Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG cột SỐNG cổ THẤP có LIỆT tủy QUA ĐƯỜNG cổ SAU tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ TRỌNG ĐỨC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
CỔ THẤP CÓ LIỆT TỦY QUA ĐƯỜNG CỔ SAU
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ TRỌNG ĐỨC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
CỔ THẤP CÓ LIỆT TỦY QUA ĐƯỜNG CỔ SAU
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC


Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: 60720123
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN LÊ BẢO TIẾN

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.......................................................................3
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................3
1.1.2. Trong nước........................................................................................4
1.2. NHẮC LẠI VỀ GIẢI PHẪU CỘT SỐNG CỔ.......................................5
1.2.1. Cấu trúc cột sống cổ thấp..................................................................6
1.2.2. Các cơ cổ.........................................................................................14
1.2.3. Động mạch đốt sống........................................................................15
1.2.4. Tủy sống..........................................................................................16
1.3. CÁC THƯƠNG TỔN GIẢI PHẪU CỦA CHẤN THƯƠNG CỘT
SỐNG CỔ...........................................................................................17
1.3.1. Phân loại của Holdsworth...............................................................18
1.3.2. Phân loại của Allen-Ferguson.........................................................18
1.3.3. Phân loại theo thuyết 3 trục của Denis............................................23
1.4. SINH BỆNH HỌC CỦA CHẤN THƯƠNG TỦY CỔ.........................23
1.4.1. Cơ chế tiên phát của chấn thương tủy.............................................24
1.4.2. Cơ chế thứ phát...............................................................................24
1.4.3. Các thương tổn bệnh học của chấn thương tủy...............................26

1.5. CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG TỦY CỔ.........................................27
1.5.1 Triệu chứng lâm sàng của chấn thương tủy cổ.................................27
1.5.2. phân loại lâm sàng thần kinh chấn thương tủy cổ...........................29
1.5.3. Hình ảnh cận lâm sàng....................................................................33
1.6. ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ THẤP.........................37
1.6.1. Sơ cứu ban đầu................................................................................37
1.6.2 Điều trị thực thụ...............................................................................37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........44
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................44
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................44


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................45
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................45
2.3.1. Đánh giá chung...............................................................................45
2.3.2. Chẩn đoán chấn thương cột sống cổ thấp........................................45
2.3.3. Điều trị phẫu thuật...........................................................................49
2.3.4. Đánh giá kết quả khám lại...............................................................52
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................53
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................54
3.1. PHÂN BỐ VỀ TUỔI.............................................................................54
3.2. PHÂN BỐ VỀ GIỚI..............................................................................54
3.3. PHÂN BỐ THEO NGHỀ NGHIỆP.....................................................54
3.4. PHÂN BỐ THEO ĐỊA DƯ...................................................................55
3.5. NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG...................................................55
3.6. CÁC THƯƠNG TỔN PHỐI HỢP........................................................55
3.7. PHÂN LOẠI VỀ LÂM SÀNG.............................................................56
3.7.1. Dấu hiệu cơ năng.............................................................................56
3.7.2. Rối loạn vận động..........................................................................56

3.7.3. Rối loạn cảm giác............................................................................56
3.7.4. Rối loạn cơ tròn...............................................................................57
3.8. PHÂN LOẠI ASSIA BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG TỦY..........57
3.9. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH...........................57
3.9.1. Vị trí đốt tổn thương........................................................................57
3.9.2. Chụp XQ.........................................................................................58
3.9.3. Chụp cắt lớp vi tính.........................................................................58
3.9.4. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân.........................................................58
3.10. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG VỀ THẦN KINH VÀ
TỔN THƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU.......................................................59
3.11. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẨU THUẬT..............................59
3.11.1. Phân loại phương pháp mổ............................................................59
3.11.2. Thời gian trước mổ........................................................................59


3.12. DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT..................60
3.12.1. Thời gian nằm viện........................................................................60
3.12.2. Dự kiến Kết quả ngay sau mổ.......................................................60
3.12.3. Dự kiến Kết quả XQ sau mổ.........................................................61
3.12.4. Dự kiến Biến chứng sau phẫu thuật..............................................61
3.13. DỰ KIẾN KẾT QUẢ KHÁM LẠI.....................................................62
3.13.1. Sự phục hồi về cơ tròn..................................................................63
3.13.2. Kết quả chụp XQ khám lại...........................................................63
3.14. TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT......................64
3.15. TỬ VONG SAU PHẪU THUẬT........................................................64
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................65
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÓM NGHIÊN CỨU...............................65
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG
CỔ THẤP............................................................................................65
4.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH.......................................65

