Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của ĐIỆNCHÂM kết hợp KHÍ CÔNG DƯỠNGSINH TRONG điều TRỊ THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN não mạn TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.88 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ ĐỨC HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN
CHÂM KẾT HỢP KHÍ CÔNG DƯỠNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU NĂNG
TUẦN HOÀN NÃO MẠN TÍNH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

VŨ ĐỨC HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN
CHÂM KẾT HỢP KHÍ CÔNG DƯỠNG
SINH TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU NĂNG
TUẦN HOÀN NÃO MẠN TÍNH
Chuyên ngành: Y học cổ truyền


Mã số: 8720115
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. Phạm hồng Vân

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu - Sinh lý tuần hoàn não...........................................3
1.1.1. Một số đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não.........................................3
1.1.2.Một số đặc điểm sinh lý tuần hoàn não..............................................3
1.2.Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo y học hiện đại..........................4
1.2.1. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính nói chung:................................4
1.2.2. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa cột sống cổ:.........5
1.2.3. Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não mạn tính.................................6
1.2.4. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính......................................7
1.2.5. Dự phòng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính:.................................9
1.3.Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo Y học cổ truyền.......................9
1.3.1.Nguyên nhân......................................................................................9
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................10
1.3.3. Các thể lâm sàng và điều trị:...........................................................10
1.4. Phương pháp ghi lưu huyết não:...........................................................12
1.5. Phương pháp điện châm........................................................................14
1.5.1 Định nghĩa........................................................................................14
1.5.2 Cơ chế tác dụng của điện châm........................................................14
1.6.Phương pháp khí công dưỡng sinh YHCT.............................................16

1.6.1. Định nghĩa.......................................................................................16
1.6.2. Lịch sử của khí công dưỡng sinh....................................................16
1.6.3. Cơ sở lý luận của phương pháp khí công dưỡng sinh.....................17
1.6.4. Tác dụng của dưỡng sinh................................................................19


1.6.5. Phương pháp tập khí công dưỡng sinh của Bác sỹ Nguyễn văn
Hưởng.......................................................................................................20
1.7. Các nghiên cứu điều trị TNTHNMT.....................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................25
2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm..................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................26
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu..................................................................26
2.2.3 Phương pháp tiến hành:...................................................................26
2.2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định các chỉ tiêu nghiên cứu........29
2.3. Đánh giá kết quả kết quả điều trị..........................................................32
2.4. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................32
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................32
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.................................................35
3.2. Hiệu quả của điện châm kết hợp KCDS trong điều tri TNTHN...........37
3.2.1. Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng chính theo tiêu chuẩn của
Phạm Khuê........................................................................................37
3.2.2. Đánh giá sự biến đổi các test trí tuệ................................................38
3.2.3. Biến đổi mạch và huyết áp..............................................................40
3.3. Đánh giá kết quả cận lâm sàng..............................................................41

3.3.1. Biến đổi lưu huyết não đồ sau điều trị:...........................................41
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................43
4.1. Bàn về đặc đểm của đối tượng nghiên cứu...........................................43


4.2. Bàn về hiệu quả của điện châm kết hợp với khí công dưỡng sinh trong
điều trị TNTHN trên lâm sàng............................................................43
4.3. Bàn về sự biến đổi của lưu huyết não dưới tác dụng của điện châm kết
hợp với KCDS.....................................................................................43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................8
Chương 1: 10TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................10
1.1. Đặc điểm giải phẫu - Sinh lý tuần hoàn não..........................................................10
1.1.1. Một số đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não......................................................10
1.1.2. Một số đặc điểm sinh lý tuần hoàn não.........................................................12
1.2. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo y học hiện đại ..........................................16
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh................................................................17
1.2.2. Lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não mạn tính ............................................18
1.2.3. Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não mạn tính ...............................................19
1.2.4. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính....................................................23
1.6. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo Y học cổ truyền ........................................24
1.6.1. Nguyên nhân..........................................................................................25
1.6.2. Cơ chế bệnh sinh.....................................................................................25
1.6.3. Các thể lâm sàng.....................................................................................26
1.6.4. Điều trị.................................................................................................27
1.7. Phương pháp điện châm.................................................................................27
1.7.1 Định nghĩa..............................................................................................27
1.7.2 Cơ chế tác dụng của điện châm....................................................................27
1.7.2. Cơ chế tác dụng của điện châm theo YHCT.....................................................28
1.8. Phương pháp khí công dưỡng sinh YHCT.............................................................29

1.8.1. Định nghĩa.............................................................................................29


1.8.2. Lịch sử của khí công dưỡng sinh..................................................................29
1.8.3. Cơ sở lý luận của phương pháp khí công dưỡng sinh .........................................30
1.8.4. Tác dụng của dưỡng sinh...........................................................................32
1.8.5. Phương pháp tập khí công dưỡng sinh của Bác sỹ Nguyễn văn Hưởng ...................33
1.9. Các nghiên cứu điều trị TNTHNMT....................................................................35

