Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.86 KB, 13 trang )

Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan
I. Một số khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
1. Bệnh răng miệng
Theo chuyên gia răng hàm mặt (RHM) bệnh răng miệng là các bệnh về tổ chức cứng
ở răng, tổ chức quanh răng và niêm mạc miệng, trong đó hai bệnh thương gặp là sâu răng
và viêm lợi.[1]
2. Bệnh sâu răng
Sâu răng là một quá trình bệnh lý, xuất hiện sau khi răng đã mọc, tổ chức cứng của
răng bị phá huỷ và tạo thành một hố gọi là lỗ sâu. [2].
Người ta có thể tóm lược cơ chế sinh bệnh học sâu răng bằng hai quá trình huỷ
khoáng và tái khoáng. Mỗi quá trình đều do một số yếu tố thúc đẩy. Nếu quá trình huỷ
khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ xuất hiện sâu răng:
Sâu răng = Huỷ khoáng > Tái khoáng (cơ chế hoá học và vật lý sinh học)
3. Viêm lợi
Viêm lợi là sự khích thích vi khuẩn ở mảng bám răng, bờ viền lợi tròn, tấy đỏ và phù
nề, mềm. Nhóm vi khuẩn thường kết hợp với viêm lợi xoắn khuẩn Actinomyces (Gram
dương, hình sợi) và Eikenella (Gram âm, hình que).
- Viêm lợi hoại tử cấp tính là sự hoại tử gai lợi, chảy máu tự phát, có mùi hôi.
- Viêm quanh răng là thời kỳ tiếng triển nặng hơn của bệnh quanh răng: lợi , xương và
các tổ chức khác giữ răng sẽ bị phá huỷ [3].
4. Dự phòng, giáo dục sức khoẻ răng miệng
Dự phòng bệnh răng miệng là một nghệ thuật truyền bá các kiến thức tổng quát về
nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị, dự phòng các bệnh răng miệng đến
quần chúng, mọi người được hưởng đồng đều thông qua báo chí, truyền thanh, truyền
hình… không phân biệt tầng lớp xã hội, kinh tế, văn hoá… Đây là một biện pháp dự
phòng chủ động (nhân dân chủ động tham gia) nên cần có thời gian để người dân có thể
thay đổi tập quán cũ, thay đổi tư tưởng và tập quan cũ nhằm cải thiện tốt sức khoẻ RM
cho cộng đồng. Trước khi giáo dục cần phải chú trọng đến tập quán, phong tục, tín
ngưỡng có thể làm cản trở việc từ bỏ thói quen cũ hoặc chấp nhận một thói quen mới,
khả năng kinh tế, khả năng nhận thức, khả năng đáp ứng y tế đối với cộng đồng. Nội
dung dự phòng:


- Phổ biến những kiến thức về răng miệng (chức năng của răng. Nguyên nhân, triệu
chứng của bệnh, vai trò của mảng bám răng…).
- Phổ biến cách giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng phương pháp vệ sinh răng miệng
(tổng hợp những biện pháp hướng tới việc làm sạch khoang miệng đặc biệt là răng
nướu, bao gồm bàn chải và nước súc miệng sau khi ăn dùng tăm xỉa răng, chỉ nha
khoa).
- Phương pháp chải răng.
- Thời gian chải răng.
- Phổ biến về vấn đề dinh dưỡng trong bệnh răng miệng.
- Phổ biến các thói quen, tập quán có hại cho răng miệng.
- Tăng sức đề kháng của răng [4].
II. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam
1. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới
Bệnh răng miệng là bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Trước đây bệnh
RHM phổ biến ở các nước phát triển và chế độ ăn nhiều đường, đạm. Nhưng khoảng 20
năm gần đây có sự đảo ngược về tình trạng sâu răng giữa hai nhóm quốc gia. Những
nước nghèo tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng do không được Fluo hoá nước uống, thiếu dự
giáo dục nha khoa, chế độ ăn đường không đúng. Những nước giàu tỷ lệ sâu răng giảm
do nhà nước coi trọng chương trình Fluo hoá nước uống, thuốc chải răng có Fluo, trám
bít hố rãnh, coi giáo dục nha khoa là quốc sách và trong thập kỷ gần đây các nước này đã
dành 5–11% ngân sách y tế cho phòng bệnh [5].