4.4. CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ TRONG PHẨU THUẬT CỘT SỐNG CỔ
THẤP QUA ĐƯỜNG CỔ SAU..........................................................65
4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT........................................65
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................66
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Bảng khối lượng tạ kéo...................................................................39
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi...............................................................................54
Bảng 3.2. Phân bố về giới...............................................................................54
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp...............................................................54
Bảng 3.4. Phân bố theo địa dư.........................................................................55
Bảng 3.5. Phân loại nguyên nhân chấn thương...............................................55
Bảng 3.6. Phân loại các thương tổn phối hợp.................................................55
Bảng 3.7. Đánh giá về dấu hiệu cơ năng.........................................................56
Bảng 3.8. Đánh giá rối loạn vận động.............................................................56
Bảng 3.9. Đánh giá rối loạn cảm giác.............................................................56
Bảng 3.10. Đánh giá rối loạn cơ tròn..............................................................57
Bảng 3.11. Phân loại ASIA..............................................................................57
Bảng 3.12. Vị trí đốt tổn thương.....................................................................57
Bảng 3.13. Đánh giá hình thái tổn thương đốt sống trên XQ..........................58
Bảng 3.14: Chụp cắt lớp vi tính.....................................................................58
Bảng 3.15. Đánh giá tổn thương trên phim cộng hưởng từ.............................58
Bảng 3.16. Đánh giá mối liên quan giữa tổn thương giải phẫu và thần kinh..59
Bảng 3.17. Phân loại phương pháp mổ...........................................................59
Bảng 3.18. Đánh giá thời gian trước mổ.........................................................59
Bảng 3.19. Thời gian nằm viện.......................................................................60
Bảng 3.20. Đánh giá kết quả ngay sau phẫu thuật..........................................60

Bảng 3.21. Đánh giá sự tiến triển theo phân loại ASIA sau mổ......................60
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tổn thương trước phẫu thuật và kết quả sau
phẫu thuật....................................................................................61
Bảng 3.23. Đánh giá kết quả chụp XQ sau mổ...............................................61
Bảng 3.24. Đánh giá các biến chứng sau phẫu thuật.......................................61


Bảng 3.25. Đánh giá kết quả khám lại............................................................62
Bảng 3.26. Liên quan giữa thương tổn thần kinh trước phẫu thuật và kết quả
khám lại.......................................................................................62
Bảng 3.27. So sánh kết quả giữa nhóm bệnh nhân phẫu thuật trước 72h và
sau 72h.........................................................................................63
Bảng 3.28. Đánh giá sự phục hồi về cơ tròn...................................................63
Bảng 3.29. Đánh giá kết quả chụp XQ khám lại.............................................63
Bảng 3.30. Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật........................................64
Bảng 3.31. Tỉ lệ bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật........................................64


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đốt sống cổ điển hình........................................................................6
Hình 1.2a. Cơ chế chịu lực của đốt sống bình thường......................................7
Hình 1.2b. Cơ chế chịu lực của đốt sống bị loãng xương.................................7
Hình 1.3. Giải phẫu đốt sống cổ và các cấu trúc liên quan...............................9
Hình 1.4a. Đĩa đệm cột sống cổ......................................................................10
Hình 1.4b. Cấu trúc đĩa đệm..............................................................................10
Hình 1.5a. Cơ chế chịu lực của đĩa đệm bình thường.....................................11
Hình 1.5b. Cơ chế chịu lực của đĩa đệm bị thoái hóa......................................11
Hình 1.6. Hoạt động của đĩa đệm....................................................................12
Hình 1.7. Các dây chằng đốt sống cổ..............................................................13
Hình 1.8a. Các cơ cổ (phía trước)...................................................................14

Hình 1.8b. Các cơ cổ (phía sau)......................................................................14
Hình 1.9. Động mạch đốt sống........................................................................15
Hình 1.10. Tủy sống cổ...................................................................................16
Hình 1.11. Hình thể ngoài tủy sống.................................................................16
Hình 1.12: Các tổn thương ép - gập................................................................19
Hình 1.13: Các tổn thương ép thẳng trục........................................................20
Hình 1.14: Các tổn thương gập - giãn.............................................................21
Hình 1.15: Các tổn thương ép – ưỡn...............................................................22
Hình 1.16: Các tổn thương giãn – ưỡn............................................................22
Hình 1.17: Các cột trụ cột sống.......................................................................23
Hình 1.18. Các thương tổn tủy........................................................................29
Hình 1.19. Hình ảnh XQ cột sống cổ bình thường..........................................33
Hình 1.20. Các đường cần nhận định..............................................................34
Hình 1.21. Hình ảnh vỡ thân đốt sống C6.......................................................36


