Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.45 KB, 113 trang )

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN
CẤP HUYỆN Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................6
5. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................6
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................7
8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................7
9. Cấu trúc luận văn........................................................................................7
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn......................7
Chương 1: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP
HUYỆN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................9
1.1. Một số khái niệm cơ bản..........................................................................9
1.2. Nội dung, phương thức và vai trò của đội ngũ báo cáo viên cấp huyện
.........................................................................................................................18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ báo cáo viên cấp huyện
ở tỉnh Bến Tre..................................................................................................25
Tiểu kết chương 1..........................................................................................37
Chương 2: VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN CẤP HUYỆN
TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP........................39
2.1. Thực trạng vai trò của đội ngũ báo cáo viên cấp huyện ở tỉnh Bến Tre hiện nay
.........................................................................................................................39
2.2. Giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ báo cáo viên
cấp huyện ở tỉnh Bến Tre..............................................................................60
Tiểu kết chương 2..........................................................................................98




KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................99
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1

AN-QP

:

An ninh, quốc phòng

2

BCV

:

Báo cáo viên

3

CB

:

Cán bộ

4


BD

:

Bồi dưỡng

5

BTC

:

Ban Tổ chức

6

BTG

:

Ban Tuyên giáo

7

CT- XH

:

Chính trị- xã hội


8

CT

:

Chỉ thị

9

CTTT

:

Công tác tuyên truyền

10

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

11

ĐNBCV

:


Đội ngũ báo cáo viên

12

ĐT

:

Đào tạo

13

ĐV

:

Đảng viên

14

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

15

LLCT


:

Lý luận chính trị

16

MTTQ

:

Mặt trận tổ quốc

17

NQ

:

Nghị quyết

18

TTM

:

Tuyên truyền miệng

19


VH-XH

:

Văn hóa - xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại đã khẳng định vai trò rất quan


trọng của thông tin. Ngày nay, thông tin là nhu cầu sống còn của con người để
tồn tại và phát triển, con người phải thường xuyên tiếp nhận và xử lý thông tin
nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đề ra phương án hành động phù hợp. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa, các phương tiện hiện đại đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu
thông tin cho cán bộ và nhân dân. Tuy nhiên, những thông tin chính thống của
Đảng và Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thường xuyên,
không đầy đủ, thiếu hệ thống, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của
địa phương.


Đảng ta đã nhận thức đúng đắn và sớm ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW


“Về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng” từ năm
1977; năm 1997 Trung ương Đảng ra tiếp Thông báo số 71-TB/TW “Về việc
tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng”; và ngày

15/10/2007 Đảng ta tiếp tục ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về “Tiếp tục đổi mới
và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình
mới” nhằm sớm đưa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đi vào cuộc sống. Ngày nay, có nhiều phương tiện tuyên truyền hiện
đại, nhưng tuyên truyền miệng là một thế mạnh không có phương tiện nào có thể
thay thế được – là kênh thông tin chính thống của Đảng, kịp thời đưa chủ trương,
nghị quyết của Đảng đến với các tầng lớp nhân dân; kịp thời định hướng, giáo
dục, bồi dưỡng lý tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên; tích cực đấu
tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các phần tử gây rối, các thế lực
thù địch, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, góp
phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tư tưởng trong Đảng, thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các nhiệm kỳ qua.



2
Thực tiễn đã chứng minh rằng, BCV vẫn là lực lượng nòng cốt, chủ yếu,


trực tiếp tuyên truyền, phổ biến những thông tin đến nhân dân mà không một
phương tiện nào có thể thay thế được. Bởi vì tuyên truyền miệng vừa là nhà
khoa học, vừa là một nghệ thuật chuyển tải rất nhiều thông tin, từ thông tin chính
thống có tính chất hệ thống, phân tích tỉ mỉ về KT – XH đến những thông tin về
khoa học, kỹ thuật,... đồng thời chuyển tải những thông điệp mang yếu tố tâm lý
và tình cảm của người nói đến với người nghe mà các phương tiện khác không
thể nào chuyển tải hết được.


Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay,



Đảng ta xác định: phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt,
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Để ba trụ cột trên phát triển bền vững
thì vai trò của đội ngũ báo cáo viên ở nước ta nói chung và vai trò đội ngũ báo
cáo viên cấp huyện ở tỉnh Bến Tre nói riêng rất quan trọng. BCV phải cung cấp
thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác thông qua hoạt động tuyên truyền đến với
cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động trong
toàn xã hội. Đó là yêu cầu hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với
chiến lược của Đảng và Nhà nước ta nhằm sớm đưa Việt Nam ta trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.


Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, việc cung cấp


thông tin cho đội ngũ BCV và hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ này
nhìn chung chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng
cao hơn nữa vai trò của đội ngũ BCV trước yêu cầu hội nhập quốc tế là vấn đề
cấp bách. Với nhận thức đó, tác giả chọn đề tài “Nâng cao vai trò của đội ngũ
báo cáo viên cấp huyện ở tỉnh Bến Tre hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ


triết”học.
2. Tình hình nghiên cứu


3
2.1. Công trình nghiên cứu liên quan đến đội ngũ báo cáo viên
Một công trình của tác giả nước ngoài có liên quan đến đề tài:



- Nghệ thuật phát biểu miệng của E.A Nôgin, nhà xuất bản sách giáo khoa
Mác- Lênin (Hà Nội, năm 1984). Tác phẩm đã đưa ra những nguyên lý về tâm lý
– sư phạm của phát biểu miệng, cách thức chuẩn bị bài phát biểu, tính logic của
bài phát biểu miệng, tác phẩm cũng đưa ra một số chứng minh về vấn đề trên và
văn hóa của người phát biểu miệng. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc có
nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị phát biểu miệng.
- Tâm“lý học đám đông của Gustave Le Bon, nhà xuất bản Tri thức (năm
2007). Tâm lý học đám đông là một nhánh của Tâm lý học xã hội, nghiên cứu về
tâm lý và hành xử của một người bình thường trong những hoạt động mang tính
chất tập thể. Tác giả Le Bon đã dành nhiều thời gian tập trung nghiên cứu về tính
cách và tinh thần của các dân tộc, những ưu thế và quá trình phát triển của các
chủng tộc. Ông đặt lên hàng đầu khái niệm vô thức tập thể mà chính Freud đã
thừa nhận vai trò của nó đối với các nghiên cứu về phân tâm học của mình. Theo
Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên
thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận
bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng; họ không kiên định, thất thường, và
đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do
thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu,
kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa. “Những người cầm
đầu hiện nay càng có khuynh hướng thay thế quyền lực công thì quyền lực công
càng bị chất vấn và suy yếu đi. Sự bạo ngược của những ông chủ mới này làm
đám đông ngoan ngoãn vâng lời họ hơn cả khi họ đã từng vâng lời chính
quyền...”[33]. Vậy nên, thời hiện đại được định tính bằng sự lên ngôi của những
đám đông được người cầm đầu dẫn dắt. Tâm lý học đám đông thực sự là tác


4
phẩm quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng thời đại của Le Bon nói
chung cũng như tâm lý học hiện đại nói riêng.



Các công trình của tác giả trong nước có liên quan đến đề tài:


- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tư tưởng và báo cáo viên
của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2002), Chương trình bồi dưỡng đã
cung cấp những nội dung cơ bản cho cán bộ tuyên giáo về nghiệp vụ tuyên giáo
và những nội dung liên quan đến công tác báo cáo viên.
- Học“tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, của
Hoàng Quốc Bảo, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2006), nội dung gồm 3
phần: Phương pháp tuyên truyền và nguồn gốc của phương pháp tuyên truyền
cách mạng Hồ Chí Minh; Những đặc trưng cơ bản trong phương pháp tuyên
truyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Vận dụng phương pháp tuyên
truyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên
truyền của cán bộ tư tưởng trong thời kỳ mới. Tác phẩm đề cập đến vấn đề vận
dụng phương pháp tuyên truyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đổi
mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng trong thời kỳ”mới.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ sở, của Ngô
Huy Tiếp, Đinh Ngọc Giang, nhà xuất bản Chính trị - Hành Chính, Hà Nội in ấn,
phát hành (2010). Tác phẩm đề cập đến những vấn đề lý luận, thực trạng và giải
pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác tuyên tuyền ở
cơ sở.
- Sổ tay Báo cáo viên 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Nxb, Hà Nội


2012.
2.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao vai trò của báo cáo
viên cấp huyện



5
- Nội dung các kỷ yếu Hội thảo khoa học về Đổi mới và nâng cao chất


lượng hoạt động thông tin công tác tư tưởng của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung
ương (năm 2003), nội dung đề cập đến việc nâng cao chất lượng hoạt động
thông tin, báo cáo viên, công tác tư”tưởng.
- Công“trình nghiên cứu của tác giả Huỳnh Minh Khởi, Nâng cao trình
độ lý luận chính trị cho đội ngũ báo cáo viên của Đảng bộ cấp huyện ở đồng
bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2006. Tác giả đã tập
trung nghiên cứu lý luận chính trị và vai trò của nó đối với hoạt động của người
báo cáo”viên.
- Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huệ, Thông tin với hoạt
động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, Luận văn thạc sĩ Triết
học, Hà Nội 2007. Tác giả đã phân tích vai trò của thông tin đối với hoạt động
lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và đề ra giải pháp phát huy vai
trò của thông tin đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý.
- Nâng cao kỹ năng tuyên truyền miệng cho báo cáo viên của Bảo Châu,
Tạp chí Tuyên giáo số ngày 27/8/2013, tác giả đã thực hiện cuộc phỏng vấn với
PGS.TS Lương Khắc Hiếu, nguyên Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, đã khẳng định để hấp dẫn và thu hút người nghe, báo cáo viên cần
phải vận dụng được những kỹ năng như lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ, văn phong,
điều khiển sự chú ý và trả lời câu hỏi khi đối thoại với người nghe.


