che khuất. Điều kiện khì hậu ẩm chỉ có ở những nơi gần thủy vực lớn hoặc ở những nơi
hơi ẩm được các luồng gió đưa tới.
Điều kiện khì hậu cổ có thể tím hiểu qua những trầm tìch nhạy cảm với khì hậu như trầm
tìch bay hơi, các tầng màu đỏ, đụn cát hoang mạc và than đá. Trầm tìch bay hơi xuất hiện ở
những nơi lượng bốc hơi vượt quá lượng mưa. Đụn cát và tầng màu đỏ tuy cũng có khi được
hính thành ở những nơi có khì hậu ẩm ướt, nhưng phần lớn chúng được thành tạo ở những khu
vực khô nóng. Thực vật tạo than đá phát triển trong điều kiện mưa theo mùa, do đó mà than đá
là biểu hiện cho khì hậu ẩm ướt như ở Việt Nam chẳng hạn.
Trầm tìch bay hơi, trầm tìch màu đỏ, các dạng trầm tìch đụn cát rất phổ biến trong địa tầng
Trias của những vùng ở vĩ độ thấp và trung bính của Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Than đá phổ biến ở những vùng thuộc điều kiện khì hậu ẩm ướt. Những khu vực viền quanh
biển Tethys cũng có điều kiện khì hậu ẩm ướt do mưa, gió mùa, tác động của hơi ấm, ẩm và các

dòng hải lưu nóng tạo nên, ví vậy ở những nơi này cũng đã hính thành than đá như ở Việt Nam.
Gradient nhiệt độ giữa địa cực và xìch đạo cũng tác động đến đại dương và sự hoàn lưu khì
quyển. Sự khác biệt nhiệt độ giữa địa cực và xìch đạo càng lớn thí gradient nhiệt độ càng lớn và
sự hoàn lưu khì quyển càng nhanh. Đại dương hấp thụ đến 90% bức xạ Mặt Trời, trong khi đó
lục địa chỉ hấp thụ được khoảng 50%, phần còn lại của bức xạ lại phản hồi về khoảng không vũ
trụ. Do đó, biết được sự phân bố của lục địa và biển, nhà địa chất có thể tình ra được nhiệt độ
trung bính/năm cho bất kỳ khu vực nào trên Trái Đất. Từ những tư liệu này gradient nhiệt độ có
89


thể được xác định. Vì dụ gradient nhiệt độ của bán cầu bắc hiện nay là 41oC, nhưng ở Trias là
20 oC. Điều này cho thấy hoàn lưu khì quyển và đại dương hiện nay nhanh hơn so với Trias.
Sự tách vỡ Pangea trong Trias muộn gây nên sự tăng gradient nhiệt độ ví bán cầu bắc di
chuyển về phìa bắc, thế chỗ cho vùng nước đại dương của vĩ độ cao. Do sự tăng cao gradient
nhiệt độ toàn cầu, do sự giảm nhiệt độ ở vùng vĩ độ cao và sự thay đổi vị trì lục địa nên sự hoàn
lưu khì quyển và đại dương tăng nhanh trong Mesozoi.
Trong Trias khì hậu ấm, trầm tìch màu đỏ, trầm tìch carbonat biển nông và các trầm tìch
bay hơi xuất hiện trên diện rộng. Tại khu vực xìch đạo khì hậu Trias có thể ấm hơn hiện nay
và ở khu vực vĩ độ cao có lượng mưa lớn, bằng chứng là các mỏ than đá ở khu vực có vĩ độ
cao. Mực nước biển thấp và các trầm tìch màu đỏ, trầm tìch bay hơi trải rộng trong Pangea
giới hạn trong 30o đối với xìch đạo cổ chứng tỏ vùng này là một sa mạc rộng lớn. Tuy nhiên,
xung quanh biển Tethys, các hóa thạch và trầm tìch carbonat biển nông lại phản ánh khì hậu
nhiệt đới ẩm, điều đó thể hiện rõ nét trong sự thành tạo trầm tìch chứa than tuổi Trias muộn ở
Việt Nam. Than đá cũng hính thành ở Châu Nam Cực vào khoảng 65o vĩ độ cổ, ở Australia và
một số nơi ở Nga chứng tỏ điều kiện khì hậu ẩm ướt ở địa cực. Chứng liệu về sự phân bố hóa
thạch cho thấy trên toàn Trái Đất nhiệt độ trong Trias chỉ bằng nhiệt độ thấp nhất trong Jura
giữa, nhín chung khì hậu trong kỷ Jura ấm hơn trong Trias.
Có thể nguyên nhân của khì hậu khô hạn và lạnh trong Trias còn là do các dòng biển địa
cực chảy dọc theo bờ biển phìa tây của Pangea từ cả phìa bắc và phìa nam. Các dòng biển xìch
đạo ẩm ướt và ấm áp có thể chảy vào biển Tethys mang khì hậu nhiệt đới tới cả hai vùng bờ

biển phìa bắc và phìa nam của biển này. Tỷ lệ oxy trong không khì có thể chỉ vào khoảng 15%
so với thời kỳ bắt đầu kỷ Trias, tăng lên trong Trias giữa và lại hạ xuống trong Trias muộn.
Tài liệu đọc thêm
1. Condie K. C. & Sloan R. E., 1998. Origin and Evolution of Earth. Principles of Historical Geology. PrinticeHall, Inc. 498 pgs. Internet: palaeos.com/Mesozoic/Mesozoic.htm.
/>2. Selley R.C, Cocks L.R.M., Plimer I.R. (Editors), 2005. Encyclopedia of Geology, Volume 1-5. Elsevier.
Academic Press.
3. Stanley S. M., 2009. Earth System History. 3 nd Edition. W.H. Freeman & Company. New York. 551 pgs.
4. Tống Duy Thanh, 2009. Lịch sử Tiến hóa Trái Đất (Địa sử). (Tái bản – Chỉnh sửa và cập nhật tài liệu mới). NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội. 340 tr.
5. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc (Đồng chủ biên), 2005. Các phân vị địa tầng Việt Nam. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Hà Nội. 504 tr..
6. The Triassic – in Free Encyclopedia. Wikipedia, http:// Google.com.
7. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (Đồng chủ biên), 2009. Địa chất và Tài nguyên Việt Nam. NXB Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ. Hà Nội. 589 tr..
8. Wicander R. J. & Monroe S., 1993. Historical Geology. West Publishing Compagny. Minneapolis, St New York,
Los Angeles. San Francisco. 640 pgs.
9. Хаин Β. Ε., Коровковский Н.В., Ясамнов Н. А., 1997. Историческая геология. Издат. Московского
Университета. Москва. 448 стр.

90



×