Hình 1.22. Hình ảnh tổn thương tủy và phần mềm trên phim chụp MRI.......37
Hình 1.23. Phẫu thuật qua đường cổ trước......................................................40
Hình 1.24. Phương pháp cột chỉ thép..............................................................41
Hình 2.1. Sơ đồ phân vùng cảm giác..............................................................47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cột sống cổ là một loại tổn thương nặng của bệnh lý chấn
thương nói chung và cột sống nói riêng, là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tử vong hoặc di chứng tàn tật để lại gánh nặng cho gia
đình và xã hội.
Theo thống kê ở Mỹ, hàng năm có khoảng 200.000 bệnh nhân bị chấn

thương cột sống tủy sống mới, trong đó, phần lớn bị chấn thương cột sống cổ.
45%-60% bệnh nhân bị thương tổn thần kinh và17% bệnh nhân bị tử vong
Tại Việt Nam, chấn thương cột sống cổ chiếm từ 2-5% của bệnh lý chấn
thương đầu mặt cổ, trong đó có khoảng 10% bệnh nhân bị chấn thương tủy cổ
mà trên phim Xquang thường qui không phát hiện ra tổn thương xương. Tỷ lệ
tổn thương thần kinh do chấn thương cột sống cổ rất cao (60-70%), trong đó
tổn thương tủy hoàn toàn không tiến triển sau điều trị khoảng 50%.
CTCS cổ thấp là tổn thương từ C3-C7 là một bệnh lý thường gặp nhất
của chấn thương cột sống cổ (chiếm 86,6%) với những thương tổn nặng nề,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền vững của cột sống cổ và thường gây ra
thương tổn tủy cổ, có thể dẫn tới những di chứng thần kinh nặng nề hoặc gây tử
vong cho người bệnh. Trong thực tế, chấn thương cột sống cổ thấp kèm liệt tủy
là thảm cảnh cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do đó việc chẩn đoán đúng
thương tổn, từ đó đề ra biện pháp điều trị đúng đắn có ý nghĩa rất quan trọng.
Từ trước những năm 1990, ở nước ta chấn thương cột sống cổ thường
được điều trị bảo tồn, bất động bằng bột Minerve hay kéo nắn bằng khung
Krutchfield. Phần lớn bệnh nhân tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Từ khi máy
chụp cắt lớp vi tính (1991) và máy chụp cộng hưởng từ (1996) được đưa vào
sử dụng đã giúp cho việc chẩn đoán chấn thương cột sống cổ trở nên dễ dàng


2

và chính xác hơn. Các nguyên nhân chèn ép tủy đã được thấy rõ như mảnh
xương vỡ, đĩa đệm thoát vị … những tổn thương tủy kèm theo gây nên bệnh
cảnh lâm sàng hết sức nặng nề. Bên cạnh đó với sự phát triển vượt bậc của
nghành gây mê hồi sức nên việc chỉ định phẫu thuật thường được đặt ra nhằm
giải phóng chèn ép, cố định cột sống vững chắc giúp cho việc chăm sóc và
phục hồi chức năng tạo điều kiện cho tủy hồi phục và tái hòa nhập trở lại cộng
đồng cho người bệnh làm giảm thiểu tỷ lệ tử vong và di chứng.

Cho tới nay, việc điều trị chấn thương cột sống cổ thấp vẫn là đề tài gây
tranh luận tại các hội nghị phẩu thuật về cột sống, đôi khi các trường phái trái
ngược nhau giữa các trường phái điều trị bảo tồn và điều trị phẩu thuật. Tại
các nước phát triển, xu hướng chung là nghiêng về phẩu thuật cho những
thương tổn chèn ép tủy và thương tổn mất vững cột sống. Tuy vậy, cũng còn
nhiều ý kiến khác nhau về chỉ định và phương pháp phẩu thuật, mà nổi bật là
hai loại phẫu thuật với đường cổ trước và đường cổ sau. Chúng tôi thấy rằng
dù điều trị phẩu thuật bằng phương pháp nào thì mục tiêu cũng là: giải ép, nắn
xương, ghép xương, kết hợp xương. Đối với phẩu thuật đường cổ sau có
nhiều ưu điểm như : đường mổ đơn giản vì không qua cơ quan quan trọng nào
cả, lấy được khối máu tụ và dây chằng vàng chèn ép phía sau, nắn xương an
toàn, giải ép được rộng rãi, chống lực căng phía sau tốt. Do đó chúng tôi
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột
sống cổ thấp có liệt tủy qua đường cổ sau tại Bệnh viện Hữu Nghị - Việt
Đức” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân chấn
thương cột sống cổ thấp có liệt tủy.
2. Đáng giá kết quả phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có liệt
tủy qua đường cổ sau.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về lịch sử chấn thương cột sống có từ rất lâu đời. Từ năm
2800 trước công nguyên trong cuốn sách bằng giấy cói cổ Edwin - smith đã