- Các bài viết: “Đổi mới công tác tư tưởng ở cơ sở” của Nguyễn Chí Mỳ,


Tạp chí Cộng sản số 21 (11-2001); bài “Công tác tư tưởng ở các tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long” của Nguyễn Chu Chân, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa (11/2002).
- Kỷ yếu tọa đàm: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công
tác tuyên truyền Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre tháng 4-2006.


6
Một số“công trình nghiên cứu và bài viết của các tác giả trên đã đề cập
đến việc nâng cao vai trò hoạt động của ĐNBCV dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nội dung là các tác giả đã tiếp cận nhiều khái niệm, về tác động của thông tin
đối với hoạt động giảng dạy LLCT Mác- Lênin, với hoạt động lãnh đạo, quản lý
của cán bộ chủ chốt... song vấn đề nâng cao vai trò hoạt động TTM của ĐNBCV
cấp huyện ở tỉnh Bến Tre hiện nay chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc, một
mảng đề tài còn nhiều khoảng trống. Do đó, tác giả nghiên cứu vấn đề này sẽ có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò và tầm quan trọng


hoạt động của BCV cấp huyện, đề tài đánh giá về thực trạng và đề xuất một số
giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của ĐNBCV cấp huyện tỉnh Bến Tre hiện nay.


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là đội ngũ báo cáo viên cấp huyện tỉnh
Bến Tre hiện nay.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu nâng cao vai trò của BCV cấp huyện tỉnh
Bến Tre hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc nâng cao vai trò của ĐNBCV là vấn đề trọng tâm của cấp huyện.
Nêu các phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của ĐNBCV cấp huyện đề
cập trong luận văn được thực hiện thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của ĐNBCV cấp huyện tỉnh Bến Tre hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu


7
- Làm“rõ một số khái niệm: BCV, BCV cấp huyện.
- Khái quát về hoạt động của ĐNBCV cấp huyện.
- Đánh giá thực trạng, nguyên nhân của việc nâng cao vai trò của ĐNBCV
cấp huyện tỉnh Bến Tre.
- Đề xuất giải pháp có tính thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của
BCV cấp huyện tỉnh Bến Tre”hiện nay.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vai trò của báo cáo viên cấp huyện ở tỉnh Bến Tre từ
Đại hội X đến nay (tập trung từ hội nghị Trung ương 5 khóa X đến nay).
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp để nghiên cứu.
Ngoài ra tác giả sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, lôgic - lịch sử;
quan sát - điều tra; phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh từ mạng lưới thông tin do cộng tác viên cung
cấp.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn có 2 chương, 5 tiết.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn

10.1. Những luận điểm cơ bản
Báo cáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến,


giáo dục các CT, NQ, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
các chuyên đề chuyên sâu về các vấn đề KT – CT, VH – XH trong và ngoài


8
nước cho các cán bộ cơ sở. Mục đích nâng cao nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của ĐNBCV cấp huyện tỉnh Bến Tre hiện nay. Việc nâng cao vai trò hoạt
động của ĐNBCV hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa là vấn đề sống còn của
các cấp các ngành. Tỉnh Bến Tre cũng rất trăn trở về vấn đề trên trong bối cảnh
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0.


10.2. Đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận: trên quan niệm mác-xít, làm sâu sắc hơn nội hàm của các
khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài báo cáo của BCV cấp huyện, vai trò
BCV trong công tác tư tưởng của Đảng. Làm sáng tỏ những mặt tích cực và hạn
chế về vai trò của báo cáo viên ở cấp huyện tỉnh Bến Tre hiện nay.
Về mặt thực tiễn: bổ sung, đổi mới các biện pháp nhằm góp phần ổn định
tình hình tư tưởng, tạo sự thống nhất trong nhân dân. Đề xuất những giải pháp
trong việc đổi mới nâng cao vai trò hoạt động của ĐNBCV cấp huyện ở tỉnh Bến
Tre.


9
Chương 1
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN

CẤP HUYỆN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm báo cáo viên
Thuật ngữ BCV (cán bộ tuyên truyền) ở nước ta được sử dụng với rất
nhiều nghĩa khác nhau, qua các giai đoạn và trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo
Lênin, phương pháp tuyên truyền không kém phần quan trọng đó là tổ chức các
nhóm (đội) cán bộ tuyên truyền. Người nói: “Ban Chấp hành giao cho một số
ủy viên của mình tổ chức các nhóm tuyên truyền, nhóm đó phải tiến hành công
tác tuyên truyền trong toàn thành phố, trong toàn địa phương mà Ban Chấp
hành phụ trách” [27, tr.47].
Hồ Chí Minh khi tiếp nhận học thuyết Mác-Lênin đã thấy được vị trí, vai
trò của cán bộ TTM. Khi còn ở Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh đã
thành lập ra tổ chức cách mạng đầu tiên là Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
và mở ra Trường tuyên truyền để đào tạo, giáo dục, giảng dạy cho hội viên diễn
thuyết, làm báo. Hầu hết cán bộ sau khi kết thúc khóa huấn luyện được đưa về
nước và thâm nhập vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, trường học, nông thôn và sử
dụng lời nói trực tiếp làm vũ khí tuyên truyền cách mạng.
Như vậy, theo quan điểm của Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì BCV là
cán bộ tuyên truyền bằng ngôn ngữ nói (tuyên truyền miệng) là chính để giáo
dục nhân dân tinh thần cách mạng.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “BCV là người trình bày báo cáo trước một hội
nghị đông người” [72, tr.54]. Theo cách hiểu này, báo cáo viên là khái niệm chỉ


10
tất cả những người trình bày báo cáo trước hội nghị đông người do cơ quan Nhà
nước, các tổ chức CT – XH, các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội – nghề nghiệp
đứng ra thực hiện. Do vậy, BCV không chỉ có trong tổ chức Đảng, Nhà nước,
đoàn thể mà còn trong các tổ chức quần chúng tự nguyện khác.

