Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH THÁI RĂNG cửa GIỮA hàm TRÊN, HÌNH DẠNG CUNG RĂNG và KHUÔN mặt ở NGƯỜI tày từ 18 đến 25 TUỔI tại LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 74 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

LNG NGC KHNH

MốI LIÊN QUAN GIữA HìNH THáI RĂNG
CửA
GIữA HàM TRÊN, HìNH DạNG CUNG
RĂNG Và KHUÔN MặT ở NGƯờI TàY Từ
18 ĐếN 25 TUổI
TạI LạNG SƠN

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II


H Ni - 2017
B Y T
TRNG I HC Y H NI

LNG NGC KHNH

MốI LIÊN QUAN GIữA HìNH THáI RĂNG
CửA
GIữA HàM TRÊN, HìNH DạNG CUNG
RĂNG Và KHUÔN MặT ở NGƯờI TàY Từ
18 ĐếN 25 TUổI
TạI LạNG SƠN
Chuyờn ngnh: Rng Hm Mt
Mó s: CK62.72.28.01

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II


NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. HONG VIT HI


Hà Nội - 2017
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CL
CL
CL

0

:

Khớp cắn bình thường

I

: Khớp căn sai loại I

II

: Khớp cắn sai loại II

III


: Khớp cắn sai loại III

CL
CPW
CW
D31
d31
D61
d61
Ft - Ft
Go -Go
IW
R33
r33
R66
r66
TL %
Zyg - Zyg

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:

Chiều rộng thân răng giữa hai điểm tiếp xúc với răng bên cạnh
Chiều rộng vù ng cổ răng
Chiều dài cung răng trước hàm trên
Chiều dài cung răng trước hàm dưới
Chiều dài cung răng sau hàm trên
Chiều dài cung răng sau hàm dưới
Chiều rộng giữa hai xương thái dương
Chiều rộng hàm dưới
Chiều rộng vùng rìa cắn
Chiều rộng cung răng trước hàm trên
Chiều rộng cung răng trước hàm dưới
Chiều rộng cung răng sau hàm trên
Chiều rộng cung răng sau hàm dưới
Tỷ lệ phần trăm
Chiều rộng giữa hai xương gò má


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH ẢNH



8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái răng cửa giữa hàm trên, hình
dạng cung răng và khuôn mặt là một vấn đề cuốn hút không chỉ các nhà
nghiên cứu về hình thái, các nhà nhân chủng học mà còn cả các nhà thực
hành lâm sàng. Hiểu rõ mối liên quan này sẽ giúp các nhà lâm sàng có thể
can thiệp điều trị thích hợp vào những thời điểm cụ thể, để đem lại hiệu quả
tối ưu cho bệnh nhân cũng như tiên đoán được sự tăng trưởng có thể xảy ra
sau khi đã chấm dứt quá trình điều trị chỉnh hình, nhằm đạt được một kết
quả điều trị ổn định về chức năng và hài lòng về thẩm mỹ.
Để có thể có được những quyết định đúng đắn cho các can thiệp về
hình thái và chức năng ở vùng đầu, mặt và răng, trong nhiều năm qua, trên
thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái và kích thước cung
răng [1],[2],[3]. Các nghiên cứu đều cho kết quả có mối liên quan giữa hình
dạng cung răng với các thành phần giải phẫu khác như hình dạng khuôn mặt,
hình thể răng cửa và các dạng khớp cắn. Tuy nhiên, sự cân bằng về hình thái
và thẩm mỹ mỗi dân tộc, chủng tộc có những đặc điểm và quan niệm khác
nhau [4],[5],[6].
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cơ bản
của khớp cắn ở người bình thường như: Các chỉ số cắn khớp cơ bản, đặc
điểm hình thái cung răng… [7], nhưng các nghiên cứu đó cũng chỉ là các
nghiên cứu mô tả về hình thái, mà còn chưa đi sâu về tỷ lệ các dạng cung
răng cũng như mối liên hệ của chúng với các thành phần giải phẫu khác của
mặt [8],[9]. Mặt khác, các nghiên cứu trước đây mới chỉ tiến hành nghiên
cứu trên những đối tượng dân tộc Kinh, chưa có nghiên cứu nào tiến hành
trên đối tượng là dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, các bác sỹ răng hàm mặt
Việt Nam trong lâm sàng thường phải dựa vào các chỉ số và số đo của các