miêu tả về chấn thương đầu - cổ - vai, trong đó có đề cập đến những trường
hợp chấn thương cột sống và tác giả đã miêu tả các dấu hiệu về liệt tay, liệt
chân và rối loạn tiểu tiện.
Hypocrate (460 - 377 trước công nguyên) cũng đã bàn luận về tính chất
tổn thương của cột sống và mối liên quan của nó với các tình trạng liệt, nhưng
chưa đề cập đến vai trò của tủy sống. Sau công nguyên, Galas đã báo cáo thực
nghiệm của ông trên động vật và mô tả dấu hiệu mất cảm giác và vận động
dưới tủy bị tổn thương dẫn đến ngừng thở ở những tầng tủy cổ cao.
Từ trước thế kỉ 17 đã có những phương pháp điều trị chấn thương cột
sống chủ yếu bằng những phương pháp thô sơ và cố định bằng bột (Minerve).
Tuy nhiên trong giai đoạn này, người ta cũng có thể tìm thấy những lí luận về
điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống nhưng hiếm khi được áp dụng do kết
quả đem lại không như ý muốn. Pau D’Egine là người đầu tiên gợi ý cắt bỏ
đốt sống vỡ trong chấn thương, còn Magnus trong nhiều công trình nghiên
cứu của mình đã phủ nhận việc phẫu thuật lấy bỏ mảnh sống, ông cho rằng
liệt tủy do gẫy cột sống có 2 lý do: chảy máu tủy sống thì liệt sẽ tự khỏi hoặc
do tủy sống bị đứt thì phẫu thuật cũng sẽ vô ích.
Đến đầu thế kỉ 19 cũng có nhiều tranh luận về điều trị mổ hay không
mổ trong chấn thương cột sống, điều trị duy nhất thời điểm đó là mở cung sau


4

giải phóng chèn ép trong điều trị tổn thương tủy. Năm 1814, Cline đã mổ một
trường hợp gãy cột sống lưng có liệt hoàn toàn nhưng không thể nắn chỉnh
các biến dạng và bệnh nhân chết sau ít ngày.
Những tiến bộ nhanh chóng về phẩu thuật cột sống bắt đầu từ thế kỷ
20, Krause chủ trương mổ cho tất cả các trường hợp có liệt dù đó là chấn
thương hay chèn ép từ từ. Dần dần phẩu thuật mở cung sau đã trở thành kỷ
thuật quen thuộc trong phẩu thuật cột sống. Những tên tuổi gắn liền với kỹ

thuật này là: Bickham, Bonomo, Erichson, Taylor…Tuy nhiên, phương pháp
mở cung sau chỉ được áp dụng phổ biến với cột sống lưng và thắt lưng.
Phẩu thuật theo đường cổ sau: năm 1979 tác giả Roy Cammile R lần
đầu tiên báo cáo phương pháp bắt vít vào khối bên cột sống cổ thấp.Năm
1987 Magerl F cũng sử dụng phương pháp bắt vít vào khối bên nhưng điểm
vào và góc vít khác hẳn. Đến năm 1994 Albumin và cộng sự thông báo 1
trường hợp CTCS cổ có tổn thương tủy đa tầng được phẩu thuật vít qua cuống
cột sống cổ, đến nay đã có nhiều tác giả trên thế giới cải tiến kỷ thuật này và
chứng minh đây là kỹ thuật an toàn và hiệu quả khi điều trị cho những bệnh
nhân có tổn thương tủy cổ mất vững đa tầng.
1.1.2. Trong nước
Tại Việt Nam, từ trước năm 1990 chấn thương cột sống cổ ít được quan
tâm, các quy tắc trong điều trị chấn thương cột sống cổ chưa được đưa ra một
cách rõ ràng, các bác sĩ thường ít khi nghĩ đến những tổn thương này mỗi khi
có chấn thương, điều trị chấn thương cột sống cổ chủ yếu là điều trị bảo tồn
nên tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân này rất cao.
Từ hơn 10 năm nay, phẫu thuật chấn thương cột sống cổ bắt đầu phát
triển ở Việt Nam tại các Trung tâm Phẫu thuật thần kinh lớn trong cả nước
như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103, Bệnh viện 108, Bệnh viện Chợ Rẫy,
Trung tâm chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, … và đã có
những báo cáo về đề tài này tại các hội nghị khoa học trong nước.


