Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

NGHIÊN cứu sự lưu HÀNH các týp VI rút DENGUEVÀ mối LIÊN QUAN đến một số đặc điểm DỊCH tễ của BỆNH NHÂN sốt XUẤT HUYẾT DENGUE tại hà nội, năm 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CÁC TÝP VI RÚT DENGUE
VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
CỦA BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
TẠI HÀ NỘI, NĂM 2015-2017

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CÁC TÝP VI RÚT DENGUE
VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
CỦA BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
TẠI HÀ NỘI, NĂM 2015-2017
Chuyên ngành: Vi sinh


Mã số: 62720115

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
1.

TS Nguyễn Thị Kiều Anh

2.

TS Phạm Hồng Nhung

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn đến:
-

Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội

-

Bộ môn Vi sinh Trường Đại học Y Hà Nội

-

Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội


-

Đảng ủy, Ban Giám Đốc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội

-

Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Khoa Xét nghiệm, Khoa Kiểm soát bệnh truyền
nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, TS. Phạm Hồng
Nhung là người hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin
cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong hội đồng thông qua đề cương và hội
đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Nguyễn Mạnh Hùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Mạnh Hùng, bác sĩ chuyên khoa II khóa 30 Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Vi sinh, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, TS. Phạm Hồng Nhung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Nguyễn Mạnh Hùng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SXHD

: Sốt xuất huyết Dengue

SXH

: Sốt xuất huyết.

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

PCR

: Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi men Polymerase).

RT-PCR

: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi men Polymerase sao chép ngược).


Realtime – PCR : Realtime Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi men Polymerase thời gian thực).
rRT RT-PCR

: Realtime Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi men Polymerase sao chép ngược thời gian thực).

D1

: Vi rút Dengue týp 1

D2

: Vi rút Dengue týp 2

D3

: Vi rút Dengue týp 3

D4

: Vi rút Dengue týp 4

TCYTTG

: Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


14

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) gồm 4 týp huyết thanh Dengue
1,2,3,4 (D1,2,3,4) gây nên với các biểu hiện lâm sàng nặng nhẹ khác nhau.
Người nhiễm vi rút có thể không có biểu hiện lâm sàng hoặc có biểu hiện lâm
sàng ở các mức độ khác nhau. Hiện nay, SXHD là một vấn đề y tế công cộng
nghiêm trọng của toàn cầu, đặc biệt đối với các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Khoảng 40% dân số thế giới, tương đương 2,5 tỷ người đang sống trong
vùng lưu hành dịch và có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh ghi nhận ở hơn 100 quốc
gia khắp các châu lục, trong đó khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương là những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo ước tính, hàng năm
thế giới ghi nhận khoảng 50 -100 triệu trường hợp mắc, 500.000 trường hợp
nặng phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong trung bình là 2,5%, tương đương khoảng
25.000 người chết mỗi năm [8]. Tại Việt Nam, SXHD lần đầu tiên được ghi
nhận ở miền Bắc vào năm 1958, ở miền Nam là năm 1960. Sau đó, dịch lan
rộng tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, số mắc trung bình hàng năm
luôn ở mức rất cao, khoảng 70.000 - 100.000 trường hợp với hàng trăm
trường hợp tử vong.
Trong những năm gần đây, Hà Nội cũng liên tục ghi nhận dịch bệnh với
số mắc cao và được xác định là vùng trọng điểm nhất về SXHD của khu vực

miền Bắc. Năm 2015 cả nước có 88.324 ca bệnh SXHD trong đó có 57 ca tử
vong [10], [44]. Số mắc tăng 15,9% so với trung bình giai đoạn 2010 – 2014
[17]. Hà Nội ghi nhận 15.405 ca bệnh, 0 ca tử vong và 2.375 ổ dịch [10].
Bệnh xuất hiện tại 30/30 quận huyện và 496/584 xã phường. Bệnh tập trung
chủ yếu ở khu vực nội thành, nơi có mật độ dân cư đông đúc, cũng là nơi tập
trung nhiều người ngoại tỉnh, người lao động tự do và sinh viên đang học tập


