Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

XÁC ĐỊNH một số KÍCH THƯỚC, số đo đầu mặt TRÊN PHIM sọ NGHIÊNG từ XA và ẢNH mặt NGHIÊNG CHUẨN hóa ở học SINH 12 TUỔI NGƯỜI KINH tại TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 104 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
**************

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ KÍCH THƯỚC, SỐ ĐO ĐẦU MẶT
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA VÀ ẢNH MẶT
NGHIÊNG CHUẨN HÓA Ở HỌC SINH 12 TUỔI NGƯỜI
KINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
**************

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ KÍCH THƯỚC, SỐ ĐO ĐẦU MẶT
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA VÀ ẢNH MẶT
NGHIÊNG CHUẨN HÓA Ở HỌC SINH 12 TUỔI
NGƯỜI KINH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: CK62722815

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn được bày tỏ là lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện phó Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội, là người hướng dẫn khoa học. Cô là người luôn
định hướng cho tôi trong nghiên cứu, truyền dạy cho tôi kiến thức khoa học.
Sự động viên, giúp đỡ của Cô đã cho tôi thêm nghị lực để vượt lên chính
mình, vượt lên những khó khăn trở ngại.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS. Trương Mạnh Dũng, nguyên
Viện trưởng Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại Học Y Hà Nội, chủ
nhiệm đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt
Nam để ứng dụng trong y học”, đã luôn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng tới PGS. TS. Võ Trương Như
Ngọc, Viện phó Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại Học Y Hà Nội,
thư ký đề tài cấp Nhà nước, là người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực
hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong hội đồng chấm đề
cương luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quí báu để hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Cục Quản trị A, lãnh đạo và các
bạn đồng nghiệp tại Phòng khám đa khoa - Văn phòng trung ương Đảng đã
luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Phòng đào tạo cùng các thầy cô Viện Đào
tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Y Hà Nội, Văn phòng quản lý các Chương trình trọng điểm cấp

Quốc gia đã giúp tôi hoàn thiện được công trình nghiên cứu này.


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới 200 em học sinh đã tình nguyện hợp tác giúp
tôi thực hiện nghiên cứu này.
Và, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu thương
của Cha mẹ cùng sự ủng hộ, động viên, khích lệ của gia đình, con gái - bạn
bè, những người đã luôn ở bên tôi, là chỗ dựa vững chắc nhất tiếp cho tôi sức
mạnh để đi trọn chặng dường dài.
Một lần nữa trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018

Nguyễn Thị Thanh Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thanh Tâm, học viên lớp bác sĩ chuyên khoa cấp 2
khóa 30, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan:
1

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương.

2

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.

3


Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

X

Giá trị trung bình

K/c

Khoảng cách

mp

Mặt phẳng

RCD

Răng cửa giữa hàm dưới

RCT


Răng cửa giữa hàm trên

SD

Độ lệch chuẩn

XHD

Xương hàm dưới

XHT

Xương hàm trên

XQ

X-quang


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội đang ngày một phát triển, mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao, đẹp thẩm mỹ khuôn mặt trở thành mối quan tâm hàng đầu của
con người, khuôn mặt đẹp góp phần tạo nên vẻ đẹp hoàn thiện đồng thời tạo
nên những đặc điểm, tính cách riêng cho mỗi cá nhân, từ đó hình thành nên
những nét đặc trưng cho từng vùng miền, từng dân tộc [1]. Nắn chỉnh răng ra
đời góp phần đáp ứng nhu cầu hoàn thiện vẻ đẹp khuôn mặt, sửa chữa những
sai lệch xương-răng.
Lệch lạc khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý, chức năng
mà còn tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng khác phát triển. Tình trạng lệch
lạc răng hàm của trẻ em Việt Nam có tỉ lệ khá cao. Theo Nguyễn Văn Cát và
cộng sự tỉ lệ người có lệch lạc răng hàm chiếm 44,84% ở miền Bắc, 90% ở một
số trường Hà Nội [2]. Theo thống kê của Hoàng Thị Bạch Dương tỉ lệ lệch lạc
răng hàm ở trẻ em lứa tuổi 12 trường phổ thông cơ sở Amsterdam Hà Nội là
91% [3].
Thời điểm 12 tuổi được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến
trưởng thành, bộ răng chuyển sang giai đoạn răng vĩnh viễn, là giai đoạn quan
trọng có thể can thiệp nắn chỉnh răng. Số liệu nhân trắc đầu mặt ở độ tuổi 12
khá quan trọng, ngoài việc sử dụng phục vụ cho các yêu cầu ứng dụng khác
nhau ở độ tuổi này, khi so sánh với các giá trị ở các độ tuổi khác sẽ cho phép
nhận ra được các quy luật tăng trưởng.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các chỉ số đầu mặt của các
chủng tộc khác nhau, ở các quốc gia khác nhau bằng phương pháp sử dụng
hình ảnh khuôn mặt trên ảnh và trên phim. Phân tích qua phim đo sọ mặt
nghiêng và ảnh mặt nghiêng chuẩn hóa là phương pháp hữu hiệu trong chẩn
đoán, lập kế hoạch điều trị và can thiệp răng hàm mặt.


