Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT MẢNG BÁM RĂNG TRONG DỰ PHÒNG SÂU RĂNG, VIÊM LỢI Ở HỌC SINH 12 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.36 KB, 30 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
*



TẠ QUỐC ĐẠI






ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT MẢNG BÁM RĂNG
TRONG DỰ PHÒNG SÂU RĂNG, VIÊM LỢI
Ở HỌC SINH 12 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG
Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Chuyên ngành : Dịch tễ học
Mã số : 62 72 70 01


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC












Hà Nội - 2012

2
CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VỆ SINH
DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG




Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Trịnh Đình Hải

2. TS. Đào Thị Dung

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:






Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp viện họp tại
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương,
vào hồi…….giờ……, ngày…….tháng …….năm 2012







Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương



3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPITN Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng
(Community Periodental index of treatment needs)
CI-S Chỉ số cao răng đơn giản (Calculus index simplified)
CSCT Chỉ số can thiệp
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CSRM Chăm sóc răng miệng
CT Can thiệp
DI-S Chỉ số cặn bám đơn giản (Debris index simplified)
F Fluor
KAP Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude, Practice)
MBR Mảng bám răng

NHĐ Nha học đường
OR Tỉ suất chênh (Odds Ratio)
RHM Răng hàm mặt
RM Răng miệng
SL Số lượng
SR Sâu răng
SMT Sâu, mất, trám răng vĩnh viễn
SRVV Sâu răng vĩnh viễn
THCS Trung học cơ sở
TL Tỷ lệ
VL Viêm lợi
VSRM Vệ sinh răng miệng
WHO Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organization)


4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu răng, viêm lợi là hai bệnh rất phổ biến trong các bệnh răng
miệng (RM) trên thế giới cũng như ở nước ta. Bệnh mắc rất sớm, ngay từ
khi răng mới mọc (6 tháng tuổi). Nếu không được điều trị kịp thời bệnh
gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực
và thẩm mỹ của trẻ sau này.
Trong 20 năm trở lại đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ
thuật, người ta đã tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh răng
miệng là do mảng bám răng. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng
bệnh thích hợp, tuy nhiên việc phòng bệnh răng miệng là quá trình tương
đối đơn giản, không quá khó khăn, không đòi hỏi trang bị đắt tiền, không
đòi hỏi cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao và chi phí thấp, dễ thực hiện ở

cộng đồng, đặc biệt là ở các trường học.
Năm 2001 theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc có trên
90% dân số mắc bệnh răng miệng, trong khi hoạt động của mạng lưới
phòng chống bệnh răng miệng còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy
hiện nay công tác phòng chống bệnh răng miệng là nhiệm vụ trọng tâm
của ngành răng hàm mặt.
Ở Hà Nội kết quả điều tra sức khỏe răng miệng năm 2007 - 2008 ở học
sinh tiểu học và trung học cơ sở cho thấy tỷ lệ bệnh răng miệng ngày càng
tăng theo lứa tuổi.
Để đẩy mạnh chương trình nha học đường, cũng như tìm những biện
pháp mới kết hợp với chương trình nha học đường nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả phòng bệnh răng miệng cho học sinh, trong khuôn khổ của
dự án “Đánh giá hiệu quả hoạt động Nha Học Đường tại Hà Nội năm 2009
– 2010 của viện Răng Hàm Mặt Quốc gia”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng
sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà
Nội” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm
lợi, mảng bám răng và kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc

5
răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại một số trường trung học cơ sở
huyện Gia Lâm, huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội năm 2009.
2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu
răng, viêm lợi của học sinh 12 tuổi tại 4 trường trung học cơ sở của 2
huyện nghiên cứu.



NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


1. Đề tài luận án đã cung cấp các thông tin tham khảo có giá trị cho các
nhà khoa học chuyên ngành về tình hình bệnh răng miệng, kiến thức, thái
độ, thực hành chăm sóc răng miệng và thực trạng chăm sóc răng miệng tại
một số trường trung học cơ sở ở ngoại thành Hà Nội.
2. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra mô hình can thiệp có hiệu quả kiểm soát
mảng bám răng, giúp các nhà quản lý y tế học đường có thể phát triển
phương pháp dự phòng hữu hiệu sâu răng, viêm lợi ở cộng đồng.





CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Luận án dài 125 trang; đặt vấn đề: 3 trang; Tổng quan tài liệu: 34 trang;
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 26 trang; Kết quả nghiên cứu: 34
trang; Bàn luận: 25 trang, kết luận và khuyến nghị: 3 trang. Trong luận án
có 44 bảng, 6 hình, 1 sơ đồ và 4 biểu đồ. Ngoài ra, phần tài liệu tham khảo
có 139 tài liệu, trong đó: 60 tài liệu tiếng việt và 79 tài liệu tiếng Anh,
phần phụ lục 22 trang.

6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh răng miệng (RM) là bệnh rất phổ biến trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, trong đó hai bệnh hay gặp nhất là sâu răng và viêm lợi. Trước
đây bệnh sâu răng, viêm lợi rất phổ biến ở các nước phát triển do chế độ ăn
nhiều đường, sữa. Nhưng khoảng hai thập niên gần đây có sự đảo ngược
về tình trạng sâu răng ở hai nhóm quốc gia (phát triển và đang phát triển).

Những nước đang phát triển tỷ lệ SR ngày càng tăng do không được dùng
nước uống có fluor, chế độ ăn nhiều đường, giáo dục nha khoa không được
coi trọng. Những nước phát triển coi giáo dục nha khoa là quốc sách, fluor
hóa nước uống, thực hiện chế độ ăn hạn chế đường, dùng kem chải răng có
fluor, trám bít hố rãnh nên tỷ lệ sâu răng giảm rõ rệt.
Trước đây, hầu hết các nước trên thế giới đều tập trung vào điều trị
bệnh RM, phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ nên rất tốn kém. Ngày nay
nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, người ta đã tìm ra nguyên
nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh RM là do mảng bám răng, từ đó đã đề
ra các biện pháp phòng bệnh RM rất hiệu quả, ở một số nước bệnh SR, VL
đã giảm đáng kể. Chính vì vậy WHO đã khuyến cáo tất cả các nước trên
thế giới dự phòng bệnh RM sớm ngay từ lứa tuổi học sinh là chiến lược
khả thi nhất.
Việt Nam là nước đang phát triển, những năm gần đây, do điều kiện
kinh tế, xã hội phát triển, chế độ dinh dưỡng có nhiều thay đổi như sử
dụng nhiều đường, sữa trong khi cộng đồng vẫn chưa nhận thức đầy đủ
về nguy cơ, tác hại cũng như việc phòng tránh bệnh răng miệng. Nhiều
công trình nghiên cứu đã cho thấy tại nhiều địa phương bệnh răng miệng
có xu hướng ngày càng tăng, trong khi hoạt động của mạng lưới phòng
chống bệnh răng miệng còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy hiện nay
công tác phòng chống bệnh răng miệng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành
răng hàm mặt.
Để giải quyết tình trạng này ngành răng hàm mặt nhiều năm qua đã
thực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu mà
trọng tâm là công tác nha học đường (NHĐ) với 4 nội dung: Giáo dục nha
khoa cho học sinh, dùng nước súc miệng có flour 0,2% hàng tuần tại
trường học, trám bít hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng tại
trường học. Tuy nhiên việc thực hiện và hiệu quả của công tác này có khác
nhau ở từng lứa tuổi, từng thời gian, một phần nguyên nhân là do kiến
thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh khác nhau ở

từng lúc, từng nơi nên tỷ lệ bệnh RM của học sinh vẫn còn cao. Các
nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác dự phòng bệnh RM

