Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Đánh giá tác dụng của viên nang ngủ ngol ích tâm đan trong điều trị bệnh nhân rối loạn giấc ngủ mãn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

PHẠM QUANG THÀNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG
NGỦ NGON ÍCH TÂM ĐAN TRONG ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
MẠN TÍNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

PHẠM QUANG THÀNH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NANG
NGỦ NGON ÍCH TÂM ĐAN TRONG ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
MẠN TÍNH
Chuyên nghành : Y học cổ truyền


Mã số

: 60.72.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Thúc Hạnh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp khóa luận được hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau
Đại học và Bộ môn Khí công Dưỡng sinh Xoa bóp Bấm huyệt Học viện Y
Dược học cổ truyền Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi học tập và
hoàn thành các nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo Thạc sỹ Y khoa.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đã cho phép và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin được bày tỏVới lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới nhất, tôi
xin chân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Thúc Hạnh, Trưởng Phòng Đào tạo
sau Đại học, Trưởng Bộ môn Khí công Dưỡng sinh Xoa bóp Bấm huyệt, Thầy
là người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn giúp đỡ tôi từng bước hoàn thành chương trình học tập và làm luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn : GS.TS Trương Việt Bình; PGS.TS.
Nguyễn Văn Toại; TS. Lê Thị Kim Dung; PGS.TS. Lê Thị Tuyết; TS.
Nguyễn Thị Tâm Thuận, các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn
thạc sỹ đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến, truyền thụ
nhiều kiến thức quý báu giúp tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên và chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn trong
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.


Hà Nội, ngày 0929
tháng 037 năm 20185

BS Vũ Trọng NamPhạm
Quang Thành
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu, kết quả có được trong luận văn này chưa từng được ai
công bố trên bất cứ tài liệu nào trước đây. Mọi thông tin đều được thu
thập trực tiếp trên các bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh một
cách hoàn toàn tự nguyện.
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2018
Người viết cam đoan

Phạm Quang Thành


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân.


CVITTNNITĐ

: Ngủ ngon ích tâm đan.Cửu vị ích tâm thang.

ICD

: International Classification Disease (Phân loại bệnh quốc tế).

MNKTT

: Mất ngủ không thực tổn.

MNMT

: Mất ngủ mạn tính.

NREM

: Non-Rapid Eye Movement (Không vận động nhãn cầu nhanh).

PSQI

: The Pittsburgh Sleep Quality Index
(Chỉ báo về chất lượng giấc ngủ).

REM

: Rapid Eye Movement (vận động nhãn cầu nhanh).


RL

: Rối loạn.

RLGN

: Rối loạn giấc ngủ.

TCYTTG

: Tổ chức y tế thế giới = WTO: World Health Organnization.

YHCT

: Y học cổ truyền.

YHHĐ

: Y học hiện đại.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................91
CHƯƠNG 1..................................................................................................113
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................113
1.1. Đại cương về giấc ngủ........................................................................113
1.1.1. Sinh lý giấc ngủ...........................................................................113
1.1.2. Các giai đoạn bình thường của giấc ngủ.....................................113
1.1.3. Cơ chế điều hòa giấc ngủ............................................................145
1.1.4. Chức năng của giấc ngủ..............................................................145

1.1.5. Các rối loạn giấc ngủ...................................................................156
1.2. Mất ngủ..............................................................................................157
1.2.1. Định nghĩa...................................................................................157
1.2.2. Phân loại giấc ngủ.......................................................................157
1.2.3. Dịch tễ học mất ngủ....................................................................178
1.2.4. Sinh lý bệnh mất ngủ.................................................................1910
1.2.5. Lâm sàng...................................................................................2010
1.2.6. Các phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ trên lâm sàng và cận
lâm sàng.....................................................................................2111
1.2.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ không thực tổn.........................2414
1.2.8. Điều trị mất ngủ.........................................................................2414
1.3. Quan niệm của Y học cổ truyền về mất ngủ.....................................2717
1.4. Dưỡng sinh.......................................................................................2919
1.4.1. Ở Việt Nam................................................................................2919
1.4.2. Ở Trung Quốc............................................................................2920
1.4.3. Ở một số nước khác...................................................................2920
1.4.4. Phương pháp dưỡng sinh...........................................................2921
1.4.5. Thực hành tập dưỡng sinh.........................................................2922
1.4.6. Bài thuốc “Cửu vị ích tâm thang”.............................................2923
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....3225
2.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm...........................................................3225


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm...........................................3225
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn động vật thực nghiệm.....................................3225
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm......................................3326
2.1.4. Máy móc phục vụ nghiên cứu thực nghiệm..............................3326
2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng.................................................................3326
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu lâm sàng................................................3326
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.......................................................3327

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................4033
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu.............................................................4437
2.2.5. Xử lý số liệu..............................................................................4538
2.2.6. Đánh giá kết quả chung.............................................................4438
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu.................................................................4538
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................4740
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm..............................................4740
3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng...........................................................4741
3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu................................................4741
3.2.1.1. Đặc điểm vầ tuổi, giới.............................................................................4741
3.2.1.2. Nghề nghiệp............................................................................................4842
3.2.1.3. Đặc điểm hôn nhân, hoàn cảnh gia đình.................................................4843
3.2.1.4. Thời gian xuất hiện mất ngủ....................................................................4843
3.2.1.5. Tính chất xuất hiện .................................................................................4944
3.2.1.6. Các yếu tố thúc đẩy mất ngủ...................................................................4944

