Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH sâu RĂNG và mối LIÊN QUAN với NỒNG độ FLUOR TRONG nước ở HUYỆN a lưới – THỪA THIÊN HUẾ và HUYỆN KIM BẢNG – hà NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 67 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

Vế TH THU HIN

THựC TRạNG BệNH SÂU RĂNG Và MốI LIÊN QUAN
VớI NồNG Độ FLUOR TRONG NƯớC ở HUYệN A LƯớI
THừA THIÊN HUế
Và HUYệN KIM BảNG Hà NAM

CNG LUN VN THC S Y HC


HÀ NỘI – 2015


B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

Vế TH THU HIN

THựC TRạNG BệNH SÂU RĂNG Và MốI LIÊN QUAN
VớI NồNG Độ FLUOR TRONG NƯớC ở HUYệN A LƯớI
THừA THIÊN HUế
Và HUYệN KIM BảNG Hà NAM
Chuyờn ngnh : Rng Hm Mt


Mó s
: 60720601

CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS.Vừ Trng Nh Ngc

H NI 2015


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

N

: Số lượng

DMFT

: Sâu mất trám răng vĩnh viễn

DT


: Sâu răng

MT

: Mất răng

FT

: Răng đã hàn không sâu

WHO

: Tổ chức sức khỏe thế giới

SR

: Sâu răng

VK

: Vi khuẩn

RHM

: Răng Hàm Mặt

F

: Fluor


NC

: Nghiên cứu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. BỆNH SÂU RĂNG................................................................................3
1.1.1. Giải phẫu răng.....................................................................................3
1.1.2. Sinh bệnh học sâu răng........................................................................4
1.1.3. Dịch tễ học bệnh sâu răng....................................................................7
1.2. VAI TRÒ CỦA FLUOR TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG..10
1.2.1. Các nguồn cung cấp fluor cho cơ thể..................................................10
1.2.2. Cơ chế phòng bệnh sâu răng của fluor................................................13
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu tác động fluor trong nước đến sâu răng...........17
1.3. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN CỦA HUYỆN A LƯỚI..........................................................19
1.4. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN CỦA HUYỆN KIM BẢNG...................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................24
2.1.1. Tại huyện A Lưới..............................................................................24
2.1.2. Tại huyện Kim Bảng........................................................................24
2.1.3. Các nguồn nước ở huyện A Lưới và huyện Kim Bảng.........................24
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................................25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................25
2.3.1. Nghiên cứu tình trạng sâu răng......................................................25
2.3.2. Khảo sát nguồn nước......................................................................26
2.3.3. Các biến số và chỉ số......................................................................27

2.3.4. Các bước tiến hành thu thập thông tin............................................33
2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU....................................................37
2.6. HẠN CHẾ SAI SỐ...............................................................................37
2.7. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI.............................................37


Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................39
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................39
3.1.1. Phân bố đối tượng theo giới...........................................................39
3.1.2. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp..............................................39
3.1.3. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn ở huyện A Lưới.............39
3.1.4. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn ở huyện Kim Bảng........39
3.1.5. Phân bố đối tượng theo thu nhập ở huyện A Lưới..........................39
3.1.6. Phân bố đối tượng theo thu nhập ở huyện Kim Bảng....................39
3.1.7. Một số hành vi vệ sinh răng miệng của đối tượng nghiên cứu.......39
3.2. THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG Ở NGƯỜI TRUNG TUỔI TẠI
HUYỆN A LƯỚI VÀ HUYỆN KIM BẢNG......................................39
3.3. HÀM LƯỢNG FLOUR TẠI CÁC NGUỒN NƯỚC ĂN UỐNG CỦA
HUYỆN A LƯỚI VÀ HUYỆN KIM BẢNG......................................43
3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG FLUOR ĐẾN THỰC
TRẠNG MẮC BỆNH SÂU RĂNG....................................................46
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................48
4.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...............................48
4.2. Thực trạng bệnh sâu răng ở người lớn độ tuổi 35 - 44 có thời gian sống
7 năm đầu đời tại huyện A Lưới và huyện Kim Bảng.........................48
4.3. Hàm lượng fluor tại các nguồn nước ăn uống của huyện A Lưới và
huyện Kim Bảng.................................................................................48
4.4. Mối liên quan giữa hàm lượng fluor trong nước đến thực trạng mắc
bệnh sâu răng.......................................................................................48
4.5. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu..................................................48

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.


