Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG TRẦM cảm ở BỆNH NHÂN sử DỤNG các CHẤT DẠNG AMPHETAMIN điều TRỊ nội TRÚ tại VIỆN sức KHỎE tâm THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.78 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HÒA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG CÁC CHẤT DẠNG
AMPHETAMIN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HÒA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG CÁC CHẤT DẠNG
AMPHETAMIN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN
Chuyên ngành: Tâm thần


Mã số: 60720147
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

HÀ NỘI – 2015


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATS:

Amphetamine type stimulants
(Các chất kích thích dạng Amphetamin)

CMT:

Chất ma túy

DSM- IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Diseases 4th
(Sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần)
HIV:

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

ICD-10:

International Classification of Diseases 10th
(Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10)


MAOI:

Monoamine Oxidase Inhibitors
(Chất ức chế enzym monoamine oxidase)

MA:

Methamphetamin

MDMA:

4 – Methylen dioxy methamphetamin

RLTT:

Rối loạn tâm thần

WHO:

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Đặc điểm rối loạn trầm cảm....................................................................3
1.1.1. Mô tả giai đoạn trầm cảm.................................................................3
1.1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm.............................................5

1.2. Tổng quan về ATS...................................................................................6
1.2.1. Lịch sử phát triển và sử dụng amphetamin, ATS..............................6
1.2.2. Một số khái niệm...............................................................................8
1.2.3. Khái niệm và phân loại về amphetamin và ATS.............................10
1.2.4. Dược động học................................................................................11
1.2.5. Dược lực học...................................................................................12
1.2.6. Tác dụng dược lý lâm sàng.............................................................12
1.3. Các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS..................................................14
1.3.1. Nhiễm độc cấp................................................................................15
1.3.2. Sử dụng gây hại...............................................................................15
1.3.3. Hội chứng nghiện ATS....................................................................16
1.3.4. Hội chứng cai ATS..........................................................................16
1.3.5. Rối loạn loạn thần...........................................................................18
1.3.6. Rối loạn cảm xúc.............................................................................18
1.4. Đặc điểm trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS.....................................19
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS................19
1.4.2. Các nghiên cứu về đặc điểm trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS. 20
1.4.3. Điều trị trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS..................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................23


2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.............................................................23
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân...............................................................23
2.4. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................23
2.5. Công cụ nghiên cứu..............................................................................24
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu.............................................................24
2.7. Các biến số nghiên cứu.........................................................................24
2.8. Các tiêu chuẩn trong nghiên cứu...........................................................26
2.8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán lạm dụng chất..............................................26

2.8.2. Hội chứng nghiện ATS...................................................................26
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nghiện theo ICD-10:............................26
2.8.3. Hội chứng cai ATS..........................................................................27
2.8.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn loạn thần.........................................27
2.8.5. Thang điểm Beck............................................................................28
2.9. Xử lý số liệu..........................................................................................28
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................28
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................29
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................29
3.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS......................31
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................34
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................35
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu...............................................29

Bảng 3.2

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu.......................................30

Bảng 3.3

Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu................................30


Bảng 3.4

Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu...........................30

Bảng 3.5

Phân bố theo khu vực sống của đối tượng nghiên cứu................31

Bảng 3.6

Thời gian sử dụng ATS................................................................31

Bảng 3.7

Hoàn cảnh vào viện....................................................................31

Bảng 3.8

Thời điểm xuất hiện triệu chứng trầm cảm.................................31

Bảng 3.9

Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng trầm cảm.............................32

Bảng 3.10 Đặc điểm triệu chứng trầm cảm..................................................32
Bảng 3.11 Mức độ trầm cảm theo thang đánh giá trầm cảm Beck khi vào
viện và khi ra viện.......................................................................33
Bảng 3.12 Đặc điểm thuốc điều trị trầm cảm...............................................33



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện ma túy đã và đang là vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia trên
thế giới, là hiểm họa toàn cầu. Ngoài những ma túy “truyền thống” như các
chất dạng thuốc phiện (thuốc phiện, morphin, heroin, codeine), người nghiện
ma túy đang dần chuyển sang sử dụng nhóm ma túy kích thần như
methamphetamin, ectasy… (được gọi chung là ma túy tổng hợp).
Việc sử dụng ATS ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh ở Việt Nam và
các nước trên thế giới. Ở Anh năm 2009,theo nghiên cứu của Kaplan và
Sadocks có 9% bệnh nhân nhập viện vì sử dụng ATS [1] . Ở Mỹ, việc sử dụng
crystal methamphetamin (hay “đá”) khoảng một thập kỷ trước đây có một
mức độ tương đối thấp (0,5%) và tăng đều với tỷ lệ gần đây (2013) là 1,5%
trong số các học sinh lớp 12. Sự phổ biến của MDMA đã tăng lên trong thập
kỷ qua và tỷ lệ hiện tại (2013) của MDMA tại Hoa Kỳ khoảng 5% học sinh
lớp 10 và 8% học sinh lớp 12 [2].
Ở Việt Nam, theo khảo sát của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội
tính đến cuối tháng 8 năm 2014 có gần 204.000 người nghiện ma túy có hồ sơ
quản lý, tăng 0,8% so với cuối năm 2013. Trong số người nghiện ma túy có
96% là nam, 50% ở độ tuổi 16 – 30. Từ năm 2012 đến nay tỷ lệ người nghiện
sử dụng heroin có xu hướng giảm dần, số người nghiện sử dụng ATS có xu
hướng tăng (năm 2012 là 10%, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 là 14,5%)
[3]. Sử dụng ATS thường xuyên, kéo dài thường gây tình trạng lệ thuộc và
những hậu quả nặng nề về cơ thể, tâm thần cho người sử dụng. Đặc biệt là các
rối loạn tâm thần và hành vi (như lạm dụng chất, hội chứng nghiện, hội chứng
cai, rối loạn loạn thần, rối loạn cảm xúc), làm suy sụp nghiêm trọng về sức
khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và an ninh quốc gia. Do đó