7
thì tỷ lệ bệnh RM giảm rõ rệt. Việc đẩy mạnh công tác dự phòng bệnh
RM, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh là thiết thực cho sức khỏe học sinh và hữu
ích cho việc tích kiệm ngân sách quốc gia, giảm gánh nặng cho ngành Y
Tế, giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Tại hội nghị nha khoa toàn quốc năm 2010 theo báo cáo của viện
Răng Hàm Mặt Quốc Gia trên 80% dân số mác bệnh RM, với tỷ lệ bệnh
RM cao như hiên nay nếu chỉ chú trọng vào điều trị phục hồi mà quên mất
điều trị dự phòng thì chúng ta không thể hoàn thành nhu cầu điều trị vô tận
cho cộng đồng, chi phí và ngân sách phải trả là rất lớn, đòi hỏi phải có
nhiều thầy thuốc chuyên khoa với trang thiết bị đắt tiền và mất rất nhiều
thời gian của bệnh nhân, thầy thuốc. Trong khi màng lưới phòng khám
RHM hiện nay còn mỏng, đội ngũ bác sỹ chuyên khoa còn thiếu, kinh phí
hạn hẹp. Cho dù hiện nay nhờ xã hội hóa số lượng bệnh viện tư nhân,
phòng khám tư nhân đã tăng đáng kể (nhưng chỉ tập chung ở các thành
phố) đã giải quyết được một phần nhu cầu điều trị cho người dân nhưng
vẫn làm tốn rất nhiều kinh phí, thời gian của cá nhân và xã hội. Do đó
công tác phòng bệnh RM là vô cùng quan trọng và cần thiết. Một trong
những biện pháp quan trọng trong công tác phòng bệnh RM là biện pháp
kiểm soát MBR. MBR (Dental Plaque) hay gọi là màng sinh học (biofilm)
là một quần thể các vi khuẩn sống trong những cấu trúc có tổ chức ở giao
diện giữa một mặt cứng và chất lỏng tồn tại trên bề mặt răng. Vi khuẩn
trong MBR sống thành từng vi cụm nằm gọn trong một khuôn các chất
polymer ngoại bào. Sử dụng kỹ thuật PCR đã phát hiện tới 500 loài vi
khuẩn khác nhau có trong MBR. MBR được coi là tác nhân ngoại lai quan
trọng nhất trong bệnh sinh bệnh răng miệng, MBR có khả năng gây hại bởi
hai cơ chế tác động: Trực tiếp: Men làm mềm yếu sợi keo, phân hủy tế

bào, làm bong tách nhiều mô dính dẫn tới viêm, prostaglandine làm tiêu
xương ổ răng. Tác động gián tiếp: Do vi khuẩn và chất tiết của vi khuẩn
đóng vai trò là kháng nguyên. Các kháng nguyên này kích thích các phản
ứng miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân. Từ đó, các sản phẩm trung gian
của phản ứng miễn dịch gây ra sự phá hủy tổ chức của lợi. Khả năng gây
SR của mảng bám phụ thuộc độ dính của chúng vào răng, khả năng sinh
acid từ đường C
12
và C
6
và pH của môi trường miệng.
Các biện pháp kiểm soát MBR: Các biện pháp cơ học: Chải răng, làm sạch
kẽ răng, phương pháp phun tưới. Biện pháp hoá học: Dùng nước súc
miệng có tác dụng phòng ngừa và giảm tích tụ MBR, có fluor nên làm
giảm sâu răng…Khắc phục và sửa chữa các sai sót: Vị trí răng, về điểm
tiếp giáp, sửa chữa các phục hồi răng sai quy cách.
Chế độ dinh dưỡng và tuyên truyền phòng bệnh.

8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh 12 tuổi, không phân biệt giới tính, tự nguyện tham gia
nghiên cứu, loại trừ những học sinh chuyển trường.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- 6 trường trung học cơ sở của huyện Gia Lâm và huyện Quốc Oai
Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: 5/2009 – 3/2011

2.2. Phương pháp nghiên cứu [32], [33], [34].
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích,
nghiên cứu dịch tễ học can thiệp có đối chứng.
2.2.1.1. Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích
* Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức nghiên cứu dịch tễ học mô tả.
Z
2
1- /2
p (1-p ) p: 70%
n = x DE  = 0,05
d
2
DE: 2

Theo công thức: n = 1008 (Thực tế điều tra: 1022 HS)
* Cách chọn mẫu
Chọn chủ đích: + Huyện Quốc Oai: Trường trung học cơ sở (THCS) Đồng
Quang, Thạch Thán và Thị Trấn Quốc Oai
+ Huyện Gia Lâm: Trường THCS Cổ Bi, Thị Trấn Trâu Quỳ và Đa
Tốn. Để đảm bảo đạo đức y tế, lấy toàn bộ số HS của 6 trường được 1022
em, đã khám RM và phỏng vấn KAP về CSRM.
2.2.1.2. Nghiên cứu dịch tễ học can thiệp có đối chứng.
* Cỡ mẫu
Được tính theo công thức
Z
2
1 - /2
[(1 – p1)/ p1 + ( 1- p2)/ p2] p

1
: 80%
n
1
= n
2
= p2: 40%
[ln (1 - )]
2

: 15%,
Theo công thức: n
1
= n
2
=259 (Thực tế điều tra HS 2 nhóm: 609)
* Cách chọn mẫu
Trong 6 trường THCS chúng tôi chọn lấy 4 trường và phân bổ ngẫu nhiên
vào 2 nhóm, nhóm can thiệp 2 trường 306 HS: Đồng Quang - huyện Quốc
Oai (156 HS) và thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm (150 HS), nhóm

9
chứng 2 trường 303 HS: Thị trấn Quốc Oai - huyện Quốc Oai (152 HS) và
Đa Tốn - huyện Gia Lâm (151 HS).
2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1. Thực trạng, một số yếu tố liên quan đến bệnh SR, VL, MBR và
KAP về chăm sóc răng miệng ở học sinh 12 tuổi
- Xác định thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, tình trạng MBR của học
sinh
- Xác định thực trạng về KAP của học sinh về CSRM

- Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi.
2.3.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát MBR trong dự phòng SR, VL của
học sinh 12 tuổi tại 4 trường trung học cơ sở của 2 huyện nghiên cứu.
- Thử nghiệm phương pháp can thiệp kiểm soát MBR trên đối tượng
nghiên cứu: Kết hợp 3 biện pháp: biện pháp giáo dục nha khoa, biện pháp
cơ học: hướng dẫn chải răng có giám sát theo phương pháp Bass cải tiến
và biện pháp hoá học (dùng nước súc miệng).
- Đánh giá hiệu quả kiểm soát MBR qua tình hình bệnh RM, qua các chỉ
số mảng bám PI (có sử dụng chỉ thị màu), chỉ số CI-S, DI-S, OHI-S và
kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc RM của học sinh.
2.4. Đánh giá can thiệp:
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng bảng hỏi.
- Khám răng học sinh (theo phiếu của WHO) để đánh giá.
- Đánh giá chỉ số hiệu quả (CSHQ) và chỉ can thiệp (CSCT):
Sử dụng CSHQ để đánh giá một số chỉ số (tỷ lệ %) thay đổi sau can thiệp
so với trước can thiệp:
CSHQ (%) =
/ p
1
– p
2
/
x 100
p
1


+ p
1
: Tỷ lệ trước can thiệp.

