Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

ĐẶC điểm đầu mặt TRÊN PHIM sọ NGHIÊNG từ XA kỹ THUẬT số ở NGƯỜI từ 18 đến 25 TUỔI tại BÌNH DƯƠNG năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 67 trang )

ĐẶC ĐIỂM ĐẦU MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ
XA KỸ THUẬT SỐ Ở NGƯỜI TỪ 18 ĐẾN 25 TUỔI
TẠI BÌNH DƯƠNG NĂM 2017

Học viên:
Nguyễn Vũ Trung
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trương Mạnh Dũng
2. TS. Vũ Mạnh Tuấn

1


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

2

TỔNG QUAN

3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PPNC

4

DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

5


DỰ KIẾN KẾT LUẬN

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Xã hội ngày nay liên tục phát triển, đời sống hiện đại
ngày càng được nâng cao, vì thế một vẻ đẹp hoàn thiện
đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của con người.
 Các giá trị nhân trắc học sọ - mặt có thể được thu thập
bằng nhiều cách và ở các lứa tuổi
 Nhân trắc học lứa tuổi từ 18 đến 25 khá quan trọng cho
so sánh với các giá trị ở các độ tuổi khác sẽ cho phép
nhận ra được các quy luật tăng trưởng.


ĐẶT VẤN ĐỀ

 Phim sọ mặt nhờ có phân giải tốt hơn, có phần mềm đo
đạc, tính toán chính xác, cho phép lưu giữ và xử lý số
liệu thuận tiện
 Phân tích qua phim XQ từ xa kỹ thuật số được đánh giá
là phương pháp hữu hiệu và đáng tin cậy trong chẩn
đoán, lập kế hoạch điều trị và can thiệp răng hàm mặt


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Ở Việt Nam vẫn chưa có các số đo, chỉ số đầu mặt trung
bình đáng tin cậy, cỡ mẫu còn nhỏ nên số liệu chưa coi
là có tính đại diện

 Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn nhóm tiến hành
nghiên cứu quy mô lớn, nằm trong đề tài cấp nhà nước,
để có thể đưa ra được một bộ số liệu chính xác, hoàn
thiện và mang tính đặc trưng cao cho người Việt Nam


MỤC TIÊU
Đặc điểm đầu mặt trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ
thuật số ở người từ 18 đến 25 tuổi tại Bình Dương
năm 2017

1. Mô tả một số đặc
điểm đầu mặt trên
phim sọ nghiêng ở lứa
tuổi 18 đến 25 tại Bình
Dương năm 2017.

2. Phân tích mối
tương quan một số
đặc điểm mô cứng và
mô mềm trên phim sọ
mặt của nhóm đối
tượng này


TỔNG QUAN
 Sơ lược lịch sử nhân trắc học
 Thời kỳ Phục hưng, Leonardo Da Vinci tập trung nghiên
cứu những tỷ lệ cơ thể và khuôn mặt ứng dụng những tiêu
chuẩn đó vào những tác phẩm nghệ hội họa và điêu khắc

 Thế kỷ XX là thời kì của những tỉ lệ và phép đo khách
quan, nhưng phương pháp nghiên cứu vẫn chỉ là đo trực
tiếp bằng các loại thước


TỔNG QUAN
 Sơ lược lịch sử nhân trắc học

 Nhân trắc học con người Việt Nam được nghiên cứu lần
đầu tiên vào năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em
 Nghiên cứu tổng thể mới nhất về các chỉ số sinh học người
Việt Nam thập kỷ 90 do GS.TSKH Lê Nam Trà cùng với các
cộng sự


TỔNG QUAN
 Lịch sử sử dụng phim sọ mặt trong nghiên cứu nhân trắc
 Năm 1931, Broadbent (Mỹ) và Hofrath (Đức) giới thiệu về
phim sọ nghiêng nghiên cứu các hướng phát triển của phức
hợp sọ mặt thì phim sọ mặt từ xa mới chính thức là phương
tiện gián tiếp nghiên cứu nhân trắc sọ mặt
 Một số phân tích được thực hiện với mục đích đưa ra các
chuẩn đồng thời được sử dụng để xác định phương án điều
trị trong chỉnh nha như các phân tích của Tweed (1954),
Steiner (1960) và Ricketts (1961)