BCV“là chức danh để chỉ những người làm công tác TTM đến các đối
tượng CB, ĐV và người dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy
đảng và cơ quan nhà nước. BCV được coi như là người phát ngôn, thông tin
chính thống của Đảng, cơ quan Nhà nước. Phần lớn BCV hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm và hưởng chế độ theo Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW-BTGTW,
ngày 15/8/2011 của BTC Trung ương và BTG Trung ương (trước đây thực hiện
theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC, ngày 21/9/2010 của Bộ Tài Chính). Hiện
nay, ngoài định mức bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ, hàng tháng BCV Trung ương
hưởng phụ cấp trách nhiệm là 0,5; báo cáo viên cấp tỉnh là 0,3; BCV cấp huyện
là 0,2 mức lương cơ bản; BCV các cấp được tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện, tài liệu phục vụ CTTT như: được cung cấp tài liệu, sổ tay tuyên
giáo, máy tính xách tay, máy chiếu…, góp phần tích cực trong việc đổi mới về
phương pháp, hình thức tuyên truyền và nâng cao trình độ, kỹ năng
của”ĐNBCV.
Ngày 03-8-1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) đã ra Chỉ thị số
14-CT/TW: “Về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của
Đảng”. Chỉ thị khẳng định: “Các cấp ủy Đảng, các ban cán sự các ngành, các
cấp nhanh chóng xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đó
là công cụ quan trọng hàng đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục đường lối
chính sách, truyền bá những quan điểm của Đảng về những vấn đề thời sự lớn,
những vấn đề mới đặt ra trong cuộc sống, trong công cuộc xây dựng chế độ mới,
nền văn hóa mới, hướng dẫn suy nghĩ và hành động của toàn dân theo Nghị
quyết của Đại hội Đảng”[1].


11
Từ khi có Chỉ thị số 14 của Ban Bí thư, công tác BCV ngày càng được coi
trọng. Chúng ta đã từng bước xây dựng “lực lượng báo cáo viên” có tổ chức, có
năng lực, có phẩm chất và nghiệp vụ, nắm vững quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, hiểu rõ những vấn đề thời sự lớn trong nước và thế

giới để thông tin thường xuyên, kịp thời cho các đối tượng khác nhau, nhất là
vào những thời điểm nảy sinh những sự kiện lớn, phức tạp.
Ngày 07-6-1997, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra Thông báo
71-TB/TW: “Về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền
miệng”. Thông báo đã khẳng định: “Toàn Đảng, mọi cán bộ, đảng viên, trước
hết là các đồng chí Ủy viên Trung ương và cấp ủy viên các cấp phải căn cứ vào
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp tuyên
truyền cho quần chúng. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền là lực lượng quan
trọng trong công tác tuyên truyền ở cơ sở. Xây dựng và củng cố đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên từ Trung ương đến cơ sở với số lượng hợp lý, chất lượng
ngày càng nâng cao”[74].
Ngày 15-10-2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành
Chỉ thị số 17-CT/TW “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”. Chỉ thị đã chỉ rõ: “Tiếp tục
nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, phát huy cao độ ưu thế, hiệu
quả của tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cùng với
các phương tiện thông tin tuyên truyền khác tạo nên sức mạnh tổng hợp để đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong tình hình mới.” [2].
Chỉ“thị tiếp tục khẳng định: “hoạt động của ĐNBCV được xác định là
một trong những kênh thông tin quan trọng nhất, trực tiếp tuyên truyền, phổ biến
những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của


12
Nhà nước; tình hình thời sự trong nước và thế giới; những nhân tố mới, điển
hình tiên tiến trong xây dựng và phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa đến CB, ĐV và người dân”. Đồng thời, đây là một trong những vũ khí
sắc bén, kịp thời đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản”động [2].