10


Ở Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn chưa có các kích thước, chỉ số đầu mặt
trung bình đáng tin cậy trên phim X quang và trên ảnh kỹ thuật số ở các lứa
tuổi. Chúng ta đã có một số nghiên cứu nhỏ lẻ nhưng do hạn chế về cỡ mẫu nên
các số liệu hiện có chưa thể coi là có tính đại diện, chưa có nghiên cứu nào thật
đầy đủ về chỉ số đầu mặt của trẻ em Việt nam ở độ tuổi 12.
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm của phía Nam, công tác dự phòng phát hiện và điều trị sớm lệch
lạc răng, sai lệch khớp cắn cho đối tượng trẻ em ở đây đang là vấn đề ngày
càng được quan tâm.
Vì những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định một số kích
thước, số đo đầu mặt trên phim sọ nghiêng từ xa và ảnh mặt nghiêng
chuẩn hóa ở học sinh 12 tuổi người Kinh tại tỉnh Bình Dương” với hai
mục tiêu sau:
1.

Xác định một số kích thước, số đo đầu mặt trên phim sọ nghiêng từ xa và
ảnh mặt nghiêng chuẩn hóa ở học sinh 12 tuổi người Kinh tại tỉnh Bình
Dương năm 2017 – 2018.
2. Nhận xét mối tương quan giữa một số kích thước đầu mặt trên phim
sọ nghiêng ảnh nghiêng chuẩn hóa ở nhóm đối tượng trên.


11

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tăng trưởng kết cấu sọ mặt ở trẻ em 12 tuổi
Woodside (1979) chỉ ra giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của đầu-mặt đạt
khi nữ 11-12 tuổi và nam 13-14 tuổi, phù hợp với tăng trưởng chung của cơ thể
về cân nặng, chiều cao [4].


Hình 1.1: Vóc dáng, cân nặng từ 2 đến 20 tuổi ở hai giới [5]
Nghiên cứu của Björk (1955), cho thấy mức tăng trưởng tối đa xảy ra ở
tuổi dậy thì và giảm dần mức tăng trưởng đến tuổi trưởng thành lúc 17-18 tuổi
ở cả 2 giới [5].

Hình 1.2: Đỉnh tăng trưởng chiều cao ở hai giới [6]


12

Hunter (1966), Popovich và Thompson (1977) kết luận rằng, thời kỳ có sự
tăng trưởng mặt tối đa và thời kỳ có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất
trùng nhau. Một số kích thước của mặt đã đạt được mức tối đa ngay trước tuổi
trưởng thành. Điều này có ý nghĩa nhiều trên lâm sàng, giúp tiên lượng được
mức độ tăng trưởng trước và sau khi can thiệp đối với các bệnh nhân trẻ [4].
Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng [7] nghiên cứu trên 503 trẻ em Việt
Nam từ 3 đến 13 tuổi, nhận thấy khối sọ mặt tăng trưởng đáng kể theo chiều
trước sau và chiều đứng; trong đó xương hàm dưới tăng trưởng về phía trước
nhanh nhất.
Mối liên quan tăng trưởng vùng đầu-mặt với cơ thể ở tuổi dậy thì qua
các nghiên cứu, có những điểm chung:


Tuổi khởi đầu giai đoạn tuổi dậy thì của nữ sớm hơn nam, của nữ từ 10,5 đến



12 tuổi, ở nam từ 12 đến 13 tuổi.
Đỉnh tăng trưởng của xương diễn ra trong giai đoạn này, ở nữ đạt khi 12 tuổi,




ở nam đạt khi 14 tuổi.
Ở mức độ nào đó các thành phần của phức hợp đầu-mặt-răng tăng trưởng một
cách nhịp nhàng và hài hòa với nhau, vì thế các tỉ lệ mặt khi đã được thiết lập
sẽ ít thay đổi.
1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng sọ mặt
1.1.1.1. Các yếu tố toàn thân
Bảng 1.1: Các yếu tố toàn thân ảnh hưởng đến tăng trưởng đầu-mặt
Yếu tố ngoại sinh

Yếu tố nội sinh






Yếu tố di truyền
Yếu tố chủng tộc
Yếu tố nội tiết
Yếu tố khác: tuổi, giới...