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........37
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.......................................................................37
1.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Theo Y hoc cổ truyền: ......................................38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân....................................................................38
2.1.3 Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................39
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................39
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu............................................................................39
2.2.4 Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ...............................42
2.4. Đánh giá kết quả kết quả điều trị.......................................................................45
2.5. Xử lý và phân tích số liệu.................................................................................45
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu...............................................................................45

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................48
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...............................................................48
3.2. Hiệu quả của điện châm kết hợp KCDS trong điều tri TNTHN .....................................50
3.2.1. Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng chính theo tiêu chuẩn của Phạm Khuê ...........50
2.3. Đánh giá sự biến đổi các test trí tuệ...................................................................51
3.2.4. Biến đổi mạch và huyết áp.........................................................................53
3.4. Đánh giá kết quả cận lâm sàng..........................................................................54

3.4.1. Biến đổi lưu huyết não đồ sau điều trị:..........................................................54

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................56


4.1 Đặc đểm của đối tượng nghiên cứu....................................................................56
4.2 Hiệu quả của điện châm kết hợp với khí công dưỡng sinh trong điều trị TNTHN trên lâm
sàng................................................................................................................56
4.3 Sự biến đổi của lưu huyết não dưới tác dụng của điện châm kết hợp với KCDS ...............56

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D0

Trước điều trị

D10

Sau 10 ngày điều trị

D20

Sau 20 ngày điều trị

ĐC


ĐC

KCDS
NC
LHN

Nhóm đối chứng
Khí công dưỡng sinh

NC

Nhóm nghiên cứu
Lưu huyết não

TBMMN

Tai biến mạch máu não

THCSC

Thoái hóa cột sông cổ

TNTHNMT

Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

YHCT

Y Học cổ truyền


YHHĐ

Y Học hiện đai


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng điểm chẩn đoán lâm sàng của Khadjev (1979)..................30

Bảng 2.2.

Đánh giá khả năng nhìn nhớ.......................................................31

Bảng 2.3.

Đánh giá khả năng tập trung di chuyển chú ý.............................31

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới...........................................35

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp..........................................35

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh...............................36


Bảng 3.4.

Tình trạng THCSC......................................................................36

Bảng 3.5.

Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng chính của các nhóm nghiên
cứu...............................................................................................37

Bảng 3.6.

Sự biến đổi giá trị trung bình điểm lâm sàng theo tiêu chuẩn của
Khadjev.......................................................................................38

Bảng 3.7.

Biến đổi giá trị trung bình điểm test đánh giá khả năng nhìn nhớ
theo phương pháp của Wechler...................................................38

Bảng 3.8. Mức độ biến đổi các test trắc nghiệm trí tuệ các nhóm nghiên cứu
sau điều trị...................................................................................39
Bảng 3.9.

Biến đổi giá trị trung bình test đánh giá khả năng tập trung di
chuyển chú ý theo phương pháp của Schulter............................39

Bảng 3.10. Sự biến đổi tầnmạch, huyết ápsau điều trị..................................40
Bảng 3.11. Kết quả điều trị chung.................................................................41
Bảng 3.12. Sự biến đổi thời gian nhánh lên (α) của LHN sau điều trị..........41
Bảng 3.13. Sự biến đổi chỉ số α/T(%)của bệnh nhân sau điều trị.................42

Bảng 3.14. Sự biến đổi chỉ số lưu huyết (A/C) sau điều trị...........................42
Bảng 3.15. Sự biến đổi chỉ số Vml/phút sau điều trị.....................................42
Bảng 2.1.

Bảng điểm chẩn đoán lâm sàng của Khadjev (1979)....................................43

Bảng 2.2.

Đánh giá khả năng nhìn nhớ.................................................................44


Bảng 2.3.

Đánh giá khả năng tập trung di chuyển chú ý............................................44

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới......................................................48

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.....................................................48

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ............................................49

Bảng 3.4.

Tình trạng THCSC...............................................................................49


Bảng 3.5.

Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng chính của các nhóm nghiên cứu .............50

Bảng 3.6

Sự biến đổi điểm lâm sàng theo tiêu chuẩn của Khadjev ..............................51

Bảng 3.7

Biến đổi giá trị trung bình test đánh giá khả năng nhìn nhớ theo phương pháp của
Wechler..........................................................................................51

Bảng 3.8.

Mức độ biến đổi các trắc nghiệm trí tuệ các nhóm nghiên cứu sau điều trị ......52

Bảng 3.9

Biến đổi giá trị trung bình test đánh giá khả năng tập trung di chuyển chú ý theo
phương pháp của Schulter...................................................................52

Bảng 3.10.

