BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ BỆNH LÝ
CỦA CHÓ MẮC BỆNH CARE TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2013
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ BỆNH LÝ
CỦA CHÓ MẮC BỆNH CARE TẠI HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH : 60.64.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. BÙI TRẦN ANH ĐÀO
HÀ NỘI – 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Minh Phương
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các
cá nhân cũng như tập thể trong và ngoài trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, đặc biệt là Viện đào tạo sau đại học.
Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS. Bùi Trần Anh Đào đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Bệnh Lý - Khoa
Thú y, Ban quản lý Phòng khám thú y Việt Vet đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình và tất cả anh em, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Minh Phương
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
Chương 12. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
21.1. Một số tư liệu về loài chó 3
21.1.1. Nguồn gốc loài chó 3
21.1.2. Một số giống chó chính ở trên thế giới 3
21.1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam 4
21.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó 8
21.2.1. Thân nhiệt (0C) 8
21.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) 9
21.2.3. Tần số tim (lần/phút) 10
21.3. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành 11
21.4. Bệnh Care ở chó 12
21.4.1. Lịch sử và địa dư bệnh Care ở chó 12
21.4.2. Căn bệnh học 13
2.4.3. Dịch tễ học 17
2.4.4. Cơ chế sinh bệnh 20
21.4.5. Triệu chứng, bệnh tích 23
21.4.6. Chẩn đoán 28
2.4.7. Phòng và điều trị 31
Chhương 32. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
32.1. Nội dung nghiên cứu 34
v
32.1.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh Care trên chó tại Hà Nội 34
32.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh Care trên chó 34
32.2. Đối tượng nghiên cứu 34
32.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34
32.4. Nguyên liệu 35
32.4.1. Mẫu bệnh phẩm 35
32.4.2. Dụng cụ 35
32.4.3. Hóa chất 35
32.5. Phương pháp nghiên cứu 35
32.5.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học 35
3.5.2. Phương pháp khám lâm sàng 35
32.5.3. Phương pháp xác định bệnh bằng test CDV Ag 36
32.5.4. Phương pháp lấy máu để kiểm tra các chỉ tiêu 38
32.5.5. Phương pháp mổ khám quan sát các tổn thương đại thể 38
32.5.6. Phương pháp làm tiêu bản vi thể 38
32.5.7. Phương pháp xử lý số liệu 42
4Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
43.1. Một số đĐặc điểm dịch tễ học của bệnh Care trên chó tại Hà Nội 44
43.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết trên chó tại Hà Nội 44
43.1.32. Tỷ lệ mắc bệnh Care theo nhóm giống chó 47
43.1.43. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi 49
43.1.54. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa 51
43.1.65. Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng 52
4.2. Đặc điểm bệnh lý của bệnh Care 54
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care 54
43.2.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh Care 59
43.2.3. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc bệnh Care 61
43.2.4. Tổn thương đại thể 66
43.2.5. Tổn thương vi thể 69
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
5.1. Kết luận 74
5.2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
vi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
Chương 12. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
21.1. Một số tư liệu về loài chó 3
21.1.1. Nguồn gốc loài chó 3
21.1.2. Một số giống chó chính ở trên thế giới 3
21.1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam 4
21.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó 8
21.2.1. Thân nhiệt (0C) 8
21.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) 9
21.2.3. Tần số tim (lần/phút) 10
21.3. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành 11
21.4. Bệnh Care ở chó 12