5

Võ Văn Thành (1997) trong thống kê 356 trường hợp chấn thương cột
sống cổ tại khoa cột sống A trung tâm chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ
Chí Minh thấy rằng chấn thương cột sống cổ cao 10,95%, vùng cổ thấp C3C7 là 89%, tỷ lệ tổn thương thần kinh 67,7% qua đó tác giả đã trình bày cách
phân loại các thương tổn và nêu ra chỉ định mổ cho từng loại thương tổn.
Võ Văn Sỹ (2001) nghiên cứu phương pháp điều trị gãy trật cột sống cổ

C3-C7 bằng phương pháp mổ “nắn - néo ép - hàn xương” lối sau cho 38 bệnh
nhân cho thấy tỷ lệ can xương vững chắc 100%. Kết quả nắn chỉnh và hồi
phục thần kinh tốt, kỹ thuật an toàn, ít tốn kém.
Hà Kim Trung (2005) nghiên cứu điều trị phẫu thuật cho 98 bệnh nhân
chấn thương cột sống cổ có tổn thương thần kinh cho thấy so với các phương
pháp điều trị bảo tồn trước đây (Bó bột, kéo liên tục) đa làm giảm tỷ lệ tử
vong từ 33% xuống còn 9,1%.
1.2. NHẮC LẠI VỀ GIẢI PHẪU CỘT SỐNG CỔ
Cột sống là trụ cột của bộ xương người, chịu sức nặng của đầu và trọng
lượng toàn thân, nó là điểm tỳ của tứ chi qua xương chậu và xương bả vai.
Cột sống vừa mềm dẻo vừa vũng chắc, bao bọc và bảo vệ tủy sống nằm trong
ống sống. Hiểu biết về giải phẫu là bắt buộc đối với phẫu thuật viên cũng như
các kiến thức cơ bản về thương tổn bệnh lý, sinh lý bệnh của chấn thương tủy
giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, cũng như việc bộc lộ
tổn thương, chọn đường vào tốt nhất, ít biến chứng là cần thiết.
Cột sống cổ gồm 7 đốt nối từ lỗ chẩm đến đốt sống ngực 1. Có một số tác
giả coi hộp sọ là đốt sống cổ O (C0). Được chia làm 2 đoạn do cấu trúc và
chức năng khác nhau.
- Các đốt sống cổ cao: gồm đốt trục (C1) và đốt đội (C2).
- Các đốt sống cổ thấp: từ đốt sống cổ 3(C3) đến đốt sống cổ 7(C7).


6

Đặc điểm của các đốt sống cổ thấp có cấu trúc điển hình gồm: thân đốt
sống ở trước dẹt bề ngang, dầy ở phía trước hơn ở phía sau. Mỗi đốt sống đều
có mỏm ngang, mỏm khớp trên và dưới. Cuống sống tách ra từ phía sau của
mặt bên thân đốt sống, khuyết sống trên và dưới đều sâu bằng nhau, mảnh
sống hình vuông, rộng và hơi cao. Các mỏm gai ở sau, ngắn, đỉnh tách ra làm
2 củ, mỏm ngang dính vào thân và cuống sống, mỏm gai của C6 và C7 dài

hơn và chẽ đôi (đây là mốc nhận biết khi phẫu thuật). Mỏm khớp có diện
phẳng nằm ngang, đặc trưng nhất để nhận biết một đốt sống cổ là có lỗ ngang.

Hình 1.1. Đốt sống cổ điển hình
(Theo Atlas giải phẫu người - Nhà xuất bản y học )
1.2.1. Cấu trúc cột sống cổ thấp
Mỗi một đốt sống cổ nói chung gồm những thành phần sau:
- Thân đốt sống: nguồn cung cấp sức mạnh và gánh hai phần ba trọng
lượng. Đường kính trước sau phía dưới thường lớn hơn đường kính trước sau
phía trên. Đường kính trước sau của thân đốt sống từ CIII - CVII từ 1416mm. Ứng dụng đường kính trước sau thân đốt sống để chọn chiều dài của
vít bắt vào thân đốt sống trong phẫu thuật làm cứng cột sống cổ qua lối cổ
trước. Mặt trên thân các đốt sống từ cổ III đến cổ VII có hai mỏm nhẫn ôm
lấy thân đốt sống phía trên, hình thành khớp mỏm móc - đốt sống còn gọi là
khớp Luschka. Các khớp này có vai trò giữ đĩa đệm không lệch sang bên.


7

Chức năng cơ sinh học chính của thân đốt sống là chịu tải trọng của cơ thể
bao gồm trọng lượng cơ thể và sức co cơ. Cấu trúc của thân đốt sống bao gồm
nhiều bè xương xốp dày đặc và lớp vỏ vững chắc. Lớp vỏ rất mỏng khoảng 0,35
- 0,5mm. Các bè xương là thành phần chính gánh lấy trọng lực, lớp vỏ bên
ngoài có tác dụng chống lại lực xoắn vặn, lực cắt. Các nghiên cứu cho thấy
khi loại bỏ lớp vỏ ngoài chỉ làm giảm 10% sức chịu tải của thân sống. Các bè
xương đứng chịu phần lớn trọng tải, các bè xương ngang liên kết các bè
xương đứng lại với nhau, tăng cường sức chịu tải. Ở người lớn tuổi bị loãng
xương, có hiện tượng giảm độ dày của các bè xương và mất mối liên kết giữa
các bè xương do đó dễ bị gãy lún. Trong trường hợp có loảng xương nặng
không thể bắt vít vào thân sống vì dể bị tuột vít, không vững.