Sự biến đổi tần mạch, huyết áp sau điều trị..............................................53

Bảng 3.11.

Kết quả điều trị chung.........................................................................53


Bảng 3.12.

Sự biến đổi thời gian giãn mạch cực đại(α) của LHN sau điều trị ....................54

Bảng 3.13.

Sự biến đổi chỉ số α/T(%) của bệnh nhân sau điều trị.................................54

Bảng 3.14.

Sự biến đổi chỉ số lưu huyết (A/C) sau điều trị...........................................55

Bảng 3.15.

Sự biến đổi chỉ số Vml/phút sau điều trị..................................................55


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Máy điện châm M8 hai tần số.........................................................26
Hình 1.1. Sơ đồ các động mạch của não.......................................................................16
Hình 2.1: Máy điện châm M8 hai tần số.......................................................................39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính là một dạng bệnh lý mạch máu
não với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng có chung một cơ chế

bệnh sinh là thiếu máu nuôi não. Nguyên nhân hay gặp trên lâm sàng là
do thoái hóa đốt sống cổ mấu gai bên đốt sống chèn ép động mạch đốt
sống gây thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống – thân nền
[2121], [2222]. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng phổ biến nhất là người cao tuổi và những người lao động trí óc với
tỷ lệ mắc từ 0,2-5% dân số [4544], và chiếm tỷ lệ từ 9% đến 25% trong số
các tai biến mạch máu não [3333], [3535].
Não có vai trò quyết định đối với sự hoạt động của cơ thể nên tuần
hoàn não chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu dòng máu đến não ngừng
vài giây, cơ thể sẽ mất tri giác, nếu ngừng vài phút sẽ dẫn đến biến đổi về
chức năng và khó có khả năng hồi phục. Trong trường hợp não thường
xuyên không được cung cấp máu nuôi dưỡng đầy đủ sẽ dẫn đến nhiều
hậu quả về hoạt động chức năng sinh lý của não, vì vậy ngành y học cần
phải đầu tư nghiên cứu để khắc phục các triệu chứng của thiểu năng
tuần hoàn não mạn tính.
Về điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, Y học hiện đại chủ
yếu điều trị bằng nội khoa, kết hợp các biện pháp tập luyện nâng cao sức
khỏe để dự phòng bệnh tật. Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị thiểu
năng tuần hoàn não mạn tính với các cơ chế tác dụng khác nhau nhưng
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kết quả điều trị còn hạn chế và đôi khi còn
có tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh [4343],
[4646].


2

Y học cổ truyền không có bệnh danh thiểu năng tuần hoàn não mạn
tính nhưng biểu hiện lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, đã được mô tả rõ trong các
y văn cổ các trong các chứng bệnh như “đầu thống”, “huyễn vựng”, “thất

miên” và áp dụng điều trị chứng bệnh này bằng các vị thuốc, bài thuốc y
học cổ truyền, các phương pháp điều trị không dùng thuốc như châm,
cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh...
Những năm gần đây đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về
tác dụng của điện châm hoặc tác dụng của khí công dưỡng sinh trong
điều trị nói chung và trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
nói riêng cho kết quả khả quan. Với mong muốn tìm ra phương pháp đa
trị liệu kết hợp các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để nâng cao
hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, cung cấp cho các nhà lâm sàng một
lựa chọn trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp khí công dưỡng sinh trong
điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa đốt sống cổ
trên lâm sàng.
2. Đánh giá sự biến đổi của lưu huyết não trước và sau điều trị thiểu
năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa đốt sống cổ bằng phương
pháp điện châm kết hợp khí công dưỡng sinh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đ.1. QUAN TÀI LIỆUổ- Sinh lý tuÀI LIỆUổi cĐặc điểm giải phẫu –
Sinh lý tuần hoàn não
1.1.1. Một số đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não
Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ động mạch chính là hệ động mạch
cảnh trong và hệ động mạch đốt sống thân nền [[47],[66], [4141], [47]..
Hai động mạch cảnh trong cung cấp máu cho khoảng 2/ 3 trước bán
cầu đại não. Động mạch đốt sống thân nền cung cấp máu cho khoảng 1/3

