Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản tại khoa ngoại bụng, bệnh viện k cơ sở tân triều năm 2017 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.01 KB, 78 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thực quản là ung thư thường gặp, đứng hàng thứ 6 trong các ung
thư ở nam giới tại Việt Nam và đứng hàng thứ 12 tại Mỹ [1]. Điều trị ung thư
thực quản chủ yếu dựa vào vị trí giải phẫu của khối u, giai đoạn bệnh và thể
trạng người bệnh. Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị là 3 phương pháp điều trị trong ung
thư nói chung trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn đối với ung
thư thực quản giai đoạn sớm.
Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở người bệnh phẫu thuật là yếu tố nguy
cơ làm tăng các biến chứng như: nhiễm trùng vết mổ, chậm liền vết mổ, nhiễm
khuẩn, suy hô hấp, thậm chí tử vong [2], [3]. Trong khi đó tình trạng SDD trong
bệnh viện vẫn chiếm tỉ lệ khá cao. Ở Úc tỷ lệ SDD ở người bệnh mới vào viện
chiếm khoảng 40% [4]. Ở Brazil tỷ lệ SDD nằm viện là 56,5%, trong đó SDD
nặng là 17,4%, SDD trung bình là 39,1% [5]. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm
sàng châu Âu ESPEN (2006) thì tỷ lệ SDD chiếm 20 – 60% bệnh nhân nằm viện
và có đến 30 – 90% bị mất cân trong thời gian điều trị [6].
Người bệnh SDD có nguy cơ tử vong cao hơn, thời gian nằm viện dài hơn.
Một nghiên cứu của Moriana M tại Tây Ban Nha năm 2013 cho thấy có 50%
người bệnh SDD mới nhập viện và thời gian nằm viện của người bệnh SDD là
13,5 ngày lâu hơn so với người bệnh không SDD là 6,7 ngày [7].
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SDD cao ở những người
bệnh phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tiêu hoá. Tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh
viện Đại học Y Hà Nội, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2017) cho thấy: tỷ lệ
SDD của người bệnh phẫu thuật theo SGA là 33,9% (BMI < 18,5 là 26,0%) [8].
Nghiên cứu “Hiệu quả dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng –
tiêu hoá có chuẩn bị tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2013” của Chu Thị
Tuyết cho thấy nuôi ăn sớm sau phẫu thuật là an toàn và khả thi, các biến chứng


2



nhiễm trùng là rất thấp, số ngày nằm viện ít hơn so với nuôi truyền thống [9]. Do
vậy, việc cải thiện hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho bệnh nhân phẫu thuật
đường tiêu hoá là công việc quan trọng và cấp thiết.
Bệnh viện K là bệnh viện hàng đầu cả nước trong việc chẩn đoán và điều trị
các bệnh lý ung thư. Để nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị người bệnh phẫu
thuật trong đó có người bệnh phẫu thuật ung thư thực quản và hạn chế các biến
chứng, giảm chi phí y tế cũng như thời gian nằm viện cho người bệnh liên quan
đến dinh dưỡng. Nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng
của bệnh nhân ung thư thực quản tại khoa Ngoại bụng, Bệnh viện K cơ sở
Tân Triều năm 2017 – 2018” được tiến hành với các mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản tại khoa
Ngoại bụng, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2017 – 2018.
2. Mô tả chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân ung thư thực quản tại khoa Ngoại
bụng, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2017 – 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về ung thư thực quản
1.1.1. Dịch tễ học ung thư thực quản
Ung thư thực quản là ung thư thường gặp. Tại Pháp, ung thư thực quản
chiếm khoảng 15% tổng số các u ác tính của đường tiêu hoá. Ở Mỹ, ung thư
thực quản chiếm khoảng 10% các ung thư đường tiêu hoá. Theo Hiệp hội ung
thư Mỹ, năm 2017 có 16940 người được chẩn đoán ung thư thực quản, trong
số đó có khoảng 15690 trường hợp tử vong [10].
Tại Việt Nam theo tài liệu mới nhất được công bố năm 2016 của Bệnh

viện K thì ung thư thực quản đứng hàng thứ 6 trong các ung thư ở nam giới
[11]. Với những tiến bộ trong chẩn đoán tỷ lệ ung thư thực quản ở giai đoạn
muộn đã giảm đáng kể, tuy nhiên kết quả điều trị còn nhiều hạn chế không chỉ
ở Việt Nam mà còn ở các nước phát triển với tỷ lệ tử vong hàng năm còn cao.
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư thực quản
Thuốc là và rượu là hai yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh. Chính vì vậy
ung thư thực quản thường gặp ở nam giới ở độ tuổi 50 – 60. Ngoài ra, còn các
yếu tố nguy cơ khác như thiếu dinh dưỡng, béo phì, vệ sinh ăn uống, nhiễm
virus, bệnh thực quản trào ngược….
Ung thư thực quản chủ yếu xuất phát từ các tế bào biểu mô thực quản,
phần lớn là từ tế bào biểu mô vảy, thứ đến là tế bào biểu mô tuyến. Các loại
mô bệnh học khác như sarcome cơ trơn, u tế bèo Schwan ác tính, u lympho ác
tính và GIST… chỉ chiếm tỷ lệ dưới 1%.