2


việc nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị các rối loạn tâm
thần do sử dụng ATS là rất cần thiết trong công tác phòng chống ma túy hiện
nay ở Việt Nam [4].
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về rối loạn loạn thần do sử dụng
ATS, nhưng chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh
nhân sử dụng ATS. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều
trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm tshần” với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất
dạng amphetamin.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


3

1.1. Đặc điểm rối loạn trầm cảm
1.1.1. Mô tả giai đoạn trầm cảm
1.1.1.1 Theo mô tả kinh điển
Hội chứng trầm cảm điển hình là trạng thái biểu hiện quá trình ức chế
toàn bộ hoạt động tâm thần, gồm có: cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế và
hoạt động bị ức chế [5] ,[6].
 Cảm xúc bị ức chế: khí sắc hạ thấp, buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú
cũ,nhìn xung quanh thấy ảm đạm, bi quan về tương lai. Bệnh nhân cảm thấy nỗi
buồn nhiều sắc thái. Nỗi buồn có thể kèm theo hiện tượng mất cảm giác tâm
thần. Đôi khi kèm theo các hiện tượng giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại.
 Tư duy bị ức chế: suy ngẫm chậm chạp, liên tưởng khó khăn. Tự
cho mình hèn kém, mất tin tưởng bản thân. Trường hợp nặng có hoang tưởng

bị tội hay tự buộc tội, dễ đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát.
 Hoạt động bị ức chế: bệnh nhân ít hoạt động, ít nói, ăn uống kém,
thường nằm hay ngồi lâu trong một tư thế, mặt mày đau khổ, trầm ngâm suy
nghĩ. Trường hợp nặng có thể có hiện tượng bất động. Bệnh nhân có thể có
cơn xung động trầm cảm (kích động, la hét, lăn lộn…)
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng tâm thần khác như:
sự chú ý trì trệ, tập trung vào nỗi đau khổ bên trong
Các rối loạn thực vật, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, táo bón, đi
lỏng), rối loạn tim mạch. Phụ nữ có thể mất kinh, rối loạn kinh nguyệt.
1.1.1.2 Theo mô tả của ICD-10
Giai đoạn trầm cảm được biểu hiện bởi các triệu chứng đặc trưng và
phổ biến sau [7]:
 Các triệu chứng đặc trưng:
1. Khí sắc trầm: là biểu hiện thường gặp nhất ở trạng thái trầm cảm.
Khí sắc hạ thấp, bệnh nhân biểu hiện sự đau khổ, chán nản, ảm đạm và bất


4

hạnh…
2. Mất mọi quan tâm và thích thú: là triệu chứng hầu như luôn luôn
xuất hiện. Các bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ
trong các hoạt động sở thích cũ, mất nhiệt tình, không còn cảm giác hài lòng
với mọi thứ.
3. Giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động: là
một triệu chứng đặc trưng. Biểu hiện phổ biến bằng mệt mỏi, yếu ớt, thiếu
sinh lực, bất lực. Các công việc hàng ngày trở nên khó khăn và phải cố gắng.
Không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí phải rời bỏ hoàn toàn công việc. Giảm
năng lượng dẫn đến giảm hoạt động, giảm hoặc mất dục năng.
 Những triệu chứng phổ biến khác là:

1. Giảm sút sự tập trung và chú ý.
2. Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
3. Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
4. Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan.
5. Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.
6. Rối loạn giấc ngủ.
7. Ăn ít ngon miệng.
 Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của rối loạn trầm cảm được mô tả là:
1. Mất quan tâm ham thích.
2. Không có phản ứng cảm xúc với sự kiện và hoạt động mà thường
ngày vẫn thích thú.
3. Thức giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường.
4. Trầm cảm nặng nề đi đôi với hoang tưởng, ảo giác mang tính chất
buộc tội, sám hối, miệt thị, chê bai.
5. Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động, nặng có thể sững sờ.
6. Không hoặc từ chối ăn uống.
7. Sút cân.


5

8. Mất dục năng rõ rệt, rối loạn kinh nguyệt.
 Thời gian tối thiểu của cả giai đoạn là 2 tuần.
1.1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm
Hiện nay, bệnh nguyên và bệnh sinh của rối loạn cảm xúc nói chung và
trầm cảm nói riêng vẫn còn chưa được sáng tỏ hoàn toàn. Chưa có giả thuyết
nào có thể giải thích đầy đủ và thỏa đáng bệnh sinh rối loạn cảm xúc [8],[9].
1.3.2.1 Giả thuyết về yếu tố di truyền
Các nghiên cứu gia đình cho thấy 50% số bệnh nhân rối lọan cảm xúc
có ít nhất một người cha hoặc mẹ bị rối loạn cảm xúc và thường là trầm cảm.