21.4.1. Lịch sử và địa dư bệnh Care ở chó 12
21.4.2. Căn bệnh học 13
2.4.3. Dịch tễ học 17
2.4.4. Cơ chế sinh bệnh 20
21.4.5. Triệu chứng, bệnh tích 23
21.4.6. Chẩn đoán 28
2.4.7. Phòng và điều trị 31
Chhương 32. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
32.1. Nội dung nghiên cứu 34
32.1.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh Care trên chó tại Hà Nội 34
32.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh Care trên chó 34
32.2. Đối tượng nghiên cứu 34
32.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 34
32.4. Nguyên liệu 35
32.4.1. Mẫu bệnh phẩm 35
32.4.2. Dụng cụ 35
32.4.3. Hóa chất 35
32.5. Phương pháp nghiên cứu 35
32.5.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học 35
3.5.2. Phương pháp khám lâm sàng 35
32.5.3. Phương pháp xác định bệnh bằng test CDV Ag 36
vii
32.5.4. Phương pháp lấy máu để kiểm tra các chỉ tiêu 38
32.5.5. Phương pháp mổ khám quan sát các tổn thương đại thể 38
32.5.6. Phương pháp làm tiêu bản vi thể 38
32.5.7. Phương pháp xử lý số liệu 42
4Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
43.1. Một số đĐặc điểm dịch tễ học của bệnh Care trên chó tại Hà Nội 44
43.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết trên chó tại Hà Nội 44
43.1.32. Tỷ lệ mắc bệnh Care theo nhóm giống chó 47
43.1.43. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi 49
43.1.54. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa 51
43.1.65. Tỷ lệ mắc bệnh giữa chó đã được tiêm phòng và chó chưa được tiêm phòng 52
4.2. Đặc điểm bệnh lý của bệnh Care 54
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care 54
43.2.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh Care 59
43.2.3. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc bệnh Care 61
43.2.4. Tổn thương đại thể 66
43.2.5. Tổn thương vi thể 69
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 73
5.1. Kết luận 74
5.2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
ARN Acid Ribonucleic
CDV Canine Distemper Virus
CPE Cytopathogenic Effect
CDV Ag Canine Distemper Virus Ag Test Kit
cDNA compltôientary Acid Deoxyribo Nucleic
cs Cộng sự
HE
Hematoxyline – Eosin
IgG Immunoglobulin G
PDV Phocine Distemper Virus
RT Reverse Trancriptase
ix
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2Bảng 1.1 Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe 11
Bảng 2Bảng 1.2. Tính chất và chức năng các protein cấu trúc của CDV 15
Bảng 4Bảng 3.1: Kết quả chẩn đoán bệnh của chó tới khám và điều trị
tại phòng khám Viet Vet 44
Bảng 4Bảng 3.2: Kết quả chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm
của chó được mang tới khám và điều trị tại phòng khám Viet Vet 46
Bảng 4Bảng 3.3: Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết của chó mắc bệnh Care 46
Bảng 4Bảng 3.4. Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo giống 47
Bảng 4Bảng 3.5. Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo lứa tuổi 49
Bảng 4Bảng 3.6. Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo mùa 51
Bảng 4Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó chưa được tiêm phòng
và chó đã được tiêm phòng 53
Bảng 4Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care (n = 32) 55
Bảng 4Bảng 3.9. Các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh Care 59
Bảng 4Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc bệnh Care 61
Bảng 4Bảng 3.11 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu
của chó mắc bệnh Care 63
Bảng 4Bảng 3.12: Các tổn thương đại thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care 66
(n=15) 66
Bảng 4Bảng 3.13. Các tổn thương vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care 71
x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 2Hình 1.1: Cấu trúc virus Care 16
Hình 4Hình 3.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh tới khám và điều trị tại phòng khám 45
Hình 4Hình 3.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh truyền nhiễm tới khám và điều trị 46
4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của chó mắc bệnh Care 46
Hình 4Hình 3.3. Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo lứa tuổi 49