Trong những năm 1946–1975, hầu hết các nước phát triển, chỉ số sâu mất trám (SMT)
của trẻ lứa tuổi 12 nằm trong khoảng 7,4 – 10,7 có nghĩa rằng trung bình mỗi trẻ em sâu
từ 7,4 – 10,7 răng, từ 1979 – 1982 chỉ số SMT của trẻ lứa tuổi 12 đã giảm hẳn xuống còn
1,7 – 3,0. Ở Singapo năm 1960 trẻ 12 tuổi có chỉ số SMT > 4 và hiện nay còn < 0,5 [6].
Tại các trường phổ thông Italia: ở lứa tuổi 6 tuổi tỷ lệ sâu răng chiếm 52,9% lứa tuổi 12
tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm 52% và lứa tuổi 15 cố tới 68,8% bị sâu răng vĩnh viễn. Tại
Thái Lan, năm 2000 tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12 là 58 – 80%. Nhìn chung ở các nước này
bệnh răng miệng đều có xu hướng tăng rõ rệt so với các nước phát triển ở thời điểm
những năm 1960 – 1970. Tình hình sâu răng ở các nước đang phát triển ở mức thấp hơn

nhiều ( SMT lứa tuổi 12 từ 0,2 – 2,6) những từ những năm 1970 trở đi chỉ số này lại tăng
lên nhanh (từ 1,0 – 6,3) [7].
Theo Who, năm 1978 bình quân trên thế giới có 80% trẻ em dưới 12 tuổi và 100% trẻ
em 14 tuổi bị viêm lợi mạn [8].
Theo nghiên cứu của các tác giả ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á đều cho thấy tỷ lệ trẻ
em bị bệnh sâu răng và viêm quanh răng cao ở mức trên 90%. Trẻ em bị bệnh quanh răng
có tỷ lệ mắc cao, nhiều nơi trên 90% trẻ em mắc bệnh này. Tuy nhiên bệnh quanh răng
trẻ em thường được biểu hiện là viêm lợi, tỷ lệ viêm lợi khác nhau theo tuổi [9].
Tại các nước tiên tiến thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm lợi rất cao:
- Năm 1981 tại Phần Lan viêm lợi ở trẻ em là:
+ Trẻ em 7 tuổi: 95%
+ Trẻ em 12 tuổi: 97%
- Năm 1990 trẻ em bị viêm lợi ở:
TT Tên nước Tỷ lệ %
1 Ấn Độ 90
2 Nigeria 89
3 Mỹ 89
4 Phần Lan 72
5 Thuỵ Sỹ 97
Theo WHO năm 1997, các nước trong khu vực có trêm 80% dân số bị sâu răng và
viêm lợi. Chỉ số SMT lứa tuổi 12 ở mức cao từ 0,7 – 5,5 (ở Trung Quốc là 0,7, ở Lào là
2,4, ở Campuchia là 4,9, ở Philippin là 5,5, ở Việt Nam là 0,8) [10].
Theo Who từ năm 1992 các nước trong khu vực Đông Nam Á có trên 90% dân số
bị sâu răng và viêm lợi, chỉ số sâu răng mất trám lứa tuổi 12 ở mức cao từ 0,5 – 5,5%.
Theo [11].
2. Thực trạngbệnh răng miệng ở Việt Nam
Cũng như các nước phát triển,Việt Nam cũng mắc các bệnh lý về răng miệng rất cao,
có chiều hướng gia tăng nhất là vùng nông thôn, những nơi chương trình nha học đường
hoạt động chưa hiệu quả. Theo kết quả điểu tra dịch tễ trên thế giới, ở Việt Nam tỷ lệ mắc
bệnh sâu răng chiếm 50-90% dân số [12].