Đội ngũ báo cáo viên là lực lượng quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà
nước và người dân. Công tác tuyên truyền, hoạt động của ĐNBCV, nhất là
ĐNBCV cấp huyện, thành phố hiện nay phải hướng cơ sở nhằm phục vụ người
dân. Theo Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu,
dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền
thất bại” [36, tr.167]. NQTW 5, khóa X: “Công tác tư tưởng là công tác đối với
con người, phải kết hợp yêu cầu định hướng tư tưởng với sự tự nguyện, giữa lý
trí với tình cảm, giữa lời nói và việc làm, giữa xây và chống, lấy xây làm chính,
lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”.[5]
Tóm lại: “Báo cáo viên là đội ngũ làm nòng cốt, chủ lực trong đội ngũ
tuyên truyền miệng, được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định, được cấp
ủy ra quyết định công nhận và do BTG trực tiếp quản lý và điều
hành”[21,tr.126].
ĐNBCV được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở, các ngành, các
tổ chức, đoàn thể, lực lượng vũ trang, được tổ chức theo hệ thống dọc, dưới sự
lãnh đạo của cấp ủy và sự quản lý của BTG các cấp. BCV Trung ương do Ban
Bí thư ủy nhiệm cho BTG Trung ương chọn một số cán bộ cao cấp, ủy viên
Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, chuyên gia giỏi có phẩm chất và
năng lực tuyên truyền làm BCV Trung ương.
Đối với địa phương, BCV được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định
do cấp ủy xây dựng. Báo cáo viên ở cấp nào do cấp ủy cấp đó trực tiếp ra quyết


13
định công nhận, Ban Tuyên giáo quản lý điều hành, số lượng BCV phụ thuộc
vào yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp. Theo quy định, BCV cấp tỉnh không quá 50
người, cấp huyện không quá 30 người. Phương thức hoạt động chủ yếu của BCV
là giảng bài, báo cáo chuyên đề, thông tin thời sự, thông tin các vấn đề mới nảy
sinh, trao đổi thông tin ở các buổi sinh hoạt đảng, sinh hoạt đoàn thể.
1.1.2. Khái niệm báo cáo viên cấp huyện

Sau“gần 40 năm thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 03-8-1977 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng khóa IV “Về việc tổ chức ĐNBCV, tuyên truyền viên
của Đảng”; 19 năm thực hiện Thông báo số 71-TB/TW ngày 7-6-1997 của
Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII “Về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới
công tác TTM”; Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa X “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác TTM trong tình hình mới” và Thông báo Kết luận số 225-TB/TW ngày 3-32009 của Ban Bí thư “Về cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
các loại hình tuyên truyền và hoạt động của ĐNBCV của các địa phương đã đạt
được một số kết quả nhất định”. Hệ thống BCV được hình thành, củng cố và
phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh, trở thành lực lượng chủ lực trong CTTT của
Đảng bộ và ngày càng có những đóng góp to lớn, mang lại hiệu quả thiết”thực.
Tuyên truyền là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm làm chuyển biến và
nâng cao nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin;
thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những
mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tuyên truyền
là đem một việc gì đó để dân hiểu, dân nhớ, dân làm theo, nói không đạt được
mục đích đó là tuyên truyền thất bại”[36, tr 167]. Do đó, BCV phải sử dụng
ngôn ngữ nói, viết, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng và các công cụ hỗ trợ khác để
giải thích, bình luận nhằm truyền đạt một nội dung thông tin có tính tư tưởng nào


14
đó để người nghe, người đọc và nhìn (đối tượng) hiểu rõ vấn đề, củng cố niềm
tin và quyết tâm hành động.
CTTT“là một trong những hình thức quan trọng nhất ở các đảng bộ cơ sở
hiện nay. TTM được hiểu là hoạt động tuyên truyền của người báo cáo viên sử
dụng ngôn ngữ nói là chủ yếu, kết hợp với điệu bộ, động tác hình thể và các
phương tiện hỗ trợ khác để giải thích, bình luận, đối thoại trực tiếp với đối tượng
tuyên truyền về nội dung thông tin. Vì vậy, công tác tuyên truyền ở cơ sở là một
bộ phận công tác tư tưởng của Đảng ở các đơn vị cơ sở. CTTT của Đảng ở cơ sở

là hoạt động công tác tư tưởng của Đảng ở cơ sở, do các đảng bộ cơ sở trực tiếp
lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức việc truyền bá, giải thích thuyết phục cho người
dân, cán bộ, đảng viên của Đảng hiểu, tin tưởng làm theo đường lối, chủ trương
của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của địa”phương.
BCV“cấp huyện không chỉ có nhiệm vụ thông tin thuần túy mà còn định
hướng thông tin, góp phần định hướng cho mọi người thực hiện theo đường lối,
nghị quyết của Đảng; thực hiện thông tin hai chiều “chiều xuống và chiều lên”,
nắm bắt và định hướng dư luận xã hội; đồng thời là cầu nối giữa Đảng và nhân
dân; là chiến sỹ tiên phong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các luận điệu
xuyên tạc, phản tuyên truyền, đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch, nhất là trên mặt trận tư tưởng, văn hóa góp phần bảo vệ
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của”Nhà nước.
Từ“các quan điểm trên có thể khái quát lại: BCV cấp huyện là người do
cấp huyện lựa chọn và quyết định công nhận, thực hiện CTTT trong CB, ĐV và
nhân dân dưới sự lãnh chỉ đạo và tổ chức hoạt động của BTG cùng cấp và cấp
trên. Là chức danh của những người làm CTTT, cổ động trực tiếp bằng ngôn
ngữ nói ở cấp ủy, được cấp ủy tổ chức và lãnh đạo, là người phát ngôn của Đảng,
đưa NQ của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó góp phần nâng cao chất