15

tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội thuê trọ tại các khu nhà tạm
[10].
Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, đầu mối giao
thông của cả nước, nơi có số lượng người nhập cư vì các lý do kinh tế, học
tập, du lịch, công tác,… là rất lớn, mỗi ngày ước tính có hàng trăm nghìn
người giao lưu qua lại trên địa bàn. Vì vậy, nguy cơ bùng phát các vụ dịch
bệnh truyền nhiễm trong đó có SXHD cũng rất cao.
Trong thời gian qua, tại Hà Nội hầu hết các công trình nghiên cứu về
SXHD tập trung vào đánh giá đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD nói chung;
nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, hoá chất để phòng trừ véc tơ truyền bệnh, các
phương pháp dùng thuốc trong điều trị, kiến thức, thái độ và thực hành của
người dân trong phòng chống bệnh. Rất ít các nghiên cứu về các týp vi rút
Dengue gây bệnh SXHD và phân tích mối liên quan đến đặc điểm dịch tễ. Để
xác định týp vi rút tại Hà Nội là lưu hành địa phương hay xâm nhập và góp
phần dự đoán tình hình dịch do các týp vi rút, từ đó cảnh báo cho các nhà lâm
sàng cũng như cộng đồng trong việc phòng chống bệnh SXH, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu “Sự lưu hành các týp vi rút Dengue và mối liên quan
đến một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue tại Hà
Nội, năm 2015 - 2017” với mục tiêu:
1. Xác định sự lưu hành các týp vi rút Dengue tại Hà Nội, 2015 – 2017.

2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân và mối liên quan
đến các týp vi rút Dengue tại Hà Nội, 2015 – 2017.


16

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số nét cơ bản về bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Tác nhân gây bệnh và đặc điểm vi rút
Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue, thuộc gia đình arbovirus, họ
flaviridae, giống flavivirus, gồm có 4 týp huyết thanh bao gồm Dengue týp 1,
2, 3, 4 đều có khả năng gây bệnh cho người. Cả 4 týp huyết thanh đều lưu
hành ở Việt Nam và luân phiên gây dịch [33].
- Hạt vi rút Dengue hoàn chỉnh có dạng 20 mặt đối xứng, đường kính
của lõi vi rút khoảng 50 nm, được bao quanh bởi 180 bản sao của 2
glycoprotein và lớp lipid kép có nguồn gốc từ vật chủ.
- Bộ gen là sợi đơn (+) ARN, kích thước gần 10.7 kb. Bộ gen của vi rút
Dengue mã hóa cho 1 khung đọc mở duy nhất được dịch mã thành 1
polyprotein của vi rút (A), vùng cấu trúc và vùng không cấu trúc tương ứng là
màu xanh lá cây và màu xanh nhạt.
Đầu 5’ của bộ gen ARN có 1 loài mũ (được đánh dầu màu vàng), mã hóa
cho 3 protein cấu trúc: protein capsid (C), protein tiền màng prM (memberane
precursor protein) được phân cắt bởi enzyme furin protease của vật chủ để
hình thành protein màng ở virion trưởng thành và protein vỏ (E) và có bảy
protein không cấu trúc (NS) cần thiết cho sự tái bản của vi rút được mã hóa
bởi phần còn lại của bộ gen. Theo thứ tự các protein được mã hóa ta có 5′-CprM-E-NS-NS2A-NS2BNS3-NS4A-NS4B-NS5-3′.
Đầu 3’ không có đuôi poly A



17

Hình 1.1. Phân loại vi sinh bằng sinh học phân tử của Baltimore
Cấu trúc gen của vi rút Dengue và quá trình chế biến polyprotein
Các vị trí diễn ra quá trình phân cắt polyprotein của vi rút Dengue (B).
Polyprotein của vi rút Dengue được phân cắt bởi các protease của vi rút và vật
chủ để hình thành 3 protein cấu trúc và 7 protein không cấu trúc. UTL là vùng
không dịch mã (Hình 2.1).
+

Protein C: Là một protein rất cơ bản có vai trò rắp lắp nucleocapsid thông qua
tương tác với ARN.