Qua điều tra lần 1 năm 1990, cho thấy tỷ lệ sâu răng tuổi 12 ở Miền bắc là 43,33%,
chỉ số SRMT là 1,15; miền Nam là 76,33%, chỉ số SRMT là 2,93; trên toàn quốc tỷ lệ sâu
răng là 55,7%, chỉ số SRMT là 1,82 [13].
Năm 2004, Hoảng Tử Hùng đưa ra tỷ lệ sâu răng sữa ở một số tính miền Nam là
70,49%, ở Thuận Hải là 72,14%. Theo Nguyễn Văn Cát tại Hà Nội 1983–1984 có 1,2
triệu người sâu răng, chỉ số sâu mất trám 1,4 [14], [15].
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về bệnh quanh răng và đưa ra nhận xét bệnh quanh
răng là phổ biến, tỷ lệ mắc cao. Viện RHM Hà Nội phối hợp với Đại học Nha khoa
Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khỏe răng miệng quy mô toàn quốc năm 2001,
kết quả là học sinh từ 6-8 tuổi sâu răng là 84,9%, lứa tuổi 9-11 sâu răng vĩnh viễn là
54,6% . Cũng theo thống kê năm 2001, ở lứa tuổi 6-8 thì tỷ lệ sâu răng sữa ở nông thôn
cao hơn thành thị với tỷ lệ 85,1% và 84,4%, độ tuổi từ 9-11 ở nông thôn và thành thị là
57,6% và 51,8% [16].
Diễn biến bệnh răng miệng nặng theo thời gian, theo điều tra của Viện RHM năm
2001, tỷ lệ sâu răng sữa giảm dần theo tuổi vì ở hai lứa tuổi 6–8 và 9–11 đang là lứa tuổi
thay răng nên càng lớn số răng thay càng nhiều nên tỷ lệ sâu răng mất trám cũng giảm đi.
Ở tuổi 6–8 SMT là 5,84, ở tuổi 9–11 là 2,03. Từ những năm của thập kỷ 60 đến 90 đã có
những nghiên cứu tình trạng răng miệng ở Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng cho
thấy tỷ lệ bệnh sâu răng tăng dần [16].
Theo Trần Văn Tường, năm 1999, điều tra sức khoẻ răng miệng trên quy mô toàn
quốc và cho thấy tỷ lệ bệnh quanh răng cũng tăng dần theo thời gian. Bệnh viêm lợi cũng
tăng theo lứa tuổi, 6–8 tuổi là 50,5%, 9–11 tuổi là 81,7%, như vậy phù hợp với thời gian
phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ càng dài thì tỷ lệ bệnh viêm lợi càng cao [17].
Năm 2003, theo số liệu của sở Y tế Hà Nội tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu
học, phổ thông cơ sở và phổ thống trung học là 36%, năm 2004 là 36,66%, như vậy tỷ lệ
bệnh răng miệng của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học vẫn tăng
theo thời gian [18].
III. Thực trang chăm sóc và phòng bệnh răng miệng trên thế giới
1. Trên thế giới
Trước đây bệnh sâu răng rất phổ biến ở những nước phát triển do chế độ ăn nhiều chất

đạm, đường. Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, có sự thay đổi về tình trạng sâu răng ở
hai nhóm quốc gia. Ở những nước nghèo tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng do không được
fluor hóa nước uống, thiếu sự giáo dục chăm sóc răng miệng và có sự thay đổi về hành vi
sinh hoạt ăn uống (đặc biệt là ăn nhiều bánh kẹo và uống nhiều nước ngọt). Những nước
giàu, tỷ lệ sâu răng ngày càng giảm do được Nhà nước coi trọng chương trình fluor hóa
nước uống, kem đánh răng có fluor, trám bít hố rãnh và coi trọng giáo dục nha khoa.
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước đã dành 5–11% ngân sách của y tế cho phòng bệnh
răng miệng [19].