4

1.1.3. Chẩn đoán bệnh ung thư thực quản
1.1.3.1. Lâm sàng
UTTQ giai đoạn sớm rất khó phát hiện do dấu hiệu nghèo nàn, thậm
chí giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng. Dấu hiệu sớm nhất thường gặp
là nuốt khó, nuốt nghẹn, giai đoạn này hầu như chỉ phát hiện được nhờ kỹ
thuật nội soi nhuộm màu hay siêu âm nội soi. Nếu được phát hiện bệnh ở giai
đoạn này thì việc điều trị sẽ đơn giản và tiên lượng sẽ tốt hơn rất nhiều. Khi
có dấu hiệu nuốt nghẹn rõ thì bệnh đã sang giai đoạn tiến triển và vấn đề chẩn
đoán không còn khó khăn nữa. Dấu hiệu nuốt nghẹn tăng dần cùng với sự lớn
lên của khối u, lúc đầu là nuốt nghẹn với thức ăn đặc, sau đó là với thức ăn
lỏng. Triệu chứng nuốt nghẹn gặp ở 85 – 90% bệnh nhân UTTQ. Gầy sút cân
gặp khoảng 70%, ngoài ra ở một số ít trường hợp có thể gặp các triệu chứng:
đau rát sau xương ức, nôn, nói khàn

1.1.3.2. Cận lâm sàng
Ung thư thực quản được chẩn đoán qua soi thực quản dạ dày và sinh
thiết, chụp thực quản cản quang, chụp CT ngực – bụng, PET – CT, siêu âm
nội soi…trong đó tiêu chuẩn vàng là giải phẫu bệnh mô sinh thiết.
Mô bệnh học:
 Ung thư biểu mô: Ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến
chiếm 90 – 95%
Các khối u không phải biểu mô chiếm 5%: u mỡ, u cơ, khối u tế bào hạt, u
mô đệm đường tiêu hoá., sarcome cơ vân, sarcome Kaposi, melanome ác tính.
1.1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn
Chẩn đoán giai đoạn theo AJCC (2010):
U nguyên phát (T)
 Tx: không xác định u nguyên phát.


5

 To: không có bằng chứng của u nguyên phát.
 Tis: ung thư tại chỗ.
 T1: ung thư xâm nhập niêm mạc, lớp cơ niêm hoặc hạ niêm mạc.
+T1a: khối u xâm nhập lớp niêm mạc hoặc cơ niêm.
+T1b: khối u xâm nhập lớp hạ niêm mạc.
 T2: u xâm lấn lớp cơ.
 T3: u xâm lấn lớp ngoại mạc.
 T4: u xâm lấn các cấu trúc xung quanh.
+T4a: khối u có thể phẫu thuật được xâm lấn màng phổi, màng tim
hoặc cơ hoành.
+T4b: khối u không thể phẫu thuật được xâm lấn các cấu trúc
khác, như động mạch chủ, thân đốt sống, khí quản…
Hạch vùng (N)

 Nx: hạch vùng không xác định được.
 N0: không có di căn tới hạch vùng.
 N1: di căn 1 – 2 hạch vùng.
 N2: di căn 3 – 6 hạch vùng.
 N3: di căn ≥ 7 hạch vùng.
Di căn xa (M)
 Mx: không xác định được di căn xa.
 M0: không có di căn xa.
 M1: di căn xa.


6

Giai đoạn TNM của ung thư thực quản tế bào vảy:
Giai đoạn

T

N

M

Grade

Vị trí u

0

Tis


N0

M0

1, X

Bất kỳ

IA

T1

N0

M0

1, X

Bất kỳ

T1

N0

M0

2–3

Bất kỳ


T2 – 3

N0

M0

1, X

Thấp, X

T2 – 3

N0

M0

1, X

Trên, giữa

T1 – 2

N0

M0

2-3

Thấp, X


T2 – 3

N0

M0

2–3

Trên, giữa

T1 – 2

N1

M0

Bất kỳ

Bất kỳ

T1 – 2

N2

M0

Bất kỳ

Bất kỳ


T3

N1

M0

Bất kỳ

Bất kỳ

T4a

N0

M0

Bất kỳ

Bất kỳ

T3

N2

M0

Bất kỳ

Bất kỳ


T4a

N1 – 2

M0

Bất kỳ

Bất kỳ

T4b

Bất kỳ

M0

Bất kỳ

Bất kỳ

Bất kỳ

N3

M0

Bất kỳ

Bất kỳ


Bất kỳ

Bất kỳ

M1

Bất kỳ

Bất kỳ

IB

IIA

IIB

IIIA

IIIB

IIIC

IV


7

Giai đoạn TNM của ung thư thực quản tế bào tuyến:
Giai đoạn
0

IA

T
Tis
T1
T1

N
N0
N0
N0

M
M0
M0
M0

Grade
1, X
1 – 2, X
3

T2
T2
T3

N0
N0
N0


M0
M0
M0

1 – 2, X
3
Bất kỳ

T1 – 2
T1 – 2

N1
N2

M0
M0

Bất kỳ
Bất kỳ

IIIA

T3

N1

M0

Bất kỳ


IIIB

T4a
T3
T4a

N0
N2
N1 – 2

M0
M0
M0

Bất kỳ
Bất kỳ
Bất kỳ

IIIC

T4b

Bất kỳ

M0

Bất kỳ

IV


Bất kỳ
Bất kỳ

N3
Bất kỳ

M0
M1

Bất kỳ
Bất kỳ

IB
IIA
IIB

1.1.4. Điều trị bệnh ung thư thực quản
Điều trị ung thư thực quản chủ yếu dựa vào vị trí giải phẫu của khối u,
giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh. Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị là 3 phương
pháp chủ yếu điều trị ung thư thực quản. Đối với ung thư thực quản sớm ở 1/3
giữa, dưới, điều trị phẫu thuật nắm vai trò chủ đạo. Những trường hợp khác,
điều trị phối hợp các phương pháp là xu hướng phổ biến hiện nay.
1.1.4.1. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn đối với ung thư thực quản
giai đoạn sớm. Với những khó khăn nhất định về kỹ thuật để đảm bảo tính
triệt căn, cũng như để giảm thiểu tối đa tai biến, biến chứng và tỷ lệ tử vong,
cần tuân thủ chặt chẽ những chỉ định và chống chỉ định của phẫu thuật thực
quản như sau:



8

 Chỉ định: phẫu thuật ngay từ đầu chỉ dành cho những trường hợp
T1/N0/M0. Đối với những trường hợp có hoá, xạ trị bổ trợ trước, chỉ định
phẫu thuật có thể mở rộng ra ở T3/N0-1/M0 và một số trường hợp T4a.
 Chống chỉ định tương đối cần thận trọng: tuổi cao, bệnh phối hợp.
1.1.4.2. Điều trị tia xạ
- Điều trị tia trước mổ và sau mổ.
- Thử nghiệm ngẫu nhiên, so sánh kết quả điều trị tia với điều trị phẫu thuật
đơn thuần lại cho thấy rằng khả năng cắt u và thời gian sống 5 năm sau
mổ giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
1.1.4.3. Điều trị hoá chất
Rất nhiều công thức phối hợp các hoá chất ung thư được áp dụng và tỷ
lệ đáp ứng của các công thức cũng rất khác nhau. Các công thức có phối hợp
với Cisplastine (gồm: Cisplastine – Bleomycine – Vindesine; Cisplastine –
Vindestine – Mitoguazone; Cisplastine –5 FU; Cisplastine – Carboplatine – 5
FU) là được áp dụng nhiều nhất.
1.2. Tác động của phẫu thuật và ung thư đối với tình trạng dinh
dưỡng
1.2.1. Tác động của phẫu thuật đối với tình trạng dinh dưỡng
Phẫu thuật gây ra stress đối với cơ thể. Phẫu thuật ảnh hưởng tới tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bởi nhiều yếu tố: do nhịn ăn trước phẫu thuật
và nhịn ăn sau phẫu thuật, tăng năng lượng chuyển hóa. Ngoài ra các biến
chứng sau mổ cũng có thể tác động tới dinh dưỡng của bệnh nhân như sốt,
nhiễm trùng, tắc ruột, dò miệng nối, mất đoạn ruột…
Phẫu thuật thực quản là một can thiệp ngoại khoa vào một phần hay toàn
bộ thực quản, bệnh nhân phẫu thuật thực quản có nguy cơ cạn kiệt nguồn
dinh dưỡng do thay đổi về chuyển hoá, sinh lý cũng như thay đổi về thực



9

phẩm khẩu phần và nhiều sự thay đổi khách quan khác dẫn đến tình trạng
suy dinh dưỡng.
Sau phẫu thuật, tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bị suy giảm và còn
tiếp tục suy giảm sau khi bệnh nhân xuất viện. Bệnh nhân có thể bị giảm tới
gần 10% cân nặng sau phẫu thuật 8 tuần [12], [13]. Suy dinh dưỡng nặng ở
bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tăng từ 2,3% trước phẫu thuật
lên đến 26,3% sau phẫu thuật [14]. Bệnh nhân lớn tuổi, nam giới, có giảm cân
trước phẫu thuật, ung thư dạ dày và phẫu thuật mở là những yếu tố nguy cơ
của suy dinh dưỡng nặng sau phẫu thuật.
1.2.1.1. Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh phẫu thuật thực quản
Việc hỗ trợ dinh dưỡng sớm và đầy đủ cho người bệnh phẫu thuật
thực quản là một trong những khâu quyết định đến sự phục hồi của
bệnh nhân. Một số tác giả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cho ăn đường ruột
sớm sau phẫu thuật đúng và đầy đủ, bệnh nhân sẽ dung nạp tốt và hiệu
quả, chức năng ruột được cải thiện ngăn ngừa teo niêm mạc ống tiêu
hoá duy trì hệ miễn dịch. Khi được nuôi dưỡng qua đường ruột biến
chứng nhiễm trùng ít hơn so với nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn
toàn, giảm chi phí điều trị và thời gian nằm tại bệnh viện ngắn hơn, do
đó nên nuôi dưỡng qua đường tiêu hoá bất cứ khi nào có thể. Chế độ
dinh dưỡng tốt trước phẫu thuật làm giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong
sau phẫu thuật. Với người bệnh bị suy dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng
từ 7 – 10 ngày trước phẫu thuật, kết quả sau phẫu thuật được cải thiện
rõ ràng [15], [16]. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cả trước và sau phẫu
thuật sẽ góp phần làm tăng sức chịu đựng của bệnh nhân cho cuộc mổ
và hồi phục nhanh sức khoẻ sau phẫu thuật.
Dinh dưỡng còn nâng cao sức đề kháng tăng cường hệ miễn dịch
của cơ thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn. Các bằng chứng nghiên cứu



10

cho thấy, chức năng bình thường của dạ dày, ruột non, ruột già được
phục hồi sau phẫu thuật khoảng 48h [17]. Nuôi đường ruột sớm giúp
duy trì hệ vi khuẩn bình thường, ngăn ngừa sự di chuyển vi khuẩn từ
ruột vào máu và nhiễm trùng bắt nguồn từ ruột [18], [19]. Thiếu protein
và năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch: giảm chức năng
tế bào lympho T miễn dịch qua trung gian tế bào, giảm các chức phận
diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân trung tính, bổ thể và bài xuất các
globulin miễn dịch nhóm IgA [20].
1.2.1.2. Dinh dưỡng và sự lành vết thương
Chậm liền vết thương ở những bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư là
thường gặp. Nghiên cứu thấy rằng ở những bệnh nhân được ăn bổ sung đường
miệng sớm với công thức dinh dưỡng có chứa arginine, acid béo omega-3 và
RNA thì việc liền vết mổ tốt hơn so với nhóm chứng. Điều này chứng tỏ, dinh
dưỡng đúng giúp cải thiện tiên lượng ở những bệnh nhân phẫu thuật điều trị
ung thư.
Các chất dinh dưỡng đều có sự ảnh hưởng tới quá trình liền vết thương.
Suy dinh dưỡng protein - năng lượng, dạng phổ biến nhất của suy dinh dưỡng
trên thế giới dẫn đến giảm sức căng vết thương, giảm chức năng tế bào
lympho T, giảm hoạt động thực bào và giảm bổ thể, kháng thể cuối cùng là
giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với vết thương chống lại nhiễm trùng.
Trên lâm sàng, suy giảm miễn dịch tương quan với tăng tỷ lệ biến chứng và
tăng sự không lành vết thương sau phẫu thuật. Suy dinh dưỡng có thể có trước
vết thương hoặc có thể thứ phát do dị hoá từ vết thương. Cần cung cấp dinh
dưỡng tốt nhất để đạt hiệu quả cho sự lành vết thương.
1.2.2. Tác động của ung thư đối với tình trạng dinh dưỡng