+

Protein M: Là một glycoprotein màng hoạt động như một phần của
nucleocapsid và hỗ trợ phát triển protein để tạo thành hạt vi rút trưởng thành.
Kháng thể kháng prM được phát triển cho vi rút VNNB, vi rút Dengue. vi rút
West Nile. Protein M có thể sử dụng để chẩn đoán phân biệt các flaviviruses
khác nhau.

+

Protein E: thường là glycosylate. Là protein quan trọng nhất cho sự xâm nhập
của vi rút vào tế bào. E protein là protein cần thiết cho độc tính.

+

Protein NS1: Tồn tại trên bề mặt tế bào, tham gia quá trình sao chép ARN.
Kháng nguyên Dengue NS1 (NS1 antigen) được cho là một dấu ấn sinh học

mới cho chẩn đoán sớm nhiễm vi rút Dengue. Kháng nguyên Dengue NS1 là
một glycoprotein phi cấu trúc, được tổng hợp ở cả dạng màng tế bào và dạng


18

được bài tiết, xuất hiện trong huyết thanh bệnh nhân nhiễm vi rút Dengue giai
đoạn sớm, có thể phát hiện trước khi hình thành các kháng thể Dengue IgM
và IgG. Kháng nguyên Dengue NS1 có thể phát hiện trong máu từ ngày đầu
tiên cho đến ngày thứ 9 sau khi xuất hiện sốt ngay cả khi ARN còn âm tính và
kháng thể IgM còn chưa xuất hiện
+

Protein NS2A: là một protein kỵ nước chức năng chưa rõ. Một số tài liệu cho
thấy nó có chức năng trong việc lôi kéo ARN làm khuôn mẫu cho việc sao
chép màng

+

Protein NS2B: cũng là một protein màng kỵ nước, là một loại phức hợp với
NS3. NS2B cần thiết cho sự phân cắt của NS2A/NS2B và NS2B/NS3. NS2B
cần thiết cho hoạt động của Protease. Phân khúc này tạo thành một miền ưa
nước bao quảnh bởi các vùng kỵ nước.

+

Protein NS3: 1 protein lớn (97kDa). NS3 cũng tham gia trong sự sao chép
ARN. Chow và đồng nghiệp nghiên cứu các mục tiêu gen NS3 của tất cả bốn
týp huyết thanh Dengue bằng kỹ thuật RT-PCR. Gần đây, việc giới thiệu cấu
trúc 3D của NS2B và NS3 của DEN-2 đã mở ra những cách thức mới để

khám phá các hợp chất kháng vi rút mạnh, có thể nhắm đến mục tiêu tất cả
bốn týp huyết thanh bệnh SXH. NS3 với các vai trò của mình đặc biệt vai trò
trong sự sao chép của vi rút được coi là mục tiêu quan trọng điều chế thuốc
chống nhiễm vi rút Dengue

+

Protein NS4A và NS4B: cũng là những protein nhỏ liên quan tới màng. NS4A
có chức năng trong việc sao chép ARN và NS4B tương tác với NS3 để điều
chỉnh sao chép ARN mặc dù cơ chế chưa xác định.

+

Protein NS5: là protein lớn nhất (103kDa), có hầu như ở các flavivirus. Nó
cùng với enzym methyl transferase tham gia vào việc hình thành ARN, chịu
trách nhiệm về tính ổn định của ARN bằng việc tạo ra cấu trúc 5’ ARN, là một
mục tiêu quan trọng để phát hiện các loại thuốc mới.


