Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

XÁC ĐỊNH một số KÍCH THƯỚC đầu mặt TRÊN PHIM sọ NGHIÊNG ở học SINH 7 TUỔI tại BÌNH DƯƠNG năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HƯỜNG

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ KÍCH THƯỚC ĐẦU
MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG Ở HỌC
SINH 7 TUỔI TẠI BÌNH DƯƠNG NĂM 2017

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II


HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HƯỜNG

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ KÍCH THƯỚC ĐẦU
MẶT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG Ở HỌC
SINH 7 TUỔI TẠI BÌNH DƯƠNG NĂM 2017
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số

: CK62722815



LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà


HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà - người Thầy đã
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo, các khoa phòng và tập thể
y bác sỹ bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Việt Nam –
Cu Ba, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2018
Học viên

Trần Thị Hường



uấn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Thị Hường, học viên lớp Bác sĩ chuyên khoa II khoá 30
chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Trịnh Thị Thái Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2018
Học viên

Trần Thị Hường


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Một số khái niệm cơ bản...........................................................................................................3

1.1.1. Lịch sử sử dụng phim sọ mặt trong nghiên cứu nhân trắc.............3
1.1.2. Kĩ thuật phân tích phim sọ nghiêng và các điểm mốc trên phim. . .6
1.1.3. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em 7 tuổi............................11
1.2. Một số kích thước mô cứng trên phim sọ nghiêng................................................................14

1.2.1. Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng............................................14
1.2.2. Mặt phẳng tham chiếu..................................................................15
1.2.3. Các góc phân tích tương quan giữa hai xương hàm với nền sọ. . .16
1.3. Một số kích thước mô mềm trên phim sọ nghiêng................................................................20

1.3.1. Các điểm chuẩn trên mô mềm......................................................20
1.3.2. Các đường thẳng...........................................................................21
1.3.3. Các góc mô mềm...........................................................................22
1.4. Một số nghiên cứu nhân trắc học đầu mặt trên phim Xquang từ xa....................................24

1.4.1. Trên thế giới..................................................................................24
1.4.2. Ở Việt Nam....................................................................................24
Chương 2........................................................................................................27
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................27


2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................27

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................28


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang..........28
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu.........................................28
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................................................35
2.4. Phương tiện nghiên cứu..........................................................................................................35

2.4.1. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu.............................................35
2.5. Các chỉ số nghiên cứu..............................................................................................................36
2.6. Xử lý số liệu..............................................................................................................................37
2.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số......................................................................................37

2.7.1. Sai số.............................................................................................37
2.7.2. Cách khống chế sai số...................................................................38
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................................38

Chương 3........................................................................................................40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................40
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.............................................................................................40

3.1.1. Tỉ lệ nam nữ...................................................................................40
3.1.2. Phân bố tương quan xương..........................................................41
3.2. Xác định một số kích thước mô cứng trên phim sọ nghiêng ở học sinh 7 tuổi người Kinh tại
Bình Dương năm 2017.........................................................................................................42

3.2.1. Các góc mô cứng phản ánh tương quan vị trí giữa hai xương hàm
với nền sọ và với nhau..................................................................42
3.2.2. Các khoảng cách mô cứng.............................................................43
3.2.3. Các chỉ số về răng..........................................................................44
3.2.4. Liên quan hai hàm.........................................................................47
3.2.5. Liên quan sọ mặt...........................................................................47

3.3. Xác định một số kích thước mô mềm, trên phim sọ nghiêng ở học sinh 7 tuổi người Kinh
tại Bình Dương năm 2017....................................................................................................48


Chương 4........................................................................................................53
BÀN LUẬN....................................................................................................53
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...............................................................53

4.1.1. Tuổi và giới....................................................................................53
4.2. Một số kích thước mô cứng trên phim sọ nghiêng ở học sinh 7 tuổi người Kinh tại Bình
Dương năm 2017.................................................................................................................55
4.3. Một số kích thước mô mềm, trên phim sọ nghiêng ở học sinh 7 tuổi người Kinh tại Bình
Dương năm 2017.................................................................................................................62

4.3.1. Khoảng cách từ hai môi đến các đường thẩm mỹ........................64
KẾT LUẬN....................................................................................................67
KIẾN NGHỊ...................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTS

: Kỹ thuật số

RHL

: Răng hàm lớn

XHD


: Xương hàm dưới

XHT

: Xương hàm trên

XQ

: Phim X-Quang

TQX

: Tương quan xương

VOT

: Visualized Treatment Objective- kết quả điều trị dự kiến


DANH MỤC BẢNG
- Tweed C.H.( 1946) MP tham chiếu là mặt phẳng FH nghiên cứu trên 95
người bình thường [6]...................................................................................24
- Bjork A.( 1947) MP tham chiếu là mặt phẳng S-N nghiên cứu trên 301
trẻ em nam 12 tuổi, 281 người lớn là nam người Scandinavian [7]..........24
- WB.Downs (1948-1956) nghiên cứu trên 20 khớp cắn lí tưởng, tuổi 1217 người Caucasian [8]..................................................................................24
Bảng 2.1. Các chỉ số trong nghiên cứu........................................................36
Bảng 2.2. Ý nghĩa của hệ số tương quan.....................................................38
.........................................................................................................................40
.........................................................................................................................41

Tương quan xương hai hàm theo ANB loại II ở trẻ 7 tuổi hay gặp nhất
chiếm 61,5%, tiếp đến là tương quan xương loại I (34,5%) và ít gặp nhất
là tương quan xương loại III (4,0%)............................................................41
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ tương quan xương theo giới (n=200)...................41
Bảng 3.2. Giá trị trung bình các góc mô cứng phản ánh tương quan các
xương hàm với nhau và với nền sọ theo giới (n=200)................................42
Bảng 3.3. Giá trị trung bình các góc mô cứng phản ánh tương quan các
xương hàm với nhau và với nền sọ theo tương quan xương (n=200).......42
Bảng 3.4. Giá trị trung bình các khoảng cách mô cứng (mm) trên phim sọ
nghiêng theo giới (n=200).............................................................................43
Bảng 3.5. Giá trị trung bình các khoảng cách mô cứng (mm)..................44
trên phim sọ nghiêng theo tương quan xương (n=200)..............................44
Bảng 3.6. Giá trị trung bình một số chỉ số về răng trên phim sọ nghiêng
theo giới..........................................................................................................44
Độ cắn chìa(mm)............................................................................................44
Độ cắn phủ(mm)............................................................................................44
Bảng 3.7. Giá trị trung bình một số chỉ số về răng trên phim sọ nghiêng
theo tương quan xương.................................................................................45
Độ cắn chìa (mm)...........................................................................................45
Độ cắn phủ (mm)...........................................................................................45
Bảng 3.8. Giá trị trung bình một số chỉ số về mối liên quan giữa răng và
xương hàm theo giới......................................................................................45
Nhô răng cửa hàm trên (mm).......................................................................45


Nghiêng răng cửa hàm trên (o)....................................................................45
Nhô răng cửa hàm dưới (mm)......................................................................45
Nghiêng răng cửa hàm dưới (o)...................................................................45
Góc liên răng cửa (o).....................................................................................45
- Tất cả giá trị trung bình của các chỉ số thể hiện mối tương quan giữa

răng và xương hàm chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới
(p>0,05)...........................................................................................................45
- Góc liên răng cửa ở nam lớn hơn ở nữ trung bình ở cả 2 giới là 122,77.
Sự khác biêt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).......................................45
Bảng 3.9. Giá trị trung bình một số chỉ số về mối liên quan giữa răng và
xương hàm theo tương quan xương hàm....................................................45
Nhô răng cửa hàm trên (mm).......................................................................46
Nghiêng răng cửa hàm trêno........................................................................46
Nhô răng cửa hàm dưới (mm)......................................................................46
Nghiêng răng cửa hàm dướio.......................................................................46
Góc liên răng cửao.........................................................................................46
- Độ nhô răng cửa hàm trên và độ nghiêng răng cửa hàm trên cao nhất ở
khớp cắn loại II và thấp nhất ở khớp cắn loại III, và sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,001)..............................................................................46
- Độ nhô răng cửa hàm dưới cao nhất ở khớp cắn loại II và thấp nhất ở
khớp cắn loại I, và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..............46
- Độ nghiêng răng cửa hàm dưới và góc liên răng cửa chưa có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê theo tương quan xương (p>0,05)........................46
Bảng 3.10. Giá trị trung bình của một số chỉ số về mối liên quan hai hàm
theo giới..........................................................................................................47
- A-N.Pog (mm)..............................................................................................47
Bảng 3.11. Giá trị trung bình của một số chỉ số về mối liên quan hai hàm
theo tương quan xương.................................................................................47
- A-N.Pog (mm)..............................................................................................47
Bảng 3.12. Giá trị trung bình của một số chỉ số về mối liên quan sọ mặt
theo giới..........................................................................................................47
Góc chiều sâu mặt - N.Pog/FH (º)................................................................48
Góc độ nhô của hàm trên - N.A/FH (º)........................................................48
Góc mặt phẳng hàm dưới - Go.Me/FH (º)...................................................48
Tất cả giá trị trung bình của các chỉ số thể hiện mối tương quan sọ mặt



chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới (p>0,05).....................48
Bảng 3.13. Giá trị trung bình của một số chỉ số về mối liên quan sọ mặt
theo tương quan xương.................................................................................48
Góc trục mặt..................................................................................................48
- Ba.N/Pt.Gn (º)..............................................................................................48
Góc chiều sâu mặt - N.Pog/FH (º)................................................................48
Góc độ nhô của hàm trên - N.A/FH (º)........................................................48
Góc mặt phẳng hàm dưới - Go.Me/FH (º)...................................................48
- Góc chiều sâu mặt cao nhất ở khớp cắn loại III và thấp nhất ở khớp cắn
loại II, và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,001)............................48
- Còn lại các giá trị trung bình của các chỉ số thể hiện mối tương quan sọ
mặt chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo tương quan xương
(p>0,05)...........................................................................................................48
Bảng 3.14. Giá trị trung bình của các góc mô mềm theo giới (n=200).....48
Bảng 3.15. Giá trị trung bình của các góc mô mềm theo tương quan
xương (n=200)................................................................................................50
Bảng 3.16. Giá trị trung bình của các góc mô mềm theo giới (n=200).....50
Bảng 3.17. Giá trị trung bình của các góc mô mềm theo tương quan
xương..............................................................................................................50
Bảng 3.18. Giá trị trung bình các khoảng cách từ hai môi đến các đường
thẩm mỹ theo giới (n=200)............................................................................51
Bảng 3.19. Giá trị trung bình các khoảng cách từ hai môi đến các đường
thẩm mỹ theo tương quan xương (n=200)...................................................52
Bảng 4.1. So sánh tỉ lệ khớp cắn so với các nghiên cứu khác....................53
Bảng 4.2. So sánh các khoảng cách mô cứng với các tác giả trong nước. 56
Bảng 4.3: So sánh mối liên quan hai hàm với các nghiên cứu khác.........59
Bảng 4.4: So sánh giá trị sọ mặt với các nghiên cứu khác.........................62
Bảng 4.5: So sánh độ nhô môi so với đường S............................................64

Bảng 4.6: So sánh độ nhô môi dưới với các nghiên cứu khác...................65


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phim chụp sọ nghiêng.....................................................................3
Hình 1.2. Tương quan giữa môi và đường mũi - cằm Steiner hay đường S
...........................................................................................................................5
Hình 1.3. Tương quan giữa môi và đường mũi - cằm của Ricketts đường
E........................................................................................................................5
Hình 1.4. Góc H...............................................................................................5
Hình 1.5. Góc Z................................................................................................5
Hình 1.6. Tam giác Tweed...............................................................................7
Hình 1.7. Các góc trong phân tích Down......................................................8
Hình 1.8. Các điểm chuẩn và mặt phẳng chuẩn trong phân tích Steiner. .9
Hình 1.9: Đặc điểm bộ răng ở trẻ 6 tuổi răng.............................................12
Hình 1.10: Đặc điểm bộ răng ở trẻ 8 tuổi răng...........................................12
Hình 1.11: Hướng phát triển của xương hàm trên.....................................13
Hình 1.12: Hướng phát triển của xương hàm dưới....................................13
Hình 1.13. Một số điểm chuẩn ở xương trên phim sọ nghiêng..................14
Hình 1.14. Một số mặt phẳng tham chiếu...................................................15
Hình 1.15. Độ nhô răng cửa HT...................................................................17
Hình 1.16. Độ nghiêng răng cửa...................................................................17
hàm trên........................................................................................................17
Hình 1.17. Độ nhô răng cửa..........................................................................18
hàm dưới.......................................................................................................18
Hình 1.18. Độ nghiêng răng cửa hàm dưới.................................................18
Hình 1.19. Góc liên răng cửa........................................................................18
Hình 1.20. Trục mặt, chiều sâu mặt, góc mặt phẳng HD...........................19
Hình 1.21. Độ nhô XHT................................................................................20
Hình 1.22. Chiều dài nền sọ trước...............................................................20