11

Tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể phản ánh mức độ cơ thể được
thoả mãn nhu cầu sinh lý về các chất dinh dưỡng. Cân bằng giữa khẩu phần
dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng sẽ cho một trạng thái sức khoẻ tốt [21].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khái niệm suy dinh dưỡng muốn
chỉ tình trạng năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể bị thiếu,
thừa hoặc mất cân đối. Thuật ngữ này bao gồm 3 tình trạng: sự thiếu ăn (gồm
nhẹ cân, thấp còi và suy mòn), suy dinh dưỡng có liên quan tới vi chất (bao
gồm thiếu và thừa vi chất), và thừa cân- béo phì và các bệnh không lây liên
quan đến chế độ ăn (như bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và một vài
loại ung thư) [22].
Ung thư gây tác động lên dinh dưỡng theo nhiều cơ chế khác nhau, bao
gồm tăng năng lượng chuyển hóa, buồn nôn và nôn, giảm lượng thực phẩm ăn
vào hoặc do các biện pháp điều trị dẫn tới kém hấp thu. Tình trạng suy dinh
dưỡng thường gặp trong ung thư, hậu quả cuối cùng có thể dẫn tới suy mòn
do ung thư [23], [24], [25].
1.2.2.1. Sụt cân ở những bệnh nhân ung thư thực quản
Sụt cân rất thường gặp ở những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những
bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, ung thư đầu mặt cổ, ung thư phổi. Tỉ lệ
gặp sụt cân ở các bệnh nhân ung thư có thể từ 30-80% tùy thuộc vào loại ung
thư. Ung thư tụy và ung thư dạ dày có tỉ lệ sụt cân cao nhất, trong khi ung thư
lympho không Hodgkin, ung thư vú, bạch cầu cấp và ung thư xương gặp tỉ lệ
sụt cân thấp nhất [26], [27].
Sụt cân không chủ ý do ung thư không giống như sụt cân do thiếu
ăn/nhịn đói [25], [27], [28]. Sụt cân do ung thư có đặc điểm là khối cơ xương
và mỡ mất tương đương nhau, trong khi ở tình trạng thiếu ăn/nhịn đói, cân
nặng bị mất chủ yếu là do khối mỡ và chỉ có một lượng nhỏ khối cơ xương bị
mất [27].



12

Tình trạng sụt cân ở bệnh nhân ung thư là do nhiều yếu tố gây ra. Các
yếu tố này có thể bao gồm: do giảm lượng ăn vào, do kém hấp thu, tăng năng
lượng chuyển hóa cơ bản, do tác dụng phụ của điều trị, hoặc do chính khối u
sản xuất ra các chất gây tăng ly giải protein [28].
1.2.2.2 Suy mòn trong ung thư thực quản
Suy mòn do ung thư được định nghĩa là một hội chứng do nhiều yếu tố
tác động, được đặc trưng bởi tình trạng mất khối cơ xương tiếp diễn (có thể đi
kèm mất khối mỡ hoặc không) mà không thể đảo ngược lại bằng hỗ trợ dinh
dưỡng thông thường và dẫn tới suy giảm chức năng tiến triển [26].
Suy mòn trong ung thư là kết quả do nhiều yếu tố tác động. Trong số đó,
chán ăn và thay đổi chuyển hóa là những yếu tố quan trọng nhất làm giảm
dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư [23]. Các yếu tố trực tiếp dẫn tới suy mòn do
ung thư là do lượng ăn vào bị suy giảm, rối loạn chuyển hóa các chất và do
rối loạn hấp thu, do bệnh lý tại ruột làm giảm hấp thu.
Suy mòn liên quan tới những bất thường chuyển hóa do bản thân khối u
lên cơ thể. Bên cạnh đó ảnh hưởng của các phương pháp điều trị như hóa trị,
xạ trị hay phẫu thuật cũng khiến tình trạng suy mòn tiến triển [29].
Bệnh học liên quan tới hội chứng suy mòn bao gồm: chán ăn, tăng
chuyển hóa cơ bản, tăng thoái hóa kết hợp giảm tổng hợp protein cơ, mô mỡ
và các tác dụng của Angiotensin II, Glucoticoid [29], [30].
Chán ăn trong suy mòn ung thư do tác động của các chất tiết ra bởi khối
u, hay hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bao gồm các cytokin như interleukin
IL-1, IL-6, yếu tố hoại tử mô TNF-α [31]. Các cytokin qua được hàng rào
máu não và kích thích trực tiếp lên vùng dưới đồi gây chán ăn [32]. Ngoài ra,
còn có vai trò của neuropeptid Y (NPY), NPY có tác dụng kích thích hệ phó
giao cảm, tăng cảm giác thèm ăn [33]. Nồng độ NPY thấp hơn ghi nhân ở chuột