TỔNG QUAN
 Lịch sử sử dụng phim sọ mặt trong nghiên cứu nhân trắc
 Phân tích phim sọ mặt cho phép chúng ta xác định được

dạng mặt
 Nghiên cứu về tương quan xương cũng cho phép chúng ta
định hướng được điều trị
 Ưu điểm vượt trội của đo trên phim sọ mặt là đánh giá
được mô xương bên dưới và mối tương quan giữa mô
cứng và mô mềm


TỔNG QUAN

Phim chụp sọ nghiêng


TỔNG QUAN

Các điểm mốc giải phẫu trên phim sọ mặt nghiêng từ xa


TỔNG QUAN
* Nghiên cứu nhân trắc học đầu mặt trên phim X quang từ xa
- Trên Thế giới
Năm

Tác giả

MP
tham chiếu

Mẫu


1946

Tweed CH

FH

95 người lớn bình
thường

1947

A.Bjork

S-N

301 trẻ em nam
12
tuổi,
281
người lớn là nam

1947-1952

Wylie. WFH

FH

Tuổi
11,5


1948-1956

WB.Downs

F

20 khớp cắn lí
tưởng, tuổi 12-17

SN, FH

24 trẻ 7-11 tuổi,
52
người18-36
tuổi

SN

50 khớp cắn bình
thường
(phim
nghiêng)

1952

Riedel

1953

CC. Steiner


1955-1959

V. Sassouni

Chủng tộc

Scandinavian

trung bình

100, tuổi 7-15

Caucasian

Caucasian


TỔNG QUAN
- Trên Thế giới
Năm

Tác giả

MP
tham chiếu

1958

Schwarz AM


FH

1972

Ja
abak

SN

1979

Burstone,
Coworker

1980

Legan, Burstone

1983

Di Paolo

SN

N
SN

Mẫu


Chủng tộc

30: 14 nam và 16
nữ, tuổi trung
bình 5-20

Caucasian

40, tuổi trung bình
20-30

Caucasian

245, tuổi
bình 12,6

trung
Northern
European
ancestry

1983

Holdaway

FH

1984

MC Nahara


FH

111, tuổi 26-30

Caucasian

1984

Coben

SN

47: 25 nam, 22
nữ, tuổi: 8 và 16.

Caucasian


TỔNG QUAN
* Việt Nam:
 Trần Thúy Nga (2000): Thực hiện nghiên cứu dọc trên
phim sọ nghiêng ở trẻ từ 3-5 tuổi
 Lê Võ Yến Nhi (2009): Đánh giá thay đổi cấu trúc sọ- mặt
trên phim sọ nghiêng theo phân tích Ricketts từ 10-14 tuổi
 Đống Khắc Thẩm (2010): Nghiên cứu dọc trên phim sọ
nghiêng từ 3-13 tuổi về mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ
mặt trong quá trình tăng trưởng



TỔNG QUAN
* Việt Nam:
 Võ Trương Như Ngọc (2010): Nghiên cứu Đặc điểm kết
cấu sọ mặt và đưa ra tiêu chuẩn khuôn mặt hài hòa từ 18-25
tuổi
 Nguyễn Thu Phương và Cs (2013): đã đưa ra một số
nhận xét về một số đặc điểm hình thái mô mềm khuôn mặt
trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm sinh viên có khớp cắn
Angle I
 Trần Tuấn Anh (2017): Nghiên cứu một số đặc điểm hình
thái, chỉ số đầu-mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18 - 25
có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa


TỔNG QUAN
* Đặc điểm kinh tế dân số diện tích Bình Dương
 Thành phố Bình Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam
 Diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83%
diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ)
 Dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng
10/2014)
 Trên địa bàn Bình Dương có 15 dân tộc nhưng đông nhất là
người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu được thực hiện trên người Kinh sống
tại tỉnh Bình Dương có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi
Tiêu chuẩn lựa chọn


Tiêu chuẩn loại trừ.