9

công trình nghiên cứu thống kê của nước ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả điều trị. Những kết luận đó có thể đúng và phổ biến cho một địa
phương, một dân tộc thậm chí một chủng tộc, nhưng cũng không thể đem
ứng dụng hoàn toàn cho những chủng tộc khác
Bởi vậy, việc xác định, hình dạng và các chỉ số cung răng của người
Việt Nam nói chung và của người dân tộc thiểu số ở nước ta nói riêng và
mối liên hệ giữa cung răng với các thành phần giải phẫu khác của mặt cũng
đang là một yêu cầu bức thiết.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Mối liên quan giữa hình thái răng cửa giữa hàm trên, hình dạng
cung răng và khuôn mặt ở người Tày từ 18 đến 25 tuổi tại Lạng Sơn” với
2 mục tiêu sau:
1. Xác định hình dạng, kích thước của răng cửa giữa hàm trên, cung răng

và khuôn mặt ở người Tày từ 18 đến 25 tuổi tại Lạng Sơn năm 2017.
2. Nhận xét mối liên quan giữa hình thể răng cửa giữa với hình dạng cung
răng và hình thể khuôn mặt ở nhóm đối tượng trên.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu răng cửa giữa hàm trên [10]
Bốn răng cửa hàm trên có vị trí đặc biệt, phô diễn bộ mặt nhiều nhất.
Các răng cửa trên và dưới tiếp xúc nhau bằng mặt gần.

Răng cửa giữa và răng cửa bên tương tự nhau và bổ sung hài hòa cho
nhau về thẩm mỹ và chức năng. Chúng sử dụng để cắn và cất thức ắn nên có
rìa cắn thay vì núm như các răng cối.
1.1.1. Đại cương
Răng cửa giữa hàm trên là:
-

Răng rộng nhất so với 8 răng cửa
Mặt ngoài ít lồi hơn so với mặt ngoài răng cửa bên. Gần như phẳng ở
phần giữa thân răng và rìa cắn. Góc gần rìa cắn hơi nhọn, góc xa rìa

-

cắn tròn. Mặt men răng nhẵn. Mặt trong hay mặt lưỡi hình cái xẻng.
Có 3 dạng hình cơ bản: vuông hay chữ nhật, tam giác và ô van.

1.1.2. Mô tả chi tiết các mặt răng cửa hàm trên
1.1.2.1. Mặt ngoài hay mặt môi (Labial aspect)

Hình 1.1. Mặt môi răng cửa giữa hàm trên [10]


11

Mặt môi hay mặt ngoài răng cửa hàm trên nhìn chung nhẵn.
-

Chiều dài từ nơi cao nhất cổ răng đến điểm thấp nhất rìa cắn = 10-

-


11mm
Chiều rộng (tiếp giáp gần – xa) = 8-9mm
(vùng cổ răng)

-

= 6-7mm

Điểm tiếp giáp răng 1.1 với 2.1 thấp hơn tiếp giáp răng 2.1 và 2.2.
Điểm tiếp giáp răng 2.2 và 2.3 càng nhích lên cao.

Hình 1.2. Điểm tiếp giáp các răng cửa hàm trên [10]
-

Rìa cắn thường thẳng và đều theo hướng gần – xa, sau khi răng đã

-

ngấm vôi xong lức trẻ khoảng 10 tuổi các hàn múi sẽ mất.
Góc gần nhọn, góc xa tròn, mức độ khác nhau tùy kiểu răng (vuông,

-

tam giác hay ô van).
Chân răng có hình côn, chóp răng tù, nhìn từ mặt môi nó cong về phía xa.
Dài chân răng lớn hơn dài thân răng khoảng 2-3mm.