19

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc genome và protein của vi rút Dengue
1.1.2. Ổ chứa vi rút
Người là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm chủ yếu của bệnh SXHD trong
chu trình “người-muỗi Aedes aegypti-người” ở khu vực thành thị và nông thôn
[32]. Ngoài bệnh nhân, người mang vi rút Dengue không triệu chứng cũng có
vai trò truyền bệnh quan trọng. Trong ổ dịch SXHD cứ 1 trường hợp bệnh điển
hình có hàng chục trường hợp mang vi rút thể ẩn, không có triệu chứng [32].
Bệnh nhân SXHD là nguồn lây truyền, ngay trước khi xuất hiện cơn sốt
cho tới khi hết sốt, trung bình khoảng 6 - 7 ngày. Người mang vi rút không

triệu chứng thường có thời kỳ lây truyền ngắn hơn.
Người là ổ chứa vi rút chính ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaysia
có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang vi rút Dengue.
1.1.3. Đường lây truyền và chu kỳ lây truyền vi rút
Vi rút Dengue được truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm
bệnh. Chỉ có một vài loài muỗi là vectơ cho vi rút sốt xuất huyết. Khi một con
muỗi đốt một người có vi rút sốt xuất huyết trong máu của mình, muỗi sẽ bị
nhiễm vi rút sốt xuất huyết. Một con muỗi bị nhiễm bệnh sau đó có thể truyền
vi rút đó cho người khỏe mạnh bằng cách đốt để hút máu. Bệnh sốt xuất huyết
không thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác, và muỗi là cần thiết
để truyền vi rút Dengue.


20

Vi rút Dengue được mang và lây lan bởi muỗi trong chi Aedes, bao
gồm một số loài muỗi. Trong số các loài này, vector chính của vi rút sốt xuất
huyết là loài Aedes aegypti. Đây là vector sốt xuất huyết chính gây lây lan
bệnh sốt xuất huyết và dịch bệnh sốt xuất huyết. Các loài muỗi khác thuộc chi
Aedes - bao gồm Aedes albopictus, Aedes polynesiensis, và Aedes scutellaris có khả năng hạn chế để phục vụ như vectơ Dengue.
Aedes aegypti là một loài muỗi nhỏ, tối có thể được xác định bởi các
dải trắng trên chân và một vảy màu trắng bạc trên cơ thể (Hình 2.1). Aedes
aegypti sống ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, chủ yếu
là giữa các vĩ độ 35°N và 35°S, nơi nhiệt độ mùa đông không lạnh hơn 10°C.
Muỗi Aedes aegypti là vector truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh
lưu hành [33]. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái
mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm
vi rút Dengue, vi rút này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày.
Có khả năng truyền vi rút trong khoảng thời gian sống còn lại đến suốt đời.


Hình 1.3. Muỗi Aedes aegypti là vật chủ trung gian truyền vi rút
gây sốt Dengue ở người
Aedes albopictus trước đây là một trong những vector truyền bệnh chính
của Dengue và hiện nay vẫn còn là vector quan trọng truyền bệnh ở châu Á.
Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây
muỗi này là vector truyền bệnh quan trọng thứ hai. Muỗi Aedes aegypti chủ
yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng


21

nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền vi rút cho trứng trong khi muỗi
Aedes albopictus thì có khả năng này. Loài muỗi Aedes albopictus ít có vai trò
truyền bệnh do ít đốt hút máu người và có thể sống ngoài thiên nhiên, rừng
núi. Ở Việt Nam tồn tại hai loại trung gian truyền bệnh SXH là loài muỗi
Aedes aegypti và Aedes albopictus. Tuy nhiên, vai trò chính, chủ yếu là của
loài muỗi Aedes aegypti.
Vi rút Dengue lây lan qua chu trình lây truyền từ người sang muỗi (Hình
2.2). Thông thường, bốn ngày sau khi bị muỗi Aedes aegypti bị nhiễm bệnh,
trong máu người sẽ có nồng độ vi rút sốt xuất huyết cao. Tình trạng này kéo
dài khoảng năm ngày, nhưng có thể kéo dài đến mười hai ngày. Vào những
ngày đầu tiên của khi vừa nhiễm vi rút thường không có triệu chứng sốt xuất
huyết. Năm ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh cắn, người này phát triển các
triệu chứng sốt xuất huyết, có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn.