sau bán cầu đaị não, thân não, tiểu não và ¼ 1/4 sau của thùy thái dương.
Sự nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch thân nền qua đa
giác Willis. Đây là hệ thống nối độc đáo, duy nhất trong cơ thể động mạch
cảnh trong được nối với động mạch đốt sống thân nền bằng các động mạch
thông trước và động mạch thông sau .
Động mạch đốt sống trước khi vào não phải đi qua vùng hẹp giữa
các cơ thang và khối bên của đốt đội rồi qua lỗ lớn xương chẩm vào hộp
sọ, nên khi vận động cổ quá mức cũng có thể gây chèn ép động mạch tạm
thời, làm hạn chế dòng máu lên não. Vì vậy các bệnh lý về đốt sống cổ và
cơ thang sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới động mạch đốt sống làm giảm lưu
lượng máu lên não, quá trình này kéo dài sẽ gây thiếu máu mạn tính ở
não [2121].
1.1.2.Một số đặc điểm sinh lý tuần hoàn não
Huyết động học của tuần hoàn não có nhiều yếu tố liên quan tới hoạt
động chức năng của não như: lưu lượng máu não, tốc độ tuần hoàn não, sự
tiêu thụ oxy và glucoza ở não, độ nhớt của máu, các thành phần trong máu.
Trong đó, lưu lượng máu não là yếu tố cơ bản nhất. Chức năng điều hoà tuần


4

hoàn não còn phụ thuộc vào các yếu tố như: áp lực động mạch, đường kính
lòng mạch, sự đàn hồi của thành mạch [41], [4747].,[].
1.2.Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo y học hiện đại
1.2.1. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính nói chung:
Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái bệnh lý với các biểu hiện lâm
sàng là thiếu máu nuôi não với mã bệnh tật Quốc tế theo ICD–X là I 67.8
[99]. Bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não mạn tính đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng tất cả các loại thiếu máu não cục bộ
cấp tính hoặc mạn tính không có tổn thương thần kinh khu trú có thể được gọi

là thiểu năng tuần hoàn não [3333].
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.2.1.1. Nguyên nhân TNTHNMT- Nguyên nhân của TNTHNMT:
thường do
- tThoái hóa đốt sống cổ [7], những biến đổi thoái hóa xương khớp, đĩa
đệm ở cột sống cổ giữ vai trò quan trọng trong bệnh sinh[750],. Ở những bệnh
nhân cao tuổi, thường hay kết hợp cả nguyên nhân THCSC và vữa xơ động
mạch làm cho bệnh lý trở nên phức tạp [47].d
- Nguyên nhân do vữa xơ động mạch [3548], hoặc d.
- Nguyên nhâno rối loạn tuần hoàn chung : hạ huyết áp, bệnh tim mạch,
dị tật bẩm sinh động mạch, viêm tắc động mạch [66].
1.2.1.2 Cơ chế bệnh sinh TNTHNMT
- Trong thoái hóa cột sống cổ, những gai xương, mỏ xương,
đè ép chèn đẩy động mạch đốt sống tại lỗ ngang đốt sốnggây nên thiểu
năng tuần hoàn hệ động mạch đốt sống - nền.Vị trí, kích thước động


5

mạch đốt sống thường bị chít hẹp trên đường đi của động mạch đốt
sống.Khi thoái hoá cột sống cổ làm các động tác quay cổ đột ngột, động
mạch đốt sống có thể bị kẹt cũng gây thiếu máu tạm thời cho não [21].
-Vữa xơ động mạch thường tiến triển thầm lặng trong thời gian dài
không có triệu chứng, mảng xơ vữa làm động mạch mất dần tính đàn hồi,
hẹp lòng mạch dẫn đến giảm lưu thông máu gây thiếu máu mạn tính [33],
[34].Thường hẹp hoặc tắc ở gốc động mạch đốt sống [52]
-Dị dạng bẩm sinh hay u sùi làm hẹp lòng mạch cũng dẫn tới
TNTHNMT.
-Các bệnh rối loạn tuần hoàn: huyểt áp thấp, thiếu máu, bệnh tim
mạch…[6].

1.2.2-. Triệu chứng lLâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não mạn
tính:
1.2.2.1 Triệu chứng lâm sàng chung của TNTHNMT
Triệu chứng lâm sàng của TNTHNMT rất phong phú, đa dạng, diễn biến
phức tạp, thường xuất hiện sớm, và hay thay đổi. Các triệu chứng này là cơ sở
hàng đầu căn cứ để chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não [21], [33], [21],
[3535].
- Chóng mặt: gặp trên 87%, bệnh nhân luôn có cảm giác bồng bềnh, có
khi thấy mọi vật quay xung quanh mình, nhất là khi thay đổi tư thế, xoay đầu,
có người chóng mặt, tối sẩm mặt mày, đứng không vững, Triệu chứng này
tăng nên khi thay đổi tư thế đột ngột, cơn chóng mặt càng kéo dài bao nhiêu,
càng xuất hiện dồn dập thì bệnh càng nặng.
- Đau đầu: Là triệu chứng hay gặp nhất đồng thời cũng là triệu chứng
xuất hiện sớm nhất, chiếm trên 91% các trường hợp. Đau đầu vùngchẩm và
lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, đau tăng khi căng
thẳngthần kinh hay vận động thể lực.
- Dị cảm: Là triệu chứng sớm, bệnh nhân có cảm giác tê bì, kiến bò, tê