Sâu răng ở người Việt Nam trưởng thành...........................................9
Tác động của fluor đến sâu răng......................................................15
Kết quả giảm sâu răng so với các tác giả trong nước và nước ngoài..18
Bảng mã chỉ số DMFT....................................................................28
Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng theo ICDAS....................................29
Nhóm biến số và chỉ số...................................................................30
Tỷ lệ sâu răng ở người trung tuổi tại huyện A Lưới và huyện Kim Bảng 39
Tỉ lệ sâu răng theo giới....................................................................39
Tỉ lệ sâu răng theo trình độ học vấn ở huyện A Lưới........................40
Tỉ lệ sâu răng theo trình độ học vấn ở huyện Kim Bảng...................40
Tỉ lệ sâu răng theo thu nhập ở huyện A Lưới....................................40
Tỉ lệ sâu răng theo thu nhập ở huyện Kim Bảng...............................41
Tỉ lệ sâu răng theo nghề nghiệp ở A Lưới........................................41
Tỉ lệ sâu răng theo nghề nghiệp ở huyện Kim Bảng.........................42
Chỉ số SMTR và các thành phần.....................................................42
Chỉ số SMTR và các thành phần theo giới ở Huyện A Lưới.............42
Chỉ số SMTR và các thành phần theo giới ở huyện Kim Bảng.........43
So sánh tỷ lệ sâu răng của hai vùng nghiên cứu................................43
Số lượng mẫu nước lấy từ các nguồn nước của hai vùng nghiên cứu43
Nồng độ fluor trung bình trong các mẫu nước tại huyện A Lưới.......44
Nồng độ fluor trung bình trong các mẫu nước tại huyện Kim Bảng..45
Phân bố nồng độ fluor tại các vùng nghiên cứu................................46
Mối liên quan giữa tỷ lệ sâu răng và nồng độ F trong các mẫu nước tại
các xã nghiên cứu của huyện A Lưới...............................................46
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tỷ lệ sâu răng và nồng độ F trong các mẫu nước tại
các xã nghiên cứu của huyện Kim Bảng..........................................47
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tỷ lệ sâu răng và nồng độ F trung bình trong nước
tại các vùng nghiên cứu...................................................................47



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu các thành phần của răng.................................................4
Hình 1.2. Răng sâu hố rãnh.............................................................................4
Hình 1.3. Sơ đồ WHITE..................................................................................5
Hình 1.4. Sơ đồ Fejerkor.................................................................................6
Hình 1.5. Cơ chế bệnh sinh sâu răng..............................................................7
Hình 1.6. Bản đồ phân bố sâu răng thế giới....................................................7
Hình 1.7. Bản đồ huyện A Lưới....................................................................19
Hình 1.8. Phong cảnh Huyện A Lưới............................................................20
Hình 1.9. Bản đồ huyện Kim Bảng...............................................................22
Hình 1.10. Cảnh đẹp huyện Kim Bảng...........................................................23
Hình 2.1. Bộ khay khám...............................................................................34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới [1].
Theo kết quả điều tra dịch tễ học trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam,
khoảng 50% đến 90% dân số mắc bệnh sâu răng [2]. Từ những năm 70 của
thế kỷ trước, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp bệnh sâu răng vào hàng thứ
ba trong bảng xếp hạng bệnh tật vì mức độ phổ biến, thời gian mắc bệnh sớm
và chi phí cho khám, chữa bệnh rất lớn [3].
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm
2001 cho thấy: có 84,9% số trẻ em từ 6 đến 8 tuổi bị sâu răng sữa, 64,1% số
trẻ em từ 12 đến 14 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn, tỷ lệ sâu răng ở nhóm 35 – 44
tuổi là 88,9% [4]. Các tác giả đã đánh giá tiến triển bệnh sâu răng sau 10 năm
(từ 1989/1990 – 1999/2000): tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi trung niên tăng từ
72,7% lên 83,2% [4]. Bệnh sâu răng thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng cuộc sống. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, sức khỏe
răng miệng, sức khỏe toàn thân, bên cạnh đó chi phí cho việc điều trị cũng là
một gánh nặng lớn cho cá nhân và xã hội. Do vậy, công tác dự phòng bệnh
sâu răng cho cộng đồng là hết sức quan trọng.
Trong hơn ba thập kỷ qua, fluor đã được biết đến với vai trò là trung tâm
trong việc phòng chống sâu răng [5]. Fluor được cung cấp cho cơ thể từ nhiều
nguồn khác nhau (đất, nước, thực phẩm, kem đánh răng…) [6]. Tuy nhiên
nước là nguồn cung cấp fluor vào cơ thể nhiều nhất và đều đặn nhất, tiêu thụ
nước là con đường tiếp xúc chính của fluor [7]. Theo báo cáo của WHO
(2015) fluor có cả hai tác dụng, có lợi trong việc giảm tỷ lệ sâu răng và các
hiệu ứng tiêu cực gây nhiễm độc ở răng. Vì vậy định lượng nồng độ fluor
trong nước là phương pháp phổ biến nhất và cần thiết để biết rằng lượng fluor
hàng ngày là ở mức cần thiết [8].