Hình 4Hình 3.4. Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh Care theo mùa 52
Hình 4Hình 3.5. Chảy dịch mũi xanh 58
Hình 4Hình 3.6. Gan bàn chân sừng hóa 58
Hình 4Hình 3.7. Nốt sài ở vùng da bụng 58
Hình 4Hình 3.8. Mắt đầy dử 58
Hình 4Hình 3.9. Chó ỉa chảy phân
màu cà phê 58
Hình 4Hình 3.10. Chó có triệu chứng thần kinh (Liệt 2 chân sau) 58
Hình 4Hình 3.11. Viêm phổi có đám
hoại tử trắng 68
Hình 4Hình 3.12. Viêm phổi, gan hóa 68
Hình 4Hình 3.13. Ruột xuất huyết 68
Hình 4Hình 3.14. Ruột già chứa phân đen 68
Hình 4Hình 3.15. Gan sưng, mật sưng 69
Hình 4Hình 3.16. Não sung huyết 69
Hình 4Hình 3.17. Lách xuất huyết 69
Hình 4Hình 3.18. Thận sưng, xuất huyết 69
Hình 4Hình 3.19. Thể bao hàm trong nhân của tế bào biểu mô dạ dày, x400, HE 73
Hình 4Hình 3.20. Không bào và các thể bao hàm ở tế bào thần kinh đệm, x400, HE 73
Hình 4Hình 3.21. Viêm não không có mủ, x100, HE 73
Hình 4Hình 3.22. Phù phổi và viêm phổi, x400, HE 73
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
ARN Acid Ribonucleic
CDV Canine Distemper Virus
CPE Cytopathogenic Effect
CDV Ag Canine Distemper Virus Ag Test Kit
cDNA compltôientary Acid Deoxyribo Nucleic
cs Cộng sự
HE
Hematoxyline – Eosin
IgG Immunoglobulin G
PDV Phocine Distemper Virus
RT Reverse Trancriptase
xii
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh Care là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên
đàn chó nội cũng như chó nhập ngoại. Nghiên cứu về bệnh Care của chó
được các nhà thú y trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Bệnh Care xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không những ở chó nuôi
mà còn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Người ta cho rằng những chó
mắc bệnh Care mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng là mối đe dọa
nghiêm trọng cho việc bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Thống kê
các nghiên cứu cho thấy, bệnh Care góp phần quan trọng vào sự tuyệt
chủng của chồn chân đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong
định kỳ của chó hoang dã châu Phi (Assessment M.E, 2005). Năm 1991,
bệnh xảy ra trên quần thể sư tử Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số
lượng toàn đàn (Timothy Y. Woma and Moritz van Vuuren, 2009). Đặc biệt
virus Care đã biến đổi và có khả năng gây bệnh cho một số động vật biển
(Kennedy S. et al., 1989).
Ở Việt Nam, bệnh Care được phát hiện từ năm 1920. Đến nay, bệnh
xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất
cao (Lê Thị Tài, 2006).
Bệnh do virus Care (canine distemper virus) gây ra. Virus tấn công
vào cơ thể chó và một số loài động vật mẫn cảm khác gây nên rối loạn ở
đường hô hấp, tiêu hóa, hệ thần kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và
các rối loạn toàn thân khác (Appel and Summers, 1995). Bệnh lây lan
mạnh, có triệu chứng lâm sàng dễ lẫn với các bệnh khác trên chó. Vì vậy
vấn đề cấp thiết là phải tìm ra biện pháp chẩn đoán nhanh, chính xác, để từ
đó có những biện pháp phòng và trị bệnh Care một cách có hiệu quả.
Nhằm phân biệt bệnh Care với một số bệnh khác đồng thời làm cơ sở
1
đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của chó mắc
bệnh Care tại Hà Nội” làm cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán, phòng trị
bệnh Care trên chó.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định các đặc điểm dịch tễ và bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh
Care để phục vụ công tác chẩn đoán nhanh chính xác bệnh.
2
Chương 12. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
21.1. Một số tư liệu về loài chó
21.1.1. Nguồn gốc loài chó
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu cổ về sinh vật học và di truyền
học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên loài chó hiện nay là một số
loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới.
Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hóa chó với mục đích
phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và làm bạn với con người (Tô
Du và Xuân Dao, 2006).