+ p
2
: Tỷ lệ sau can thiệp.
Sử dụng CSCT (tỷ lệ %) để đánh giá hiệu quả can thiệp giữa nhóm can
thiệp và nhóm chứng:
CSCT (%) = CSHQ (nhóm can thiệp) – CSHQ (nhóm chứng)
So sánh kết quả các chỉ số thu thập được trước và sau can thiệp và rút ra
kết luận cần thiết.


10

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức,
thái độ thực hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan
đến bệnh răng miệng của học sinh.
3.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và MBR của học sinh
3.1.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng

38,4
23,8
31,1
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0

30.0
35.0
40.0
Tû lÖ(%)
Quốc Oai Gia lâm Chung
Địa điểm NC

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh theo huyện
- Tỷ lệ HS sâu răng vĩnh viễn chung của 2 huyện thấp 31,1%
3.1.1.2. Thực trạng bệnh viêm lợi
Bảng 3.3. Số học sinh viêm lợi theo huyện
Viêm lợi
Quốc Oai
(n = 510)
Gia Lâm
(n = 512)
Chung
(n = 1022)
SL TL (%)

SL TL (%) SL TL (%)

Không viêm lợi (CPITN=0)

295

57,8 318

62,1 613


60,0
Viêm lợi (CPITN = 1;2) 215

42,2* 194

37,9** 409

40,0
- CPITN =1 86 8,4 71 7,0 157

15,4
- CPITN =2 129 12,6 123 12,0 252

24,6
p
* - **
<0,05 (Quốc Oai và Gia Lâm)
- Tỷ lệ viêm lợi (CPITN=1;2) của HS 12 tuổi chung của 2 huyện ở mức
trung bình 40,0%.


11

3.1.1.3. Thực trạng mảng bám răng của học sin
Bảng 3.5. Thực trạng chỉ số mảng bám PI ở học sinh theo huyện
Địa danh

PI
≤ 2


PI > 2

SL % SL %
Quốc Oai (n=510) 181 35,5 329 64,5
Gia Lâm (n=512) 197 38,5 315 61,5
Chung (n=1022) 378 37,0 446 63,0
p > 0,05
- Học sinh tại 2 huyện có chỉ số mảng bám PI ở 2 mức độ khác nhau, sự
khác nhau này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.7. Thực trạng cặn bám răng ở HS nghiên cứu theo huyện
Địa danh
M
ức độ 0


M
ức độ 1


M
ức độ 2


M
ức độ 3

SL % SL % SL % SL %
Quốc Oai(n=510) 25 4,9 41 8,0 401 78,6 43 8,5
Gia Lâm (n=512) 24 4,7 38 7,4 392 76,6 58 11,3

Chung (n=1022)
49

4,8

79

7,7

793

77,6

101

9,9

p>0,05

- Học sinh ở hai huyện có tỷ lệ cặn bám răng ở các mức độ khác nhau xếp
theo thứ tự từ: Mức độ 0, mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3. Sự khác biệt
giữa các tỷ lệ về tình trạng cặn bám răng là không có ý thống kê (p
>0,05).

Bảng 3.9. Thực trạng cao răng ở nhóm HS nghiên cứu theo huyện
Địa danh
Mức độ 0 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

SL % SL % SL % SL %
Quốc Oai (n=510) 81 15,9 247 48,4 143 28,0 39 7,7

Gia Lâm (n=512) 112 21,9 330 64,5 58 11,3 12 2,3
Chung (n=1022)
193

18,9

577

56,5

201

19,7

51

4,9


2

= 64,80 ; p <0,05
- Học sinh ở hai huyện có tỷ lệ cao răng ở các mức độ khác nhau xếp theo
thứ tự từ: Mức độ 0, mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3. Sự khác biệt giữa các
tỷ lệ về tình trạng cao răng là có ý nghĩa thống kê (p <0,05)



12


3.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về CSRM của HS nghiên cứu
3.1.2.1. Kiến thức về chăm sóc răng miệng
Bảng 3.15. Điểm trung bình về kiến thức CSRM của HS theohuyện

Địa danh
Đi
ểm kiến thức

Gi
ỏi

Kh
á

Trung bình

SL % SL % SL %
Quốc Oai (n=510) 79 15,5 87 17,0 344 67,5
Gia Lâm (n=512) 108 21,1 122 23,8 282 55,1
Chung (n=1022)
187

18,
2

209

20,5

626


61,3


2

=13,75 ; p < 0,05
- Học sinh ở hai huyện có tỷ lệ điểm kiến thức CSRM ở các mức độ khác
nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
3.1.2.2. Thái độ về chăm sóc răng miệng

Bảng 3.17. Thái độ của HS về chăm sóc răng miệng (n = 1022)
Thái độ của HS về CSSKRM SL %
Phải chải răng hàng ngày sau ăn bữa chính:
Đồng ý 389 38,1
Phải khám răng định kỳ:
Đồng ý 251 24,6
Khi đau răng phải đến bác sĩ khám:
Đồng ý 408 39,9
Dùng kem đánh răng để chải răng là biện pháp phòng các bệnh về răng

Đồng ý 429 42,0
- HS đồng ý chải răng hàng ngày 38,1%. Dùng kem đánh răng để chải răng
42,0%; Khi đau răng phải đến bác sĩ khám: 39,9%, và phải khám răng định
kỳ: 24,6%, tỷ lệ còn lại: không đồng ý và không biết.
3.1.2.3. Thực hành về chăm sóc răng miệng

Bảng 3.18. Thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày (n = 1022)
V
ệ sinh răng mi

ệng

SL

TL (%)

Phương pháp VS răng miệng sau bữa ăn chính:
Chải răng

230 22,5
Số lần chải răng/ một ngày:

Nhiều lần

404 39,5
- Sau bữa ăn chính: tỷ lệ HS thực hành chải răng chỉ có 22,5%
- Số lần chải răng/ngày: Chải răng nhiều lần trên ngày chỉ có 39,5%.