13

có khối u đặc biệt là giai đoạn tiến triển [34]. Nguyên nhân do các chất tiết từ
khối u gây ức chế tiết, vận chuyển, tác dụng lên các thụ thể của NPY [35].
1.2.3. Suy dinh dưỡng và ung thư
Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư là thường gặp. Tỉ lệ suy dinh
dưỡng thay đổi tuỳ thuộc từng nơi, loại ung thư, giai đoạn ung thư. Tại Pháp,
tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư là 39% trong đó có 39,3% bệnh
nhân ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày bị suy dinh dưỡng [36]. Suy dinh
dưỡng ở bệnh nhân ung thư tại Hàn Quốc, Tây Ban Nha lần lượt là 61% và
52% [37], [38]. Tỉ lệ SDD có thể lên tới trên 86,6% ở những bệnh nhân ung
thư phổi [37]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Châu Quyền và cộng
sự (2017) có tới 50,2% bệnh nhân ung thư thực quản bị suy dinh dưỡng [39].
Suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ biến chứng, tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm
viện và tăng chi phí điều trị, làm suy giảm chất lượng cuộc sống [40].
Do vậy nhân viên y tế đặc biệt là bác sỹ dinh dưỡng cần phối hợp với các
bác sỹ điều trị phát hiện và kiểm soát tốt tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
góp phần tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian làm viện, giảm chi phí, giảm
các biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
1.3. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
1.3.1. Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu về năng lượng: Theo hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng và chuyển
hóa châu Âu ESPEN năm 2016 mức năng lượng cho bệnh nhân ung thư dao
động trong khoảng 25-30 kcal/kg/ngày tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng
hiện tại của bệnh nhân. Tuy nhiên mức độ bằng chứng thấp do chỉ ít nghiên
cứu với cỡ mẫu nhỏ đánh giá tổng nhu cầu năng lượng (TEE) trên bệnh nhân
ung thư [41]. Trong khuyến cáo cũng đề cấp việc cung cấp đầy đủ các chất
ding dưỡng không làm phát triển khối u trên cơ thể người [42]. Và để ước



14

lượng tốt hơn TEE của bệnh nhân ung thư ta cần xét tới năng lượng cho
chuyển hóa cơ bản (REE) và năng lượng dành cho hoạt động thể lực. Trong
khi REE tăng ở hầu hết các loại UT, nhưng TEE được ghi nhận trên các bệnh
nhân giai đoạn tiến triển lại thấp hơn so với người khỏe mạnh cùng lứa tuổi,
mà nguyên nhân chính là do giảm các hoạt động thể lực hàng ngày. Trong một
nghiên cứu khác tại Italia, TEE cho bệnh nhân ung thư dạ dày-ruột nằm tại
giường dao động từ 24-28 kcal/kg/ngày [43], [43].
1.3.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng
1.3.2.1. Khuyến nghị về protein
Cũng theo khuyến nghị của ESPEN năm 2016 mức protein cho bệnh
nhân UT 1,2-1,5 g/kg/ngày có thể lên tới 2g trong trường hợp bệnh nhân ít
hoạt động thể lực và có sự hiện diện của tình trạng viêm hệ thống. Với chức
năng thận bình thường protein khuyến nghị 2g/kg/ngày được chứng minh là
an toàn. Trong trường hợp có tình trạng suy thận cấp hoặc mạn khuyến nghị
protein không quá 1g/kg/ngày, 1,2g/kg/ngày tường ứng [44]
Về thành phần các acid amin: có sự đồng thuận cao trong các nghiên cứu về
việc không cần sử dụng nhóm acid amin chuyên biệt nếu thời gian can thiệp
dinh dưỡng ngắn. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên bệnh nhân lại chỉ ra việc
bổ sung đường tĩnh mạch với công thức giàu acid amin chuỗi nhánh (BACC)
giúp cải thiện tổng hợp albumin, cân bằng leucin trong cơ thể [45]. Trong
nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng của Deutz và cộng sự đã chỉ ra
nhóm bệnh nhân UT giai đoạn tiến triển không có SDD được cung cấp 40g
acid amin (0.48g/kg) bằng cách sử dụng các sản phẩm giàu leucin và acid béo
N-3 tăng tổng hợp khối cơ khi so sánh trên bệnh nhân dùng với 24g. Vai trò
cung cấp sản phẩm giàu glutamin vẫn còn nhiều tranh cãi, và trong một
nghiên cứu gần đây đánh giá hiệu quả sử dụng glutamin trên bệnh nhân UT



15

điều trị bằng hóa chất cho kết quả 6/12 nghiên cứu bổ sung bằng đường tĩnh
mạch cho hiệu quả [47] .
1.3.2.2. Khuyến nghị về lipid
Khuyến nghị ESPEN năm 2014 về tỷ lệ lipid là 35-50% đối với các
bệnh nhân UT giai đoạn tiến triển và có tình trạng sụt cân. Và khuyến cáo
năm 2016 của ESPEN cũng nhấn mạnh tăng năng lượng từ lipid thay vì
glucid trong trường hợp bệnh nhân có sụt cân và sự đề kháng với insulin.
Nguyên nhân là do hệ thống viêm của toàn cơ thể được kích hoạt trong cơ thể
bệnh nhân UT ảnh hưởng tất cả các con đường chuyển hóa sinh năng lượng
trong đó có tình trạng giảm dung nạp đường huyết do đề kháng với insulin,
tuy nhiên con đường oxy hóa acid béo vẫn được duy trì thậm chí là tăng lên
trong trường hợp bệnh nhân có sụt cân [41]. Và các acid béo không no nhiều
nối đôi EPA (acid eicosapentanoic) được hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ ASPEN
khuyến cáo nên dùng với liều 2g/ngày có tác dụng trong điều trị hội chứng
suy mòn trong ung thư [48].
1.3.2.3. Khuyến nghị về glucid
Theo Viện Dinh dưỡng năm 2012 khuyến cáo năng lượng do glucid
cung cấp chiếm 56-70% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể đối với người
bình thường. Tuy nhiên do tình trạng kém dung nạp đường huyết do kháng
insulin kích thích bởi hệ thống viêm trên bệnh nhân UT nên tỷ lệ giảm hơn
tùy theo nhu cầu của protein và lipid theo khuyến nghị trên
1.3.3. Nhu cầu các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng
ESPEN năm 2016 khuyến nghị về các vitamin và chất khoáng cho bệnh
nhân UT tương đương nhu cầu khuyến nghị cho người bình thường. Đối với
nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa, nhu cầu hàng ngày có thể áp dụng khuyến
nghị của WHO/FAO cũng như của từng quốc gia. Trong khuyến cáo cũng
nhấn mạnh rằng không khuyến khích dùng liều cao các vitamin và chất