Hình 1.23. Một số điểm chuẩn ở mô mềm trên phim sọ nghiêng..............20
Hình 1.24. Đường thẩm mỹ S.......................................................................21
Hình 1.25. Đường E.......................................................................................22
Hình 1.26. Các góc mô mềm trên phim sọ-mặt từ xa ................................23
Hình 2.1. Sơ đồ mô phỏng kỹ thuật chụp phim sọ-mặt nghiêng từ xa.....30
Hình 2.2. Nhập thông tin trên phần mềm VNCeph...................................31
Hình 2.3. Phân tích phim trên phần mềm VNCeph...................................32
Hình 2.4. Bộ dụng cụ khám vô khuẩn.........................................................35
Hình 2.5. XQ kỹ thuật s Orthophos XG......................................................36


DANH MỤC BIỂU DỒ

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nam và nữ (n=200)...........................................................40
Biểu đồ 3.2. Phân bố tương quan xương theo ANB (n=200).....................41
Nhận xét:........................................................................................................41
Nhận xét:........................................................................................................41
Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa phân loại tương quan
xương hai hàm theo ANB giữa nam và nữ (p>0,05)...................................41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe,
nhu cầu về làm đẹp ngày càng được nhiều người quan tâm đặc biệt là ở lứa
tuổi trẻ. Sự sai lệch về răng và xương hàm có ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ
của con người vì vậy việc chỉnh hình răng mặt ngày càng được coi trọng. Trẻ
em 7 tuổi là độ tuổi nằm ở giai đoạn thay dần răng sữa, chuyển từ hàm răng
sữa sang hàm răng hỗn hợp. Các chỉ số sọ mặt ở độ tuổi này vì thế khá quan

trọng. Ngoài tác dụng phục vụ cho các yêu cầu ứng dụng khác nhau của độ
tuổi này, khi so sánh với các giá trị ở các độ tuổi khác sẽ cho phép nhận ra
được các quy luật tăng trưởng.
Có nhiều phương pháp để thu thập được các chỉ số sọ mặt, nhưng
phương pháp phân tích gián tiếp trên phim XQ chụp theo kỹ thuật từ xa được
nhiều người sử dụng vì có tính khách quan cao có thể phân tích được cả mô
mềm và mô cứng. Từ đó có thể tính toán và dự đoán xu hướng tăng trưởng sự
phát triển sọ mặt, đưa ra được dự đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị
thích hợp. Song song với sự phát triển của công nghệ, máy móc thì có rất
nhiều tác giả khác nhau trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các
chỉ số sọ mặt trung bình và chuẩn như các tác giả: Tweed, steiner, Rickett,
Down, Mac marama….
Mặt khác nhu cầu về thẩm mỹ răng hàm mặt ngày càng cao, công tác dự
phòng phát hiện và điều trị sớm lệch lạc răng, sai lệch khớp cắn cho đối tượng
trẻ em đang là vấn đề ngày càng được chú trọng. Những thông số về phát
triển sọ mặt ở trẻ em cần phải được quan tâm nghiên cứu, nhằm phục vụ cho
quá trình điều trị chỉnh nha.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau để mô tả các đặc
điểm nhân trắc đầu của các chủng tộc khác nhau bằng phim chụp sọ mặt. Tuy


2

nhiên, các giá trị nhân trắc đầu mặt được dùng trong răng hàm mặt hiện nay
chủ yếu là số liệu được thu thập trên người da Trắng và không thể áp dụng tốt
cho người Việt Nam.
Ở Việt Nam, hiện nay chúng ta vẫn chưa có các số đo, chỉ số đầu mặt
trung bình đáng tin cậy trên phim X quang của người Việt Nam ở các lứa tuổi.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về vấn đề này nhưng cỡ mẫu còn nhỏ và là
các nghiên cứu chung cho nhiều nhóm.