15
lượng sinh hoạt chính trị của các tổ chức Đảng, quần chúng, khắc phục tệ quan
liêu, xa rời dân; được tổ chức và hoạt động theo quy chế của”Đảng.
BCV“cấp huyện là những người làm CTTT trong CB, ĐV và nhân dân
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy; là lực lượng nòng cốt giúp
Huyện ủy thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến CB, ĐV và nhân”dân.
1.1.3. Tiêu chuẩn của báo cáo viên cấp huyện
Hiệu“quả của việc tuyên truyền phụ thuộc chủ yếu vào phẩm chất và năng
lực tạo nên nhân cách của cán bộ tuyên truyền, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự

tiếp nhận thông tin của đối tượng. Vì vậy, trong hoạt động, BCV không chỉ là
người truyền tin mà còn là một nhân cách hoàn chỉnh đang thực hiện một vai trò
xã hội. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, BCV phải được lựa chọn và bồi dưỡng,
rèn luyện theo những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, đó là hai yếu tố hợp
thành mô hình nhân cách của một BCV. BCV cấp huyện do Ban Thường vụ
Huyện ủy lựa chọn từ những CB, ĐV đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức và
năng lực công tác. Do đó báo cáo viên cấp huyện phải được lựa chọn và rèn
luyện theo những tiêu chuẩn”sau:
Thứ nhất, “có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp đổi mới của Đảng; bản
thân và gia đình chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước”[12,tr.305].
BCV“phải có năng lực nhận thức và tư duy khoa học sáng tạo. Do tính
đặc thù của hoạt động tuyên truyền mà người cán bộ làm CTTT, trực tiếp là
BCV phải không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ.


16
Diễn văn khai mạc lớp lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa
Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn
những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được
quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối,
phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình
hình nước”ta”.
Thứ hai, “có tính đảng, tính chiến đấu và ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc
biệt là kỷ luật phát ngôn”[12, tr.305].
Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào đòi hỏi BCV cũng chỉ được nói,
viết và phát ngôn đúng theo quan điểm đường lối của Đảng; thận trọng, nhưng

dám nói lên sự thật, nói đúng sự thật, bảo vệ chân lý một cách phù hợp.
Tính chiến đấu của BCV thể hiện ở chỗ là dám nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, thể hiện tính trung thực, khách quan, biết
dũng cảm bảo vệ cái đúng, biểu dương cái tốt, phê phán cái sai, cái xấu đang đan
xen tồn tại trong đời sống xã hội.
Ý thức tổ chức kỷ luật, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn là phẩm chất không
thể thiếu đối với người BCV, điều đó thể hiện ở chỗ, mọi hoạt động tuyên truyền
cũng như trong cuộc sống hàng ngày, người báo cáo viên phải luôn kiên định
thống nhất giữa lời nói và việc làm.
Phương tiện tuyên truyền của BCV là lời nói, cho nên BCV cần phải thận
trọng trong phát ngôn. Việc truyền đạt các CT, NQ của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, thông tin thời sự trong nước, quốc tế và những vấn đề bức
xúc, hệ trọng, nhạy cảm chính trị không chỉ đòi hỏi tính chính xác cao mà còn
bảo đảm tính định hướng của thông tin.


17
Thứ ba,“thể hiện tinh thần trách nhiệm cao; có lòng nhiệt huyết với
chuyên môn, nghiệp vụ; biết học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có mối
quan hệ gắn bó, gần gũi với CB, ĐV và nhân dân”[12,tr.305].
Phẩm chất đạo đức là yếu tố nền tảng, yếu tố “gốc” đối với người BCV.
Luôn luôn đặt lợi ích cách mạng, lợi ích của Đảng lên trên lợi ích cá nhân, phải
thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh
nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích
của Đảng và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt
đối phục tùng lợi ích của Đảng”.
Thứ tư, “có trình độ chính trị đáp ứng tốt yêu cầu công việc được giao,
nắm vững lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững các quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”[12,tr.305].
BCV“cần phải nắm vững kiến thức lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh, nắm vững CT, NQ của Đảng và Nhà nước. Phải có hiểu biết sâu rộng
về các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, tư tưởng, KT, VH, XH, khoa học.
Biết vận dụng tâm lý học, phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất
là TTM vào hoạt động tuyên truyền cho sát đối tượng, phù hợp với trình độ
người”nghe.
Thứ năm, “có nghệ thuật thuyết trình và khả năng lôi cuốn, cảm hóa,
thuyết phục người nghe”[12,tr.306].
BCV“vừa là nhà khoa học, vừa là nhà sư phạm, phải nắm vững kiến thức
của các lĩnh vực được giao thuyết trình. Trình bày những vấn đề lý luận, thực
tiễn một cách thuyết phục, tác động vào lòng người một cách truyền cảm, từ
niềm tin và sự say mê của báo cáo viên để truyền sang người nghe tiếp thu như
cảm thụ một giá trị nghệ thuật, thỏa mãn đến mức cao nhất nhu cầu và khát vọng
về những vấn đề mà dư luận quan tâm; đồng thời là nhà “hùng biện” có khả