16

khoáng nếu bệnh nhân không thiếu đặc biệt. Ước tính trung bình có khoảng
50% bệnh nhân ung thư có sử dụng các sản phẩm thương mại hoặc thực phẩm
chức năng đặc biệt là các vitamin tổng hợp. Nghiên cứu rộng với 230000
bệnh nhân ung thư có sử dụng các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin
A, β-caroten lại có tỷ lệ tử vong tăng nhẹ.Trong nghiên cứu dọc trên bệnh
nhân UT đại tràng sớm, sử dụng vitamin tổng hợp đưa ra kết quả không làm
cải thiện tỷ lệ tái phát cũng như thời gian sống toàn bộ.
1.3.3.1. Nhu cầu Vitamin
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng năm 2014 [50]
Nhóm
tuổi

Ca
(Calcium)
(mg/ngày)

Iốt
(µg/ngày)

Sắt (mg/ngày) theo giá P
trị sinh học khẩu phần
(Phospho)
5%*

10%**


15%*** (mg/ngày)

Nam trưởng thành
19-49 tuổi 700
50-60 tuổi
150
27,4
18,3
13,7
700
1000
>60 tuổi
Nữ trưởng thành
19-49 tuổi 700
150
58,8
39,2
29,4
700
50-60 tuổi
1000
>60 tuổi
*
Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (chỉ có khoảng 5% sắt được hấp
thu): Khi chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt hoặc cá <30 g/ngày hoặc lượng
vitamin C <25 mg/ngày.
**

Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp


thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g - 90g/ngày hoặc lượng
vitamin C từ 25 mg - 75 mg/ngày.
***

Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu):

Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75
mg/ngày.


17

1.3.3.2. Nhu cầu các chất khoáng
Nhóm tuổi, giới

A
D
E
mcg mcg mg

K
C
mcg mg

B1
mg

B2
mg


B3
mg

B12
mcg

Nam trưởng thành
19-50 tuổi
10
51-60 tuổi
600 10
12
59
70
1,2 1,3 16
2,4
≥60 tuổi
15
Nữ trưởng thành
19-50 tuổi
10
1,2
500
70
51-60 tuổi
10
12
51
1,1 1,1 14
2,4

>60 tuổi
600 15
70
1,1
1.4. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư thực
quản trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá TTDD của bệnh nhân
UT. Như nghiên cứu tại Malaysia của Kavitha Menon (2014) cho kết quả có
đến hơn một phần ba bệnh nhân UT bị nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng tại thời
điểm chẩn đoán bệnh. Trong đó, 39% có BMI dưới 18,5; tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu có hemoglobin thấp (<120 g/l) là 62% và 26% có albumin huyết
thanh dưới 38 g/dL. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trung bình chu vi cánh
tay, bề dày nếp gấp da cơ tam đầu và BMI của đối tượng nghiên cứu lần lượt
là 24,1 ± 5,5 cm; 17,6 ± 7,9 mm và 21,1 ± 3,9 kg/m 2. Tương tự, theo nghiên
cứu của Bauer sử dụng phương pháp PG-SGA trong đánh giá TTDD trên 71
bệnh nhân UT trong độ tuổi từ 18 – 92 cho kết quả: 24% bệnh nhân được nuôi
dưỡng tốt; 59% bệnh nhân SDD hoặc nghi ngờ SDD và 17% bệnh nhân SDD
nặng [51]. Cũng với phương pháp PG-SGA nghiên cứu của Liyan Zhang
(2014) trên bệnh nhân UT đường tiêu hóa cho kết quả 54% bệnh nhân có
điểm PG-SGA ≥ 9 ( có nguy cơ SDD) trong đó nhóm bệnh nhân nam, lớn tuổi
và có tần xuất nhập viện nhiều hơn sẽ có nguy cơ cao hơn bị SDD [52].


18

Nghiên cứu của H Sungurtekin và CS cũng chỉ ra tỉ lệ SDD cao ở
những bệnh nhân phẫu thuật và tình trạng SDD còn gia tăng trong thời
gian nằm viện. Tỉ lệ SDD lên tới 44% và 61% bệnh nhân phẫu thuật bị
suy dinh dưỡng tại thời điểm nhập viện lần lượt theo đánh giá bằng bộ