13

Bảng 3.20. Thời gian chải răng và thay bàn chải (n = 1022)
Ch
ỉ số

SL

TL (%)

Thời gian chải răng mỗi lần:

- Nhiều hơn 3 phút

309 30,2
Thời gian sử dụng bàn chải:


- 3 tháng thay một lần

332 32,5

- Chải răng đủ thời gian (mỗi lần nhiều hơn 3 phút) chỉ chiếm 30,2%. Thời
gian thay bàn chải đúng thời hạn (3 tháng một lần) chiếm tỷ lệ thấp là
32,5%.

Bảng 3.23. Ăn, uống đồ ngọt và CSRM sau khi ăn, uống đồ ngọt
(n=1022)
Chỉ số SL TL (%)
Số lần ăn, uống các loại đồ ngọt trong ngày:
- Nhiều lần

703 68,8
Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt:
- Chải răng

42 4,1

- Có 68,8% HS đã ăn, uống các loại đồ ngọt (Bánh quy, kẹo, kem, pepsi )
với tần suất nhiều lần trong ngày. Trong khi chỉ có 4,1% HS thực hiện chải
răng sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt.


Bảng 3.24. Đi khám chữa răng bác sĩ lần gần đây nhất (n=1022)
Ch
ỉ số (thời gian)

SL

TL (%)

- 6 đến 12 tháng 204 20.0
- Chỉ có 20,0% HS đã đi khám định kỳ.

3.1.3. Mối liên quan giữa VSRM với bệnh SR, VL của HS
Bảng 3.27. Liên quan giữa tình trạng VSRM với SR vĩnh viễn
Vệ sinh răng
miệng
Sâu răng vĩnh viễn
OR; p

Không
SL % SL %
Không tốt 231 22,6 342 33,5 OR=2,8
p < 0,05
Tốt 87 8,5 362 35,4
Cộng 318 31,1 704 68,9

- Có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng VSRM (không tốt, tốt) và bệnh
sâu răng vĩnh viễn (có mắc; không mắc), với OR = 2,8; p <0,05.

14


Bảng 3.28. Liên quan giữa tình trạng VSRM với viêm lợi
Vệ sinh răng
miệng
Viêm lợi
OR; p


Không
SL % SL %
Không tốt 291 28,5 282 27,6 OR = 2,9
p < 0,05
Tốt 118 11,5 331 32,4
C
ộng

409

40,0

613

60,0


- Có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng VSRM (không tốt, tốt) với bệnh
viêm lợi (có mắc; không mắc), với OR = 2,9; p < 0,05.
3.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát MBR trong dự phòng SR, VL ở HS
3.2.1. Hiệu quả kiểm soát MBR trong dự phòng bệnh SR, VL ở HS
3.2.1.1. Hiệu quả kiểm soát mảng bám răng
Bảng 3.29. Chỉ số mảng bám PI ở hai nhóm học sinh

Chỉ số mảng
bám PI
Nhóm CT

Nhóm chứng


p
CSHQ
nhómCT

CSCT (%)
Trư
ớc

(1)
Sau

(2)
Trư
ớc

(3)
Sau

(4)
PI ≤ 2
SL 113 265 112 102 p
1-2
<0,01


p
2-4
<0,01

134,5
125,6
%

36,9 87,7 36,7 34,0
PI > 2
SL 193 37 191 198 p
1-2
<0,01

p
2-4
<0,01

80,8
77,1
% 63,1 12,3 63,3 66,0
- Tỷ lệ PI ≤ 2 sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước CT (CSHQ =
134,5%, p < 0,01), ở nhóm chứng tỷ lệ PI ≤ 2 lại giảm (CSCT = 125,6%).
Bảng 3.30. Số học sinh có cặn bám răng ở hai nhóm nghiên cứu
Cặn bám răng
Nhóm CT

Nhóm ch
ứng




p
CSHQ
nhómCT

CSCT (%)

Trước

(1)
Sau
(2)
Trước
(3)
Sau
(4)
Mức độ 0

SL 14 134 15 11 p
1-2
<0,01

p
2
-
4
<0,01


857,1
885,7
% 4,6 44,4 5,0 3,7
Mức độ 1

SL 24 168 23 16
p
1-2
<0,01

p
2
-
4
<0,01

600,0
630,4
% 7,8 55,6 7,6 5,3
Mức độ 2

SL 237 0 235 211

100,0
110,2
% 77,5 0 77,6 70,3
Mức độ 3

SL 31 0 30 62


% 10,1 0 9,9 20,7

15

- Tỷ lệ mức độ 0 sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước CT (CSHQ
= 857,1%), ở nhóm chứng tỷ lệ mức độ 0 lại giảm (CSCT = 885,7%). Tỷ
lệ mức độ 1 sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước CT
(CSHQ=600,0%, p < 0,01), trong khi ở nhóm chứng tỷ lệ mức độ 1 lại
giảm (CSCT= 630,4%).
Bảng 3.31. Số học sinh có cao răng ở hai nhóm nghiên cứu
Cao răng
Nhóm CT


Nhóm chứng

p
CSHQ
nhómCT

CSCT (%)

Trư
ớc

(1)
Sau

(2)
Trư

ớc

(3)
Sau

(4)
Mức độ 0

SL 58 63 57 41 p
1-2
>0,05
p
2-4
<0,05
8,6
36,7
%

19,0 20,9 18,8 13,7
Mức độ 1

SL 172 176 171 177
p
1-2
>0,05
p
2-4
>0,05
2,3
1,2

% 56,2

58,3

56,4 59,0
Mức độ 2

SL 61 48 62 65
p
1-2
>0,05
p
2-4
>0,05
21,3
26,1
% 19,9 15,9 20,5 21,7
Mức độ 3

SL 15 15 13 17
p
1-2
>0,05
p
2-4
>0,05
0
30,8
% 4,9 4,9 4,3 5,6
- Tỷ lệ mức độ 0 sau CT của nhóm CT tăng so với trước CT

(CSHQ =8,6%, p>0,05), ở nhóm chứng tỷ lệ mức độ 0 lại giảm
(CSCT=36,7%).
- Tỷ lệ mức độ 1 sau CT của nhóm CT tăng so với trước CT
(CSHQ = 2,3%) và nhóm chứng cũng tăng nhẹ (CSCT = 1,2%).
3.2.1.2. Hiệu quả dự phòng bệnh sâu răng
31,0
31,5
31,0
39,3
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
Tû lÖ(%)
Nhóm CT Nhóm chứng
Nhóm NC
Trước
Sau

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở hai nhóm học sinh

16

Nhận xét:
Nhóm CT: Trước CT (306 HS) có 95 HS sâu răng (31,0%), sau CT (302

HS) có 95 HS sâu răng (31,5%).
Nhóm chứng: Trước (303 HS) có 94 HS sâu răng (31,0%), sau 12 tháng
(300 HS) có 118 HS sâu răng (39,3%).
Sau can thiệp, tỷ lệ sâu răng ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng ở
mức có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.2.1.3. Hiệu quả dự phòng bệnh viêm lợi
Bảng 3.35. Số học sinh viêm lợi ở hai nhóm nghiên cứu

Viêm lợi
Nhóm CT

Nhóm ch
ứng


p
CSHQ
nhóm CT

CSCT (%)

Trư
ớc

n=306

(1)
Sau


n=302

(2)
Trư
ớc

n=303

(3)
Sau

n=300

(4)
Không viêm lợi

(CPITN= 0)
SL

183 239 182 162

%

59,8 79,1 60,1 54,0
Viêm lợi
(CPITN = 1;2)

SL

123 63 121 138 p

1-2
<0,05

p
2-4
<0,01

48,8
62,8
% 40,2 20,9 39,9 46,0
- Tỷ lệ VL sau CT của nhóm CT giảm rõ rệt so với trước CT
(CSHQ = 48,8%), trong khi đó nhóm chứng tỷ lệ VL lại tăng (CSCT=
62,8%).