6

mỏi chân tay. Một số người ù tai, có cảm nghe thấy tiếng ve kêu, tiếng xay lúa
trong tai.
- Rối loạn giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng làm bệnh
nhân khó chịu. Có thể mất ngủ hoàn toàn hoặc rối loạn giấc ngủ.
- Rối loạn chú ý: cũng thường gặp từ giai đoạn đầu của bệnh, giảm khả
năng làm việc, rất khó chuyển sự chú ý từ việc này sang việc khác, về sau
nặng hơn có thể dẫn đến sa sút trí tuệ.
- Rối loạn về trí nhớ: Là biểu hiện sớm nhất và phổ biến nhất,có đặc
điểmlà giảm trí nhớ gần. Giảm sút khả năng tư duy vàtrítuệ, biếu hiện kém

minh mẫn và sáng tạo.
Ngoài ra còn rối loạn về tri giác, rối loạn về cảm xúc, thay đổi về nhân
cách và tính tình.
Các triệu chứng thực thể khi thăm khám không có gì đặc hiệu. Đôi khi
gặp bệnh nhân có dấu hiệu run tay, tăng phản xạ gân gối không đối xứng, rối
loạn ngôn ngữ có thể có rối loạn điều phối động tác, rối loạn thăng bằng
[3333].
1.2.2.21.2.2. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa cột sống cổ:
Trong thoái hóa cột sống cổ, những gai xương, mỏ xương, đè ép chèn
đẩy động mạch đốt sống tại lỗ ngang đốt sống gây nên thiểu năng tuần hoàn
hệ động mạch đốt sống- nền. Vị trí, kích thước động mạch đốt sống thường bị
chít hẹp trên đường đi của động mạch đốt sống. Khi thoái hoá cột sống cổ làm
các động tác quay cổ đột ngột, động mạch đốt sống có thể bị kẹt cũng gây
thiếu máu tạm thời cho não [2121].
- Triệu chứng lâm sàng TNTHNMT hệ động mạch đốt sống - thân nền
Hội chứng đốt sống thân nền:
-Các triệu chứng lâm sàng rất phong phú, đa dạng nhưng thất
thường. Khi thì đầy đủ làm cho chẩn đoán được dễ dàng – khi thì nghèo


7

nàn và thoáng qua làm chogây khó xác định lúc đầubệnh lý và thường
phải dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng , gồm:
- Nhức đầu: do rối loạn vận mạch hoặc thiếu máu ở một vùng do
động mạch màng não sau nuôi dưỡng. Đau ở vùng gáy hay gáy - chẩm .
- Chóng mặt và rối loạn thăng bằng.
- Rối loạn thị giác và vận nhãn.: Thị lực nói chung giảm,bệnh nhân
nhìn không rõ như trước, có khi mù tạm thời. Thông thường là cảm giác
mờ ở hai mắt như khói, có sương mù trong vài ngày,vài phút. It Ít khi gặp

triệu chứng hẹp nhãn trường. Các rốồi loạn vận nhãn rất phổ biến và có
tính chất đặc hiệu nếu đó là nhìn đôi (song thị).
- Rối loạn vận động.
- Rối loạn giấc ngủ và tri giác.
- Rối loạn thính giác, có thể đơn độc hoặc phối hợp với rối loạn tiền
đình, Rối loạn tiền đình thường hay gặp và là triệu chứng quan trọng, cơn
“sụp quỵ” (drop attacks) có giá trị lớn trong tốn thương hệ sống - nền do thoái
hoá cột sống cổ [3333].
- Rối loạn tiểu não kiểu vận động hay lập ý, rối loạn vận ngôn kiểu
tiểu não kèm theo liệt nhẹ, dị cảm quanh môi.
Các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền thường xuất hiện
khi gắng sức, thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi [2121].
1.2.3. Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
- Chẩn đoánTNTHNMT cần có sự phối hợp nhiều phương pháp cận lâm
sàng, để đánh giá đúng, khách quan và chẩn đoán chính xác vì chẩn đoán
mang tính quyết định, chẩn đoán đúng mới có hướng điều trị đúng, cho kết
quả điều trị cao. Trong chẩn đoán TNTHNMT các triệu chứng lâm sàng rất
quan trọng định hướng cho ta cần sử dụng phương pháp cận lâm sàng nào để
xác định chẩn đoán [3333].
* Dựa vào Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thiểu năng tuần hoàn não