3.2.2. Đánh giá và so sánh hiệu quả điều trị trên lâm sàng.................4945
3.2.2.1. Hiệu quả chất lượng giấc ngủ..................................................................4945
3.2.2.2. Hiệu quả trên thời gian đi vào giấc ngủ..................................................5046
3.2.2.3. Hiệu quả cải thiện thời lượng giấc ngủ...................................................5049
3.2.2.4. Hiệu quả giấc ngủ....................................................................................5150
3.2.2.5. Hiệu quả trên rối loạn giấc ngủ...............................................................5151
3.2.2.6. Ảnh hưởng của mất ngủ đến các hoạt động trong đến cuộc sống...........5358
3.2.2.7. Các rối loạn thứ phát sau mất ngủ...........................................................5460
3.2.2.8. Đánh giá sự cải thiện giấc ngủ theo thang điểm PSQI............................5561
3.2.2.9. Thay đổi các chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân....................................5562


3.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Cửu vị ích tâm thang”
5663

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................5764
4.1. Nghiên cứu thực nghiệm..................................................................5764
4.2. Đánh giá hiệu quả nghiên cứu trên lâm sàng...................................5765
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................5765
4.2.1.1. Đặc điểm về giới và tuổi.........................................................................5765
4.2.1.2. Nghề nghiệp............................................................................................5766
4.2.1.3. Tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình............................................5766
4.2.1.4. Thời gian xuất hiện mất ngủ....................................................................5767
4.2.1.5. Tính chất xuất hiện..................................................................................5768
4.2.1.6. Các yếu tố thúc đẩy mất ngủ không thực tổn..........................................5769

4.2.2. Hiệu quả điều trị trên lâm sàng.................................................5770
4.2.2.1. Hiệu quả chất lượng giấc ngủ..................................................................5770
4.2.2.2. Hiệu quả thời gian đi vào giấc ngủ.........................................................5772
4.2.2.3. Hiệu quả cải thiện thời lượng giấc ngủ..................................................5773
4.2.2.4. Hiệu quả giấc ngủ....................................................................................5774
4.2.2.5. Hiệu quả trên rối loạn giấc ngủ...............................................................5776
2.2.2.6. Ảnh hưởng của mất ngủ đến các hoạt động trong đến cuộc sống...........5779
2.2.2.7. Hiệu quả của phương pháp trên các rối loạn thứ phát.............................5781
4.2.2.8. Biến đổi bảng điểm đánh giá PSQI.........................................................5782
2.2.2.9. Thay đổi các chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân....................................5783
2.2.2.10. Tác dụng của phương pháp điều trị mất ngủ mạn tính theo Y học cổ truyền
..............................................................................................................................5784
2.2.2.11. Tác dụng của phương pháp điều trị mất ngủ mạn tính theo YHHĐ......5785

4.3. Tác dụng không mong muốn............................................................5886
KẾT LUẬN................................................................................................5987
KIẾN NGHỊ...............................................................................................5989
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:
Bảng 3.15:
Bảng 3.16:
Bảng 3.17:
Bảng 3.18:
Bảng 3.19:
Bảng 3.20:
Bảng 3.21:
Bảng 3.22:
Bảng 3.23:
Bảng 3.24:

Kết quả nghiên cứu độc tính cấp theo liều của thuốc thử CVITT...................40

Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu...........................................41
Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu........................................42
Đặc điểm hôn nhân và hoàn cảnh gia đình.................................................43
Thời gian xuất hiện mất ngủ......................................................................43
Các stress thường gặp.................................................................................44
Chất lượng giấc ngủ theo các giai đoạn điều trị.........................................45
Thời gian vào giấc ngủ theo giai đoạn điều trị...........................................46
Hiệu quả thời gian vào giấc ngủ giảm đi của phương pháp điều trị.....................48
Hiệu quả tăng thời gian ngủ mỗi đêm trước và sau của phương pháp điều
trị................................................................................................................49
Sự thay đổi hiệu quả giấc ngủ theo từng giai đoạn....................................50
Mức độ cải thiện tần suất các triệu chứng đi kèm với mất ngủ..................51
Cải thiện tần suất triệu chứng khó chợp mắt trong vòng 30 phút theo từng
giai đoạn.....................................................................................................52
Cải thiện tần suất triệu chứng tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc thức quá sớm
buổi sáng theo các giai đoạn......................................................................53
Cải thiện tần suất triệu chứng ho/ngáy to theo các giai đoạn.....................55
Cải thiện tần suất triệu chứng ác mộng theo các giai đoạn........................56
Cải thiện tần suất triệu chứng mệt mỏi theo các giai đoạn........................57
Cải thiện tần suất sử dụng thuốc ngủ theo các giai đoạn...........................58
Cải thiện ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ lên cuộc sống..........................59
Các triệu chứng thứ phát sau mất ngủ........................................................60
Biến đổi điểm trong thang PSQI................................................................61
Sự biến đổi tổng điểm PSQI trước và sau điều trị......................................62
Biến đổi các thông só của sóng alpha, beta trên điện não đồ nền....................62
Thay đổi chỉ số công thức máu trước và sau can thiệp..............................63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1:

Phân bố nhóm tuổi theo giới....................................................................41

Biểu đồ 3.2:

Tính chất xuất hiện mất ngủ.....................................................................44

Biểu đồ 3.3:

Mức độ cải thiện chất lượng giấc ngủ......................................................45

Biểu đồ 3.4:

Mức độ cải thiện thời gian đi vào giấc ngủ của bệnh nhân......................47

Biểu đồ 3.5:

Sự cải thiện thời gian đi vào giấc ngủ trung bình của bệnh nhân theo
từng giai đoạn can thiệp...........................................................................48

Biểu đồ 3.6:

Mức độ cải thiện thời gian ngủ mỗi đêm theo từng giai đoạn.................49

Biểu đồ 3.7:

Mức độ cải thiện về hiệu quả giấc ngủ.....................................................50

Biểu đồ 3.8:


Phần trăm hiệu quả thói quen đi ngủ trung bình tăng lên sau điều trị.....51

Biểu đồ 3.9:

Mức độ cải thiện triệu chứng không thể chợp mắt trong vòng 30 phút. .52

Biểu đồ 3.10:

Mức độ cải thiện triệu chứng thức dạy lúc nửa đêm hay sáng sớm...................54

Biểu đồ 3.11:

Mức độ cải thiện triệu chứng ho/ngáy to.................................................55

Biểu đồ 3.12:

Mức độ cải thiện triệu chứng gặp ác mộng..............................................56

Biểu đồ 3.13:

Mức độ cải thiện triệu chứng mệt mỏi.....................................................57

Biểu đồ 3.14:

Mức độ cải thiện việc dùng thuốc ngủ của bệnh nhân.............................58

Biểu đồ 3.15:

Sự biến đối tổng điểm PSQI trước và sau điều trị....................................62



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là một trạng thái hiện tượng sinh lý quan trọng không thể thiếu
của con người, mỗi người dùng gần một phần ba cuộc đời để ngủ , ngủ giúp
bảo đảm các công năng sinh lý của cơ thể hoạt động bình thường và ổn
định. Vìhành vi có ở tất cả các loài động vật từ côn trùng đến động vật có
vú. Giấc ngủ là một trong những hành vi phổ biến nhất của con người, một
người trung bình bỏ ra một phần ba cuộc đời để ngủ, vì vậy giấc ngủ được
xem như một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống [45].
Người bình thường cần được ngủ khoảng 7-8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên
cũng có người có nhu cầu nhiều hơn và cũng có người cần ít hơn [2848].
Mất ngủ là trạng thái không thỏa mãn về số lượng giấc ngủ hoặc chất
lượng giấc ngủ, tồn tại một thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả
năng làm việc của người bệnh [19].
Mất ngủ là tình trang ngủ quá ít hoặc không có cảm giác thoải mái sau
khi ngủ dậy, tồn tại một thời gian dài, dẫn đến tâm lý mất thăng bằng mất sự
tập trung làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh
[21].
Mất ngủ tăng lên theo thời gian vì những căng thẳng trong cuộc sống hàng
ngày càng gia tăng, có khuynh hướng tăng lên trong giới nữ, những người già.
Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mất ngủ trong cộng đồng dao động từ
20-30% và tỷ lệ này cao hơn ở người cao tuổi [4440].
Mất ngủ đã được đề cập từ lâu và ngày càng trở thành một hiện tượng
khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo Tổ chức y tế thế giới, nghiên cứu ở
15 khu vực khác nhau trên thế giới ước tính khoảng 26,8% người bị mất ngủ
được khám và điều trị tại các trung tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu [7].
Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút



2

khả năng lao động và hậu quả tất yếu là làm giảm chất lượng sống, nguy cơ
phát sinh một số bệnh hoặc làm nặng thêm bệnh đang mắc. Bên cạnh đó, còn
có sự liên quan giữa mất ngủ và các rối loạn tâm thần, nghiện rượu, lạm dụng
thuốc, chức năng miễn dịch, tim mạch, tử vong [40],[47],[55],[56].
Hiện tại bệnh rối loạn giấc ngủ trong Yy học hiện đại được điều trị
bằng nhiều phương pháp như thuốc an thần, tâm lý liệu pháp, các Vitamin
nâng cao thể trạng. Các thuốc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, nhưng
cũng chưa được hiệu quả toàn diện, nhược điểm của phương pháp này là khi
dùng thì người bệnh dễ ngủ, ngưng thuốc thì đâu lại vào đấy. Hoàn toàn phải
lệ thuộc vào thuốc. Hay có tác dụng phụ không mong muốn nên sử dụng cần
thận trọng.
Mất ngủ trong Y học cổ truyền gọi là chứng “Thất miên”, “Bất mị”,
“Bất đắc miên”... Nguyên nhân sinh ra bệnh mất ngủ khá phức tạp, Trương
Trọng Cảnh nói: “Ngủ là gốc phần âm mà thần làm chủ, thần yên thì ngủ
được. Thần sở dĩ không yên thì một phần là do tà khí nhiễu động, hai là do
tình khí không đủ”. Thiên này đem chứng mất ngủ tóm tắt thành 5 nguyên
nhân là: Tâm tỳ hư, âm suy hỏa vượng, tâm hư đởm khiếp, vị khí không hòa,
suy nhược sau ốm [2729].
Khác với thuốc chữa trị bệnh mất ngủ theo Y học hiện đại chủ yếu quan
tâm điều trị triệu chứng, điều trị bệnh mất ngủ theo Y học cổ truyền lại quan
tâm đến căn nguyên gây ra bệnh. Tùy vào thể bệnh nhân, độ tuổi, giới tính và
nguyên nhân gây ra bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc trong bài
thuốc chữa trị bệnh mất ngủ là khác nhau. Y học cổ truyền có nhiều phương
pháp để điều trị mất ngủ như dùng thuốc, khí công, dưỡng sinh, bấm huyệt,
châm cứu… Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, ưu điểm của các
phương pháp này là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Vì vậy Cho nên