Nếu cả hai bố mẹ cùng mắc bệnh thì 50-70% con có thể bị rối loạn cảm xúc
[5] .
Nghiên cứu sinh đôi cũng cho thấy rối loạn trầm cảm ở người sinh đôi
cùng trứng (75%). Nhiều tác giả cho rằng có nhiều gen tham gia trong cơ chế
bệnh sinh của rối loạn cảm xúc [10].
1.1.2.2 Giả thuyết về các chất dẫn truyền thần kinh
Có rất nhiều các nghiên cứu mới đây cho thấy cơ chế bệnh sinh của rối
loạn cảm xúc có liên quan tới hệ thống chất dẫn truyền thần kinh trong hệ
thần kinh trung ương. Các chất này bao gồm các chất hệ serotonin và
cathecholamin (noradrenalin, adrenalin, dopamin). Việc tăng hay giảm các
amine sinh học có thể gây ra sự thay đổi về hành vi và cảm xúc. Các trạng
thái trầm cảm được nhiều tác giả cho là có liên quan tới sự suy giảm lượng
serotonin tại các synap thần kinh não. Các thuốc chống trầm cảm được xác
định là có hiệu quả nhờ điều chỉnh lại lượng các amin sinh học tại các thụ thể
ở vùng dưới đồi hoặc hệ viền của não [5],[9].
1.1.2.3. Giả thuyết về rối loạn thần kinh nội tiết
Một số tác giả đề cập bệnh sinh của rối loạn trầm cảm có liên quan đến
các rối loạn hoạt động nội tiết. Rối loạn trầm cảm hay gặp ở phụ nữ, các giai


6

đoạn trầm cảm thường xuất hiện liên quan với thời kỳ dậy thì, có thai, sau đẻ,
chu kỳ kinh nguyệt.
Một số tác giả khác đề cập đến sự thay đổi nội tiết do rối loạn trục
“dưới đồi - tuyến yên - thượng thận”. Sự tăng hoạt động ở trục này được nhận
thấy ở bệnh nhân trầm cảm tăng cortisol trong máu.
Rối loạn hoạt động của trục “dưới đồi - tuyến yên - tuyến giáp” cũng
được nhận thấy ở bệnh nhân trầm cảm. Khoảng 4% bệnh nhân rối loạn cảm
xúc giảm đáp ứng với TSH, TRH, trong dịch não tủy thấy tăng TRH [5],[10].

1.1.2.4 Các yếu tố về tâm lý - văn hóa - xã hội
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rối loạn trầm cảm có liên quan đến sự kiện gây
stress. Những yếu tố gây stress chủ yếu là sự mất mát, những biến cố bất lợi
liên quan đến điều kiện sống và hành vi của cá nhân và gia đình như: sự chia
ly, mất việc, sự xúc phạm nặng nề, bệnh cơ thể mãn tính…
Những người có đặc điểm nhân cách nhất định như lo âu, tránh né, dễ
phụ thuộc, cảm xúc không ổn định, ám ảnh, hay suy diễn… có nguy cơ cao dễ
bị trầm cảm. Tuy nhiên, bất cứ kiểu nhân cách nào cũng có khả năng bị trầm
cảm trong hoàn cảnh khó thích ứng [10].
1.2. Tổng quan về ATS
1.2.1. Lịch sử phát triển và sử dụng amphetamin, ATS
Amphetamin được tổng hợp vào năm 1887 bởi nhà hoá học người Đức
để sử dụng thay cho ephedrin.
Methamphetamin được nhà hoá học người Nhật Bản tổng hợp lần đầu
tiên vào năm 1917. Ephedrin và chất giống ephedrin “pseudo-ephedrin” là
thành phần chủ yếu trong methamphetamin.
Năm 1932, amphetamin được sử dụng dưới dạng dexamphetamin và
methylphenidate để điều trị bệnh xung huyết mũi và hen phế quản.


7

Đến năm 1937, amphetamin được sử dụng điều trị chứng ngủ rũ,
parkinson sau viêm não, trầm cảm…
Thực tế ATS ngày càng bị lạm dụng và trở thành chất ma tuý thực sự,
được sử dụng phổ biến ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển.
Nghiện ATS thấy ở mọi tầng lớp xã hội, phổ biến hơn ở nhóm "nghề nghiệp
áo trắng": sinh viên học thi, lái xe tải đường dài, vận động viên thể thao trong
thi đấu, các doanh nghiệp trước các công việc quan trọng...
Ở Mỹ, việc sử dụng crystal methamphetamin (hay “đá”) khoảng một