8

mạn tính của Khadjev (1979).
Khadjev và cộng sự (1979) đã khám và điều tra cho trên 25000 người
bệnh có triệu chứng của bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não (1979), từ đó đưa ra
bảng tiêu chuẩn chẩn đoán TNTHNMT. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng
TNTHNMT của Khadjev gồm 20 tiêu chuẩn chính và mức điểm để đánh giá
từng tiêu chuẩn theo mức độ có, không. Nhiều nhà y học lâm sàng nghiên cứu

áp dụng đã khẳng định vị trí hàng đầu của các triệu chứng lâm sàng có giá trị
trong chẩn đoán TNTHNMT.
Nhưng phương pháp khám này bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của
người bệnh, có khi cả của thầy thuốc. Do đó các phương pháp cận lâm sàng
rất quan trọng trong chẩn đoán xác định TNTHNMT [3434], [3535].
* Các phương pháp cận lâm sàng:
+ X-quang: cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải trái để
đánh giá tình trạng thoái hóa đốt sống cổ: mất đường cong sinh lý, hẹp khe
gian đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
+ Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cho biết chính xác vị trí và hình dạng
của các biến đổi bệnh lý do quá trình thoái hóa cột sống cổ gây ra [1515],
[3636].
- Các phương pháp đánh giá tình trạng vữa xơ động mạch [3535].
+ chụp Chụp động mạch não.
+ Xét nghiệm sinh hóa máu.
+ xét Xét nghiệm huyết học
- Các phương pháp đánh giá dòng máu chảy đến não .
+ Siêu âm doppler.
+ Chụp gamma mạch não.
+ Đo lưu lượng máu não bằng phóng xạ.
+ Lưu huyết não (REG):
Lưu huyết não đồ là đường ghi sự biến thiên điện trở của não, khi có một
dòng điện xoay chiều, cường độ yếu, tần số cao (40-150kHz ) chạy qua [38].


9

Lưu huyết não đồ cho phép đánh giá một cách khách quan tình trạng của
thành động mạch, trương lực mạch ở não, thể tích tưới máu và gián tiếp đánh
giá mức độ tổn thương vữa xơ động mạch não [7], [18].

Phương pháp ghi lưu huyết não để nghiên cứu hệ thống mạch máu não được
K.Polzer và F.Schuhfried sử dụng đầu tiên vào năm 1950Iarullin Kh (1953,
1966) E.A. Bagrij (1965)...đã nghiên cứu sâu hơn, chỉ ra khả năng to lớn
của phương pháp này trong chẩn đoán các bệnh mạch máu não.
EJenkner (1959) đã khẳng định đường ghi LHN phản ánh tình trạng máu
trong hộp sọ và đạo trình Trán - Chũm phản ánh tình trạng tuần hoàn máu não
của hệ thống động mạch cảnh trong phía bán cầu tương ứng. larullinKh
(1953, 1966)Dunaveva E.M và Sivukha T.A (1955) đã sử dụng đạotrình
Chũm - Chẩm để nghiên cứu tuần hoàn hệ động mạch đốt sống - thân nền.
Nhiều tác giả khác như M.A Tavchunovskạịa, R.A Kyz (1965), Dương Văn
Hạng (1993) cũng đã công bố công trình nghiên cứu biến đổi đường ghi LHN
trong bệnh thoái hoá cột sống cổ [22].
Phương pháp ghi LHN được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, có thểghitrong
thời gian dài theo yêu cầu nghiên cứu, có thể ghi nhiều lần để theo dõi sự tiến
triển của bệnh, hoặc tác dụng điều trị [7].
*Cách ghi lưu huyết não:
- Đạo trình M-0 (chũm- chẩm) để đánh giá tuần hoàn não hệ động mạch
sống - nền.
-Thời gian đỉnh (thời gian nhánh lên alpha): được tính từ chân sóng đến đỉnh
cực đại của sóng, tính bằng mili giây (ms).
Chỉ số này phản ánh trương lực, tốc độ dẫn truyền của mạch (làm đầy máu tối
đa - độ kéo dài của động mạch).
- Chỉ số đàn hồi hay còn gọi là chỉ số mạch [Tỷ lệ α/T (%)]: là tỷ lệ phần trăm
giữa thời gian nhánh lên so với toàn bộ thời gian một chu kỳ sóng lưu huyết


10

não đồ (T).
Chỉ số này phản ánh trương lực mạch máu não - độ đàn hồi của thành mạch.

- Lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu: thể tích máu qua bán cầu não trong một
phút (V ml máu/phút/bán cầu).
- Chỉ số lưu huyết A/C: là tỷ số giữa độ cao biên độ cực đại của sóng (A) và
độ cao biên độ chuẩn (C).
*Tiêu chuẩn đánh giá về lưu huyết não ở người trưởng thành (theo Vũ
Đăng Nguyên (1994) và Đào Phong Tần (1991).
Thời gian α bình thường < 0.20 giây.
Chỉ số mạch (α/T%) bình thường < 20%.
Chỉ số lưu huyết (A/C, H/K) bình thường ở đạo trình F-M >1.5, ở đạo trình
M-O >1.3.
Lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não:
- 30-44 tuổi: 247 ml / phút /bán cầu.
- 45 -59 tuổi: 210 ml /phút /bán cầu.
- 60 -74 tuổi: 210 ml /phút /bán cầu.
- Các phương pháp đánh giá hiệu quả của việc tưới máu tại não[35]
+ ghi nhiệt độ ở mặt da.
+ Đo nhiệt độ phản ứng ở mặt da.
+ Nghiệm pháp tâm lý.
+Điện não đồ (EEG).


11

1.2.4. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính.
- Hiện nay trên thị trường Thuốc điều trị TNTHNMT có nhiều loại khác
nhau, công dụng và kết quả điều trị cũng khác nhau. Có thể chia thuốc này
thành bốn nhóm chính [3335].
Nhóm 1: Nhóm các chất tổng hợp hữu cơ
+ Tác dụng tiêu cơ.
+ Tác dụng kích thich thụ thể giao cảm beeta.

Nhóm 2: Nhóm các chất giống chất sinh học.
+ Các dẫn chất của acid niconic.
+ Các loại nicotinat.
Nhóm 3: Nhóm các chất có nguồn gốc thực vật.
+ Các flavonoit.
+ Các dẫn chất cumarin.
+ Các dẫn chất xanthin.
+ Các aicaloid.
+ Các chất lấy từ vincaminor.
Nhóm 4: Nhóm gồm các thuốc có nguồn gốc khác.
Suloctidin (sulocton) -– Ginkobilobe (tanakan) Vasobral -– Agyrax
-AtebralPenitardon [3535].
Các thuốc này tác động theo những cơ chế khác nhau để khắc phục tình
trạng và hậu quả của TNTHNMT. Thuốc có tác dụng giãn mạch, làm mở các
mạng nổi tuần hoàn bàng hệ, làm trao đổi chất qua hàng rào máu não dễ dàng
hơn, giúp cho tổ chức não nhận được nhiều oxy hơn, cũng như giúp não chịu
được tình trạng thiếu oxy tốt hơn.
- Điều trị ngoại khoa chỉ đề cập đến khi bệnh nhân có tai biến mạch máu
não tạm thời hay thực thụ [3333],[1]. Thường dùng cho bệnh nhân tuổi chưa
cao lắm, có biểu hiện tai biến mạch máu não tạm thời, nguyên nhân do vữa xơ
động mạch cảnh trong hoặc động mạch đốt sống thân nền.


12

- Điều trị TNTHNMT do thoái hóa cột sống cổ phải kết hợp điều trị
bệnh lý cột sống cổ với các thuốc tác động lên mạch máu não thông qua các
cơ chế như giãn mạch, giảm độ nhớt của máu, tăng cường phân áp oxy,
glucozen, chống gốc oxy hóa.
Ngoài phương pháp điều trị TNTHNMT bằng thuốc, còn có rất nhiều

phương pháp điều trị không dùng thuốc, vừa mang tínhcó tác dụng điều trị
vừa mang tínhcó tác dụng dự phòng, an toàn và có hiệu quả như: chế độ ăn
uống, chế độ lao động, sinh hoạt... được nhiều nhà y học quan tâm nghiên cứu
và đánh giá cao [2626].
- Các biện pháp không dùng thuốc: châm, cứu kết hợp với khí công
dưỡng sinh, bấm huyệt, xoa bóp…
- Các phương pháp đặc biệt: kéo giãn cột sống cổ, đeo đai cổ.
- Điều trị phẫu thuật khi các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng hoặc điều
trị bảo tồn không hiệu quả.
1.3.1.4.1.2.5. Dự phòng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính:
cần Cần tránh các nguyên nhân làm bệnh trầm trọng thêm. Tránh mang
vác, không vận động cổ quá mức, không lắc vặn cột sống cổ. Cần có chế độ
nghỉ ngơi thích hợp để thư giãn cột sống cổ, Khi có biểu hiện bệnh lý, phải đến
khám và điều trị sớm ở các cơ sở chuyên khoa [3636].
1.63. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền không có bệnh danh “thiểu Thiểu năng tuần hoàn não
mạn tính” nhưng các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường được mô tả trong
các chứng đầu thống (đau đầu), huyễn vựng (chóng mặt), thất miên (mất
ngủ)... trong các Y văn cổ [5560], [5661].
1.36.1. Nguyên nhân
- Theo YHCT có hai nguyên nhân thường gặp là :
+ Tỳ hư không vận hóa được thức ăn để tạo thành khí huyết tân dịch
mà tạo thành đàm thấp, khiến cho thanh dương không thăng, trọc âm không