Hình 1.4. Chu kỳ và sự lây nhiễm vi rút sốt xuất huyết (Dengue)
1.1.4. Lâm sàng
Bệnh thường có triệu chứng sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 - 7 ngày kèm
theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban. Bệnh diễn biến nặng
có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất



22

huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue, có thể
dẫn đến tử vong. Xét nghiệm có thể thấy, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
(< 100.000/mm3, hematocrit tăng 20%).
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến
nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua
ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát
hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh
giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh.
Theo WHO (2000) chia làm 4 độ theo mức độ nặng nhẹ để xử trí:
Độ 1: Sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày kèm theo triệu chứng cơ năng: mệt mỏi,
chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, đau cơ xương hoặc khớp và nổi ban. Dấu hiệu
dây thắt dương tính hoặc dễ bầm tím da khi đụng, va, đập nhẹ hoặc tiêm chích.
Độ 2: Triệu chứng như độ 1, kèm theo xuất huyết dưới da hoặc niêm
mạc, có thể có xuất huyết nội tạng nhẹ.
Độ 3: Xuất huyết nặng, có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, tụt
huyết áp hoặc huyết áp kẹt. Kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, người
bồn chồn hoặc vật vã hoặc li bì.
Độ 4: Sốc sâu, mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp không đo được.
1.1.5. Điều trị
- Điều trị sốt xuất huyết Dengue: Phần lớn các trường hợp đều được điều
trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải
theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
- Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và trị sốt xuất
huyết Dengue nặng: Người bệnh phải được nhập viện điều trị tích cực: Chống
sốc, bồi phụ dịch mất và điều trị những biến chứng nếu có.



23

1.1.6. Phòng bệnh
- Thực hiện công tác giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue theo
quy định của Bộ Y tế.
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
- Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền
bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành,
vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.
1.2. Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue
1.2.1. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới
Những ghi nhận đầu tiên về bệnh SXHD trên thế giới vào năm 1779 tại
Jakarta (Indonesia) và Cairo (Ai Cập), năm 1780 tại Philadenphia (Mỹ). Bệnh
SXHD tại Athens (Hy Lạp) xảy ra từ những năm 1927 - 1928 làm khoảng
1.250 người chết. Khu vực châu Á, từ năm 1953 đến năm 1954 dịch xảy ra tại
Philippine và trong vòng 20 năm sau đó bệnh SXHD đã trải rộng khắp vùng
Đông Nam Á tới Ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc, Nam và Tây Thái Bình
Dương, châu Phi, châu Mỹ và vùng biển Caribê.
Những vụ dịch SXHD lớn gần đây xảy ra ở 5 trong số 6 khu vực là
thành viên của TCYTTG, chỉ trừ khu vực Châu Âu. Tuy vậy, một số nước
trong khu vực này đã có một số lượng đáng kể các trường hợp sốt Dengue từ
nước khác đến. Tổng số dân số trên toàn cầu có nguy cơ nhiễm bệnh ước tính
khoảng 2,5 - 3 tỷ người, phần lớn trong số này sống tại các đô thị có khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù trước kia bệnh SXHD được cho là chỉ xuất
hiện ở khu vực đô thị, nhưng này nay bệnh đã trở nên phổ biến ở khu vực
nông thôn các nước Đông Nam Á. Hàng năm, ước tính có ít nhất 100 triệu
trường hợp mắc SXHD và khoảng 500.000 trường hợp mắc SXHD cần phải
nhập viện. Trong số các trường hợp mắc SXHD thì 90% là trẻ em dưới 15