việc thừa kế và phát huy vốn quý của Y học cổ truyền, tìm ra phương pháp


3

điều trị mất ngủ có hiệu quả cao cho bệnh nhân là một điều cần thiết.
Từ xưa uống thuốc thảo mộc và tập dưỡng sinh đã được biết đến như
phương pháp điều trị mất ngủ có hiệu quả. Tuy nhiên đến thời điểm này, tại việt
nam chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá về tác dụng của thuốc YHCT kết
hợp tập dưỡng sinh trên bệnh nhân rối loạn giấc ngủ mạn tính.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của
viên nang “Ngủ ngon dưỡng tâm đan HV” trong điều trị bệnh nhân rối
loạn giấc ngủ mạn tính”.bài thuốc “Cửu vị ích tâm thang” kết hợp tập
dưỡng sinh trong điều trị rối loạn giấc ngủ mạn tính.
Nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang “ngủ ngon dưỡng tâm đan
HV”.bài thuốc “Cửu vị ích tâm thang”.
2. Đánh giá hiệu quả về lâm sàng và cận lâm sàng của bài thuốc “Cửu vị
ích tâm thang”Viên nang “Ngủ ngon dưỡng tâm đan HV” kết hợp tập
dưỡng sinh trên bệnh nhân rối loạn giấc ngủ mạn tính.
3. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bệnh nhân trong quá trình nghiên
cứu


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về giấc ngủ
1.1.1. Sinh lý giấc ngủ

Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con người, giấc ngủ đó là
trạng thái chung, kéo dài của cơ thể, được gây ra do sự tổ chức lại hoạt động
của phức hợp các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đặc trưng cho những dao
động ngày đêm hoạt động của não trong giấc ngủ là một hoạt động hiệu quả
nhằm đảm bảo sự sống và phục hồi sức khoẻ của cơ thể sau một thời gian
hoạt động [16].
Ngay từ khi lọt lòng mẹ đứa trẻ ngủ nhiều hơn thức (20 giờ mỗi ngày).
Càng lớn lên trẻ ngủ càng giảm dần, đến sáu tuổi trẻ vẫn còn ngủ khoảng 10
tiếng mỗi ngày. Người trưởng thành ở lứa tuổi hoạt động mạnh nhất (18-45
tuổi), nhu cầu mỗi ngày tử 7 - 8 giờ. Sau 60 tuổi có thể 6 giờ là đủ, thậm chí
có người già còn ngủ ít hơn. Nói chung cả cuộc đời một người khỏe mạnh
dành 1/3 thời gian cho ngủ và 2/3 thời gian cho thức. Hay mỗi người cần đến
220.000 giờ để ngủ trong suốt cuộc đời [16][40].
Ngủ là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể có tính chất chu kỳ
ngày đêm; trong đó toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, tạm ngừng các hoạt động
tri giác và ý thức, các cơ bắp giãn mềm, các hoạt động hô hấp tuần hoàn giảm
chậm lại [Error: Reference source not found76]. Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý
bình thường của con người, hoạt động của não trong giấc ngủ là một hoạt
động hiệu quả nhằm đảm bảo sự sống và phục hồi sức khoẻ của cơ thể sau
một thời gian hoạt động. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ ngủ 20 giờ một
ngày. Càng lớn lên trẻ ngủ giảm dần, đến 6 tuổi trẻ vẫn còn ngủ 10-12 giờ mỗi
ngày. Người trưởng thành ở lứa tuổi hoạt động mạnh nhất (18- 45 tuổi), nhu cầu
mỗi ngày từ 7-8 giờ. Sau 60 tuổi có thể 6 giờ là đủ, thậm chí những người già


5

ngủ ít hơn [48],[58]. Nói chung cả cuộc đời một người khoẻ mạnh dành 1/3 thời
gian cho ngủ và 2/3 thời gian thức.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Mất ngủ kéo dài có thể làm giảm chất

lượng cuộc sống, mệt mỏi chán ăn, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ
giảm cân nặng, suy nhược cơ thể, giảm thân nhiệt của cơ thể. Mất ngủ kéo
dài, có thể dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm, vàa một số bệnh tật khác [7].
Giấc ngủ tăng lên khi người ta lao động thể lực, tập thể dục, bị ốm, có
thai, bị căng thẳng tâm lý [7].
1.1.2. Các giai đoạn bình thường của giấc ngủ
Ngày nay người ta có thể ghi điện não đồ trong và ngoài giấc ngủ.
Bằng kết quả nghiên cứu điện sinh lý kết hợp với các hiện tượng tâm sinh lý
khác, người ta chia giấc ngủ thành 2 pha: pha nhanh hay còn gọi là pha vận
nhanh nhãn cầu (Rapid Eye Movement: REM) và pha chậm hay còn gọi là pha
không vận nhanh nhãn cầu (Non Rapid Eye Movement: NREM) [48], [51],[58].
Trên điện não đồ ghi trong giấc ngủ, giấc ngủ được chia ra làm 2 giai đoạn sinh
lí: Ngủ không vận động nhãn cầu nhanh (NREM) và vận động nhãn cầu nhanh
(REM).
Trong giấc ngủpha chậm NREM, người ta chia chúng làm 4 giai đoạn
(từ giai đoạn I đến giai đoạn IV). Hầu hết các chức năng sinh lý của con
người trong giai đoạn ngủpha chậm NREM là thấp hơn so với lúc thức.
Giai đoạn 1 : là bắt đầu của giấc ngủ. Đây là giai đoạn mà giấc ngủ
của chúng ta tương đối nông (ngủ nông), hay còn gọi là giai đoạn chuyển
tiếp giữa thức và ngủ. Ở giai đoạn này, bộ não phát ra sóng theta có biên độ
cao, tức là sóng não rất chậm. Giai đoạn này chỉ kéo dài trong thời gian rất
ngắn (chừng 5 – 10 phút). Nếu bạn đánh thức ai đó ngay vào thời gian này
thì họ có thể nói rằng họ chưa thực sự ngủ.
Giai đoạn 2: là giai đoạn ngủ nông khi mà các vận động của mắt dừng
lại. Sóng điện não chậm, thỉnh thoảng có những đợt bùng phát nhanh, xen kẽ


6

giữa các giai đoạn co cơ và giãn cơ.