2

Theo tác giả Arnold ở Mỹ, sau 6,5 năm sử dụng nước fluor hóa, tỷ lệ sâu
răng đã giảm xuống 50%. Nghiên cứu của Trần Ngọc Đỉnh và Cs cho thấy sau
5 năm có chương trình fluor hóa nước tỷ lệ sâu răng tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã giảm từ 84% xuống 78% và RSMT giảm 0,7% [9].
Nồng độ fluor trong mô răng thay đổi rất nhiều từ người này sang người
khác nhưng có liên quan chặt chẽ với nồng độ fluor trong môi trường, đặc biệt
là fluor trong nước uống trong thời kỳ khoáng hóa của răng từ đó ảnh hưởng
đến tỷ lệ sâu răng và tỷ lệ mất răng ở người trung niên và người già [10].
Người trung tuổi (35-44 tuổi) có hàm răng vĩnh viễn ổn định, đây là
nguồn lao động chính tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội vì vậy nếu
như mắc các bệnh về răng miệng ở độ tuổi này không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế nhưng các
nghiên cứu về răng miệng trước đây ít quan tâm đến độ tuổi này.

A Lưới là một huyện miền núi ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế,
là mảnh đất có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống với địa hình chủ yếu là
các đồi núi cao, đèo dốc, điều kiện kinh tế, y tế đang còn nhiều khó khăn.
Chất đất chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và tạp chất. Nguồn nước người dân
sử dụng chủ yếu là nước sông suối nhiễm bẩn chưa qua xử lý.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên chúng tôi thực hiện đề tài: “thực
trạng bệnh sâu răng và mối liên quan với nồng độ fluor trong nước ở
huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế và huyện Kim Bảng – Hà Nam”, với
mục tiêu sau:
1.
Mô tả thực trạng bệnh sâu răng của người trung tuổi tại huyện A Lưới
(Thừa Thiên Huế) và huyện Kim Bảng (Hà Nam).
2.

Xác định hàm lượng fluor trong nước và nhận xét mối liên quan với
thực trạng mắc bệnh sâu răng ở hai huyện trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH SÂU RĂNG
1.1.1. Giải phẫu răng
Răng có cấu trúc giống như xương cứng được cắm chặt vào các huyệt ổ
răng của xương hàm, gồm có hai phần: thân răng và chân răng.
Cấu tạo chính của răng: Men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng
(mô mềm).
1.1.1.1. Men răng
Men răng có nguồn gốc ngoại bì là tổ chức cứng nhất của cơ thể, với tỷ

lệ muối vô cơ chiếm 96%, chất hữu cơ chiếm 1,7%, muối chiếm 2,3% [20].
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, dày mỏng tùy vị trí khác nhau,
dày nhất ở núm răng 1,5mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng.
1.1.1.2. Ngà răng
Được bao phủ bên ngoài bởi men răng và xương răng, ngà là tổ chức ít
rắn hơn và đàn hồi, không dễ vỡ như men.
Thành phần vô cơ của ngà chiếm 70% và chủ yếu là Hydroxyapatit
[3((PO4)2Ca3)2H2O] nước và chất hữu cơ chiếm 30% chủ yếu là collagen [11].
1.1.1.3. Tủy răng
Là tổ chức liên kết, gồm mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết và tổ
chức đệm nằm trong hộp cứng được tạo bởi ngà thân răng, ngà chân răng, và
thông với bên ngoài bằng lỗ cuống răng.
1.1.1.4. Cement chân răng
Là tổ chức canxi hóa bao phủ bên ngoài ngà chân răng từ cổ răng.
Độ dày của cement chân răng thay đổi theo tuổi và vị trí.
Thành phần hóa học của cement chân răng giống với xương ở những
nơi khác.


4

Hình 1.1. Giải phẫu các thành phần của răng [11]
1.1.2. Sinh bệnh học sâu răng
1.1.2.1. Định nghĩa bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng bởi sự
huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng
. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên quan đến
sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh
học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ [12].


Hình 1.2. Răng sâu hố rãnh [13]


5

1.1.2.2. Bệnh căn, bệnh sinh
Người ta cho rằng, sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi
khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus
[10-14-15] .
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chất đường,
vi khuẩn Streptococcus Mutans [16] và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng
sơ đồ Keys.
Sau năm 1975, nguyên nhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ
WHITE rõ ràng đầy đủ hơn. Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động
đến việc sâu răng, và có thể chia làm các yếu tố chính và các yếu tố phụ.
Nhóm yếu tố chính:
- Vi khuẩn: thường xuyên có trong miệng, trong đó Streptococcus
Mutans là yếu tố chính.
- Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men biến thành acide
do tác động của vi khuẩn.
- Răng: cấu tạo, vị trí, sắp xếp răng có liên quan mật thiết với sâu răng.
Nhóm yếu tố phụ: gồm nước bọt, pH của dòng chảy môi trường quanh
răng, di truyền... có thể tác động làm tăng hay giảm nguy cơ sâu răng.

Chất nền

Hình 1.3. Sơ đồ WHITE (1975) [21]


6


Năm 1990, Fejerkor giải thích nguyên nhân gây bệnh sâu răng và các yếu
tố liên quan bằng một sơ đồ đầy đủ hơn, cụ thể hơn, và cập nhật hơn với thực
trạng bệnh [26].