24

tuổi. Tỷ lệ tử vong trung bình của do SXHD là 5%, tương đương khoảng
25.000 người mỗi năm. Sự phân bố SXHD trên thế giới gần đây đã được tổng
kết. Khoảng thời gian giữa năm 1975 - 1995, SXHD xảy ra ở 102 nước thuộc
5 khu vực của TCYTTG, trong đó có 20 nước châu Phi, 42 nước châu Mỹ, 7
nước Đông Nam Á, 4 nước phía Đông Địa Trung Hải và 29 nước thuộc khu
vực Tây Thái Bình Dương.

Hình 1.5: Phân bố vùng/lãnh thổ có nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue
trên thế giới (WHO 2012).
Hiện nay, những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những vùng có
nguy cơ bị dịch cao với tất cả 4 týp vi rút lưu hành đồng thời, đó là các khu
vực châu Mỹ, châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi (Hình 1.1).
Theo tổ chức Y tế thế giới số ca mắc sốt xuất huyết Dengue được báo
cáo trong khoảng thời gian 55 năm qua đã tăng tới 2.427 lần. Giai đoạn ghi
nhận báo cáo đầu tiên 1955-1959 trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 908 ca,
tuy nhiên giai đoạn 1960-1969 có số ca mắc trung bình gấp hơn 15 lần so với
giai đoạn trước đó. Và số ca mắc tiếp tục tăng cao, tới năm 2010 số ca mắc
sốt xuất huyết Dengue trên thế giới đã là 2.204.516 ca.


25

Hình 1.6: Số mắc sốt xuất huyết Dengue báo cáo hàng năm cho WHO giai
đoạn 1995-2007, và số được báo cáo trong giai đoạn hiện tại, 2008-2010
(WHO 2012)
Trong số 30 quốc gia có ghi nhận ca mắc nhiều nhất thế giới, Brazil là
quốc gia có số mắc SXHD cao nhất trong số này. Số mắc trung bình giai đoạn

2004-2010 của quốc gia này là 447.466 ca. Tiếp sau đó là Indonesia với
129.435 ca và Việt Nam ghi nhận số mắc cao thứ 3 trên thế giới với ca mắc
91.321 ca. Các quốc gia khác có số mắc cao lần lượt thuộc về các quốc gia tại
Châu Mỹ La Tinh và Châu Á Thái Bình Dương[6], [7], [47], [48], [49].
1.2.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương
Tại Đông Nam Á, SXHD lần đầu tiên được mô tả như một bệnh mới ở
Philippin năm 1953 (gọi là bệnh sốt xuất huyết Philippin). Từ đó, nhiều vụ
dịch SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết các nước Đông Nam Á như: Indonesia,
Myanmar, Thái Lan, Malaixia, Lào, Singapore, Campuchia và Việt Nam cũng
như ở Nam Á: Ấn Độ, Sri Lanca và các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình
Dương như: Mandivels, New Caledonia, Palau, Tahiti và với tỷ lệ tử vong cao
và sự có mặt cả 4 týp vi rút. SXHD là nguyên nhân dẫn đến nhập viện và gây
tử vong hàng đầu tại một số nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương


26

trong đó có Việt Nam. Thống kê mới nhất về tình hình sốt xuất huyết ở khu
vực Tây Thái Bình Dương:
- Campuchia, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2018, có tổng số 247
trường hợp sốt xuất huyết nghi ngờ đã được báo cáo tại Campuchia vào năm
2018. Trong tuần 10 và 11, lần lượt có 209 và 247 ca sốt xuất huyết nghi ngờ
mới và tổng số trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo tương tự như ngưỡng
ba năm (2015-2017) trong cùng một khoảng thời gian.