3.2.2. Hiệu quả đối với KAP về CSRM của HS
3.2.2.1. Hiệu quả đối với kiến thức về CSRM của HS
Bảng 3.38. Điểm trung bình về kiến thức CSRM của hai nhóm HS
Điểm kiến
thức
Nhóm CT


Nhóm ch
ứng



p

CSHQ

nhómCT

CSCT (%)
Trước

(1)
Sau
(2)
Trước

(3)
Sau
(4)
Giỏi
SL 55 125 56 57 p
1-2
<0,01
p
2-4
<0,01
127,3
125,5
%

18,0

41,4

18,5


19,0

Khá

SL 62 135 64 92 p
1-2
<0,01
p
2
-
4
<0,05
117,7
74,0
% 20,3

44,7

21,1

30,7

Trung
bình
SL 189 42 183 151 p
1-2
<0,01
p
2-4
<0,05

77,8
60,3
% 61,8

13,9

60,4

50,3



17

- Tỷ lệ HS có điểm kiến thức giỏi sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với
trước can thiệp (CSHQ = 127,3%, p < 0,01), trong khi ở nhóm chứng chỉ
tăng nhẹ (CSCT = 125,5%).
- Tỷ lệ HS có điểm kiến thức khá sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với
trước can thiệp (CSHQ =117,7%, p < 0,01), trong khi nhóm chứng tăng
nhẹ (CSCT = 74,0%).

3.2.2.2. Hiệu quả đối với thái độ về CSRM của học sinh
Bảng 3.39. Thái độ của hai nhóm học sinh về chăm sóc răng miệng
Thái độ của
HS về CSRM
Nhóm CT

Nhóm chứng




p

CSHQ
nhóm CT

CSCT (%)

Trư
ớc

(1)
Sau

(2)
Trư
ớc

(3)
Sau

(4)
Phải chải răng hàng ngày sau bữa ăn chính


Đồng ý
SL
116 250
118 145 p
1-2

<0,01
p
2-4
<0,05

115,5
92,6
% 37,9 82,8 38,9 48,3
Phải khám răng định kỳ:

Đồng ý
SL
75 243
73 80 p
1-2
<0,01
p
2-4
<0,05

224,0
214,4
%

24,5

80,5

24,1


26,7

Dùng kem đánh răng để chải răng là biện pháp phòng các bệnh về răng miệng
Đồng ý
SL
128 272
127 151 p
1-2
<0,01
p
2-4
<0,05

112,5
93,6
%

41,8

90,1

41,9

50,3


- Thái độ của HS đồng ý chải răng hàng ngày sau bữa ăn chính sau CT của
nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 115,5%, p < 0,01) và
so với nhóm chứng (CSCT = 92,6%).


- Thái độ của HS đồng ý phải khám răng định kỳ sau CT của nhóm CT
tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ =224,0%, p < 0,01)và so với
nhóm chứng (CSCT = 214,4%).

- Thái độ của HS đồng ý dùng kem đánh răng để chải răng là biện pháp
phòng các bệnh về răng miệng sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với
trước can thiệp (CSHQ =112,5%, p < 0,01). Sau can thiệp, tỷ lệ HS đồng ý
dùng kem đánh răng để chải răng là biện pháp phòng các bệnh về răng
miệng của nhóm CT tăng rõ rệt hơn so với nhóm chứng (CSCT= 93,6%).


18

3.2.2.3. Hiệu quả đối với thực hành về CSRM của học sinh
Bảng 3.40. Thực hành VSRM hàng ngày của hai nhóm học sinh
Vệ sinh răng
miệng
Nhóm CT


Nhóm ch
ứng



p

CSHQ
nhóm CT


CSCT (%)
Trư
ớc
(1)
Sau
(2)
Trước

(3)
Sau
(4)
Phương pháp VS răng miệng sau bữa ăn chính:

Chải răng
SL 67 228 64 70 p
1-2
<0,01
p
2
-
4
<0,05

240,3
230,9
% 21,9

75,5

21,1


23,3

Số lần chải răng/ một ngày:
Nhiều lần
SL 122 279 121 160 p
1-2
<0,01
p
2-4
<0,01

128,7
96,5
% 39,8

92,4

40,0

53,3

- Thực hành đúng của HS là chải răng sau bữa ăn chính sau CT của nhóm
CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 240,3%,
p < 0,01) và so với nhóm chứng (CSCT = 230,9%).
- Thực hành chải răng nhiều lần/ngày của HS sau CT của nhóm CT tăng rõ
rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 128,7%, p < 0,01) và so với nhóm
chứng (CSCT = 96,5%).
Bảng 3.42. Thời gian chải răng và thay bàn chải của hai nhóm HS
Chỉ số

Nhóm CT


Nhóm ch
ứng



p

CSHQ
nhóm CT

CSCT (%)

Trư
ớc
(1)
Sau
(2)
Trước

(3)
Sau
(4)
Thời gian chải răng mỗi lần

Nhiều hơn
3 phút
SL 93 226 92 122 p

1-2
<0,01
p
2-4
<0,05

143,0
110,4
% 30,4 74,8 30,4 40,7
Thời gian sử dụng bàn chải:
3 tháng thay
một lần
SL 98 223 97 114 p
1-2
<0,01
p
2
-
4
<0,05

127,6
110,1
% 32,0 73,8 32,0 38,0
- Thực hành chải răng hơn 3 phút/lần của HS sau CT của nhóm CT tăng
rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ =143,0%, p < 0,01). Sau can thiệp, tỷ
lệ HS thực hành chải răng hơn 3 phút/lần của nhóm CT tăng nhiều hơn so
với nhóm chứng (CSCT = 110,4%).
- Thời gian thay bàn chải 3 tháng/lần của HS sau CT của nhóm CT tăng rõ
rệt so với trước can thiệp (CSHQ =127,6%, p < 0,01). Sau can thiệp, tỷ lệ

HS thay bàn chải 3 tháng/lần của nhóm CT tăng nhiều hơn so với nhóm
chứng (CSCT = 110,1%).