Trung tâm thuần hóa chó cổ nhất thuộc vùng Đông Nam Á, sau đó
được du nhập vào châu Úc và châu Mỹ.
Ở Việt Nam theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kì đồ
đá mới, khoảng 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên (cách đây 5.000 -
6.000 năm). Tập hợp các giống chó nhà đang được nuôi hiện nay trên thế
giới có khoảng 400 giống, gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris),
thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú
(Mammilia) (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992).
21.1.2. Một số giống chó chính ở trên thế giới
Hàng trăm năm về trước, những nhà nhân giống đã phối giống chó
đực và chó cái có những đặc điểm, chất lượng tốt với mục đích muốn chó
con có những đặc điểm giống bố mẹ chúng. Những con chó dùng để phát
triển đặc điểm này gọi là chó giống. Có khoảng 150 giống chó và chia
thành 7 nhóm gồm nhóm chó thông minh, chó làm việc, chó thể thao, chó
săn, chó giữ gia súc, chó cảnh (Đỗ Hiệp, 1994).
Những chú chó thông minh, có bộ lông cứng và mỏng được nhân
giống để săn bắt cáo và thỏ.
3
Chó làm việc có thân hình khỏe mạnh và rất nghe lời. Giống chó
được nhân giống để kéo xe trượt tuyết, đại diện gồm chó Boxer,
Dorberman pinscher, Rottwailer.
Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf được nhân giống để
tha những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt được.
Giống chó săn có khứu giác rất tốt, giúp thợ săn lần ra được dấu vết
của thỏ và những loài động vật nhỏ bé khác.
Giống chó chăn giữ gia súc được nhân giống để trông giữ những vật
nuôi trong các nông trại.
Giống chó cảnh có thân hình đẹp và nhỏ nhắn, được nhân giống để
làm bạn với con người. Đại diện của giống chó này gồm giống chó
Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston Terrie, (Lê Văn Thọ, 1997).
21.1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam
Một số giống chó địa phương
- Chó Vàng
Chó vàng được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây khoảng
từ 3.000 - 4.000 năm trước công nguyên. Chúng có tầm vóc trung bình.
Con trưởng thành nặng khoảng 12 - 18 kg, chiều cao 50 - 55cm. Chó cái
thường nhỏ hơn chó đực. Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự
thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi
(Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
- Chó H’Mông
Đây là giống chó gắn liền với lịch sử phát triển của người H’Mông.
Chó thích nghi tốt với cuộc sống ở miền núi cao. Chúng có tầm vóc lớn
hơn chó vàng, cao 55 - 60 cm, nặng 18 - 25 kg, màu lông đen và đặc biệt là
đuôi cộc từ khi sinh. Chó đực thành thục sinh dục khi 14 - 16 tháng tuổi,
chó cái sinh sản khi 10 - 12 tháng tuổi. Giống chó này thường được sử
4
dụng để giữ nhà và săn thú (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Chó Lào
Thường thấy ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có 2 vệt
trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 - 65 cm, nặng 18 - 25 kg. Chó
đực có thể phối giống ở độ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ tuổi 13 -
15 tháng. Mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con (Lê Văn Thọ, 1997).
- Chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam.
Nó có đặc trưng giống loài và đặc điểm để phân biệt là các xoáy lông khá
kỳ lạ chạy ở trên sống lưng và chân có màng như chân vịt. Loài chó này có
chiều cao trung bình khoảng 55 cm, nặng khoảng 18 kg, đầu dài, mũi đen,
lỗ mũi hơi rộng, mắt màu hung, tai dựng đứng, eo thon, màu lông thường
thấy là vàng lửa (lông ở dải lưng mọc ngược sậm màu hơn). Chúng có khả
năng đi săn rất tốt. Chó Phú Quốc có thể săn được thú lớn hơn chúng rất
nhiều như nai, thậm chí là các loài thú hung tợn như lợn rừng và rắn độc.
Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu chủ thoát khỏi rắn độc cắn.