- Singapore, tính đến ngày 17 tháng 3 năm 2018, đã có 39 ca sốt xuất
huyết được báo cáo ở Singapore. Số lượng các trường hợp vẫn còn thấp và
phù hợp với xu hướng của năm trước.



27

- Australia, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2018, đã có 162 trường hợp
nhiễm vi rút sốt xuất huyết được báo cáo tại Úc, thấp hơn so với báo cáo
trong cùng kỳ năm trước (2013-2017).

- New Caledonia, Tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2018, tổng số 464
trường hợp sốt xuất huyết đã được báo cáo vào năm 2018 (Hình 10). Trong đó
301 trường hợp đã được xác nhận là nhiễm D2, 82 như D1, và 2 như D3.

1.2.3. Dịch tễ bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu tiên xảy ra ở miền Bắc vào năm 1958, ở
khu vực phía nam vào năm 1960 với 60 bệnh nhân SXHD nhi đã tử vong. Từ đó
bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu
Long và dọc theo bờ biển miền Trung. Trước năm 1990, bệnh SXHD mang tính
chất chu kỳ tương đối rõ nét, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm
1990, bệnh xảy ra liên tục với cường độ và qui mô ngày một gia tăng. Vụ dịch
SXHD năm 1987 với 378.517 trường hợp mắc và 904 trường hợp tử vong. Sau đó


28

trận dịch lớn thứ hai vào năm 1998, cả nước có 234.920 trường hợp mắc và 377
trường hợp tử vong do SXHD, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 306, tỷ lệ chết trên
mắc là 0,19%. Giai đoạn từ năm 1999-2003, số mắc trung bình hàng năm đã giảm
đi chỉ còn 36.826 trường hợp và số tử vong là 66 trường hợp [1], [16], [2], [4].
Hiện nay, bệnh SXHD là một trong mười bệnh truyền nhiễm do véc tơ
truyền có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất trong 10 năm trở lại đây, tỉ lệ mắc do
SXHD đứng hàng thứ tư và tỉ lệ chết đứng thứ năm. Dân số trong vùng SXHD
lưu hành có nguy cơ mắc bệnh khoảng 70 triệu người. Tương tự các nước trong

khu vực, số ca mắc và chết do SXHD cũng có xu hướng tăng lên trong những
năm gần đây. Từ năm 2004 số mắc và tử vong do SXHD có xu hướng gia tăng
trở lại. Năm 2006 cả nước đã ghi nhận 77.818 trường hợp mắc SXHD, trong đó
68 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 88,6 và tỷ lệ chết trên
mắc là 0,09%. Năm 2007 là năm có số mắc và chết do SXHD cao nhất kể từ
sau vụ dịch năm 1998, tổng số có 104.464 trường hợp mắc SXHD, trong đó 88
trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 122,61 và tỷ lệ chết trên mắc
là 0,08%. Từ các năm 2008 đến nay, số mắc SXHD luôn duy trì ở mức cao.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh
xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4
đến tháng 11. Những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không
thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Aedes albopictus. Bệnh SXHD phát

Ca bệnh

triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm [3], [4], [5] (Hình 1.4).


29

Hình 1.7: Phân bố số ca mắc theo tháng của cả nước giai đoạn,2009-2012
Nguồn: Chương trình phòng chống SXHD quốc gia