Năm 2003, Bộ Y tế công bố các giá trị sinh học người Việt Nam bình
thường thập kỷ 90, trong đó có các giá trị nhân trắc . Tuy nhiên, các giá trị
nhân trắc sọ mặt ở công trình này chỉ là số đo vòng đầu thu được bằng đo trực
tiếp. Năm 2001, Hoàng Tử Hùng và cộng sự công bố “Hằng số hình thái học
vùng đầu mặt và cung răng của trẻ em từ 3 đến 5,5 tuổi” bằng cách đo trực
tiếp trên một cỡ mẫu nhỏ (54 nam và 63 nữ) .
Đỗ Thị Thu Loan, Mai Đình Hưng (2008) , Võ Trương Như Ngọc , Lê
Nguyên Lâm (2014) …Tuy nhiên, các tác giả thường nghiên cứu trên cả cộng
đồng và nhiều nhóm tuổi khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu
riêng ở nhóm 7 tuổi.
Do nhu cầu cấp thiết của việc xác định các đặc điểm nhân trắc đầu-mặt ở
người Việt Nam trên phim chụp sọ nghiêng ở nhóm tuổi 7 tuổi, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Xác định một số kích thước đầu mặt trên phim sọ nghiêng ở
học sinh 7 tuổi tại Bình Dương năm 2017” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định một số kích thước mô cứng trên phim sọ nghiêng ở học
sinh 7 tuổi người Kinh tại Bình Dương năm 2017.
2. Xác định một số kích thước mô mềm, trên phim sọ nghiêng ở học
sinh 7 tuổi người Kinh tại Bình Dương năm 2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Lịch sử sử dụng phim sọ mặt trong nghiên cứu nhân trắc
Năm 1931, Holly Broadbent (Mỹ) và Hofrath (Đức) giới thiệu về phim
sọ nghiêng với mục đích nghiên cứu các hướng phát triển của phức hợp sọ
mặt (H. 1.1). Nhưng rất nhanh chóng, nó được sử dụng với mục đích đánh giá
sự cân đối của hàm mặt và làm sáng tỏ cơ sở giải phẫu của khớp cắn. Hàng

loạt những nghiên cứu về mặt đã được đánh giá qua phân tích trên phim. Một
số phân tích được thực hiện với mục đích đưa ra các chuẩn đồng thời được sử
dụng để xác định phương án điều trị trong chỉnh nha như các phân tích của
Tweed (1954), Steiner (1960) và Ricketts (1961) .
Một số phân tích khác với mục đích tìm hiểu về khớp cắn, ổ răng hoặc
cấu trúc xương. Các phân tích này cũng cố gắng làm sáng tỏ sự ảnh hưởng
qua lại giữa các cấu trúc sọ mặt trong quá trình phát triển tự nhiên, như các
các phân tích của Bjork (1947) .

Hình 1.1. Phim chụp sọ nghiêng


4

Phân tích phim sọ mặt cho phép chúng ta xác định được dạng mặt. Tuy
nhiên, dạng mặt và các bất thường không phải khi nào cũng gắn liền nhau, vì
nhiều trường hợp có lệch lạc xương nhưng khớp cắn hoàn toàn bình thường.
Nghiên cứu về tương quan xương cũng cho phép chúng ta định hướng được
điều trị nhờ vào phân tích mối liên quan xương trong mặt phẳng đứng ngang
và đứng dọc giữa giúp chúng ta có thể phân biệt được lệch lạc do xương hàm
hay xương ổ răng.
Không giống các loại phim XQ khác, phim chụp sọ mặt từ xa có đặc
điểm hết sức riêng biệt. Phim chụp sọ sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không
biết phiên giải chúng. Muốn phim có ý nghĩa phải đánh dấu những điểm mốc
rồi từ đó xác định các đường thẳng, các góc thể hiện sự liên quan giữa chúng
với nhau. Nói một cách khác đó chính là quá trình chuyển biến hầu hết những
thông tin thu được trên phim thành những con số dễ hiểu, dễ phân tích và
quản lý, thống kê. Các điểm mốc được định ra phải đủ hai tính chất: đặc trưng
và dễ dàng xác định trên phim.
RM. Ricketts đã khái quát hoá chức năng của phim sọ nghiêng trong

phân tích sọ - mặt thành sơ đồ 4C:
- Caracterisation mô tả đặc điểm: mô tả tình trạng sinh lý, bệnh lý.
- Comparison so sánh: so sánh giữa cơ thể này với cơ thể khác cùng
tuổi, hoặc trong các nghiên cứu dọc.
- Classification phân loại: giúp phân loại các mối tương quan.
- Communication giao tiếp: có thể dùng phim để trao đổi với bố mẹ,
đồng nghiệp hoặc bệnh nhân .
So với đo trực tiếp và đo trên ảnh chuẩn hóa, ưu điểm vượt trội của đo
trên phim sọ - mặt là đánh giá được mô xương bên dưới và mối tương quan
giữa mô cứng và mô mềm, vấn đề đánh giá m mềm hạn chế hơn. Khi đánh
giá thẩm mỹ, các tác giả thường sử dụng các góc mô mềm và các đường thẩm
mỹ như đường S và E, góc H và góc Z.