Ngày nay người ta sử dụng chúng vào việc săn bắn, trông nhà, canh gác và
báo động (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Một số giống chó nhập ngoại
- Chó Chihuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân
hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Chihuahua là giống chó nhỏ
con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi mắt to tròn, màu sẫm gần như
đen, đôi khi là đỏ sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng luôn giữ vểnh. Chihuahua
ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi lớn lên sẽ
được xương sọ che phủ hết. Ở Việt Nam rất phổ biến là loài lông ngắn, tuy
vậy ở nước ngoài cả 2 loại lông ngắn, lông dài đều được coi trọng như
5
nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc,
xanh thép, nâu nhạt. Chúng có bốn chân thẳng. Chiều cao khoảng 15 -
23cm, cân nặng từ 1 - 3kg (Đỗ Hiệp, 1994). Do có bộ lông ngắn nên
Chihuahua chịu đựng rất kém với điều kiện lạnh song lại là giống chó rất
thích hợp để nuôi trong nhà kể cả các căn hộ có diện tích nhỏ.
- Chó Fox
Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào nước ta đã lâu. Giống
chó Fox là kết quả của sự lai tạo giữa giống Terrier với giống German
Pincher ở Đức. Là giống chó sống tình cảm, thông minh, thích hợp sống
trong điều kiện căn hộ. Fox là giống chó nhỏ. Con đực cao 25 - 30cm, nặng
4 - 5kg, con cái cao 25 - 28cm, nặng 3 - 4kg. Đầu nhỏ, tai to mà vểnh, sống
mũi hơi gãy, mõm nhỏ mà dài, mắt màu sẫm và hình ô van. Ngực chó Fox
nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ
lông ngắn, bóng mượt sát như lông bò. Ngoại hình nó nhìn như một con
hươu thu nhỏ nhưng không được mảnh mai nhỏ nhắn bằng. Chó Fox có
nhiều màu gồm màu vàng bò, đen, đen bốn chân vàng v v đôi chỗ có vá
nâu hay vàng, có khi màu đen đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai
bên, giữa sống mũi kéo dài lên đỉnh đầu là lằn đen hoặc trắng (Đỗ Hiệp,
1994; Lê Văn Thọ, 1997).
- Chó Boxer
Boxer là một trong những giống chó thích hợp nhất cho các gia đình.
Sự ưu việt của Boxer được thể hiện trong các công việc liên quan đến canh
gác, bảo vệ, công việc của cảnh sát, quân đội, tìm kiếm cứu hộ… Có thân
hình gọn gàng, mạnh mẽ và bộ lông bóng mượt có màu vàng, trắng, nâu
đốm vằn vện. Đuôi, tai của giống chó này thường được bấm cụt từ lúc
khoảng 6 tuần tuổi. Đầu của chó Boxer thuần chủng tỷ lệ hợp lý với thân
hình của chúng, không có mỡ thừa và nhăn nheo. Hàm dưới hơi chìa ra so
6
với hàm trên, hai mép cong lên phía trên. Mũi Boxer to có màu đen và hếch
để lộ rõ lỗ mũi. Mắt có màu sẫm. Cổ tròn, nhiều cơ bắp và khoẻ mạnh.
Thân hình vuông vức. Hai chân trước thẳng và song song với nhau. Boxer
là giống chó thông minh, vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu
động. Đây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn luôn ở trạng
thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ, trung thành và
tình cảm. Chiều cao trung bình đối với chó đực từ 56 - 63 cm, chó cái cao
53 - 61 cm. Cân nặng trung bình chó đực từ 27 - 32 kg, chó cái 24 - 29 kg.
- Chó Becgie
Giống này được nhập vào nước ta từ những năm 1960. Ngoại hình
có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó ở nước ta, dài 110 - 112 cm;
cao 56 - 65 cm đối với chó đực và 62 - 66 cm đối với chó cái; trọng lượng
28 - 37 kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm; đầu, ngực và
bốn chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm; mũi phân thùy; tai dỏng hướng
về phía trước, mắt đen; răng to, khớp răng cắn khít. Chó đực có thể phối
giống khi 24 tháng. Chó cái có thể sinh sản khi 18 - 20 tháng. Mỗi năm chó
cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 - 8 con (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992;
Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006).