Hình 1.4. Sơ đồ Fejerkor (1990) [17]
Với những hiểu biết sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng
nên trong hai thập kỷ qua con người đó đạt được những thành tựu đáng kể
trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng.
Sinh lý bệnh quá trình sâu răng [21]
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bởi sự mất cân bằng giữa
quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Khi quá trình hủy khoáng lớn hơn quá
trình tái khoáng sẽ gây sâu răng.
Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng


7

Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
+ Mảng bám vi khuẩn
+ Chế độ ăn nhiều đường
+ Nước bọt thiếu,..
+ Acid từ dạ dày trào
ngược
+ pH < 5
+ Vệ sinh răng miệng kém

Các yếu tố bảo vệ:
+ Nước bọt, dòng chảy nước bọt
+ Khả năng kháng acid của men

+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca++, PO43- quanh răng
+ pH > 5,5
+ Vệ sinh răng miệng
Hình 1.5. Cơ chế bệnh sinh sâu răng (ADA) [18]
1.1.3. Dịch tễ học bệnh sâu răng
1.1.3.1. Trên thế giới

Hình 1.6. Bản đồ phân bố sâu răng thế giới [19]


8

Nhìn chung tình hình sâu răng những năm giữa thế kỷ XX ở các nước
đều khá nghiêm trọng. Hầu hết các nước chỉ số DMFT đều rất cao, khoảng
7,4 đến 12,0. Đến những năm 1980, chỉ số DMFT ở đa số các nước đều giảm
đáng kể [20].
Ở các nước phát triển: Nhìn chung từ cuối những năm của thập kỷ 70
đến nay, sâu răng tại các nước phát triển có xu hướng giảm dần, chỉ số DMFT
tuổi 12 tại hầu hết các nước ở mức thấp và rất thấp. Chỉ số DMFT ở một số
nước như sau [21]:
Úc

1997

4,8

2000


0,8

1957

2,8

1993

3,6

1980

5,0

2003

0,9

Đức

2005

0,7

Ý

2004

1,1


Nhật
Đan Mạch

Ở các nước đang phát triển: ở thời điểm những năm của thập kỷ 60,
tình trạng sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số
DMFT tuổi 12 ở thời kỳ này nói chung từ 1,0 - 3,0; thậm chí một số nước
dưới mức 1,0 như Thái Lan, Uganda. Tới thập kỷ 70 và 80 thì chỉ số này tăng
lên và ở mức 3,0 – 5,0; một số nước còn cao hơn như Chile là 6,3. Tình trạng
sâu răng của các nước đang phát triển đều có xu hướng tăng [22].
WHO cũng đưa ra kết luận về tình trạng sâu răng của toàn cầu:
+ Tỷ lệ sâu răng của toàn cầu đã giảm và không biến mất.
+ Sâu răng vẫn còn là một bệnh phổ biến trong hầu hết các bệnh
truyền nhiễm.


9

+ Tỷ lệ sâu răng cao trên các vùng hố rãnh và khe nứt, giảm tỷ lệ sâu
răng ở bề mặt nhẵn.
+ Quá trình bệnh đã bị chậm lại.
+ Fluor và kiểm soát ăn uống là những yếu tố quan trọng.
1.1.3.2. Tại Việt Nam
Viện Răng Hàm Mặt quốc gia vừa đưa ra con số thống kê với 99,4% dân
số mắc bệnh về răng miệng trong đó trên 50% dân số có sâu răng. Người càng
lớn tuổi, càng bị sâu răng nhiều. Tỷ lệ sâu răng và số trung bình sâu mất trám
(SMTR) gia tăng theo tuổi. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn
quốc (được thực hiện năm 1999-2001) cho thấy trên 90% dân số Việt Nam bị
sâu răng và mắc các bệnh về răng, đặc biệt tập trung ở lứa tuổi từ 35-44 (tỷ lệ
mắc bệnh lên tới 89%).
Năm 2002, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khang (2002) tỷ lệ

sâu răng ở lứa tuổi 25-34 là 47,46%; lứa tuổi 35-44 là 50,88% và ở lứa tuổi
≥45 là 57,86% [23].
Năm 2005,Trịnh Đình Hải nghiên cứu tỷ lệ sâu răng của người Việt
Nam trưởng thành và được ghi nhận bởi bảng sau:
Bảng 1.1. Sâu răng ở người Việt Nam trưởng thành [24]
Nhóm tuổi
18
18-34
35-44
≥45

Tỷ lệ sâu (%)
87,5
75,2
83,2
89,7

DMFT
2,84
3,29
4,7
8,93

Trong đó tỷ lệ sâu răng ở ở vùng cao nguyên Trung bộ rất cao, cụ thể: tỷ
lệ sâu răng 18-34 tuổi là 97,9%, độ tuổi 35-44 là 99,1% và trên 45 tuổi là 98,8%.
Tây Nguyên là nơi có tỷ lệ sâu răng cao nhất (chiếm 98% số người ở độ tuổi
18-34). So với năm 1990, bệnh sâu răng ở lứa tuổi 35-55 tăng 15%.