Hình 1.8: Sự lưu hành vi rút Dengue tại Việt Nam 1991-2012
(SXH Quốc Gia)
1.2.4. Tình hình dịch tễ bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội
Hà Nội là nơi bệnh SXHD lưu hành nhiều năm và là trọng điểm về dịch
SXHD ở khu vực phía Bắc. Chu kỳ dịch thường xảy ra khoảng 5 đến 7 năm
một lần, bệnh nhân thường tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành là những
nơi tập trung dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nơi tập trung nhiều

lao động ngoại tỉnh và sinh viên thuê trọ.
Trong năm 2009, số bệnh nghi nhân mắc SD/SXHD là 16.090 trường
hợp (khoảng 255,4 trường hợp/100.000 dân), có 4 trường hợp tử vong. Số
mắc tăng gấp 6,7 lần so với năm 2008 và chiếm trên 87% số bệnh nhân trên
toàn miền Bắc. Bệnh nhân phân bố ở 29/29 quận huyện và 521/577 xã
phường (90,3%). Có tới 40% bệnh nhân là người lao động ngoại tỉnh và sinh
viên đang học tập tại các trường trên địa bàn Hà Nội (theo Báo cáo tổng kết
hoạt động chương trình phòng chống sốt xuất huyết của Trung tâm y tế dự
phòng Hà Nội năm 2009).


30

Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Hà Nội
giai đoạn 2004 -2014. Kết quả cho thấy: Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh
lưu hành tại Hà Nội với số mắc hàng năm dao động từ hàng trăm đến hàng
chục ngàn trường hợp và phân bố ở hầu hết các quận, huyện, thị xã trên địa
bàn Hà Nội, tuy nhiên tập trung chủ yếu trong khu vực nội thành (60-99%
tổng số mắc). Trong đó, năm 2009 là năm có dịch lớn với tỉ lệ mắc 248 trường
hợp/100.000 dân, cao gấp 3,8 lần tỉ lệ mắc trung bình hàng năm (63,8 trường
hợp/100.000 dân). Bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên mùa dịch từ tháng 6
đến tháng 11 và đỉnh dịch vào tháng 10 hoặc 11. Số mắc chủ yếu là người lớn
và trẻ em trên 15 tuổi. Trong giai đoạn này thấy sự có mặt của 4 týp vi rút
Dengue (D1, D2, D3, D4).
Năm 2016 Hà Nội ghi nhận 6.414 trường hợp mắc, không có trường hợp
tử vong; giảm 58% so với cùng kỳ năm 2015 (15.412); phân bố tại 30
quận/huyện/thị xã; 408/584 (70%) xã/phường/thị trấn. Týp vi rút gây bệnh là
D1 và D2; Trong đó 07 trường hợp D1 phân bố tại Yên Phụ, Tây Hồ; Vĩnh
Hưng, Hoàng Mai; Hồng Hà, Đan Phượng; D2: 03 trường hợp, phân bố tại
Ngã Tư Sở, Đống Đa; An Khánh, Hoài Đức và Dương Nội, Hà Đông. Trong

số mắc, 98% (6.311) là SXHD, chỉ có 02 trường hợp SXHD có dấu hiệu cảnh
báo tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy và xã Phương Trung, huyện
Thanh Oai; 01 trường hợp SXHD nặng tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm; cả 03
trường hợp này đều đã khỏi bệnh.
- Số mắc có xu hướng gia tăng từ tháng 8 (Số mắc tháng 8 cao gấp 4 lần
so với tháng 7) và tăng nhanh trong tháng 9, đạt đỉnh vào tháng 10 với 1.924
trường hợp mắc, giảm nhẹ vào tháng 11 với 1.831 trường hợp mắc và giảm
nhanh vào tháng 12 (813 trường hợp mắc). Tổng số mắc trong 5 tháng cuối năm
là 5.783 trường hợp mắc, chiếm 91,5% tổng số mắc trong năm 2016.


31

- Từ đầu năm 2017 đến đầu tháng 8/2017 theo thống kê của Bộ Y tế, cả
nước đã ghi nhận 71.410 trường hợp mắc, 19 ca tử vong, số mắc tăng 24% so
với cùng kỳ năm 2016. Từ đầu năm, Hà Nội có khoảng 11.751 bệnh nhân sốt
xuất huyết. Số mắc tập trung chủ yếu ở một số quận nội thành như Đống Đa,
Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Ba Đình và
huyện Thanh Trì...


×