5

Hình 1.2. Tương quan giữa môi và đường mũi - cằm Steiner hay đường S

Hình 1.3. Tương quan giữa môi và đường mũi - cằm của Ricketts đường E

Hình 1.4. Góc H

Hình 1.5. Góc Z


6

1.1.2. Kĩ thuật phân tích phim sọ nghiêng và các điểm mốc trên phim
1.1.2.1. Phim sọ-mặt từ xa kỹ thuật số
Sau khi được Broadbent giới thiệu vào năm 1931, phim sọ-mặt chuẩn

hoá được sử dụng một cách rộng rãi trong lâm sàng và nghiên cứu. Với số
lượng ngày càng nhiều, càng chi tiết, con người không thể đủ thời gian để
khai thác hết toàn bộ một lượng thông tin khổng lồ trên phim sọ mặt, chỉ có
một phương tiện duy nhất có thể giúp chúng ta ghi nhận nhanh nhiều thông
tin, bảo quản, phân loại và phân tích thông tin vừa nhanh chóng vừa hiệu quả
đó là máy tính. Ngày nay, việc sử dụng phim sọ-mặt từ xa kỹ thuật số đã ngày
càng phổ biến hơn. Với nha sĩ, công việc phân tích phim, lập chẩn đoán và
quản lý hồ sơ bệnh nhân trở nên nhẹ nhàng hơn và nhanh chóng với một máy
tính cá nhân và một bàn phím. Trên màn hình thông thường sẽ có đầy đủ các
phân tích cơ bản của Tweed, Steiner và Ricketts..., sau khi đã lựa chọn các
mốc giải phẫu thích hợp chúng ta có thể lựa chọn các phân tích thích hợp để
sử dụng. Chất lượng hình ảnh khi chụp bằng máy kỹ thuật số cũng tốt hơn, sự
tương phản màu sắc giữa đen và trắng rõ ràng hơn. Trên màn hình vi tính, sau
khi đã lựa chọn các điểm mốc giải phẫu, chúng ta có thể làm nhiều phép đo
khác nhau cùng một lúc. Một số phần mềm trước đây như: Dento Facial
PlannerTM, Quick CephTM , Quick Ceph Image ProTM được thay thế bằng
những phần mềm tốt hơn. Có những phần mềm như Cepha 3DT có thể giúp
chúng ta vừa phân tích hai chiều 2D, vừa phân tích ba chiều 3D khi cần tái tạo
lại hình ảnh theo không gian ba chiều. Cùng với sự phát triển công nghệ
thông tin, một số bệnh nhân có xu hướng sợ tiếp xúc với tia X, đòi hỏi phải có
một phương tiện khác có chất lượng hơn không phải là tia X. Để đáp ứng nhu
cầu này, Marc Lemchen nghiên cứu ra một hệ thống chẩn đoán không dùng
tia X vào đầu những năm 80, gọi là hệ thống Dolphin Imaging, hệ thống này
có sản phẩm thương mại là Digi - Graph. Hệ thống này giúp chúng ta tránh


7

được tia X, nha sĩ và bệnh nhân trao đổi thông tin qua hệ thống Video có độ
phân giải cao, lưu trữ được thông tin, mẫu hàm, ảnh bệnh nhân và đặc biệt là

tăng tính Makerting. Tuy nhiên chi phí cho mỗi lần sử dụng rất cao do đó
không thể phổ biến được rộng rãi được.
1.1.2.2. Các phương pháp phân tích phim
* Phương pháp phân tích Tweed.
Phương pháp này cơ bản dựa trên góc nghiêng xương hàm dưới so với
mặt phẳng Frankfort, vị trí răng cửa dưới. Mục tiêu của phương pháp:
+ Xác định trước vị trí răng cửa dưới cần đạt được khi điều trị.
+ Tiên lượng kết quả điều trị dựa trên hình tam giác Tweed.

Hình 1.6. Tam giác Tweed
* Phương pháp phân tích Downs.
Trong phương pháp phân tích của mình, Downs đã chú ý đến hai phần
rõ rệt là phần xương và phần răng. Mặt phẳng tham chiếu là Frankfort.
Các đường phân tích: chủ yếu dựa trên các đường: N-Pog, NA, AB,
APog, S-Gn trục Y, mặt phẳng cắn, mặt phẳng hàm dưới, trục của các răng
cửa trên và dưới.