1.1.2.2. Mặt trong hay mặt lưỡi (Lingual aspect)


Hình 1.3. Mặt lưỡi răng cửa giữa hàm trên [10]
-

Mặt lưỡi hay mặt trong khác với mặt ngoài là có chỗ lồi chỗ lõm.
Mặt lưỡi có chỗ lồi là gót răng. Rìa bên gần và xa vồng nối với gót răng.


12

-

Giữa các rìa bên và dưới gót răng có chỗ lõm là hố lưỡi.
Chân răng (13mm) + Thân răng (10,5mm) = 23,5mm
Mặt lưỡi thân răng thon hơn so với mặt ngoài
Cắt ngang cổ răng có hình tam giác, cạnh gần > cạnh xa (BA>CA)

Hình 1.4. Hình cắt ngang qua cổ răng [10]
1.1.2.3. Mặt gần (Mesial aspect)

Hình 1.5. Mặt gần răng cửa giữa hàm trên [10]
-

Có hình tam giác hay cái nêm, đáy ở cổ răng, đỉnh là phía rìa cắn
Rìa cắn của thân răng nằm trên một đường thẳng chạy theo giữa trục
chân răng nhìn từ mặt gần, đường thẳng này chia đôi chân răng qua
chóp răng. Đặc điểm này cũng thấy ở răng cửa bên hàm trên.


13


-

Nơi vồng nhất thân răng ở mặt ngoài và mặt trong nằm sát cổ răng và

-

là nơi rộng nhất thân răng theo chiều trong – ngoài (khoảng 7,0mm).
Độ rộng trong – ngoài ở chính nơi thót cổ răng chỉ là 6mm. Đoạn

-

cong vồng này cao khoảng 0,5mm (điểm a,b)
Phía ngoài từ đoạn cong vồng này chạy tới rìa cắn hơi lồi (c).
Phía trrong từ đoạn cong vồng sẽ hơi lồi ở gót răng (d), sau đó lõm ở

-

gờ bên để chạy tới rìa cắn (e), cuối cùng lại hơi lồi một chút (f).
Đường viền cổ răng lõm về phía rìa cắn. Độ lõm này là lớn nhất so

-

với các viền cổ răng khác và hòa hợp với độ dài thân răng.
Chóp răng có hình côn, chóp tù.

1.1.2.4. Mặt xa (Distal aspect)

Hình 1.6. Mặt xa răng cửa giữa hàm trên [10]
Nhìn chung mặt xa gần giống với mặt gần. Đường cong ở cổ ăng mặt
xa hẹp hơn so với đường cong cổ răng mặt gần. Tính chất này có ở hàu hết

các răng.
1.1.2.5. Rìa cắn (Incisal aspect)


14

Hình 1.7. Rìa cắn nhìn chếch phía lưỡi [10]
Góc gần ngoài (3) và x ngoài (4) hơi lồi nhìn từ phía rìa cắn. Góc gần
trong và xa trong thon hơn (5, 6) để cho độ rộng nhỏ hơn 3-4 > 5-6.
Kích thước trong – ngoài lớn hơn kích thước gần – xa của chân răng
theo tỷ lệ 3/2.
Từ trung tâm gót răng đến góc gần rìa cắn (AB) lớn hơn đến góc xa
rìa cắn (C) AB > AC.
1.2. Khái niệm khớp cắn
Khớp cắn là để chỉ đồng thời động tác khép hàm và trạng thái khi hai
hàm khép lại. Động tác khép hai hàm trong nha khoa là nói đến giai đoạn
cuối của chuyển động nâng hàm dưới lên để dẫn đến sự tiếp xúc mật thiết
giữa hai hàm đối diện. Trạng thái khi hai hàm khép lại là nói đến liên quan
của các mặt nhai các răng đối diện khi cắn khít nhau. Như vậy, khớp cắn có
nghĩa là những quan hệ chức năng và rối loạn chức năng giữa hệ thống răng,
cấu trúc giữ răng, khớp thái dương hàm và yếu tố thần kinh cơ.
1.2.1. Khớp cắn trung tâm
Khớp cắn trung tâm là một vị trí có tiếp xúc giữa các răng của hai hàm
(là một vị trí tương quan răng-răng), trong đó, các răng có sự tiếp xúc nhiều
nhất, hai hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định. Khớp
cắn trung tâm còn được gọi là lồng múi tối đa [7].