Từ 1908, Liên đoàn Nha khoa Quốc tế (FDI) đã quan tâm đến dự phòng sâu răng và
tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa. Tại các hội nghị của FDI năm 1951, 1960 và 1966
đều kết luận việc fluor hoá nước uống là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả và ít tốn kém
nhất. Tuy nhiên vào những năm 60 -70 ngành Nha khoa của hầu hết các nước đều tập
trung vào chữa, phục hồi sâu răng và viêm quanh răng, công việc tốn kém, ít hiệu quả. Vì
vậy năm 1958, WHO đã thành lập Ủy ban nghiên cứu về fluor và chăm sóc răng miệng
[20].
Theo báo cáo của WHO năm 1978 hàng năm Mỹ tốn 100 triệu giờ công lao động, 9 tỷ
USD cho việc chữa răng, phí tổn điều trị hơn 10 USD cho một răng ở trẻ em. Chi phí cho
điều trị răng một năm ở Anh là 180 triệu bảng Anh, còn ở Pháp là 8 tỷ france và 25 triệu
giờ công lao động. Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một
chính sách lớn của Nhà nước và của ngành Y tế. Kết quả là 20 năm trở lại đây, tỷ lệ sâu
răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ… đã giảm đi một nửa. Đây là một thành tựu lớn từ đó
WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy mạnh công tác phòng bệnh RM như các
nước phát triển đã làm [21]. Như vậy vai trò của công tác chăm sóc răng miệng tại cộng
đồng rất lớn.
Tại Australia 50% thời gian của bác sỹ nha khoa là làm công tác phòng bệnh. Kem
đánh răng có fluor là biện pháp cá nhân hàng đầu, fluor hoá nước là biện pháp cộng đồng
tốt nhất, có tác dụng ở mọi giai đoạn của sâu răng. Cả hai biện pháp trên là nguyên nhân
chính làm giảm tỷ lệ sâu răng ở Australia [22].
Hiện nay fluor được công nhận là có hiệu quả đối với mọi lứa tuổi và ngày càng trở
nên quan trọng trong cộng đồng và đối với các lứa tuổi.

Nhưng việc sử dụng fluor để phòng sâu răng như thế nào là thích hợp cũng cần phải
đặt ra. Hơn hai thập niên qua, tỷ lệ toàn bộ và tỷ lệ mắc mới bệnh sâu răng giảm ở các
nước phát triển, phần lớn là do sử dụng fluor rộng rãi. Song song với tỷ lệ sâu răng giảm
là tỷ lệ răng nhiễm fluor tăng. Các nghiên cứu về nhiễm fluor được thực hiện trong những
vùng có và không có fluor hoá, đã nhận dạng được 4 yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm
fluor là: sử dụng nước uống có fluor, viên fluor, kem đánh răng có fluor, và sữa đóng hộp
có fluor trước 8 tuổi. Hiện nay, tại Singapore 100% dân số được fluor hoá nước uống và
giáo dục nha khoa, 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc sức khoẻ
răng miệng thường xuyên tại trường trong chương trình NHĐ [23].
2. Ở Việt Nam
Phòng ngừa kiểm soát bệnh răng miệng cũng chính là phòng ngừa kiểm soát mảng
bám cho cá nhân hay cho cộng đồng tức là ngăn chặn mảng bám trên nướu thành mảng
bám dưới nướu, duy trì sức khỏe mô răng miệng. Ăn các thực phẩm nhiều bột đường hay
ăn nhiều lần trong ngày làm gia tăng lượng mảng bám. Trong những năm gần đây, do đời
sống được nâng cao, người dân sử dụng nhiều đường, nước ngọt, công tác phòng bệnh
chưa tốt nên tỷ lệ sâu răng cao. Do đó làm tốt công tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ bệnh
răng miệng là rất cần thiết. Việt nam chưa có điều kiện để fluo hóa nước sinh hoạt toàn
quốc (cả nước duy nhất chỉ có thành phố Hồ Chí Minh) và có tới 80% dân số sống ở
nông thôn, miền núi không có nước máy. Theo nghiên cứu của Viện răng hàm mặt thì
lượng fluo trong nước tự nhiên thấp [24], vì vậy cần cho học sinh súc miệng fluo tại
trường.Hiện nay tỷ lệ bệnh răng miệng cao nhưng chưa được mua sắm trang thiết bị
(thường là đắt và phải nhập ngoại), thiếu cán bộ chuyên khoa. So với tỷ lệ bác sĩ răng
hàm mặt trên dân số thì nước ta thiếu cán bộ nghiêm trọng, cứ 1 bác sĩ nha khoa phục vụ
cho 25.000 – 30.000 dân. Trong khi đó tỷ lệ này trên thế giới và khu vực là 2.000–5.000,
thấp hơn 10 lần so với thế giới [25]. Bên cạnh đó, sự phân bố cán bộ răng hàm mặt lại
không đồng đều.