Giai đoạn 3: ngủ sâu, giảm hình thoi và chỉ xuất hiện sóng chậm (2 - 4
Hz) trên điện não, chiếm từ 20 - 50% sóng delta.
Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, chỉ còn sóng chậm trên điện não (2 - 4Hz),
chiếm tới 50% sóng delta. Khi đánh thức người ngủ đột ngột dậy, ở giai đoạn
4, đôi khi họ bị rơi vào tình trạng lú lẫn với khả năng nhận thức bị biến đổi.
Theo dõi trên lâm sàng nhận thấy các cơ bắp giãn mềm, nhịp tim và nhịp
thở chậm đều, thân nhiệt giảm dần, huyết áp đạt mức thấp trong giấc ngủ,…
Điều này chứng tỏ rằng vai trò lớn của giấc ngủ như trạng thái mà trong đó đã
diễn ra một cách tích cực nhất các quá trình hồi phục.
Trong lúc ngủ NREM, nhịp tim đều đặn hơn và giảm từ 5-10 lần/phút,
nhịp thở chậm hơn, huyết áp có chiều hướng hạ, trương lực cơ giảm.
Trái lại, trong giai đoạn ngủpha nhanh REM (chiếm khoảng 25% tổng
thời gian ngủ) hoạt động của não và các chức năng sinh lí giống với lúc thức.
Khoảng 90 phút sau khi bắt đầu ngủ, sẽ có giai đoạn ngủpha nhanh REM đầu
tiên. Thời gian này sẽ ngắn hơn ở những bệnh nhân trầm cảm.
Về lâm sàng nhận thấy trong pha nhanh, nhịp tim và hô hấp nhanh,
huyết áp tăng nhẹ, nhãn cầu vận động nhanh (trong khi vẫn nhắm mắt), ở nam
giới thường gặp cương dương vật, nhu cầu tiêu thụ ôxy não tăng cao. Trong
pha nhanh xuất hiện giấc mơ, nếu chúng ta đánh thức người ngủ trong thời
điểm này thì họ cho biết là họ đang mơ. Giấc mơ là hiện tượng tâm sinh lý
bình thường, nếu giấc mơ bị phá vỡ thì giấc ngủ đó sẽ bị rối loạn và chúng ta
sẽ cảm thấy rất mệt.Trong một số giấc ngủ REM có cương cứng dương vật,
dòng máu đến các tổ chức bao gồm cả não giảm nhẹ so với lúc thức, nhịp tim,
nhịp thở, huyết áp đều cao hơn so với giai đoạn ngủ NREM.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của giấc ngủpha nhanh REM là giấc mơ.
Khoảng 60-90% số người được đánh thức dậy ở giai đaạn ngủpha nhanh


7


REM thường nói họ có giấc mơ. Giấc mơ trong giấc ngủpha nhanh REM là
mơ hồ và không gắn với thực tế. Trong đêm giai đoạn ngủpha nhanh REM
chiếm tổng cộng từ 90-100 phút. Chu kì của giấc ngủ là đều đặn. Hầu hết các
giai đoạn ngủpha nhanh REM xẩảy ra trong một phần ba cuối của đêm, trong
khi hầu hết giai đoạn 4 của giấc ngủpha chậm NREM xẩy ra trong một phần
ba đầu của đêm.
Các giai đoạn của giấc ngủ thay đổi trong đời người. Ở trẻ mới sinh, giấc
ngủ pha nhanh REM chiếm 50% tổng thời gian, trẻ 4 tháng đến 1 tuổi, tổng số
giấc ngủpha nhanh REM chỉ còn chiếm 40% thời gian ngủ và xẩy ra sau giai
đoạn ngủ pha chậm NREM.
Giấc ngủPha chậm NREM (75%) được chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 5%
+ Giai đoạn 2: 45%
+ Giai đoạn 3: 12 %
+ Giai đoạn 4: 13%
Giấc ngủPha nhanh REM: 25%
Các tỷ lệ này không thay đổi theo lứa tuổi, mặc dù ở người già thời
gian ngủ giảm cả với giấc ngủ giấc ngủpha nhanh REM và ngủpha chậm
NREM.
Trình tự của các pha ngủ 1,2,3,4,5 và ngủ REM hình thành chu kì ngủ. Mỗi
chu kì ngủ kéo dài chừng 1,5 giờ, do đó trong đêm có 4-5 chu kì ngủ [4], [101],
[5437].
1.1.3. Cơ chế điều hòa giấc ngủ
Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng giấc ngủ được kiểm soát bởi
nhiều trung tâm não, các trung tâm này kiểm soát hoạt động lẫn nhau. Nhiều