công cụ SGA và NRI. Tỉ lệ suy dinh dưỡng lần lượt tăng lên 67% và
82% tại thời điểm xuất viện. Kết quả cũng cho thấy phần trăm sụt cân ở
nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng cao hơn nhóm có tình trạng dinh
dưỡng bình thường [53].
1.4.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương và cộng sự năm 2013 trên các
bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Bạch Mai cho tỷ lệ SDD theo
BMI là 58,6% và tỷ lệ nguy cơ SDD theo phương pháp SGA là 55,7%; tỷ lệ
bệnh nhân có albumin huyết thanh dưới 35g/l là 31,4% và tỷ lệ thiếu máu là
57,1% [54]. Năm 2015, nghiên cứu của Phùng Trọng Nghị và cs tại Bệnh viện
Quân Y 103 cho tỷ lệ SDD của bệnh nhân ung thư theo BMI là 25,6% và gặp
chủ yếu ở ung thư đường tiêu hóa; phân loại SDD theo albumin cho tỷ lệ
SDD là 23,7% [55]. Một nghiên cứu khác tiến hành bởi Nguyễn Thị Nhung
trên các bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
(2015) cũng cho tỷ lệ SDD theo phân loại PG-SGA là 51,7% (trong đó
43,54% ở mức độ B và 8,16% ở mức độ C) [56]. Cùng thời gian này, nghiên
cứu của Nguyễn Thúy Hằng tiến hành trên các bệnh nhân phẫu thuật UT
đường tiêu hóa cho kết quả tỷ lệ SDD trước phẫu thuật theo phân loại PGSGA là 56,4% và tỷ lệ SDD sau phẫu thuật phân loại theo BMI lên đến 51,3%
[57]. Nghiên cứu gần đây nhất của Đào Thị Thu Hoài tại trung tâm Y học hạt
nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai cho biết tỉ lệ SDD theo phân loại SGA
là 46,7% và khẩu phần ăn của bệnh nhân UT có mức năng lượng trung bình
1327,8±494,6 Kcal/ngày và chỉ có 17,5% bệnh nhân UT đạt nhu cầu khuyến


19

nghị về năng lượng [58]. Năm 2017, nghiên cứu của Phan Thị Bích Hạnh tại
khoa Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có
58,5% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng vừa và
nặng (PG-SGA B và C).Như vậy, có thể thấy tại Việt Nam cũng đã có một số

nghiên đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho các bệnh nhân ung thư, tuy nhiên
chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các phương pháp đánh giá
TTDD và các yếu tố liên quan đến TTDD cho các bệnh nhân UTTQ.
Tại Việt Nam, tình trạng sụt cân ở bệnh nhân ung thư lên tới 53,9%, ung
thư đầu mặt cổ hay gặp tình trạng sụt cân nhất (chiếm tới 79,5%).
Gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam điều tra khẩu phần
và nuôi dưỡng của bệnh nhân nội trú. Nghiên cứu của Chu Thị Tuyết và CS
trên nhóm bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa không được can thiệp cho thấy, năng
lượng trung bình của khẩu phần trước phẫu thuật là 806 kcal/người/ngày, đạt
48,1% NCKN. Protein trung bình khẩu phần là 24g/người/ngày, đạt 41,4%
NCKN [9]. Nghiên cứu của Đào Thị Thu Hoài trên những bệnh nhân ung thư
nói chung, khẩu phần đạt được mức năng lượng trung bình là 1327,7
kcal/người/ngày so với mức khuyến nghị trung bình là 1844,8
kcal/người/ngày. Tỉ lệ khẩu phần của bệnh nhân đạt được mức nhu cầu
khuyến nghị rất thấp. Chỉ có 17,5%, 10,3% khẩu phần đạt được mức nhu cầu
khuyến nghị về mặt năng lượng và protein. Về mặt vi chất dinh dưỡng, tỉ lệ
các khẩu phần đạt được nhu cầu về các vi chất cũng rất thấp và khác nhau
giữa các loại vi chất [58].


20

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại 02 khoa Ngoại
bụng Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm
2017 đến tháng 6 năm 2018.
2.2. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Sơ đồ nghiên cứu:
Bước 1: Xem lịch mổ tuần của bệnh nhân để biết ngày bệnh nhân nhập viện

Bước 2: Khi bệnh nhân nhập viện: cân, đo, phỏng vấn bệnh nhân, điều tra
khẩu phần khẩu phần 24h của ngày trước phẫu tuhật mở thông dạ dày, nồng
độ Albumin máu trước phẫu thuật.

Bước 3: Sau phẫu thuật, điều tra thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân bao gồm
nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa trong vòng 3 ngày sau phẫu
thuật, nồng độ prealbumin máu sau phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh.

Bước 4. Ngày thứ 8 sau phẫu thuật, thu thập thông tin về: cân nặng, chu vi
vòng cánh tay. Các chỉ số hóa sinh liên quan trong thời gian nằm viện.


21

2.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu
thuật mở thông dạ dày tại khoa Ngoại bụng Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là người trưởng thành từ 18 tuổi
trở lên .
- Đối tượng nghiên cứu được chẩn đoán ung thư thực quản có chỉ định
phẫu thuật.
- Đối tượng có thời gian nằm viện từ 7 ngày trở lên.
- Đối tượng có hồ sơ lưu trữ đầy đủ tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
- Đối tượng được giải thích đầy đủ và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu.

- Bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu.
- Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật kèm theo câm, điếc hoặc không thể
thu thập được các thông tin, số liệu.
- Hồ sơ lưu trữ ĐTNC không đầy đủ theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Đối tượng không tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ

trong quần thể:
Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu
p: tỷ lệ bệnh nhân ung thư có nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo PGSGA, lấy từ nghiên cứu trước là p = 0,5 [39].


22

ε : là sai số tương đối của nghiên cứu, lấy d = 0,15.

 : mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05. Khi đó, Z(1-α/2) = 1,96.
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu của nghiên cứu là n = 43. Để
đảm bảo cỡ mẫu cho phân tích nên đã cộng thêm khoảng 10% bệnh
nhân bỏ cuộc. Do vậy cỡ mẫu là 47, làm tròn thành 50 bệnh nhân.
2.4.2. Chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận
tiện, tất cả bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại bệnh viện trong thời gian tiến
hành nghiên cứu và thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn nêu trên đều được chọn
vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu.
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Phương

Biến số nghiên cứu

Định nghĩa

pháp thu
thập

Thôn
g

tin

Tuổi
Giới

chung Địa chỉ
Dân tộc
Trình

Tuổi ĐTNC (dương lịch)
Giới tính của đối tượng
Nơi ở thường trú (nông thôn/thành
phố, thị trấn, thị xã)
Dân tộc của ĐTNC
Tính theo trình độ học vấn cao nhất
độ của

ĐTNC

(Tiểu


học vấn

học/THCS/THPT/Trung

cấp/Cao

Nghề

đẳng, đại học/ Sau đại học
Nghề nghiệp làm ít nhất trong thời Phỏng vấn

nghiệp
gian 6 tháng của ĐTNC
bằng
bộ
Xếp loại Đối với loại nghèo và cận nghèo phải
câu hỏi
kinh tế gia có sự phân loại của địa phương (Giấy
đình
chứng nhận)
Khoa
Khoa nơi ĐTNC phẫu thuật
Mã bệnh Mã bệnh án của ĐTNC

Thu

thập



23

Phương
Biến số nghiên cứu

Định nghĩa

pháp thu
thập

án
Ngày phẫu
thuật
Vị trí ung
thư

thực

quản
Giai đoạn
bệnh
Tỷ lệ SDD
theo phân
loại

BMI

và chu vi
vòng cánh
tay:


Mục
tiêu 1

Tỷ lệ SDD
theo
prealbumin
Tỷ lệ thiếu
máu
Phân
nguy

Ngày phẫu thuật của ĐTNC
Vị trí ung thư thực quản (1/3 trên/1/3
giữa/1/3 dưới)

bệnh án

Theo phân loại TNM

Các chỉ số nhân trắc học bao gồm:
- Cân nặng, chiều cao

Đo

- BMI

dụng cụ

theo


- Chu vi vòng cánh tay

Thu thập kết quả các chỉ số hoá sinh:
- Lympho đếm
- Hemoglobin
- Albumin

Thu

thập

từ hồ sơ
bệnh án

loại Được phân loại theo các bậc:
cơ - A: Dinh dưỡng tốt

dinh dưỡng - B: SDD vừa hoặc có nguy
theo

từ hồ sơ

PG- cơ SDD

Bộ câu hỏi
PG – SGA

Mục


SGA:
Nuôi

- C: SDD nặng
Số lượng thực phẩm và năng lượng Phỏng vấn

tiêu 2

dưỡng

theo các nhóm ngày trước phẫu thuật bằng

bộ


24

Phương
Biến số nghiên cứu

Định nghĩa

pháp thu
thập

và 3 ngày sau phẫu thuật.
đường tiêu Các thành phần dinh dưỡng từ khẩu
hoá

của phần ngày trước phẫu thuật và 3 ngày câu hỏi


ĐTNC

sau phẫu thuật.
Tỷ lệ % các chất sinh năng lượng
nuôi đường tiêu hoá ngày trước phẫu
thuật và 3 ngày sau phẫu thuật.
Dịch truyền nuôi dưỡng trong ngày
trước phẫu thuật và 3 ngày sau phẫu

Nuôi

thuật:

dưỡng
đường tĩnh
mạch
ĐTNC

của

- Loại dịch truyền
- Tỷ lệ thành phần và số lượng dịch
truyền.
Tỷ lệ % các chất sinh năng lượng
nuôi đường tĩnh mạch ngày trước
phẫu thuật và 3 ngày sau phẫu thuật.

2.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá
2.6.1.Tiêu chí đánh giá các chỉ số nhân trắc học




Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index):

Cách tính:
Cân nặng (kg)
BMI = ------------------Chiều cao (m)2

Thu

thập

từ hồ sơ
bệnh án


25

Cân nặng: đo tại thời điểm 1 ngày trước phẫu thuật và ngày thứ 8 sau
phẫu thuật. Chiều cao: đo tại thời điểm 1 ngày trước phẫu thuật.
Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên dùng BMI để đánh
giá phân loại TTDD. BMI được nhận định theo phân loại WHO khu vực
Tây Thái Bình Dương (2000) khuyến nghị cho người trưởng thành Châu
Á như sau:
 BMI ≥ 25: thừa cân/béo phì
 18,5 – 24,99: bình thường
Để đánh giá tình trạng gầy hay thiếu năng lượng trường diễn (Chronic
Energy Deficiency – CED), dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI như sau :
 CED độ 1: 17 – 18,49 (gầy nhẹ).

 CED độ 2: 16 – 16,99 (gầy vừa).
 CED độ 3: < 16,0 (quá gầy).
 Chu vi vòng cánh tay (Mid upper Arm Circumference – MUAC):
Tiến hành đánh giá TTDD của bệnh nhân bằng cách so sánh kết quả thu
được với giá trị tham khảo tương ứng từ WHO. Xác định SDD khi giá trị thu
được ở nam giới < 24 cm và nữ giới < 23 cm được đánh giá là SDD. Bệnh
nhân sẽ được đo vào 1 ngày trước phẫu thuật và ngày thứ 8 sau phẫu thuật.

2.6.2. Phương pháp đánh giá dinh dưỡng PG-SGA (Patient – Generated
Subjective Global Assessment)
PG-SGA là một phương pháp đánh giá chủ quan toàn cầu được thực
hiện trên tất cả các khía cạnh bao gồm: giảm cân, khẩu phần ăn, giảm các
hoạt động và chức năng, tăng nhu cầu trao đổi chất (sốt, sử dụng corticoid)
và khám thực thể (bao gồm đánh giá teo cơ, mất lớp mỡ dưới da và phù, cổ
chướng):


×