15


1.2.2. Đường khớp cắn

Hình 1.8. Đường khớp cắn [11]
-

Đối với hàm trên: là đường nối múi ngoài của các răng sau và rìa cắn của

-

các răng trước.
Đối với hàm dưới: là đường nối các rãnh răng phía sau và rìa cắn của các

răng phía trước.
- Đường khớp cắn là một đường cong đối xứng, đều đặn và liên tục.
Khi hai hàm cắn khít vào nhau thì đường khớp cắn của hàm trên và
dưới chồng khít lên nhau.
Khi hàm trên và hàm dưới cắn khớp, mỗi răng trên hai hàm sẽ khớp
với hai răng ở hàm đối diện. Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng hàm
lớn thứ ba hàm trên chỉ khớp với một răng ở hàm đối diện.
Mối tương quan một răng ăn khớp với hai răng giúp phân tán lực nhai
lên nhiều răng và duy trì sự cắn khớp giữa hai hàm.
Khi xác định được vị trí của các răng hàm, sẽ xác định được tương
quan cắn khớp cũng như tương quan giữa hai cung răng.


16

1.2.2.1. Các loại khớp cắn theo Angle
Edward H. Angle (1899) đã coi răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, răng
vĩnh viễn to nhất của cung hàm trên, có vị trí tương đối ổn định so với nền

sọ, khi mọc không bị chân răng sữa cản trở và còn được hướng dẫn mọc vào
đúng vị trí nhờ vào hệ răng sữa là một mốc giải phẫu cố định và là chìa khóa
của khớp cắn. Căn cứ vào mối tương quan của nó và răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm dưới cùng sự sắp xếp của các răng liên quan tới đường cắn ông
đã phân khớp cắn thành 4 loại [11]:
a) Khớp cắn bình thường: Núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất

hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm
dưới, các răng còn lại trên cung hàm sắp xếp theo một đường cắn
khớp đều đặn và liên tục.

Hình 1.9. Khớp cắn bình thường [11]
b) Lệch lạc khớp cắn Angle I:


Lệch lạc khớp cắn theo chiều trước - sau: Đỉnh múi ngoài gần răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm
dưới. Đường cắn sai do răng xoay, mọc sai vị trí hay do các nguyên nhân
khác.

Hình 1.10. Lệch lạc khớp cắn Angle I [12]


17

Bệnh nhân có thể cắn chìa tăng hoặc giảm, đôi khi có cắn chéo một
hay nhiều răng ở phía trước [13].

Hình 1.11. Sai lệch khớp cắn Angle I, răng cửa bên hàm trên ngược [13]
Lệch lạc theo 3 chiều trong không gian có thể chỉ có đơn thuần răng

hoặc xương hay kết hợp cả hai [14].
Lệch lạc khớp cắn theo chiều dọc: Sai lệch khớp cắn Angle I thường đi
kèm với các lệch lạc khác như khớp cắn sâu, cắn hở hay lệch đường giữa [15].

Hình 1.12. Sai lệch khớp cắn Angle I, khớp cắn hở và lệch đường giữa [15]
Lệch lạc khớp cắn theo chiều ngang: Bệnh nhân có thể có tương quan
khớp cắn phía sau bình thường nhưng cũng có thể hẹp hàm dẫn tới khớp cắn
chéo phía sau [16].

Hình 1.13. Sai lệch khớp cắn Angle I có cắn chéo phía sau hai bên [16]
Lệch lạc khớp cắn trong từng cung hàm: Răng khấp khểnh, răng xoay,
thừa thiếu răng, răng mọc kẹt ngầm hay lạc chỗ, răng dị dạng là các đặc
điểm thường gặp trong sai lệch khớp cắn Angle I [17]. Ngoài ra có thể gặp


18

cung hàm hẹp hay mất cân xứng. Tuy nhiên các lệch lạc khác trong cùng
một cung hàm hay các bất thường giữa hai cung hàm có thể gặp ở bất kỳ sai
lệch khớp cắn Angle nào chứ không chỉ ở sai lệch khớp cắn Angle I.