Hình 1.2a. Cơ chế chịu lực của đốt

Hình 1.2b. Cơ chế chịu lực của đốt

sống bình thường

sống bị loãng xương

- Cuống: Từ hai mặt sau bên của thân đốt sống cho ra hai cuống. Cuống
có cấu trúc hình ống ngắn. Vỏ cuống dày mỏng không đều: phía trong từ 1,43,6mm, phía ngoài từ 0,4 -1,1mm. Chiều cao cuống của CIII-CVII từ 6,6 -7,4
mm.Chiều ngang cuống từ CIII-CVII từ 4- 4,1mm. Các số đo nêu trên là căn
cứ để chọn kích thước vít bắt vào cuống để tránh gây vở cuống, tổn thương các


8

cấu trúc lân cận. Cuống cùng với mảnh tạo nên cung đốt sống. Cung đốt sống
đóng kín lỗ đốt sống, các lỗ đốt sống kết hợp nhau từ trên xuống dưới tạo thành
ống sống. Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết
sống dưới. Khi hai đốt sống khớp nhau thì các khớp đó tạo thành lỗ gian đốt
sống để cho dây thần kinh gai sống chui ra. Bình thường các rễ thần kinh cổ
nằm ở nửa dưới của lỗ gian đốt sống, nửa trên có mỡ và các tĩnh mạch nhỏ.
- Khối bên nằm ở giữa mảnh và cuống, có mặt khớp trên và mặt khớp
dưới. Chiều cao của khối bên từ 11mm ở CIII và 15mm ở CVII. Chiều dày
từ 12-13mm. Chiều trước sau ở CVII nhỏ nhất so với CIII, CIV, CV, CVI, vì
vậy khối bên của CVII ít được sử dụng để bắt vít vì không vững. Mặt khớp
trên hướng lên trên và ra sau, mặt khớp dưới hướng xuống dưới và ra trước.
Mặt khớp trên và mặt khớp dưới tạo khớp gian mỏm, là loại khớp động, mặt
khớp nghiêng theo chiều trước sau một góc 45 đến 60 0 với thân đốt sống.
Góc mặt khớp của CVII lớn nhất trong các đốt sống cổ thấp. Trong phẫu

thuật bắt vít vào khối bên của CVII theo phương pháp Magerl (song song
với mặt khớp) phải chú ý góc mặt khớp của từng đốt sống cổ để tránh gây
tổn thương mặt khớp, gây ra triệu chứng đau âm ỉ, kéo dài sau mổ.
- Mảnh: Rộng bề ngang hơn bề cao. Ở vùng cổ, các mảnh ngắn hơn và
mỏng hơn nhưng rộng hơn so với mảnh ở cột sống ngực và thắt lưng. Chiều
cao giảm từ cổ II đến cổ IV và sau đó dần dần tăng lên cổ VII. Mảnh có thể
được cắt bỏ toàn phần trong phẫu thuật giải ép chèn ép tủy qua đường cổ sau
mà ít gây ảnh hưởng đến độ vững của cột sống cổ.
- Mỏm ngang: Mỗi thân sống có hai mỏm ngang. Trên bề mặt của mỏm
ngang có một rãnh để cho thần kinh sống cổ đi qua. Các mỏm ngang của các
đốt sống cổ từ CVI trở lên có lỗ ngang để động mạch đốt sống đi qua. Lỗ
ngang ở CIII-CV nằm lệch vào trong so với điểm trung tâm của khối bên.
Trong khi đó lỗ ngang của CVI lại nằm trực diện so với vị trí trung tâm của


9

khối bên, vì vậy cần phải thận trọng chọn hướng đi của vít cho phù hợp theo
từng đốt sống cổ để tránh gây tổn thương động mạch đốt sống.
- Mỏm gai: Đỉnh của mỏm gai tách làm hai củ. Mỏm gai dài dần từ đốt
sống cổ II đến đốt sống cổ VII. Mỏm gai có thể được cắt bỏ cùng với mảnh
trong trường hợp giải ép chèn ép tủy qua lối sau.
- Lỗ đốt sống cổ: To hơn các lỗ đốt sống của đoạn ngực, các lỗ to dần
từ cổ I đến cổ V, rồi giảm dần từ cổ VI đến cổ VII.
- Khớp gian đốt: là khớp dính, giữa hai mặt khớp liền kề có đĩa gian đốt
sống, các dây chằng của khớp là dây chằng dọc trước và dây chằng dọc sau.