1.1.1.2. Các yếu tố tại chỗ






Chế độ dinh dưỡng
Yếu tố xã hội - kinh tế
Các bệnh lý khác


13

Các chức năng như: Nhai, nuốt, thở và những thói quen khác (trong đó
có các thói quen cận chức năng: bú bình, đẩy lưỡi…) ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tăng trưởng của xương qua đó đưa đến những thay đổi trên cung răng.
1.1.2. Sự tăng trưởng về xương
1.1.2.1. Sự tăng trưởng của nền sọ
Nền sọ hình thành do cốt hóa sụn, tiền thân sụn của nó được gọi là sọ-sụn.

Hình 1.3: Các đường khớp sụn ở nền sọ [8]
Sự tăng trưởng của nền sọ theo hai cơ chế:


Sự tăng trưởng của phần trung tâm nền sọ: do sự tăng trưởng mô não theo cơ



chế tăng trưởng do sụn đáp ứng với lực ép.
Sự tăng trưởng của phần xung quanh nền sọ: bởi sự nới rộng của hai bán cầu
đại não đáp ứng với lực căng trên những đường khớp bên.
1.1.2.2. Sự tăng trưởng của khối xương mặt
Phức hợp đầu-mặt hình thành do cốt hóa màng xương trong, gọi là sọ-tạng.
Sự tăng trưởng của khối xương mặt theo 2 nguyên tắc:




Nguyên tắc chữ V: Đúng với các xương hình chữ V, tiêu xương ở mặt ngoài và



bồi xương ở mặt trong, hướng tăng trưởng theo hướng mở của chữ V.
Nguyên tắc bề mặt: Mặt tương ứng với hướng tăng trưởng thì bồi xương và mặt
không tương ứng với hướng tăng trưởng thì tiêu xương.
Xương hàm trên: tăng trưởng theo 3 chiều trong không gian bởi sự sinh
xương màng nhờ sự bồi đắp xương ở các đường khớp nối với các xương khác


14

và sự bồi đắp/tiêu xương ở bề mặt. XHT có xu hướng di chuyển ra trước và
xuống dưới so với nền sọ, có sự ảnh hưởng nhiều đến tầng mặt giữa.
Xương hàm dưới: Tăng trưởng theo 3 chiều trong không gian từ xương
màng và xương sụn, với các vị trí tăng trưởng chủ yếu ở sụn lồi cầu, bờ sau
cành lên và gờ xương ổ răng. XHD có xu hướng di chuyển lên trên và ra sau,
ảnh hưởng tới tầng dưới mặt.

Hình 1.4: Sự tăng trưởng của các xương mặt [6]
1.1.3. Sự tăng trưởng của bộ răng
Ở tuổi dậy thì, bộ răng hỗn hợp được thay thế dần sang bộ răng vĩnh viễn
với trình tự mọc răng thay đổi và hiện tượng bù khoảng thiếu xảy ra. Mưởi hai
răng trung gian sẽ được thay thế bằng các răng nanh và răng tiền hàm vĩnh
viễn, làm đóng khoảng Leeway. Ở 12 tuổi, răng cối lớn thứ hai mọc lên, răng
cối lớn thứ nhất di gần vào khoảng Leeway làm thu ngắn chiều dài cung răng,
bộ răng vĩnh viễn lúc này có 28 răng. Kích thước dọc khớp cắn một lần nữa
thay đổi nhiều với sự tiếp khớp hoàn chỉnh giữa răng hai hàm, là thời điểm

thường được quan tâm đến vì liên quan đến các vấn đề bệnh lý và điều trị.
1.2. Một số phương pháp phân tích cấu trúc sọ-mặt thường được sử dụng
Hiện nay, có nhiều phương pháp nghiên cứu cấu trúc sọ-mặt, gồm hai
cách đo chính: đo trực tiếp và đo gián tiếp (bao gồm các phương pháp đo trên
hình ảnh hai chiều và đo trên hình ảnh ba chiều). Mỗi phương pháp đều có
những ưu, nhược điểm cũng như ứng dụng riêng [9],[10].