Hình 1.14. Hàm trên hẹp, răng khấp khểnh xoay trục, răng nanh hàm trên
bên trái mọc kẹt phía tiền đình [16]
Lệch lạc khớp cắn có thể xảy ra ở bất kỳ răng nào và bất kể tương
quan theo các chiều trong không gian nên không chỉ lệch lạc răng và hàm
theo chiều trước sau mà còn theo chiều dọc và chiều ngang. Sự kết hợp lệch
lạc theo các chiều làm cho bức tranh toàn cảnh về sai lệch khớp cắn đa dạng
và phong phú.
c)


Lệch lạc khớp cắn Angle II: Khớp cắn có đỉnh núm ngoài gần của

răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng
hàm lớn thứ nhất hàm dưới [18].

Hình 1.15. Khớp cắn lệch lạc loại II [18]
d) Lệch lạc khớp cắn Angle III: Người có sai lệch khớp cắn loại III theo

Angle có nhiều đặc điểm đặc trưng về kiểu mặt, xương hàm, răng và
hình dáng cung răng. Tuy nhiên, lệch lạc loại này có thể bị nhầm với
lệch lạc khớp cắn loại III "giả". Các răng hàm có tương quan khớp cắn


19

bình thường, nhưng bệnh nhân có tật trượt hàm dưới ra trước khi cắn
khít hai hàm, tạo ra cắn ngược vùng cửa [11]. Để có thể chẩn đoán
chính xác nên căn cứ vào các đặc điểm cụ thể như sau:
Đặc điểm

Loại III

Kiểu mặt Mặt lõm, cằm đưa ra trước
Xương
hàm

Xương hàm trên lùi, hoặc xương
hàm dưới đưa ra trước hoặc kết hợp
cả hai


Loại III giả
Mặt lõm
Hài hòa ở tư thế cắn khít
trung tâm

- Khớp cắn chéo răng hàm một bên

hoặc hai bên
Cắn chìa - Khớp cắn hở, chiều dài mặt tăng
- Khớp cắn ngược vùng cửa, khớp

Khớp cắn đối đầu hoặc
ngược nhẹ

cắn chéo vùng răng hàm
- Thường có giá trị âm

Răng

- Răng cửa trên nghiêng ra ngoài,

răng cửa dưới ngả trong
Hình dáng Cung răng dưới rộng, cung răng trên
cung răng hẹp

Cành cao xương hàm dưới ngắn,
Đặc tính

góc hàm dưới rộng, thân xương
hàm dưới dài, vòm khẩu cái hẹp


- Có thể thay đổi
- Răng cửa trên ngả vào

trong, răng cửa dưới
nghiêng ra ngoài
Thay đổi

Có thể phát triển theo
thời gian thành loại III
thật sự với sự bất hài
hòa xương hàm


20

Căn cứ trên phim sọ nghiêng khớp cắn loại III được chia ra làm 5 loại
[13]:
- Lệch lạc khớp cắn loại III do mất tương quan răng - xương ổ răng

Hình 1.16. Lệch lạc khớp cắn loại III do răng - xương ổ răng [13]
- Lệch lạc khớp cắn loại III do xương hàm dưới dài

Hình 1.17. Lệch lạc khớp cắn loại III do xương hàm dưới dài [13]
- Lệch lạc khớp cắn loại III do nguyên nhân hàm trên kém phát triển và lùi.