+ Tuổi: từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
+ Có bố mẹ, ông bà là người Việt Nam.
+ Có đủ 28 răng vĩnh viễn (không kể
răng hàm lớn thứ ba).
+ Đối tượng hợp tác tham gia nghiên
cứu.
+ Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các
phẫu thuật tạo hình khác.
+ Không có dị dạng hàm mặt, không có
tiền sử chấn thương hay phẫu thuật
vùng hàm mặt.
+ Đối tượng không có các dấu hiệu rối
loạn thần kinh.

+ Mất răng hàm lớn thứ nhất, răng hàm
lớn thứ hai (một bên hoặc hai bên).
+ Có phục hình, hoặc tổn thương tổ
chức cứng làm thay đổi chiều gần xa
của răng.
+ Bị dị dạng hàm mặt.
+ Đã điều trị nắn chỉnh răng, hoặc
phẫu thuật vùng hàm mặt.
+ Không hợp tác nghiên cứu.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU


Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành vào khoảng thời gian từ
tháng 11/2017 đến tháng 11/2018.

Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Bình Dương và
Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, trường đại học Y Hà
Nội.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
 Cỡ mẫu nghiên cứu
n=

(Zα + Zβ)2 σ2
δ2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
(1) Sai sót loại I (α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút ra
một kết luận dương tính giả.
(2) Sai sót loại II (β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,2
σ: độ lệch chuẩn. Chọn σ = 6,91o, dựa theo kết quả nghiên cứu của Trần
Tuấn Anh (2016) nghiên cứu góc giữa mặt phẳng Frankfort và trục răng
cửa dưới (FMIA) cho cả hai giới người trưởng thành 18-25 tuổi là 58,81 ±
6,91o
δ: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với σ). Do vậy, để đảm bảo kết quả
nghiên cứu có độ chính xác tối đa, lựa chọn sai số mong muốn là 1,4o
Thay vào công thức, có: n = (1,96 + 1,28)2 * 6,912/1,42 = 256 người.
Trên thực tế chúng tôi nghiên cứu trên 265 người.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
Cách chọn mẫu:
Tiến hành phân loại để lựa chọn các mẫu phim đủ tiêu chuẩn
đưa vào nghiên cứu, các phim sẽ được lưu lại để phân tích.

Tiêu chuẩn lựa chọn phim

 Độ tương phản, độ nét tốt, thấy rõ các điểm và chi tiết cần khảo sát.
 Thấy rõ được cả xương và phần mềm trên phim.
 Răng ở vị trí cắn khít trung tâm (lồng múi tối đa) và môi ở tư thế nghỉ
tự nhiên.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
 Phương tiện nghiên cứu

Bộ dụng cụ khám vô khuẩn

Máy XQ kỹ thuật số Orthophos XG


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
 Kỹ thuật chụp phim
 Máy X-quang kỹ thuật số Orthophos XG.
 Khoảng cách từ máy đến bệnh nhân là 1,5m.
 Phim để sát mặt bệnh nhân, chiếu tia thẳng góc với bệnh
nhân và phim
 Tia trung tâm đi xuyên qua lỗ tai.

Tư thế bệnh nhân
• Răng ở tư thế chạm múi tối đa.
• Môi ở tư thế nghỉ .
• Đầu được định hướng theo tư thế thăng bằng tự nhiên
• Tia trung tâm khu trú vào hố yên


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU

Sơ đồ mô phỏng kỹ thuật chụp phim sọ-mặt nghiêng từ xa


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
 Tiêu chuẩn đánh giá phim
Chất lượng phim chụp tốt (đánh giá về độ sáng, tối và độ
phân giải), thấy rõ được đầy đủ phần xương và phần mềm
sọ mặt.
Hai lỗ tai và đường cành ngang xương hàm dưới trùng
nhau.
Thấy rõ được các điểm chuẩn xương và phần mềm.
Phần mềm đo phim: đo đạc và tính kích thước các chỉ số
trên phim từ xa kỹ thuật số bằng phần mềm vncepha.


×