15

Phương pháp đánh giá qua đo trực tiếp giúp xác định kích thước thật của
từng bộ phận, cá thể. Điểm hạn chế là phương pháp này tốn nhiều thời gian và cần
có nhiều kinh nghiệm để xác định các điểm mốc chuẩn chính xác trên mô mềm.
Phép đo đạc trên ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo thích hợp giúp dễ
đánh giá sự cân xứng của khuôn mặt, tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực,
cũng như dễ lưu trữ và trao đổi thông tin hơn. Tuy nhiên cả hai phương pháp
trên đều đo đạc chủ yếu trên mô mềm, phương pháp phân tích qua tia X đã
được sử dụng từ lâu và ngày nay vẫn còn rất phổ biến bởi có thể tiếp cận được
các mốc đo là những cấu trúc bên trong, mà mắt thường không nhìn thấy, giúp
phân biệt được những lệch lạc do xương hàm hay do răng, cung cấp nhiều
thông tin cần thiết cho phép xây dựng và định hướng kế hoạch điều trị. Tuy
nhiên các phép đo hình ảnh hai chiều khó có thể đo đạc và phân tích chính
xác được khối sọ-mặt.
Các phương pháp phân tích trên hình ảnh ba chiều lần lượt ra đời, bao
gồm hệ thế hỗ trợ cắt lớp vi tính, hệ thống quét laser hay phép đo ảnh nổi. Các
phương pháp này cho phép có được hình ảnh của đối tượng trong không gian
ba chiều, đo đạc chính xác trên các lát cắt đã được lựa chọn. Tuy nhiên, do
yêu cầu trang thiết bị phức tạp cũng như giá thành cao nên ứng dụng của
những phương pháp này hiện nay còn hạn chế, chủ yếu ở những trung tâm
chẩn đoán hình ảnh lớn.

1.3. Phân tích phim sọ mặt nghiêng từ xa
Năm 1895 Roentgen phát minh ra tia X tạo ra một cuộc cách mạng trong
nha khoa [11] .
Năm 1922, Pacini [12] giới thiệu kỹ thuật phân tích phim XQ chuẩn hóa
theo hướng dọc giữa trong nhân trắc học.
Năm 1931, Broadbent (Mỹ) [13] và Hofrath (Đức) [14] đã giới thiệu giới
thiệu kỹ thuật đo sọ mặt trên phim, tới năm 1988 Solow, B.,và Kreiborg, S


16

[15 ] giới thiệu thước chuẩn hóa cho phim cephalometric.
Sang thế kỷ XXI, máy chụp kỹ thuật số ra đời, cho chất lượng hình ảnh rõ
nét hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà lâm sàng trong quá trình phân tích
phim thu được kết quả chính xác hơn [16]
Theo Hồ Thị Thùy Trang, Phan Thị Xuân Lan [17] mục đích của việc
phân tích phim sọ nghiêng nhằm:


Quan sát các đặc điểm, nghiên cứu sự tăng trưởng của hệ thống sọ-mặt-




răng, xác định các giá trị chuẩn bình thường của dân số.
Phân tích, chẩn đoán, lập kế hoạch và tiên lượng kết quả điều trị.
Đánh giá kết quả điều trị, phân tích sự tái phát và những thay đổi sau
điều trị.

1.3.1. Trên thế giới



. Phân tích của Steiner(1953)
Để đánh giá trên phim sọ mặt nghiêng, Steiner đã đề nghị phân tích ba

phần: xương, răng và mô mềm:
Phân tích xương với mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng nền sọ (SN).
-

Phân tích tương quan XHT với nền sọ (góc SNA). Góc SNA có giá trị trung bình
là 820± 20. Khi SNA>840: XHT nhô trước, SNA < 800 :XHT lùi sau.

-

Phân tích tương quan XHD với nền sọ (góc SNB). Góc SNB có giá trị trung bình
là 800 ± 20. Khi SNB>820: XHT nhô trước, SNB < 780: XHT lùi sau.