19

Bảng 3.43. Ăn, uống đồ ngọt và CSRM sau khi ăn, uống đồ ngọt của hai
nhóm học sinh
Chỉ số
Nhóm CT


Nhóm ch
ứng



p

CSHQ
nhóm CT

CSCT (%)

Trước

(1)
Sau
(2)
Trước


(3)
Sau
(4)
Số lần ăn, uống các loại đồ ngọt trong ngày:


Nhiều lần
SL 211 116 209 180 p
1-2
<0,01
p
2
-
4
<0,05

45,0
58,9
% 69,0

38,4

69,0

60,0

Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt:
Chải răng
SL 15 156 13 16 p
1-2

<0,01
p
2
-
4
<0,05

940,0
916,9
% 4,9 51,7 4,3 5,3
- Tỷ lệ HS ăn, uống các loại đồ ngọt nhiều lần/ngày sau CT của nhóm CT
giảm rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 45,0%, p < 0,01). Sau can
thiệp, tỷ lệ HS ăn, uống các loại đồ ngọt nhiều lần/ngày của nhóm CT
giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (CSCT = 58,9%).
- Tỷ lệ HS chải răng sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt sau CT của nhóm
CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 940,0%, p < 0,01). Sau can
thiệp, tỷ lệ HS chải răng sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt của nhóm CT
tăng rõ rệt hơn so với nhóm chứng (CSCT= 916,9%).

Bảng 3.44. Đi khám chữa răng lần gần đây nhất của hai nhóm HS
Chỉ số
(thờigian)
Nhóm CT

Nhóm chứng


p

CSHQ

nhóm CT

CSCT (%)
Trư
ớc

n=306

(1)
Sau

n=302

(2)
Trư
ớc

n=303
(3)
Sau

n=300

(4)
6 đến 12
tháng
SL 58 183 57 66 p
1-2
<0,01
p

2-4
<0,001

215,5
199,7
% 19,0

60,6

18,8

22,0


- Tỷ lệ HS đi khám răng bác sĩ lần gần đây nhất từ 6 – 12 tháng sau CT
của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp (CSHQ = 215,5%, p <
0,01). Sau can thiệp, tỷ lệ HS đi khám răng bác sĩ lần gần đây nhất từ 6 -12
tháng của nhóm CT tăng nhiều hơn so với nhóm chứng (CSCT = 199,7%).


20

Chương 4
BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng bệnh SR, VL, MBR, KAP về CSRM và một số yếu tố
liên quan đến bệnh RM ở HS.
4.1.1. Thực trạng bệnh SR, VL, MBR của học sinh
4.1.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm HS

nghiên cứu chung của hai huyện thấp 31,1% được thể hiện trong biểu đồ
3.1. Trong đó, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở HS huyện Quốc Oai (38,4%) cao
hơn HS của huyện Gia Lâm (23,8%). Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng vĩnh
viễn giữa hai huyện là có ý nghĩa thống kê (p <0,05), kết quả này thấp hơn
so với Dương Thị Truyền ở An Giang (2005) SR vĩnh viễn 63,2%, so với
Trịnh Đình Hải (2008) nghiên cứu trên HS lứa tuổi 12-14 cho kết quả:
43,1% SR, chỉ số SMT: 1,12, so với Chu Thị Vân Ngọc (2008): 53,2% SR,
chỉ số SMT: 1,48. Nhưng cao hơn tác giả Đào Thị Dung nghiên cứu trên
HS 12 tuổi sau khi Hà Nội mở rộng năm 2009 cho biết tỷ lệ SR: 15,3%, sự
khác nhau này có thể do HS ở những trường này đã triển khai tốt chương
trình Nha Học Đường.

4.1.1.2. Thực trạng bệnh viêm lợi của học sinh:
Tình trạng viêm lợi ở nhóm HS 12 tuổi chung của 2 huyện là 40,0%, ở
mức độ trung bình theo phân loại của WHO. Tỷ lệ này ở HS huyện Quốc
Oai (42,2%) cao hơn huyện Gia Lâm (37,9%). Sự khác biệt giữa tỷ lệ viêm
lợi ở 2 huyện có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đối với HS có CPITN = 1
việc can thiệp cho nhóm này đơn giản hơn và hiệu quả thu được cũng
nhanh, dễ dàng hơn, chúng ta chỉ cần hướng dẫn các em VSRM đúng cách
thì tổ chức lợi sẽ lành mạnh trở lại. Đối với nhóm HS có CPITN = 2 việc
điều trị cho nhóm này đòi hỏi phải có can thiệp lấy cao răng. Như vậy có
24,7% HS cần phải lấy cao răng để điều trị tình trạng lợi.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Nhơn năm 2004 cho biết tỷ lệ
viêm lợi: 62,5%. Năm 2008 Chu Thị Vân Ngọc nghiên cứu cho kết quả
viêm lợi: 64,7% kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Tác giả Lê Bá Nghĩa nghiên cứu năm 2009 tỷ lệ viêm lợi: 29,8%. Năm
2008 nghiên cứu của Đào Thị Dung cho kết quả tỷ lệ VL: 6,10% kết quả
này thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.





21

4.1.1.3. Thực trạng MBR của học sinh
Theo xếp loại của WHO với PI ≤ 2 có tình trạng VSRM tốt, PI > 2 có tình
trạng VSRM không tốt, như vậy HS có tình trạng VSRM không tốt chiếm
63,0%, trong khi đó HS có tình trạng VSRM tốt chỉ có 37,0%. MBR ở giai
đoạn mới hình thành là lớp màng mỏng, không có màu nên trên lâm sàng
rất khó phát hiện bằng phương pháp khám RM thông thường. Để đánh giá
chính xác được thực trạng mảng bám răng, cũng như tình trạng VSRM của
HS chúng tôi phải tiến hành phương pháp nhuộm màu mảng bám bằng
eosin 2%. Chính vì vậy tình trạng VSRM không tốt của HS đánh giá theo
chỉ số mảng bám PI sẽ cao hơn đánh giá theo chỉ số OHI-S.
4.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của HS về CSRM
4.1.2.1. Kiến thức về chăm sóc răng miệng của học sinh:
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 học sinh ở hai huyện có tỷ lệ
điểm kiến thức CSRM ở các mức độ khác nhau xếp theo thứ tự từ cao đến
thấp: Trung bình: 61,3%, khá: 20,5%, giỏi: 18,2%, sự khác biệt giữa các tỷ
lệ về mức điểm kiến thức có ý nghĩa thống kê (p<0,05),.
4.1.2.2. Thái độ về chăm sóc răng miệng của học sinh
Ở bảng 3.17 cho thấy chỉ 38,1% trẻ đồng ý phải chải răng sau bữa ăn
chính. Như vậy các em chưa thật sự hiểu rõ về lợi ích của việc chải răng
đối với việc bảo vệ sức khoẻ răng miệng nên có thái độ không đúng về vấn
đề này.
4.1.2.3. Thực hành về chăm sóc răng miệng của học sinh
Đối với vấn đề thực hành chải răng sau bữa ăn hiện nay chỉ có
22,5% sau bữa ăn chính vệ sinh răng miệng bằng chải răng. Kết quả ở
bảng 3.17 cho thấy có 38,1% HS đồng ý phải chải răng sau bữa ăn chính.
Điều đó cho thấy từ thái độ đến thực hành còn một khoảng cách rất lớn.