Giáo dục chăm sóc răng miệng mới chỉ được đưa vào chương trình sách giáo khoa
của học sinh tiểu học. Giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng chưa được chú trọng
trong toàn dân nên hiểu biết về tự chăm sóc răng miệng, cách đánh răng đúng, thức ăn
nào tốt hoặc có hại cho răng, sự cần thiết phải đi khám răng định kỳ… của người dân còn

hạn chế.
Hiện nay tại một số trường tiểu học đã áp dụng kỹ thuật ART, đang là một kỹ thuật
chữa răng đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả cao, thích hợp điều trị cho trẻ từ 6 – 9 tuổi,
cho phép áp dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn. Hiện nay phương pháp này đã
được áp dụng nhanh chóng ở các tỉnh thành phía Nam trong chương trình NHĐ [26]. Kỹ
thuật này nên được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, nhất là chương trình NHĐ trong cả
nước.
III. Một số nghiên cứu về dự phòng bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam
1. Trên thế giới
Sâu răng là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Trong khi sâu
răng đã giảm ở nhiều nước công nghiệp phát triển thì ngược lại là tăng ở nhiều nước có thu
nhập thấp. Sự gia tăng của sâu răng là do một loạt các yếu tố, việc áp dụng các thói quen ăn.
Hành vi sức khỏe chẳng hạn như việc sử dụng kem đánh răng có chất fluoride và đánh răng
thường xuyên là rất hiếm ở trẻ em tại các quốc gia có thu nhập thấp[27]. Ngoài ra, chương
trình y tế quốc gia thường không xem xét đến sức khỏe răng miệng.
Sức khỏe răng miệng tốt có liên quan đến khu vực sinh sống ,một người mẹ có học
thức, và có điều kiện kinh tế. Những phát hiện này có thể chỉ ra sự khác biệt trong việc tiếp
cận dịch vụ y tế và cấp độ khác nhau của giáo dục về sức khỏe răng miệng . Sự khác biệt đó
có thể liên quan đến khả năng tài chính của việc mua một lượng lớn các loại bánh kẹo, nước
ngọt giữa các gia đình có điều kiện kinh tế và gia đình không có điều kiện kinh tế. Ví dụ một
nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy rất ít trẻ em (4%) đã được cha mẹ hỗ trợ trong việc vệ
sinh răng miệng hàng ngày là do kiến thức của cha mẹ [28].
Ở Lào,một nghiên cứu của Petersen PE và Esheng Z về sức khỏe răng miệng và
ảnh hưởng của các yếu tố hành vi xã hội đến học sinh 12 tuổi ở Vientiane, đã chỉ ra rằng
lượng đường tiêu thụ và hành vi vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng
miệng. Nguy cơ sâu răng là tương đối cao cho trẻ em tiêu thụ đồ uống có đường nhiều.
Lượng nước ngọt được tiêu thụ thường xuyên được quan sát thấy trong các sinh viên Lào
có thể phản ánh khí hậu nóng kết hợp với khả năng tiếp cận dễ dàng với nước giải khát
trong giờ học [29]. Tình hình như vậy được tìm thấy ở một số nước có thu nhập thấp
khác ,ví dụ, ở Burkina Faso nghiên cứu của Varenne và cộng sự tìm thấy liên kết tương

tự giữa việc tiêu thụ nước giải khát và sâu răng [30].