-

Phân tích tương quan giữa XHT với XHD (góc ANB). Góc ANB có giá trị
trung bình là 20. Khi ANB>40: khuynh hướng loại II xương, khi ANB < 00
khuynh hướng loại III xương.
Phân tích răng gồm phân tích tương quan RCT với XHT, tương quan
RCD với XHD và tương quan RCT với RCD.
Phân tích mô mềm là đánh giá nét thăng bằng và hài hòa mặt nhìn
nghiêng dựa trên đường thẩm mỹ S đi từ Collumela đến Pogonion Theo
Steiner, để có mặt nghiêng hoàn hảo, môi trên, môi dưới phải chạm đường


17


này [18] [19].

Hình 1.5: Một số điểm và góc trong phân tích Steiner [18]


Phân tích Wits (1975)

Phép đo được giới thiệu bởi Jacobson A, mục đích để tránh nhược điểm
của góc ANB trong việc đánh giá sự bất hài hòa chiều trước sau của xương
hàm. Sự bổ sung cho phân tích Steiner rất có ích trong việc đánh giá sự phát
triển bất thường của hệ thống xương hàm theo chiều trước sau và quyết định
sự tin cậy của góc ANB [20].

Hình 1.6. Phân tích Wits [20]


Phương pháp phân tích Tweed

Theo tác giả thì đối với mọi loại điều trị lệch lạc răng đều có trục răng
cửa hàm dưới phải thẳng đứng trên xương. Ông đã thiết lập nên một tam giác


18

tạo bởi 3 cạnh: mặt phẳng Franfort, mặt phẳng xương hàm dưới và trục răng
cửa dưới kéo dài lên trên và xuống dưới. Như vậy có 3 góc:
+Góc Franfort/hàm dưới (FMA): 28o
+Góc răng cửa/mặt phẳng hàm dưới (IMPA): 102o
+Góc răng cửa/mặt phẳng Franfort: 50o

Ngoài ra, ông còn sử dụng góc SNA, SNB, ANB, và khoảng cách OA,
OB. Sử dụng độ nhô của cằm, độ dài của môi trên, góc Z để phân tích thẩm
mỹ của mô mềm.

Hình 1.7. Phương pháp phân tích Tweed [21]
Và nhiều phân tích phim sọ nghiêng khác như Downs (1948) [22], Phân
tích Sassouni (1955) [23], Ricketts (1957) [24],…
1.3.2.Ở Việt Nam:


Lê Võ Yến Nhi (2009) [25] đánh giá thay đổi sọ mặt ở trẻ em từ 10 đến 14
tuổi theo phân tích Ricketts. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về hình
dạng sọ mặt giữa nam và nữ, chỉ khác nhau về kích thước sọ mặt của nam lớn
hơn nữ. Nhóm trẻ Việt Nam có một số đặc điểm sọ mặt khác với nhóm trẻ
Trung Quốc và Cuba. Sự khác biệt này xảy ra tương tự ở nhiều độ tuổi khác
nhau.

 Nghiên cứu của Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng chỉ ra: Có sự khác biệt
đáng kể về giá trị trung bình của góc SNB giữa các nhóm từ 3 đến 13 tuổi,
trong đó sự khác biệt thấy rõ giữa trẻ 13 tuổi với trẻ 3,5,7 và 9 tuổi (p<0,001)


19

góc SNB lúc 3 tuổi bằng 78,04° đến 13 tuổi tăng thành 80,41°, giá trị của góc
SNB thực sự tăng khi trẻ trên 11 tuổi, điều này có nghĩa là XHD chỉ bắt đầu
nhô ra trước đáng kể khi trẻ lớn hơn 11 tuổi [7]. Độ nhô XHT gần như ổn định,
không khác biệt giữa nam và nữ từ 3 đến 13 tuổi (p>0,05), độ nhô XHT có
khuynh hướng tăng khoảng 1° trong giai đoạn 3-13 tuổi ở cả hai giới (p<0,01) .
Góc SNA ở 11 tuổi đạt 81,6°±3,3° và khi 13 tuổi tăng thành 83,4°±3,9° [26].