10


Tại Thừa Thiên Huế, theo kết quả điều tra của tác giả Nguyễn Toại và
cộng sự (thực hiện năm 2008) tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 15 là 43,7%; lứa tuổi
35-44 là 65,2% [25]; Theo kết quả điều tra của Trần Văn Dũng và cộng sự
(2011) tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 15 là 81%, lứa tuổi 35-44 là 86% cho thấy tỷ lệ
sâu răng tại Thừa Thiên Huế đang có xu hướng tăng.
Năm 2012, điều tra của Trần Thị Phương Đan ở đồng bằng sông cửu
long lứa tuổi 35-44 có tỷ lệ sâu răng là 82,1%, SMTR là 5,73±5,7 [26]. Ở các
tỉnh phía nam SMTR lứa tuổi 34-45 là 8,2 [27].
1.2. VAI TRÒ CỦA FLUOR TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG
1.2.1. Các nguồn cung cấp fluor cho cơ thể
Fluor được Hiệp hội thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ và hội các chuyên
gia của WHO mô tả như một thành phần thiết yếu. Fluor được tìm thấy trong
môi trường và chiếm 0,06-0.09% cấu tạo của vỏ trái đất. Fluor được cung cấp cho
cơ thể từ nhiều nguồn khác nhau: Trong đất, nước, không khí, thực phẩm, vv...
 Fluor trong đất
Mặc dù được cho là nguyên tố vết từ khía cạnh sinh học nhưng fluoride
hiện diện khá phổ biến trong vỏ trái đất. Nồng độ fluor tăng dần theo độ sâu
của đất, nó cũng tùy thuộc vào từng vùng địa lý. Fluor tự nhiên trong môi
trường từ sự phong hóa của fluoride có chứa đá và đất và rửa trôi từ đất vào
nước ngầm [8-28]. Các loại đá giàu kim loại kiềm có chứa một hàm lượng
lớn fluoride.
Trong nghiên cứu 30 mẫu đất ở Mỹ, có 20-500ppm trong đất sâu 07,5cm và 20-1620ppm trong đất 0-30cm. Trên núi cao nồng độ fluor thấp.
Vùng địa lý đai fluoride kéo dài từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Trung Quốc và Nhật Bản
nên các nước Ấn Độ, Iraq, Iran...có nồng độ fluor trong đất rất cao [29].
 Fluor trong thủy quyển
Fluor lắng đọng vào nước bằng cách hòa tan các khoáng chất có chứa
fluor như fluorit (CaF2), cryolit (Na3AlF6) và fluorapatite (Ca5 (PO4) 3F).



11

Nồng độ tự nhiên của florua trong nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, như pH,
tổng hòa tan chất rắn, độ kiềm, độ xốp và độ chua của đất và đá, nhiệt độ, độ
sâu của giếng, vv [30]. Fluor được tìm thấy thường xuyên hơn trong các
nguồn nước khác nhau nhưng với nồng độ cao trong nước ngầm do sự hiện
diện của các khoáng chất chứa fluor. Nồng độ fluor trung bình trong nước
ngầm thấy khoảng 1,3mg/l. Lượng fluor trong nước bề mặt khác nhau tùy
theo vị trí địa lý và khoảng cách với nguồn phát thải. Nồng độ fluor trong
nước bề mặt thường khoảng 0,01-0,3 mg/l (ATSDR, 1993) [31]. Trong nước
biển hàm lượng fluor thường từ 0,8-1,4ppm, còn nước sông, nước ao, nước
giếng có ít fluor hơn thường ở mức 0,5ppm [32].
Nước là cực kỳ quan trọng cho mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta.
Nó đã được chứng minh rằng với tất cả những người phơi nhiễm fluor ở các
vùng khác nhau thì nước uống là đóng góp lớn nhất vào lượng fluor hàng
ngày. Do thực tế này, lượng fluor hàng ngày (mg / kg trọng lượng cơ thể) là
dựa trên nồng độ fluor trong nước và lượng nước tiêu thụ mỗi ngày [31].
Người ta thấy răng có một mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa hàm lượng fluor
trong nước tự nhiên và bệnh sâu răng [33].
 Fluor trong khí quyển
Fluor gia tăng trong khí quyển do bụi đất có chứa fluor, do quá trình
đốt than, khí từ các nhà máy thải ra, khí phun từ núi lửa [34].
Do sự hiện diện của fluor trong đất, nước, khí trời nên cơ thể con người
không thể tránh khỏi hấp thụ fluor qua thực phẩm, nước uống, dược phẩm và
các nguồn khác.
Người ta thấy trong điều kiện tự nhiên có một sự thăng bằng giữa hàm
lượng fluor trong cây cỏ, nước và cơ thể.
 Fluor trong thực phẩm đặc
Trừ một số trường hợp ngoại lệ không thấy có sự liên quan giữa nồng
độ fluor trong các cây cỏ và trong đất hoặc nước. Người ta thấy cây cỏ mọc

trên đất có nhiều acide thường có nồng độ fluor cao hơn.