Theo kết quả một nghiên cứu ở Burkina Faso, châu Phi của Varenne B, Petersen
PE và Ouattara Svề hành vi sức khỏe răng miệng của trẻ em và người lớn trong khu vực
đô thị, nông thôn. Đối với cả trẻ em và người lớn, mức độ kiến thức, thái độ và tự chăm
sóc sức khoẻ răng miệng là rất thấp, 36% của 12 tuổi và 57% 35-44 tuổi thực hiện vệ sinh
răng miệng hàng ngày. Làm sạch răng được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng tăm
que. Sử dụng kem đánh răng đã hiếm, kem đánh răng có chất fluoride đặc biệt là hiếm
khi, 9% của 12 tuổi và 18% 35-44 tuổi được sử dụng kem đánh răng fluoride [31].
Một yếu tố nguy cơ thông thường có thể là mối liên quan giữa BMI và mức độ sâu
răng và các giả định này đã được nghiên cứu trong một số nghiên cứu của Kantovitz KR
và cộng sự; Macek MD và cộng sự [32], [33]. Kết quả nghiên cứu của Macek MD và
Mitola DJ ở Mỹ, khoảng 36% trẻ em thừa cân từ 2-6 tuổi và 39% trẻ em thừa cân từ 6-17
tuổi có sâu răng . Trong số những trẻ em có tiền sử sâu răng, chỉ số BMI theo tuổi liên
quan đáng kể với sâu răng [34].
2. Ở Việt Nam
Từ trước đến nay, rất nhiều người đều không coi trọng bệnh răng miệng, trong dân
gian thậm chí có người cho rằng, bệnh răng miệng không phải là bệnh. Thực tế hoàn toàn
không phải là như vậy, bệnh răng miệng không những gây chướng ngại về dung nhan, xã
giao và tâm lý cho chúng ta, mà còn ảnh hưởng tới chỉ tiêu sức khỏe của toàn dân, tăng
thêm gánh nặng y tế cho xã hội.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước năm 2008 về thực trạng bệnh sâu răng và một số
yếu tố liên quan của học sinh khối lớp 6 trường THCS xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du,
Tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ học sinh bị sâu răng chiếm 48,4%, trong đó tỷ lệ số học
sinh bị sâu 3 răng chiếm tỷ lệ cao nhất là 28%, chỉ số SMT là 1,53. Nghiên cứu của Đỗ
Văn Chiến 2008 về thực trạng bệnh SR của học sinh trường tiểu học Bình Minh-Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên cho thấy số học sinh bị sâu răng sữa còn khá cao ở khối tiểu học
(khối lớp 1 và lớp 2) và tăng dần theo khối lớp, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 24,5% trong đó
thấp nhất ở khối lớp 1 (10,1%) và cao nhất ở khối lớp 5 (36,7%), chỉ số SMT là 3,3.
Nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ SR ở lứa tuổi học sinh khá cao.Nguyên nhân chủ yếu do
đa số học sinh trải răng không đúng cách (92,9% chải ngang chân răng), chỉ có 7,1% chải

dọc chân răng. 100% các em khi đánh răng đều trải mặt ngoài, chỉ có 40,9% chải mặt
nhai và 25,3% chải mặt trong răng. Trong nghiên cứu của Đỗ Văn Chiến cũng cho thấy
tỷ lệ chải răng không đúng phương pháp rất cao chiếm 83,2%, trong khi đó 16,8% số học
sinh chải răng không đúng cách. Như vậy cần có những can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ
chải răng đúng cách, đặc biệt là các trường tiểu học vì giai đoạn này, các em mới chuyển
từ răng sữa sang mọc răng vĩnh viễn.
Thời gian chải răng cũng là một yếu tố gây nên các bệnh về RM, đa số các em chải
răng trong khoảng từ 1-2 phút chiếm 57,1%, 36,4% các em chải răng dưới 1 phút, chỉ có
tỷ lệ ít các em chải răng từ 2-3 phút, đáng chú ý là không có học sinh nào chải răng từ 3
phút trở lên theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước năm 2008 . Ở nghiên cứu của Đỗ
Văn Chiến 2008 cũng cho thấy đa số học sinh thời gian chải răng dưới 3 phút một lần.
Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa SR với số lần chải răng, tỷ lệ SR cao nhất ở nhóm
chải răng dưới 3 lần (87,8%), điều đó cũng nói nên tác dụng của đánh răng nhiều lần
trong ngày và thời gian của mỗi lần đánh răng.
Đa số học sinh biết dự phòng sâu răng băng cách trải răng hàng ngày chiếm 72,7%,
cho rằng cần ăn hạn chế chất đường chiếm 53,9%. Chỉ có tỷ lệ rất ít học sinh (1,9%) biết
biện pháp phòng sâu răng bằng cách xúc miệng bằng nước fluor. Qua kết quả trên cho
thấy rằng, vấn đề dự phòng răng miệng trong chương trình NHĐ chưa thực sự phổ biến
rộng rãi, nguồn cung cấp kiến thức về bệnh sâu răng chủ yếu là do cha mẹ dạy bảo chiếm
tới 59,7%, chỉ có tỷ lệ rất thấp (5,9%) các em học sinh cho rằng kiến thức do thầy cô giáo
cung cấp. Cha mẹ cũng chiếm đa số trong việc hướng dẫn thực hành phòng chống sâu
răng cho trẻ (75,3%), từ các nguồn khác chiếm 24,7% [35], [36].
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Trường Đại học Y Hà Nội. Bài giảng Răng hàm mặt. Bộ môn Răng hàm mặt 1992,
tr. 23.
2. Geore K Stookey (2000), Tình hình dự phòng sâu răng hiện nay, Tài liệu dịch, Cập
nhật nha khoa, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh tập 5 số 2, tr. 29 – 37.
3. Mai Đình Hưng (1998), Bệnh sâu răng. Bài giảng RHM, Nhà xuất bản Y học, tr. 9.
4. />5. Trịnh Hải, Chuyên đề sâu răng, đại học y Hà Nội.
6. Who global data dental caries levels for 12 year and 35 – 34 year

7. Trần Văn Trường (2004), Phòng bệnh răng miệng và vấn đề nha học đường, nha
cộng đồng thực trạng và giải pháp tổ chức. Tài liệu báo cáo hội nghị, Viện Răng
hàm mặt Hà Nội, tr. 1 – 4.
8. Trịnh Đình Hải, Chuyên đề quản lý
9. Nguyễn Văn Tín (2004), Đánh giá thực trạng sâu răng ở học sinh có và không dùng
nước súc miệng Fluor ở Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội.
10. Nguyễn Thị Thu Hương (2003), Nghiên cứu kiến thức – thái độ - thực hành về
chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học sinh một số trường tiểu học tại thành phố
Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
11. Who mean DMFP of 12 year olds in western pacific countries minila 1994.
12. WHO (1994), Oral disease prevention is better than cure, Geneva.
13. Kỷ yếu công trình NCKH (1999), Tìm hiểu thực trạng bệnh răng miệng của học
sinh tiểu học các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, Tạp chí NCKH, Bộ Y Tế, Đại học
Y Hà Nội.
14. Trần Thị Nguyệt, Hoàng Tử Hùng (2004), Tình hình sâu răng và ảnh hưởng của
nó với chiều cao cân nặng ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (khảo sát ở quận 7 thành phố
Hồ Chí Minh), Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyển tập công trình
nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt, tr. 12-13.
15. Trịnh Đình Hải (2000), Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong
sâu răng và bệnh quanh răng tại Hải Dương, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà
Nội, tr. 11-13.
16. Trần Văn Tường và Trịnh Đình Hải (2001),” Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng
toàn quốc Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành, số 10, tr. 8-20.