Theo Hồ Thị Thuỳ Trang(2014) [17] giá trị góc SNA ở người Việt Nam là
84,13°±4,01° ở nam và 83,87°±2,9° ở nữ, giá trị góc SNB là 80,97°±3,24° ở



nam và 80,8°±2,41° ở nữ.
Phạm Cao Phong cùng cộng sự (2016) [27], nghiên cứu học sinh người Việt
lứa tuổi 11 trên phim sọ nghiêng, cho thấy giá trị của góc SNA, góc SNB khác
biệt không có ý nghĩa thống kê ở hai giới (p>0,05), góc SNA đạt 81,21°±3,45°,
góc SNB đạt 76,92°±6,88°.
Ngoài ra còn có nghiên cứu trên phim sọ nghiêng với khớp cắn loại II
của Nguyễn Thị Phương Anh (2006) [28], Lưu Thị Thanh Mai (2012) [29]…
1.3.3. Các điểm mốc, mặt phẳng sử dụng trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các điểm mốc và mặt phẳng
tham chiếu thường dùng trong các phân tích phim [18], [30], [31] [32].


Các điểm mốc xương và răng trên phim sọ mặt nghiêng từ xa
1.

Nasion (N): Điểm trước nhất đường khớp trán – mũi nối xương
trán và xương chính mũi.

2.

Điểm hố yên (Sella Turcia: S): Điểm chính giữa hố yên xương bướm.

3.


Porion (Po): Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài.

4.

Orbital (Or): Điểm thấp nhất của bờ dưới ổ mắt.

5.

Anterior Nasal Spine (ANS): Điểm gai mũi trước.

6.

Posterior Nasal Spine (PNS): Điểm gai mũi sau.

7.

Subspinal (A): Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên: là điểm
lõm nhất nằm giữa ANS và mào xương ổ răng giữa hai RCT.


20

8.

Submental (B): Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm dưới: là điểm
lõm nhất nằm giữa Pogonion và mào xương ổ răng giữa hai RCD.

9.




Pogonion (Pog hoặc Pg): Điểm trước nhất của xương cằm hàm dưới.

10.

Menton (Me): Điểm thấp nhất của xương cằm hàm dưới.

11.

Gonion (Go): Điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới.

12.

Gnathion (Gn): Điểm trước nhất và dưới nhất của cằm.

13.

Incision Superius (Is): Điểm trước nhất của thân RCT.

14.

Incision Inferius (If): Điểm trước nhất của thân RCD.

15.

Upper Incisor Apex (U1A): Điểm chóp chân RCT.

16.


Upper Incisor Incisal Edge (U1E): Điểm rìa cắn RCT.

17.

Lower Incisor Apex (L1A): Điểm chóp chân RCD.

18.

Lower Incisor Edge (L1E): Điểm rìa cắn RCD.

Các điểm mốc mô mềm trên phim sọ mặt nghiêng từ xa

1.

Glabella (Gl): Điểm trước nhất mô mềm vùng trán.

2.

Nasion (N’): Điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán – mũi.

3.

Pronasal (Pn): Điểm trước nhất trên đỉnh mũi.
4.

Subnasale (Sn): Điểm ngay dưới chân vách ngăn mũi, nơi tiếp
nối với môi trên.

5.


Columella (Cm): Điểm trước nhất của trụ vách mũi.

6.

Librale Superius (Ls): Điểm giữa trên bờ viền môi trên.

7.

Librale Inferius (Li): Điểm giữa trên bờ viền môi dưới.

8.

Điểm A mô mềm (A’): Điểm lõm nhất của môi trên nằm giữa Sn, Ls.

9.

Điểm B mô mềm (B’): Điểm lõm nhất của môi dưới nằm giữa Pg, Li.

10.

Pogonion (Pg’): Điểm trước nhất của cằm.

11.

Menton (Me’): Điểm dưới nhất của cằm.


21

A


B
Hình 1.8. Các điểm mốc giải phẫu trên mô xương (A) và mô mềm (B)


Các mặt phẳng tham chiếu trên phim sọ mặt nghiêng từ xa
1.

Mặt phẳng nền sọ (SN): Đi qua hai điểm S và N

2.

Mặt phẳng Frankfort Horizontal (FH): Đi qua hai điểm Po và Or.

3.

Mặt phẳng khẩu cái (Palatal Plane - PP): Đi qua hai điểm ANS, PNS.

4.

Mặt phẳng khớp cắn (Occlusal Plane - OcP): Đi qua điểm giữa độ
cắn trùm của RHL thứ nhất và độ cắn trùm của răng cửa. Nếu trong
trường hợp răng cửa sai vị trí thì mặt phẳng này đi qua điểm giữa độ
cắn trùm RHL thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ nhất.

5.


Mặt phẳng hàm dưới (MP): Đi qua Go và Me.


Các đường thẩm mỹ
1.