8

Hình 1.7. Các góc trong phân tích Down
Dựa vào đa giác Downs chúng ta phác họa được một cách tổng quát về
tương quan xương giữa hai hàm, tương quan giữa răng trên và dưới của từng
cá thể.
Nhược điểm: rất khó xác định điểm Po và Or mặt phẳng Frankfort trên
phim và mặt phẳng Frankfort không phải luôn luôn là một mặt phẳng nằm
ngang mà có thể dịch chuyển lên xuống.
* Phương pháp phân tích Steiner.
Phương pháp này được công bố vào năm 1953, đến năm 1959 thì
được bổ sung thêm, lúc đó nó được công nhận là phương pháp phân tích

hiện đại nhất. Ông đã lựa chọn trong các phương pháp của Downs, W.
Wylie, Thompson, Brodie, Riedel, Ricketts, Holdaway những yếu tố mà theo
ông nó rất có ý nghĩa trên lâm sàng để nắn chỉnh răng-hàm. Steiner cũng là
người đã tìm ra đường S hay gọi là đường Steiner để đánh giá thẩm mỹ
khuôn mặt.


9

Hình 1.8. Các điểm chuẩn và mặt phẳng chuẩn trong phân tích Steiner
Ưu điểm: mặt phẳng SNa dễ xác định, các điểm chuẩn S và Na tương
đối rõ ràng.
Nhược điểm: mặt phẳng SNa thay đổi theo từng cá thể. Mặt phẳng SNa
có thể dốc lên hoặc dốc xuống làm tương quan xương hàm so với xương bị
thay đổi và mặt phẳng SNa ngắn hay dài có thể làm tương quan 2 hàm không
còn chính xác nữa. Do đó trong nhiều trường hợp cần phối hợp với các phân
tích khác.
* Phương pháp phân tích Ricketts
Tác giả đề ra 10 thông số nhằm: định vị cằm, định vị xương hàm trên,
định vị răng, đánh giá khuôn mặt nhìn nghiêng. Tương tự Steiner, Ricketts đã
tìm ra đường E hay cũng gọi là đường Ricketts và các tỷ lệ vàng trên khuôn
mặt để đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt. Ưu điểm: một trong những điểm đáng
chú ý của phân tích này là những giá trị của mỗi lần đo được hình thành với
một sự điều chỉnh gắn liền với tuổi tác của bệnh nhân .
* Phương pháp phân tích McNamara.
Phương pháp phân tích này được McNamara đưa ra năm 1983 nhằm
giúp cho quá trình lập kế hoạch điều trị của các nhà chỉnh nha và phẫu thuật


10


điều trị lệch lạc xương. Các số đo McNamara đưa ra là tổng hợp của các phân
tích trước đó bao gồm của Bolton, Burlington. Các đường và mặt phẳng dùng
làm chuẩn là mặt phẳng Frankfort và đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
FH kẻ từ điểm N. Trong phương pháp này, McNamara phân tích các kết cấu
hầu-họng để xác định có tắc nghẽn thông khí hay không. Phương pháp này có
tính chất toán học hơn là đo các góc, đòi hỏi chúng ta phải biết chính xác sự
sai lệch giữa kích thước thật và kích thước trên phim .
* Mối liên quan giữa mô mềm và hệ thống nâng đỡ xương-răng.
Khi phân tích mô mềm, chúng ta không thể không chú ý đến hệ thống
nâng đỡ bên dưới, mặc dù khi đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt chủ yếu là đánh
giá mô mềm. Hình thái bên ngoài có tương xứng mô xương-răng bên trong
hay không? Mô mềm nhìn ngiêng có phản ánh được hệ thống xương-răng
theo chiều trước sau hay không? Vấn đề này được bàn cãi từ lâu và đến nay
vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau. Nếu như theo Tweed 1950,
Brishara 1985, dù ít hay nhiều cấu trúc mô mềm đều thay đổi theo xương thì
theo Subtelny 1959 mối tương quan giữa mô mềm và xương không chặt chẽ .
Tweed khẳng định những khuôn mặt cân xứng có một khớp cắn bình thường
khi răng cửa được sắp xếp theo một cách phù hợp trên nền xương của nó. Có
sự liên hệ chặt chẽ giữa khuôn mặt hài hòa và tư thế răng cửa dưới, chính vì
thế ông đã đưa ra góc IMPA: 90 ± 5° và FMIA: 65-72° phản ánh tư thế răng
cửa dưới so với mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng hàm dưới. Holdaway có
mối liên quan chặt chẽ giữa khoảng cách tính từ răng cửa dưới đến Pog xương
và đường thẳng Na-B. Đường viền mặt lý tưởng nếu hai đoạn này bằng nhau.
Nếu khác biệt 1-2mm theo hướng lưỡi hoặc tiền đình thì thẩm mỹ chấp nhận
được, nếu quá 4mm thì thăng bằng mặt không thể được chấp nhận cần phải
điều trị. M. Ricketts, Langlade, Picaud, Stromboni nghiên cứu các bệnh nhân
nắn chỉnh răng và kết luận rằng vị trí của mỗi thay đổi theo sự di chuyển răng