Hình 1.3. Giải phẫu đốt sống cổ và các cấu trúc liên quan.
- Đĩa gian đốt sống (đĩa đệm):
Giữa hai đốt sống kế cận (từ cổ II đến cổ VII) là đĩa đệm. Các đĩa này

dày ở phía trước, mỏng ở phía sau. Đĩa đệm đóng vai trò hấp thụ chấn động.
Độ dày của chúng cùng với thân đốt sống tạo nên đường cong của cột sống
cổ. Giữa cổ II và cổ VII không có đĩa đệm, do đó cột sống cổ gồm 7 đốt sống
nhưng chỉ có 5 đĩa đệm. Ngày nay người ta dùng phương tiện cộng hưởng từ
để khảo sát hình dạng đĩa đệm, rất an toàn và chính xác.


10

Đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, được cấu tạo bởi tổ chức liên
kết; dày khoảng 3mm, gồm hai phần: vòng sợi ở phía ngoài và nhân nhầy ở
phía trong. Vòng sợi gồm các tấm sụn sợi đồng tâm, chúng trượt lên nhau nhẹ
nhàng. Nửa chu vi phía sau của vòng sợi yếu hơn nửa phía trước.
Nhân nhầy nằm ở phần trung tâm của đĩa đệm. Nhân nhầy có tỉ lệ nước rất cao (cao nhất
lúc mới sinh và giảm dần theo lứa tuổi); có vai trò trong hấp thu chấn động. Nhân nhầy bẹt ra khi
bị đè ép và nằm hơi lệch ra sau. Nhân nhầy không có mạch máu, được nuôi dưỡng do sự khuyếch
tán từ các mạch máu ngoại vi của vòng sợi và thân đốt sống .

Hình 1.4a. Đĩa đệm cột sống cổ

Hình 1.4b. Cấu trúc đĩa đệm

Lúc còn nhỏ, đĩa đệm được nuôi dưỡng bởi các mạch máu từ phần xốp
của đốt sống kế cận. Từ 13 tuổi trở đi các mạch máu trong đĩa đệm bị tắc
dần do sự canxi hóa của đĩa tận cùng và sau 27 tuổi đĩa gian đốt sống được
nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua đĩa sụn. Sự thẩm
thấu này phụ thuộc vào yếu tố cơ học khi đĩa gian đốt sống bị ép, dịch lỏng
phân tán ra ngoài, khi hết bị ép dịch lại tự thấm vào trong. Sự thay đổi ép và
phồng của nhân nhầy cùng sự đàn hồi của vòng sợi đảm bảo cho sự thẩm
thấu chất dinh dưỡng.

Cơ chế chịu lực của đĩa đệm:
Đĩa đệm hoạt động như một vật thể hấp thụ lực, khi tác động lên cột
sống. Các đĩa đệm có hai chức năng chính:


11

- Phân tán lực nén, khả năng biến dạng cho phép đĩa đệm phân tán lực trên
toàn bộ mặt khớp của thân đốt sống chứ không tập trung trên vùng trung tâm
của mặt khớp gian đốt. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, lực tác động thực
tiếp lên trung tâm mặt khớp dưới.

Hình 1.5a. Cơ chế chịu lực của

Hình 1.5b. Cơ chế chịu lực của

đĩa đệm bình thường.

đĩa đệm bị thoái hóa

- Cho phép sự di chuyển đa mặt phẳng giữa các thân sống kế tiếp nhau.
Sự di chuyển này cùng với khả năng di chuyển của các mặt khớp trên, dưới
cho phép cột sống cổ có biên độ chuyển động lớn.
Nhờ vào khả năng biến dạng đặc biệt của mình, đĩa đệm rất khó bị nén
ép. Bất cứ lực nào tác động lên nó đều được phân tán đến vòng sợi và mặt
khớp gian đốt. 50% các cử động cúi và ngửa xảy ra nhờ chuyển động giữa đốt
đội và xương chẩm, phần còn lại nhờ vào sự chuyển động ở vùng dưới trục từ
CIII – CVII tạo ra biên độ 1300 cúi và ngửa cổ. 50% cử động xoay cổ nhờ
chuyển động giữa đốt đội và đốt trục, phần còn lại nhờ vào sự chuyển động
của các đốt sống từ CIII - CVII tạo ra biên độ xoay 1400. Ngoài ra cổ cũng có

thể nghiêng ngoài khoảng.