thập kỷ trước đây có một mức độ tương đối thấp (0,5%) và tăng đều với tỷ lệ
gần đây (2013) là 1,5% trong số các học sinh lớp 12. Sự phổ biến của MDMA
đã tăng lên trong thập kỷ qua và tỷ lệ hiện tại (2013) của MDMA tại Hoa Kỳ
khoảng 5% học sinh lớp 10 và 8% học sinh lớp 12, mặc dù nhận thức về tác
hại của chất này đã tăng lên trong thập kỷ vừa qua tới gần 50% học sinh lớp
12 sử dụng [2].
Trong năm 1994 – 1995, ở Thụy Sĩ số người nghiện amphetamin là 8%,
ở Đức là 2,8%, ở Tiệp Khắc là 1,6%, Australia 25% nam, 12% nữ tuổi từ 20 –
24 đã thử dùng amphetamin [11].
Trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa những năm 90 của thế kỷ trước,
xu hướng sử dụng ma túy ở Việt Nam bắt đầu tăng lên và quy mô bắt đầu thay
đổi. Trước giai đoạn này, tỷ lệ sử dụng ma túy còn thấp và chủ yếu là hút thuốc
phiện, cần sa và lạm dụng một số loại dược phẩm trong nước. Năm 1994, thuốc
phiện là loại ma túy được sử dụng nhiều nhất chiếm 86%, nhưng đến năm 2000,
80% là người dùng heroin. Thay đổi trong quy mô cũng diễn ra trong giai đoạn
này, trong đó tuổi trung bình của người sử dụng giảm xuống và nữ giới sử dụng
ma túy tăng lên nhanh chóng chuyển từ hút sang tiêm chích [12].
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, ATS bắt đầu xuất
hiện tại Việt Nam vào cuối những năm 90 của thế kỉ 20, vì thế đến năm 2009
thì ATS đã có ở khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam. ATS phổ biến gồm


8

methamphetamin dạng viên, estasy và đá, ATS này chủ yếu được sử dụng bởi
những thanh niên từ các gia đình có thu nhập từ trung bình trở lên [4].
Theo xu hướng trong khu vực, methamphetamin dạng viên là dạng được
sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam từ năm 2003 đến 2006. Methamphetamin
dạng tinh thể (đá) xuất hiện trên thị trường nội địa vào năm 2007. ATS tăng cả về
sự sẵn có và mức độ sử dụng, trở thành loại ma túy trái phép được sử dụng nhiều

thứ ba sau heroin và thuốc phiện [12].
1.2.2. Một số khái niệm
1.2.2.1 Chất tác động tâm thần
Các chất tác động lên tâm thần đã được sử dụng ở một số cộng đồng và
một số nhóm tôn giáo. Đối với nhiều người sử dụng amphetamin là sở thích
hay được xem như là truyền thống văn hóa.
Các chất tác động lên tâm thần gồm rất nhiều loại. Trong tâm thần học,
chúng ta quan tâm nhiều tới các chất có khả năng gây lạm dụng và gây nghiện.
Phân loại các chất tác động lên tâm thần cũng rất đa dạng, phân loại có ích nhất
về lâm sàng hay được đề cập là phân loại theo dược lý học. Theo dược lý học,
chia các chất chất tác động lên tâm thần thành các nhóm: các chất ức chế, các
chất hưng phấn hệ thần kinh trung ương và các chất gây ảo giác [13],[14].
1.2.2.2. Chất ma túy
Chất ma túy (CMT) là chất gây nghiện, đó là chất tự nhiên (nhựa thuốc
phiện, lá coca, hoa lá rễ cây cần sa), hoặc những chất bán tổng hợp như heroin
hay chất tổng hợp như ATS (amphetamin và các chế phẩm cùng loại), LSD 25...
Những chất này tác động đặc biệt vào hệ thần kinh trung ương và nếu sử dụng
lặp lại nhiều lần sẽ gây ra trạng thái lệ thuộc vào chất đã sử dụng. Các chất
này đều gây ra nhiều biến đổi tâm lý và cơ thể khác nhau, như trạng thái bàng
quan thờ ơ, đặc biệt trạng thái khoái cảm (rất dễ chịu, khó quên, khó từ bỏ)
[13],[14].


9

1.2.2.3 Sử dụng gây hại
Theo ICD-10, Có bằng chứng rõ ràng là việc sử dụng chất gây ra (hoặc
đóng góp phần nào vào) các tổn hại về tâm thần và cơ thể, bao gồm rối loạn
sự xét đoán hoặc rối loạn hành vi chức năng, có thể dẫn tới sự mất khả năng
hoặc có những hậu quả có hại đối với các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Phương thức sử dụng này kéo dài trong vòng ít nhất 1 tháng hoặc lặp đi lặp
lại trong khoảng thời gian 12 tháng [15].
1.2.2.4 Lạm dụng chất
Lạm dụng chất ma túy nhấn mạnh trên các hậu quả xã hội và giữa các
cá nhân như thất bại trong các nhiệm vụ, vai trò. Lạm dụng chất ma túy là
việc sử dụng phá vỡ các chuẩn mực xã hội đang thịnh hành. Các chuẩn mực
này thay đổi với từng nền văn hóa, giới tính và thế hệ.
Theo DSM- IV, một trường hợp được gọi là lạm dụng chất ma túy khi
trong vòng một năm qua thường có một trong các biểu hiện sau và không đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nghiện ma túy [16].
+ Sử dụng tái diễn dẫn đến lơ là không hoàn thành trách nhiệm trong
công tác, học tập, công việc gia đình như: nghỉ làm việc, làm việc kém hiệu
quả, thường xuyên nghỉ học, bị đuổi học liên quan đến việc sử dụng chất ma
túy, bỏ bê việc chăm sóc con cái ...
+ Thường sử dụng chất ma túy nhiều trong những tình huống có thể
gây nguy hiểm cho bản thân như sử dụng chất ma túy trong các hoạt động lái
xe, điều khiển máy ....
+ Thường có những vấn đề liên quan đến luật pháp, đến việc sử dụng
chất ma túy như bị bắt do hành vi bị rối loạn sau khi sử dụng chất ma túy.
+ Sử dụng chất ma túy thường xuyên nhiều lần gây ra hậu quả xấu
trong quan hệ với mọi người xung quanh như: vợ chồng cãi nhau, đánh nhau,
suy sụp kinh tế.