12

Nồng độ fluor trong lá cây từ 2-10ppm, fluor trong thịt ít hơn 0,2-1ppm
trừ thịt bò và thịt gà; fluor trong cá nhất là cá hộp có da và xương cao hơn có
khi đến 40ppm.
Trong các loại muối, mắm có hàm lượng fluor cao, ở muối có từ 87,7116ppm.
 Fluor trong các loại đồ uống
Các phân tích về nước ngọt ở các thành phố khác nhau cho thấy lượng
fluor chiếm từ 0,05 – 1,05 ppm. Hàm lượng fluor chứa trong nước ngọt và các
loại đồ uống khác cũng tương tự như vậy. So với các nguồn nước có sẵn trong tự
nhiên thì độ tập trung fluor trong nước chè ở mức cao hơn nhiều, và cao gấp 2-5
lần nồng độ tối ưu [35].
 Fluor trong dược phẩm và kem đánh răng
Viên fluor có hàm lượng 0,25-1 mg fluor dùng cho trẻ uống, liều tăng
dần theo tuổi.
Sử dụng kem đánh răng có fluor đã được khuyến cáo trong hơn 50 năm
để ngăn chặn và kiểm soát sâu răng [36]. Nồng độ tối ưu trong kem đánh răng
là 0,1 – 0,15% fluor. Nghiên cứu của J. Timothy Wright (2014) trong 6 năm
chứng minh rằng cho trẻ em sử dụng kem đánh răng là hiệu quả trong kiểm
soát sâu răng [37].
Nước súc miệng có fluor có nhiều dạng khác nhau với nồng độ khác
nhau từ 0.05 – 0.5% ở Việt Nam thường sử dụng loại NaF 0,2% cho trẻ súc
miệng hàng tuần và đã được chứng minh cho hiệu quả phòng sâu răng cao.
Gel fluor: Thường sử dụng gel Natri fluorua (0,5% F) [38].
Thuốc bôi có fluor: Có nồng độ fluor rất cao 10.000 – 23.000 ppm. Có 4
dạng fluor được sử dụng là natri fluor, thiếc fluor, phot phat axit fluor, vecni fluor.
Fluor trong muối: Thường sử dụng NaF trộn vào muối ăn với các tỷ lệ

khác nhau từ 90 – 300 mgF/Kg tùy theo mức độ thiếu fluor trong nước tự
nhiên mà ta có tỷ lệ thích hợp.


13

 Tóm lại: Fluor được cung cấp cho cơ thể từ nhiều nguồn khác nhau.
Các nguồn fluor tại chỗ là có sẵn trên thị trường tuy nhiên các sản phẩm này
chưa được tối ưu hóa, chứa nồng độ fluor thấp, chỉ cung cấp fluor vào nước
bọt trong một thời gian ngắn. Thậm chí nếu họ cung cấp các ion fluor cần
thiết thường xuyên, họ không thể duy trì nồng độ đủ cao để bảo vệ răng dài cả
ngày [29]. Các nguồn fluor tự nhiên khác được đào thải vào môi trường bằng
cách lắng đọng trực tiếp hoặc lắng đọng vào đất và cuối cùng sẽ lắng vào
dòng chảy của nước [34]. Nước là nguồn cung cấp fluor vào cơ thể nhiều nhất
và điều đặn nhất, tiêu thụ nước là con đường tiếp xúc chính của fluor và phân
tích nước là phương pháp phổ biến nhất để biết rằng lượng fluor hàng ngày là
ở mức cần thiết [8].
1.2.2. Cơ chế phòng bệnh sâu răng của fluor
Năm 1942, Dean nhận xét thấy có tỉ lệ nghịch giữa nồng độ fluor trong
nước uống và sâu răng.
Vào thập niên 40, người ta cho rằng fluor có tác dụng phòng sâu răng là
do có sự tiếp xúc trực tiếp với bề mặt men răng, từ đó họ đề ra biện pháp
phòng sâu răng bằng cách bôi dung dịch fluor nồng độ cao hơn 1000 - 10000
lần nồng độ fluor tối ưu trong nước uống lên bề mặt răng. Từ những năm
1950, các tác giả nhận thấy fluor ngấm vào men và ngấm khi răng đang mọc
hoặc đang hình thành chứ không phải do tiếp xúc với men răng sau khi răng
đã mọc, vì vậy họ chủ trương chỉ cung cấp fluor bằng đường toàn thân như
nước uống, muối ăn, thuốc viên fluor.
Từ thập niên 1970 -1980, người ta công nhận tác dụng tại chỗ của
fluor.