Hình 1.18. Lệch lạc khớp cắn loại III do nguyên nhân hàm trên


21


kém phát triển [13]
- Lệch lạc khớp cắn loại III do kết hợp cả xương hàm trên kém phát triển và

xương hàm dưới quá phát triển:

Hình 1.19. Lệch lạc khớp cắn loại III do kết hợp cả xương hàm trên kém
phát triển và xương hàm dưới quá phát triển [19]
- Lệch lạc khớp cắn loại III do xương nhưng có sự bù trừ của xương ổ răng

có các đặc điểm như:

Hình 1.20. Khớp cắn loại III do xương nhưng có sự bù trừ của xương ổ
răng [19]
1.3. Tổng quan hình dạng, kích thước cung răng
1.3.1. Hình dạng cung răng
Nhìn từ phía mặt nhai các răng được sắp xếp thành một cung (cung
răng). Vì cấu trúc hình cung được xem là sự sắp xếp tạo nên tính ổn định và
vững chắc. Theo nhiều tác giả sự ổn định của hình dạng và kích thước cung
răng là yếu tố ổn định kết quả điều trị. Ngoài những tiến bộ về kỹ thuật, vật


22

liệu cùng với việc sử dụng các khí cụ mới, việc xác định hình dạng cung
răng là một yêu cầu cần thiết để nhanh chóng đạt được những kết quả trong
quá trình điều trị. Bên cạnh đó những kết quả nghiên cứu về cung răng còn
là đối tượng của các khoa học sinh học về con người: nhân chủng, giải phẫu
so sánh và tiến hoá [20].
Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ gồm 32 chiếc, chia đều cho 2 cung

răng: cung răng trên và cung răng dưới. Do răng hàm lớn thứ 3 thường có
hoặc không (không có mầm răng), khái niệm về bộ răng gồm 28 chiếc được
sử dụng trên lâm sàng.
Các nghiên cứu cho thấy cung răng có nhiều loại hình dạng, kích
thước có thể thay đổi theo chủng tộc và cá thể, cũng như bị ảnh hưởng của
các yếu tố về dinh dưỡng, chuyển hoá và tình trạng sức khoẻ toàn thân và tại
chỗ khác [21].
Một số tác giả cho rằng hình dạng cung răng được định sẵn bởi di
truyền [22].
Năm 1920, Williams [23] đã nêu lên sự đồng dạng giữa hình dạng của
răng và hình dạng của cung răng. Nếu răng có hình dạng hình vuông sẽ kèm
theo mặt hình vuông và cung răng cũng có dạng hình vuông. Các tác giả đã
phân biệt ba dạng cung răng là hình vuông, hình ô van và hình tam giác.
Năm 1971, Brader [24] đưa ra một mẫu cung răng. Mẫu này dựa trên
một ê líp 3 tiêu điểm và đã làm thay đổi quan niệm về hình dạng cung răng.
Đường cong cung răng rất giống với đường cong của ê líp, các răng sắp xếp
chỉ một phần ở cực nhỏ của toàn bộ đường cong. Ông cho rằng cấu trúc của
cung răng có 4 đặc trưng chủ yếu:
- Hình dạng của cung răng.
- Kích thước của cung răng.
- Sự đối xứng hai bên.


23

- Sự thay đổi của các cấu trúc xung quanh dẫn đến sự biến đổi hình
thể của cung răng.
Rickett đã tiến hành một loạt nghiên cứu về hình dạng cung răng và
đã đưa ra kết luận:
- Hình dạng cung răng hàm trên đồng dạng với hình dạng cung răng

hàm dưới.
- Cung răng hàm trên ở phía trước hơn so với cung răng hàm dưới.
- Có 5 dạng cung răng: Dạng hình thuôn dài (dạng hình nón), dạng
hình thuôn dài hẹp, dạng hình trứng (hình ovan), dạng hình trứng hẹp, dạng
hình vuông.
Năm 2015, Hee Park Kyung nghiên cứu phân loại hình dạng cung
răng mới bằng cách sử dụng mô hình 3D và chia thành 4 loại: rộng, hẹp,
thon và ô van [25].
Nhưng trên thực tế, hiện nay sự phân loại hình dạng cung răng chủ
yếu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị chỉnh hình răng mặt là phương
pháp phân loại của Chuck và Williams [23] là: Dạng hình vuông, dạng hình
tam giác (hình thuôn dài), hình ô van (hình trứng).