Về thời gian chải răng mỗi lần: chỉ 30,2% chải răng nhiều hơn 3 phút.
Điều đó cho thấy các em chưa biết tác dụng quan trọng của chải răng để
phòng bệnh RM (chải răng ≥ 3 phút mới đủ thời gian cho fluor từ kem
ngấm vào men răng làm cho men răng cứng hơn, đề kháng tốt hơn với sâu
răng).
4.1.3. Mối liên quan giữa tình trạng VSRM với bệnh SR, VL
Kết quả bảng 3.27 cho biết sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng
VSRM và bệnh sâu răng vĩnh viễn. Những HS VSRM không tốt có nguy
cơ sâu răng vĩnh viễn gấp 2,8 lần so với những HS VSRM tốt với OR=2,8;
p<0,05. Kết quả bảng 3.28 cho biết sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng
VSRM và bệnh viêm lợi. Những HS VSRM không tốt có nguy cơ viêm lợi
gấp 2,9 lần so với những HS VSRM tốt với OR = 2,9; p < 0,05.


22

4.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát MBR trong dự phòng SR, VL ở HS
4.2.1. Đánh giá hiệu quả kiểm soát MBR trong dự phòng bệnh SR, VL ở
HS
4.2.1.1. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng.
Chỉ số mảng bám PI được thể hiện qua bảng 3.29 cho biết: Tỷ lệ chỉ
số mảng bám PI ≤ 2 sau CT của nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can
thiệp (CSHQ = 134,5%, p < 0,01), trong khi ở nhóm chứng lại giảm. Cho
thấy việc can thiệp rất có hiệu quả với CSCT = 125,6%. Chỉ số cặn bám
răng được thể hiện qua bảng 3.30 cho thấy: Tỷ lệ mức độ 0 sau CT của
nhóm CT tăng rõ rệt so với trước can thiệp với CSHQ = 857,1%, p< 0,01.
Trong khi ở nhóm chứng tỷ lệ mức độ 0 sau 12 tháng lại giảm, nên việc
can thiệp rất hiệu quả với CSCT = 885,7%. Như vậy chỉ số cặn bám răng
của HS ở nhóm can thiệp được cải thiện rõ rệt, trong khi đó ở nhóm chứng
sau 12 tháng chỉ số cặn bám răng ngày một tăng lên phù hợp với lứa tuổi,

chứng tỏ việc can thiệp rất có hiệu quả.
Trần Thu Thuỷ và CS hướng dẫn HS chải răng trong vòng 2 tháng
cho thấy chỉ số cặn bám răng (DI-S) giảm so với nhóm chứng có ý nghĩa
thông kê (p<0,05).
Chỉ số cao răng ở bảng 3.31 cho thấy: Tỷ lệ mức độ 0 sau CT của
nhóm CT tăng so với trước can thiệp với CSHQ = 8,6%, p > 0,05. Sau 12
tháng tỷ lệ mức độ 0 ở nhóm chứng lại giảm, nên việc can thiệp có hiệu
quả với CSCT = 36,7%.
Như vậy tình trạng cao răng của HS nhóm can thiệp chỉ được cải
thiện một phần, trong khi đó tình trạng cao răng của nhóm chứng sau 12
tháng tăng theo tuổi, nên việc can thiệp có hiệu quả.
Theo Chibinski AC, PochapskiMT. et al dùng biện pháp hoá (nước
súc miệng) cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi, kết quả cho biết giảm MBR và
giảm chảy máu lợi. Tác giả Ersin NK, Eden E. et al dùng biện pháp hoá
học cho trẻ em từ 11- 13 tuổi, kết quả cho biết giảm MBR và kiềm chế sâu
răng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên
cứu của hai tác giả trên.
4.2.1.2. Đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh sâu răng
Kết quả biểu đồ 3.4 cho biết hiệu quả của việc kiểm soát MBR qua
biện pháp cơ học và hóa học đối với bệnh sâu răng: Nhóm can thiệp tỷ lệ
bệnh sâu răng không tăng nhưng nhóm chứng tỷ lệ bệnh sâu răng tăng từ
31,0% nên 39,3%. Sau can thiệp tỷ lệ sâu răng ở nhóm can thiệp thấp hơn
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy sau một năm kiểm
soát MBR ở nhóm can thiệp bệnh sâu răng đã được kiềm chế, không tăng

23

thêm số răng sâu. Nhóm chứng bệnh sâu răng tiếp tục tăng nên phù hợp
với lứa tuổi và thời gian phơi nhiễm.
Chúng ta đã biết răng vĩnh viễn bắt đầu mọc năm 6 tuổi, trong

khoảng thời gian từ lúc mọc đến lúc 12 và 13 tuổi là thời gian dễ bị sâu
nhất do men răng còn chưa hoàn chỉnh và dễ bị phá hủy bởi môi trường
axit. Mặt khác khi mới mọc, hố rãnh trên răng thường hẹp và sâu, dễ mắc
thức ăn và khó làm sạch, lứa tuổi này hay ăn quà vặt. Các yếu tố này là
điều kiện thuận lợi để hình thành MBR. Các vi khuẩn trên MBR chuyển
hóa các chất có nguồn gốc gluxit để sinh axit và phá hủy men răng gây sâu
răng. Khi đã có sâu răng và viêm lợi, việc làm sạch MBR khó khăn hơn.
Vòng luẩn quẩn này làm tăng bệnh sâu răng và viêm lợi.
Việc giáo dục nha khoa cho HS bao gồm hướng dẫn chải răng đúng
phương pháp và chế độ ăn hợp lý có vai trò rất quan trọng, điều đó hạn chế
việc hình thành MBR. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành can thiệp bằng
biện pháp hóa học: Cho các em súc miệng bằng nước súc miệng colgate
Plax ngày 2 lần, mỗi lần ngậm trong miệng 30 giây. Nước súc miệng
colgate Plax có tác dụng kìm hãm các vi khuẩn trong miệng, ngăn cản việc
định cư của vi khuẩn ở bề mặt răng, ức chế việc hình thành MBR, hòa tan
các mảng bám đã hình thành, ngăn ngừa khoáng hóa các mảng bám. Do đó
làm giảm MBR, nên làm giảm sâu răng. Như vậy các biện pháp can thiệp
tuy đơn giản nhưng đồng thời tác động nên nhiều yếu tố trong sinh bệnh
học gây sâu răng là men răng, MBR, vi khuẩn và đường (gluxit), có tác
dụng phòng sâu răng hữu hiệu.
4.2.1.3. Đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh viêm lợi
Sau can thiệp: Tỷ lệ viêm lợi của nhóm CT giảm rõ rệt, trong khi tỷ
lệ này lại tăng ở nhóm chứng. Điều đó cho thấy việc CT với CSCT =
62,8% rất có hiệu quả. Sau CT tỷ lệ chảy máu lợi của nhóm CT đã hết
trong khi tỷ lệ này của nhóm chứng lại tăng 19,0%. Biện pháp CT rất hiệu
quả với CSCT: 121,3%.
Đối chiếu kết quả chỉ số MBR với kết quả đánh giá tình trạng bệnh
RM ở các nhóm tương ứng cho thấy mối liên quan mật thiết giữa tình
trạng MBR với các bệnh RM. Trước can thiệp chỉ số MBR cao tình trạng
sâu răng, viêm lợi cao. Sau can thiệp tình trạng MBR được kiểm soát bệnh

viêm lợi giảm rõ rệt, bệnh sâu răng được kiềm chế không gia tăng. Việc
kiểm soát tình trạng MBR đã góp phần quan trọng làm giảm các bệnh sâu
răng, viêm lợi ở HS.
Tác giả Trịnh Đình Hải dùng biện pháp giáo dục nha khoa, dự phòng
lâm sàng (lấy cao răng, trám dự phòng ) trong 8 năm tỷ lệ viêm lợi giảm
50,0%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở HS 12 tuổi trong một năm