8

nghiên cứu đã xác nhận vai trò của serotonin trong điều hòa giấc ngủ. Các

bệnh nhân mất ngủ tiên phát, trầm cảm và lo âu có nồng độ serotonin trong
não thấp hơn bình thường, do đó họ bị mất ngủ nặng. Giấc ngủ bị ảnh hưởng
bởi nhiều L-tryptophan, ăn một lượng lớn L-tryptophan (1-1,5g/ ngày) sẽ làm
giảm giấc ngủ và tăng thức đêm, ngược lại nếu thiếu L-tryptophan sẽ làm
giảm thời gian ngủ REM.
Các tế bào thần kinh chứa norepinephrin nằm ở nhân đỏ đóng vai trò quan
trọng trong giấc ngủ bình thường. Các thuốc kích thích lên tế bào thuộc hệ
thống noradrenergic làm giảm giấc ngủ REM và gây thức giấc [16] [19].
Liên quan đến giấc ngủ có nhiều giả thuyết, nhưng đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất trong việc giải thích cơ chế thức ngủ. Cơ chế giấc mộng cũng như
cơ chế về sự luân phiên có tính chu kỳ của giấc ngủ.
Thuyết Pavlov cho rằng giấc ngủ là trạng thái ức chế lan toả khắp hai
bán cầu và lan xuống cả vùng dưới vỏ.
Trung tâm ngủ tích cực ở gian não [38].
Trung tâm gây ngủ ở trong đồi thị [37],[38].
Giấc ngủ là trạng thái bình thường của hoạt động vỏ não. Còn trạng thái
thức được duy trì bởi sự hoạt động tích cực của cấu tạo lưới thân não. Cấu tạo
lưới vừa có ảnh hưởng ức chế đối với vỏ não, nghĩa là nó đóng vai trò hoạt
động dẫn truyền thần kinh, cũng như duy trì thức tỉnh. Hoạt hóa từ cấu tạo
lưới lên vỏ não là kiểu hoạt hóa không đặc hiệu trong đó có sự tham gia của
vùng dưới đồi, đồi thị [3],[61]23],[39]342.
1.1.4. Chức năng của giấc ngủ
Chức năng của giấc ngủ đã được kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng giấc ngủ giúp phục hồi sức khỏe, giúp
làm cân bằng nội môi và có vai trò quyết định trong điều hòa thân nhiệt và bảo
tồn năng lượng. Giấc ngủ NREM tăng lên khi luyện tập thể dục và khi đói, tình


9


trạng này có thể liên quan đến nhu cầu thỏa mãn chuyển hóa [156].
Giấc ngủ REM đã được chú ý và tiến hành nghiên cứu từ lâu, và có
nhiều kết quả được đưa ra. Một số vai trò của giấc ngủ REM đáng chú ý là:
- Lọc sạnh các chất chuyển hóa tích tụ trong hệ thần kinh.
- Đảm bảo cho nguồn phát các xung động để kích thích vỏ não.
- Chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.
- Bảo đảm cảm xúc diễn ra trong giấc mơ thích ứng được với môi
trường xung quanh khi thức – tỉnh.
- Tổ chức lại luồng xung động thần kinh bị rối loạn trong giấc ngủ
NREM, là giai đoạn chuyển tiếp sang thức – tỉnh, chuẩn bị tiếp nhận thông
tin mới [4137].
1.1.5. Các rối loạn giấc ngủ (RLGN)
Trước đây thuật ngữ RLGN được hiểu như đồng nghĩa với mất ngủ
nhưng ngày nay RLGN là để chỉ những rối loạn về số lượng, chất lượng, về
tính chu kỳ của giấc ngủ và các rối loạn về nhịp thức ngủ. Nghĩa là những rối
loạn liên quan đến diễn biến của giấc ngủ: trước khi ngủ, trong khi ngủ, khi
tỉnh dậy. Hậu quả của những rối loạn này là làm cho chủ thể có cảm giác
không thỏa mãn về giấc ngủ (mệt mỏi, lo lắng….) và có ảnh hưởng đến hoạt
động lúc thức.
Nhờ những hiểu biết gần đây về nhịp thức ngủ về giấc ngủ nên trong
bảng phân loại bệnh lần thứ 10 (ICD 10) các RLGN được xếp vào mục “F51”
trong đó phân ra các rối loạn khác nhau về giấc ngủ [1921].
o

(F51.0) Mất ngủ không thực tổn

o

(F51.1) Ngủ lịm


o

(F51.2) Rối loạn nhịp thức ngủ không thực tồn

o

(F51.3) Mộng du (Sleepwalking)


10

o

(F51.4) Hoảng sợ ban đêm (Sleep terrors)

o

(F51.5) Ác mộng

o

(F51.8) Các rối loạn giấc ngủ không thực tổn

1.2. Mất ngủ
1.2.1. Định nghĩa
Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ
hoặc thức dậy quá sớm và không quay trở lại được giấc ngủ hoặc ngủ dậy có
cảm giác không ngon giấc và mệt mỏi [202].
1.2.2. Phân loại giấc ngủ
Có nhiều cách phân loại mất ngủ, cách thông thường nhất là phân thành

2 loại theo thời gian mất ngủ là: mất ngủ cấp tính, mất ngủ mạn tính [202].

 Mất ngủ cấp tính
Gọi là mất ngủ cấp tính khi mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng và có thể do
nhiều nguyên nhân gây ra: thay đổi múi giờ, thay đổi nghề nghiệp, mất người
thân, do môi trường quá ồn hoặc sử dụng quá nhiều cà phê.
 Mất ngủ không thực tổn (Mất ngủ mạn tính) (F51.0)
Khái niệm: Mất ngủ không thực tổn (Nonorganic insomnia) hay còn
gọi là trạng thái mất ngủ mạn tính, mất ngủ nguyên phát và được định nghĩa:
đó là trạng thái không thỏa mãn về số lượng và chất lượng giấc ngủ, tồn tại
một thời gian dài (ít nhất một tháng). Đặc trưng bằng các đặc điểm sau:
- Khó đi vào giấc ngủ: là than phiền thường gặp nhất, có hầu hết ở các
bệnh nhân.
- Khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm: giấc ngủ của bệnh nhân bị chia
cắt ra, trong đêm thức giấc nhiều lần và rất khó ngủ lại.
- Mất ngủ có liên quan đến các stress đời sống, gặp nhiều ở phụ nữ, ở người
lớn tuổi, tâm lý bị rối loạn và những người bị bất lợi về kinh tế xã hội. Khi bệnh
nhân có cảm giác căng thẳng, lo âu, buồn phiền hoặc trầm cảm.