10

1.2.2.5 Trạng thái dung nạp
Do phản ứng thích nghi của cơ thể, tác dụng của chất ma túy sẽ giảm
bớt nếu dùng lặp lại. Muốn đạt được tác dụng của những lần trước phải tăng
liều và cứ thế, cơ thể dần dần dung nạp được một liều chất ma túy rất cao.

Liều này nếu dùng cho một người không nghiện thì không thể dung nạp được
và có thể gây tử vong [17].
1.2.2.6 Trạng thái lệ thuộc về cơ thể và tâm thần
- Trạng thái lệ thuộc về cơ thể: là sự đòi hỏi của cơ thể liên quan tới
việc đưa vào đều đặn một chất hóa học ngoại sinh cần thiết để duy trì sự cân
bằng của cơ thể. Sự phụ thuộc này được biểu hiện bằng hội chứng cai hay hội
chứng thiếu thuốc khi ngừng sử dụng hoặc giảm liều đáng kể.
- Trạng thái lệ thuộc về tâm thần: được đặc trưng bởi một xung động sử
dụng chất ma túy theo các chu kỳ hoặc liên tục với mục đích tìm kiếm khoái
cảm hoặc làm giảm căng thẳng.
1.2.3. Khái niệm và phân loại về amphetamin và ATS
Amphetamin là chất tổng hợp, được coi là chất giống giao cảm, chất
gây kích thích, chất hưng thần. Các chế phẩm của amphetamin chính hiện có
phổ biến là [1]:
 Dextroamphetamin (Dextrin)
 Methamphetamin
 Methylphenidat (Ritalin)
Chế phẩm cần lưu ý là ice – một dạng tinh chất của methamphetamin
mà người nghiện có thể dùng bằng đường uống, hút, hít hoặc tiêm tĩnh mạch.
Hiệu quả tâm thần của Ice được mô tả là rất nhanh, mạnh và kéo dài vài giờ.
Người ta cho rằng ice sẽ là ma túy được dùng phổ biến hơn cả trong vòng 5 –
10 năm tới đây.
ATS là những chất được tổng hợp có cấu trúc hóa học gần giống với
amphetamin. Tác dụng của chất này bao gồm cả tác động trên hệ dopaminergic


11

như amphetamin đồng thời chúng còn tác động trên cả hệ serotoninergic và
gây ra các ảo giác. Các chất này bao gồm:

 4 - Methylen dioxy Methamphetamin (MDMA): còn gọi là Adam,
hay chất gây cảm giác say đắm (Estasy).
 N – ethyl – 3 – 4 methylen dioxy amphetamin (NDEA) còn gọi là Eva.
 5 – Methoxy – 3 – 4 methylen dioxy amphetamin (MMDA)
 5 - Dimethoxy – 4 methylamphetamin (DOM)
Công thức hóa học amphetamin và ATS [18] ,[19]:

Amphetamin: C9H13N

Methamphetamin: C10H15N

Ectasy (MDMA): C11H15NO2
1.2.4. Dược động học
ATS thường được sử dụng qua đường hít, hút, uống hoặc tiêm (có tác
dụng tức thì), ngoài ra có thể được sử dụng qua đường đặt hậu môn, âm đạo.
ATS tan trong mỡ, hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa vào máu rồi phân bố
khắp cơ thể, qua hàng rào máu não và có tác dụng một giờ sau khi uống. Chất
được tích lũy trong mô mỡ, tập trung nhiều ở não, qua màng rau thai dễ dàng.
ATS được chuyển hóa chủ yếu ở gan, nhưng phần lớn thuốc được dùng
qua đường uống thì được đào thải nguyên chất qua nước tiểu, bằng phương
pháp miễn dịch huỳnh quang, xác định được ATS trong nước tiểu.


12

Thời gian bán hủy được rút ngắn đáng kể khi nước tiểu có tính axit
và phụ thuộc vào dạng thuốc, liều lượng, đường dùng và cách dùng. Thời
gian bán hủy của ATS là 8 - 10 giờ [20],[21].
1.2.5. Dược lực học
ATS gây ra cảm giác hưng phấn, giúp cải thiện sự tập trung, giảm thèm