13

giáng… dẫn đến huyễn vựng, đầu thống [55].
+ Người cao tuổi thận tinh không đầy đủ, không thể xung nên não, dẫn
đến tinh thần mệt mỏi hay quên, chóng mặt, ở người cao tuổi chức năng của các

tạng phủ suy giảm, làm cho nguồn gốc tạo thành khí huyết kém do đó não mất đi
cơ sở nuôi dưỡng dẫn tới chứng đầu thống, huyễn vựng, thất miên…[55].
- Các chứng “ đầu thống ”, “huyễn vựng”, “thất miên” có liên quan chặt
chẽ đến các tạng can, tỳ, thận. Rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm công
năng hoạt động của các tạng này, như: Lo nghĩ quá độ, tinh thần căng
thẳng kéo dài làm can âm, can huyết hư, can dương cang thịnh, hoặc như
ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, làm cho tỳ vị bị tổn
thương, hoặc do mắc bệnh lâu ngày làm khí huyết cơ thể bị giảm sút,
thận tinh hư tổn...[5555].
1.36.2. Cơ chế bệnh sinh
Quan nịêm của yY học cổ tuyền cho rằng : đầu là nơi dương khí hội tụ
khí thanh dương của lục phủ, tinh hoa của huyết ở ngũ tạng đều tụ hội ở đó do
vậy khi chức năng của tạng phủ suy giảm như tuổi cao, chế độ ăn uống không
hợp lý, lao động quá sức… làm cho khí huyết hư không đưa được dương khí
thăng thanh hội tụ ở não bộ mà sinh ra chứng đầu thống huyễn vững và thất
miên [55]. TCũng theo lý luận YHCT thì não là bể của tuỷ, là cơ quan quan
trọng của cơ thể, Não tuỷ có công dụng là chủ việc thông sáng tai mắt, sự linh
hoạt của chân tay mình mẩy, và mọi hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy. Khí
huyết của cơ thể bị thiếu hoặc bị hư tổn làm cho sự vận hành huyết dịch trở
ngại, ngưng trệ. Mà thận tàng tinh sinh tủy sinh huyết, tỳ chủ nguồn hóa sinh
tinh hậu thiên bổ xung cho tinh tiên thiên, còn tâm chủ về huyết mạch, nên
Tthận, tỳ hư thì não tuỷ kém nuôi dưỡng, công năng của tạng tâm bị giảm
sút thì huyết mạch không lưu thông, sẽ xuâất hiện các chứng đau đầu, chóng


14

mặt, mất ngủ, hồi hộp, buồn bực, hay quên, mộng mị...[88], [2828],
[5656].
Hải Thượng Lãn ' Ông cũng đã vigiải thíchếtvề cơ chế bệnh sinh các

chứng bệnh này như sau: “Âm huyết của hậu thiên hư thì hoả động lên, chân
thuỷ của tiên thiên suy thì hoả bốc lên mà gây chứng huyễn vựng”. Theo ông,
phần lớn đau đầu thuộc chứng hư nhẹ thì dương hư, huyết hư, nặng hơn là
hoả suy, thuỷ kiệt nên trong điều trị, nhẹ thì bổ khí huyết, nặng thì bổ thuỷ
hoả [5656].
Theo lý luận YHCT thì não là bể của tuỷ, là cơ quan quan trọng của cơ
thể, Não tuỷ có công dụng là chủ việc thông sáng tai mắt, sự linh hoạt của
chân tay mình mẩy, và mọi hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy.Khí huyết của
cơ thể bị thiếu hoặc bị hư tổn làm cho sự vận hành huyết dịchtrở ngại, ngưng
trệ.Mà thận tàng tinh sinh tủy sinh huyết, tỳ chủ nguồn hóa sinh tinh hậu thiên
bổ xung cho tinh tiên thiên, còn tâm chủ về huyết mạch, nênThận, tỳ hư thì
não tuỷ kém nuôi dưỡng, công năng của tạng tâm bị giảm sútthì huyết mạch
không lưu thông, sẽ xuât hiện các chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hồi
hộp, buồn bực, hay quên, mộng mị...[8],[28], [56].
1.36.3. Các thể lâm sàng và điều trị:
Trên lâm sàng thường gặp một số thể bệnh sau :
-Tỳ hư đàm thấp: Đầu luôn căng đau, choáng váng, tối sầm hoặc đầu
nặng mày nhức, người mệt mỏi nặng nề buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, chất
lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm hoạt hoặc nhu hoạt [55].
- Điều trị: Cần bổ sung những vấn đề này
+ Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang
+ Châm cứu: Châm các huyệt Thái xung, Túc lâm khấp, Túc tam lý,


×