18
năng thuyết phục người nghe theo phương châm: nói cho dân hiểu, nói cho dân
tin, nói cho dân làm”theo.
1.2. Nội dung, phương thức và vai trò của đội ngũ báo cáo viên cấp
huyện ở tỉnh Bến Tre
1.2.1. Nội dung của đội ngũ báo cáo viên cấp huyện
- Một là,“trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cương lĩnh, nghị
quyết, chỉ thị, chính sách của Đảng và Nhà nước; các vấn đề thời sự trong và
ngoài nước. Giúp CB, ĐV và quần chúng nhân dân được nghe trực tiếp lắng
nghe tiếng nói của các cơ quan Đảng và nhà nước, được trực tiếp hỏi và lắng
nghe giải đáp những vấn đề mà dư luận đang quan”tâm.
- Hai là,“tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban
hành của Nhà nước. Quá trình tuyên truyền, triển khai thực hiện pháp luật là cơ
sở của nhận thức, là tiền đề hình thành ý thức pháp luật trong mỗi con người, là
những định hướng khẳng định giá trị, tinh thần pháp luật, soi rọi, dẫn dắt việc tổ

chức thực hiện áp dụng pháp luật. Như vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giới
thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành của Nhà nước là biện pháp tích cực để
thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng, xây dựng xã hội với những quan hệ kinh
tế, xã hội công bằng, bình đẳng và thượng tầng kiến trúc mới trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng bộ máy Nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
- Ba là,“cung cấp thông tin, đặc biệt là định hướng những thông tin chính
trị có tính thời sự. BCV cần coi trọng, nâng cao chất lượng thông tin, sao cho
ngày càng phong phú, đa dạng, có định hướng và tính thuyết phục cao, giúp CB,
ĐV và nhân dân hiểu được nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, địa phương,
cơ quan và đơn vị.



19
- Bốn là, BCV cấp huyện không chỉ dừng lại cung cấp thông tin cho đối


tượng mà quan trọng hơn là phân tích, bình luận, làm rõ ý nghĩa nội dung chính
trị các sự kiện quan trọng. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn khoa học, xác đáng, có
tính thuyết phục. BCV phân tích, bình luận, làm rõ bản chất các sự kiện chính trị,
từ đó chỉ ra các nguyên nhân, dự báo và định hướng thông tin kịp thời, nhất là
thông tin mang tính nhạy cảm cao; góp phần hình thành DLXH tích cực, đúng
đắn nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của CB, ĐV và quần chúng nhân dân.


- Năm là, động viên cổ vũ mọi người, mọi tầng lớp nhân dân tích cực
tham gia vào trong các hoạt động xã hội, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất.
Chức năng hiệu triệu, cổ vũ sẽ tăng lên nếu như lời nói của báo cáo viên có sức
truyền cảm mạnh mẽ, có khả năng làm xúc động lòng người, tác động sâu sắc

đến tình cảm của quần chúng nhân dân.
- Sáu là, hoạt động báo cáo viên cấp huyện là hoạt động thông tin hai


chiều, kết hợp thông báo và trao đổi, giải đáp và đối thoại, truyền đạt và tiếp thu
để phản ánh với cơ quan lãnh đạo cấp trên, nắm bắt kịp thời các quan điểm, ý
kiến, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Qua đó tạo ra được sự thống nhất về
nhận thức và hành động ngày càng được nâng lên trong Đảng và trong xã hội,
đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Thông“qua hoạt động tuyên truyền của ĐNBCV từ huyện đến cơ sở đã
giúp cho các cấp ủy tuyên truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước đến với CB, ĐV và nhân dân. Đây được xem là
kênh thông tin quan trọng, chính thống để kịp thời thông tin, tuyên truyền định
hướng nhận thức của CB, ĐV và nhân dân đối với các vấn đề nhạy cảm của đất
nước, của địa phương. Qua đó, tạo sự thống nhất ngày càng cao về nhận thức và
hành động trong nội bộ, sự đồng thuận trong xã hội, nhất là thực hiện tốt NQ của
Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng giai đoạn; kịp thời đấu


20
tranh, ngăn chặn, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; góp phần giữ vững ổn
định chính trị trong Đảng bộ.
Đặc điểm của báo cáo viên so với giảng viên (giáo viên)
+ Về nội dung và phương pháp trình bày: Báo cáo viên và giảng viên đều
cùng làm nhiệm vụ truyền đạt, thuyết trình trước một tập thể có đông đảo người
nghe, nhưng khác nhau ở chỗ: giảng viên là cán bộ được đào tạo chuyên ngành
về nội dung và phương pháp sư phạm; nội dung chương trình đã được biên soạn
theo quy chuẩn như: sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; giảng dạy nhiều lần về