11

- Mất ngủ nhiều lần, dẫn đến mối lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm về
hậu quả của nó, tạo thành một vòng luẩn quẩn có khuynh hướng kéo dài.
- Hậu quả ban ngày: cảm giác mệt mỏi, thiếu hụt giấc ngủ, ảnh hưởng
đến hoạt động xã hội và nghề nghiệp. Theo sổ tay chẩn đoán thống kê (
Diagnostic and statistical manual of mental disorder- 4 th), gọi là mất ngủ
nguyên phát [43].
- Gọi là mất ngủ mạn tính khi xuất hiện hơn 3 đêm trong 1 tuần và kéo
dài trên 1 tháng.

- Mất ngủ mạn tính kéo dài trên 1 năm sẽ là yếu tố nguy cơ gây trầm
cảm nặng [4339].
1.2.3. Dịch tễ học mất ngủ
1.2.3.1. Trên thế giới
Mất ngủ ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại.
Mất ngủ tăng theo thời gian vì những căng thẳng trong cuộc sống ngày càng
tăng lên, có khuynh hướng tăng cao trong giới nữ, người cao tuổi, người bị rối
loạn tâm lý và những người thiệt thòi về kinh tế xã hội [335].
Năm 1979 theo thông báo của trung tâm “Hội các rối loạn về giấc ngủ”
(Association sleep disorders center) cho biết số người mất ngủ chiếm 35% dân
số. Năm 1990 viện Gallup (Mỹ) công bố số liệu nghiên cứu ở 8 nước cho thấy:
Pháp có 31%, Italia có 35%, Anh có 34%, Đan Mạch có 31%, Bỉ có 27%, Tây
ban nha 23%, Đức có 23%, Mỹ có 27% người bị rối loạn giấc ngủ [53].
Về tuổi, nhiều nghiên cứu cho rằng, tuổi cao là một yếu tố nguy cơ của
mất ngủ. Năm 2001 Ohayon và cộng sự nghiên cứu 13057 đối tượng có độ
tuổi từ 15 trở lên thuộc nhiều quốc gia khác nhau gồm Anh, Đức, Italy nhận
thấy có hơn 1/3 số người từ độ tuổi 65 trở lên có triệu chứng mất ngủ [4440].
Năm 1996, nghiên cứu của WHO tại 15 khu vực trên thế giới ước tính
có 26,8% người trên thế giới bị mất ngủ được khám và điều trị tại các trung
tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó số tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ cao


12

khoảng 1,5 lần so với nam giới [324].
Tỷ lệ mất ngủ chung trong cộng đồng theo nhiều nghiên cứu dao động
20 – 30% [55]. Năm 2000, tại Pháp, Lerger và cộng sự nghiên cứu trên 12778
cá nhân thấy 29% bị mất ngủ thường xuyên. Năm 2001, Sutton và cộng sự
báo cáo 24% dân số Canada độ tuổi từ 15 trở lên bị mất ngủ. Năm 1999,
nghiên cứu của Ishigooka và cộng sự trên 6277 bệnh nhân ngoại trú của 11

bệnh viện ở Nhật Bản thấy có 20,3% bị mất ngủ, trong đó có 11,7% bị mất
ngủ từ 1 tháng trở lên [4440].
Tỷ lệ các vấn đề về giấc ngủ đang tăng lên nhanh chóng ở các nước
phát triển, gần bằng tỷ lệ được thấy ở các nước phát triển. Điều này là do sự
gia tăng về tỉ lệ mắc các vấn đề như trầm cảm và lo âu. Như Tanzania, Kenya
và Ghana có tỷ lệ 8,3% - 28,5%, Indonesia là 3,9% ở nam giới và 4,6% ở nữ
giới [245].
1.2.3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ khá cao (50-80%), thường
gặp rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu và các bệnh lý tâm sinh [7].
Theo trung tâm sức khỏe cộng đồng TPHCM cho biết, mỗi ngày nơi
đây có khoảng 200 người đến khám liên quan đến giấc ngủ, bệnh rối loan giấc
ngủ rất phổ biến như các chứng ngáy, tay chân không yên, khó ngủ [1820].
Theo Lương Hữu Thông tỷ lệ mất ngủ khác nhau ở 2 giới: nam 34,540%, nữ 60,0% - 65,5% [324].
Năm 2008, Lý Duy Hưng nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 51 bệnh nhân
rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan đến stress thấy 96,1% có hiệu
quả giấc ngủ dưới 85%, trong đó 68,7% có hiệu quả giấc ngủ dưới 65% [167].
Năm 2009, Nguyễn Xuân Bích Huyên và cộng sự lần đầu tiên tiến hành
nghiên cứu tỷ lệ hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ trên bệnh nhân


13

Việt Nam có ngáy và rối loạn giấc ngủ tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định qua kết quả đa ký hô hấp hoặc đa ký
giấc ngủ. Tác giả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc hội chứng này trong nhóm
bệnh nhân đến khám vì ngáy và rối loạn giấc ngủ là 88,3% [1820].
Năm 2011, Trần Mai Phương Thảo khảo sát tình hình sử dụng thuốc
điều trị mất ngủ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương trên 50 bệnh nhân, đã chỉ
ra được một số đặc điểm lâm sàng của mất ngủ, đồng thời cho thấy hiệu quả

điều trị của các nhóm thuốc ngủ là khác nhau [313].