12

Hình 1.6. Hoạt động của đĩa đệm.
- Đĩa sụn tận cùng: Là hai tấm sụn trong được cố định khít vào mặt trên
hoặc mặt dưới của đốt sống trên hoặc dưới liên kề, mặt kia của tấm sụn gắn
vào nhân nhầy và vòng sợi. Đĩa sụn tận cùng có các chân bám vào mặt xương
của thân đốt sống qua các lỗ nhỏ, có tác dụng nuôi dưỡng đĩa đệm theo kiểu
thẩm thấu và bảo vệ đĩa đệm không bị nhiễm trùng từ xương.
- Dây chằng: bao gồm dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây
chằng vàng, dây chằng trên gai, dây chằng liên gai…
- Dây chằng dọc trước: là một tấm sợi rộng, nối mặt trước bên của các
thân đốt sống, các đĩa đệm; kéo dài từ mặt chậu xương cùng đến lồi củ trước
của đốt sống cổ 1 đến lỗ lớn xương chẩm. Dây chằng liên kết các khớp giữa
các thân sống và giữ cho cột sống không ưỡn quá mức.
- Dây chằng dọc sau: chạy theo mặt sau các thân sống từ phần nền
xương chẩm đến xương cùng. Nhưng vì dây chằng dọc sau không bám đến
mỏm móc nên chỗ này là điểm yếu dễ xảy ra thoát vị bên. Dây chằng dọc sau
giữ cho cột sống không cúi quá mức, ngăn cản thoát vị đĩa đệm ra sau.
- Dây chằng vàng: có màu vàng, trải dài từ bờ dưới mảnh đốt sống trên
tới bờ trên mỏm đốt sống dưới, góp phần tạo nên thành sau ống sống. Dây
chằng vàng giúp duy trì đường cong sinh lý của cột sống.


13

Hình 1.7. Các dây chằng đốt sống cổ.
Các đốt sống cổ đặc biệt:

- Đốt cổ I không có mỏm gai
- Đốt cổ II có mỏm răng
- Đốt sống cổ IV: Củ trước của mỏm ngang lồi to ra gọi là củ cảnh. Củ
cảnh là một mốc qua trọng để tìm động mạch cảnh gốc, động mạch giáp dưới
và động mạch đốt sống.
- Đốt sống cổ VII: có nhiều đặc điểm khác hẳn các đốt sống cổ khác:
+ Mỏm gai dài và không chia đôi, dày hơn để dây chằng gáy bám vào
+ Mỏm ngang thường không có lỗ để động mạch đốt sống chui vào (90%).
+ Mặt khớp dưới tiếp khớp với mặt khớp trên của đốt sống ngực I gần
như thẳng góc với mặt phẳng ngang, giống như phần ngực và thắt lưng.
+ Khối bên mỏng hơn nhiều so với khối bên của các đốt sống phía trên
+ Cuống có kích thước lớn hơn so với cuống của của các đốt sống phía
trên. Ibarra J.M. nhận xét rằng khi xuyên vít qua cuống đốt sống cổ VII sẽ đạt
độ vững chắc hơn nhiều khi bắt vít qua khối bên.


14

1.2.2. Các cơ cổ

Hình 1.8a. Các cơ cổ (phía trước)

Hình 1.8b. Các cơ cổ (phía sau)

- Cơ gối đầu: kéo đầu, cổ ra sau, ra ngoài, quay đầu về cùng bên và làm
ngửa đầu.
- Cơ gối cổ: Cơ gối cổ giống như cơ gối đầu, có tác dụng kéo đầu, cổ ra
sau, ra ngoài, quay đầu về cùng bên và làm ngửa đầu.
- Cơ thẳng đầu sau lớn: Động tác ngửa, nghiêng đầu sang bên và xoay đầu
- Cơ thẳng đầu sau bé: Động tác ngửa và nghiêng đầu sang bên.

- Cơ chéo đầu trên: Động tác ngửa và xoay đầu.
- Cơ chéo đầu dưới: Động tác xoay đốt cổ I và đầu quanh mỏm răng
đốt cổ II.
- Cơ ức đòn chủm, cơ vai móng, cơ nhị thân, cơ bán gai đầu….


15

1.2.3. Động mạch đốt sống (vertebralis artery)

Hình 1.9. Động mạch đốt sống.
Động mạch đốt sống có nguyên ủy tách ra từ động mạch dưới đòn cùng
bên, động mạch chạy thẳng lên trên, vào hộp sọ. Ở chỗ nguyên ủy, động mạch
ở phía trước hạch sao và mỏm ngang đốt sống cổ VII, ở sau tĩnh mạch đốt
sống và động mạch cảnh gốc. Động mạch chui vào lỗ ngang của mỏm ngang
đốt sống cổ VI, chạy qua các lỗ ngang của các đốt sống cổ V, IV, III, II vòng
quanh phía sau khối bên đốt sống cổ I để qua lỗ chẩm vào hộp sọ. Ở đó, hai
động mạch đốt sống hai bên nối với nhau tạo nên động mạch nền.
Động mạch đốt sống và động mạch nền cung cấp máu cho tủy sống
(bởi các động mạch gai sống) và cho trám não (hành não, cầu não và tiểu
não). Trong phẫu thuật bắt vít vào khối bên phải chọn chiều dài, hướng đi
thích hợp để tránh gây tổn thương động mạch đốt sống.


×