Chó Rottweiler (Rottweiler Metzgerhund, Butcher Dog)
Giống chó này đã được chính thức công nhận vào năm 1966 và trở nên
nổi tiếng toàn thế giới trong thập niên 70 (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ, đầu hình cầu khoảng
cách giữa 2 vai rất rộng, mặt dài gần bằng sọ hơi gãy, mõm phát triển. Mắt
màu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía
trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ thể
có dạng hình vuông, chân trước khá cao, vai trung bình 69,5 cm. Bộ lông
ngắn cứng và rậm rạp. Màu lông đen với một ít đốm vàng ở gần 2 mắt, trên
má, mõm, ngực và thân. Con đực cao 61 - 69 cm, nặng 43 - 59 kg, con cái
7
cao 56 - 63 cm, nặng 38 - 52 kg. Chó Rottweiler điềm tĩnh, dễ dạy bảo, can
đảm và tận tụy hết lòng với chủ nhân. Với bản năng bảo vệ cộng với chí
thông minh tuyệt vời mà Rottweiler thường được sử dụng trong các ngành
công an, quân đội, hải quan (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Chó Doberman
Doberman được yêu thích rộng rãi bởi trí thông minh tuyệt vời của
chúng trong nhiều công việc khác nhau. Chúng nổi tiếng nhờ sức mạnh,
can đảm trong các công việc canh gác và bảo vệ. Trong các cuộc thi chó
Doberman được công nhận là con chó tuân lệnh bậc nhất, có khả năng tuyệt
vời như đánh hơi đồ vật, đồ buôn lậu và ma túy. Là giống chó mạnh mẽ có
thân hình cơ bắp nhưng lại rất thanh nhã. Chúng có bộ ngực cân đối, phần
sau gọn gàng, lông ngắn dày và cứng bó sát vào lớp da, 4 chân thẳng dài.
Chúng có dáng đi uyển chuyển và vững chắc. Chiều cao con đực từ 68 – 72
cm, nặng 40 - 45 kg, con cái từ 63 - 68 cm, nặng 32 - 35 kg. Giống chó này
có thể nuôi trong điều kiện căn hộ (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Chó Pekingese (Bắc Kinh)
Đây là giống chó cảnh được nuôi từ lâu đời trong các cung đình và
quý tộc Trung Quốc. Nó có nguồn gốc từ Bắc kinh. Ở nước ta, chúng được
nhập về nuôi từ năm 1986 trở lại đây. Chó có tầm vóc nhỏ, thấp lùn, cao
20cm, dài 38 cm, nặng 5,0 - 5,5 kg. Chúng có bộ lông dài xù, lượn sóng,
màu hạt dẻ, đôi khi có màu vàng sẫm hoặc trắng sữa. Chó có hình dạng rất
ngộ nghĩnh đầu to, mõm rộng và rất ngắn, hầu như liền tịt với mũi, mũi
rộng chia thùy; tai to có lông dài phủ xuống hai bên đầu; mắt to đen hoặc
nâu sẫm, bốn chân thấp lùn (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
21.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó
21.2.1. Thân nhiệt (
0
C)
Ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 38 - 39
0
C.
Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức
8
độ bệnh (Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch, 1997).
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố như
tuổi (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có
thân nhiệt cao hơn con đực), khi vận động nhiều hay có thai thân nhiệt của
chó cũng cao hơn bình thường,
Ý nghĩa chẩn đoán: thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có
thể xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu thân nhiệt tăng 1 - 2
O
C
là sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt tăng 2 - 3
O
C là hiện tượng sốt cao. Qua đó có thể
sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên lượng, đánh giá được
hiệu quả điều trị tốt hay xấu (Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch, 1997).