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, đa ký giấc ngủ và đánh giá hiệu quả thở áp lực dương liên tục ở
bệnh nhân có hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ thấy hiệu quả
giấc ngủ giảm, đạt 61,6% và chứng minh phương pháp này mang lại những
kết quả đáng kể [6].
1.2.4. Sinh lý bệnh mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ như:
- Các bệnh lý gây đau như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, đau
do thiểu năng động mạch vành,… các bệnh gây tiểu đêm như u xơ tiền liệt
tuyến, đái tháo đường,…các bệnh gây khó thở như suy tim, viêm phế quản,
hen phế quản,… thường xảy ra vào lúc nửa đêm về sáng làm cho người bệnh
tỉnh giấc giữa chừng sau đó rất khó ngủ lại. Các bệnh lý nội khoa (viêm khớp,
tâm lý, viêm khớp, bệnh tim mạch, các chứng đau mạn tính.
- Do tâm lý: Mất ngủ thường xảy ra sau một sang chấn tâm lý hoặc xảy
ra sau một loạt những sự kiện bất lợi trong cuộc sống, như về hưu, có người
thân mất, trầm cảm, lo âu... Các bệnh lý tâm thần kinh: Trầm cảm, hay lo âu,
stress (về công tác xã hội, công việc gia đình, tài chính của bản thân và gia
đình,…), sa sút trí tuệ là những bệnh thường hay gây rối loạn giấc ngủ ở


14

người cao tuổi.
- Các yếu tố về môi trường
- Có một số trường hợp bị mất ngủ mạn tính ngay từ khi còn nhỏ.
- Yếu tố gia đình, cũng như vai trò của nhân cách: chưa có tài liệu
nào khẳng định cụ thể.
- - Các nguyên nhân thông thường: thay đổi công việc, rối loạn nhịp thức

ngủ, buồn rầu, suy nhược, đi máy bay, stress, vui mừng quá hay kích động,
phòng ngủ giường ngủ không đáp ứng được giấc ngủ, sử dụng thuốc, tuổi
tác, phụ nữ tiền mãn kinh.
- Sử dụng nhiều loại thuốc ngày càng trở nên phổ cập ở người cao tuổi,
đặc biệt là nhóm người cao tuổi mắc bệnh tâm thần và đa bệnh lý Do thuốc:
Một số loại thuốc khi sử dụng ảnh hưởng tới giấc ngủ như thuốc mê, thuốc
lợi tiểu, một số thuốc chống suy nhược, các thuốc loại steroid, các thuốc loại
chẹn beta giao cảm, thuốc giảm đau chứa caffeine, một số loại thuốc ho, nếu
đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ mà dừng đột ngột có thể là
nguyên nhân gây mất ngủ trở lại.
- Sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày như lịch làm việc thay đổi thất
thường, làm việc theo ca không thường xuyên (53% công nhân ca đêm ngủ
gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du
lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6 - 24 giờ. Thói quen của
người ngủ cùng như ngáy,…
- Các yếu tố môi trường: Ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí, thay
đổi nơi ngủ,…
1.2.5. Lâm sàng
1.2.5.1. Các triệu chứng ban đêm
- Thời lượng giấc ngủ giảm: tất cả các bệnh nhân đều giảm số


15

lượng thời gian mất ngủ, chỉ ngủ được 3-4 giờ/24 giờ, thậm chí có bệnh
nhân thức trắng đêm.
- Khó đi vào giấc ngủ: Đây là than phiền hay gặp đầu tiên. Bệnh nhân
không thấy có cảm giác buồn ngủ, trằn trọc, căng thẳng lo âu, thường mất từ
hơn 30 phút đến 1 giờ h30 phút mới đi vào giấc ngủ.

- Hay tỉnh giấc vào ban đêm: giấc ngủ của bệnh nhân bị chia cắt ra, giấc
ngủ chập chờn, không ngon giấc, thường tỉnh giấc và khi đã tỉnh giấc thì rất
khó ngủ lại.
- Thức giấc sớm: đa số bệnh nhân phàn nàn là ngủ ít quá, tỉnh dậy sớm. Các
bệnh nhân thường có thói quen nằm lại trên giường để xem có ngủ lại được không,
vì vậy nhiều khi họ rời khỏi giường rất muộn so với lúc họ chưa bị mất ngủ.
1.2.5.2. Các triệu chứng ban ngày
- Trạng thái kém thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày: Là hậu quả của trạng
thái thiếu hụt giấc ngủ. Bệnh nhân mô tả thấy suy yếu, thụ động, ít quan tâm
đến công việc, luôn suy nghĩ tập trung vào sức khỏe và giấc ngủ của họ.
- Đau đầu, cảm giác chóng mặt vào buổi sáng.
- Giảm trí nhớ: hay quên, giảm chức năng nhận thức.
- Khó tập trung chú ý, hay quên, giảm hứng thú trong công việc, tiếp xúc
bạn bè, gia đình…..
- Trạng thái trầm cảm.
- Lo âu.
- Dễ ức chế cảm xúc, cáu gắt, bực tức.
Sự cảnh tỉnh chủ quan vào ban ngày đặc biệt giảm hơn vào lúc trưa, chiều
12h-16h. Ngủ gà nhiều vào buổi trưa và hoạt động kém vào lúc 20 giờ và lúc đi
ngủ. Như vậy cả ngày sự cảnh tỉnh của họ xấu hơn so với người bình
thường.Bệnh nhân mô tả thấy suy yếu, thụ động, ít quan tâm đến công việc
luôn luôn suy nghĩ tập trung vào sức khoẻ và giấc ngủ của họ. Khó hoàn tất


×