Từ thập niên 1990 tới nay, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ cơ chế trao
đổi chất của men răng, các biện pháp fluor tại chỗ và đánh giá cao tác dụng tại
chỗ của fluor trong việc phòng và kiểm soát sâu răng cũng như ê buốt răng.


14

1.2.2.1. Tác động lên men răng
Fluor khi tiếp xúc trực tiếp với men răng trong điều kiện thích hợp
như môi trường miệng có khả năng di chuyển vào men răng để biến đổi
hydroxyapatit của men thành fluorapatit, nhờ vậy mà men răng có khả năng
đề kháng cao hơn trong môi trường axit và trở nên ít bị sâu hơn [2].
Ca10(PO4)6(OH)2 + F-  Ca10(PO4)6F2 [39]
Fluor làm tăng khả năng kết tinh hydroxyapatite từ can-xi phot-phat
không định hình [39].
Nồng độ fluor trong men và ngà tùy thuộc vào nồng độ fluor trong
nước uống và sự cung cấp fluor theo các đường khác.
Fluor ngấm vào men răng theo thứ tự thời gian, trước 7 tuổi (tuổi đi
học) có răng cối lớn thứ nhất, hai răng cửa và răng cối nhỏ thứ nhất là được
ngấm fluor theo đường cơ thể. Sau 7 tuổi còn lại ba răng là răng nanh, răng
cối nhỏ thứ nhì, răng cối lớn thứ nhì nằm trong xương hàm và còn được ngấm
fluor theo đường cơ thể, chính vì vậy đưa fluor vào cơ thể càng sớm càng tốt,
sau khi răng đã mọc các biện pháp tại chỗ lại có tác dụng tốt. Năm 2010,
Article Analysis & Evaluation sử dụng nước súc miệng fluor, kem đánh răng
có fluor, gel fluor thấy sâu răng giảm rõ rệt [36].
1.2.2.2. Tác động lên mảng bám răng
- Trong mảng bám răng có 1 lượng fluor rất lớn (67ppm) cao hơn
nhiều ở nước bọt (0,1ppm). Sở dĩ có điều này vì theo Jenkins vào Edgar 1977
là do sự tiếp xúc mặc dù trong thời gian ngắn giữa mảng bám răng và nước
uống là nguồn cung cấp fluor quan trọng.

- Fluor có tác dụng ức chế enzyme:
+ Ngăn chặn hình thành mảng bám răng do không hình thành được
polysarcharide tổng hợp như Dextran, Levance rất cần cho mảng bám.
+ Chống sự hình thành acide gây sâu răng từ các chất đường và thức ăn.
- Fluor có tác dụng ức chế vi khuẩn nhất là Streptococcus mutans.


15

1.2.2.3. Tác động lên quá trình tái khoáng hóa
Fluor kích thích quá trình kết tủa apatit, cung cấp fluor nồng độ thấp
thường xuyên sẽ ức chế hiện tượng khử khoáng và tăng cường tái khoáng hóa
một cách hiệu quả dẫn tới giảm sâu răng [39].
1.2.2.4. Tác động của fluor trong nước đến sâu răng
Fluor đóng vai trò quan trọng trong việc phòng sâu răng. Nước là nguồn
cung cấp fluor chính cho cơ thể. Do đó có mối quan hệ giữa nồng độ fluor
trong nước và sâu răng [40].
Năm 1984, WHO nghiên cứu về sự ảnh hưởng của fluor đến sức khỏe
con người, qua đó nồng độ fluor trong nước ảnh hưởng tới tình trạng răng
được chia thành các mức độ theo bảng sau:
Bảng 1.2. Tác động của fluor đến sâu răng [41]
Nồng độ flor (ppm)
0,0 – 0,5
0,5 – 1,5
1,5 – 4,0
4,0 – 10,0
> 10,0

Ảnh hưởng đến răng
Sâu răng nha khoa

Tăng cường sức khỏe răng miệng do hàm
răng khỏe mạnh, ngăn ngừa sâu răng
Răng nhiễm fluor (xuất hiện những vết trắng
hoặc vết đốm nhỏ trên răng)
Thiểu sản men răng
Làm mục chân răng

Khi lượng fluor trong nước dưới 0,5 mg/L, ở người sẽ có các biểu hiện
thiếu chất này, đặc biệt là sâu răng. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng fluor ở
răng sâu thấp hơn nhiều ở răng bình thường, độ bền vững của răng đối với tác
dụng của axit hữu cơ hòa tan cũng giảm xuống. Theo nghiên cứu của Đào Thị
Ngọc Lan (2003), đo nồng độ fluor trong nguồn nước ăn uống ở các vùng của
Yên Bái cho thấy những vùng có nồng độ fluor trong nước thấp nhất như Mù
Cang Chải, Lục Yên (nồng độ fluor 0,11mgF/l) thì có tỷ lệ sâu răng cao nhất
(tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi là 51,82%; ở trẻ 15 tuổi là 58,31%) [42] .