Đường thẩm mỹ S của Steiner đi từ Cm đến Pg’.

2.

Đường thẩm mỹ E đi từ Pn đến Pg’.


22

Hình 1.9. Các mặt phẳng tham chiếu và đường thẩm mỹ
1.4. Phân tích ảnh chụp chuẩn hóa nghiêng
Từ những năm 40 của thế kỷ XX người ta thấy rằng nếu các ảnh chụp
được chuẩn hóa thì sẽ đưa ra những số đo chính xác hơn. Phương pháp đo
trên ảnh nhận được nhiều sự quan tâm nhờ các ưu điểm cũng như phạm vi áp
dụng của nó.
Gavan và cộng sự (1952) đã chỉ ra hạn chế của phép đo ảnh chụp. Sự
khác biệt do nguồn sáng hay khoảng cách từ máy ảnh đến người được chụp
gây ra các độ biến dạng không giống nhau cho các cấu trúc mặt làm cho kết
quả đo không chính xác như khi đo trực tiếp [33].
Năm 1959, Neger đã tiến hành nghiên cứu mô mềm khuôn mặt trên ảnh
và sử dụng 6 tương quan góc giữa môi trên, môi dưới và cằm. Nghiên cứu này
so sánh hình dạng khuôn mặt của đối tượng có khớp cắn chuẩn với nhóm đối
tượng có khớp cắn lệch lạc [34].
Fernandez-Riveiro cùng các cộng sự (2003) đã sử dụng phương pháp
chụp ảnh chuẩn hóa và xác định vị trí đầu tự nhiên (Natural Head PositionNHP) và đưa ra một vài giá trị cho quần thể người trưởng thành da trắng [35].
Sau đó Claman (1990), Arnett và Bergman (1993), Bishara (1995)... đưa
ra nhiều phương pháp chụp ảnh chuẩn hóa. Việc sử dụng các phương pháp



23

chuẩn hóa làm cho phép đo ảnh chụp trở thành công cụ khoa học chính xác và
đáng tin cậy hơn. Từ đó các tư liệu ảnh chụp đầu mặt được xem có giá trị để
lượng giá định tính lẫn định lượng trong các trường hợp bị dị tật ở mặt, để
theo dõi, kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển trong nhi khoa, giúp lập kế
hoạch điều trị phẫu thuật hay chỉnh hình và để lượng giá kết quả điều trị. Ảnh
chụp đã trở thành một tư liệu quan trọng và đáng tin cậy trong nghiên cứu và
giảng dạy [36],[37],[38].
1.4.1.Một số nghiên cứu nhân trắc trên ảnh chuẩn hóa trên thế giới


Bishara (1995) dùng máy ảnh kỹ thuật số để đánh giá sự thay đổi mô mềm sau
điều trị chỉnh nha ở những bệnh nhân sai khớp cắn loại II, tiểu loại 1 có nhổ răng
và không nhổ răng. 91 bệnh nhân được đánh giá trên ảnh chuẩn hóa, trước và
sau điều trị, trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu cho thấy những ưu việt khi ứng



dụng phương pháp phân tích ảnh chuẩn hóa trong nắn chỉnh răng [38].
Năm 2014, Cindi SY Leung và cộng sự nghiên cứu 514 trẻ 12 tuổi ở miền Nam
Trung Quốc trên ảnh chuẩn hóa, tiến hành các phép đo đạc trung bình cấu trúc
mô mềm và xác định sự khác biệt về kích thước giữa 2 giới. Kết quả cho thấy sự
khác biệt lớn nhất ở góc mũi-má (nam: 64,56 0-132,800, nữ: 73,330-123,890) và
góc môi cằm (nam: 93,360-158,110, nữ: 98,270-164,110). [39].
Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới trên ảnh chuẩn hóa ở người trưởng
thành: Miyajima (1996) [40], cùng năm 2008 Ozdemir [41] và Milošević [42]
Moshkelgosha (2015) [43], Fangmei Chen và David Zhang (2016) [44], ...