ăn và giảm nhu cầu ngủ. Chất này có thể gây ra ảo tưởng, ảo giác, hoang
tưởng và các triệu chứng loạn thần khác rất khó phân biệt với các triệu chứng
dương tính của tâm thần phân liệt [11].
ATS giúp tự tin và dễ hòa đồng, giúp tăng cường khả năng tình dục,
những người sử dụng chất này cho biết có tăng tần xuất hoạt động tình dục và
thích quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hơn những người sử dụng heroin.
Phần lớn những người sử dụng ATS điều trị cho biết nhu cầu ngày càng
tăng lên để đạt được hiệu quả điều trị như trước. Sự dung nạp ATS tăng có thể
gây nên các ảnh hưởng về tim mạch.
Thử nghiệm trên động vật cho thấy: sử dụng amphetamin hoặc các ATS
kéo dài cũng gây nhu cầu tăng liều để đạt được hiệu quả như giai đoạn đầu.
Giả thuyết cho sự tăng dung nạp của thuốc là do sự kích thích các thụ thể
khác nhau trong hệ thần kinh trung ương. Trong các nghiên cứu, lúc đầu dùng
với liều thấp và sau vẫn dùng với liều thấp thì phải nhắc lại nhiều lần mới đạt
tác dụng mong muốn [18].
1.2.6. Tác dụng dược lý lâm sàng
Amphetamin làm tăng hoạt tính của hệ catecholamin (noradrenalin và
dopamin) ở các mạt đoạn thần kinh trước synap. Tác dụng này đặc biệt mạnh
ở các neuron hệ dopaminergic từ vùng mái bụng phóng chiếu đến hệ viền, vỏ
não. Sự hoạt hóa con đường dẫn truyền này được coi là cơ chế chủ yếu gây
nghiện amphetamin [11].
ATS làm tăng cả hoạt tính catecholamin và serotonin. Serotonin được
coi là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò chủ yếu gây ra ảo giác, gây ra
cảm giác phiêu diêu, huyền ảo, say đắm.


13

1.2.6.1. Cơ chế tác dụng:
Các cơ chế tác động:

 Tăng giải phóng các monoamin vào khe synap.
 Ức chế tái hấp thu các monoamin.
 Ức chế phá hủy monoamin bởi MAO.
1.2.6.2. Biểu hiện lâm sàng
Một người chưa từng dùng amphetamin bao giờ thì chỉ cần liều 5mg
cũng có thể gây ra cảm giác “phê”, khoái cảm, tăng khí sắc, thân thiện với
mọi người. Liều nhỏ hơn thường có tác dụng làm tăng cường sự chú ý, tăng
cường hiệu xuất công việc (trong nói, viết và một số nhiệm vụ khác). Thuốc
còn có thể làm giảm mệt mỏi, gây chán ăn, làm tăng ngưỡng kích thích đau,
tăng hoạt động tình dục, tăng năng lượng…
ATS còn có tác dụng làm cho người nghiện xuất hiện các ảo giác,
có thể gây rối loạn định hướng và các lệch lạc, méo mó về tri giác, cảm giác
say đắm, thấy những ánh hào quang rực rỡ… Do vậy còn được gọi là các chất
gây ảo giác và các chất ma túy thực sự.
1.1.6.3. Các tác dụng phụ:
- Với các amphetamin cổ điển:
+ Về mặt cơ thể: tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là các tác động trên
mạch não, tim mạch và đường ruột. Các tác động đặc biệt đe dọa tính mạng là
nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kịch phát, chảy máu não và viêm ruột hoại tử do
thiếu máu. Các triệu chứng thần kinh bao gồm từ co quắp chân tay… đến co giật
toàn thân, hôn mê, tử vong (thường là do việc tăng liều amphetamin quá cao).
Tiêm chích amphetamin có thể liên quan đến lây truyền HIV và viêm
gan virus. Đây còn là cơ địa phát sinh áp xe phổi, viêm nội tâm mạc, viêm
mạch hoại tử… Các tác dụng khác bao gồm: đỏ mặt, tái nhợt, sốt, đau đầu,
tim đập nhanh, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, nghiến răng, thở nhanh, run,


14

thất điều. Phụ nữ có thai nghiện amphetamin có thể dẫn đến trẻ thiếu cân, đầu

thai nhi nhỏ, đẻ non, chậm phát triển.
+ Về mặt tâm thần: bồn chồn, bất an, loạn cảm, mất ngủ, tăng kích
thích, hằn học, thù địch, lú lẫn.
Với liều cao kéo dài: các triệu chứng của rối loạn lo âu lan toả, rối loạn
hoảng sợ, rối loạn giấc ngủ, giảm tình dục. Có thể xuất hiện hội chứng
paranoid với các ý tưởng liên hệ, hoang tưởng bị theo dõi, ảo giác (thị giác,
thính giác…) cũng thường xuất hiện trên lâm sàng.
- Với ATS:
Ngoài các tác dụng phụ giống hệt amphetamin, còn có các tác dụng phụ
khác như cứng hàm, nghiến răng, khô miệng, tăng sự cảnh tỉnh, thấy các đồ
vật có ánh hào quang rực rỡ, toát mồ hôi, mất ngủ, chóng mặt, tăng cảm giác
lạnh, những cơn bốc nóng… Muộn hơn là các triệu chứng ngủ gà ngủ gật, đau
cơ, mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu, khô miệng, lo âu, sợ hãi…
- Các triệu chứng loạn thần do amphetamin và ATS cần lưu ý để chẩn
đoán phân biệt với tâm thần phân liệt thể paranoid…
1.3. Các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS
Trong thực hành lâm sàng, chúng ta thường gặp các rối loạn về tâm
thần do sử dụng ATS như sau [16]:
- Nhiễm độc cấp
- Sử dụng gây hại (lạm dụng chất)
- Hội chứng nghiện
- Hội chứng cai
- Rối loạn loạn thần
- Rối loạn cảm xúc
- Rối loạn chức năng tình dục
- Rối loạn giấc ngủ