Dạng cung răng hình vuông

Dạng cung răng hình thuôn dài


24

Dạng cung răng hình ô van
Hình 1.21. Các cung răng chủ yếu [23]
1.3.2. Kích thước cung răng
Các tác giả Cretot (1938), Granat (1974), Izard (1943): Đưa ra phương
pháp đo đạc kích thước cung răng và cung xương ổ răng theo chiều ngang và
chiều trước – sau. Phương pháp đo đạc được đưa ra phụ thuộc chủ yếu vào
mục tiêu nghiên cứu, mục đích điều trị [26].
Năm 1979, Engle [27] đã tiến hành đo hàng loạt mẫu để xác định các
yếu tố của hình dạng và kích thước cung răng. Ông cùng với Lestrel đã rút
ra 4 kích thước chủ yếu của cung răng là:

- Chiều dài trước (chiều dài vùng răng nanh): là khoảng cách từ điểm giữa hai

răng cửa giữa tới đường nối đỉnh của hai răng nanh.
- Chiều rộng trước (chiều rộng vùng răng nanh): là khoảng cách giữa hai đỉnh
của hai răng nanh.
- Chiều dài sau (chiều dài vùng răng hàm): là khoảng cách từ điểm giữa hai
răng cửa giữa tới đường nối hai đỉnh của hai núm ngoài gần của răng hàm
lớn thứ nhất.
- Chiều rộng sau (chiều rộng vùng răng hàm): là khoảng cách giữa hai đỉnh
của hai núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.
Kích thước của cung răng có sự khác biệt theo giới tính và các dạng
cung răng hình vuông, hình ô van, hình tam giác.
+ Kích thước cung răng ở nam lớn hơn nữ.
+ Chiều rộng cung răng ở vùng răng nanh và vùng răng hàm ở cung
răng hình vuông là lớn nhất, rồi đến dạng cung răng hình ô van, hẹp nhất là
cung răng dạng hình tam giác.


25

+ Ngược lại chiều dài cung răng ở dạng cung răng hình tam giác là lớn
nhất, rồi đến cung răng dạng ô van, ngắn nhất là cung răng dạng hình vuông.
Năm 1991, Huang S. T., Miura F., Soma K. [1] đã nghiên cứu trên
mẫu hàm của người Trung Quốc và đã rút ra rằng kích thước cung răng ở
nam lớn hơn nữ, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Năm 1992, Hoàng Tử Hùng và Huỳnh Thị Kim Khang [7] nghiên cứu
kích thước chiều dài và chiều rộng cung răng hàm trên ở người Việt trưởng
thành. Kết quả cho thấy cung răng hàm trên người Việt trưởng thành có dạng
ê líp, kích thước cung răng ở nam lớn hơn ở nữ.
Năm 1993, Raberin M., Laumon B., Martin J. L. [28] khoa chỉnh nha

của trường nha Lyon ở Pháp đã nghiên cứu phân tích trên 278 mẫu thạch cao
của người Pháp trưởng thành chưa được can thiệp chỉnh nha. Các tác giả đã
rút ra kết luận rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ các dạng cung răng ở nam
cũng như ở nữ và cung răng ở nam lớn hơn cung răng ở nữ cả về chiều rộng
và chiều dài.
Năm 1999, Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng [21] nghiên
cứu so sánh đặc điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc
đưa ra nhận xét: Cung răng người Việt rộng hơn đáng kể so với cung răng
người Ấn Độ, nhưng lại gần với kích thước cung răng người Trung Quốc.
Tác giả Nojima, McLaughlin, Isshiki [4] với nghiên cứu so sánh mẫu
hàm dưới của người Nhật và người Caucasian đã rút ra tỷ lệ các dạng cung
răng và so sánh kích thước từng dạng cung răng của 2 nhóm.
Năm 2000, Benjamin và Edward [29] đã nghiên cứu trên hai nhóm là người
Mỹ da trắng và người Mỹ da đen. Họ nhận thấy rằng người Mỹ da đen có
kích thước cung răng lớn hơn người Mỹ da trắng, người Mỹ da đen có tỷ lệ
cung răng hình vuông lớn hơn người Mỹ da trắng.


×