1.4.2.Ở Việt Nam:



Năm 2012, Nguyễn Tuấn Anh nghiên cứu trên 146 học sinh trường Trung học
phổ thông Chu Văn An – Hà Nội độ tuổi 16-18 tuổi bằng phương pháp đo trên
ảnh chuẩn hóa cho thấy khuôn mặt hình oval chiếm tỉ lệ lớn nhất, tiếp theo là
hình vuông và hình tam giác, kích thước ba tầng mặt không bằng nhau, trong
đó tầng mặt trên có kích thước lớn nhất, tỉ lệ tầng mặt giữa/tầng mặt dưới là
71,5%. So sánh giữa nam và nữ, khuôn mặt nam lớn hơn nữ, độ lớn mắt, độ


24

rộng mũi, góc mặt và góc mũi mặt ở nam cũng lớn hơn ở nữ, trong khi đó độ


cao trán ở nữ lớn hơn ở nam, nữ ít vẩu hơn so với nam [45].
Năm 2015, nghiên cứu của Nguyễn Phương Trinh trên 150 thanh niên dân tộc
Pa Cô độ tuổi 18-25 tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế bằng phương pháp đo
trên ảnh chuẩn hóa, bước đầu đánh giá sự khác nhau giữa các dân tộc Việt
Nam, kết quả cho thấy kích thước một số cấu trúc mô mềm trên khuôn mặt
nam và nữ Pa Cô nhỏ hơn. Tỉ lệ ba tầng mặt không bằng nhau, tầng mặt dưới
chiếm tỉ lệ lớn nhất, trong khi tầng mặt trên chiếm tỉ lệ nhỏ nhất [46].
1.4.3. Các điểm mốc, đường tham chiếu trên ảnh kỹ thuật số chuẩn hóa:

1.
2.
3.
4.


Trichion (tr): Điểm giữa dường chân tóc vùng trán
Glabella (gl): Điểm nhô nhất của mô mềm vùng trán.
Nasion (n): Nơi lõm nhất của phần gốc mũi.
Pronasale (pn): Điểm trước nhất của đỉnh mũi.
5. Subnasale (sn): Điểm ngay dưới chân vách ngăn mũi, tiếp nối với

môi trên.
6. Columella (cm): Điểm trước nhất của trụ mũi.
7. Labial superius (ls): Điểm giữa trên bờ viền môi trên.
8. Labial inferius (li): Điểm giữa trên bờ viền môi dưới.
9. Pogonion (pg): Điểm nhô nhất của cằm.
10. Gnathion (gn): Điểm thấp nhất và dưới nhất vùng cằm
11. Menton (me): Điểm thấp nhất của cằm.
12.

Điểm A mô mềm (a): Điểm lõm nhất của môi trên nằm giữa sn, ls.

13.

Supraurale (sa): Điểm cao nhất của vành tai

14.

Subaurale(sba): Điểm thấp nhất của vành tai
15.

Submental-điểm B mô mềm (b): Điểm lõm nhất của môi dưới nằm
giữa pg, li.


Các đường thẩm mỹ
1.

Đường thẩm mỹ S đi từ cm đến pg.

2.

Đường thẩm mỹ E đi từ pn đến pg.


25

Hình 1.10. Các điểm mốc trên ảnh chuẩn hóa nghiêng [47]
1.5. Mối tương quan giữa các phép đo trên phim sọ mặt nghiêng từ xa và
ảnh kỹ thuật số chuẩn hóa
Phân tích phim sọ mặt nghiêng từ xa và ảnh chụp khuôn mặt là hai
phương tiện được sử dụng phổ biến trong đánh giá hình thái sọ mặt. Một số
tác giả đã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa hai phương pháp này


Nghiên cứu của X. Zhang và cộng sự [48] đã thực hiện nghiên cứu trên trên
326 đối tượng (168 người da trắng, 158 người da đen). Mỗi đối tượng được chụp
phim sọ mặt nghiêng từ xa và chụp ảnh chuẩn hóa.
Mối tương quan cao nhất ghi được là chiều cao tầng mặt dưới và chiều dài
XHD, tương ứng là 0,643 và 0,562. Ở nhóm người da đen, hệ số tương quan
giữa các số đo chiều dài XHD, chiều cao tầng mặt dưới trên phim sọ mặt
nghiêng từ xa và trên ảnh chụp lần lượt là 0,676; 0,690 và đều cao hơn ở nhóm
người da trắng, tương ứng là 0,399 và 0,577.




Nghiên cứu của D.P. Patel [49]. cũng thực hiện nghiên cứu trên 60 đối tượng
có khớp cắn loại I (30 nam và 30 nữ), hệ số tương quan cao nhất là ở các phép
đo kích thước dọc (bao gồm chiều cao tầng mặt dưới và chiều cao toàn bộ


×