24

bằng biện pháp kiểm soát MBR cho kết quả giảm viêm lợi 20,0%, giảm
MBR (do một số HS có cao răng ở mức độ 2; 3 nên phải lấy cao răng mới
hết được viêm lợi), kiềm chế sâu răng.
4.2.2. Đánh giá hiệu quả đối với KAP của học sinh về chăm sóc răng
miệng
4.2.2.1. Đánh giá hiệu quả đối với kiến thức của HS về chăm sóc RM
Qua can thiệp kiến thức của HS nhóm can thiệp về chăm sóc RM tăng
rõ rệt so với HS cùng độ tuổi ở nhóm đối chứng, cho thấy việc can thiệp
rất có hiệu quả (HS có điểm kiến thức giỏi tăng rõ rệt với CSCT = 125,5%,
HS có điểm kiến thức khá tăng với CSCT = 74,0%).
Tác giả Nguyễn Tiến Vinh sau 7 tháng can thiệp cho HS lớp 5 ở Thái Bình
cho thấy kiến thức về RM từ điểm trung bình 6,9 tăng lên điểm khá 7,8.
4.2.2.2. Đánh giá hiệu quả đối với thái độ của HS về chăm sóc RM
Qua 12 tháng can thiệp cho thấy hiệu quả rõ rệt đối với HS nhóm can
thiệp đã có thái độ thay đổi đúng, tốt cho chăm sóc RM. Khi HS có nhận
thức đúng, thái độ đúng sẽ có những kỹ năng thực hành đúng giúp chăm
sóc RM tốt hơn.
Đào Thị Ngọc Lan nghiên cứu bệnh RM cho HS các dân tộc ở Yên
Bái cho thấy sau can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành của HS về chăm
sóc RM được nâng cao rõ rệt và việc giáo dục đã có hiệu quả, kết quả
nghiên cứu của 2 tác giả trên cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của

chúng tôi.
4.2.2.3. Đánh giá hiệu quả đối với thực hành của HS về chăm sóc RM
Sau khi can thiệp HS ở nhóm can thiêp có thay đổi tích cực về thực
hành chăm sóc răng miệng. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc can
thiệp. Do vậy tỷ lệ HS mắc bệnh RM giảm nhiều.

Tóm lại, việc can thiệp đã làm thay đổi quy luật phát triển tự nhiên
của bệnh RM. Đối với bệnh sâu răng, hạn chế tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và
chỉ số SMT, kiềm chế tốc độ gia tăng theo tuổi. Đối với bệnh viêm lợi, hạ
thấp tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi, kiềm chế gia tăng CPITN 2 theo tuổi. Việc
can thiệp có tác dụng nâng tỷ lệ HS có 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên
ở mức chấp nhận được từ 59,2% lên mức 83,0%. Ngoài ra việc can thiệp
còn tăng chỉ số mảng bám PI ≤ 2 và làm giảm chỉ số DI-S, CI-S, chỉ số
VSRM và thay đổi quy luật tiến triển tự nhiên theo tuổi của các chỉ số này.
Kết quả kiểm soát MBR ỏ nhóm HS được can thiệp góp phần giải thích
các kết quả đạt được trong việc giảm các bệnh RM ở HS nhóm can thiệp,
qua đó khẳng định việc kiểm soát MBR có hiệu quả dự phòng bệnh sâu
răng, viêm lợi rõ rệt.

25

KẾT LUẬN

1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức, thái
độ, thực hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến
bệnh răng miệng của học sinh.
- Thực trạng sâu răng, viêm lợi: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở HS 12
tuổi chung của 2 huyện thấp: 31,1% (Quốc Oai: 38,4%, Gia Lâm: 23,8%;
p <0,05). Chỉ số SMT ở HS 12 tuổi chung của 2 huyện thấp: 0,93 (Quốc
Oai: 1,10, Gia Lâm: 0,76). Tỷ lệ viêm lợi ở HS 12 tuổi chung của 2 huyện

ở mức trung bình: 40,01% (Quốc Oai: 42,2%, Gia Lâm: 37,9%; p <0,05).
- Tình trạng mảng bám răng:
Chỉ số mảng bám PI: PI ≤ 2 chiếm 37,0%; PI >2 chiếm 67,0%.
Chỉ số DI-S: Loại tốt: 12,5%, không tốt: 87,5%. Chỉ số CI-S: Loại tốt:
75,4%, không tốt: 24,6%.
Tỷ lệ HS VSRM không tốt: 56,1% (Quốc Oai: 61,4%, Gia Lâm: 50,8%
;p<0,05). Tốt: 43,9% (Quốc Oai: 38,6%, Gia Lâm: 49,2%).
- Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng của học
sinh: Kiến thức giỏi và khá thấp, kiến thức trung bình: 61,3%. Thái độ
đúng chiếm tỷ lệ thấp: 38,1% đồng ý phải chải răng hàng ngày sau bữa ăn
chính. Thực hành: chải răng sau bữa ăn chính đạt tỷ lệ thấp:22,5%; chỉ có
4,1% chải răng sau khi ăn uống đồ ngọt; 20,0% học sinh đi khám răng
định kỳ.
- Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi: Có mối liên
quan chặt chẽ giữa chăm sóc vệ sinh răng miệng với bệnh sâu răng, viêm
lợi. Những học sinh vệ sinh răng miệng không tốt có nguy cơ dẫn đến sâu
răng vĩnh viễn gấp 2,8 lần và viêm lợi gấp 2,9 lần so với những học sinh
vệ sinh răng miệng tốt.
2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu
răng, viêm lợi của học sinh.
- Hiệu quả kiểm soát mảng bám răng:
Nhóm can thiệp chỉ số mảng bám PI ≤ 2 tăng rõ rệt từ 36,9% lên 87,7%,
trong khi ở nhóm chứng lại giảm, chứng tỏ việc can thiệp rất hiệu quả với
CSCT = 125,6%.
Chỉ số DI-S nhóm can thiệp: Mức độ 0 (44,4%) tăng rõ rệt, nhóm chứng
lại giảm với CSCT = 885,7%, mức độ 1 (55,6%) tăng rõ rệt, nhóm chứng
lại giảm, việc can thiệp rất có hiệu quả với CSCT= 630,4%.
Nhóm can thiệp chỉ số CI-S: Mức độ 0 (20,9%) tăng với CSCT: 36,7%.

×