15
1.3.1. Nhiễm độc cấp

Nhiễm độc ATS có thể xảy ra bằng một liều đơn độc ở người không
dung nạp nhưng thường thấy hơn ở những người lạm dụng hoặc lệ thuộc. Các
triệu chứng nhiễm độc ATS hầu như thoái triển sau 24 giờ và thoái triển hoàn
toàn sau 48 giờ.
Chẩn đoán nhiễm độc ATS theo DSM IV [16]:
 Các triệu chứng này xuất hiện trong khi sử dụng hay một thời gian
ngắn sau khi sử dụng ATS.
 Có 2 hoặc nhiều các triệu chứng sau:
 Tăng hay giảm nhịp tim
 Kích động hay ức chế tâm thần vận động.
 Giãn đồng tử.
 Mệt mỏi, đau ngực, ức chế hô hấp.
 Tăng hoặc giảm huyết áp.
 Lú lẫn hay hôn mê.
 Toát mồ hôi hay rét run.
 Co giật, loạn trương lực cơ.
 Sút cân
 Buồn nôn hay nôn.
 Các triệu chứng này không phải là do một bệnh cơ thể nào khác gây
ra và không ghép được vào một rối loạn tâm thần nào khác.
1.3.2. Sử dụng gây hại (lạm dụng chất)
Tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng gây hại là tiêu chuẩn chẩn đoán lạm
dụng ma túy chung của ICD-10 và DSM-IV [15] ,[16]:
A. Có bằng chứng rõ ràng về việc sử dụng chất gây ra (hoặc đóng góp
phần nào vào) các tổn hại về tâm thần và cơ thể, bao gồm: rối loạn sự xét


16

đoán hoặc rối loạn hành vi chức năng, có thể dẫn tới sự mất khả năng hoặc

hậu quả có hại với mối quan hệ giữa các cá nhân.
B. Bản chất tồn tại được xác định rõ ràng.
C. Phương thức sử dụng kéo dài trong vòng ít nhất hoặc lặp đi lặp lại
trong khoảng thời gian 12 tháng.
D. Rối loạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn đối với bất kỳ rối loạn
hành vi hoặc rối loạn tâm thần khác liên quan tới loại ma túy và thời gian sử
dụng loại ma túy đó (ngoại trừ nhiễm độc cấp).
1.3.3. Hội chứng nghiện ATS
Là tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy chung theo tiêu chuẩn chẩn
đoán của ICD-10 và DMS-IV. Song đối với ATS người nghiện không có sự lệ
thuộc nghiêm trọng về mặt cơ thể, cho nên có thể có những giai đoạn vài ngày
hay vài tuần gián đoạn không cần sử dụng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nghiện theo ICD-10 [9] ,[15]:
1. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng chất ma túy.
2. Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng chất ma túy (về thời
gian, mức độ, cách sử dụng).
3. Có hội chứng cai khi ngừng uống hay giảm sử dụng.
4. Có bằng chứng về hiện tượng dung nạp chất ma túy đang sử dụng
5. Xao nhãng các thú vui, thích thú trước đây để dành thời gian tìm
kiếm hay sử dụng cũng như hồi phục sau tác động của chất ma túy.
6. Tiếp tục sử dụng mặc dù có các bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai
hại do sử dụng chất ma túy đó.
Chẩn đoán nghiện khi có ít nhất 3 trong 6 tiêu chuẩn nghiện chất đã mô tả
trên xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng. Nếu 3 tiêu chuẩn đó tồn tại ít hơn
1 tháng thì cần phải lặp đi lặp lại cùng nhau trong khoảng thời gian 12 tháng.
1.3.4. Hội chứng cai ATS


Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai theo ICD- 10 nghiên cứu [15]


A. Các tiêu chuẩn chung đối với trạng thái cai phải được đáp ứng:


17
 Phải có bằng chứng rõ ràng về việc mới ngừng hoặc giảm sử dụng
ATS, sau khi đã sử dụng chất đó lặp đi lặp lại, thường với liều cao và thời
gian kéo dài.
 Các triệu chứng và dấu hiệu tương ứng với các đặc điểm đã biết
của trạng thái cai ATS.
 Các triệu chứng và dấu hiệu không thể quy cho một bệnh nội khoa
không liên quan đến việc sử dụng ATS, và không thể quy cho một rối loạn
tâm thần hoặc một rối loạn hành vi khác.
B. Có rối loạn khí sắc (buồn hoặc mất khoái cảm).
C. Hai trong số các dấu hiệu sau phải có mặt:







Mệt mỏi.
Chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động.
Cảm giác thèm khát đối với một thuốc kích thích.
Tăng khẩu vị.
Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
Có các giấc mơ khó chịu hoặc kỳ quặc.

 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM- IV [16] :
A. Hội chứng xảy ra do ngừng hay giảm sử dụng ATS ở người nghiện (đã

dùng liều cao và kéo dài...).
B. Có rối loạn khí sắc và có 2 hoặc nhiều hơn các rối loạn sau đây (xuất
hiện sau khi ngừng sử dụng ATS một vài giờ hay một vài ngày).