11

cửa một cách rất tinh tế: môi trên lùi 1mm nếu răng cửa trên lùi 3mm; môi
dưới lùi 1mm nếu răng cửa trên lùi 1mm và răng cửa dưới lùi 0,6mm. Tuy
nhiên khoảng cách giữa điểm A xương và A mô mềm, Pog và Pog’ thì không
đổi trong suốt quá trình điều trị .
1.1.3. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em 7 tuổi
1.1.3.1. Sự phát triển thể chất ở trẻ cuối thời thơ ấu
Trẻ cuối thời thơ ấu, từ 5 hoặc 6 tuổi đến khi bắt đầu dậy thì được đặc
trưng bởi những thay đổi về hành vi xã hội và tiếp tục những thay đổi thể chất
của thời kì trước. Các mô khác nhau luôn có tốc độ tăng trưởng khác nhau
nhưng ở thời kì này sự khác biệt về tăng trưởng của các mô là lớn nhất .
Trẻ 7 tuổi đã hoàn thiện phát triển về hệ thần kinh. Não và hộp sọ đã
phát triển đủ kích thước như người lớn. Mô bạch huyết phát triển quá mức
so với người lớn và thường xảy ra phì đại bạch huyết hầu họng. Ngược lại hệ
sinh dục thường chưa phát triển và sự tăng trưởng của toàn cơ thể giữ mức
độ thấp .
Trong sự phát triển của cơ thể, sự phát triển của các phần trong hệ xương
có liên quan chặt chẽ với nhau. Người ta đã tìm ra các marker trong hệ xương
khớp để đánh giá được sự phát triển của sọ mặt như xương bàn tay cổ tay hay
sự cốt hóa của đốt sống cổ.
1.1.3.2. Đặc điểm bộ răng của trẻ 7 tuổi
7 tuổi là thời kì đầu của bộ răng hỗn hợp, khi các răng cửa sữa bắt đầu
thay và các răng hàm lớn vĩnh viễn mọc. Có một sự chênh lệch giữa tuổi thật
của trẻ và tuổi của bộ răng. Trẻ 7 tuổi có thể có tuổi răng ở 6, 7, hoặc 8 tuổi.
Giai đoạn đầu của thời kì mọc răng vĩnh viễn, ở 6 tuổi răng, răng cửa giữa
hàm dưới đã mọc và theo sau là răng hàm lớn hàm trên và hàm dưới. Những
răng này thường mọc cùng một thời điểm, tuy nhiên, cũng có sự thay đổi, răng
hàm lớn thường mọc trước răng cửa dưới hoặc ngược lại .



12

Hình 1.9: Đặc điểm bộ răng ở trẻ 6 tuổi răng
Ở 7 tuổi răng, trẻ đã mọc răng cửa giữa hàm trên và răng cửa giữa hàm
dưới. Răng cửa giữa hàm trên thường mọc muộn hơn răng hàm dưới khoảng 1
năm nhưng không liên quan với răng cửa bên hàm dưới. Chân răng cửa bên
đã hình thành tương đối nhưng vẫn còn cách thời điểm mọc khoảng 1 năm,
trong khi răng nanh và răng hàm nhỏ đang trong thời kì hình thành thân răng
hoặc bắt đầu hình thành chân răng.

Hình 1.10: Đặc điểm bộ răng ở trẻ 8 tuổi răng
Ở tuổi răng 8 tuổi đặc trưng bởi sự mọc răng cửa bên hàm trên. Sau giai
đoạn này, có một khoảng dừng khoảng 2 – 3 năm trước khi có thêm bất cứ
răng vĩnh viễn nào thay.


×