16

Nồng độ fluor trong nước 0,5-1,5ppm được coi là tối ưu cho việc dự
phòng sâu răng. Theo Trịnh Đình Hải và Cs (2000), khi tiếp xúc trực tiếp với
men răng trong điều kiện thích hợp như môi trường miệng fluor có khả năng
di chuyển vào men răng để biến đổi hydroxyapatit của men thành fluoapatit
nhờ vậy mà men răng có khả năng đề kháng cao hơn trong môi trường axít và
trở nên ít bị sâu hơn [43]. Theo Đào Thị Hồng Quân và CS (2007), sau 12
năm fluor hóa nước uống tại Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ sâu răng của trẻ 12
tuổi đã giảm từ 84,7% xuống còn 38,2% [40].
Tuy nhiên nếu nồng độ fluor trong nước quá cao (> 4,0ppm) thì sẽ gây
nên tình trạng nhiễm độc ở răng gọi là răng nhiễm fluor làm gia tăng mức độ
xốp của men răng, kết quả là lớp men trên bề mặt răng dễ vỡ để lại những hố,

tạo thuận lợi cho tiến trình sâu răng [44]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Trọng Liêm (2012) cho thấy nồng độ fluor trong nước tại Ninh Hòa rất cao
(8,0-10 ppm) và tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 35-44 là 89% [44].
Một lượng nhỏ fluor rất cần thiết cho cơ thể con người nhưng nó là độc
hại với số lượng lớn hơn. Có những bản hướng dẫn về giá trị tối đa cho fluor
trong nước uống, không có giới hạn tối thiểu áp đặt tuy nhiên có giá trị được
khuyến cáo để đảm bảo không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe từ việc
thiếu fluor trong nước uống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tiêu chuẩn
quốc tế về mục đích y tế cho nước uống cần được tôn trọng, tuy nhiên là
không có hiệu lực và từng quốc gia riêng lẻ có thể đặt tiêu chuẩn và điều kiện
riêng của mình [31].
Theo báo cáo của WHO (2015) fluor có cả hai tác dụng có lợi trong
việc giảm tỷ lệ sâu răng và các hiệu ứng tiêu cực gây nhiễm độc ở răng.
Lượng fluor quá mức thường xẩy ra thông qua việc tiêu thụ nước ngầm tự
nhiên nhiễm fluor. Hành động sức khỏe cộng đồng là cần thiết, định lượng
nồng độ fluor để cung cấp lượng fluor đủ ở những nơi là thiếu và có biện
pháp can thiệp ở những nơi nồng độ quá cao [45].


17

1.2.3. Lịch sử nghiên cứu tác động fluor trong nước đến sâu răng
1.2.3.1. Trên thế giới
Từ năm 1916 McKay và Black đã báo cáo về nguyên nhân chưa biết tới
gây nên những vết đốm trên men răng, có thể là do nguồn nước, đến năm
1931 Churchill H V công bố phương pháp phân tích quang phổ mới cho phép
xác định lượng fluor trong nước uống để trả lời câu hỏi trên [39].
Năm 1935 Dean đã công bố kết quả nghiên cứu về nồng độ fluor trong
nước ảnh hưởng đến răng theo các mức độ khác nhau. Đến năm 1941 Dean và
cộng sự đã xác định nồng độ fluor trong nguồn nước tối ưu để giảm tỷ lệ sâu

răng nhưng đồng thời mức độ nhiễm fluor vẫn trong giới hạn cho phép.
Bổ sung fluor đã được đề nghị để ngăn ngừa sâu răng cho hơn 3 thập
kỷ qua [5]. Việc fluor hóa nước được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới từ
năm 1945 và đến năm 1969 thì được tán thành bởi WHO.
Từ đó đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm sâu
răng của việc fluor hóa nước như nghiên cứu của Arnold cho thấy sau 6,5
năm sử dụng nước fluor hóa thì tỷ lệ sâu răng của trẻ 6 tuổi giảm 50%.
Nghiên cứu của J. Timothy Wright (2014) trong 6 năm chứng minh rằng
cho trẻ sử dụng kem chải răng có fluor là hiệu quả trong kiểm soát sâu răng
[37]. Năm 2010 có khoảng 15 nghiên cứu của các tác giả đánh giá hiệu quả
của việc sử dụng các chất bổ sung fluor cho thấy hiệu quả dự phòng sâu
răng lên tới 30% hoặc cao hơn [30].
1.2.3.2. Tại Việt Nam
Năm 2000, Trịnh Đình Hải đánh giá hiệu quả của việc súc miệng fluor ở
trẻ em cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi giảm từ 24,21% xuống còn
10,53%; ở trẻ 15 tuổi giảm từ 36,68% xuống còn 13,42%, cũng như các
nghiên của các tác giả trong nước và nước ngoài sau khi thực hiện các biện
pháp bổ sung fluor thì tỷ lệ sâu răng giảm một các đáng kể [2].


×