Mệt mỏi
Có những giấc mơ đáng sợ.
Mất ngủ hay ngủ nhiều.
Tăng cảm giác ngon miệng.
Kích thích hoặc ức chế tâm thần vận động.

C. Các triệu chứng này thể hiện rõ rệt và gây rối loạn các hoạt động xã
hội, lao động.


18

D. Các triệu chứng này không phải do một bệnh lý cơ thể hay rối loạn
thần khác gây ra.
1.3.5. Rối loạn loạn thần
Nhiều ảo thị (sinh động, nhiều màu sắc, cấp diễn) và ảo thanh.
Ảo thanh gồm có loại ảo thanh như nghe tiếng chuông, tiếng còi, tiếng
máy nổ, tiếng súng... và ảo thanh điển hình: nghe tiếng nói, tiếng chuyện trò,
tiếng nói có thể to hay nhỏ hoặc bình thường. Nội dung của ảo thanh có thể là
chế nhạo, cảnh cáo, đe doạ, báo trước một điềm chẳng lành hay là phê bình,
chửi rủa.... Ảo thanh có thể xảy ra liên tục hoặc từng lúc. Ảo thanh ảnh hưởng

đến cảm xúc làm người bệnh lo lắng, buồn rầu, giận dữ, vui vẻ phấn khởi....
Tuỳ nội dung ảo thanh mà người bệnh có thể phản ứng bằng cách bịt tai,
khóc, cười, có hành vi chạy trốn, tự sát hay tấn công người khác [15] .
Ảo thị cũng thường gặp và thường kết hợp với ảo thanh. Nội dung ảo
thị rất đa dạng như thấy một ngọn lửa, thấy đom đóm, thấy khói, sương mù,
thấy hình ảnh cảnh vật mờ mờ hay rõ rệt. Ảo thị có thể sinh động, một đám
đông, một bầy sâu bọ, một đàn thú dữ.
Các hoang tưởng thường gặp là: hoang tưởng liên hệ, bị truy hại, đôi
khi có cả hoang tưởng bị kiểm tra.
Các hoang tưởng, ảo giác sinh động làm bệnh nhân tăng hoạt động
hoặc rối loạn hành vi theo ảo giác, hoang tưởng chi phối.
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn loạn thần [11] :
 Khởi phát của các triệu chứng loạn thần xảy ra trong khi sử dụng
hoặc trong vòng 2 tuần có sử dụng chất.
 Các triệu chứng phải tồn tại hơn 48 giờ.
 Các triệu chứng này kéo dài không quá 6 tháng.
1.3.6. Rối loạn cảm xúc
Khởi đầu của rối loạn cảm xúc có thể xảy ra trong quá trình nhiễm độc


19

hoặc hội chứng cai. Nói chung, nhiễm độc đi kèm với tính chất cảm xúc thất
thường, trong khi hội chứng cai thường gây ra trầm cảm. Các triệu chứng cảm
xúc thất thường hoặc hưng phấn nhẹ thường thấy trong dùng ATS. Trong
những tình huống này nên xem xét đến chẩn đoán rối loạn cảm xúc do ATS.
Tuy nhiên, thường thì khó phân biệt rối loạn cảm xúc do các chất này với rối
loạn cảm xúc nguyên phát đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm
trước khi sử dụng ATS. Việc sử dụng chất này có thể làm trầm trọng hơn
những rối loại trầm cảm nguyên phát [11],[22].

Khởi đầu của rối loạn lo âu do ATS có thể xảy ra trong nhiễm độc hoặc
sau cai. Giống như cocain, có thể gây ra các triệu chứng giống như thấy trong
rối loạn ám ảnh nghi thức với các hành vi nhắc lại, rập khuôn. Tuy nhiên,
những triệu chứng này không kéo dài sau giai đoạn ngộ độc. ATS cũng có thể
gây ra các cơn hoảng sợ ở những cá nhân chưa có tiền sử hoảng sợ [23].
1.4. Đặc điểm trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử
dụng ATS
Chẩn đoán trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS thường không đầy đủ
như chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm, mà đó là sự biểu hiện không đầy đủ
của các triệu chứng đặc trưng, triệu chứng phổ biến và các triệu chứng cơ thể
của trầm cảm. Vì vậy đánh giá trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng ATS chủ yếu
đánh giá các triệu chứng của trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm ở bệnh
nhân sử dụng ATS không đứng riêng lẻ mà thường đi kèm với các biểu hiện
rối loạn tâm thần khác do sử dụng ATS hoặc cũng có thể là hậu quả của các
rối loạn tâm thần do sử dụng ATS. Nên có nhiều trường hợp khi vào viện
được điều trị các rối loạn tâm thần ổn định, và kéo theo các triệu chứng trầm
cảm của bệnh nhân ổn định theo [22].
Các triệu chứng trầm cảm có thể xuất hiện khi bệnh nhân đang sử dụng
ATS (lạm dụng ATS hay nghiện ATS, rối loạn loạn thần) hoặc bệnh nhân
ngừng sử dụng ATS (trong hội chứng cai ATS).


×