17. Lê Thị Kim Oanh (2002), Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ sinh răng miệng của
học sinh tiểu học tỉnh Long An (so sánh với nhóm có chải răng và không có chải
răng tại trường), Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
18. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Nghiên cứu thực trạng và kiến thức-thái độ-thực hành về
bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn-tỉnh Yên Bái năm

2009, Luận văn Thạc sỹ y học.
19. Trần Đức Thành – Hoàng Tử Tùng – Đảo Thị Hồng Quân – Nguyễn Thị Thanh
Hà (2003), tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ tuổi 12 tại vùng có răng nhiễm
fluor, tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học RHM 2003, trường đại học Y
dược thành phố HCM, tr.181-184.
20. Trịnh Đình Hải (1999), Chuyên đề sâu răng, trường đại học Y Hà Nội, tr 11-13,
16-18.
21. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1995), Sơ bộ nhận xét tình trạng bênh răng miệng của
học sinh mẫu giáo và phổ thông cơ sở ở Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa
II, tr 7,8,10,35.
22. Rober Berkowitz, DDS (1996), Etiology of Nursing Caries: a microbiologic
Perspective, Journal of Public Health Dentistry.
23. B. Nyvad (2004), Chuẩn đoán phát hiện sâu răng, người dịch Trần Thị Kim Cúc,
cập nhật Nha khoa, nhà xuất bản Y học, tr. 29, 30.
24. Đỗ Quang Trung. Fluo  cc ngun nưc x Tam Đip, Vnh Qunh, Đnh Công
v! V"n Ph$c huyn Thanh Tr' – H! N+i, tạp chí y học Việt Nam số 10, 11/1999, tr
36 – 39.
25. Viện răng hàm mặt Hà Nội, kết quả thực hiện nha học đường năm 1998, tr. 1- 2, 3.
26. Phùng Thị Thu Hà, Lương Thị Minh Hằng (2013). “Đánh giá hiệu quả lâm sàng
của Fuji VII trong trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng trên các răng hàm lớn thứ
nhất ở trẻ em từ 6 đến 9 tuổi”.
27. Petersen PE: Global Oral Health. In InternationalEncyclopedia of Public Health .
Volume 4 .1st edition.Edited by Heggenhougen K, Quah S. Oxford Elsevier
Publications; 2008: : 677-685
28. Kantovitz KR, Pascon FM, Rontani RM, Gaviao MB: Obesity and dental caries - A
systematic review.
Oral Health Prev Dent 2006, 4:137-144.
29. Petersen PE, Esheng Z: Dental caries and oral health behaviour situation of
children, mothers and schoolteachers in Wuhan, People's Republic of China.
Int Dent J 1998, 48:210-216

30. Moynihan P, Petersen PE: Diet, nutrition and the prevention of dental diseases.
Public Health Nutr 2004, 7:201-226
31. Varenne B, Petersen PE, Ouattara S: Oral health behaviour of children and adults
in urban and rural areas of Burkina Faso, Africa.
Int Dent J 2006, 56:61-70.
32. Marshall TA, Eichenberger-Gilmore JM, Broffitt BA, Warren JJ, Levy SM: Dental
caries and childhood obesity roles of diet and socioeconomic status.
Community Dent Oral Epidemiol 2007, 35:449-458.
33. Macek MD, Mitola DJ: Exploring the association between overweight and dental
caries among US children.
Pediatr Dent 2006, 28:375-380.
34. Moreira PV, Rosenblatt A, Severo AM: Prevalence of dental caries in obese and
normal-weight Brazilian adolescents attending state and private schools.
Community Dent Health 2006, 23:251-253
35. Nguyễn Hữu Tước (2008), Luận văn Thạc sĩ, Thực trạng bênh sâu răng và một số yếu
tố liên quan ở học sinh khối lớp 6 trương THCS xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc
Ninh, tr.31-46.
36. Đỗ Văn Chiến (2008), Luận văn chuyên khoa I, Thực trạng bệnh sâu răng và một số
yếu tố liên quan của học sinh trường tiểu học Bình Minh-Khoái Châu tỉnh Hưng Yên,
tr.15-27
Tài liệu tham khảo tiếng Anh

×