một nội dung chương trình cho đối tượng nhất định, tương đối đồng đều về trình
độ. Đối với báo cáo viên thường được lựa chọn từ nhiều thành phần, đối tượng
và trình độ khác nhau. Báo cáo viên phải trình bày, thuyết trình những nội dung
khác nhau, chưa có sẵn; tự biên soạn đề cương với nội dung, chương trình theo
yêu cầu nhiệm vụ chính trị, hoặc do yêu cầu của người tổ chức. Nhiều khi nội
dung là những vấn đề mới, chưa diễn ra trong thực tế ở địa phương nhưng cần
phải phân tích và dự báo khả năng có thể xảy ra.
+ Đối tượng (người nghe): đối tượng của BCV thường đa dạng về thành
phần, lứa tuổi, trình độ không đồng đều về đặc điểm XH, giai cấp, nghề nghiệp,
tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, trình độ, kinh nghiệm, cách suy nghĩ,v.v.. Vì
vậy, sự đa dạng về đối tượng đòi hỏi BCV phải có trình độ tri thức về lĩnh vực
chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, con người cũng như phương pháp truyền đạt,
sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực.
+ Vị trí trình bày của báo cáo viên: khi báo cáo viên đồng thời là người
lãnh đạo thì cần phải thể hiện cả hai cương vị, vừa là người lãnh đạo quán triệt,
truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết, lại vừa là người báo cáo viên làm nhiệm vụ
tuyên truyền, thuyết phục người nghe. Báo cáo viên đồng thời là người lãnh đạo
có lợi thế hơn báo cáo viên khác, do có cương vị của người lãnh đạo. Báo cáo


21
viên không phải là người lãnh đạo trực tiếp phải thuyết phục người nghe bằng
năng lực sư phạm, nghệ thuật trình bày miệng và khả năng phân tích, tổng hợp,
chất lượng thông tin.
1.2.2. Phương thức của đội ngũ báo cáo viên cấp huyện
Phương thức hoạt động của BCV cấp huyện là hình thức, biện pháp, cách


thức tuyên truyền, giáo dục lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các CT,
NQ của Đảng và Nhà nước, các chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH của

địa phương. BCV cấp huyện hoạt động thông qua CTTT, giáo dục đối với CB,
ĐV và quần chúng nhân dân; đặc biệt là đội ngũ công chức, viên chức Nhà nước
và cán bộ, MTTQ và các đoàn thể CT - XH.


Hình thức, cách thức hoạt động chủ yếu của BCV cấp huyện là:
Thứ nhất, tuyên truyền, báo cáo, giới thiệu phổ biến các CT, NQ của Đảng


và Nhà nước, các chương trình phát triển KT - XH của địa phương trong các hội
nghị quán triệt nghị quyết. Trong quá trình hoạt động tuyên truyền, BCV thường
sử dụng các hình thức như thuyết trình, diễn thuyết, nói chuyện trực tiếp,v.v…


Thứ hai, giảng dạy cho các lớp học, các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị


(đảng viên mới, sơ cấp), các lớp bồi dưỡng chuyên đề. Báo cáo viên đã và đang
sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực rất có hiệu quả, thu hút học viên, làm
cho buổi giảng sinh động hơn, tạo bầu không khí hứng thú trong lớp học. Về
phía người học áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực có tác dụng kích thích
tư duy độc lập và sáng tạo; rèn luyện các kỹ năng như làm việc nhóm, kỹ năng
trong giao tiếp, kỹ năng để giải quyết vấn đề, khả năng ứng xử, sự năng động và
tự tin.


Thứ ba, báo cáo thông tin thời sự, vận động quần chúng thực hiện các CT,


NQ của Đảng và của địa”phương.



22
Thứ tư, tham gia phối hợp các ban ngành ở địa phương để tổ chức sự kiện,
lồng ghép chương trình giáo dục các vấn đề LLCT với các vấn đề thực hiện
nhiệm vụ KT - XH của địa phương.


Thứ năm, tham gia các ĐT, BD chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ


cho chính BCV. Việc tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
của BCV nhằm từng bước nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu cho
cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tốt các
chủ trương của Đảng trên lĩnh vực tuyên truyền, góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu của Nghị quyết.


Trong những năm qua, BCV cấp huyện đã sử dụng tốt phương thức hoạt


động của mình góp phần nâng cao trình độ LLCT cho công chức, viên chức của
Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể CT - XH, tạo nên sự đồng thuận về nhận thức
và hành động cho nhân dân và sự thống nhất giữa Đảng, Nhà nước, MTTQ và
các đoàn thể CT”- XH.
1.2.3. Vai trò của đội ngũ báo cáo viên cấp huyện
BCV“cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục
các CT, NQ của Đảng về những vấn đề chính trị mang tính thời sự lớn, về những
vấn đề mới đặt ra trong cuộc sống, trong công cuộc xây dựng chế độ mới, nền
kinh tế mới, con người mới; định hướng hành động của nhân dân theo Nghị

quyết của Đại hội Đảng; góp phần tăng cường mối quan hệ trực tiếp, sinh động
giữa Đảng và quần chúng, khắc phục được một phần tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa
rời quần chúng; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị của
các tổ chức Đảng và các đoàn thể CT”- XH.
Vai trò hoạt động của ĐNBCV cấp huyện chủ yếu là:
Một là, góp phần quan trọng trong việc truyền bá, phổ biến kiến thức sâu


rộng cho CB, ĐV và nhân dân về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí


×