21.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút, thường đếm số lần hô hấp
trong 2 - 3 phút sau đó lấy bình quân. Chú ý hõm hông, thành ngực, thành
bụng thoi thóp, xương cánh mũi hoạt động khi con vật thở để tính tần số hô
hấp. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc,
trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí
hậu và tình trạng bệnh lý (Hồ Đình Chúc, 1993).
Ở trạng thái sinh lý bình thường, tần số hô hấp trung bình của chó là
10 - 30 lần/phút. Chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng
thành, giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số
hô hấp 20 - 30 lần/phút (Hồ Đình Chúc, 1993).
Ý nghĩa chẩn đoán : Ở trạng thái bệnh lí tần số hô hấp thay đổi gọi là
hô hấp bệnh lí. Tần số hô hấp tăng trong trong những bệnh làm thu hẹp
diện tích hô hấp ở phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất đàn tính ở phổi (phổi
khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt động (chướng hơi dạ dày, đầy
hơi ruột). Những bệnh có sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh
thần kinh hay quá đau đớn. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh hẹp
9
thanh khí quản (viêm, phù thũng), ức chế thần kinh (viêm não, u não, xuất
huyết não, thủy thũng não); do trúng độc, chức năng thận rối loạn, bệnh ở
gan nặng, liệt sau khi đẻ hoặc các trường hợp sắp chết. Trong bệnh xeton
huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm của ngựa, tần số hô hấp giảm
rất rõ (Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch, 1997).
21.2.3. Tần số tim (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong 1 phút (lần/phút). Khi
tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có
thể dùng ống nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi
tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng,
thành mạch căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp
lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa
vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với
mạch tim đập.
Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự
khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong cùng một loài, tính
biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy tần số
tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định (Lê Văn
Thọ, 1997).
Ở trạng thái sinh lý bình thường: chó nhỏ 100 - 130 lần/phút, chó lớn
70 - 100 lần/phút (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).
Ở chó mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 - 4 phía bên trái.
Tần số tim mạch thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của
tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của con vật,
mức độ béo gầy, lứa tuổi, giống loài, điều kiện khí hậu, thời điểm đo…
Ý nghĩa chẩn đoán: Qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng
toàn thân của cơ thể. Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính,
10
viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng
áp lực xoang bụng. Tần số mạch giảm trong trường hợp bệnh làm tăng áp
lực sọ não, huyết áp tăng hay do trúng độc hại.
21.3. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Bảng 2Bảng 1.1 Chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó khỏe
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số
1 Hồng cầu 10
6
/mm 5,5 – 8,5
2 Bạch cầu 10
3
/mm
3
6 – 18
3 Hemoglobin g/100ml 12 – 8
4 Hematocrite ml/100ml 37 – 55
5 ASAT (aspartate aminotransferase) UI/I < 20
6 ALAT (alanine aminotransferase) UI/I < 30
7 Urea g/l 0,2 – 0,5
8 Bilirubine Mg/l 1 – 6
9 Creatine g/l 10 – 20
10 Protein tổng số g/l 54 – 71
11 Albumin g/l 23 – 32
12 Globulin g/l 27 – 44
Máu là một chất dịch nằm trong tim và hệ thống mạch máu là nguồn
gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể và tham gia vào hầu hết các quá
trình hoạt động của cơ thể. Máu vận chuyển oxy trong quá trình hô hấp,
vận chuyển chất dinh dưỡng, hấp thu từ ống tiêu hóa đến mô bào và nhận
các chất cặn bã đến các cơ quan bài tiết thải ra ngoài. Máu giữ chức năng
điều hòa thân nhiệt, điều hòa và duy trì cân bằng nội mô, điều hòa thể dịch,
… Trong máu còn có các loại kháng thể, các loại bạch cầu tham gia vào
các chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập.
Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cơ thể.
11